Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Today at 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Today at 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Today at 07:34

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 20:34

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:12

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Yesterday at 13:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Mon 13 May 2024, 15:05

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 13 May 2024, 06:14

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung nhà văn - Xuân Sách

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 6, 7, 8 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Thu 21 Jan 2016, 15:04

76. Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi
Em không buồn sao được
Quan họ đã vào hợp tác
Đông Hồ gà lợn nuôi chung
Bên kia sông Đuống em trông
Còn đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng.

(Câu thơ: "Em ơi buồn làm chi", ... "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" trong bài "Bên kia sông Đuống"; tác phẩm "Lá diêu bông")

77. Lê Lựu
Người về đồng cói người ơi
Phía ấy mặt trời mọc lại
Một thời xa vắng, xa rồi
Phủ Khoái xin tương oai oái (*)

Ở đời gặp may hơn khôn
Nào ai dám ghen dám cãi
Người đã đi Mĩ hai lần
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

(tác phẩm Người về đồng cói, Phía mặt trời, Thời xa vắng)

(*) câu tục ngữ “Oai oái như Phủ Khoái xin tương” liên quan tới một cái tích chuyện cổ. Phủ Khoái xưa, nay là xã Đại Hưng của huyện Khoái Châu có nghề đóng gạch thuê. Họ thường mang theo cơm nắm ăn trưa, nhà giàu thuê họ hay mang cho ít tương ăn cùng tẩm bổ. Dần thành nghiện, nên mỗi lần ăn cơm mà chủ nhà không mang cho ít tương là họ oai oái sai người đi xin cho kỳ được mới thôi.

Phủ Khoái là quê của nhà thơ.


78. Vũ Quần Phương
Anh đứng thành tro em có biết
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi với vầng trăng cũ (tác phẩm "Vầng trăng trong xe bò")
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.

(Bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương:

Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?)


79. Hữu Loan
Ôi màu tím hoa sim
Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà
còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tím mấy ngàn chiều hoang biền biệt.

(Câu thơ: "tím chiều hoang biền biệt" trong bài "Màu tím hoa sim")

80. Lý Văn Sâm
Kòn trô dấn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh
Tráng sĩ có về với bến xuân.

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Thu 21 Jan 2016, 15:19

Huyền thoại về Nhà Thơ Hữu Loan

Trần Việt Trình

Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền:

"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai
Mấy lúc xong pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm
hoàng hôn tắt sau đồi"

Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ … Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan.

Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.

Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Tự chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh mấy người đi trở lại !
Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê

*Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh…

Viết bài thơ vào cái quạt giấy để lại cho người bạn, người bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời như vậy đó. Người vợ hiền của nhà thơ mất đi, đứa con tinh thần này của nhà thơ ra đời. Tuy không ấn hành, nhưng bài thơ đã được truyền miệng rộng rãi và sau đó được Nguyễn Bính đăng trên tờ “Trăm Hoa”. Rồi bi kịch chiến tranh trong bài thơ đã góp phần trở thành bi kịch của đời nhà thơ.

“Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”. Đó là lời ông tự thuật. Năm 1988, khi có sự “Đổi mới”, ông đã viết bài “Lời Tự Thuật” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được đăng. 19 năm sau, nhà thơ lúc ấy đã 91 tuổi, đồng ý để Talawas công bố bài trên.

“Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi' hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”. Đó cũng là tâm tình của ông trong “Lời Tự Thuật”. Những năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, ca ngợi này kia để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó thì ông lại đề cao tình yêu, khóc vợ, bị cho là tình cảm tiểu tư sản, phản động. Bất mãn, Hữu Loan bỏ đảng, bỏ cơ quan, bỏ về quê để trút bỏ mọi phiền muộn, làm công việc của một người thồ đá, nặng nề về thể xác nhưng thanh thản cho đầu óc.

Về quê cũng không yên, “bọn họ” (từ ông dùng) tịch thâu xe của ông, ông phải đi xe cút kít, loại xe bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước và 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, nên ông phải gánh bộ. Gánh bằng vai, ông cũng cứ gánh, không chịu khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản. Đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại ông. Nhưng lúc nào cũng có người cứu ông. Thơ của ông đã có lần cứu sống ông. Có một tên công an mật được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát ông, nhưng tên ấy đã tìm gặp và nói với ông rằng, hắn sinh ở Yên Mô, rất thích bài thơ Yên Mô của ông viết về tỉnh Yên Bình quê hắn. Hắn thường đem bài thơ Yên Mô của ông ra đọc cho đỡ nhớ, và mỗi lần định giết ông, hắn lại nhớ đến quê mình nên lại thôi, không nỡ giết ông, từ bỏ ý định ám sát. Lúc còn là chính trị viên của tiểu đoàn, chứng kiến tận mắt những chuyện đấu tố, ông đâm ra chán nản, không còn hăng hái kháng chiến nữa. Kháng chiến khiến chán. Ông thú thật, lúc đó ông thất vọng vô cùng. Ông thuật lại chuyện một trường hợp một địa chủ bị đấu tố có liên quan trực tiếp đến đời ông như sau: Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại. Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm. Trong mấy chục năm dài, ông về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, vậy mà “bọn họ” vẫn trù dập, không chịu để ông yên. Ông chỉ còn biết đổ đau thương lên đá. Ông tưới rượu lên mặt đá và thề sẽ bám đá mà sống. Ngày ngày, ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các nơi làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Thời gian trôi qua, Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen đúa, chân tay chai sần, rắn rỏi, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ hơn xưa. Cặm cụi vật lộn với núi đá, ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Hơn mười năm sau cùng, tuổi đã lớn, Hữu Loan thôi không còn sức để bám núi đá nữa. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi nhâm nhi rượu và ngóng đợi con cháu về thăm, ngóng đợi những chuyển động đổi thay phận mình, đổi thay cho gia đình, cho làng xóm, cho nước nhà. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!” Đó là con người và bản tính bất khuất của một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó giải thích vì sao bài “Màu Tím Hoa Sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh, “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy và “Chuyện hoa sim” của Anh Bằng. Mỗi ca khúc một vẻ, tất cả đều đều tôn vinh thi phẩm. Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Đó là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ của ông có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do.

Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.

18 tháng 3 năm 2012

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Thu 21 Jan 2016, 16:11

Ai Hoa đã viết:
Huyền thoại về Nhà Thơ Hữu Loan

Trần Việt Trình

Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền:

"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai
Mấy lúc xong pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm
hoàng hôn tắt sau đồi"

Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ … Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan.

Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.

Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Tự chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh mấy người đi trở lại !
Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê

*Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh…

Viết bài thơ vào cái quạt giấy để lại cho người bạn, người bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời như vậy đó. Người vợ hiền của nhà thơ mất đi, đứa con tinh thần này của nhà thơ ra đời. Tuy không ấn hành, nhưng bài thơ đã được truyền miệng rộng rãi và sau đó được Nguyễn Bính đăng trên tờ “Trăm Hoa”. Rồi bi kịch chiến tranh trong bài thơ đã góp phần trở thành bi kịch của đời nhà thơ.

“Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”. Đó là lời ông tự thuật. Năm 1988, khi có sự “Đổi mới”, ông đã viết bài “Lời Tự Thuật” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được đăng. 19 năm sau, nhà thơ lúc ấy đã 91 tuổi, đồng ý để Talawas công bố bài trên.

“Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi' hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”. Đó cũng là tâm tình của ông trong “Lời Tự Thuật”. Những năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, ca ngợi này kia để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó thì ông lại đề cao tình yêu, khóc vợ, bị cho là tình cảm tiểu tư sản, phản động. Bất mãn, Hữu Loan bỏ đảng, bỏ cơ quan, bỏ về quê để trút bỏ mọi phiền muộn, làm công việc của một người thồ đá, nặng nề về thể xác nhưng thanh thản cho đầu óc.

Về quê cũng không yên, “bọn họ” (từ ông dùng) tịch thâu xe của ông, ông phải đi xe cút kít, loại xe bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước và 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, nên ông phải gánh bộ. Gánh bằng vai, ông cũng cứ gánh, không chịu khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản. Đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại ông. Nhưng lúc nào cũng có người cứu ông. Thơ của ông đã có lần cứu sống ông. Có một tên công an mật được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát ông, nhưng tên ấy đã tìm gặp và nói với ông rằng, hắn sinh ở Yên Mô, rất thích bài thơ Yên Mô của ông viết về tỉnh Yên Bình quê hắn. Hắn thường đem bài thơ Yên Mô của ông ra đọc cho đỡ nhớ, và mỗi lần định giết ông, hắn lại nhớ đến quê mình nên lại thôi, không nỡ giết ông, từ bỏ ý định ám sát. Lúc còn là chính trị viên của tiểu đoàn, chứng kiến tận mắt những chuyện đấu tố, ông đâm ra chán nản, không còn hăng hái kháng chiến nữa. Kháng chiến khiến chán. Ông thú thật, lúc đó ông thất vọng vô cùng. Ông thuật lại chuyện một trường hợp một địa chủ bị đấu tố có liên quan trực tiếp đến đời ông như sau: Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại. Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm. Trong mấy chục năm dài, ông về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, vậy mà “bọn họ” vẫn trù dập, không chịu để ông yên. Ông chỉ còn biết đổ đau thương lên đá. Ông tưới rượu lên mặt đá và thề sẽ bám đá mà sống. Ngày ngày, ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các nơi làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Thời gian trôi qua, Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen đúa, chân tay chai sần, rắn rỏi, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ hơn xưa. Cặm cụi vật lộn với núi đá, ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Hơn mười năm sau cùng, tuổi đã lớn, Hữu Loan thôi không còn sức để bám núi đá nữa. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi nhâm nhi rượu và ngóng đợi con cháu về thăm, ngóng đợi những chuyển động đổi thay phận mình, đổi thay cho gia đình, cho làng xóm, cho nước nhà. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!” Đó là con người và bản tính bất khuất của một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó giải thích vì sao bài “Màu Tím Hoa Sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh, “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy và “Chuyện hoa sim” của Anh Bằng. Mỗi ca khúc một vẻ, tất cả đều đều tôn vinh thi phẩm. Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Đó là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ của ông có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do.

Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.

18 tháng 3 năm 2012

Đọc bài này thấy con tim đau nhói. Cái "thành quả" cũng không thể phủ nhận, cái "vết đen" cũng khó lu mờ. Biết bao điều khó thể nói ra ... Tôi đã sống qua hai chế độ, hơn 60 năm sống với chế độ Miền Bắc, là một nông dân đầu trần chân đất, cũng đã từng chứng kiến bao điều, bản thân cũng từng được nếm mùi ... Nhưng mà biết để mà biết, nghe để mà nghe, vạn điều khó chắp thành câu ...  Cảm ơn thầy Ái Hoa ...
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Mon 15 Feb 2016, 15:53

81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn


82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!



83. Hà Minh Tuấn

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Mon 15 Feb 2016, 16:24

84. Minh Huệ

Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi.


85. Văn Cao

Thiên thai từ giã về dương thế
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ
Uống rượu say rồi hát quốc ca.
(tác phẩm Tiến quân ca)

86.Ma Văn Kháng

Khi về xuôi anh mang theo
đồng bạc trắng hoa xoè
Với một mối tình sơn cước
Mùa lá rụng trong vườn
năm này qua năm khác
Đám cưới vẫn không thành
vì giấy giá thú chửa làm xong
. (đám cưới không có giấy giá thú)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Tue 16 Feb 2016, 09:10

87. Vũ Bão

Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đầu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim


88. Hồ Dzếnh

Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay
Quê nhà vạn dặm khuất trùng mây
Lui về kí ức chân trời cũ
Uống chén rượu buồn không dám say.


89. Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ôi!
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Tue 16 Feb 2016, 09:21

90.Phạm Thị Hoài

Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

91.Thanh Thảo

Giặc giã yên rồi
về xoay khối vuông Ru bích
Đoán hậu vận rủi may
thưa quí vị, xin mời
Xanh tím trắng đỏ vàng đều đủ hết
Ta cùng vào cuộc chơi
Không gian bốn năm chiều
thời gian xin tuỳ thích
Đảo lộn tùng phèo thật giả trắng đen
Tôi như cục xà bông thứ thiệt
Cứ đổ rượu vào
hình quí vị sẽ hiện lên.

92. Trần Dần

Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa

suốt dặm dài
Mở đột phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Tue 16 Feb 2016, 10:08

Phương Nguyên đã viết:
81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn


82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!



83. Hà Minh Tuấn

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?
 
 
 
Bổ sung:
 
81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ
bán văn

(Lời bài thơ "Hầu Trời":
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo"
và:
"Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- Anh gánh lên đây bán chợ Trời!")



82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!

Tác phẩm cuối cùng của LQV: kịch bản "Chim sâm cầm không chết" đang viết dở dang.
- Theo hồi ký của đạo diễn Phạm Thị Thành: "Một lần tôi sang nhà Vũ chơi, thấy trên bàn có mấy tờ giấy ghi tên vở “Chim sâm cầm đã chết". Tôi thấy từ "chết" liền bảo: "Này Vũ ơi, đặt cái tên này hay ám lắm hay Vũ đổi là "Chim sâm cầm không chết” đi". Nghe thấy vậy, anh đồng ý, liền cầm bút đổi lại tên. Vậy mà, mới viết được mấy trang thì Vũ đã ra đi.
"

83. Hà Minh Tuân (không phải Tuấn)

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?


Hà Minh Tuân tham gia hoạt động bí mật ở Hà nội từ năm 1943, chính ủy trung đoàn năm 1950. Năm 1954, ông trở về Hà Nội với quân hàm trung tá Trưởng phòng cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và được bổ nhiệm làm Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp, ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm. Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học.


_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Tue 16 Feb 2016, 10:52

Phương Nguyên đã viết:
87. Vũ Bão

Sắp cưới bỗng có thằng phá đám
Nên ông chửi bố chúng mày lên
Đầu chày đít thớt đâu còn ngán
Không viết văn thì ông viết phim

 
 
 
Tìm hiểu thêm về nhà văn Vũ Bão:

Những trang sách chân thực và trào lộng

NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

Nhà văn Vũ Bảo (1931-2006) từng là chiến sĩ quân báo từ năm 1947, nổi tiếng với tiểu thuyết Sắp cưới (1957), nhưng thực ra cuốn sách 200 trang này chỉ là phần nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông với gần ba chục tác phẩm (kể cả kịch bản phim), trong đó nhiều cuốn sách và truyện ngắn đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội… Tiểu thuyết Sắp cưới bị phê phán gay gắt một thời chẳng qua do quan niệm văn nghệ ấu trĩ và thích chứng tỏ “lập trường” hồi đó; chứ sách viết về đề tài “Cải cách ruộng đất” sau này, nhiều cuốn còn “ác liệt gấp nhiều lần mà vẫn… bình yên”. Sắp cưới là chuyện đôi trai gái yêu nhau, sắp làm lễ cưới thì đội CCRĐ về xã; mặc dù gia đình cô gái bị quy oan thành phần địa chủ, nhưng chàng trai sợ mang tiếng bao che, cố tình làm ngơ trước nỗi đau của người yêu. Sau sửa sai, chàng trai hối hận xin nối lại cuộc tình, nhưng cô gái từ chối… Chỉ có vậy thôi. Có lẽ vì thế mà tác giả không dành nhiều trang cho câu chuyện không vui này. Chỉ biết sau khi bị “đánh đấm”, tác giả lâm cảnh “lên bờ xuống ruộng”, bị đẩy đi hết cơ quan này đến cơ quan khác. Cũng nhờ thế mà ông lại có dịp khoác ba lô vào chiến trường miền Nam để rồi viết thêm nhiều tác phẩm có chất lượng cao hơn.

Nhà văn Hồ Anh Thái, trong mấy dòng giới thiệu cuốn hồi ký ở bìa 4 đã viết: “…Trong cuốn hồi ký này, bạn đọc lại thấy Vũ Bão hội đủ tính hài hước của mình trong một văn phong trào phúng, cười đấy mà cũng xót thương đấy, khi ông viết về đời mình, về bạn bè…”

Quả là tính trào lộng của cuốn sách đã thể hiện ngay từ những trang đầu, khi ông viết về quê Thái Bình với mấy cái “danh hiệu hão” và bút danh của ông (tên thật của ông là Phạm Thế Hệ). Tuy vậy, trong gần 500 trang chữ nhỏ, có đến khoảng 300 trang, tác giả dành kể lại thời thơ ấu cho đến thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt nhất. Có thể một số bạn đọc sẽ kêu “mệt” khi đọc những trang này, nhưng không ít người – nhất là lớp “người cũ” U60-80 – hẳn là thích thú vì tác giả đã dựng lại cuộc sống hơn nửa thế kỷ trước với vô vàn chi tiết hết sức tỉ mỉ, từ bài học thuộc lòng trong sách Quốc văn giáo khoa thư đến những bài hát “Tây”, phim “Tây” thời đó… Với một trí nhớ “siêu đẳng” và với cách nhìn cuộc sống của một cây bút từng trải nhiều cảnh ngang trái ở đời, tác giả đã để lại những trang viết chân thật và công bằng. Ví như với bọn lính Nhật vào Hải Phòng năm 1945, ông tả cảnh chúng dùng dây thép xâu tai mấy đứa trẻ “bâu xấu” hôi của ở khu Sáu Kho khi bị Mỹ ném bom, nhưng đã dành đến mấy trang kể chuyện lính Nhật chơi với lũ trẻ khu phố ông ở rất thân ái!…

Đã đành, với cái “tạng” của một nhà văn có khiếu trào phúng, trong những trang viết “hiện thực nghiêm ngặt” vừa nêu, thỉnh thoảng tác giả lại “chêm” một hai câu liên hệ chuyện “đời nay” để “chọc” thiên hạ. Ví như sau khi kể chuyện bọn “bâu xấu” chôm chỉa ở đường phố thời xưa, ông liên hệ đến “cái hội “bàn tay chìa” bây giờ đã phát triển đến các ông béo nung núc, có đủ học hàm học vị, mặc complê, cravát, đi giày da, xách ca-táp bóng lộn”… tranh giành nhau “hộc” đến” những chỗ béo bở dù “đã từng chửi thậm tệ bọn đang chi tiền là kẻ thù không đội trời chung…” Một chỗ khác, ông viết: “Hồi ấy chưa có Ban Tư tưởng – Văn hóa, không có ai định hướng tư tưởng cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ tin vào Sấm Trạng…”.

Dù sao, đó cũng chỉ là chút trào lộng điểm xuyết cho những trang sách kể chuyện “đời xưa” đỡ… nặng; còn dư âm sâu đậm để lại trong lòng bạn đọc chính là đôi nét chân dung mấy bạn đồng nghiệp – lại toàn là những nhân vật nổi tiếng – mà ông có dịp gặp gỡ – những trang sách cười ra nước mắt! Đó là lúc Vũ Bão được làm phóng viên đi viết về “Cải cách ruộng đất” gặp Xuân Diệu đang “bắt rễ xâu chuỗi” ở làng Còng; vốn hâm mộ nhà thơ trữ tình nổi tiếng, thấy Xuân Diệu “ba cùng” hàng ngày chỉ ăn sắn, khoai… nên có lần Vũ Bão rủ Xuân Diệu “mò đến quán một bà già ở làng bên” để tránh những cặp mắt dò xét; dù vậy, nhà thơ lớn vẫn… sợ phạm kỷ luật “ba cùng” vì tìm quà ăn thêm, dù Vũ Bão đã bóc sẵn bánh và sẵn sàng nhận “tội” chủ mưu: “Trông anh thật tội, cứ ngần ngừ không dám vượt khoảng cách tội lỗi từ cái bánh chưng đã bóc trần trên tay đến cái miệng chuyên ngâm thơ tình”… Đáng cười mà chảy nước mắt hơn nữa là khi nhà thơ lớn nhờ Vũ Bão đưa bài thơ mới sáng tác về đăng báo: “Đấu thằng đầu sỏ vừa xong/ Gặp kỳ giáp hạt, làng Còng gieo neo/ Trong thôn đa số dân nghèo/ Sắn ăn thay bữa, ngô nhiều hơn cơm…”. Vũ Bão hỏi nhà thơ Tổng Biên tập Bùi Hạnh Cẩn: “Sao dạo này nhà thơ Xuân Diệu làm thơ không hay như hồi “Yêu là chết ở trong lòng một ít” anh nhỉ?” Trả lời: “…Anh ấy đang lột xác để trở thành nhà thơ của công nông binh”. Chưa hết, về sau, Xuân Diệu còn viết bài phê phán Văn Cao “…Sự giả dối đã trở thành bản chất của Văn Cao… Những thứ tư tưởng văn nghệ của Văn Cao bóc trần ra, chỉ là một mớ bùng nhùng bèo nhèo quan điểm nghệ thuật tư sản…”.

Cùng “căn bệnh” ấy, cùng thời ấy, nhà văn lừng danh Nguyễn Khải đã “quay ngoắt 180 độ, đóng vai người bảo vệ Đảng, kịch liệt phê phán một số nhà văn viết về sai lầm trong Cải cách ruộng đất để đến hơn 40 năm sau, Nguyễn Khải phải có lời xin lỗi với những người đã từng bị ông ta đánh đập”. Chuyện “vui” này là có thật 100% vì nhà báo Xuân Ba đã viết bài, chụp ảnh “vụ” Nguyễn Khải tươi cười đón Vũ Bão ngồi cạnh mình tại Đại hội Nhà văn lần thứ 6 – tức là 42 năm sau khi Nguyễn Khải viết bài dài 4 trang phê phán cuốn tiểu thuyết Sắp cưới của Vũ Bão…

Ôi! Cái “thời ấy”, cái thời mà không ít văn nghệ sĩ tên tuổi, hầu hết là những người tốt, rất tốt, nhưng do nhận lầm những giá trị hoặc vì sự thúc ép nào đó đã nói ra, viết ra những điều về sau phải ân hận. Bài học xưa rồi, nhưng tưởng cũng nên nhắc lại vì ngay sau “Đổi mới”, cũng một nhà văn tên tuổi, đã lên án tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để rồi phải công khai xin lỗi Bảo Ninh tại một Đại hội Nhà văn…

Cuộc đời tác giả cũng như các nhà thơ tên tuổi Quang Dũng, Trần Lê Văn, Phùng Quán… còn vô số chuyện “cười ra nước mắt” đã được Vũ Bão kể lại một cách… khá vui vẻ trong cuốn sách. Như với nhà thơ tài hoa Quang Dũng, hồi 1951, khi Vũ Bão đi chiến dịch lên miền Tây gặp ông, trong ba lô có cuốn sổ tay chép bài thơ “Tây Tiến”, Vũ Bão chỉ “thầm ao ước làm sao được nhà thơ Quang Dũng giơ tay vẫy lại rồi cho đi cùng…”; không ngờ, ít lâu sau thì chính bài thơ “Tây Tiến” bị cấm lưu hành “vì nhiều câu phản ánh tâm hồn tiểu tư sản, sợ khó khăn gian khổ”, lúc về lại Hà Nội, nhà thơ bị xếp loại cán bộ hạng bét hưởng phiếu E (cũng như Vũ Bão và Trần Lê Văn), không có dầu đun, phải ra công viên Lê Nin nhặt lá khô nhen lửa!… Hôm nay thì “Tây Tiến” đã được đưa vào Văn tuyển lớp 12 và những câu thơ bị phê phán “làm nhụt ý chí chiến đấu” đã được chính cán bộ chiến sĩ Tây Tiến –  đồng đội của nhà thơ Quang Dũng – khắc bia tưởng niệm đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ Tây Tiến ở Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)…

Chỉ tiếc là hình như Vũ Bão viết chưa xong hồi ký của đời mình. Cũng do cái “máu” xông pha thời làm báo trong kháng chiến, dù tuổi trên 75, ông vẫn tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc, nên đã bỏ dở những trang viết sau khi xuống Quảng Ninh dự lễ hợp long cầu Bãi Cháy vào tháng 4 năm 2006! Thật tiếc!…

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13Tue 16 Feb 2016, 14:54

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn


82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!



83. Hà Minh Tuấn

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?
  
 
 
Bổ sung:
 
81.Tản Đà

Văn chương thuở ấy như bèo
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời)
Giấc mộng lớn đã bốc hơi
Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ
Ước chi cụ sống tới giờ
Chợ trời nhan nhản tha hồ
bán văn

(Lời bài thơ "Hầu Trời":
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo"
và:
"Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- Anh gánh lên đây bán chợ Trời!")



82. Lưu Quang Vũ

Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch)
Tin vào điều không thể mất (kịch)
Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch)
Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)

Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết!

Tác phẩm cuối cùng của LQV: kịch bản "Chim sâm cầm không chết" đang viết dở dang.
- Theo hồi ký của đạo diễn Phạm Thị Thành: "Một lần tôi sang nhà Vũ chơi, thấy trên bàn có mấy tờ giấy ghi tên vở “Chim sâm cầm đã chết". Tôi thấy từ "chết" liền bảo: "Này Vũ ơi, đặt cái tên này hay ám lắm hay Vũ đổi là "Chim sâm cầm không chết” đi". Nghe thấy vậy, anh đồng ý, liền cầm bút đổi lại tên. Vậy mà, mới viết được mấy trang thì Vũ đã ra đi.
"

83. Hà Minh Tuân (không phải Tuấn)

Bốn mươi tuổi mới vào đời
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?


Hà Minh Tuân tham gia hoạt động bí mật ở Hà nội từ năm 1943, chính ủy trung đoàn năm 1950. Năm 1954, ông trở về Hà Nội với quân hàm trung tá Trưởng phòng cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và được bổ nhiệm làm Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp, ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm. Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học.


Cám ơn thầy đã bổ sung thêm để PN và các huynh tỉ đệ muội của Đào Viên được mở mang đầu óc hon
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung nhà văn - Xuân Sách
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Những Đoá Từ Tâm
Trang 7 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 6, 7, 8 ... 11, 12, 13  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Cận Đại-