Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Tue 11 Dec 2018, 09:43

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

Người hỏi là một bông hoa đẹp. Có ý gì hông thì em hông bít 😛

Dưới mắt thầy Iu Bông thì bông nào cũng đẹp mờ tỷ?  :pp:


Cũng có bông không được đẹp lắm đó TM, bông đó thầy hổng ưa vì nó có độc á Smile

AH mà sợ độc?  :nhay:  người bách độc bất xâm!  :pp:

Tối độc phụ nhân tâm, thầy sợ hôn? lol!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Wed 09 Jan 2019, 13:01

Rắn độc đội lốt lươn

Bùi Cầm Hổ (1390-1483), danh nhân Việt Nam thế kỉ XV, làm quan Ngự sử ba triều vua đầu thời Lê Sơ (1428-1527).

Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc (nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); là con trai thứ ba của cụ Bùi Tôn Đường, sinh cơ lập nghiệp tại chân núi Bạch Tỵ xã Đậu Liêu.


Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Tuong-10

Am hiểu hơn cả thầy

Ông nội Bùi Cầm Hổ là quan Giám vận triều Trần, sống giữa thế kỉ XIV, quê xã Cổ Phi, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn (nay thuộc Hải Dương); là người phụ trách vận chuyển quân lương phục vụ cuộc Nam chinh của vua Trần. Khi đoàn thuyền đến bến Lang Cảnh (bến đò Cài), đã kết hôn với một phụ nữ người Kẻ Cài, xã Kiệt Thạch, huyện Thiên Lộc và ở lại đây, sinh tới 10 con trai, trong đó có ông Bùi Tôn Đường.
Theo tư liệu dòng họ, Bùi Cầm Hổ sinh ra có tướng mạo khác thường, mắt sáng, da đen. Khi Bạch Thái Bà trở dạ, trong nhà có tiếng hổ gầm cùng một luồng hang vận với mùi thơm lạ. Tôn Đường sang nhà chùa gần đó thỉnh cầu nhà sư, được bảo là điềm lành “Thiên nhạc giáng Thần”, lấy làm mừng và nhân đó đặt tên con nghĩa là: họ Bùi bắt được hổ.

Cậu bé Hổ sáng dạ, văn hay, chữ tốt, nhanh nhẹn, thông minh, khẳng khái hơn người, càng lớn càng bộc lộ nét tài hoa; được cha mẹ đặt kỳ vọng, cho ra Thăng Long theo học, với mong mỏi sẽ giành khoa bảng và không phụ lòng cha mẹ…
Một lần, cùng các học trò nghe quan Tư ở Quốc Tử Giám giảng về Kinh Dịch, giảng nghĩa câu “Hàm, Hoằng, Quang, Đại, Phẩm vật ham hanh”, Bùi Cầm Hổ cho rằng chưa thoát nghĩa.

Khi ra quán rượu ngồi bàn, nhiều người bảo: “Thày ta giảng thâm thúy đấy chứ!”, Bùi Cầm Hổ nói: “Thày giảng ở nơi hàng trăm học trò, tất không nói kỹ lưỡng được. Tôi nghe chỉ thấy dẫn lời của Chu Hy bàn về câu này thôi, mà không có chính kiến. Rồi ông nói thấu mọi nhẽ, khiến các học trò nghe mà giật mình về sự am hiểu của anh học trò xứ Nghệ.

Xử vụ án vợ giết chồng

Buổi ấy ở Thăng Long có một lái buôn làm ăn xa lâu ngày về nhà. Người vợ gặp chồng mừng vui khôn xiết, bèn mua lươn nấu canh cho chồng ăn. Ngờ đâu, người chồng vừa thưởng thức xong, đã lăn đùng ra chết không kịp trăng trối.

Người vợ đâu biết rằng lươn chị mua về là loài rắn độc vẻ ngoài có sắc vàng giống như lươn, khiến cho người ta dễ nhầm lẫn. Thân quyến nhà chồng không biết việc ấy, ngờ rằng cô vợ ngoại tình, sợ chồng phát hiện nên ra tay hãm hại. Do đó, họ thưa kiện lên quan hữu ty. Người vợ bị tống giam chờ ngày xét xử. Vụ án ấy người khắp nơi Kẻ Chợ kể cho nhau nghe.

Bùi Cầm Hổ biết sự vụ, lại xuất thân con nhà nông, hiểu biết về những loài bò sát có độc hoặc làm thực phẩm được nơi đồng ruộng, ngờ rằng có sự khuất tất ở mấy con lươn, nên nói với bạn đồng môn:

– Án này, nếu tôi là pháp ty, ắt xử ra.

Lời họ Bùi đến tai quan hữu ty. Đang rối như canh hẹ không biết làm sao cho tỏ vụ án, quan hữu ty lập tức vời ông đến. Khi được tham vấn, Bùi Cầm Hổ xin cho người đến các chợ nơi kinh thành, tìm mua loại lươn sắc vàng lẫn đen mà cổ có chấm lốm đốm, lại hay ngóc đầu lên ba đến bốn tấc thì mua đem về nấu canh và xin cho tử tù ăn. Nghe lời ông, việc ấy được đem thực thi ngay. Canh lươn ấy nấu xong, đem cho các tử tù dùng.

Các tử tù vừa nuốt xong canh, mắt đã trợn trừng chết ngay.

Bằng hiểu biết từ thực tế, Bùi Cầm Hổ cho mọi người hay rằng, có một loại rắn độc rất giống lươn, thường lẫn vào lươn mà khó phân biệt, cả người bán và người mua đều bị nhầm.

Quan tòa biết người góa phụ kia bất đắc dĩ bị oan khiên vì nhầm lẫn lươn với rắn độc nên tha bổng. Còn Bùi Cầm Hổ nhờ phá được vụ án hóc búa nên được tiến triều làm quan, mà riêng ông, đã cứu được một mạng người hoặc suýt bị tù, hoặc suýt bị xử tử oan.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Fri 11 Jan 2019, 10:15

Nhữ Đình Hiền- ông tổ nghề lược tre Việt Nam

Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, quê ở xã Thái Học (Bình Giang) là người có công mang nghề làm lược tre từ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Hoạch Trạch. Sau khi ông mất, dân làng đã suy tôn ông là tổ nghề.

Ông nằm trong danh sách "Tràng An tứ hổ" gồm 4 danh thần giỏi giang bậc nhất đất Thăng Long: Vũ Diệm (1705 - ?), Nguyễn Bá Lân (1700 - 1786), Nhữ Đình Hiền (1659 - ?), Nguyễn Công Thái (1684 - 1758). Bằng tài năng của mình, Nhữ Đình Hiền đã tìm ra rất nhiều thủ phạm của những vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc.

Nhữ Đình Hiền còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, sinh ngày 4 tháng 12 năm Kỷ Hợi (1659) tại làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông vốn là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng đời Lê Trung hưng.

Năm ông 17 tuổi, thi Hương trúng tứ tường. Năm Canh Thân, Vĩnh Trị thứ 5 (1680), 21 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 26 tuổi, giữ chức Hình khoa đô cấp sự trung. Khi 34 tuổi ông làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi Tham chính Sơn Nam. Đến năm 39 tuổi, làm chánh sứ đi Trung Quốc, được phong Hữu thị lang. Sau đó làm quan đến Hình bộ Thượng thư, được phong tước hầu.

Theo Đại Việt sử ký tục biên, năm Canh Thân (1680), niên hiệu Chính Hòa năm thứ nhất, triều đình tổ chức "Thi hội các viên cống cử trong nước, lấy đỗ bọn Nguyễn Côn 19 người. Khi thi Đình cho bọn Phạm Công Thiện (người Ngọc Thiện, huyện Gia Định), Nguyễn Công Xán (người xã Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm) đỗ tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp)". Cũng trong kỳ thi ấy, dù không đỗ cao tột bậc, nhưng Nhữ Đình Hiền (1659 - ?) cũng dự phần đỗ đạt, làm nên công trạng hiển hách, được người đời biết đến nhiều.

Ông mất năm Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716), thọ 58 tuổi. Có sách chép ông mất năm 1739, thọ 80 tuổi. Ông là người có tài chính sự, làm việc công bằng, chính trực, được người đương thời ca ngợi. Ông được truy tặng Thiếu phó, tước Quận công.

Tương truyền, ông và phu nhân là Lý Thị Hiệu đem nghề làm lược tre ở nước ngoài về truyền cho dân làng Hoạch Trạch. Sau đó Hoạch Trạch trở thành làng nghề lược tre nổi tiếng. Dân làng tôn ông bà là ông tổ của nghề lược tre. Suốt 3 thế kỷ nghề lược tre rất phát đạt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Đến nay, nghề này vẫn được duy trì, nhưng không còn phát đạt như trước.

Lúc bấy giờ, có một vụ nghi án xảy ra. Ở vùng nọ có hai chị em ruột đều đã lập gia đình. Người em gái vì biết tin chị gái bị ốm nên đến săn sóc. Nhà hai chị em cách nhau một quãng khá xa. Nhiều ngày sau người chồng của cô em gái không thấy vợ mình trở về. Người chồng tưởng vợ ở lại chăm sóc chị. Nhưng rồi mãi không thấy tin tức gì, người chồng nghi là vợ mình đã bị chồng của chị gái vợ sát hại, nên liền làm đơn kiện lên quan trên. Ngay sau đó, chồng của chị gái bị bắt và tống giam vào nhà lao.

Sau nhiều lần xử, vụ mất tích của cô em gái vẫn đi vào ngõ cụt. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, nên tội trạng của người chồng chị gái vẫn không cấu thành được. Án xử đi xử lại nhiều lần, pháp quan xử án nhiều phen thay đổi, trải qua đến sáu, bảy năm mà vụ án vẫn không có gì tiến triển. Trong khi ấy, chồng của người chị gái thì một mực kêu oan. Chúa Trịnh lệnh cho Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền trực tiếp đảm nhiệm việc điều tra, xét xử.

Không dựa vào những bản cung hình trước của các quan đã kinh qua vụ án này. Quan Thượng thư họ Nhữ muốn tìm chứng cứ thực tế thuyết phục để giải đáp khuất tất. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, mà nghi phạm số một lại dồn hết vào người chồng của chị gái. Quan Thượng thư Bộ Hình rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Không như các vị quan xử vụ này đa phần liên tục nhằm vào đối tượng chính là người chồng chị gái mà tra khảo, Nhữ Đình Hiền tra xét vụ án theo một hướng khác.

Sau khi xem xét khoảng cách địa lý giữa làng người em gái và người chị gái trên địa đồ, ông để ý thấy trên quãng đường giữa làng người em gái sang làng người chị tất phải đi qua một cánh đồng. Ở cánh đồng đó có một ngôi chùa được bao quanh bởi cây cối rậm rạp. Người em gái đi đến thăm người chị phải đi qua khu vực này. Nghi phạm chính của vụ án là người anh rể thì một mực kêu oan, chắc chắn phải có uẩn tình gì đây khi cô em đi qua ngôi chùa này. Từ đó, Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền chuyển nghi vấn của mình sang đối tượng mới là những người sống trong ngôi chùa.

Ông đoán rằng, chắc người em gái xấu số kia nhất định bị bọn ác tăng trong ngôi chùa này giở trò đồi bại trước khi đến được nhà chị gái mình. Phải làm cách nào để lôi ra ánh sáng tội ác của chúng khi mà thời gian đã trôi qua quá lâu, dấu vết không còn lại gì. Suy nghĩ nhiều đêm, cuối cùng ông cũng tìm ra cách phá án độc đáo.

Nhữ Đình Hiền cùng tùy tùng giả cách là quan viên đi lễ chùa, rồi mượn cớ tụng kinh, niệm Phật để lưu lại qua đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy, ông yêu cầu sư trụ trì cho triệu tập hết sư tăng lại. Khi họ đến đông đủ, ông lấy cớ đêm qua ngủ tại chùa, nằm mơ thấy có mộng báo có người con gái bị cưỡng hiếp mà chết oan ở đây, rồi quát tất cả sư tăng rằng:

– Các người đều là kẻ tu hành, nương nhờ cửa Phật, tại sao lại có oan hồn đến tố giác với ta việc ấy? Sự thể thực hư ra sao, mau mau tự thú để nhận lượng khoan hồng!

Đối tượng “sư hổ mang” trong chùa lúc ấy mặt tái mét kinh sợ vì nhớ lại tội ác đã gây ra với người em gái, nên nhận tội trạng. Sau đó, thủ phạm dẫn ông ra phía chân tháp. Nhữ Đình Hiền lệnh cho lính đào đất nơi chân tháp lên, quả nhiên nơi ấy là hài cốt người thiếu phụ xấu số bị làm hại rồi vùi xuống đó phi tang. Vụ trọng án tưởng không thể phá, đến đây đã được làm sáng tỏ, người chồng của chị gái mới thoát khỏi án ngục, và được xóa tội.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Fri 11 Jan 2019, 12:09

Trà Mi đã viết:
Nhữ Đình Hiền- ông tổ nghề lược tre Việt Nam

Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, quê ở xã Thái Học (Bình Giang) là người có công mang nghề làm lược tre từ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Hoạch Trạch. Sau khi ông mất, dân làng đã suy tôn ông là tổ nghề.

Ông nằm trong danh sách "Tràng An tứ hổ" gồm 4 danh thần giỏi giang bậc nhất đất Thăng Long: Vũ Diệm (1705 - ?), Nguyễn Bá Lân (1700 - 1786), Nhữ Đình Hiền (1659 - ?), Nguyễn Công Thái (1684 - 1758). Bằng tài năng của mình, Nhữ Đình Hiền đã tìm ra rất nhiều thủ phạm của những vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc.

Nhữ Đình Hiền còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, sinh ngày 4 tháng 12 năm Kỷ Hợi (1659) tại làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông vốn là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng đời Lê Trung hưng.

Năm ông 17 tuổi, thi Hương trúng tứ tường. Năm Canh Thân, Vĩnh Trị thứ 5 (1680), 21 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 26 tuổi, giữ chức Hình khoa đô cấp sự trung. Khi 34 tuổi ông làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi Tham chính Sơn Nam. Đến năm 39 tuổi, làm chánh sứ đi Trung Quốc, được phong Hữu thị lang. Sau đó làm quan đến Hình bộ Thượng thư, được phong tước hầu.

Theo Đại Việt sử ký tục biên, năm Canh Thân (1680), niên hiệu Chính Hòa năm thứ nhất, triều đình tổ chức "Thi hội các viên cống cử trong nước, lấy đỗ bọn Nguyễn Côn 19 người. Khi thi Đình cho bọn Phạm Công Thiện (người Ngọc Thiện, huyện Gia Định), Nguyễn Công Xán (người xã Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm) đỗ tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp)". Cũng trong kỳ thi ấy, dù không đỗ cao tột bậc, nhưng Nhữ Đình Hiền (1659 - ?) cũng dự phần đỗ đạt, làm nên công trạng hiển hách, được người đời biết đến nhiều.

Ông mất năm Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716), thọ 58 tuổi. Có sách chép ông mất năm 1739, thọ 80 tuổi. Ông là người có tài chính sự, làm việc công bằng, chính trực, được người đương thời ca ngợi. Ông được truy tặng Thiếu phó, tước Quận công.

Tương truyền, ông và phu nhân là Lý Thị Hiệu đem nghề làm lược tre ở nước ngoài về truyền cho dân làng Hoạch Trạch. Sau đó Hoạch Trạch trở thành làng nghề lược tre nổi tiếng. Dân làng tôn ông bà là ông tổ của nghề lược tre. Suốt 3 thế kỷ nghề lược tre rất phát đạt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Đến nay, nghề này vẫn được duy trì, nhưng không còn phát đạt như trước.

Lúc bấy giờ, có một vụ nghi án xảy ra. Ở vùng nọ có hai chị em ruột đều đã lập gia đình. Người em gái vì biết tin chị gái bị ốm nên đến săn sóc. Nhà hai chị em cách nhau một quãng khá xa. Nhiều ngày sau người chồng của cô em gái không thấy vợ mình trở về. Người chồng tưởng vợ ở lại chăm sóc chị. Nhưng rồi mãi không thấy tin tức gì, người chồng nghi là vợ mình đã bị chồng của chị gái vợ sát hại, nên liền làm đơn kiện lên quan trên. Ngay sau đó, chồng của chị gái bị bắt và tống giam vào nhà lao.

Sau nhiều lần xử, vụ mất tích của cô em gái vẫn đi vào ngõ cụt. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, nên tội trạng của người chồng chị gái vẫn không cấu thành được. Án xử đi xử lại nhiều lần, pháp quan xử án nhiều phen thay đổi, trải qua đến sáu, bảy năm mà vụ án vẫn không có gì tiến triển. Trong khi ấy, chồng của người chị gái thì một mực kêu oan. Chúa Trịnh lệnh cho Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền trực tiếp đảm nhiệm việc điều tra, xét xử.

Không dựa vào những bản cung hình trước của các quan đã kinh qua vụ án này. Quan Thượng thư họ Nhữ muốn tìm chứng cứ thực tế thuyết phục để giải đáp khuất tất. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, mà nghi phạm số một lại dồn hết vào người chồng của chị gái. Quan Thượng thư Bộ Hình rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Không như các vị quan xử vụ này đa phần liên tục nhằm vào đối tượng chính là người chồng chị gái mà tra khảo, Nhữ Đình Hiền tra xét vụ án theo một hướng khác.

Sau khi xem xét khoảng cách địa lý giữa làng người em gái và người chị gái trên địa đồ, ông để ý thấy trên quãng đường giữa làng người em gái sang làng người chị tất phải đi qua một cánh đồng. Ở cánh đồng đó có một ngôi chùa được bao quanh bởi cây cối rậm rạp. Người em gái đi đến thăm người chị phải đi qua khu vực này. Nghi phạm chính của vụ án là người anh rể thì một mực kêu oan, chắc chắn phải có uẩn tình gì đây khi cô em đi qua ngôi chùa này. Từ đó, Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền chuyển nghi vấn của mình sang đối tượng mới là những người sống trong ngôi chùa.

Ông đoán rằng, chắc người em gái xấu số kia nhất định bị bọn ác tăng trong ngôi chùa này giở trò đồi bại trước khi đến được nhà chị gái mình. Phải làm cách nào để lôi ra ánh sáng tội ác của chúng khi mà thời gian đã trôi qua quá lâu, dấu vết không còn lại gì. Suy nghĩ nhiều đêm, cuối cùng ông cũng tìm ra cách phá án độc đáo.

Nhữ Đình Hiền cùng tùy tùng giả cách là quan viên đi lễ chùa, rồi mượn cớ tụng kinh, niệm Phật để lưu lại qua đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy, ông yêu cầu sư trụ trì cho triệu tập hết sư tăng lại. Khi họ đến đông đủ, ông lấy cớ đêm qua ngủ tại chùa, nằm mơ thấy có mộng báo có người con gái bị cưỡng hiếp mà chết oan ở đây, rồi quát tất cả sư tăng rằng:

– Các người đều là kẻ tu hành, nương nhờ cửa Phật, tại sao lại có oan hồn đến tố giác với ta việc ấy? Sự thể thực hư ra sao, mau mau tự thú để nhận lượng khoan hồng!

Đối tượng “sư hổ mang” trong chùa lúc ấy mặt tái mét kinh sợ vì nhớ lại tội ác đã gây ra với người em gái, nên nhận tội trạng. Sau đó, thủ phạm dẫn ông ra phía chân tháp. Nhữ Đình Hiền lệnh cho lính đào đất nơi chân tháp lên, quả nhiên nơi ấy là hài cốt người thiếu phụ xấu số bị làm hại rồi vùi xuống đó phi tang. Vụ trọng án tưởng không thể phá, đến đây đã được làm sáng tỏ, người chồng của chị gái mới thoát khỏi án ngục, và được xóa tội.

Đường xa thân gái một mình qua quãng đồng vắng đúng là để làm mồi cho lũ ác tăng! Ông chồng đáng ra phải nghĩ trước cho vợ! :potay:

_________________________
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Mon 14 Jan 2019, 09:02

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Nhữ Đình Hiền- ông tổ nghề lược tre Việt Nam

Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, quê ở xã Thái Học (Bình Giang) là người có công mang nghề làm lược tre từ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Hoạch Trạch. Sau khi ông mất, dân làng đã suy tôn ông là tổ nghề.

Ông nằm trong danh sách "Tràng An tứ hổ" gồm 4 danh thần giỏi giang bậc nhất đất Thăng Long: Vũ Diệm (1705 - ?), Nguyễn Bá Lân (1700 - 1786), Nhữ Đình Hiền (1659 - ?), Nguyễn Công Thái (1684 - 1758). Bằng tài năng của mình, Nhữ Đình Hiền đã tìm ra rất nhiều thủ phạm của những vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc.

Nhữ Đình Hiền còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, sinh ngày 4 tháng 12 năm Kỷ Hợi (1659) tại làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông vốn là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng đời Lê Trung hưng.

Năm ông 17 tuổi, thi Hương trúng tứ tường. Năm Canh Thân, Vĩnh Trị thứ 5 (1680), 21 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 26 tuổi, giữ chức Hình khoa đô cấp sự trung. Khi 34 tuổi ông làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi Tham chính Sơn Nam. Đến năm 39 tuổi, làm chánh sứ đi Trung Quốc, được phong Hữu thị lang. Sau đó làm quan đến Hình bộ Thượng thư, được phong tước hầu.

Theo Đại Việt sử ký tục biên, năm Canh Thân (1680), niên hiệu Chính Hòa năm thứ nhất, triều đình tổ chức "Thi hội các viên cống cử trong nước, lấy đỗ bọn Nguyễn Côn 19 người. Khi thi Đình cho bọn Phạm Công Thiện (người Ngọc Thiện, huyện Gia Định), Nguyễn Công Xán (người xã Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm) đỗ tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp)". Cũng trong kỳ thi ấy, dù không đỗ cao tột bậc, nhưng Nhữ Đình Hiền (1659 - ?) cũng dự phần đỗ đạt, làm nên công trạng hiển hách, được người đời biết đến nhiều.

Ông mất năm Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716), thọ 58 tuổi. Có sách chép ông mất năm 1739, thọ 80 tuổi. Ông là người có tài chính sự, làm việc công bằng, chính trực, được người đương thời ca ngợi. Ông được truy tặng Thiếu phó, tước Quận công.

Tương truyền, ông và phu nhân là Lý Thị Hiệu đem nghề làm lược tre ở nước ngoài về truyền cho dân làng Hoạch Trạch. Sau đó Hoạch Trạch trở thành làng nghề lược tre nổi tiếng. Dân làng tôn ông bà là ông tổ của nghề lược tre. Suốt 3 thế kỷ nghề lược tre rất phát đạt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Đến nay, nghề này vẫn được duy trì, nhưng không còn phát đạt như trước.

Lúc bấy giờ, có một vụ nghi án xảy ra. Ở vùng nọ có hai chị em ruột đều đã lập gia đình. Người em gái vì biết tin chị gái bị ốm nên đến săn sóc. Nhà hai chị em cách nhau một quãng khá xa. Nhiều ngày sau người chồng của cô em gái không thấy vợ mình trở về. Người chồng tưởng vợ ở lại chăm sóc chị. Nhưng rồi mãi không thấy tin tức gì, người chồng nghi là vợ mình đã bị chồng của chị gái vợ sát hại, nên liền làm đơn kiện lên quan trên. Ngay sau đó, chồng của chị gái bị bắt và tống giam vào nhà lao.

Sau nhiều lần xử, vụ mất tích của cô em gái vẫn đi vào ngõ cụt. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, nên tội trạng của người chồng chị gái vẫn không cấu thành được. Án xử đi xử lại nhiều lần, pháp quan xử án nhiều phen thay đổi, trải qua đến sáu, bảy năm mà vụ án vẫn không có gì tiến triển. Trong khi ấy, chồng của người chị gái thì một mực kêu oan. Chúa Trịnh lệnh cho Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền trực tiếp đảm nhiệm việc điều tra, xét xử.

Không dựa vào những bản cung hình trước của các quan đã kinh qua vụ án này. Quan Thượng thư họ Nhữ muốn tìm chứng cứ thực tế thuyết phục để giải đáp khuất tất. Chứng cứ, tang vật vụ án không có, mà nghi phạm số một lại dồn hết vào người chồng của chị gái. Quan Thượng thư Bộ Hình rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Không như các vị quan xử vụ này đa phần liên tục nhằm vào đối tượng chính là người chồng chị gái mà tra khảo, Nhữ Đình Hiền tra xét vụ án theo một hướng khác.

Sau khi xem xét khoảng cách địa lý giữa làng người em gái và người chị gái trên địa đồ, ông để ý thấy trên quãng đường giữa làng người em gái sang làng người chị tất phải đi qua một cánh đồng. Ở cánh đồng đó có một ngôi chùa được bao quanh bởi cây cối rậm rạp. Người em gái đi đến thăm người chị phải đi qua khu vực này. Nghi phạm chính của vụ án là người anh rể thì một mực kêu oan, chắc chắn phải có uẩn tình gì đây khi cô em đi qua ngôi chùa này. Từ đó, Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền chuyển nghi vấn của mình sang đối tượng mới là những người sống trong ngôi chùa.

Ông đoán rằng, chắc người em gái xấu số kia nhất định bị bọn ác tăng trong ngôi chùa này giở trò đồi bại trước khi đến được nhà chị gái mình. Phải làm cách nào để lôi ra ánh sáng tội ác của chúng khi mà thời gian đã trôi qua quá lâu, dấu vết không còn lại gì. Suy nghĩ nhiều đêm, cuối cùng ông cũng tìm ra cách phá án độc đáo.

Nhữ Đình Hiền cùng tùy tùng giả cách là quan viên đi lễ chùa, rồi mượn cớ tụng kinh, niệm Phật để lưu lại qua đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy, ông yêu cầu sư trụ trì cho triệu tập hết sư tăng lại. Khi họ đến đông đủ, ông lấy cớ đêm qua ngủ tại chùa, nằm mơ thấy có mộng báo có người con gái bị cưỡng hiếp mà chết oan ở đây, rồi quát tất cả sư tăng rằng:

– Các người đều là kẻ tu hành, nương nhờ cửa Phật, tại sao lại có oan hồn đến tố giác với ta việc ấy? Sự thể thực hư ra sao, mau mau tự thú để nhận lượng khoan hồng!

Đối tượng “sư hổ mang” trong chùa lúc ấy mặt tái mét kinh sợ vì nhớ lại tội ác đã gây ra với người em gái, nên nhận tội trạng. Sau đó, thủ phạm dẫn ông ra phía chân tháp. Nhữ Đình Hiền lệnh cho lính đào đất nơi chân tháp lên, quả nhiên nơi ấy là hài cốt người thiếu phụ xấu số bị làm hại rồi vùi xuống đó phi tang. Vụ trọng án tưởng không thể phá, đến đây đã được làm sáng tỏ, người chồng của chị gái mới thoát khỏi án ngục, và được xóa tội.

Đường xa thân gái một mình qua quãng đồng vắng đúng là để làm mồi cho lũ ác tăng! Ông chồng đáng ra phải nghĩ trước cho vợ!  :potay:

Phải iu bông như thầy thì đâu xảy ra chiện để kể lol2
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13Tue 15 Jan 2019, 11:26

Liếm xẻng tìm kẻ trộm

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.

Mấy câu ca dao trên dùng ca ngợi công đức của Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, một vị quan thanh liêm tài trí dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong.

Nguyễn Khoa Đăng sinh năm Canh Ngọ (1691) tại huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Vốn thông minh từ nhỏ, mười tám tuổi ông ra làm quan, lần lượt trải đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự, tước Diên Tường hầu vào năm Nhâm Dần (1722). Ông nổi danh là người có mưu lược, trung thực và đức độ, có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là "Bao công". Những chuyện như ông tìm ra được kẻ trộm dưa hấu, trộm dầu và trộm giấy...đến nay hãy còn truyền tụng. Nổi bật hơn cả là việc ông đã đem lại an ninh cho vùng truông Nhà Hồ và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang.

Trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất rộng, cây cối um tùm, từng là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm. Để đánh dẹp, một hôm Nguyễn Khoa Đăng cho một người lính ngồi sẵn trong thùng xe chở lúa đi qua truông. Bị cướp đoạt lấy, người lính ấy rải lúa ra làm dấu. Nhờ vậy, Nguyễn Khoa Đăng đã lần ra sào huyệt của băng cướp, và bắt gọn chúng. Kể từ đó truông nhà Hồ được yên bình.

Bình định xong truông nhà Hồ, Nguyễn Khoa Đăng lại đến phá Tam Giang. Ông cho dân biết là ông sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, Nguyễn Khoa Đăng đem súng hướng ra phá, ra lệnh bắn sóng...Nhưng thực ra, trước đó ông đã sai người đào bới mở rộng cửa phá, cho nên sóng dữ mới không còn...

Ông là người có những sáng tạo khi ứng dụng kinh nghiệm dân gian mà điều tra, phá án vừa nhanh, vừa hiệu quả đến bất ngờ. Và có lẽ, kẻ thủ ác cũng không thể ngờ rằng mình bị lộ bởi những tang chứng, vật chứng thu được quá ư khác với cách thường.

Trong vụ án ruộng dưa, tương truyền vào một ngày, Án sát sứ Nguyễn Khoa Đăng đến thị sát một vùng nọ thì thấy quan huyện đang chửi mắng một người đàn bà. Đến hỏi thì ông được biết ruộng dưa của bà này bị xắn nát hết cả gốc đúng vào độ dưa đang ra quả. Kêu quan thì quan nói không có đủ bằng chứng. Quan Án sát xuống ruộng rồi nói:

-Binh lính đâu, hãy bắt tất cả những người có cuốc, xẻng trong vùng lại, mang theo cả cuốc xẻng của họ, đánh dấu tên của họ vào từng cái.

Khi tất cả thực hiện xong, ông mới cho quan huyên liếm từng cái xẻng và phát hiện ra ở một cái có vị đắng. Ông lại sai vắt nước gốc dưa cho quan huyện nếm thì thấy hai vị đắng giống nhau. Thủ phạm hẳn chính là chủ cái xẻng. Đem tra xét, quả nhiên bắt được đứa phá hủy dưa ấy. Rõ là chẳng cần phải điều tra tốn thời gian, mà thủ phạm qua đó vẫn phải “thò mặt ra”.

Một lần khác, có anh bán dầu đem dầu ra chợ bán, bị kẻ gian thò tay lấy trộm tiền. Anh biết có một người mù quanh quẩn bên gánh dầu của mình, nghi ngờ mà không có tang chứng. Khi tìm thấy anh mù kia, thì hắn chối bay chối biến. Sự việc đến tai quan Đăng. Sau khi biết rõ sự tình, ông Đăng liền nghĩ ra một kế.

Ông đề nghị anh mù kia đưa tiền hắn có trong túi cho ông, rồi lại sai người đem đến một chậu nước, bỏ tất cả số tiền đó vào chậu. Một lúc sau, váng dầu nổi lên. Tang chứng rõ là đây, những tiền dính dầu hẳn là của anh bán dầu. Chàng mù hết đường chối quanh. Nhưng nào đã xong, ông ngờ hắn giả mù để qua mắt thiên hạ, liền lệnh cho lính nọc ra đánh roi. Chỉ mới ba roi, hắn phải mở mắt nhận tội, đúng như dự đoán của Đăng. Thế là án trộm tiền được phá, mà kẻ giả mù cũng bị lộ nguyên hình.

Tại đất Hồ Xá, quan Nội tán họ Nguyễn còn phá được một vụ án khó, kẻ trộm phải đeo gông, mà người mắc nạn thì lấy lại được của cải đã mất trước đó. Số là có người lái buôn nọ làm nghề buôn giấy. Khi đem giấy đi qua làng Hồ Xá thì nghỉ trọ ở đó. Vốn đây là đất có trộm cướp nhiều, thấy của thì chúng nẫng nhanh hơn ai hết.

Kết quả là vị lái buôn kia bị mất luôn một gánh giấy. Không biết tìm đâu cho ra, ông ta bèn kêu lên quan Nội tán. Sau khi đã rõ nguồn cơn, Nguyễn Khoa Đăng cho người đi tìm hiểu, do thám mà không thu được tín hiệu gì khả quan. Muốn phá được án, cần phải dụ rắn ra khỏi hang. Và thế là, ông lại nghĩ ra một đắc kế.

Quan Nội tán cho triệu tập dân sở tại và các làng lân cận rồi truyền bảo dân các xã thôn rằng quan tỉnh lệnh họ phải làm ngay một tờ khai tên tuổi quê quán cho minh bạch để chính quyền dễ quản lý. Mọi người đua nhau đi mua giấy để làm bản khai. Chẳng mấy chốc, giá giấy tăng lên nhanh chóng.

Tên trộm gánh giấy kia sau khi trộm được của, thì giấu giấy ở nhà, nay thấy giá giấy tăng lên nhanh, nghĩ kiếm được món lời to, hắn bèn đem giấy ra chợ bán. Nhưng đạo chích giấy nào biết rằng, binh lính của quan Nội tán đã được bí mật rải khắp chợ để chờ hắn lộ diện. Tiền lời chưa kịp thu, thì kẻ trộm giấy đã phải chịu tội nơi công đường, không chỉ trả lại gánh giấy đã chôm chỉa, mà còn phải đền tiền giấy cho dân địa phương đã tốn tiền mua giấy kê khai tên tuổi. Riêng dân tình đất Hồ Xá, thì chịu tài quan Đăng, khen ngợi tài trí của ông mãi không thôi.

(Sưu tầm tổng hợp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Em là tất cả trong anh ...
» Tiếng hú trong đêm - Thế Lữ
» Ngộ
» Thế giới kì diệu của "màu nước trong nước"
» 24 lý do biến Pug thành một trong những loài chó được yêu thích nhất
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-