Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Fri 19 Oct 2018, 09:44

Phần 18:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:



Tuyển Lựa Các Người Tài Đức Vào Việc Quản Trị Các Công Ty:


* Việc đề cử những người làm Chủ tịch các Công Ty:

Những công ty tư nhân do người ngoại quốc hay người Việt bỏ tiền, tất nhiên phải để cho họ toàn quyền đề cử các nhân viên làm Chủ tịch các Công Ty hoặc trong ban Chấp hành. Những Công Ty hỗn hợp do vốn của chính phủ và tư nhân là người ngoại quốc hoặc người Việt thì chính phủ cũng chỉ cử số nhân viên theo tỷ lệ cổ phần, thí dụ:

Chính phủ bỏ 50% vốn, tư nhân bỏ 50% vốn thì chính phủ sẽ cử 50% nhân viên vào ban Quản trị rồi ban Quản trị sẽ bầu ra Chủ tịch điều hành Công ty.

Nói như vậy có nghĩa là nếu chính phủ chỉ bỏ ra 40% vốn vào mỗi Công ty thì chính phủ cũng chỉ đề cử 40% người vào ban Quản trị còn 60% là do tư nhân đề cử. Chủ tịch ban Quản trị tất nhiên là do nhóm tư nhân đa số quyết định vì chiếm 60% số vốn. Đề cử người nào có kinh nghiệm và tài kinh doanh để đảm nhiệm chức vụ vào ban Quản trị hoặc Chủ tịch ban Quản trị của các Công ty Quốc doanh, bỏ hẳn chính sách đề cử đảng viên làm Chủ tịch Công ty (nghĩa là bỏ hẳn chính sánh "Hồng hơn Chuyên").

Đặng Tiểu Bình nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã có một câu danh ngôn: "Hãy dùng bất cứ mèo trắng hay mèo đen miễn là mèo nào bắt chuột tốt thì dùng". Câu này của họ Đặng là câu rõ ràng nhất là bỏ chế độ "Hồng hơn Chuyên" trong tất cả các chức vụ, đặc biệt là kinh tế. Nhờ chính sách của Đặng Tiểu Bình năm 1978 đã thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc từ nước lạc hậu có trên 50 triệu người chết đói dưới thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Vợ của Mao Trạch Đông là bà Giang Thanh cùng tứ nhân bang, đã dùng chính sách cực kỳ tàn nhẫn xua đám Hồng vệ binh gồm có những học sinh đi chống lại các nhà trí thức cùng các đảng viên Cộng Sản, bọn họ có tư tưởng nghịch với Mao Chủ tịch. Mao Trạch Đông đã phán ra một câu mạt sát trí thức là "Trí thức không có lợi ích bằng cục phân". Họ Mao cho rằng "cục phân" có thể phục vụ sản xuất lúa gạo còn các vị trí thức chỉ có tư tưởng suy nghĩ điều phải điều trái vạch trần âm mưu phản dân chủ của Mao Trạch Đông trong khi áp chế chế độ Cộng Sản chuyên quyền độc tài.

Nguyên Tổng Bí Thư Đặng Tiểu Bình cùng những người có tài phá bỏ chính sách hợp tác xã nông nghiệp ở thôn quê làm cho nông dân nức lòng sản xuất do đó sản lượng nông nghiệp của Trung Hoa gấp đôi trong vòng 5 năm. Ngoài ra, Đặng Tiểu Bình còn cho phát triển các khu kinh tế tự do dọc theo bờ biển phía Đông của Trung Quốc, đặc biệt Thượng Hải không đánh thuế để thu hút đầu tư của ngoại quốc.

Vì thế, các thương nhân ngoại quốc trong đó có Mỹ Quốc, các nước Âu Châu, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Nam Hàn, Singapore đem của cải lẫn kỹ thuật vào đầu tư đã làm cho nền Kinh tế Trung Hoa với Tổng sản lượng, GDP 40 tỷ USD năm 1978 lên tới 1650 tỷ USD năm 2004. Website sau đây có thêm chi tiết:

http://www.chinability.com/GDP.htm

1 USD = 8.3 R ( R=Y= đồng Quan )

Năm 1978 GDP Trung Quốc 362.4 tỷ Quan = 362.4/8.3 = 43.6 tỷ USD.
Năm 2004 GDP Trung Quốc 13700 tỷ Quan= 13700/8.3= 1650 tỷ USD.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình bỏ "Hồng hơn Chuyên" rõ ràng đã làm cho nền Kinh Tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Từng bước một, Trung Quốc đã đem nền dân chủ vào nông thôn, không còn cảnh 100% hội đồng xã toàn là Đảng viên Cộng sản. Như vậy, các địa phương nay dần dần nắm chính quyền, chỉ còn Trung Ương Đảng Cộng Sản lãnh đạo trên toàn quốc mà thôi. Tương lai, nếu nước Trung Quốc lập được đa đảng thì nền Kinh Tế còn phát triển nhiều nữa nếu không thì nền Kinh tế cũng chỉ phát triển đến một giới hạn nào rồi sẽ suy thoái vì thiếu tính chất dân chủ.

Nói chung, muốn nền Kinh Tế phát triển thì phải có các điều kiện:

Để cho dân được bầu cử tự do bất cứ ai là người tài đức dù có đảng hay không có đảng nào cũng ngang nhau. Nếu chỉ độc quyền cho độc đảng thì sẽ giới hạn tính dân chủ và làm cho những người có tài không có cơ hội đem tài sức phục vụ quốc gia. Tóm lại, nền đa đảng sẽ giúp kinh tế phát triển.

Phải có nền Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp độc lập với nhau thì mới mong có sự phát triển. Vậy nếu Chính phủ lộng quyền đàn áp Lập pháp (Quốc hội) và Tư pháp thì kinh tế không phát triển được.

Thí dụ: Người ngoại quốc mang tiền vào kinh doanh tới khi phải kiện tụng lại không xử phạt công minh, tất nhiên người có tiền phải đi đầu tư ở xứ khác mà không dám trở về đầu tư kinh doanh nữa.

Cổ nhân ta đã có câu chuyện khuyên đời: Con gà đẻ trứng vàng, cứ để nguyên nó đẻ một quả trứng mỗi ngày nhưng nếu lòng tham mổ bụng gà tìm kho tàng thì khi mổ ra chẳng có gì. Thí dụ như tư bản ngoại quốc Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan đem tiền về kinh doanh, nếu có lời thì đánh thuế chứ vu oan lấy hết tiền, áp lực tòa án ra bản án cho đương sự, thì chính phủ làm gì còn thu thuế được, ấy là chưa kể các Việt Kiều khác không dám trở về Kinh Doanh nữa.

Luật pháp phải rõ ràng dành cho việc kinh doanh của người nước ngoài kể cả Việt Kiều và thật công minh để mỗi khi có chuyện khiếu nại, tòa án căn cứ vào đó để xét xử một cách công bình mà không làm thiệt thòi cho bất cứ phe nào gồm có người đầu tư, công nhân chính quyền. Vụ Trịnh Vĩnh Bình điển hình sẽ làm nản lòng các người Việt ở nước ngoài muốn đem tiền về kinh doanh tại Việt Nam. Ai cũng chỉ nhìn vào hành động mà không nhìn vào những người của chính phủ hô hào vì đối với người kinh doanh vấn đề tiên quyết là đem tiền đầu tư vào trong nước Việt Nam có được tiền lời và vốn lời phải được chính phủ bảo đảm theo đúng luật công pháp quốc tế như tất cả các nước khác vậy. Do đó, các người trong chính quyền trước khi hành động việc gì phải nghĩ đến quyền lợi của nhân dân trước đừng nên vì quyền lợi của mình mà vi phạm luật pháp quốc tế là gương xấu cho các kẻ khác không ai dám vào Kinh Doanh nữa.

Xem như vậy, việc thiết lập luật pháp đầu tư rõ ràng và phù hợp với luật đầu tư quốc tế, tòa án xét xử công bình là những lời nói mạnh nhất đối với người đầu tư. Trong việc buôn bán giao dịch ai đã vi phạm thỏa thuận làm mất lòng tin của nhau thì không ai muốn giao dịch nữa. Và một khi có lòng tin của người nước ngoài thì mới mong thu hoạch được nhiều tiền đầu tư.

* Bài Trừ Tham Nhũng:


Sau khi người đầu tư quyết định bỏ tiền vào kinh doanh ở Việt Nam, họ phải nộp đơn xin giấy phép. Muốn có giấy phép phải thông qua nhiều cửa ải và cửa ải nào cũng phải qua thủ tục đầu tiên (tiền đâu) nghĩa là phải đút lót, chạy chọt mới được thông qua cửa ải đó. Cái thủ tục quái gở này chỉ làm giàu cho những người tham nhũng, song làm trở ngại cho việc cấp phát giấy phép của chính phủ.

Thí dụ: Một đơn xin đầu tư đòi hỏi chính phủ chỉ cần xét khả năng tài chính, kỹ thuật, quản trị của Công ty đầu tư hoàn tất trong thời gian độ 1 tháng nhưng qua nhiều cửa ải dìm đơn có thể tới 6 tháng hay 1 năm chưa giải quyết vì nếu Công ty đầu tư không đút lót đúng liều lượng (tiền) thì đơn sẽ không tới được cơ quan của chính phủ. Như vậy, chế độ tham nhũng đã tạo ra vấn đề chống lại chính sách cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc phát triển tại Việt Nam góp phần vào việc đào tạo ra sản xuất và nâng cao tổng sản lượng, GDP của quốc gia.

Do đó, muốn phát triển kinh tế ở Việt Nam phải tận diệt nạn tham nhũng. Chế độ tham nhũng chính là kẻ thù của sự phát triển kinh tế.

Chính phủ có chính sách tốt là kêu gọi các nhà đầu tư của nước ngoài tăng cường phát triển tại Việt Nam để mở mang nền kinh tế với ưu điểm Việt Nam có đầy đủ chuyên viên được đào tạo tốt nhờ các trường Đại Học danh tiếng của Việt Nam hoặc du học từ nước ngoài về và nhiều công nhân chăm chỉ có tay nghề cao, khéo léo, có lương tâm, chỉ mong được đồng lương cao khi công tác với các Công ty từ nước ngoài nhưng tham nhũng đã làm cản trở sự phát triển này. Cụ thể là rất ít Công ty của Mỹ trong các Công ty đầu tư phát triển tại Việt Nam vì chính phủ Mỹ ngăn cấm việc đút lót, và vì chế độ tham nhũng làm lũng đoạn. Đặc biệt, chỉ những Công ty nào to lớn như Công ty nước ngọt Cola-Cola, Công ty giày Nike... trực tiếp với chính phủ Việt Nam là được phép hoạt động. Như vậy, sự việc tham nhũng là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà nhà nước phải giải quyết tận gốc.

Ta thử tìm hiểu tại sao nạn tham nhũng phát triển mạnh nhất tại Việt Nam hơn hẳn các quốc gia khác:

Khỏi phải tìm đâu xa, người dân dùng xe gắn máy như một phương tiện di chuyển. Mỗi khi đi quá nhanh vượt tốc độ cho phép nên nhận giấy phạt từ một cảnh sát viên giao thông. Thí dụ giấy biên phạt là 50 ngàn tiền VN (tương đương với 3 đô la rưởi) nhưng nếu đưa tiền mặt, chỉ cần 20 ngàn đồng VN là có thể ra về thong thả khỏi cần cầm biên lai phạt và ghi vào hồ sơ lý lịch.

Căn cứ theo bản lương của chính phủ, lương của một cảnh sát viên khoảng 500 ngàn/tháng (trên 33 USD) không đủ cho anh ta chi tiêu trong gia đình và vì vậy vấn đề kiếm thêm thực tình đáng thương hay đáng trách ?. Suy ra một công chức cũng vậy, mỗi khi người dân cần đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký xe gắn máy hay các việc linh tinh khác thì cũng phải có phong bì lì xì cho công nhân, viên chức đó mới mong được giấy phép. Sự tham nhũng chỗ nào, ở đâu cũng có, cấp bậc nào cũng có. Ta lấy thí dụ nguyên Tổng Bí Thư của đảng CS Lê Khả Phiêu tiết lộ với báo Tuổi Trẻ (do đoàn thanh niên CS quản lý) qua cuộc phỏng vấn báo cáo đã nhận được nhiều phong bì mỗi phong bì có trên 5 nghìn USD mà ông gọi người đút lót trả lại nhưng ông không nói rằng ông có đề nghị bắt giữ kẻ đút lót hay không ?

Một trích đoạn:

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?
article_id=87e8132c8fe713fe54eea1270d5c00e1

(AFP) - Former Vietnam communist party chief Le Kha Phieu has revealed he was offered envelopes stuffed with thousands of dollars while in office, in an unprecedented denunciation of corruption.

"I say frankly that there were people who came to see me to offer me money -- 5,000 or 10,000 dollars -- not a small amount," Phieu, who was communist party general secretary from 1997 until 2001, was quoted as saying in his second interview in two days with the popular Tuoi Tre daily.

"It happened when I was a member of the politburo, and it increased when I became general secretary," he told the newspaper. "They would come to see me to give me money but they would not give it (directly) to me."

Phieu said the money was often left behind along with a bouquet of flowers on a table. He named no one, but it is the first time a leader of his stature has admitted to have personally been offered bribes......

Người viết chỉ trình bày sự kiện và miễn phê bình.

Xem như vậy, nạn tham nhũng chính là quốc nạn, không có nước nào đánh phá Việt Nam mà chỉ có tham nhũng trong nước là ngăn cản bước tiến. Tham nhũng từ trên xuống dưới từ dưới lên trên phải xóa cho sạch. Muốn xóa cơ bản nạn tham nhũng thì chính phủ phải thi hành chính sách tiền lương sao cho công nhân viên chức có thể sống bằng tiền lương của mình làm ra do lao động mà có chứ không phải do tham nhũng là vinh quang.

(Kỳ sau Tiếp Tục Tìm Kiếm Giải Pháp cho Tương Lai Kinh Tế Việt Nam)


Nguyễn Văn Thành
Đầu tháng 7, 2005
(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Sat 27 Oct 2018, 22:00

Phần 19:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:



* Mở Mang Đường Giao Thông Trong nước:


Nền kinh tế của một nước phụ thuộc vào 3 yếu tố: Sản xuất Hàng hóa, Phân phối Hàng hóa và Tiêu thụ.

Nếu sản xuất hàng hóa dư thừa nhưng không đủ đường sá để mang hàng hóa đến người tiêu thụ thì nền kinh tế cũng không phát triển được.

Thí dụ: Số lượng trái sầu riêng sản xuất thặng dư ở miền Nam được vận chuyển ra miền Bắc bằng đường thủy bộ hoặc bằng đường hàng không. Tuy nhiên, nếu đường thủy bộ không thông thương tốt thì thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ làm hư hại trái cây, còn dùng đường hàng không thì tốn kém, do đó giá bán quá cao làm người tiêu thụ không đủ tiền mua.

Như vậy, đường giao thông rất quan trọng trong việc phân phối hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn nước Mỹ có đường sá tốt nên các xe chở hàng hóa có thể mang hàng từ nơi sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ, và vì vậy giá hàng hóa ở bên Mỹ không chênh lệch nhau bao nhiêu mặc dầu nơi sản xuất cách nơi tiêu thụ nhiều ngàn cây số.

Một trong những vấn đề mở mang đường sá ở Việt Nam như việc thực hiện bắc cầu thay thế bắc Mỹ Thuận là điều rất tốt nhưng chưa hoàn thành việc bắc cầu thay thế bắc Cần Thơ và bắc Vàm Cống từ Cần Thơ đến Long Xuyên. Do đó, các xe vận tải phải chờ ở bắc một thời gian khá lâu trong những giờ cao điểm, chậm trễ lưu thông và đẩy giá hàng hóa lên cao. Cũng nên lưu ý là hiện nay vùng Châu Đốc, Tân Châu đang có những bè nuôi cá Ba-Sa (Cat Fish) chẳng những xuất cảng sang Mỹ và Âu Châu đem về ngoại tệ mà còn cung cấp một số cá nước ngọt đáng kể cho cả nước.

Ngoài ra, nền giao thông từ Bắc đến Nam dọc quốc lộ số 1 cần phải mở rộng vì đường này đi qua những vùng đông dân cư, và việc hoàn tất đèo Hải Vân là một điều cần thiết cho nền kinh tế, rất đáng ca ngợi vì chẳng những rút ngắn thời gian di chuyển từ Bắc vào Nam qua đèo này mà còn bảo đảm sự an toàn cho hành khách bởi đường cũ đi vòng vo lên đèo xuống dốc thường gây tai nạn chết người.

Tuy nhiên, việc mở mang quốc lộ dọc đường mòn Hồ Chí Minh là một ý kiến sai lầm. Trước năm 1975, đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua rừng núi hiểm trở, rậm rạp đầy cây cối và qua những nơi vắng người để tránh bom đạn của phi cơ hầu dễ dàng trong việc chuyển quân từ Bắc vào Nam phục vụ cho chiến tranh nhưng nếu phát triển đường này là một sự thất bại lớn lao trong kinh tế với lý do đường này chỉ toàn rừng núi không có người ở cho nên rất ít người xử dụng và một khi ít người xử dụng, đường này sẽ xuống cấp một cách nhanh chóng. Do vậy việc bỏ tiền đầu tư vào dự án phát triển thiết lập con đường này chẳng những không giúp giải tỏa xe cộ lưu thông trên quốc lộ số 1 mà còn làm tiêu tán tài sản của nhân dân. Vậy việc xây cất đường mòn Hồ Chí Minh cần được hủy bỏ, chuyển những công nhân làm rộng quốc lộ số 1 và mở mang đường sá sâu vào những thôn làng dọc theo quốc lộ số 1 thì nền kinh tế có thể phát triển được.


* Việc Mở Mang Các Cơ Sở Phát Triển Năng Lượng:


Phần chính của năng lượng gồm có dầu hỏa, than đá, khí đốt, thủy điện, rượu cồn (alcohol), năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước biển, sóng biển, năng lượng địa nhiệt, v..v...

Việt Nam cơ bản có mỏ than đá, dầu hỏa, khí đốt và trồng nhiều bắp (ngô) có thể dùng để chế tạo rượu được pha trộn với xăng thành nhiên liệu cho xe hơi. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được gần 20 triệu tấn dầu trong một năm, nhưng vì Việt Nam không có nhà máy lọc dầu, cần phải nhập cảng nhiên liệu chạy xe hơi từ ngoại quốc. Ai cũng biết, việc thiết lập nhà máy lọc dầu là việc quan trọng bậc nhất.

Song muốn tìm vị trí thiết lập xưởng lọc dầu thì phải hội đủ các điều kiện là xưởng lọc dầu phải ở gần các mỏ dầu và thuận lợi đường thủy bộ chuyển dầu đến những trung tâm tiêu thụ nhiều dầu nhất. Vậy nhà máy lọc dầu bắt buộc phải nằm ở miền Nam Việt Nam, tiện lợi và rất gần nơi tập trung các mỏ dầu và cũng là nơi tiêu thụ dầu nhiều nhất nước. Việc lọc dầu tại Dung Quất ở miền Trung rất xa xôi từ các mỏ dầu, xa nơi tiêu thụ, vả lại cửa biển gần nhất thì nông (cạn) và có rất nhiều cát, rất khó khai thông. Cả chục năm nay nhà máy lọc dầu Dung Quất không hoàn tất một cách có hiệu năng, rốt cuộc Việt Nam vẫn phải mua dầu xăng và dầu hỏa từ ngoại quốc mặc dầu Việt Nam là xứ có dầu thô đứng hạng thứ 3 tại Á Châu. Nói như vậy có nghĩa là hãy chuyển ngay dự án lọc dầu tại Dung Quất ở miền Trung xa xôi và thiết lập xưởng, nhà máy lọc dầu tại miền Nam tiện lợi cho việc chuyển dầu từ các mỏ dầu hơn. Tìm cách mở các kỹ nghệ khác phù hợp với điều kiện tại Dung Quất giúp dân miền Trung qua cảnh xóa đói giảm nghèo chứ nếu tiếp tục bỏ tiền vào Dung Quất thì cũng giống như những người vào Casino đã thua nặng mà không chịu thôi đến một lúc bán sạch nhà cửa và vợ con.


* Vấn Đề Tự Do Trong Công Cuộc Phát Triển Kinh Tế:


Những quốc gia mà nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức và các nước khác tại Âu Châu hay Á Châu đặc biệt có sự quản trị các công ty trong đó đường hướng phát triển các công ty hoàn toàn được tự do do ban quản trị của Công ty đó quyết định, tuyệt đối không có sự can thiệp của chính quyền. Vì vậy, các hãng càng phát triển và thu lời được nhiều nếu đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, thí dụ:

Các công ty xe hơi Toyota, Honda của Nhật Bổn sản xuất các loại xe bền bỉ, tiết kiệm xăng, thí dụ như Hybrid vừa chạy bằng xăng, vừa chạy bằng điện, trong khi chạy máy quay xạc vào bình điện hoặc lúc ngưng (hãm) cũng xạc vào bình điện và điện năng giúp để chạy xe như vậy, trung bình một xe một gallon (» 3 lít 8) chạy 24 miles (1 mile » 1 km 6) nhưng đối với xe Hybrid chạy được 40-50 miles. Tiết kiệm xăng trong thời buổi xăng lên giá như vậy, xe Hybrid sản xuất không đủ để bán trên thị trường.

Cũng như xe hơi, trước kia Anh, Pháp, và Đức liên kết sản xuất ra phi cơ Concorde, chỉ cốt bay nhanh nhưng cực kỳ tốn kém nhiên liệu, kết quả là Concorde đã bị loại khỏi các chuyến bay thương mại vì lý do tiêu thụ nhiên liệu quá nhiều và giá vé phi cơ quá mắc, từ Paris qua New York khứ hồi giá khoảng 8000 đô-la trong khi các phi cơ thương mại khác bán chỉ tốn trên dưới 1000 đô-la.

Một thí dụ khác là hiện nay Âu Châu có loại máy bay Airbus có thể chứa đến 800 người nhưng Boeing mới đây cũng đã trình bày loại phi cơ Boeing-787 Dreamliner với 50% bằng chất dẻo sợi Carbon, khi xử dụng bay nhanh và sẽ giảm 20% nhiên liệu. Với khuynh hướng dầu hỏa càng ngày càng cạn dần sẽ hứa hẹn tương lai Boeing-787 Dreamliner có nhiều hy vọng thay đổi ngành công nghiệp hàng không và vượt xa Airbus loại mới.

Như vậy, tự do kinh doanh là chuyện quan trọng bậc nhất trong các việc phát triển Công ty cũng như phát ttriển nền Kinh tế Quốc gia. Do đó, muốn nền Kinh tế Việt Nam phát triển cần phải ban tự do thực sự trong nền kinh tế chứ nếu thương nghiệp nào cũng bị chính phủ quản lý chỉ đem lại thất bại thí dụ như đại đa số các Công ty Quốc doanh đã thua lỗ làm mất tài sản quốc gia như những bài trước đã nói và phải giải tán lập tức nhưng Công ty nào làm ăn thua lỗ thì nền kinh tế mới có thể phát triển bắt kịp các nước lân bang như Thái Lan trong một thời gian nào đó.

Ngoài ra, phải có một nền dân chủ trong nước để mọi công dân đều bình đẳng với nhau chứ không nên xếp toàn dân làm công nhân hạng nhì và công dân hạng nhất là các đảng viên. Những nhân viên hành chánh độc quyền cai trị, độc quyền kinh tế, chỉ biết làm nặng túi tiền của cá nhân mình, sẽ đưa nền kinh tế của cả nước càng ngày càng suy sụp, thực tế toàn dân sẽ làm nô lệ cho nền tư bản ngoại bang cai trị.

Nếu mọi người dân Việt Nam nghĩ đến cảnh mất nước trong thời Pháp thuộc, hoặc thời Trung Hoa cai trị nghìn năm, ta phải ban hành chính sách tự do dân chủ để phát triển kinh tế thì mới mong con cháu chúng ta sau này khỏi làm nô lệ cho quốc tế tư bản.


Nguyễn Văn Thành
Trung tuần tháng 7, 2005

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Wed 31 Oct 2018, 05:59

Phần 20:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:



*     WTO - Dẫn nhập:


   Đệ nhị thế chiến xảy ra do kinh tế. Trong thế kỷ 19, Anh quốc chiếm Nam Phi và nhiều nước Phi châu, Ấn Độ nay là Ấn, Pakistan, Bangadesh, Miến Điện, Pháp chiếm Algerie, Tunisie, Morocco, Đông Dương, Hòa Lan chiếm Nam Dương quần đảo Indonesia… (Xem phần 3).  Đế Quốc mua nguyên vật liệu rẻ của thuộc địa rồi bán các sản phẩm tiêu dùng đắt cho thuộc địa, họ giữ độc quyền buôn bán. Sau khi Đức và Nhật có nền kỹ nghệ phát triển cao, họ cần bán sản phẩm và mua nguyên liệu nhưng họ không có thuộc địa nên gặp khó khăn. Để giảì quyết họ phải gây chiến để chia lại bản đồ thế giới.

   Đó là nguyên nhân của đệ nhị thế chiến.

   Vì vậy sau đệ nhị thế chiến toàn thể các nước muốn giải quyết buôn bán bằng hòa bình cho nên GATT và WTO ra đời.

   Nền giáo dục của Việt Nam hiện tại cũng như tương lai chỉ cốt phục vụ nền kinh tế quốc gia, đảm bảo nâng cao mức sống cho mọi người dân và chống tụt hậu. Con đường mà chính Việt Nam lựa chọn là sẽ đi vào tổ chức WTO càng sớm càng tốt thì hàng hóa Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các hàng hóa trên toàn thế giới với lý do là hàng hóa của các nước ở trong tổ chức WTO hưởng thuế rất nhẹ còn những nước ở bên ngoài tổ chức WTO chịu thuế nặng. Do đó, nếu Việt Nam không ở trong tổ chức WTO thì không thể cạnh tranh được và tất nhiên bị loại khỏi Mậu Dịch Quốc Tế.

   Vậy vấn đề vào WTO là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế mau chóng. Loạt bài này chia thành nhiều kỳ sẽ trình bày những luật lệ của tổ chức WTO, điều kiện gia nhập WTO, được lợi gì khi được gia nhập WTO... gồm có những phần chính yếu sau đây:

   Lịch sử
   Cơ bản
   Các thỏa thuận
   Giải quyết mâu thuẫn
   Các vấn đề mới
   Doha chương trình (Doha Agenda)
   Các nước đang phát triển
   Tổ chức
   ......

* WTO (World Trade Organization): Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế

   Tương lai kinh tế của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Mậu Dịch Quốc Tế. Hiện nay có khoảng 150 nước đã gia nhập, cho đến ngày 13 tháng 10 năm 2004 đã có 148 nước ghi danh tham dự và được chấp thuận.

   Tất cả các nước hội viên đều theo chế độ dân chủ, đa đảng và kinh tế thị trường; chỉ có một nước duy nhất là nước Trung Hoa theo chế độ Cộng Sản nhưng quyết tâm gia nhập và thỏa mãn toàn thể các yêu cầu của các nước hội viên. Một điều trớ trêu là nước Kampuchia đã được gia nhập tổ chức WTO mặc dầu các nước đàn anh như Việt Nam và Nga Sô vẫn chưa được gia nhập. Sở dĩ điều này xảy ra vì chính phủ Cam-Bốt mặc dầu là con đẻ của chế độ Cộng Sản Việt Nam nhưng họ đã lợi dụng Quốc Trưởng Norodom Sihanouk đã tuyên bố rằng Vương Quốc Cam-Bốt không theo Cộng Sản và theo đa đảng gồm có đảng cầm quyền là đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam-Bốt (chính là đảng Cộng Sản trá hình) và đảng Bảo Hoàng do con của Quốc Vương Sihanouk là Hoàng tử Norodom Ranariddh lãnh đạo.

   Như vậy, muốn gia nhập tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO), Việt Nam phải ký hiệp định với toàn thể 148 nước kể cả Cam-Bốt, nghĩa là phải có sự thỏa thuận của các nước hội viên trong WTO. Khi đã tham gia, quốc gia hội viên phải tuân theo luật của tổ chức này nghĩa là các chế độ thuế khóa và hàng nhập cảng phải tuân theo quy ước chung không được sáng chế ra và để cho hàng hóa các nước cạnh tranh với hàng nội địa.

Tóm tắt WTO:

   Những nước tham gia tổ chức WTO được vào thị trường của tất cả các nước hội viên. Mọi quyết định của tổ chức WTO phải được sự đồng thuận của các hội viên, được thông qua bởi nghị viện của các thành viên và được giải quyết bởi tổ chức WTO. Tổ chức này sẽ giải quyết sự ma sát thương mại (Trade Friction) căn cứ vào các thỏa thuận đã được đồng ý chung. Như vậy, WTO làm giảm thiểu sự nguy hại do mâu thuẫn mậu dịch và phá vỡ hàng rào quan thuế (Trade barrier) của các nước với nhau.

   Chính sách đa mậu dịch (Multilateral trade) được thỏa thuận và thông qua bởi nghị viện WTO. Các thỏa thuận này là điều lệ tư pháp (Legal Ground-Rules) cho thương mại quốc tế. Chính sách của WTO bảo đảm quyền thương mại của toàn thể các hội viên và buộc toàn thể các nước giữ chính sách thương mại trong điều kiện thỏa thuận có lợi cho toàn thể các hội viên. Những thỏa thuận này được thương nghị và ký kết bởi các chính phủ. Mục đích của các thỏa thuận nhằm giúp cho các nhà sản xuất, nhập cảng thi hành nhiệm vụ mậu dịch và bảo đảm sự ích lợi của toàn thể nhân dân trong các nước hội viên.

Tổ Chức WTO:

   1- Lịch Sử:

   Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) xuất hiện năm 1995. Tổ chức này là thừa kế của tổ chức GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) thiết lập sau đệ nhị thế chiến vời mục đích thỏa thuận chung vể thuế khóa và mậu dịch. Như vậy, tổ chức WTO rất còn trẻ mới có 10 năm nhưng tổ chức GATT thì đã có trên 50 năm. Trong 50 năm hậu Đệ Nhị Thế Chiến (World War II), kinh tế thế giới phát triển rất mãnh liệt, trung bình hàng hóa bán mỗi năm tăng khoảng 6%. Tổng số thương mại năm 2000 gấp 22 lần tổng số năm 1950. Tổ chức GATT và WTO được thành lập để phục vụ cho nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới. Hệ thống này được phát triển sau nhiều lần thương nghị của các nước dưới danh nghĩa GATT.

   Vòng thương lượng đầu tiên chủ trương giảm thuế nhưng các thương lượng kế tiếp nhằm vào việc không được bán phá giá nghĩa là nhiều nước chỉ cần Mỹ kim mà bán rẻ hơn các giá sản xuất. Thương lượng cuối cùng xảy ra năm 1986 đến năm 1994 tại Uruguay (gọi tên là Uruguay Round) dẫn đến tổ chức WTO.

   Năm 1977 tháng 2 đã có thỏa thuận về Viễn Thông với 69 chính phủ thỏa thuận. Cùng năm này, 40 nước đã hoàn tất ký kết các hiệp ước phi thuế (Tariff - Free Trade) trong Sản Phẩm Kỹ Thuật Thông Tin (Information Technology Products) và 70 nước ký kết các hiệp định liên quan đến Ngân Hàng, Bảo Hiểm, An Ninh và Tài Chánh. Năm 2000, tổ chức bắt đầu thảo luận về các nông nghiệp, dịch vụ, thuế khóa của các hàng, không phải nông phẩm và môi trường (Environment). Tất cả đã xảy ra tại Hội nghị Qatar vào tháng 11 năm 2001. WTO có luật lệ cấm phá giá (bán rẻ hơn giá vốn) cấm trợ cấp (thí dụ chính phủ không được trợ cấp nông dân để cho giá thành nông phẩm rẻ cạnh tranh với ngoại quốc), thỏa thuận về tài sản tri thức (Intellectual property) và hạn đến tháng giêng năm 2005 thì xong.


(còn tiếp)

Nguyễn Văn Thành
2/9/2005
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Tue 13 Nov 2018, 09:06

Phần 21:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


Tổ Chức WTO:

2- Cơ bản:

* Địa Điểm: Geneva (Genève) Thụy Sĩ.

* Ngày Thành Lập: 1 tháng giêng năm 1995

* Tạo Bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994)

* Thành Viên: 148 nước tính đến ngày 13 tháng 10 năm 2004 (Cam-Bốt thành hội viên)

* Ngân Sách: 169 triệu Francs Thụy Sĩ (năm 2005)

* Ban Bí Thư: 630 nhân viên

* Chủ Tịch: Pascal Lamy – danh xưng là Chủ Tịch Ban Điều Hành hoặc Tổng Giám đốc (Director General)

* Chức Năng:

- Quản lý các thỏa thuận của WTO (Administering WTO Trade Agreement)

- Nơi thương nghị mậu dịch (Forum for Trade Negotiations)

- Giải quyết các tranh chấp mậu dịch (Handling Trade Disputes)

- Theo dõi chính sách mậu dịch của các quốc gia (Monitoring National Trade Policies)

- Giúp đỡ kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang mở mang (Technical Assistance and Training for Developing Countries)

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác (Cooperation With Other International Organizations).

* Sơ Đồ Tổ Chức: (Organization Chart) Tất cả WTO thành viên có thể tham dự trong toàn thể các Hội đồng, Ủy ban trừ Hội đồng giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Panels) Hội đồng theo dõi hàng tơ lụa may mặc (Textiles Monitoring), Ủy ban Đa dạng (Plurilateral Comittee), và Ủy ban Phá Án (Apellate Comittee)

* Hội Nghị Bộ Trưởng: (Ministerial Conference)  Hội Nghị này quyết định những Nghị quyết quan trọng, 2 năm họp một lần

* Ban Thường vụ (General Council) đó là ban quyết định hàng ngày gặp thường xuyên tại Geneva, hợp tác giữa các ban khác nhau và quyết định chính sách kinh tế toàn cầu (Global Economic Policies)

* Các Nước Thành Viên: Các nước thành viên cho đến ngày 16 tháng 2 năm 2005 gồm 148 thành viên.

* Các Nước Làm Quan Sát Hội Viên: Có 33 quan sát hội viện (Observer Governments) trong đó có Nga, Lào, Iran, Irac, Afghanistan, Algeria, Việt Nam, ....

* Điều Kiện Gia Nhập WTO: Bất cứ quốc gia nào đều có thể gia nhập WTO nhưng phải kỳ thỏa thuận với toàn thể các thành viên cũ. Việc này được thi hành trong các Hiệp định. Thí dụ như trường hợp Việt Nam, phải ký về thỏa thuận mậu dịch của các nước quan trọng nhất là Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc vì 7 quốc gia này có tỷ trọng thương mại cao. Thí dụ, Mỹ có trên 2000 tỷ trong khi Việt Nam chỉ có 20 tỷ hàng năm.

* Ban Bí Thư: Ban bí thư của WTO được chủ tọa bởi Tổng Giám Đốc (Director General).

* Tổng Giám Đốc chỉ huy các trưởng ban. Hiện nay. Tổng Giám Đốc là Pascal Lamy.

* Các Phụ Tá Tổng Giám Đốc (Deputy Director General) gồm có các chức vụ và trách nhiệm như sau:

- Đệ nhất Phụ tá Tổng Giám Đốc là Roderick Abbott - phụ trách về Tái chính, Ngân sách, Quản trị, Nhân sự, Thông tin, Mậu dịch và Môi trường, Kỹ thuật và Hàng rào Quan thuế, Nghiên cứu Chính sách Mậu dịch.

- Đệ nhị Phụ Tá Tổng Giám Đốc là Kipkorir Aly Azad Rana - phụ trách về Mậu dịch và Phát triển, trông coi về các nước kém mở mang (Least-Developed Countries), Nghiên cứu Kinh tế và Thống kê, Huấn luyện và Hợp tác Kỹ thuật Kiểm tra.

- Đệ tam Phụ Tá Tổng Giám Đốc là Francisco Thompson-Flôres - phụ trách về thu nhận/thương lượng thành viên mới, Nông phẩm và Vệ sinh (thí dụ cá Ba Sa cho hóa chất quá liều lượng nên hiện nay có 3 tiểu bang của Mỹ không chịu cho nhập vô. Tuy nhiên, nếu Việt Nam là một thành viên của tổ chức WTO thì có thể kiện sự việc này tại Geneva), Quyền lợi Tri thức (Intellectual Property Division), nắm quyền đối ngoại với các tổ chức của các chính phủ hoặc ngoài chính phủ.

- Đệ tứ Phụ Tá Tổng Giám Đốc là Rufus Yerxa trông coi về Tư Pháp (Legal Affairs Division) giải quyết các cuộc tranh chấp (Dispute Settlement), Thị trường tham dự (Market Access Division) gồm có Ủy ban về hàng hóa, quyền lợi xâm nhập thị trường, thuế khóa, giá trị quan thuế, những sản phẩm không chịu thuế, giấp phép nhập cảng, nguồn gốc, kiểm tra trước khi gửi hàng.

* Phân Khoa Luật Lệ - Chống phá giá (anti-dumping), tiền trợ cấp, về hàng không dân sự, v.v..., Mậu dịch và Tài chánh, sự trả nợ liên hệ giữa Ủy ban Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thê giới (World Bank), sự Mậu dịch đơn giản (Trade Facilitation - simplification of trade procedures), Mậu dịch và đầu tư (Trade Investment), Mậu dịch Dịch vụ (Trade in Services) GATS - General Agreement Trade Service.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Thành
2/9/2005
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Thu 15 Nov 2018, 09:23

Phần 22:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


Tổ Chức WTO:

3- Các Hiệp Ước:

a) Các Hàng Hóa:

Gồm có:
 Canh nông
 Nông phẩm
 Sản phẩm tơ lụa quần áo (Textiles and clothing)
 Tiêu chuẩn sản phẩm (Product Standards TBT)
 Đầu tư (Investment measures)
 Các biện pháp chống phá giá (Anti-dumping measures)
 Các phương pháp đánh giá quan thuế (Customs Valuation Methods)
 Sự kiểm tra trước khi gửi hàng (Preshipment inspection)
 Luật lệ của nguồn gốc (Rules of origin)
 Giấp phép nhập cảng (Import Licensing)
 Tài trợ và các biện pháp phản tài trợ (Subsidies and Counter Measures)
 Bảo toàn (Safeguards)

b) Dịch Vụ GATS (The Agreement on Trade in Services)

 Sự di chuyển của nhân viên (Movement of natural persons)
 Không vận (Air Transport)
 Dịch vụ tài chánh (Financial services)
 Vận chuyển hàng hóa (Shipping)
 Viễn thông (Telecommunications)

Tổng quan (Overview):

Các hiệp ước WTO bao gồm hàng hóa dịch vụ và các sản phẩm tri thức (Intellectual property). Trong các phần thỏa thuận này có các nguyên tắc của tự do mậu dịch và những điều kiện giới hạn đặc biệt. Các nước tham dự đồng ý giảm thiểu thuế quan nhập cảng, hàng rào quan thuế và mở rộng các thị trường dịch vụ. Trong các thỏa thuận này, các nước đang mở mang được đối đãi đặc biệt. Tất cả các chính phủ phải có chính sách mậu dịch trong sáng, thông báo cho WTO các luật lệ và các biện pháp áp dụng bằng cách báo cáo đều đặn cho thư ký (bí thư) đoàn về các chính sách mậu dịch. Các hiệp ước này chính là chính sách mậu dịch của WTO, hệ thống này dựa trên luật lệ (System based on rules). Nhớ rằng các luật lệ này không ai bắt buộc ai nhưng chính các chính phủ đã ký kết với nhau. Chương này tập trung vào thỏa thuận Uruguay (Uruguay Round Agreements). Thỏa thuận này được ký kết tại Doha tháng 11 năm 2001.

Các phần Chính Yếu của Nguyên tắc rộng (Broad Principles)

Ba phần chính yếu:

*GATT (The Agreement on Tariffs and Trade) ứng dụng cho sản phẩm.
*GATS (The Agreement on Trade in Services) cho dịch vụ.
*TRIPS (Trade Related Aspects over Intellelctueal Property Rights) ứng dụng cho sản phẩm tri thức (do khối óc sản xuất thí dụ phần mềm viết để chạy máy vi tính hoặc trò chơi điện tử).

Các Nguyên tắc rộng

Các thỏa thuận thêm ứng dụng cho các vấn đề đặc biệt

Thời biểu dành cho các thành viên được thâu nhận vào thị trường phải tuân theo. Đối với thỏa thuận GATT, phải tuân hành vể thuế khóa thí dụ các nước mở mang như Anh, Mỹ, Pháp... thì năm 2000 các sản phẩm nông nghiệp nhập cảng không được đánh thuế quá 20%, các nước kém mở mang như các nước Phi Châu thì thời hạn này được hoản đến năm 2009).

Thuế khóa: Thuế khóa tiến gần về zero gần như bỏ thuế quan. Vòng đàm phán Uruguay gồm có 22500 trang ghi rõ các thỏa thuận của các nước về các vấn đề hàng hóa và dịch vụ trong đó có khoảng cắt giảm thuế quan và có thời hạn của thuế quan trên hàng hóa. Trong một vài trường hợp thuế quan còn 0% như thế có nghĩa là người mua được lựa chọn thứ tốt và rẻ nhất.

Các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật...trong thời hạn là 5 năm kể từ tháng giêng năm 1995, các sản phẩm kỹ nghệ phải giảm từ 40% xuống còn khoảng 3.8%-6.3%. Và các hàng hóa chịu thuế khóa 0% trong các nước phát triển tử 20% sẽ lên 44%. Tất cả các hàng hóa trước kia chịu thuế quan 15% trở lên sẽ giảm xuống còn 7.5%. Sản phẩm hàng hóa từ các nước đang mở mang (developing countries) trước chịu thuế quan 15% hoặc hơn, nay sẽ giảm xuống 9% tới 15%.

Ngày 26 tháng 3 năm 1997, 40 nước đã ký hiệp ước nhưng chiếm tỷ trọng mậu dịch 92% (nghĩa là 160 nước còn lại chưa ký hiệp ước tỷ trọng mậu dịch có 8% mà thôi) đã quyết định loại bỏ thuế nhập cảng các hàng hóa của họ vào năm 2000.

c) Canh nông:

Thỏa thuận GATT không ứng dụng cho mậu dịch canh nông. Canh nông gồm có 3 phần:

 Quyền tham gia thị trường (Market access)
 Trợ cấp nội địa (Domestic support)
 Trợ cấp xuất cảng (Export subsidies): Trong thỏa thuận này cho phép các chính phủ trợ giúp các vùng nông thôn. Các nước đang phát triển không phải cắt giảm các trợ cấp và giảm các thuế xuất (tariffs) như các nước phát triển và được nhiều thời gian để hoàn tất các điều bắt buộc. Còn những nước kém mở mang không phải làm gì cả.

Tham Gia Thị Trường: (Market Access)

- Luật mới để tham gia thị trường các nông phẩm là thuế quan mà thôi nghĩa là bỏ Chính sách quota (hạn ngạch) .

- Trước vòng đàm phán Uruguay, các sản phẩm canh nông nhập cảng (gạo, bắp, khoai, sắn...) thì bị giới hạn bởi Quota (giới hạn hàng hóa).

Ngày nay không còn Quota chỉ ứng dụng quan thuế biểu mà thôi. Chính sách biến Quota thành thuế khóa gọi tên là thuế khóa hóa (tarrification). Các nước phát triển (developed countries) cắt thuế biểu khoảng 36% trong 6 năm. Các nước đang mở mang (developing countries) cắt thuế biểu 24 % trong vòng 10 năm. Các nước kém mở mang (least-developed countries) không phải cắt thuế biểu. Cụ thể là:

Nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh... (Developed Countries)
(95-2000)

Thuế  -36%
Mỗi thứ cắt tối thiểu -15%
Trợ cấp nội địa (Domestic support) -10%
Trợ giúp xuất cảng -36%

Nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan ....(Developing Countires)
(95-2004)

Thuế  -24%
Mỗi thứ cắt tối thiểu -10%
Trợ cấp nội địa (Domestic support) -20%
Trợ giúp xuất cảng -24%

Tất cả các nước tham gia WTO phải thi hành các thỏa thuận. Đối với các sản phẩm trước kia dùng chính sách Quota nay đổi sang chính sách thuế, các chính phủ được phép thi hành các hành động đặc biệt khẩn cấp (Special Emergengy Actions) hầu bảo đảm cho hàng hóa không bị đột ngột, tăng hoặc giảm giá nhiều khi nhập cảng mà không làm phương hại đến nông dân.

Bốn nước dùng chính sách đặc biệt khẩn cấp để giới hạn nhập cảng một số hàng hóa quan trọng như gạo. Bốn nước đó là Nhật Bổn, Đại Hàn, Phi Luật Tân chế tài gạo, Do Thái chế tài thịt trừu (cừu), sữa bột và phó–mát. Ngày nay, Nhật không còn ứng dụng các hành động khẩn cấp nữa đối với gạo nhưng Đài Loan lại thi hành chính sách về gạo cùng với Đại Hàn và Phi Luật Tân.

Sản Phẩm Được Trợ Cấp Nội Địa (Domestic Support)

Trợ cấp không làm tăng sản phẩm được dùng.
Trợ cấp làm tăng sản xuất không được dùng.

Công việc của thành viên WTO là tính toán xem sự trợ cấp nội địa tới mức nào thì vừa phải (họ dùng phép Toán gọi là Total Aggregate Measurement of Support). Các nước phát triển (Developed countries) đồng ý giảm sự tài trợ 20% trong 6 năm kể từ năm 1995, trong khi các nước đang pháp triển (Developing countries) cắt 13% trong vòng 10 năm, còn các nuớc kém mở mang (Least- Developed countries) thì không cần phải cắt.

Những hành động không có ảnh hưởng nhiều tới mậu dịch được tự do thi hành thí dụ như những trợ giúp của chính phủ cho việc nghiên cứu kiểm tra bệnh tật, xây dựng đường sá và kiểm soát an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các việc trả tiền cho nông dân để khỏi tăng sản xuất cũng không bị giới hạn, thí dụ chính phủ Mỹ không bị cấm trong việc trả tiền cho nông dân khỏi dùng đất để sản xuất lúa mì cốt giữ giá lúa mì khỏi bị hạ giá.

Trợ cấp xuất cảng (Export Subsidies):

Các thỏa thuận buộc các nước thành viên WTO phải cắt giảm trợ cấp xuất cảng. Các nước mở mang phải cắt trợ cấp xuất cảng 36% trong vòng 6 năm kể từ năm 1995, còn các nước đang mở mang phải cắt 24% trong vòng 10 năm.

Các nước kém mở mang và các nước phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu

Một số nước không sản xuất đủ lương thực để dùng vì điều kiện địa lý, khí hậu như các nước Phi Châu, cần phải nhập cảng lương thực rẻ và vì vậy điều kiện phụ cấp nông phẩm xuất khẩu từ các nước khác không bị hạn chế để cho các nước nghèo này được mua các lương thực rẻ tiền.

d) Tiêu Chuẩn và An Toàn (Standards and Safety)

Điều thứ 20 của GATT cho phép các chính phủ được hành động về mậu dịch với mục đích bảo vệ nhân sinh, súc vật, thực vật . Như vậy, tất cả những đồ nhập cảng phải an toàn và có tiêu chuẩn SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures Agreement) dựa trên khoa học. Tất cả các nước thành viên của WTO được cho phép thông qua các tiêu chuẩn của họ và khuyến khích dùng những tiêu chuẩn quốc tế nếu đã có sẵn. Tuy nhiên các thành viên cũng có quyền nâng cao tiêu chuẩn nếu có bằng chứng khoa học chứng minh. Trong phần thỏa ước 5.7 của SPS cho phép ứng dụng những biện pháp tạm thời.

Kỹ Thuật Điều Hành và Tiêu Chuẩn (Technical Regulations and Standards)

Mỗi nước có tiêu chuẩn riêng và vì vậy làm cho việc xuất cảng khó khăn, do đó WTO dùng một tiêu chuẩn chung gọi là Hàng rào Kỹ thuật cho các thỏa thuận mậu dịch TBT (Technical Barriers to Trade Agreement). Thỏa thuận này đặt ra các tiêu chuẩn phải thử nghiệm và kiểm nhận không tạo ra những rào cản không cần thiết. Những thỏa thuận này đồng ý cho các nước thi hành các tiêu chuẩn để bảo vệ con người, động vật, thực vật và môi sinh. Tuy nhiên, WTO cũng khuyến cáo các nước cố gắng dùng các tiêu chuẩn quốc tế.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Thành
2/9/2005
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Fri 16 Nov 2018, 08:26

Phần 23:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


Tổ Chức WTO:

3- Các Hiệp Ước:

e) Vải vóc tơ lụa và quần áo (Textiles):

Năm 1995, hiệp ước về vải vóc tơ lụa và quần áo (ATC - Agreement on Textiles and Clothing) hình thành. Tháng giêng năm 2005, phần này được đặt trong các quy luật của GATT. Và kể từ năm nay không còn ứng dụng quy chế Quotas nữa.

Trong vòng 10 năm có 4 bước (4 steps over 10 years):

Các Bước
(Giai đoạn)
% sản phẩm được đặt dưới quy luật GATT

Bước 1 – Tháng 1/1995 16%
Bước 2 - Tháng 1/1998 17%
Bước 3 - Tháng 1/2002 18%
Bước 4 - Tháng 1/2005 49%

Vận tốc của Quotas phải mở ra nếu năm 1994 là 6%

Bước 1 – Tháng 1/1995 6.96% mỗi năm
Bước 2 - Tháng 1/1998 8.7% mỗi năm
Bước 3 - Tháng 1/2002 11.05% mỗi năm
Bước 4 - Tháng 1/2005 Không còn Quotas

Sản phẩm dưới hiệp định GATT:

 Vải vóc tơ lụa
 Những hàng từ tơ lụa (giày vải, mũ, khăn quàng cổ ....)
 Quần áo

Sự bảo toàn có thể được ứng dụng bằng những thỏa thuận riêng hoặc đơn phương hoặc đa phương. Các vấn đề này được cứu xét bởi ủy ban quần áo tơ lụa (Textiles Monitoring Committe).

Ủy ban theo dõi hàng vải vóc quần áo (TMB – Textiles Monitoring Body): Ủy ban này sẽ kiểm soát các ứng dụng của các thỏa hiệp. Ủy ban gồm 1 chủ tịch (Chairman) và 10 thành viên có nhiệm vụ theo dõi để thực thi các điều thỏa hiệp đã ký kết và giải quyết các vấn đề tranh chấp. Những vấn đề không giải quyết được, ủy ban sẽ đưa ra tổ chức Mậu Dịch quốc tế để giải quyết (Dispute Settlement Body).

f) Dịch Vụ (Services)

Luật lệ phát triển và đầu tư (Rules for Growth and Investment)

Hiệp ước về dịch vụ GATS là luật lệ ứng dụng cho các dịch vụ. Các luật lệ này rất cần thiết trong quá trình cách mạng thông tin (communication revolution).

Các dịch vụ chỉ phát triển và chiếm khoảng 60% dịch vụ, 30% các công việc (thí dụ viết phần mềm) và 20% tổng sản lượng mậu dịch.

Thỏa ước GATS gồm có 3 thành phần:

 Thành phần bắt buộc và kỷ luật (General Obligations and Disciplines)

 Phụ thuộc ứng dụng cho các phần đặc biệt (Specific sectors)

 Cho phép các dịch vụ thông tin được xâm nhập trong thị truờng một nước.

Phần bắt buộc chung và kỷ luật

Phần bao trùm tổng quát (Total coverage)

Các hiệp ước sẽ bao trùm toàn thể các dịch vụ mậu dịch quốc tế (Internationally Traded Services), thí dụ dịch vụ về ngân hàng, dịch vụ về viễn thông, dịch vụ về du lịch, dịch vụ nghề nghiệp (professional services).

Thỏa ước này định nghĩa đường lối của dịch vụ mậu dịch. Dịch vụ từ nước nọ sang nước kia (dịch vụ gọi điện thoại tử Việt Nam sang Mỹ) thường gọi là vượt biên cung cấp (Cross border supply).

Các dịch vụ dùng ở nước khác thí dụ cơ quan du lịch từ Mỹ gởi du khách tới Việt Nam hoặc Trung Quốc.

Các công ty ngoại quốc thiết lập các chi nhánh ở các nước khác thí dụ như Hoa Kỳ lập dịch vụ chi nhánh tại Việt Nam hay Trung Quốc.

Các cá nhân từ nước của họ sang nước khác để cung cấp dịch vụ (thí dụ các kỹ sư Boeing tại Mỹ sang Việt Nam hoặc Trung Quốc để sửa máy bay cho những nước này.

Tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN):

Một nước được đối xử tối huệ quốc thì được đối xử trên nguyên tắc không kỳ thị. Theo thỏa ước GATS, bất cứ nước nào cho phép các thành viên WTO hoạt động không kỳ thị trong thị trường của mình thì cũng được các nước khác đối xử như vậy.

Thỏa thuận đồng ý cho xâm nhập thị trường (Market Acces):

Thí dụ nếu chính phủ Việt Nam chẳng hạn cho phép các nhà băng ngoại quốc hoạt động trên toàn cõi Việt Nam, như vậy các thỏa thuận về xâm nhập thị trường đã được đồng ý. Tuy nhiên, nếu chỉ cho một số giấp phép thì đó là xâm nhập giới hạn. Thí dụ như Việt Nam chỉ đồng ý cho 2 hãng hàng không Mỹ bay tới Việt Nam mà thôi thì đó là giới hạn xâm nhập thị trường.

Trong sáng (Transparency):

GATS ghi rằng toàn thể các chính phủ ở trong WTO phải công khai phổ biến các luật lệ, các việc điều hành trong nước của mình để cho công ty ngoại quốc có thể dùng được và hiểu rõ các thông tin trong các dịch vụ này. Các chính phủ phải có nhiệm vụ thông báo cho tổ chức mậu dịch quốc tế WTO về tất cả các luật lệ ứng dụng trong các dịch vụ.

Điều hành (Regulations) - Mục tiêu và hợp lý (Objective and Reasonable):


Vì sự điều hành nội địa (Domestic Regulations) là điều quan trọng nhất để thực thi ảnh hưởng và kiểm tra dịch vụ, hiệp ước buộc rằng các chính phủ phải điều hành các dịch vụ một cách hợp lý và có mục đích.

Khi một chính phủ ra một quyết định hành chánh (Administrative Decision) ảnh hưởng đến dịch vụ, chính phủ đó phải cân nhắc quyết định (thí dụ dùng tòa án để xét xem quyết định đó có phù hợp với hiệp ước trong WTO).

Công nhận (Recognition):

Khi hai hay nhiều chính phủ đã đồng ý quyền của đối phương về dịch vụ (thí dụ ban giấp phép hoặc công nhận các dịch vụ).

Trong trường hợp này, GATS cho phép các thành viên khác cũng có quyền thương lượng về các thỏa ước như vậy. Quyền này không bị kỳ thị và sự công nhận các thỏa hiệp của các nước phải được thông báo cho mậu dịch quốc tế.

Sự thanh toán và chuyển ngân quốc tế (International payments and transfers):

Khi các quốc gia đã đồng ý cho phép mở các dịch vụ cho ngoại quốc cạnh tranh thì chính phủ đó phải đồng thời không giới hạn sự chuyển ngân ra ngoại quốc để trả công cho các dịch vụ được cung cấp.

Tiến bộ giải phóng (Progressive liberalization):

Theo hiệp định của vòng đàm phán Uruguay, GATS cần nhiều cuộc thương nghị để tự do hóa nhiều hơn trong mọi dịch vụ mậu dịch.

Thỏa hiệp này làm dễ dàng các dịch vụ chuyển từ nước nọ sang nước kia (thí dụ dùng phần mềm Microsoft của Mỹ quốc trong các máy vi tính tại Việt Nam và ngược lại cho phép các phần mềm của Việt Nam dùng cho các tiểu thương Việt Nam tại Mỹ đơn giản trong việc sổ sách). Mậu dịch trong các dịch vụ thì đa dạng (diverse), thí dụ như các công ty điện thoại ngân hàng, hàng không và các công ty kế toán v.v...

Sự di chuyển của các cá nhân (Movement of natural persons):

Trong hiệp ước GATS, các cá nhân được phép tạm thời ở trên quốc gia mà mình cung cấp dịch vụ thí dụ như các chuyên viên của Boeing có quyền ở trên đất nước Việt Nam để sửa các tàu bay Boeing của Việt Nam. Tuy nhiên, sự thỏa thuận không áp dụng nếu các nhân viên của Mỹ muốn tìm việc làm thường trực tại Việt Nam

Dịch vụ tài chính (Financial services):

Sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng (banking system) ảnh hưởng tới toàn nền kinh tế. GATS buộc các chính phủ phải dùng các biện pháp khôn ngoan (prudential Measure). Thí dụ phải bảo vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền và bảo đảm quyền của các cổ đông (share holders) để bảo đảm sự toàn vẹn và bền vững của hệ thống tài chánh.

Viễn thông (Télecommunications):

Dịch vụ viễn thông có hai chức năng (Dual roles); một là sự hoạt động của nền kinh tế (economic activities), hai là cung cấp các hoạt động kinh tế thí dụ chuyển tiền bằng điện tử (electronic money transfers).

Trong thỏa ước có ghi rằng các chính phủ phải bảo đảm các nhà cung cấp nước ngoài (foreign service suppliers) phải được quyền xâm nhập (access) vào sự viễn thông đại chúng (public telecommunications) mà không bị kỳ thị (without discrimination). Thí dụ nếu Việt Nam ký kết GATS thì Mỹ quốc có quyền xâm nhập thị trường Việt Nam về viễn thông. Các công ty của Mỹ có quyền làm ăn tại Việt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam có quyền làm ăn tại Mỹ quốc.

Dịch vụ hàng không (Air transport services):

Dịch vụ hàng không không có trong thỏa ước GATS. Dịch vụ hàng không sẽ được thi hành thỏa hiệp song phương (bilateral agreements). Tuy nhiên, thỏa hiệp GATS ứng dụng cho việc sửa và bảo trì hàng không (aircraft repair and maintenance services). Ngoài ra, GATS cho phép khuyến mãi (marketing) của dịch vụ hàng không và dịch vụ dùng máy vi tính để giữ chỗ trong phi cơ.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Thành
2/9/2005
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13Thu 29 Nov 2018, 09:04

Phần 23:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


Tổ Chức WTO:

3- Các Hiệp Ước:

g) Tri Thức Tác Quyền (Intellectuel Property) - Bảo vệ và thi hành (Protection and Enforcement):

Thỏa thuận về mậu dịch liên quan đến tác quyền (TRIPS - Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) thương thảo trong thời hạn 1986-1994 trong vòng đàm phán Uruguay đã đưa vào các tác quyền tri thức (do trí óc sản xuất) thành một hệ thống đa phương.

Nguồn gốc: Trong luật lệ hệ thống mậu dịch (Origins: into the rules-based trade system).

Các sáng tác trí óc càng ngày càng quan trọng trong mậu dịch. Tất cả giá các thuốc mới và các kỹ thuật cao đều hoàn toàn do sự sáng chế tìm kiếm và thử nghiệm mà có. Các phim, băng âm nhạc, sách vở, phần mềm của máy vi tính và trò chơi điện tử các cổ phần đều được mua bán trên mạng. Nhiều sản phẩm có trong thị trường mậu dịch hiện nay đều do các sản phẩm của tri thức. Như vậy các sáng tác gia cần phải có quyền bảo vệ tác quyền của các sáng chế của họ và người nào dùng những sản phẩm này tất nhiên phải trả tiền do sáng chế ra. Người ta gọi đó là tri thức tác quyền (Intellectual Property Rights). Nó có nhiều dạng thí dụ như sách, tranh vẽ phim, các sáng chế đều có thể được bảo vệ dưới danh nghĩa bằng sáng chế (Patent) và các quốc gia cần phải bảo vệ các tác quyền này. Việc bảo vệ tác quyền phải được thi hành trên toàn thế giới và vì vậy sự mâu thuẫn giữa quốc gia để tác quyền có thể gây ra các căng thẳng về quốc tế kinh tế.

Thí dụ giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay chưa thỏa thuận hiệp ước tri thức tác quyền và vì vậy Việt Nam chưa ký kết được hiệp ước song phương với Mỹ mở đường cho Việt Nam hưởng điều kiện tối huệ quốc và đó là một trong những điều kiện để vào WTO. Nguyên do là vì Việt Nam chưa có thể bảo vệ kẻ lạm dụng các phần mềm của Mỹ in bừa bãi các tác quyền không trả tiền thí dụ các phần mềm (Softwares) của Microsoft Corp. hoặc các phim ảnh Video, CD, DVD từ Mỹ. Vấn đề là Việt Nam một khi đã ký hiệp ước với Mỹ thì phải có biện pháp ngăn chận sự lạm dụng in bừa bãi các phần mềm của các sáng tác gia xuất phát từ các công ty của Mỹ.

Trong hiệp định về tác quyền có 5 khoản chính yếu sau đây:

* Các nguyên tắc cơ bản (basic principles) của hệ thống mậu dịch ứng dụng cho các sản phẩm tri thức trong quốc tế mậu dịch.
* Sự bảo vệ các tác quyền tri thức một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ (adequate protection)
* Các quốc gia phải thi hành bảo vệ tác quyền trong nội địa của mình
* Giải quyết thỏa đáng các tri thức tác quyền giữa các thành viên của WTO.
* Biện pháp đặc biệt tạm thời ứng dụng cho tới khi hệ thống được thi hành.

1) Các nguyên tắc căn bản:
Hiệp ước GATT và GATS là điểm khởi hành của nguyên tắc cơ bản về quyền tri thức. Hiệp ước TRIPS mục đích để bảo vệ tri thức tác quyền nhất là các quyền về kỹ thuật và sự chuyển giao kỹ thuật (Transfer of Technology)

2) Bảo vệ tri thức tác quyền - Luật lệ chung (Common ground- rules):
Trước khi WTO ra đời:
Hội Nghị Paris (Paris Convention) đã được ký hiệp định bảo vệ các quyền lợi kỹ thuật (industrial property) gồm có bằng sáng chế (Patents), chế tạo (Industrial Designs), v.v...
Hội nghị Berne Convention được ký kết phần bảo vệ về văn chương và nghệ thuật (Protection of Literary and Artistic Works) - Quyền Sao chép (Copyright). Sau hiệp ước TRIPS có thêm bổ túc.

3) Quyền sao chép (Copyright):
Thỏa thuận TRIPS bảo đảm rằng các chương trình điện toán (Computer Programs) sẽ được bảo vệ như là sản phẩm văn chương (Literary Works).

Quyền sao chép phải được bảo đảm sao cho tác giả của các chương trình điện toán này không bị ăn cắp và cho thuê.

Quyền bảo vệ sẽ ứng dụng cho tất cả những sản phẩm như âm nhạc, Video,v..v...Sự thỏa thuận này bảo vệ tác quyền cho tác giả ít nhất là 50 năm.

4) Thương hiệu (Trademarks):

Thương hiệu xác định các biểu hiệu và thương hiệu phải được bảo vệ.

5) Địa lý (Geographical indications):
Địa lý trên thương hiệu cho biết rõ sản phẩm chế tại đâu thí dụ rượu Champagne, Scotch, Tequila và Roquefort. Vì vậy, thỏa hiệp TRIPS buộc các quốc gia không được dùng tên giả.

6) Sáng chế kỹ nghệ (Industrial designs):
Theo thỏa hiệp TRIPS thì các sáng chế kỹ nghệ phải được bảo đảm 10 năm.

7) Bằng Sáng Chế (Patents):

Bằng sáng chế phải được bảo đảm ít nhất là 20 năm.

8) Các mạch điện (Integrated Circuits Layout Designs):

Hiệp ước TRIPS quyết định bảo vệ tác quyền của các mạch điện ít nhất là 10 năm.

9) Thi hành (Enforcement):
Tất cả các luật lệ về sản phẩm tri thức phải được thi hành.

10) Chuyển giao kỹ thuật (Technology Transfer):
Các nước đang mở mang có thể nhận được sự chuyển giao kỹ thuật của các nước khác. Trong việc chuyển giao này các nước chuyển giao kỹ thuật, chính phủ của nước chuyển giao (thí dụ Mỹ) phải bồi thường các công ty chuyển giao (thỉ dụ Boeing, phi cơ F-18) cho các nước kém mở mang (thí dụ Ấn Độ).

Nguyễn Văn Thành
30/9/2005
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-