Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 01:23

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 22:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Sat 18 May 2024, 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Sat 18 May 2024, 01:48

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Fri 17 May 2024, 11:58

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung nhà văn - Xuân Sách

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 8, 9, 10, 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Sat 20 Feb 2016, 14:08

Phương Nguyên đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
96. Yến Lan


Ra đi từ bến My Lăng
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng
Tuổi già về lại bến sông

Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu (những ngọn đèn)


Trò tìm mãi mà không thấy PN đăng bài viết số 96, mày mò tìm thì được biết đó là Yến Lan, nhưng không rõ tên tác phẩm cụ thể để chứng tỏ đó là Yến Lan. Nhờ thầy AH bổ xung.
  
Hì hì, cháu để sót mà cũng không biết nè :potay:
 
Trăng là đề tài thường có trong các tác phẩm của Yến Lan (Bến My Lăng, Bệnh trăng, Trăng khuyết, Cuối tuần trăng, ...)


_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Sat 20 Feb 2016, 14:14

Phương Nguyên đã viết:
97. Phan Thị Thanh Nhàn

Giấu một chùm thơ trong chiếc khăn tay (Câu thơ Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay - Bài thơ Hương Thầm)
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu, những tên du đãng
Mấy ai biết được hương thầm của cô gái xóm đê. (tác phẩm Xóm đê ngày ấy)


98. Trần Đăng Khoa

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát (góc sân và khoảng trời)
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
Biển một bên và em một bên. (câu thơ trong bài thơ Chút thư tình của người lính biển)


99.Hoàng Lại Giang

Người đàn bà mà tôi ao ước (người đàn bà tôi ao ước)
Trên vành đai chống Mĩ những năm xưa (tác phẩm Trong vành đai diệt Mỹ)
Tình yêu đã lụi tàn cùng kí ức (ký ức tình yêu)
Nhưng còn đây tội lỗi đến bao giờ (Tình yêu tội lỗi)


100. Xuân Sách

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích (đội du kích thiếu niên Đình Bảng)
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (Mặt trời quê hương)
Ở một cụm đường rách tả tơi.
 

100. Xuân Sách

Cô giáo làng tôi đã chết rồi (truyện ngắn: "Cô giáo làng")
Một đêm ra trận đất bom vùi (truyện ngắn: "Đêm ra trận")
Xót xa đình Bảng người du kích (truyện: "Đội du kích thiếu niên Đình Bảng")
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (tiểu thuyết: "Mặt trời quê hương")
Ở một cụm đường rách tả tơi. (thơ: "Đường xa")

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Sat 20 Feb 2016, 14:56

buixuanphuong09 đã viết:


Bài thơ này trò được nghe cách đây tròn 30 năm, từ một cán bộ CM, Giảng viên trường NAQ cấp tỉnh, (với trò là bậc cha chú), năm đó đã nghỉ hưu về sống ở quê nhà. Năm 85-86, là thời kỳ u ám nhất, vị ấy cũng có nhiều tâm sự, là thầy dạy chính trị nên có tầm nhìn rộng, trò được tiếp xúc nhiều nên cũng có được những nhận thức ... Về bài thơ này trò cũng được nghe phân tích nhiều (về mặt chính trị), vị ấy  cũng nói là "nỗi" (dấu ngã), nhưng trò nghe nhiều người đọc là "nổi" (dấu hỏi) và cũng muốn nghe thầy xác định rõ nên post là "nổi". 
Cảm ơn thầy đã cho trò hiểu thêm được rất nhiều điều.

Chế độ nào cũng có cái hay, cái dở, người tốt, người xấu. Chính gia đình trò cũng phải gánh chịu cái "lý lịch, liên quan" rất uất ức và xót xa ..., cũng muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Đấy là điều không đơn giản. Cách nghĩ của những người ở ngoài nước khác với cách nghĩ của những nông dân đầu trần chân đất sống trực tiếp với làng xóm như trò. 
  


Cũng không phải là khác đâu bác. Ở trong nước cũng có những người suy nghĩ không theo ý muốn của quan chức cầm quyền, thí dụ như Nguyễn Chí Thiện, Hà Sĩ Phu, Lại Nguyên Ân, Nhật Tuấn ...

Ở nước ngoài có thuận lợi là thông tin không bị bưng bít, báo chí có quyền tường thuật những bí mật về công việc chính phủ làm theo luật công khai tin tức, đảng đối lập có quyền và nhiệm vụ (ghi hẳn trong hiến pháp) phơi bày những sai trái của quan chức thuộc đảng cầm quyền, người dân có thể tự do phát biểu ý tưởng (thậm chí phê phán Tổng Thống, Thủ tướng, Bộ trưởng ...) mà không sợ bất kỳ sự trù dập nào. Lãnh đạo vi phạm luật lệ (ngay cả luật giao thông) vẫn bị cảnh sát truy tố và phạt (nhẹ thì phạt tiền, nặng thì ngồi tù). Bộ trưởng giao thông ở Nhật từ chức khi có tai nạn tàu hoả chết người. Một bộ trưởng ở Úc đã phải nộp phạt và sau đó từ giã chính trường vì để cho con dùng thẻ điện thoại nhà nước cấp cho mình. Chủ tịch Hạ Viện liên bang Úc mất chức vì đã lấy tiền chính phủ (khoảng $5000) để trả chi phí thuê trực thăng bay đến nơi tham dự buổi vận động gây quỹ cho đảng cầm quyền. Thủ hiến bang NSW từ chức vì đã nhận quà biếu là một chai rượu giá $3000 mà không khai báo, Thủ hiến Tây Úc bị phạt tù và tiền vì ăn gian trợ cấp di chuyển và khai dối ...

Khi nào người dân Việt Nam mới được hưởng nền tự do dân chủ như vậy?



_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7115
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Mon 22 Feb 2016, 15:18

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
97. Phan Thị Thanh Nhàn

Giấu một chùm thơ trong chiếc khăn tay (Câu thơ Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay - Bài thơ Hương Thầm)
Em hăm hở đi tìm người trao tặng
Những kẻ phong lưu, những tên du đãng
Mấy ai biết được hương thầm của cô gái xóm đê. (tác phẩm Xóm đê ngày ấy)


98. Trần Đăng Khoa

Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát (góc sân và khoảng trời)
Hát thành thơ như nước triều lên
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
Biển một bên và em một bên. (câu thơ trong bài thơ Chút thư tình của người lính biển)


99.Hoàng Lại Giang

Người đàn bà mà tôi ao ước (người đàn bà tôi ao ước)
Trên vành đai chống Mĩ những năm xưa (tác phẩm Trong vành đai diệt Mỹ)
Tình yêu đã lụi tàn cùng kí ức (ký ức tình yêu)
Nhưng còn đây tội lỗi đến bao giờ (Tình yêu tội lỗi)


100. Xuân Sách

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa đình Bảng người du kích (đội du kích thiếu niên Đình Bảng)
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (Mặt trời quê hương)
Ở một cụm đường rách tả tơi.
     

100. Xuân Sách

Cô giáo làng tôi đã chết rồi (truyện ngắn: "Cô giáo làng")
Một đêm ra trận đất bom vùi (truyện ngắn: "Đêm ra trận")
Xót xa đình Bảng người du kích (truyện: "Đội du kích thiếu niên Đình Bảng")
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (tiểu thuyết: "Mặt trời quê hương")
Ở một cụm đường rách tả tơi. (thơ: "Đường xa")
 
Wow, hay quá, đủ hết luôn 100 tác giả rồi. applause

Cám ơn thầy Ai Hoa, tỷ Phương Nguyên và mọi người! Mời thầy và tất cả cùng ăn chè Thái cho mát.



Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 6pnsie Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 1z4x0r9
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7115
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Wed 24 Feb 2016, 14:40

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn

Đỗ Ngọc Thạch

Tập thơ Chân dung nhà văn  gồm 100 chân dung 100 nhà văn, nhà thơ được viết bằng thơ (đa phần là thơ tứ tuyệt) của Xuân Sách (1) viết từ năm 1962 đến 1992 mới được in thành sách, tính đến nay đã gần 20 năm tuổi. Song, ngay từ khi ra đời từng chân dung thì Chân dung nhà văn đã được “truyền miệng” rộng rãi không chỉ trong giới văn nghệ mà cả trong đông đảo công chúng văn nghệ. Sự tiếp nhận của người đọc, nhất là trong giới văn nghệ, đặc biệt là những người có tên trong danh sách 100 chân dung thật đa dạng với đủ các cung bậc phản ứng khác nhau. Có một chi tiết thật bất ngờ là có một số người phản đối Chân dung nhà văn chỉ vì không có chân dung của mình, cứ như là phải được Xuân Sách viết chân dung thì mới là nhà văn có giá!

Có thể nói tập thơ Chân dung nhà văn của Xuân Sách là một hiện tượng văn học độc nhất vô nhị của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một sự phê bình, phán xét thỏa đáng của giới nghiên cứu văn học trên diễn đàn công khai. Và do vậy, cách hiểu Chân dung nhà văn còn bị nhiễu cũng như những giá trị đích thực của nó vẫn chưa được phân định rõ ràng. Và xung quanh việc ra đời và tồn tại của Chân dung nhà văn cùng Tác giả của nó có ngàn lẻ một câu chuyện vừa thật, vừa có tính giai thoại, khiến cho việc tiếp nhận và thẩm định tác phẩm ngày càng khó khăn…Dường như tiên đoán được “sẽ có ngày hôm nay” nên Xuân Sách đã để lại một cuốn Hồi ký (2) nhằm giúp chúng ta giải mã tập thơ Chân dung nhà văn. Vì nhiều lý do, cuốn Hồi ký của Xuân Sách chưa được xuất bản mà mới chỉ công bố một phần nhỏ trên một vài trang Web. Cuốn Hồi ký của Xuân Sách có nhan đề Giải mã Chân dung, bao gồm 20 phần: Khúc mở đầu và 19 phân đoạn được đánh số từ 1 đến 19. Đọc xong tập Hồi ký Giải mã Chân dung của Xuân Sách, tôi nghĩ rằng tập Hồi ký này, xét về toàn cục còn vượt xa tập thơ Chân dung nhà văn về giá trị văn học bởi nó vừa “điểm nhãn” cho 99 chân dung nhà văn, nhà thơ ở tập Chân dung Nhà văn, vừa viết thêm những chân dung mới dù chỉ bằng những nét phác họa. Và tất nhiên, đời sống văn học, cả một thời kỳ dài gần nửa thế kỷ, chỉ tính từ khi Xuân Sách về làm việc ở Tạp chí Văn Nghệ Quân đội là năm 1960, cho đến khi ông qua đời (2-6-2008), được tái hiện thật là sống động. Vì thế, bài viết này của tôi sẽ gồm hai phần: Phần Một là về tập thơ Chân dung Nhà văn và phần Hai là về Hồi ký Giải Mã Chân dung. Tuy nhiên, do đây chưa phải là một bài viết theo thể loại nghiên cứu với  đủ các trình tự lớp lang nên việc diễn đạt còn tùy hứng và các ý kiến chưa phải là đã hoàn chỉnh mà còn phải bổ khuyết.

Thơ Chân dung được hình thành như thế nào? Phản ứng với thơ Chân dung truyền khẩu? Tập thơ Chân dung Nhà Văn được xuất bản ra sao? Phản ứng với tập thơ Chân dung Nhà văn? Đó là những vấn đề mà bài viết này sẽ cố gắng thể hiện một cách đại lược trong một “rừng câu chữ” của cuốn Giải mã Chân dung của Xuân Sách, trong đó, tác giả đã “trả lời những bạn đọc yêu quý xa gần của tôi là tôi đã nghĩ, đã viết những bài thơ chân dung như thế nào? Tôi còn muốn làm thêm cái khung cho những bức tranh ấy. Đấy là hoàn cảnh, môi trường, có thể gọi là chân dung một thời các nhà văn chúng tôi đã sống và viết”.


Bài thơ chân dung đầu tiên Xuân Sách viết năm 1962 trên vỏ bao thuốc lá Tam Đảo trong một buổi chỉnh huấn của quân đội phê phán chủ nghĩa Xét Lại. Bài thơ thuộc dạng hiền lành, vậy mà tức thì anh Nguyễn Khải nhận xét nghiêm túc: “ Thằng này không đùa nữa rồi”. Chân dung số 1 đó là  thiếu tướng nhà văn Hồ Phương, đã từng giữ chức TBT tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bức chân dung số 1 như sau:
 
Trên biển lớn mênh mông sóng nước
Ngó trông về Xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.
 
Trong Hồi ký Giải mã Chân dung, Xuân Sách viết:“Tôi viết về Hồ Phương khi ấy mới ngoài tuổi 30, mới đeo quân hàm đại úy, nhưng uý tướng chẳng liên quan gì đến chuyện hay dở của văn chương. Sự thật ai cũng biết cho đến lúc đó những tác phẩm của anh chưa có cái nào vượt được Thư nhà, điều đó ai chả buồn nhưng rất nên biết. Thời chống Mỹ, Cồn cỏ là hòn đảo nhỏ giữa biển khơi, là tiền đồn theo dõi máy bay địch của ta, nên Mỹ đánh phá ác liệt. Bộ đội ta ở đấy đương đầu với gian khó, với hiểm nguy từng giờ. Anh Nguyễn Trọng Oánh là phóng viên của tạp chí tự liên hệ với đơn vị để ra Cồn Cỏ. Tôi vốn quý anh là con người ít nói nhưng có suy nghĩ sâu sắc, gan dạ và nhất là tính trung thực, đúng chất ông Đồ Nghệ. Khi trở về đất liền , anh viết cho báo bài bút ký dài. Với đường hướng văn nghệ thời đó, bài bút ký của anh không được ủng hộ, vì anh viết thật về người lính, dù rất dũng cảm nhưng không phải là không có tâm trạng gọi là yếu đuối hay tiêu cực. Nhưng yêu cầu của tuyên truyền lúc đó, báo chí hay văn  nghệ cũng vậy, chỉ tập trung miêu tả những con người phải có ý chí cao, tư tưởng chỉ hướng tới tiêu diệt quân thù. Sau đó ít lâu , đồng chí Bí thư chi bộ của Đảo vào đất liền để báo cáo thành tích. Nhà văn Hồ Phương vốn là người nhanh nhẹn hoạt bát, anh “bắt” ngay đối tượng của mình để hỏi han ghi chép. Và rất nhanh quyển sách “ Chúng tôi ở Cồn Cỏ” hoàn thành, được NXB Quân đội nhân dân in với số lượng hàng vạn bản. Quyển sách và tác giả trở nên nổi tiếng và được biểu dương khen ngợi. Không ra Cồn Cỏ, chỉ nghe lời kể của một bí thư chi bộ mà viết được quyển sách hàng trăm trang phải nhận là anh Hồ Phương có tài. Nhưng với tôi, tôi vẫn thấy tác phẩm ấy không bằng “ Thư nhà”. Chẳng lẽ thật lòng tôi nghĩ thế và tôi biết người anh lớn càng nghĩ thế, nhưng anh không nói ra - ít nhất là trước mặt tác giả -  còn tôi nói ra là thiếu lễ phép. Lại một chuyện nữa, hồi ấy anh Nguyên  Ngọc chưa vào Nam, anh làm thư ký tòa soạn. Anh làm cái mục điểm sách hàng tháng trên  tạp chí. Thời đó sách được xuất bản ít quá nên quyển nào ra làng văn đều quan tâm. Anh Hồ Phương cũng có một tập truyện ngắn mỏng. Sau khi điểm một vài tác phẩm khác, mỗi quyển mười dòng. Đến quyển của anh Hồ Phương, nhà phê bình Nguyên Ngọc chỉ hạ một dòng sửng sốt: “Tôi không có ý kiến gì về quyển sách này vì nó không phải là văn học”.
 
Người xưa dạy: “Người khen ta đúng là bạn ta. Người chê ta đúng là thầy ta”.  Không biết Hồ Phương có coi Nguyên Ngọc là thầy ? Nhưng tính anh vốn nhẹ, xởi lởi, bên ngoài coi như qua mưa lại nắng. Đó là một nét đặc biệt trong mối quan hệ của đồng nghiệp trong cơ quan mà tôi cho là lành mạnh. Như anh Vũ Cao, thủ trưởng của chúng tôi , nói: “Ở cái nhà số 4 này thằng nào ra thằng ấy, lãnh đạo một tập thể như vậy khó nhưng rất thú vị”.
 
Nhà văn Hồ Phương vẫn viết đều in đều, có quyển anh viết người thực việc thực như truyện dài về nữ sinh Kan Lịch rồi một pho tiểu thuyết nghìn trang “ Những tầm cao” viết về Hà Nội thời chống Mỹ chia làm hai tập. Thành phố Hà Nội đặt ra giải thưởng Hồ Gươm năm năm một lần, xét tặng những tác phẩm xuất sắc của anh chị em văn nghệ sĩ thành phố. Anh Hồ Phương gốc Hà Nội tham gia Hội Văn nghệ thành phố và được bầu vào Ban chấp hành. Lần đó anh có chân trong Ban Giám khảo xét thưởng do nhà văn Tô Hoài làm chủ tịch. Đây không phải cuộc thi nên những người trong Ban Giám khảo cũng được nộp tác phẩm để dự xét.Hồ Phương gửi “ Những tầm cao” . Nhưng có điều trớ trêu : theo quy định chỉ được xét những tác phẩm in ra trong 5 năm đó, tập một Những tầm cao không nằm trong thời gian xét nên Hồ Phương gửi tập hai, trúng giải A. Phần thưởng là một chiếc xe đạp Thống Nhất vừa xuất xưởng. Thời đó chiếc xe này là loại quý hiếm, là ước mơ của những nhà văn đi bộ. Trong buổi lễ phát thưởng có một nhà văn thắc mắc: “ Tôi thấy bất hợp lý , tác phẩm phải xét toàn bộ, sao lại chỉ xét tập hai, nếu tập một có vấn đề thì sao? Làm thế này chẳng khác gì thi hoa hậu chấm từ rốn trở xuống”. Ý kiến ấy cũng chỉ là nói ra tràng cười vui vẻ chứ không làm thay đổi được kết quả cuộc xét  tuyển. Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem vậy…”.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7115
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Thu 25 Feb 2016, 12:10

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tt)

Đỗ Ngọc Thạch

Chân dung nhà văn Vùng mỏ Võ Huy Tâm cũng hình thành như một “Tia chớp”. Hãy nghe lời kể lại sự ra đời bài thơ chân dung Võ Huy Tâm và phản ứng của nhà văn vùng mỏ bằng lối văn “phong cách Võ Huy Tâm” của Xuân Sách trong Hồi ký Giải mã Chân dung:

“Năm 1998, nhà văn vùng mỏ Võ Huy Tâm qua đời, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết bài báo: “ Nhà văn của những người thợ mỏ đã ra đi” đăng trên tờ Tiền Phong chủ nhật số 44 ra ngày 3/11/96 trong đó có một đoạn liên quan đến tôi và bài thơ chân dung viết về nhà văn họ Võ. Tôi xin trích:

“ Tôi có một kỷ niệm nho nhỏ với nhà văn Võ Huy Tâm. Năm 1993 nhân ra Bãi Cháy dự Đại hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh, tôi đã chứng kiến cuộc hội ngộ lý thú giữa Võ Huy Tâm và Xuân Sách, tác giả tập thơ Chân dung nhà văn đầy tai tiếng xuất bản một năm trước đó. Nhưng tôi thấy hai nhà văn chuyện trò với nhau khá vui vẻ, có thể nói là tâm đắc nữa. Võ Huy Tâm là vậy, luôn luôn hồn hậu và độ lượng, khác xa những ai kia được khen cả trăm lần vẫn chưa “đã” mà mới bị chê dù chỉ một lần là lập tức nhảy xếch lên , khiếu kiện đủ cửa” .

Mãi đến năm 1960 tôi về công tác ở Hà Nội mới gặp anh Võ Huy Tâm, tác giả Vùng mỏ nổi tiếng từ lâu. Anh Tâm là một người không ưa la cà nên chúng tôi ít lần gặp nhau, nhưng chúng tôi lại có thể chơi với nhau được. Tôi rất thích cách nói chuyện của anh, ít lời nhưng lại cung cấp cho người nghe nhiều thú vị. Chúng tôi hợp nhau trong cách gây cười và nói thật, không e dè xã giao. Sau khi cuốn Vùng mỏ được in, được giải thưởng, được dư luận khen ngợi, anh được điều về Hà Nội, rồi làm biên tập ở tờ Văn Nghệ. Trò chuyện với tôi, anh thường thân mật xưng mày tao, còn tôi gọi anh là đại ca:

-Xem chừng đại ca về đây đeo cái đèn ló trên trán đi vào hầm lò văn chương, hành trình rất vất vả phải không?

-Vất vả lắm nhưng phải cố, cuốc văn còn khó hơn cuốc than. Mà từ cách ăn ở đi lại,  giao tiếp tao vẫn chưa quen. Giống như mấy anh ở miền núi về thành phố xem phố xá cũng vui mắt nhưng chóng chán, đi đường nhựa không quen, ăn không quen, nói cũng không quen, lớ ngớ lắm. Tao cũng học được nhiều điều hay, nhưng khó tiêu hóa nên vẫn viết như cũ thôi.

Sau đó Võ Huy Tâm viết Những người thợ mỏ, rồi một số truyện vừa,  trong đó có tập Chiếc cán búa. Rồi các nhà phê bình chính thống không thích lối viết quá trần trụi của anh, cách biểu hiện suy nghĩ  của người thợ mỏ không đi đúng vào quỹ đạo “tuyên truyền”, thật quá, gay cấn quá. Có lần anh nói với tôi, có lẽ tao phải trở về than đá thôi, mày đi với tao ra chợ Đồng Xuân ăn lòng lợn chấm mắm tôm đi. Và quả thật tôi thấy anh có vẻ hoang mang bất định.

Vào một ngày mùa đông, tôi đang đứng ở cổng tòa soạn chợt thấy một người mặc bộ com lê màu gạch non, tay khoác chiếc áo khoác cùng màu. Thời đó ít người ăn mặc như vậy. Ông khách rảo bước vào cổng , tôi nhận ra đó là Võ Huy Tâm. Có việc gì mà ông đến đây với bộ dạng trịnh trọng như vậy? Tôi cầm tay anh kéo vào phòng khách, anh khum tay che miệng ghé vào tai tôi: “Sách ơi, cho mình đi ỉa nhờ một cái”. Tôi nhận ra tình trạng khẩn cấp của ông anh, liền vội đưa anh ra khu vườn cỏ dại phía sau tòa soạn.

Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế là một trong hai ngôi nhà sang trọng của Hà Nội có kiến trúc Á Đông, mái cong, lợp ngói ống, sàn nhà, cửa bằng gỗ tốt, nhưng quân ta ăn ở thế nào mà qua mấy năm hệ thống ống nước hỏng hết, toilet không đi được. Chúng tôi cải tiến thành phòng văn mini. Mùa hè đánh trần trên nền nhà gạch non mát lạnh. Phía sau là khu đất trống, trước đây quân đội Pháp xây dựng một số phòng giam nhỏ để nhốt binh lính bị kỷ luật. Chúng tôi cải tạo những phòng giam ấy thành nhà xí, đặt một tấm bê tông có lỗ tròn, bên dưới đặt thùng “ đặc dụng” bằng sắt tây quét hắc ín, do một công ty vệ sinh thành phố quản lý, gọi nó là hố xí thùng, tiền thân của hố xí hai ngăn. Cứ khoảng 4giờ sáng chị nhân viên vệ sinh đi ủng cao su, quần áo bảo hộ màu xanh đậm, một tay xách chiếc thùng rỗng, một tay cầm đèn bão đến đập vào cánh cổng rầm rầm rồi gọi to: “Số 4 , thùng”. Đó là cách rút gọn một câu văn dài: “Nhà số 4 mở cửa để đổi thùng”

Nhà văn Võ Huy Tâm đã trở ra, mặt mày phởn phơ, cười hơ hơ:

-Sách ơi, các cụ tổng kết con người có “tứ khoái” cấm sai. Cám ơn, mình đi!

Tôi nhìn theo ông “Tây gỗ” bước thẳng đơ trên đường phố, vừa buồn cười vừa thương cảm. Tôi lên phòng, viết ngay bài thơ về ông:

Đem than từ vùng mỏ
Về bán tại thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hóa ra thằng ngẩn ngơ!

Tôi cười một mình nghĩ sẽ tới gặp Võ Huy Tâm đọc cho anh nghe và bổ sung vào bộ tứ khoái thêm cái nữa là ngũ khoái, tức là viết được cái gì vừa ý cũng là cái khoái đáng kể của giống người.

Hôm sau, anh bạn thơ trẻ Định Nguyễn đến: - Anh ơi, có bài nào mới cho em xin. Tôi đưa bài vừa viết. Định Nguyễn đọc hai ba lần rồi cười phá lên bình : - Hay, đúng là thơ ông Võ, cái chữ “thằng” rất ngon, đích thị ngôn ngữ thợ mỏ. Ngày mai chủ nhật em lại được một chầu bia hơi-bánh tôm ở Hồ Tây rồi. Chủ nhật trước có mấy ông cỡ bự bên Viện Sử, Viện Triết cũng tới nghe em đọc, hay ngày mai anh đi cùng em xem sao?

-Tuyệt đối không được, có mặt mình ở đó trở nên vô duyên. Không có mình cậu mới nghe được những lời bình phẩm thật, nghe các bố ấy bình tán rồi về kể lại cho mình nghe mới có lợi!

-Ai ngại quá, em chỉ  mang cái mồm đi hưởng nhuận khẩu, còn anh nát óc ra mà chẳng được gì, có khi lại bị tai họa.

-Sao lại không được gì?  Hãy đợi đấy!

Trở lại sự việc trong bài báo của anh Nguyễn Hoàng Sơn. Năm 1993 tôi là đại biểu duy nhất phía Nam, kể từ Huế trở vào được mời đi dự Đại hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Khi tôi di chuyển xe ôm từ Hòn Gai sang Bãi Cháy dừng trước cửa khách sạn Anh Đào, nơi diễn ra Đại hội, người đầu tiên chạy ra đón tôi là nhà văn lão thành Võ Huy Tâm. Ông ôm chầm lấy tôi, cười nói oang oang trước đông đảo quan khách văn nhân:

“ Hoan hô mày, mày chửi tao làm tao nổi tiếng. Tao sướng! Rồi ông hạ giọng: Mà từ ngày tao trở về vùng mỏ thì hết ngẩn ngơ”.



(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Fri 26 Feb 2016, 05:43

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Cach-n10
Còn chén chè hạt sen lệ chi này mời Trà Mi đã đăng bài chia sẻ cho mọi người đọc nè :flower_2++:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7115
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Fri 26 Feb 2016, 11:10

Shiroi đã viết:
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Cach-n10
Còn chén chè hạt sen lệ chi này mời Trà Mi đã đăng bài chia sẻ cho mọi người đọc nè :flower_2++:
 
Cám ơn tỷ, bông bỏ trong chè chi cho nó héo vậy tỷ?  
:cuoi:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7115
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Fri 26 Feb 2016, 11:17

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tt)

Đỗ Ngọc Thạch

Đoạn nói về viết chân dung nhà thơ Chính Hữu thật sâu sắc và cảm động. Tuy là viết về Chính Hữu nhưng ta thấy được cả một thế hệ những nhà thơ, nhà văn mặc áo lính như Thanh Tịnh, Nhị Ca, Nguyễn Minh Châu…đã phải “lao tâm khổ tứ” như thế nào để cho ra đời những câu thơ “gan ruột” của mình:

… “Cho nên thời kỳ ấy, năm 1951 ấy tôi rất khâm phục Chính Hữu khi đọc hai bài thơ của anh “ Hà Nội đêm 51” và “Đồng chí”. Hai bài thơ hay, hai câu tuyệt tác “Mái buồn nghe sấu rụng” và “Đầu súng trăng treo”.

Nhưng rồi Chính Hữu cũng không vượt qua được bế tắc, không thấy anh công bố bài thơ nào nữa. Sau hàng chục năm, sau năm 54 anh về làm biên tập cho Nhà xuất bản Quân đội và anh cho in quyển tiểu thuyết “Tấc đất” dịch của Liên Xô. Chính Hữu cũng không tránh khỏi hệ lụy nhưng anh vốn là người chỉn chu, mẫn cán, anh chuyển về làm cán bộ phòng văn nghệ trong đó có bọn chúng tôi. Trong chống Mỹ anh bắt đầu sáng tác trở lại. Thơ anh vẫn thế, ngắn, súc tích nhưng thiếu cái bay bổng của thời trước. Anh được đề bạt làm cục phó Cục Tuyên huấn quân đội đặc trách giới văn nghệ mặc áo lính về văn học, âm nhạc, hội họa, các đoàn văn công quân đội. Lũ chúng tôi rất vui, thời buổi đó có được vị thủ trưởng như Chính Hữu thì còn mong gì nữa. Một người có bản lĩnh, trình độ vừa nguyên tắc tỉ mỉ nhưng cũng rất tế nhị, chỉ trộm lo cái con người “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” kia lại chưa có vợ. Liệu có thoát khỏi cái vòng vây của hàng trăm chị em văn công dưới trướng. Anh Nhị Ca là nhà phê bình của tạp chí chúng tôi, người bạn của Chính Hữu từ thời trên chiến khu nói :

Ông này ngoài thì tươi nhưng trong lại khô, mình đang mong có em nào vật ngã được gã quân tử lạc thời này mới khoái.

Nhị Ca nói đúng. Chính Hữu không làm việc tại công đường trong thành mà chuyển ra ở cùng chúng tôi. Ông ở một căn phòng trong dãy nhà cấp 4 phía sau tạp chí, như một nhân viên cấp thấp vậy, mà tự nhiên thoải mái.

Nhưng rồi một sự kiện xảy ra với ông , có nhiều người cho là nhỏ nhưng với tôi lại là lớn: Chính Hữu cho in một tập thơ của mình. Ông viết ít và thơ thường ngắn. Một tập thơ mỏng, in bình thường. Ông tặng tôi một quyển. Tôi vốn thích thơ ông nên đọc kỹ. Cả tập thơ chỉ có một chỗ sửa chữa câu : “mái buồn nghe sấu rụng” thành “phố dài nghe sấu rụng”. Hai chữ phố dài làm hỏng câu thơ, tôi đinh ninh rằng Chính Hữu phải biết điều đó hơn tôi. Vậy tại sao ông lại chữa? Tại sao vậy? Tôi muốn hỏi ông nhưng lại ngại. Buổi tối nhà số 4 thường vắng , phần đông anh em đều có gia đình ở Hà Nội, tối về nhà , còn lại một bác quản gia vợ con vẫn ở Nghệ An, một cậu thường trực , còn cả tầng gác mênh mông chỉ có tôi và nhà thơ Thanh Tịnh,  người ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân. Tôi nằm trong phòng đọc sách nghe tiếng chân đi ngoài hành lang, hé cửa nhìn ra thấy hai người, Nhị Ca đang đưa Chính Hữu về phòng mình. Lát sau tôi nhẹ nhàng đi tới, nếu hai người chỉ tán chuyện thì ghé vào, tôi rất thích hóng chuyện các bậc đàn anh, học được rất nhiều điều. Đến cửa tôi dừng lại vì nghe Nhị Ca hơi to tiếng: - Tại sao ông phải chữa câu thơ ấy? Húy kị thì không , đầu đề ông đã ghi rõ Đêm Hà Nội năm 1951 tức là khi thủ đô Hà Nội còn bị tạm chiếm chứ có phải hôm nay đâu ! Và kể cả ngay hôm nay ông cứ hơn hớn suốt ngày đêm không bao giờ buồn chứ? Mà mái buồn thành phố dài thì hỏng mẹ nó câu thơ rồi, điều đó ông biết rõ hơn tôi. Vậy vì cái gì? Tôi hiểu rồi, vì cái chức vụ mới của ông, cái chức cục là cái….gì, ông là nhà thơ kia mà. Tôi biết có người còn tự tuyên bố, còn viết ra giấy từ bỏ những tác phẩm nổi tiếng của mình thì bỏ 2 chữ của ông chẳng là gì, nhưng vì tôi là bạn của ông, tôi quý ông, quý thơ ông, làm thế tôi không chịu nổi…

Nhị Ca nổi tràng ho, anh vốn bị lao phổi đã phải sang Trung Quốc chữa cắt đi một lá rồi. Chính Hữu nói gì đó tôi nghe không rõ.

Tôi trở về phòng buồn thấm thía. Một lần Nguyễn Minh Châu đã nói : “Mình buồn thật, mà cũng không được viết, được nói ra cái buồn ấy, quỷ quái thật”. Có niềm an ủi là Nhị Ca đã nói ra điều đó, lại là nói với người đang lãnh đạo trực tiếp, lại nói tới vấn đề lớn là mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, giữa bản lĩnh người viết và nỗi sợ hãi đớn hèn…

Lúc sau 2 người ra về, trả lại sự vắng lặng. Có tiếng gõ cửa, anh Thanh Tịnh ở cạnh phòng tôi, anh nói nhỏ: - Sách có diêm cho mình xin một que, một que thôi!

Không phải anh muốn xin que diêm mà muốn được nghe tiếng người. Anh Thanh Tịnh trở về phòng mình. Tôi chợt nhận ra tôi đang có một khoảnh khắc tự do sáng tạo một mình, không có gì ràng buộc. Tôi viết bài thơ chân dung Chính Hữu.

Cơ quan chúng tôi có tục lệ sau các cuộc họp sơ kết tổng kết thường có mục vui cười. Lần này cũng vậy, Nguyễn Khải khởi xướng: Tôi đề nghị anh Sách đọc những bài thơ chân dung mới ra lò. Thời phong kiến vua uy  quyền đến thế mà vẫn để một khe hở, tha chết cho quan ngự sử khi có lời trái ý hoàng thượng, anh Sách cũng được hưởng cái quyền miễn trảm ấy nên cứ đọc thoải mái. Xin đọc về tôi  trước. Thực ra lúc đó tôi chưa chính thức viết chân dung Nguyễn Khải, chỉ có mấy câu đùa tếu, Nguyễn Khải vẫn cứ đọc làm  mồi. Rằng trước khi tôi đi ra đảo Cồn Cỏ, vợ tôi lo lắng , tôi có an ủi: “Em đừng tính quẩn lo quanh, họ chiến đấu chứ có phải anh đâu”, rồi khi tôi gặp đồng chí bí thư huyện ủy Hòa Vang được triệu tập ra Bắc để báo cáo thành tích chiến đấu, vợ tôi lại tưởng tôi đi B nên tôi phải nói: “Anh đi một lát về ngay. Hòa Vang chính ở ngoài này đó em”.Chờ mọi người cười xong, Nguyễn Khải tiếp : “Tôi chỉ nhớ có vậy, vả lại tôi vốn nhạt nên ông Sách khó viết hay, bây giờ đề nghị anh đọc bài mới, những bài về anh em ngồi đây càng tốt.

Và tôi đọc bài về Chính Hữu:

Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.

Mọi người đổ dồn mắt nhìn thủ trưởng. Tôi cũng nhìn và thấy anh hơi nhếch mép, mắt nháy nhanh sau cặp kính cận như thường thấy ở anh. Không khí chùng xuống một lát. Nguyên Ngọc bảo tôi đọc lại rồi anh vỗ bàn khen hay.

Tôi biết mình đã chọc vào nỗi đau của Chính Hữu, nhưng tôi biết anh đã chấp nhận. Tôi chắc rằng anh đã hối hận kể từ bữa gặp Nhị Ca.

Sau buổi đó, anh Nhị Ca gặp riêng tôi: - Cậu chọc đúng vào vết thương của Chính Hữu. Đau lắm, nhưng không sao. Cậu đừng lo, ông ấy là bậc quân tử. Nhưng thánh còn sai, tôi cũng khen cậu bạo miệng đấy, coi chừng sinh ư nghệ tử ư nghệ. Này còn bài nào độc hơn, đọc mình nghe!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13Mon 29 Feb 2016, 04:10

Trà Mi đã viết:
Shiroi đã viết:
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Cach-n10
Còn chén chè hạt sen lệ chi này mời Trà Mi đã đăng bài chia sẻ cho mọi người đọc nè :flower_2++:
  
Cám ơn tỷ, bông bỏ trong chè chi cho nó héo vậy tỷ?  
:cuoi:

Nhai luôn ... Bông, TM ơi lol2
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 9 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung nhà văn - Xuân Sách
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 9 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 8, 9, 10, 11, 12, 13  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Cận Đại-