Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung nhà văn - Xuân Sách

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 10, 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Wed 13 Apr 2016, 11:27

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tt)

Đỗ Ngọc Thạch

Những câu chuyện về Nguyễn Minh Châu, Phù Thăng và chân dung về hai nhà văn này, theo tôi là hay nhất về cả chân dung bằng thơ và chân dung bằng văn xuôi. Với hai nhà văn này và cộng thêm Xuân Sách ta có “Bộ ba” điển hình độc đáo về cả văn tài cũng như cuộc đời đầy bất trắc của những nhà văn chân chính. Tôi sẽ trở lại ba nhà văn này khi có điều kiện…

Xuân Sách có bài thơ “triết lý” rất nhẹ nhàng mà sâu sắc về nhân tình thế thái và tuy thường nói là mình liều mạng “điếc không sợ súng” nhưng chính Xuân Sách là một trong số ít nhà văn, nhà thơ rất “biết mình, biết người”,  đã tự nhận thấy hạn chế của mình trong sự nhận thức thế giới, câu đầu bài thơ cũng là nhan đề bài thơ:

Có nhiều điều mà tôi chưa biết
Hòn núi kia có tự bao giờ
Con kiến bé tí teo đến vậy
Còn con voi to lớn khổng lồ?
Có nhiều điều mà tôi chưa biết
Lá mâm xôi giống lá mãn đình hồng
Một bên nảy ra chùm quả dại
Một bên hoa rực rỡ đến nao lòng?
Có nhiều điều mà tôi chưa biết
Nước suối trong mát ngọt lịm người
Rồi suối chảy ra sông ra biển
Muối ở đâu mà biển mặn biển ơi?
Có nhiều điều mà tôi chưa biết
Tằm ăn dâu xanh lại nhả tơ vàng
Nguyễn Du viết Kiều bao đêm trắng
Bao sợi tóc xanh bạc trắng bên đèn?
Một cô Kiều sắc tài nhường ấy
Trải qua nhiều chìm nổi truân chuyên
Không dứt được lòng tham danh lợi
Khiến Từ công chết đứng trận tiền.
Nhưng có lẽ cuộc đời vốn vậy
Biển cứ mặn mòi, suối cứ ngọt êm
Voi cứ khổng lồ, kiến thì bé tẹo
Cái tốt dù nhiều cái xấu vẫn kề bên.

Sài Gòn, tháng 10-2010
----
Chú thích:
(1) Xuân Sách (4/7/1932 - 2 /6/2008) tên thật là Ngô Xuân Sách, bút danh khác: Lê Hoài Đăng, là hội viên Hội Nhà văn VN. Ông được nổi danh khi là tác giả phần lời các ca khúc Đường chúng ta đi (dựa trên tứ thơ của Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên), Cùng anh tiến quân trên đường dài (nhạc Huy Du), đặc biệt nổi bật qua tập thơ Chân dung nhà văn. Quê tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Nơi ở trước khi ông qua đời: TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quá trình hoạt động: Từ năm 1960 đến1980: Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1981 - 1984: Phó giám đốc NXB Hà Nội. Từ năm 1985 đến 1995: Chủ tịch Hội Văn nghệ Bà Rịa -Vũng Tàu...

Đêm 2 tháng 6 năm 2008, ông qua đời tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), sau hai tháng nằm viện tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội do tai biến mạch máu não. Ngày 6 tháng 6 năm 2008, linh cữu nhà văn Xuân Sách được đưa về an táng tại quê nhà Thanh Hóa, theo nguyện vọng sinh thời của ông.

Tác phẩm: Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962); Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964); Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971); Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974); Con suối mặt gương (thơ, 1974); Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977); Nơi đi và đến (thơ, 1979); Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984); Đường xa (thơ, 1986); Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991); Chân dung nhà văn (thơ, 1992); Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995); Cõi người (thơ, 1996).

100. Xuân Sách (Tự họa)

Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người du kích
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi
Đường tới chiến công gân cốt mỏi
Lối vào lửa sởn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Ở một cụm đường rách tả tơi.


(2) Tập Hồi ký Giải mã Chân dung của Xuân Sách do ông Nguyễn Hòa VCV cung cấp. Những dẫn chứng không đánh số chú thích là đều lấy từ Hồi ký Giải mã Chân dung này.

(Hết)
Đỗ Ngọc Thạch

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Thu 14 Apr 2016, 04:23

Trà Mi đã viết:
Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tt)

Đỗ Ngọc Thạch

(Hết)


Hết rồi hở TM ơi :cheers:

Bài viết nhiều ý nghĩa, cám ơn TM đã sưu tầm và bỏ công đăng bài :spf:

Cất bông nhanh lên, để ông thầy Iu Bông tới giật à :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Wed 27 Apr 2016, 09:50

Shiroi đã viết:
Trà Mi đã viết:
Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tt)

Đỗ Ngọc Thạch

(Hết)


  Hết rồi hở TM ơi :cheers:

Bài viết nhiều ý nghĩa, cám ơn TM đã sưu tầm và bỏ công đăng bài :spf:

Cất bông nhanh lên, để ông thầy Iu Bông tới giật à :tongue:
 

Cám ơn tỷ, cũng còn nữa nè! hon
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Wed 27 Apr 2016, 10:12

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)

Đỗ Ngọc Thạch

Ở bài trước, tôi đã nói về sự hình thành cũng như sự ra đời của tập thơ “Chân dung Nhà văn” của Xuân Sách (1)  và sự giải mã chân dung (2) của bốn nhà văn, nhà thơ là Hồ Phương, Võ Huy Tâm, Chính Hữu, Tố Hữu. Ở bài viết thứ hai này, ta sẽ xem Xuân Sách đã  “giải mã chân dung” các nhà văn Nguyên Ngọc (3),Nguyễn Khải (4), Nguyễn Minh Châu (5), Phù Thăng (6). Chân dung các nhà văn này rất đặc biệt bởi đó là những nhà văn “chung một chiến hào” với Xuân Sách khi họ có nhiều năm tháng cùng sống và viết ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, trong căn nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Điều đặc biệt nữa là Nguyên NgọcNguyễn Minh Châu gần như là “Tâm điểm” của thời kỳ đầu phong trào “Cởi trói” và “Đổi mới” trong văn học. Các nhà văn của chúng ta đã “Đổi mới” như thế nào và kết quả đến đâu? Đó là điều tác giả Hồi ký Giải mã chân dung muốn nói với bạn đọc…

*
Nguyên Ngọc là nhà văn năng động, xông xáo, có cá tính và đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong đời sống văn học. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông nhập ngũ, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên - chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau hòa bình 1954, Nguyên Ngọc nổi tiêng với tác phẩm Đất nước đứng lên viết về Anh hùng Núp của Tây Nguyên … Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này Nguyên Ngọc viết tùy bút Đường chúng ta đi,  truyện Rừng Xà Nu có tiếng vang lớn… Sau chiến tranh ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ Đổi Mới và phong trào Cởi Mở ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Tuy nhiên, sau đó báo Văn nghệ bị chính thức phê phán là "chệch hướng" và Nguyên Ngọc đã thôi chức Tổng biên tập để thay thế bằng Hữu Thỉnh…

Là người cùng tuổi và có nhiều năm cùng “lăn lộn” với Nguyên Ngọc ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Xuân Sách rất “thuộc” tính cách Nguyên Ngọc và qua những đoạn văn cũng như chân dung viết về Nguyên Ngọc, người đọc thấy hiện lên một Nguyên Ngọc khao khát và quyết tâm “Đổi mới” nhưng cũng đầy bất trắc, sóng gió:

“Nguyên Ngọc mở đầu công việc của mình (Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn) là bằng triệu tập một hội nghị những nhà văn  là đảng viên và trong hội nghị ngày ( 11-13/6/1976) để đọc bản đề dẫn, thực sự là một tuyên ngôn về văn học trong thời kỳ mới. Đối với các bậc trưởng lão  có ý nghĩa là chúng nó sắp mời các cụ về vườn. Ngay lập tức có người lên trình với Tố Hữu rằng lấy trẻ đánh già. Cho nên hôm sau ông đã đến hội nghị lấy danh nghĩa tôi đến đây với tư cách nhà văn chứ không phải tư cách Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng. Nghe thế các đảng viên văn chương cười đẹp và nghĩ thầm “ chúng em biết chứ ạ.”

“ Lớn là thế nào hè? Thời đại là thế nào hè? Văn học phải đi từng bước. Phải có cây số một, rồi mới có cây số hai, số ba. Thực tế của ta bây giờ là rất đẹp, có thể nói là tuyệt diệu. Cứ thế mà ghi chép,  thậm chí sao chép cũng được.”

Tố Hữu nói hơn nửa buổi. Suốt buổi Tố Hữu chỉ biểu dương hai tác phẩm là Hòn Đất của Anh Đức và Vụ lúa chiêm của Đào Vũ. Ông còn gọi Hòn Đất là Hòn Ngọc. Dĩ nhiên cử tọa người thì sướng rơn, người thì toát mồ hôi hột về những lời vàng ý ngọc như thế thì nền văn học chúng ta cứ là lên mây. Điều đó hồi sau sẽ rõ còn ngay bây giờ là cuộc chiến tranh không có tiếng súng giữa hai phe, mà thực chất là tranh giành mấy chiếc ghế ở cái “ suối cạn Hội Nhà văn “.

Nguyên Ngọc người nhỏ nhưng gan lớn vẫn khẳng định những quan điểm của mình. Số đông ủng hộ Nguyên Ngọc, nhưng khổ thay đó lại là số đông im lặng, các nhà văn linh động giống như các triết gia còn những người có vị trí ở ban chấp hành ở Đảng đoàn, trước hội nghị tỏ bày ủng hộ thì sau lời nói của ông Tố Hữu, hầu như đều “ thay đổi sắc phù sa” một cách chóng vánh và quyết liệt. Nhất là khi ông Trần Độ, một người thành tâm hướng tới sự tiến bộ của văn học bằng tự do dân chủ bị chuyển sang công tác khác, và nhà lý luận Hà Xuân Trường trúng vào chân dự khuyết Trung ương Đảng được bổ nhiệm làm trưởng ban tư tưởng và văn hóa thì coi như thuyền thay lái, gái thay chồng, Nguyên Ngọc trơ trọi. Ông Trường mời Nguyên Ngọc lên thương lượng để thay đổi quan điểm, Nguyên Ngọc không nhân nhượng và lẽ tất nhiên phải xảy ra. “ Anh không “ đổi” thì tôi phải “thay” như lời miệng nói của ông Tố Hữu. “Cậu Ngọc chỉ làm được bí thư chi bộ, làm bí thư Đảng đoàn thì quá sức. Việc đặt Nguyên Ngọc ngồi chỗ đó coi như tôi làm bài thơ dở, phải làm lại”.

Mấy ủy viên Đảng đoàn thì dao động. Giang Nam, nhà thơ “ yêu quê hương vì có chim có bướm “ được Nguyễn Khải cũng là ủy viên trong Đảng đoàn bàn tìm người thay Nguyên Ngọc. Nguyễn Khải cũng tự biết mình không được cấp trên yêu vì nhiều lẽ. Hôm diễn ra vở kịch cách mạng Tố Hữu đã có nhận xét “ thằng Khải xỏ lá “. Nguyễn Đình Thi cũng tự coi như gái lỡ thì. Chỉ còn một nhân vật có  thể thay Nguyên Ngọc ai cũng thấy đấy là Chế Lan Viên và ông cũng thấy đã đến lúc cờ đến tay. Ông tập hợp mấy nhà văn gặp Nguyên Ngọc để đòi Ngọc từ chức. Nhà văn Tô Hoài thì tủm tỉm đứng ngoài vòng tọa sơn quan hổ đấu. Bình luận về sự kiện này nhà văn Hải Hồ tạp chí chúng tôi nói : đó là cách dùng khỉ vặt lông khỉ. Không khí sáng tác chìm trong không khí im lìm giống như nền kinh tế những năm đầu 80. Năm tám mươi gạo tám mươi / dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ. Nguyễn Khải khôn ngoan bỏ của chạy lấy người, anh chuyển cả gia đình vào Sài Gòn sinh sống và viết. Trần Mạnh Hảo nhận xét Nguyễn Khải là người “ta không ra ta địch không ra địch”.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Thu 28 Apr 2016, 03:33

ah còn phần 2 nữa.
hearts TM nhìu nhìu, những nhà văn thời cận đại thì Shiroi mù tịt
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Mon 20 Jun 2016, 11:31

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)

Đỗ Ngọc Thạch

Nguyên Ngọc thành danh rất sớm. Tôi bằng tuổi anh . Người ta nói tuổi Nhâm Thân là con khỉ bạc. Lúc đó tôi đang là viên trợ lý văn hóa văn nghệ dưới sư đoàn pháo binh còn anh đã là nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” giành giải nhất văn học quốc gia. Thời ấy giải văn học danh giá hơn bây giờ nhiều. Sách in ra hàng vạn cuốn, nhuận bút cũng lớn, anh Ngọc đang độc thân không biết tiêu gì cho hết tiền. Anh Ngọc lại là người nghiêm chỉnh, không chè rượu đàn đúm. Mãi đến năm 1960 tôi về Văn nghệ Quân đội mới biết anh. Một người nhỏ bé nhưng tài cao chí lớn. Cùng ở cơ quan nhưng tôi ít có dịp trò chuyện với anh. Nguyên Ngọc đi nhiều, anh lên tận Bắc Kạn, Cao Bằng viết tập truyện ngắn “Rẻo cao”. Rồi đó đi về Thái Nguyên khi ấy đang xây dựng một khu gang thép lớn, một trong những đứa con đầu lòng của nền công nghiệp XHCN. Được viết về anh vừa là trách nhiệm vừa là vinh dự. Anh Ngọc viết tập truyện “Mạch nước ngầm” ẩn ý là sau cái tưng bừng vĩ đại của công trình và những người mới của giai cấp công nhân tương lai, thì đã có một mạch nước ngầm đang chảy rì rầm không được trong lành lắm. Anh bị rắc rối vì chuyện đó,  cuốn sách phải xé bỏ một số trang mới được phát hành. Truyện đó không ảnh hưởng gì nhiều đến con người vốn cứng rắn như Nguyên Ngọc. Anh không biết đi xe đạp, và anh cũng không định tập, dù có nhiều người tình nguyện hướng dẫn. Anh em nói vụng: “Ông Ngọc kiên trì đường lối đi lên CNXH không qua giai đoạn tư bản, cũng từ đi bộ đi luôn ô tô, bỏ qua giai đoạn xe đạp, xe máy”. Một lần người yêu anh Ngọc từ Vĩnh Phú về Hà Nội, Nguyễn Khải và tôi tự nguyện làm phu pooc-tê cho hai người. Tôi đèo chị, Khải đèo anh, chúng tôi đạp xe song song với tốc độ đồng đều để hai anh chị ngồi phía sau tâm sự trên đường quanh Hà Nội.

Nguyên Ngọc làm TKTS, anh làm rất giỏi và mọi người ủng hộ, vì như vậy mọi người được tự do đi viết. Năm 1962, Nguyên Ngọc vào chiến trường, khu Năm và Tây Nguyên quen thuộc của anh thời kỳ chống Pháp. Không lâu sau anh gửi ra bài viết từ chiến trường. Bài tùy bút “ Đường chúng ta đi” mang âm hưởng một bài hịch. Truyện “Rừng xà nu” như một áng sử thi của con người và đất Tây Nguyên. Những anh Núp chị Niêu mới lại đứng lên chống  Mỹ, đất nước lần nữa lại đứng lên. Nguyên Ngọc lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành. Đây là điều bắt buộc với những nhà văn miền bắc khi vào chiến trường miền Nam. Năm 1974 Nguyên Ngọc ra Bắc rồi năm 1975 anh lại đi chiến dịch giải phóng MN.

Khi đất nước thống nhất, Nguyên Ngọc đã đứng ở vị trí cao trong văn nghệ. Anh cũng xứng đáng như vậy, anh cũng mong muốn được thổi vào văn nghệ một không khí mới. Tôi nhớ hồi còn ở chiến trường anh có viết thư về tòa soạn nhắc nhở chúng tôi đại ý, nếu cứ viết như những gì đăng trên tạp chí thì không góp gì được cho công cuộc chiến đấu trên chiến trường. “Muốn thực hiện được những ý tưởng đó, tất nhiên phải nắm giữ một vị trí lãnh đạo càng cao càng tốt”. Một lần Nguyễn Khải nói với tôi:   “Chúng ta “nịnh” ông Ngọc đi thì vừa”. Một lần Nguyễn Khải đèo Nguyên Ngọc trên xe đạp đi qua báo Quân đội Nhân dân, mấy ông bạn hàng xóm trêu: “Thằng lớn đèo thằng bé”. Nguyễn Khải cười toét: “Cái bóng bao giờ cũng lớn hơn người! “Anh em chúng tôi đối với Nguyên Ngọc thường kính nhi viễn chi, thân thiện nhưng không suồng sã.

Nguyên Ngọc rời quân đội chuyển sang Hội nhà văn, được bổ nhiệm làm phó tổng thư ký hội. Và anh chuẩn bị thực hiện ý tưởng của mình chuẩn bị cho “sự kiện” bản đề dẫn. Nguyên Ngọc tổ chức cuộc họp một số nhà văn chủ chốt, trình bày bản đề dẫn Để làm mới văn nghệ, để phù hợp với tình hình mới , để sáng tác đa dạng hơn, trung thực hơn, và vấn đề giữa chính trị và văn nghệ.

Nguyễn Khải nói với tôi rằng lần này Nguyên Ngọc sẽ vào ban chấp hành Trung ương Đảng. Anh còn kể cho tôi nghe những gì mà anh biết, nhưng chuyện tưởng là ngoài lề nhưng lại có tính quyết định ai ngồi đâu, làm chức gì, nhiều khi nghe cứ tưởng chuyện đùa mà có thật. Như chuyện anh Ngọc làm việc với một vị lớn ở Quốc hội. Lúc này Nguyên Ngọc là đại biểu Quốc hội. Hai người làm việc đêm, ông tối đó có việc đi ra ngoài, khi trở vào kêu lên: “Ngọc ơi, mình đã nhầm dép của cậu”. “Chân ông Ngọc cũng nhỏ như chân cấp trên”. Thân mật như thế, hòa hợp đến thế thì vào Trung ương là cái chắc. Lúc đầu tôi nghĩ anh Khải đùa nhưng rồi nghĩ lại thấy đúng. Lại nữa, với Nguyên Ngọc việc vào Trung ương cũng không phải xa vời lắm. Nhưng lại nghĩ như nhà văn Nguyễn Đình Thi bề dày còn hơn Nguyên Ngọc, ông đã nổi tiếng là đại biểu trẻ nhất Quốc hội năm 1946, là thư ký Quốc hội trong phiên họp cử Cụ Hồ đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên. Vậy mà bao nhiêu năm ông không được vào Trung ương, có lẽ tại vì chân ông to, giày dép không vừa như chân cấp trên. Tôi tán dóc một cách cù lần như thế với Nguyễn Khải. Nhưng rồi chính Nguyễn Khải lại nói: “Hỏng rồi, thủ trưởng của chúng ta hụt rồi”. Và cũng là lý do rất dở hơi. Rồi kết quả đúng như vậy, Nguyên Ngọc hụt vào Trung ương vào phút chót. Nguyễn Khải có lối nói đùa chết cây chết cá. Sau sự thể ấy, Nguyễn Khải nói với Nguyên Ngọc: “Giá ông cho Xuân Sách một bao thuốc lá, hắn sẽ giúp ông cách vào Trung ương”.

Tôi không biết chuyện đó, mãi sau này khi anh Ngọc với tôi có mối quan hệ thân thiết hơn. Lần Đại hội văn nghệ Vũng Tàu tôi mời Nguyên Ngọc vào dự, trong bữa rượu vui vẻ Nguyên Ngọc mới nhắc lại chuyện đó. Tôi nói:

-  Anh lạ gì ông Khải, ông ấy đùa thôi mà, báo hại tôi rồi!

-  Tôi không lạ ông Khải, ông ấy đùa bao giờ cũng có một nửa sự thật, ông cứ nói tôi nghe.

-  Khi anh đã được chấm tên vào sổ thiên tào rồi, anh có thể ngủ yên chờ đợi không cần phải làm gì nữa, và khi đã yên vị lúc ấy làm gì mới  có thể làm. Chính nhiệt tâm của anh và cả sự nóng vội nữa, anh đã làm cái việc mà người ta thường nói là cầm đèn đi trước ô tô. Cầm đèn đi trước ô tô dù với thành tâm và thiện chí cũng rất dễ làm bận lòng đối với những người đang ghen tỵ với anh. Lưu Bang là người biết dùng người tài, tin cậy Trương Lương như cha, vậy mà Trương muốn Lưu làm gì vẫn khôn khéo gợi ý sao cho những ý nghĩ những việc làm ấy là nhờ “tài năng và hồng phúc của chúa công”. “Mất mùa là tại thiên tai/Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta”. Dân gian đã đúc kết như vậy mà.

Nguyên Ngọc cười:

-  Sao lúc đó ông không nói thẳng với tôi, chắc hẳn không phải là ông sợ rồi?

-  Tôi không phải là Trương Lương và anh… Nhưng thôi, việc đó nói cho cùng không có gì quan trọng.

Đúng vậy, tôi nghĩ trong cái rủi có cái may. Nếu Nguyên Ngọc thành ông Trung ương, thì không có Nguyên Ngọc làm tổng biên tập báo Văn nghệ thời kỳ đổi mới. Cái thời mà ông tổng bí thư thứ tư của Đảng Nguyễn Văn Linh trong một ngày đẹp trời tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, tự cứu trước khi trời cứu, thời tướng Trần Độ với nhãn quan chính trị tiến bộ, với nhiệt tâm đối với văn nghệ đã dựng được cái “nghị quyết năm”, một nghị quyết góp phần cho việc tự do sáng tạo, thì tờ báo Văn nghệ của Nguyên Ngọc là thành phẩm sáng giá nhất. Có người chủ trì ấy tờ báo mới có “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc, một anh cán bộ văn hóa làng xã viết rất hay tố cáo nỗi đau khổ của người nông dân bị bọn cường hào mới áp bức và bóc lột. Mới có những truyện ngắn mới mẻ xuất sắc của Nguyễn Huy Thiệp và một số nhà văn khác. Mới có những bài tuyển luận như Nguyễn Minh Châu viết: “Đọc lời ai điếu cho một thời kỳ văn nghệ minh họa”… và đặc biệt là tạo được bầu không khí dễ thở trong trường văn trận bút và manh nha không khí dân chủ không chỉ trong văn chương mà cả trong toàn xã hội. Mới có được Đại hội nhà văn lần thứ tư 1989, một đại hội rất đáng hãnh diện của những người cầm bút. Một đại hội được nhân dân tin cậy, cơm đùm cơm nắm lên thủ đô đem đơn từ đi khiếu kiện tới trao cho các nhà văn. Với một khúc ngâm “đặc tả” Đại hội với mấy câu mở đầu:

"Thuở trời đất nổi cơn Đại hội/ Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên/ Trời kia thăm thẳm tầng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này/ Trống Ba Đình tùng tùng…"

Rồi ban chấp hành Hội nhà văn trong đó có Nguyên Ngọc tặng giải thưởng cho tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Cuốn tiểu thuyết lần đầu mô tả chiến tranh ở một khía cạnh khác, một hiện thực mà từ trước chưa ai dám viết. Và chúng ta biết sau thời gian mở và cởi trói cho văn nghệ người ta lại thấy hiểm họa mà nó mang tới nên phải trói trở lại. Một số người trong ban chấp hành tự kiểm điểm và xóa bỏ giải thưởng của cuốn sách kia. Theo đó cũng là lúc Nguyên Ngọc phải lặng lẽ rời bỏ chức Tổng biên tập tờ báo Văn nghệ. Nhưng dù sao có trói lại cũng không thể trói chặt như trước.

Nguyên Ngọc chuyển hoạt động của mình sang một hướng khác. Anh lại đem tài năng của mình để làm được điều gì đó có lợi ích cho dân cho nước, và lại phải vượt qua những thử thách gian nan mới. Qua những bước thăng trầm của Nguyên Ngọc, tôi đã viết chân dung anh:

“ Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên lại nằm..”


Cách đây mấy năm, Nguyên Ngọc từ Hà Nội gọi điện vào Vũng Tàu cho tôi : “Sách ơi, lần này mình lại đứng lên rồi và không nằm nữa đâu!”

Tôi tin và mong như thế. Bây giờ sống đến U80 không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhưng đến độ ấy mà còn “đứng lên” đi về phía trước thì vẫn được gọi là xưa nay hiếm” (Hồi ký Giải mã chân dung).

Chân dung Nguyên Ngọc

Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu!



(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Wed 22 Jun 2016, 10:40

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)

Đỗ Ngọc Thạch

Những năm cuối đời Nguyễn Khải có viết hai tùy bút chính trị rất đáng chú ý là Nghĩ muộn Đi tìm cái Tôi đã mất. Talawas có bài Dương Tường chia sẻ một vài suy nghĩ về những trang ghi chép này (ngày 13-6 Viet-studies đã đưa lại). Dương Tường nói, trong Nguyễn Khải có hai con người: “Một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia.  Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ.”. Với phần viết về Nguyễn Khải trong Hồi ký Giải mã chân dung, Xuân Sách cũng sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào cả hai con người Nguyễn Khải:

“VTN viết: ở Văn nghệ Quân đội, Xuân Sách là người hiểu Nguyễn Khải đến chân tơ kẽ tóc. Anh VTN quá lời. Nhưng cũng có thể nói mối quan hệ giữa tôi và anh Khải có phần mật thiết, như anh Khải đã nói công khai: Sở dĩ tôi với ông Sách làm bạn với nhau được lâu dài và có vẻ thân thiện vì chúng tôi biết giữ một khoảng cách. Với tôi, cái khoảng cách ấy là biết mình ngồi ở đâu, biết gần gũi các bậc đàn anh mình học hỏi được những gì về đời cũng như về nghề. Tôi nghĩ viết về đời và về văn của Nguyễn Khải cũng đáng nhưng ở đây tôi chỉ nói tới mối quan hệ của tôi với Nguyễn Khải trong việc tôi viết về chân dung các nhà văn. Bởi lẽ anh là người quảng giao, lại có những nhận xét về người khác sâu sắc và nêu bật được tính cách những người đó…Còn gì hơn cái kho tư liệu dồi dào như vậy. Nói thế không phải Nguyễn Khải ủng hộ tôi hoàn toàn. Như tôi xin nhắc lại bài thơ đầu tiên của tôi xuất hiện nhiều người coi như chuyện đùa nhưng Nguyễn Khải đã phát hiện ngay. “Thằng này không đùa nữa rồi”. Nhưng Nguyễn Khải vẫn cứ giúp tôi.  Khuyến khích tôi viết và  còn khuyến khích tôi đọc trước mặt các đối tượng. Như một lần trong cuộc liên hoan ở NXB Quân đội có mời một số nhà văn bản ngoài như các anh  Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài..Nguyễn Khải lại giới thiệu tôi đọc. Tôi cũng biết anh Khải làm thế không phải chỉ làm vui như anh nói, nhưng tôi thì có dịp là đọc, cũng là phép thử những gì mình viết ra, được công khai bao giờ cũng hơn vụng trộm. Sau này anh Khải có viết ý của mình về cái đó …Theo tôi biết , các anh Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, đều có nghe những đoạn thơ nói về mình, nhưng họ chỉ cười và bỏ qua, không chấp, chuyện đùa mà, chuyện vui của đám trẻ mà. Nhưng in những đoạn thơ đó cho công chúng đọc thì khó mà vui, khó mà tha thứ được. Ví như ông Chế Lan Viên. Tôi cũng có nhiều điều muốn bàn cãi với ông Chế, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn vô cùng kính phục cái tiết tháo, cái niềm tin rất mãnh liệt của ông Chế, còn cái tài của ông là cái tài của bậc thầy làm sao ta bì được. Nói cho cùng với các bậc tiền bối của giới văn, dẫu bọn ta còn chưa đồng tình một tính cách nào đó, một quan niệm nào đó, nhưng vẫn cứ từ  trong vạt áo của họ mà ra cả..

Như tôi đã kể , khi tôi đọc bài thơ về Chế Lan Viên cho hai người đầu tiên nghe là Nguyễn Khải và VTN. Tôi thấy mặt anh VTN đỏ lên, đó là thói quen của VTN khi có gì xúc động . Còn anh Khải thì nói: Ông Sách chuốc lấy kẻ thù số một rồi. Tôi biết trong thâm tâm anh Khải cũng thích bài viết của tôi, vì những ý tưởng đó tôi cũng rút ra từ trong tay áo của anh.Vì cái khẩu khí cũng có tính “ác”như anh. Như anh đã cảnh báo tôi, nhưng vì tính cách vốn có mâu thuẫn nội tại nên anh vừa ủng hộ tôi vừa muốn có người trị tội tôi, như sau này anh đã viết:

…Không ngờ Xuân Sách cũng khôn ngoan mà về già lại có tính toán lẩm cẩm, cho in những đoạn thơ giễu một thời thành tác phẩm văn học chủ chốt của đời mình. Bữa nọ ở Hà Nội có một ông bạn thuộc giới quân nhân chẳng biết đọc được ở đâu tập Chân dung bảo tôi nửa đùa nửa thật :“Các ông xấu xa như thế mà luôn đòi dạy bảo thiên hạ thì buồn cười quá .”Tôi chỉ còn biết cười gượng thôi, vì xấu hổ quá, xấu hổ cho mình, cho bè bạn, cho cả giới.

Tất nhiên dù người từng trải sắc sảo như Nguyễn Khải cũng không thể tránh khỏi sai lầm. Và rồi cuối cùng tôi không phải là kẻ thù số một của Chế Lan Viên. Người như anh Chế chắc biết kẻ thù của mình là ai? Và tôi lại có ý nghĩ hơi huênh hoang rằng, biết đâu tôi góp phần để anh Chế Lan Viên hiểu ra điều đó.

Nguyễn Khải lại nói : Xuân Sách không hiểu rằng từ truyền miệng đến việc in ra trên giấy trắng mực đen là một khoảng cách chết người. Anh Khải đã nói với anh Lữ Huy Nguyên giám đốc NXB Văn Học rằng in tập thơ của tôi là dại dột - nhà xuất bản dại, tác giả dại.Vì theo anh Khải trong nghề văn có một điều cấm kỵ, tuy không có văn bản, là không được phép chê tài của nhau. Hoặc giả có chê là chê vụng giữa mấy người với nhau còn lên tiếng trước đám đông là không bao giờ .

Anh Khải quên rằng cái việc chê tài nhau trong giới thì đông tây kim cổ đều có.Tôi nghĩ rằng chê nhau có sai còn hơn khen thối .Tôi nghĩ chê đúng mà khối người “chết”, còn khen thối làm ô nhiễm môi trường vẫn đầy rẫy. Như anh Hoàng Yến, chỉ vì chê thơ ông Tố Hữu sau này nhạt như nước sirô pha loãng mà cả đời lận đận. Nhạc sĩ Văn Cao chỉ vì nói thơ ông Tố Hữu như ca dao hò vè mà chịu trận mãi về sau này.

Khen chê tài văn chương chưa chết ai nhưng khen chê về lập trường quan điểm qua văn chương mới chết người la liệt. Và điều này thì anh Khải rõ hơn ai hết . Chỉ cần nêu ra một ví dụ mà nhà văn  đều biết.

Trong thời kì Nhân văn giai phẩm anh Khải là một trong những ngọn cờ đầu tiên phong nói và viết về những nhà văn sai lầm về đường lối văn nghệ của Đảng, trong đó có nhà văn Vũ Bão qua quyển tiểu thuyết Sắp cưới, mà tôi đã viết : Sắp cưới bỗng có thằng phá đám/Nên ông chửi bố chúng mày lên … Chao ôi anh Vũ Bão ngậm  bồ hòn gần suốt cuộc đời .

Anh Khải rồi cũng thấy ân hận, nên năm 95 nhân Đại hội nhà văn, anh Khải đã chủ động xin lỗi anh Vũ Bão trước mặt mọi người. Hai người đã bắt tay nhau, thời buổi khép lại quá khứ hướng tới tương lai mà. Nhưng rồi đến cuối đời anh Vũ Bão kiểm tra lại đời mình lại thấy nỗi oan khuất không thể nào quên được, anh lại làm bức thư ngỏ gửi anh Khải và bạn bè rằng anh không thể nuốt hận được để tha thứ cho anh Khải. Giờ đây anh Vũ Bão đã qua đời, không biết sang thế giới bên kia anh có quên được không?

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Thu 07 Jul 2016, 10:35

Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)

Đỗ Ngọc Thạch

Năm 1976 Nguyễn Khải viết vở kịch Cách Mạng, nói về dân Sài Gòn trong những ngày vừa giải được phóng. Anh lấy nguyên mẫu chính những người trong gia đình anh ở Sài Gòn làm nhân vật cho kịch . Kịch của anh kén đoàn diễn bởi anh viết không theo mảng miếng thắt nút cởi nút như thông thường . Hơn nữa, nội dung cũng có nhiều điều gay cấn . Nhưng lúc nhiều diễn viên điện ảnh chưa có phim làm, anh Khải thuyết phục họ dàn dựng . Có thể nói kịch của Nguyễn Khải là loại kịch để đọc , đọc văn ông Khải trên sân khấu .Vở Cách Mạng được dựng xong vào lúc Đại hội Đảng lần thứ tư sắp khai diễn .Tôi biết anh  đã quyết định diễn trước đại hội cho các đại biểu xem.Anh Khải cũng hỏi tôi. Tôi nói diễn trước một đối tượng như vậy thì còn gì hơn nữa .Tôi cho rằng không còn thời điểm nào tốt hơn…

Anh Khải nhờ tôi một việc, tối nay ông đi xem nhờ ông để ý đến thái độ của thủ lĩnh chúng ta như thế nào, rất khó qua mắt ông này .Tức là ông Tố Hữu .Thường diễn viên kịch chạy tay ngang sang đóng phim, phim trở nên rất kịch.Còn vở kịch này do các diễn viên đóng tôi lại thấy họ diễn tự nhiên rất hợp. Khi vai chính ông chủ gia đình ra sân khấu tôi giật mình : nhân vật giống như cụ thân sinh ra tác giả , người mà nhà văn lấy làm nguyên mẫu . Người mà tôi được tiếp chuyện cụ nhiều lần trở thành người thân trong gia đình .Và chị Tuệ Minh diễn viên điện ảnh có đài từ khá tốt , chị nói lưu loát và biểu cảm đúng ý tác giả khi chị nói: “Các vị nói với tôi một cách không thân thiện rằng xã hội chủ nghĩa (XNCN) vào đây có nghĩa là xếp hàng cả ngày, nhưng thưa các vị tôi từng xếp hàng không chỉ cả ngày mà cả nửa đời người mà không kiếm nổi tấm chồng . “Đấy là lời lẽ của cô Phượng cô gái Sài Gòn không chịu đi làm sở Mỹ và bây giờ vui vẻ khi gặp được Cách Mạng”.

Vở kịch đã kết thúc êm ả. Tôi làm nhiệm vụ của mình ngồi trong góc khuất thỉnh thoảng liếc nhìn ông Lành . Tôi thấy ông lim dim mắt, không biểu lộ gì rõ rệt . Lúc ra về, tôi đi phía sau ông . Một nhà thơ cỡ nhớn hỏi ông: “Thưa anh, thấy thế nào?”

Ông trả lời ngay : “Thằng Khải xỏ lá .”

Vợ chồng nhà thơ Vũ Cao cũng đi xem.Chị Khang nói với tôi : -   Anh Khải bạo gan quá !

Tôi cũng bạo gan dù không hiểu gì nhiều về kịch nghệ cũng viết bài phê bình “Cách mạng” đăng trên tạp chí có ngụ ý làm vài cái nút chặn, vài lỗ hỏng của vở kịch để ngăn ai đó khỏi suy diễn.

Anh Khải cũng không lấy làm lo về ý kiến ông Tố Hữu vì có nhiều vị cấp trên của ông ngồi xem,và tác giả biết rõ tâm lý các cụ đang để vào một Đại hội Đảng rực rỡ sau chiến thắng không hơi đâu để ý đến chuyện nhỏ. Một lần tôi được đi cùng các anh bên điện ảnh quân đội vào chiếu một cuốn phim tài liệu quan trọng để ông Trường Chinh thông qua. Cùng dự có cả ông Tố Hữu. Ông Trường Chinh nhận xét cuốn phim tốt và chỉ ra vài chi tiết cần xem thêm, ông còn nhấn đó là ý kiến riêng các anh thấy đúng thì sửa, không thì thôi. Lúc đi ra ông Tố Hữu có bá vai người phụ trách điện ảnh nói gì đó. Ông Trường Chinh liền nói : Phim như thế là được, anh Lành đừng làm anh em phân tâm.

Tôi rất phục Nguyễn Khải về cái tài sáng tác nhanh nhạy những vấn đề mới mẻ và rất giỏi gửi gắm nhiều điều xuôi lọt được, không phải ai cũng làm được như thế.

Tôi biết anh Khải là người tính toán rất kỹ, hầu như anh nói cũng như viết đều được cân nhắc ít khi có cái cảm hứng nghệ sĩ , tài tử bất chợt.Vậy mà không hiểu anh đã giải quyết như thế nào những mâu thuẫn nội tại của anh, khiến tôi phải giật mình khi đọc cái thư của anh gửi Ban chấp hành vào năm 1988 lại có cái đoạn nói về ông Nguyễn Hữu Đang như vậy.

Tôi xin nói thêm vài lời tóm tắt về ông Nguyễn Hữu Đang. Nhiều người đều xem ông là trí thức với nghĩa đẹp, người đã tham gia cách mạng từ rất sớm, được sự ưu ái của cụ Hồ, nên cụ mới giao cho ông là trưởng ban tổ chức ngày lễ độc lập 2/ 9/1945 trong 4 ngày cuối tháng Tám : rồi sau này trong vụ án Nhân văn ông bị đi tù một  cuộc 15 năm như cô Kiều, đến nỗi khi được tha ông không biết là Việt Nam có cuộc chống Mỹ .Chắc chắn ông Khải biết về ông.

Nguyễn Khải viết:

“ …bỗng nhiên có một nhà chính trị, cũng là dân làm văn làm báo của Đảng từ trước cách mạng, nhưng đã mất ngôi mất quyền, liền đứng ra tổ chức tờ báo cho những nghệ sỹ ham chuộng tự do được tự do bày tỏ nỗi niềm. Mình thì nói tự do về nghệ thuật, họ thì nói tự do về chính trị, họ muốn giành quyền, muốn đòi quyền. Nhưng họ không thể làm được những chuyện đó Thân phận họ tầm thường, tài nghệ thì vớ vẩn , tập hợp thế nào được dư luận và công chúng, nhất là công chúng của chúng ta, mượn cả tiếng kêu thống thiết và cảm động đòi tự do để sáng tạo của chúng ta nữa. Nhà chính trị ấy là ông Nguyễn  Hữu Đang, ông đó mới thật là linh hồn, kẻ xúi giục và tổ chức ra mọi sự của cái thời ấy. Mưu mô bị vỡ lở, kẻ chủ mưu phải ngồi tù, anh em mình không đi tù nhưng bị treo bút những mấy chục năm còn đau khổ cực hơn cả đi tù. Mấy ông chính trị thất thế, lắm tham vọng, lắm mưu mô có đi tù tôi cũng không thương . Đã theo cái nghề ấy ắt phải chịu cái nghiệp ấy. Chỉ thương anh em mình lòng trong dạ thẳng, nông nổi thơ ngây, cứ nghĩ bụng dạ họ cũng như mình, nào ngờ họ lại nghĩ ngợi sâu xa như thế.”

  (Bổ sung về Nguyễn Hữu Đang :Rồi ông phải về quê sống trong túp lều và dưới sự quản chế của địa phương. Ông xin vỏ bao thuốc lá đổi cho trẻ con làm đồ chơi để chúng nó bắt cóc nhái cho ông làm thực phẩm nuôi sống cái xác phàm. Sau thời kì đổi mới ông mới được về Hà Nội, có một sự đền bù nào đó cũng lu mờ như án đi tù không rõ là tội gì và xử như thế nào đó là cách hành xử về luật pháp thời đó . Tôi nhớ một lần nhà văn Nam bộ Hà Mậu Nhai ở Văn nghệ Quân đội, người trung thực thẳng tính, anh cãi với một ông tướng cấp trên rằng anh làm đúng pháp chính vô sản, là chỉ thị nghị quyết của Đảng.

Anh Phùng Quán có nói với ông Đang :
- Bọn em bàn hỏi vợ cho anh, anh thấy thế nào ?
- Lấy vợ có thú không ?
- Thú lắm anh ạ !


Đến tuổi tám mươi bạn bè tổ chức lễ mừng thọ cho ông Nguyễn Hữu Đang, trưởng ban tổ chức Phùng Quán tuyên bố: “Hôm nay chúng ta làm lễ thượng thọ cho cụ Đang. Ông là người sống độc thân và đặc biệt năm nay tám mươi xuân ông còn là trai tân”.
 
Lúc trẻ ở Hà Nội ông đã có người yêu là cô gái đẹp con nhà thế gia. Sau 1945 hai người cũng có ý định kết hôn . Nhà gái đòi “Sính lễ” rất độc đáo . Biết ông là người thân cận của cụ Hồ nên nhà gái chỉ yêu cầu làm sao cho con gái họ được cái vinh dự tiếp kiến Cụ Hồ một lần. Ông Đang không muốn làm điều đó nhưng bạn bè đã giúp ông. Nhân dịp bộ phận hậu cần đã may áo trấn thủ để bộ đội chống rét, trước khi gửi xuống các đơn vị có tổ chức buổi lễ dâng chiếc áo lên Bác  Hồ và bắn phát lệnh gửi cho các chiến sĩ . Mấy người bạn đã mời cô gái người yêu của ông Đang làm người cầm áo trấn thủ trực tiếp dâng lên Bác.
   
Rồi đám cưới chưa kịp tổ chức thì kháng chiến bùng nổ, ông Đang lên chiến khu Việt Bắc. Sau chín năm trở về Hà Nội thì mọi chuyện đổi thay. Ông Đang cũng chưa muốn lập gia đình khi còn bộn bề công việc và mọi chuyện xảy ra với ông như ta biết . Tám mươi vẫn là trai tân. Các nhà khoa học đã sai khi chứng minh rằng những người sống độc thân thường chết sớm  vậy mà cụ trai tân Nguyễn Hữu Đang đang đi tới mốc sống trên đời tròn bách tuế. Chao ôi, một đời như vậy có bao nhiêu chuyện đáng nói, đáng suy ngẫm.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Mon 11 Jul 2016, 03:48

"Chân dung nhà văn" nì cũng tốn nhiều giấy mức hén TM :docs2:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13Mon 11 Jul 2016, 09:07

Shiroi đã viết:
"Chân dung nhà văn" nì cũng tốn nhiều giấy mức hén TM   :docs2:
 
Chân dung thì ngắn gọn, nhưng để viết được nhiêu đó phải tốn rất nhiều công đọc sách tìm tòi, rồi sau đó là giấy mực cho các ... thầy bàn!  :pp:

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung nhà văn - Xuân Sách
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 11 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 10, 11, 12, 13  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Cận Đại-