Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Xin Các Bạn Góp ý cho .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 06:50

phiy đã viết:
Trong điều lệ cuộc thi thơ đã ghi rõ, Ban Giám khảo toàn quyền quyết định đánh giá xếp hạng các bài dự thi. Vì vậy mọi người không nên bình luận về việc này nữa.

Riêng tôi khen bài thơ này có tính lưỡng dụng.

- Đem dự thi thơ với chủ đề XUÂN và TẾT cũng tạm ổn, vì có hoa ĐÀO hoa MAI.
- Đem dự thi thơ với chủ đề VIẾT VỀ CÁC LOÀI HOA lại càng tuyệt, vì suốt cả bài thơ chỉ nói riêng về hoa và hoa.
Cám ơn Phiy nhiều :mim:

Những thắc mắc của các thi hữu có tính trao đổi, mình cũng nên trả lời rõ ràng để không phải hiểu lầm về sau.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 07:05

ThanhTruc đã viết:

KÍnh gửi các thi hữu .

Cảm ơn đã vào cho ý kiến .
Xin đọc lại lời tôi " Tôi thấy ngờ ngợ dường như là không chỉnh mấy . Xin các bạn góp ý giúp xem có đúng như tôi nghĩ khg . Xin cảm ơn trước "
Tôi không có ý gì đề cập tới việc Thi THơ hay kết quả thi Thơ Đường mà chỉ nhờ góp ý về cái mà tôi " ngờ ngợ " trong cặp câu đối tôi đưa ra thôi .
Tôi vẫn giữ lập trường của tôi là : ÁNH BẠC đứng sau động từ CHOÀNG ( choàng ánh bạc )thì vân là DANH TỪ . nếu tác giả viết:

Trải nắng tô vàng
bông thọ cúc
Choàng sương ánh bạc cánh đào mai

thì cặp đối này rất chỉnh .

Một lần nữa tôi xin xác nhận lại là tôi tôn trọng ý kiến của quý vị ( kể cả việc đánh giá để trao giải ) nên tôi khg đưa ra cả bài thơ hay tên tác giả . Gạt bỏ cái " ngờ ngợ " tôi vẫn thấy bài thơ của thi hữu Sĩ Đoan là một bài thơ hay .

TRân trọng kính chào
ThanhTruc

Thanhtruc thân mến

TT làm Shiroi nhớ tới một bài bình luận thơ ... cụ Nguyễn Khuyến. Shiroi chỉ kể cho vui về sự khó khăn định từ loại của một câu đối trong thơ ĐL. Không có ý chỉ trích. :mim:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo


có một cao thủ, tuổi thuộc hàng chú bác của Shiroi, nỡ nào ngắt câu thành

Sóng biếc theo làn hơi / gợn tí
Lá vàng trước gió / sẽ đưa vèo

vì ông ta không chịu chữ "làn" đi một mình , biến chữ "hơi" là một trạng từ, thành danh từ "hơi", rồi bảo cụ NK đối không chỉnh huhu

Còn bàn về cặp đối "nắng trải... ", đợi anh Ái Hoa giải thích rõ hơn Shiroi nhen.

hi
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 08:32

Tôi chỉ là lão nhà quê, học hành ít, vào diễn đàn này tôi thấy thích thú về cái mục này, bởi lẽ không phải bàn về việc đánh giá giải đúng hay sai mà đơn giản chỉ là trao đổi với nhau xem một bài thơ ĐL như thế nào để ta cùng học tập. Một vị Tiến sỹ chưa chắc làm thơ ĐL đã là hay nên vẫn phải học. Nếu khiêm tốn học hỏi thì một đứa trẻ cũng có cái đáng cho ta học.
NTD không có ở đây, tôi không có ý trì trích mà chỉ nói nên đôi điều theo ý hiểu của mình qua bài trích của TNB. Chữ Nôm, chữ Hán, chữ Anh, chữ Pháp....một chữ bẻ đôi tôi không biết, tôi chỉ nói theo cách hiểu thông thường của nông dân chúng tôi thôi. Dù không biết chữ Hán nhưng những từ ĐIỀN_THỔ_CANH nó rất thông dụng, thường gặp. Điền thổ đơn giản chỉ nghĩa là ruộng đất thôi. Canh tôi hiểu nôm na chỉ là Làm: canh điền là người làm ruộng (ở canh điền)..., canh tác, thâm canh...chứ CANH không có nghĩa là ruộng cho thuê. Thổ canh là đất canh tác, thổ cư là đất ở. Thổ canh có thể gồm cả Điền lẫn Thổ. Đất ruộng cày cấy, trồng trọt gọi là điền, đất vườn trồng cây trái gọi là thổ. Thổ tôi hiểu đơn giản chỉ là đất, nó đồng nghĩa với từ Địa: Thổ công, Thổ địa..., Thổ không có nghĩa là đất tư. Đất nhà mình có thể gọi là tư thổ, còn đất đình, chùa, bãi....là công thổ. Tôi kiến thức hạn hẹp nhưng cứ mạnh dạn nêu ý kiến, nếu có chỗ nào sai mọi người cứ thẳng thắn trì trích, càng có nhiều người "đả" tôi càng học được nhiều, không sao cả.
BXP
Về Đầu Trang Go down
THOAI_DU

THOAI_DU

Tổng số bài gửi : 635
Registration date : 08/12/2010

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 11:11

Shiroi đã viết:
THOAI_DU đã viết:

:cuoi:


Hì hì ,
Thầy ơi ,
" ánh " ở đây là " ánh sáng " , là danh từ cơ ,
vì nó phải đi đôi với danh từ " bạc " làm nên DANH TỪ KÉP thì mới có ý nghĩa ,
Trong văn phạm ,
không bao giờ có 2 động từ đứng liền nhau trong cùng 1 câu ,
( cho dầu là tiếng Việt hay là tiếng nước ngoài )
cho dầu là câu ngắn hay câu dài ,
( trừ khi câu dài có dấu ngắt câu thành 2 câu ngắn )
Em nghĩ bạn Thanh Trúc nào đó thắc mắc hok có sai đâu ạ ...

Hì hì ,
là em phát biểu trên tinh thần khách quan ,
( hok biết có bị ghét bỏ hok đây ?!! )


:cuoi:

thầy đã nói rõ rồi bé Du à,
Hơn nữa, đọc một câu thơ ĐL phải biết cách ngắt câu, vì theo luật thơ ĐL, người ta không để dấu ngắt câu.


ps:
Tiếng Việt mình có một đặc điểm là có những chữ không cần nói ra, như chữ "và" chẳng hạn.
"Cầm" và "trao" thì có thể nói "cầm trao", "vun" và "bón" có thể nói "vun bón", thì mình vẫn có 2 chữ động từ đi liền nhau vậy.


:cuoi:


Hì hì ,
Tỉ oi , đấy là ngôn ngữ nói cơ mà ( " Tiếng Việt mình có một đặc điểm là có những chữ không cần nói ra " )
trong ngôn ngữ viết , phải là : " vun phân , bón gốc " cơ ,
Thơ cũng là 1 loại ngôn ngữ viết mà tỉ ...

Tỉ đã từng học qua ngoại ngữ , tỉ biết đấy ,
( ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khác nhau xa )
nhất là tiếng Pháp , grammaire ( văn phạm ) khó thấu mây luôn ,
còn tiếng Anh , khi nói thì rất đơn giản , nhưng khi viết cũng chẳng dễ đâu , nhất là văn chương ,
( tỉ cứ đọc các tác phẩm văn chương nguyên gốc thì ... đôi khi le lưỡi trong dịch thuật í )
chẳng lẽ trong thơ tiếng Việt , ko cần xét đến khía cạnh ngữ pháp , hả tỉ ?!!
( câu này " Nắng trải/tô vàng bông thọ cúc " - xét về ngữ pháp là sai - 2 động từ đứng kề nhau trong cùng 1 câu )

Hi hi ,
thui , em nói tới đây thui ( the end !!! )
Tỉ lớn hơn em nhiều ,
Tỉ dư sức hiểu ,
Hi hi ...


:cuoi:
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 12:37

Chào các Bác

Mấy ngày này em tra cứu Từ điển nhiều quá nên mắt bị mờ rồi !!!
Có Bác nào làm ơn chỉ giúp phương pháp tra cứu đơn giản hơn không ?
Xin chân thành cảm ơn trước !

- UHDP 29/02
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 12:58

THOAI_DU đã viết:


:cuoi:


Hì hì ,
Thầy ơi ,
" ánh " ở đây là " ánh sáng " , là danh từ cơ ,
vì nó phải đi đôi với danh từ " bạc " làm nên DANH TỪ KÉP thì mới có ý nghĩa ,
Trong văn phạm ,
không bao giờ có 2 động từ đứng liền nhau trong cùng 1 câu ,
( cho dầu là tiếng Việt hay là tiếng nước ngoài )
cho dầu là câu ngắn hay câu dài ,
( trừ khi câu dài có dấu ngắt câu thành 2 câu ngắn )
Em nghĩ bạn Thanh Trúc nào đó thắc mắc hok có sai đâu ạ ...

Hì hì ,
là em phát biểu trên tinh thần khách quan ,
( hok biết có bị ghét bỏ hok đây ?!! )


:cuoi:

Thoại Du đã trốn khỏi lớp học rùi thì còn sợ gì bị đì nữa? :potay:

Nếu TD có quyển văn phạm hay ngữ pháp tiếng Việt nào dạy rằng hai động từ không thể đứng liền nhau trong cùng một câu thì mách cho AH xem thử nhé? Chứ AH thấy việc dùng hai động từ đứng liền nhau rất là thông dụng trong tiếng Việt, nhất là thơ văn. Chẳng hạn:

-Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai (Nguyễn Du)

Chữ ánh là danh từ hay động từ là tuỳ ngữ cảnh trong câu, không thể tuỳ tiện "bắt buộc" ánh phải là danh từ mới có ý nghĩa!
no

_________________________
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 13:06

Tiểu Nhã Đình đã viết:

Nhã Đình đọc bài viết của anh Nguyễn Thế Duyên viết bên trang Hội quán trẻ và một số diễn đàn khác về "thơ Đường" nên mạo muội copy sang đây để các bạn cùng đọc:


Nhân đọc bài thơ “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường


Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

Bài thơ thật lạ! Nếu không có bốn chữ “Tam nguyên Yên đổ” trấn ở đầu bài thơ thì có lẽ hậu bối thơ đường ngày nay chắc sẽ xúm vào chê bai hết lời nhưng vì bốn chữ “Tam nguyên yên đổ” quá lớn khiến không có một ai trong đám “Đường gia trang” dám cất lời.
Tôi đọc đi đọc lại bài thơ và tự hỏi “Đây có phải là đường thi?” Chắc chắn là đường thi rồi bởi vì thời cụ tam nguyên làm gì còn lối thơ nào khác. Thế chẳng lẽ cụ Tam nguyên yên đổ không biết làm đường thi? Không dám đâu! Tôi mà nói chế chắc không phải là cụ tam nguyên mà thiên hạ sẽ tát cho tôi rụng hết cả răng. Vậy thì phải có một điều gì đó mà chúng ta chưa hiểu về thơ đường. Hình như chúng ta đổ xô vào cái vỏ của thơ Đường đó chính là niêm luật mà quên đi mất cái hồn cốt của nó .
Tôi vốn không thích thơ Đường và luôn quan niệm rằng thơ đường luôn luôn có một nhịp điệu đều đều , ru ngủ chỉ thích hợp với những trò ngâm vịnh nhạt nhẽo không thể chứa đựng nổi những ý tưởng đột phá, không thể chứa đựng được những phong cách thơ rất khác nhau. Đọc bài thơ này tôi bỗng giật mình. Có lẽ là tôi đã nhầm. Điều tôi tưởng chỉ đúng với những người, những bài thơ, những cây bút chỉ chú trọng đến cái vỏ của thơ đường còn với những nhà thơ chỉ chú ý đến hồn cốt thơ đường thôi thì vấn đề sẽ khác hẳn.
Ngay câu đầu tiên
“Năm mới vừa sang năm cũ qua”
Tuy nghèo ta vẫn mến nhà ta
. Câu thơ tự nhiên, dân dã không có một chút sáo mòn. Không một chút ước lệ. Nếu đặt câu thơ này bên cạnh câu “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” thì với những người chưa biết, chắc chẳng ai dám đoán đó là hai câu thơ của cùng một con người. Rõ ràng câu thơ trong thu điếu hay hơn, thoát tục hơn. Nó hay hơn bởi cái tính ước lệ “Ngõ trúc” của câu thơ. Bốn từ “Ngõ trúc quanh co” rất ước lệ nhưng cũng chính cái ước lệ này lại làm câu thơ bay bổng thoát tục. Người ta vẫn nói “Tính ước lệ” là một nhược điểm trong thơ cổ nhưng theo tôi chưa hẳn đã đúng. Điều này còn tùy thuộc vào văn cảnh cụ thể của từng bài thơ Câu thơ trong thu điếu rõ ràng là câu thơ của một văn nhân kì tài còn câu thơ trong mùa xuân dạy bảo các con cứ như câu thơ của một cụ nông dân buột mồm nói ra chăng? Chưa chắc đâu!. Nếu như cái đẹp của câu thơ thu điếu được bày hết ra cho ai cũng có thể nhận thấy mà không cần phải suy nghĩ thì cái hay trong hai câu thơ này lại được dấu kín trong phần nhịp thơ. Điều không phải ai cũng có thể nhận ra. Hãy đọc lại hai câu thơ này và ngắt hơi theo đúng nhịp thơ ta sẽ nhận ra cái nhịp điệu đều đều ru ngủ của thơ đường luật đã bị cụ phá vỡ. Nếu câu “Năm mới vừa qua năm cũ sang”Có nhịp bốn ba “Năm cũ vừa qua/ năm mới sang” của đường luật thì đến câu thứ hai lại có nhịp 2-2-4 cũng vẫn là đường luật nhưng mỗi câu một nhịp thơ khác nhau làm câu thơ linh động hẳn. Chưa hết! Nếu như ở câu thơ thứ hai ta tách chữ mến ra theo đúng ngữ pháp tiềg việt “Mến” Là động từ làm nhiệm vụ vị ngữ thì nhịp thơ sẽ là
Tuy nghèo/ ta vẫn/ mến/ nhà ta
Câu thơ trở nên cực kì linh động và cái “phong vị” thơ đường biến mất
Chín sào tư thổ Là nơi ở
Một bó tàn thư Ấy nghiệp nhà
Nếu tách chữ “Là” và chữ “Ấy” riêng ra như tôi đã nói ở trên ta sẽ thấy cụ tam nguyên chẳng thèm đếm sỉa đến luật thơ. Cụ chỉ để ý đến cái điều cụ muốn nói “Một bó tàn thư” mà thôi. Giữa cái buổi nhiễu nhương mà như cụ Tú Xương đã nói
Thôi có làm chi cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh sáng sữa bò
Hay
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoa tư lương nhấp nhổm ngồi
Thì cái đám tàn thư của cụ phải bó thành một bó cất lên gác bếp cũng là điều đương nhiên. Đọc câu thơ này dứt khoát tiếng “Ấy” phải tách riêng ra và cất giọng cao lên còn hai tiếng “Nghiệp nhà” Phải hạ giọng xuống và ngắt ngay ta sẽ nhận ra ngay cái vị chua chat của câu thơ. Nguyễn khuyến đúng là bậc thầy của thơ. Cụ dùng đến cả nhịp thơ để bày tỏ cảm xúc của mình. Thời cụ và trước cụ mấy ai đã làm được điều đó. Bây giờ ta hãy xét đến cặp đối của câu ba và bốn của bốn câu này. “Chín sào tư thổ” cụ đem đối với “Một bó tàn thư” rõ ràng không chuẩn mà thậm chí chẳng đối gì cả “Chín sào tư” ba từ đối với “Một bó” hai từ. “Thổ” một từ đối với “Tàn thư” hai từ. Chắc có bạn sẽ bảo “Tại sao ông lại tách ra như vậy? Phải gộp cả vào chứ. Phải là “Chín sò tư thổ” Và “một bó tàn thư” thì vẫn là cùng bốn từ và vẫn chuẩn” Vâng! Tất nhiên các bạn có thể gộp như thế và các bạn đi đếm số từ thì các bạn sẽ thấy nó là như nhau. Nhưng đây không phải là toán. Đây là văn chương vậy nó phải tuân theo quy luật của cách đọc. Rõ ràng khi bạn đọc “Chín sao tư/Thổ” bạn sẽ hơi dừng lại ( Ngắt hơi) ở chữ “Tư”bởi vì “Chín sào tư” là số từ bổ nghĩa cho từ “Thổ”. Còn khi đọc “Một bó /tàn thư” thì bạn lại phải hơi dừng lại ở từ “Bó”cũng vì lí do trên. Còn như bạn cố tình đọc liền một mạch không dừng gì thì tôi thua bạn.
Nếu như bốn câu đầu nhịp thơ có vẻ trục trặc không mang “Phong vị thơ đường” thì bốn câu sau lại hoàn toàn quay về với phong vị đường thi. Nhịp thơ đều đều, triền miên ẩn chứa một nỗi đau thời thế.
Trước cửa khói dày non khuất bóng
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa.
Nước mất rồi, nhà tan rồi, vua tôi đã thành bù nhìn. Tất cả chỉ còn là dĩ vãng.
Lộc vua đã hết, lộc nước chẳng còn có gì vui vẻ nữa đâu.
Một cặp. đối cực chuẩn. Ý thơ kín đáo với một nỗi đau khắc khoải trong tâm.
Ông dạy bảo các con ư? Không!Tôi không cho là như vậy. Đừng nghĩ hai câu kết của ông theo cái kiểu “Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”. Nếu nghĩ như vậy bài thơ mất hết ý nghĩa và nó trở thành quá tầm thường không xứng với một bậc danh nho. Tôi muốn hướng sự cảm thụ của mình theo hướng “Giấy rách giữ lề” bởi vì nếu chỉ bảo với các con “ Chúng mày đi mà cày ruộng” Thì đâu cần đến hai câu đau đáu nhân tình
Trước cửa khói dày non khuất bong
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa
Và những cuốn tàn thư cụ đã đốt đi rồi chứ gói lại một gói để làm gì? Còn như cụ muốn bảo với các con chúng mày hãy vừa theo đòi việc bút nghiên vừa đi cày đi thì lại càng vô lí nữa vì từ xưa chẳng có ông đồ nho nào làm nghề nông cả. Nhất là ba từ “Nối chí cha” Chưa bao giờ cụ tam nguyên có cái chí đi cày.
Người việt nam ta từ xưa đến nay luôn luôn có tư tưởng “Con hơn cha là nhà có phúc”. Và cụ cũng không nằm ngoài cái tư tưởng ấy.
Chúng ta chỉ có thể nghĩ ba từ “Lúa , đậu , cà” là một hình tượng cái gốc, cái lề,cái cốt cách của cụ mà cụ muốn con cái cụ noi theo.
Hãy quay lại một chút về tiểu sử của cụ để ta có thể nhận rõ điều này. Cụ làm quan
Trong thời kì pháp xâm lược việt nam. Vua tôi nhà Nguyễn đầu hàng, phong trào cần vương bị dập tắt. Chán nản và không muốn cộng tác với quân xâm lược cụ từ quan về quê. Thậm chí giả ốm về quê rồi nhưng triều đình và bọn xâm lược vẫn muốn cụ cộng tác với chúng nên có một thời gian cụ phải đến dạy con cho Hoàng cao khải. Tại đây cụ có một bài thơ vịnh kiều trong đó có câu
Thằng bán tơ kia dở mối ra
Làm cho bận đến cụ viên già
Tứ thơ cũng kín đáo giống như bài thơ này. Tóm lại là dù cụ đã về quê nhưng cụ vẫn luôn bị giới cầm quyền theo dõi.
Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà
Là người trí thức đừng bao giờ quên đất nước và dân tộc. Phải chăng đấy mới là điều cu nhắn nhủ với các con và với tất cả chúng ta?
Chỉ có thể hiểu bài thơ theo nghĩa ấy mới xứng với cái tầm của người ba lần cưỡi đầu thiên hạ “1”
Hà nội 26-1-2012


Cưỡi đầu thiên hạ đã ba phen
Nguyễn Khuyến

Chào bạn Tiểu Nhã Đình

Cám ơn bạn đã copy bài viết của Nguyễn Thế Duyên cho mọi người xem. Tuy nhiên nó không liên quan đến chủ đề hai câu đối trong bài thơ Hoa Xuân nên AH nghĩ để nó bên phần biên khảo bình luận thơ văn thì hơn, bạn đồng ý không?
:-bd

_________________________
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 13:08

Shiroi đã viết:
Tiểu Nhã Đình đã viết:
Bạn HanSyNguyen hãy bình tĩnh, tôi copy tất cả những góp ý thắc mắc cho bạn xem. bạn không nên phê phán một cách như vậy:

Trích dẫn :
Nắng Xuân đã viết:

Biết đâu đất nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ chỉ có 9 sào, chứ không phải 9,4 sào không? Tư thổ là đất riêng và như vậy thì bài thơ đối rất chuẩn. Tư thổ (đất riêng) >< Tàng thư (nơi cất giữ sách).
Anh hãy xem lại giúp là TÀN THƯ hay TÀNG THƯ nhé.
TÀN THƯ: những cuốn sách cũ.
TÀNG THƯ: nơi cất giữ sách quý.
Trích dẫn :
Nguyễn Thế Duyên đã viết:

Thổ là đất ở còn đất canh tác gọi là điền. Điền thì phân ra tư điền ( đất tư) công điền (Đất nhà nước) và canh điền (Đất cho thuê) còn thổ thì đuơng nhiên là đất tư nhân vì ngày xưa chính quyền công nhận quyền sở hữu đất đai nên trong từ cổ không thấy có từ "Tư thổ"

XÉT THEO VĂN CẢNH CUẢ BÀI THƠ THÌ ĐÂY PHẢI LÀ TÀN THƯ ( SÁCH NÁT, SÁCH CŨ)

Để xem ai mới tức cười (tôi chả biết tiếng Anh nên tôi dùng tiếng Việt? dd

Tỷ Tiểu Nhã Đình đừng nhạy cảm nè, Shiroi biết tỷ có ý tốt, nhưng anh Nguyên nói không sai đâu.
Anh Nguyên ít khi lên tiếng và góp ý. Shiroi thì không thích chê cười người khác, đó không phải là phong cách của Shiroi. Vậy mà đọc đến đoạn bình luận về 3 chữ "chín sào tư"... Shiroi không nín nhịn được.
Shiroi thật không biết Nguyễn Thế Duyên là ai, nên tuyệt đối Shiroi không có tí hiềm khích hay có ác ý gì.
Bình luận "lung tung" như vậy thật không nên đâu.

Về mặt từ cổ không có từ "tư thổ" chẳng có gì lạ cả, thổ là danh từ gốc Hán Việt, một danh từ có thể đi cùng một tính từ bổ nghĩa miễn 2 chữ đi chung có nghĩa.
"Quốc Thổ" là đất của quốc gia, "Lãnh thổ" là bao gồm đất đai, hải phận, không phận thuộc chủ quyền quốc gia, thì ai bảo "Thổ" là đất tư nhân ?
Thổ là đất, đất có đất cứng đất mềm, "đất chung" của làng xã, thì cũng có "đất riêng" của tư nhân.
"tư thổ" là đất riêng.
Và cũng không phải là từ cổ, vì bài thơ mà NTD đang nói đến vốn không phải là nguyên tác của cụ Nguyễn Khuyến, mà là một bài thơ dịch ở thế kỷ thứ 20 của tác giả Vũ Mộng Hùng.


Nói về Bài thơ "Ngày xuân dạy các con":

Bài thơ Nguyên tác của cụ Nguyễn Khuyến mang tựa "XUÂN NHẬT THỊ NHƯ CHI", Shiroi chụp từ quyển "Thơ Văn Nguyễn Khuyến" của nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội ấn hành năm 1971 :

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Baihan10
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Bai110
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Bai210

mãn là tròn đầy, bất mãn là không đầy, "bất mãn cửu cao thổ", có nghĩa là không đầy chín sào đất.
Như vậy thì không phải ... chín sào tư Laughing

Cảm ơn Shiroi rất nhiểu!
Nhã Đình đưa bài viêt của anh Nguyễn Thế Duyên sang đây vì Nhã Đình thấy các bạn phân tích bài thơ của Sĩ Đoan rạch ròi chi tiết quá, văn thơ không phải là toán học nên nó không có khái niệm "đúng" "sai" như kết quả của các con số. văn thơ là cảm nhân theo nhiều hướng khác nhau mà.
Bài viết của anh Duyên không phải là "Bình loạn lung tung" Anh Duyên là người rất thích đọc các góp ý của người đọc, những góp ý một cách mang tính chất xây dựng chứ không phải là giọng miệt thị, chỉ trích. Anh Duyên không sinh hoạt bên diễn đàn này nhưng sinh hoạt ở nhiều diễn đàn khác: vnthuquan, thivien, vanhoctre, chutluulai, aotrangct...
Nhã Đình đã trao đổi với ạnh Duyên và sẽ chuyển các góp ý của các bạn để anh Duyên trả lời, trao đổi nghiêm túc sẽ nâng cao hiểu biết cho chúng ta, Nhã Đình nghĩ vậy.
Cám ơn các bạn.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 13:13

pumanew đã viết:
"Ý TẠI NGÔN NGOẠI" nên theo Pu ai cũng có ý đúng cả!
Xét cặp:

"Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai"
Nếu hiểu theo nghĩa của câu trên là : Nắng trải tô mầu vàng cho bông thọ cúc thì ở đây là động từ còn vàng ở đây là tính từ và câu dưới thì Sương choàng những ánh bạc lên cánh đào mai thì cả ánh bạc ở đây đều là danh từ cả => thất đối! Điều đó thì đúng như bạn Thanh Trúc và bạn Gió Cao Nguyên nói! Nhưng có một điều rằng: thơ Đường luật được phân định dấu bằng cách ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 nên không thể xét cặp đối đó ở 3 từ giữa hai nhịp được

"Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai"

mà phải đọc để hiểu theo lối ngắt nhịp của nó:

"Nắng trải / tô vàng / bông thọ cúc
Sương choàng / ánh bạc / cánh đào mai"

hoặc theo cách ngắt nhịp 4/3:

"Nắng trải tô vàng / bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc / cánh đào mai"

Nếu hiểu theo nghĩa của câu trên là : Nắng trải mầu vàng cho bông thọ cúc thì ở đây là động từ còn vàng ở đây là tính từ và câu dưới thì Sương choàng và làm ánh lên mầu bạc cho cánh đào mai thì ánh ở đây được coi là động từ. => Điều đó đúng như Thầy Ái Hoa đã giải thích! Tuy nhiên phải hiểu được ý của cặp câu đối đó là:
Nắng trảitô vàng thêm cho bông thọ cúc được vàng thêm với Sương choàng và "ánh" lên làm "bạc" đi mầu của cánh đào mai thì khi đó thì vàng và bạc sẽ là tính từ mới là logic...

Nếu sửa lại cho đúng như Thanh Bình đã nêu:

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng dát bạc cánh đào mai

thì chuẩn đối nhưng sẽ không hay và nét bằng câu của tác giả Sĩ Đoan vì nó quá thông dụng. Một bài thơ hay thường phải kèm thêm từ mới mẻ, tránh sáo mòn theo nếp cũ!
Còn có một ý khác là:

Nắng trải làm cho những đóa thọ cúc đó trông như cái tô (bát to) vàng - khi đó thì tô = danh từ - nên sẽ đối được Sương choàng làm cho những cánh đào mai như những ánh bạc!
Một bài thơ đoạt giải sẽ còn có nhiều tranh luận - bản thân điều đó cũng sẽ làm cho bài thơ đó hay hơn!
Bài trả lời của Tỷ Shiroi là chuẩn nhất - "bó đũa chọn cột cờ"!
Cũng chỉ là vài lời "Ý NGÔN TẠI NGOẠI" thô thiển của Pu! Pu mong các cao thủ thứ lỗi! Chúc mọi người Vui!


@ Tiểu Nhã Đình:
Ý Bác Thế Duyên:
Chín sào tư / thổ / là nơi ở,
Một bó /tàn thư / ấy nghiệp nhà

Nhưng thơ Đường luật thì ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 chứ không thể ngắt nhịp 3/4 như vậy được đâu!!!

Chín sào / tư thổ / là nơi ở,
Một bó / tàn thư / ấy nghiệp nhà!

Hi pumanew

pumanew đúng là có tư tưởng sáng tạo độc đáo! dd Cái ý của pumanew cũng hay nhưng mà AH nghĩ là tác giả SĐ chắc chắn không có cùng cái nhìn của pumanew nên không thể bình luận câu văn theo nghĩa đó được!
no

_________________________
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13Wed 29 Feb 2012, 13:28

HanSiNguyen đã viết:
Tiểu Nhã Đình đã viết:

Nhã Đình đọc bài viết của anh Nguyễn Thế Duyên viết bên trang Hội quán trẻ và một số diễn đàn khác về "thơ Đường" nên mạo muội copy sang đây để các bạn cùng đọc:


[color=darkred]Nhân đọc bài thơ “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường


Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

======================
Chín sào tư thổ Là nơi ở
Một bó tàn thư Ấy nghiệp nhà

Bây giờ ta hãy xét đến cặp đối của câu ba và bốn của bốn câu này. “Chín sào tư thổ” cụ đem đối với “Một bó tàn thư” rõ ràng không chuẩn mà thậm chí chẳng đối gì cả “Chín sào tư” ba từ đối với “Một bó” hai từ. “Thổ” một từ đối với “Tàn thư” hai từ. Chắc có bạn sẽ bảo “Tại sao ông lại tách ra như vậy? Phải gộp cả vào chứ. Phải là “Chín sò tư thổ” Và “một bó tàn thư” thì vẫn là cùng bốn từ và vẫn chuẩn” Vâng! Tất nhiên các bạn có thể gộp như thế và các bạn đi đếm số từ thì các bạn sẽ thấy nó là như nhau. Nhưng đây không phải là toán. Đây là văn chương vậy nó phải tuân theo quy luật của cách đọc. Rõ ràng khi bạn đọc “Chín sao tư/Thổ” bạn sẽ hơi dừng lại ( Ngắt hơi) ở chữ “Tư”bởi vì “Chín sào tư” là số từ bổ nghĩa cho từ “Thổ”. Còn khi đọc “Một bó /tàn thư” thì bạn lại phải hơi dừng lại ở từ “Bó”cũng vì lí do trên. Còn như bạn cố tình đọc liền một mạch không dừng gì thì tôi thua bạn.
=========================

Không thể không góp ý !

Thật là FUNNY (TỨC CƯỜI) cái đoạn bình loạn trên đây : Vì CHÍN SÀO TƯ THỔ nghĩa là "9 sào đất tư, đất riêng" lại được hiểu thành 9 sào 4 thổ (9,4 sào đất)

Chữ TƯ tiếng Hán Việt nghĩa là riêng, riêng tư
TƯ THỔ đối với TÀN THƯ là chính xác hoàn toàn

Sao lại có kiểu BÌNH LOẠN lung tung như thế được ?

rose

Về cặp đối trong bài thơ của Sĩ Đoan :

-Một điểm chưa chỉnh khác là 2 chữ THỌ CÚC (CÚC VẠN THỌ : Một loại hoa) đem đối với ĐÀO MAI (Hoa đào và hoa mai : Hai loại hoa)

-Chữ TÔ nếu chỉnh thành TƠ , Chữ THỌ nếu chỉnh thành HUỆ thì cặp đối sẽ hoàn chỉnh anh Sĩ Đoan ạ

Chúc anh luôn vui

HSN

:bong: rose :hoa:

Chào Nguyên huynh

Ý của Nguyên huynh sửa chữ tô thành tơ trong cặp đối của bài thơ thì cũng hay lắm! Nhưng AH nghĩ rằng SĐ đã không nhìn thấy ánh nắng trải những sợi tơ vàng trên các bông hoa giống như Nguyên huynh, mà anh ta chỉ cảm nhận cái màu vàng rực rỡ mà nắng tô đậm thêm màu vàng sẵn có của các bông vạn thọ và bông cúc. Khi chấm bài BGK đã cố gắng đặt mình vào đúng tâm trạng tác giả để xem xét sự việc và đánh giá chớ không muốn thay đổi câu văn theo chủ quan của mình. Cám ơn Nguyên huynh đã tham gia góp ý nha!
hearts hearts


_________________________
Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Xin Các Bạn Góp ý cho .
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 8 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: NGHINH TÂN CÁC :: Thông báo, Thắc mắc, Ý Kiến-