Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Fri 30 Nov 2018, 08:25

Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
"Chó cắn hạc vua"

Vua nhà Thanh biếu tặng vua Tự Đức một con hạc loại hiếm. Tự Đức quý lắm, cho đeo trước cổ tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” (Hạc của vua).

Thiên Tử Hạc quen hơi người nên được thả trong Vườn Thượng uyển.

Ngày nọ, con Thiên Tử Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Vua Tự Đức thấy mất con hạc mình yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho thuộc cấp điều tra.

Cấp dưới điều tra biết được việc chó nhà dân cắn chết hạc của vua nuôi nên đã quay về trình báo. Vua Tự Đức thấy hạc quý đã chết nên nổi giận, truyền cho Bộ hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.


Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Hac10

]i]Thiên Tử Hạc (Tranh minh họa).[/i]

Việc xử án của Bộ hình được quan Ngự Sử Phạm Đan Quế biết được. Sau khi xem xét các tình tiết, ông xin yết kiến vua Tự Đức và trình một bản tấu. Bản tấu ấy như sau:

Hạc bất năng ngôn
Khuyển vô thức tự
Hạc nhập dân viên
Khuyển trung vu chủ
Điểu, Thú đấu tranh
U minh hà dự
Khuyển phệ hạc tử
Tôi quy vu chủ
Hạc trắc khuyển tử
Tường hà luật xử?


Dịch nghĩa:

Hạc chẳng biết nói
Chó không biết chữ
Hạc vào vườn dân
Chó trung với chủ
Chim, thú đánh nhau
Tối sáng không rõ
Chó cắn chết hạc
Tội quy cho chủ
Hạc mổ chết chó
Luật xử thế nào?


Vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn được tôn trọng triệt để.

Nghe xong, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa. Bởi đối với vua Tự Đức, những lời của Phạm Đan Quế không những có tình mà còn rất có lý: Chó và hạc đều là vật. Cả hai không biết nói, không biết chữ nên hạc đeo thẻ đề Thiên Tử Hạc chó cũng không biết.

Như vậy, chó cắn chết hạc là do cái thói cắn nhau của hai con vật, nên không thể bắt chủ chó thế mạng. Nếu bản án trên thi hành như kết luận của Bộ Hình thì sau này thành án lệ. Chẳng hạn, lỡ có ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người ta, không biết sẽ nghị án ra sao. Không lẽ phải bắt vua trị tội?

Tuy nhiên, càng nghĩ càng thấy vụ án không hề đơn giản. Bởi trong chế độ phong kiến, ý vua tức là ý trời, không ai dám trái lệnh. Nhưng do ông Phạm Đan Quế nói quá có tình có lý nên vua Tự Đức đã nghe theo. Và việc vua Tự Đức nghe theo cũng chứng minh vị vua này cũng là một vị vua anh minh, biết nghe lời can gián của quần thần. Chính vì thế vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn phải được tôn trọng triệt để.

Theo Dòng Đời (kienthuc)



Làm quan bộ Hình mà chả biết xử theo luật gì nhỉ? Chó cắn chết thú cưng của vua thì cùng lắm xử tử con chó là quá rồi. Huống chi con hạc xâm nhập gia cư bất hợp pháp thì bị cắn chết là sự rủi ro thôi, mắc gì kết tội chủ, thiệt toàn là một lũ brow-nose!   :potay:

Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Fri 30 Nov 2018, 14:58

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi! :potay:

_________________________
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Tue 04 Dec 2018, 09:43

Những vụ xét xử mưu mẹo trong lịch sử

Nguyễn Thanh Điệp


Thời xa xưa, khi khoa học hình sự chưa ra đời, để phá án, cha ông ta phát minh ra những cách được xem là “độc chiêu” khi ấy.

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Xu_an10

Cảnh xử án thời xưa. Ảnh minh họa.

Nội thư Đoàn Khung và cách nhận biết người lạ

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào đầu năm Mậu Dần (1278), thời vua Trần Thánh Tông, bệnh đậu mùa hoành hành, làm rất nhiều người chết.

Chẳng biết do bị phóng hỏa hay người ta đốt đống rấm để xóa dịch bệnh, nhiều nhà dân ban đêm bị cháy rụi. Vua Trần Thánh Tông ra ngoại thành xem chữa cháy, Nội thư gia Đoàn Khung được đi theo hầu.

bấy giờ, vua muốn biết chính xác trong số những người tham gia chữa cháy, ai là người đến trước, ai đến sau, nên sai Đoàn Khung thống kê, báo cáo. Đây là việc rất khó, vì sẽ chẳng có người nào tự nhận mình đến sau.

Trước tình huống khó, Đoàn Khung đã nghĩ ra một diệu kế. Ông cho tập hợp những người chữa cháy xếp hàng, rồi ấn đầu từng người, bảo ngồi xuống để đếm. Sau đó, ông tâu rõ với vua những người đến trước, sau, không sai chút nào.

Khâm phục tài năng của họ Đoàn, vua Thánh Tông liền hỏi: "Tại sao ngươi biết rõ thế được?"

Đoàn Khung trả lời rằng “thần ấn đầu người nào mà thấy mồ hôi thấm tóc và có tro bụi bám vào thì đó là những người đến trước và cố sức chữa. Người nào đầu tóc không có mồ hôi mà tro bụi bay rơi là người đến sau không kịp chữa, vì thế mà biết”.

Chuyện bắt trộm của Phí Trực

Đến thời vua Minh Tông, nhà Trần bắt đầu suy yếu, trộm cướp nổi lên. Lúc bấy giờ, tên Văn Khánh được xem là đầu sỏ trộm cướp, triều đình nhiều lần cho quan quân lùng bắt không được.

Một hôm, có người khai bắt được tên cướp, giải lên nộp quan và bảo tên bị bắt ấy là Văn Khánh. Đến lúc tra hỏi, người bị bắt cũng nhận ngay mình là Văn Khánh. Ai cũng cho rằng đây chính là viên cướp đầu sỏ khét tiếng. Tuy nhiên, quan Hình bộ lang trung Phí Trực vẫn nghi ngờ không phải.

Ông không hiểu sao tên trộm đầu sỏ khét tiếng lại bị bắt dễ thế, còn lập tức nhận mình là Văn Khánh chứ không có lời nào chối tội. Trong khi đó, hình pháp nhà Trần quy định xử rất nghiêm tội này, “kẻ trộm và người trốn tránh đều phải chặt chân, tay hoặc cho voi giày đến chết để chừa mãi thói đạo chích”.

Vì phân vân, án ấy để lâu không giải quyết. Nắm được tình hình, đích thân thượng hoàng Trần Anh Tông dò hỏi, Phí Trực trả lời rằng: “Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ nghi ngờ, nên không dám liều lĩnh xử quyết”.

Không bao lâu, thượng hoàng hỏi lại án Văn Khánh, Phí Trực vẫn trả lời như lần trước. Thượng hoàng giận ông, bảo “nó đã nhận như thế, ngươi còn ngờ gì nữa mà không xử đi”. Phí Trực tâu rằng: “Nó không bị tra tấn khổ sở mà điềm nhiên thú nhận, thần trộm lấy làm ngờ”.

Không ngoài dự đoán của Phí Trực, một tháng sau, tên Văn Khánh thật quả nhiên bị bắt. Thượng hoàng lúc đó mới thấy tài năng của ông Hình bộ lang trung.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cảm phục tài năng của Phí Trực, về sau, vua Trần Anh Tông đã cho ông giữ chức An phủ Thiên Trường.

Đó là đặc ân lớn mà nhà vua đã ban cho vị phán quan tài giỏi, bởi theo lệ nhà Trần người được cử làm An Phủ sứ Thiên Trường phải là những viên quan từng kinh qua An Phủ sư cấp lộ, rồi khảo hạch đủ chuẩn mới bổ dụng. Nhưng với Phí Trực, đó được xem như ngoại lệ bởi tính cẩn thận, minh bạch của ông.

'Bao Công' Nguyễn Mại


Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, là một trong những vị quan nổi tiếng liêm chính, xử án xuất sắc dưới thời Hậu Lê. Đương thời, ông được suy tôn là "Bao Công nước Việt".

Trong cuộc đời xử án của mình, Nguyễn Mại để lại nhiều giai thoại chứng minh được tài năng hơn người.

Theo sách Hải Dương phong vật chí, một hôm, Nguyễn Mại đi bộ qua chợ Bảo Khám, thuộc huyện Gia Bình (Bắc Ninh), thấy người đàn bà mất con gà, chửi rủa mãi không thôi. Bà ta lôi cả tam đời, ngũ đại nhà kẻ ăn trộm ra mà chửi.

Sau khi biết sự tình, ông cho gọi người đàn bà mất của lại hỏi con gà đáng giá bao nhiêu tiền để trả. Ông sai lính trói người đàn bà ấy ở quán, rồi cho gọi làng xóm đến chứng kiến cảnh mắng người đàn bà bị trộm gà tội chua ngoa.

Sau đó, ông sai tất cả đàn ông, đàn bà trong xóm vả vào má người đàn bà vì tội chửi rủa. Dân trong làng thương bà đã mất gà còn bị tát nên nương tay. Chỉ có một người đàn bà trong làng ra sức tát thật mạnh. Nguyễn Mại lập tức cho giữ người này lại và nói: “Chính ngươi đã ăn trộm gà, bị chửi rủa thậm tệ nên mới động lòng mà đánh người ta đau như thế. Tội ấy còn chối cãi sao được!”

Con gà được trả lại cho người bị mất, còn kẻ ăn trộm cứ chiểu theo luật mà định tội. Dân tình trong làng ai cũng khen quan Nguyễn Mại xét án công bằng, sáng suốt.

(Nguồn: Zingvn)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Thu 06 Dec 2018, 08:17

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Thu 06 Dec 2018, 08:24

Chuyện xử án như thần của quan đốc trấn Sơn Tây Hoàng Giáp Nguyễn Mại

Nguyễn Mại là người xã Ninh Xá huyện Chí Linh, nay là thôn Ninh Quang xã Nhân Huệ huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Sinh năm 1655, năm 37 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp) khoa Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) đời Lê Hy Tông.

Lúc đầu Nguyễn Mại làm quan ở bộ Lễ, sau được thăng chức Tả thị lang của bộ này. Được cử đi sứ nhà Minh, rồi làm Đốc trấn Cao Bằng, sau đổi về Đốc trấn Sơn Tây, cho đến cuối đời. Ông mất năm 1720, thọ 66 tuổi, được truy tặng chức Lễ bộ Thượng thư, tước Quận công (đời Lê Dụ Tông).

Trong cuộc đời làm quan, Nguyễn Mại gắn bó nhiều năm với mảnh đất xứ Đoài (tức Sơn Tây). Ông được giới quan trường đương thời ca ngợi là vị quan thanh liêm, chính trực, xét xử các việc công minh. Còn trong dân gian xứ Đoài thì truyền tụng ông là Bao Công của đất Việt, bởi sự sâu sát, gần gũi với dân và tài xét đoán các việc như "thần". Vì thế, xung quanh ông đã nảy sinh ra nhiều câu chuyện vừa thực lại vừa huyền bí.

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Nguyen10


Vụ thứ nhất:

Một hôm quan Đốc trấn có việc đi qua làng Đông Ngạc (ở Từ Liêm) chợt nghe thấy người đàn bà đang lớn tiếng chửi mất trộm chuối. Ông nhăn trán cau mày bởi những lời lẽ khó nghe, nhưng lại chợt nghĩ, lý dịch xưa nay không thấy ai để ý đến việc điều tra xét xử tội ăn cắp vặt, cho nên trong dân chúng, tệ nạn này mới có cơ hoành hành.

Nghĩ đoạn, ông tìm đến tận nơi hỏi han người đàn bà và tận mắt chứng kiến buồng chuối vừa mới chặt xong. Lập tức, ông cho gọi lý trưởng đến, bắt phải tập trung tất cả tráng đinh để vét bùn ao ở trước sân đình.

Trong khi mọi người đang hì hục làm, thì ông bảo lý trưởng đi mua trầu cau, để phát đủ cho mỗi người một miếng, ăn lúc tạm nghỉ. Khi trầu cau mang về, ông bảo mọi người rửa tay, lên sân đình ngồi nghỉ. Trong một bàn tay chìa ra nhận trầu, ông nhận thấy có vết chàm, liền ra lệnh bắt ngay người  đó. Quả nhiên đó là kẻ ăn trộm chuối, vì vết chàm chính là do nhựa chuối trên tay, ngâm xuống bùn mà thành, nên dẫu có rửa cũng không sạch ngay được. Sau đó, qua một vài câu xét hỏi, người này đành phải cúi đầu thú nhận và chịu nộp phạt trước dân làng.

Vụ thứ hai:

Vào thời ấy, để đảm bảo sản xuất, triều đình đã ra lệnh các nơi không được tùy ý giết trâu. Nếu ai có trâu què hay gầy yếu không cày bừa được thì phải trình báo lên huyện, rồi khi giết thịt xong, lại phải mang đầu trâu lên trình lần nữa, để làm bằng.

Tuy thế, trong dân gian thường hay xảy ra những chuyện xích mích, và đôi khi người ta hại nhau bằng cách ngầm giết trâu của nhau, rồi lại đi trình báo với quan. Cho nên, trong trường hợp ấy, nếu quan xét xử chiếu lệ thì dễ gây ra chuyện "tình ngay lý gian" - người bị hại bị xử oan, còn kẻ gây hại lại nhởn nhơ ở ngoài vòng pháp luật.

Một hôm, quan Đốc trấn đang làm việc trên công đường thì có một lão nông từ huyện Tam Đái đến, trình báo về việc nhà ông ta có con trâu bị kẻ gian cắt đứt lưỡi mà chết. Nguyễn Mại sau khi lắng nghe, lại hỏi han thêm các việc có liên quan, nhận thấy đây là người làm ăn chất phác, cơ nghiệp trông cậy vào mỗi con trâu và dăm sào ruộng, nên không thể có chuyện tuỳ tiện giết trâu được. Nghĩ đoạn, ông bảo người này ra về cứ mổ trâu ăn thịt và đem bán, chứ không phải trình báo lại cho quan huyện biết nữa. Sau đó ông cũng không cho thuộc hạ đi điều tra thêm về việc này. Chủ định của ông là để đánh lạc hướng kẻ gian...

Quả nhiên, chỉ mấy ngày sau, ông nhận được công văn của quan huyện Tam Đái trình lên, trong đó có kèm lá đơn tố cáo về tội "tùy ý giết trâu mà không trình báo" của một người cùng làng với người có con trâu bị cắt lưỡi.

Lập tức, ông phái lính về tận làng này bắt ngay nguyên đơn (tức kẻ đi tố cáo) về công đường xét hỏi. Chỉ sau vài câu phủ đầu, tên này đã phải khai có họ hàng với quan huyện Tam Đái và chính y là thủ phạm đã cắt lưỡi trâu. Ông phạt tên này rất nặng, vừa để răn đe chung, nhưng cũng ngầm ý cảnh cáo viên quan huyện nọ.

Vụ thứ ba:

Một hôm Nguyễn Mại ăn mặc thường dân, đi ra chợ Sơn Tây. Lúc ấy chợ đang đông, lại có đám cãi nhau to gây ra cảnh huyên náo, nên ông đến gần. Ông thấy "đương sự" là hai người đàn bà đang giằng co tranh nhau một tấm lụa. Trước mặt đám đông, cả hai đều lớn tiếng nhận là lụa của mình và đổ cho người kia ăn cắp, làm cho những người chứng kiến đều phải lắc đầu...

Nguyễn Mại tiến vào giữa họ, xưng là quan Đốc trấn và nhận đứng ra phân giải. Ngay lập tức, ông bảo căng tấm lụa ra, rồi gập đôi, xé làm hai mảnh. Ông bảo mỗi người nhận lấy một mảnh mang đi, coi như xử hòa.

Một người nhận lụa xong liền thấy vui vẻ ra đi ngay, còn người kia tay ôm mảnh lụa nhưng vẫn ngồi lại, vật vã kêu khóc. Đến lúc ấy, quan Đốc trấn liền sai người đuổi theo, bắt lấy người đàn bà vừa đi khỏi ấy. Ông bắt người này phải trả lại nửa tấm lụa cho người kia, rồi sai người dẫn mụ ta về trại giam. Chỉ sau nửa ngày bị giam giữ và chỉ cần xét hỏi qua, mụ đã phải thú nhận tội lỗi của mình.

Vụ thứ tư:

Một lần ở trong ngôi chùa lớn vùng Sơn Tây, khi các tăng ni về tụ hội rất đông, lại xảy ra một vụ mất trộm. Nhà sư trụ trì liền phái người đến dinh quan Đốc trấn trình báo và xin phân xử giúp. Không chậm trễ, Nguyễn Mại đến tận nơi xem xét và thấy vật bị mất là một tấm "lăng là" mà chỉ những người trong giới tu hành mới cần dùng đến, hơn nữa, vật cũng chỉ mất khi các tăng ni đến đây đông, nên không thể có kẻ gian là người ngoài giới tu hành, lọt vào. Nghĩ đoạn, ông liền cho tập hợp tất cả đám tăng ni lại, bảo họ trồng cây phướn lớn và đốt hương, sau đó, ông phát cho mỗi người một viên tràng hạt, dặn rằng: "Đây là tràng hạt lấy từ đền Sòng lại đã được niệm "chú", nên nếu ai để rơi mất, ắt sẽ bị liên lụy đến tính mạng", rồi bảo họ đi vòng quanh cây phướn và lò hương, vừa đi vừa tụng kinh và giữ lấy viên tràng hạt. Bản thân ông thì đứng ở thềm chùa, tay chắp miệng lẩm bẩm như thể đang tụng kinh, nhưng mắt lại chú ý quan sát đám tăng ni đang dạo quanh cây phướn. Ông nhận thấy một ni cô cứ thỉnh thoảng lại giở viên tràng hạt ra xem, và cử chỉ có phần như dấu diếm. Lập tức, ông bảo mọi người dừng cả lại, rồi ra lệnh bắt ni cô kia. Sau khi ông trực tiếp xét hỏi, người ấy đã thú nhận lấy trộm tấm lăng là.

Vụ này có bản khác chép như sau:

Một lần, Nguyễn Mại đi ngang qua ngôi chùa ở huyện Sơn Vi, nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, một nhóm ni cô báo có người bị mất chiếc áo lụa quý. Thấy vậy, quan sai lập đàn cúng. Các ni cô được giao mỗi người nắm một ít thóc, tay còn lại cầm tay kia của bạn rồi cùng chạy quanh đàn. Lúc các ni cô chuẩn bị chạy, ông nói “hễ là kẻ gian thóc trong tay lập tức khắc nảy mầm”. Chỉ một lúc quan sát chạy đàn, Nguyễn Mại thấy một ni cô thường lén mở tay ra nhìn, gương mặt bồn chồn lo lắng. Lúc đó, ông cho dừng, gọi nữ tu đó ra tra hỏi và cô nhận tội.

Vụ thứ năm:

Có người nhà giầu ở huyện Từ Liêm bị mất của, đến kêu cầu ở đền thờ Lý Ông Trọng (tức Đức Thánh Chèm), nhưng khi người ấy vào đền, lại thấy chiếc áo gấm của mình đang vắt trên ngai thờ Đức Thánh. Ông ta vội vã về nhà, làm đơn trình lên quan Đốc trấn, nhờ tra xét giúp.

Nguyễn Mại đến tận nơi xem xét, rồi đặt lễ đốt hương khấn rằng: "Xin Thượng thần hãy cho trói tay tên ăn trộm lại, để hắn khỏi làm ô uế tới chốn linh thiêng". Sau đó, ông trở về tư dinh, thản nhiên như không xảy ra chuyện gì. Thế nhưng, chỉ vài giờ sau, đã có người đến báo: có kẻ hai tay bị trói đang đứng trước đền Đức Thánh thật. Lập tức, ông sai lính đến, dẫn giải kẻ ấy về công đường. Quả nhiên, đó chính là tên ăn trộm của, bởi vì trước khi đi ăn trộm hắn đã vào đền Đức Thánh khấn rằng: "Chuyến này nếu kiếm được, xin lấy một vật quí giá nhất để dâng lên Ngài". Chiếc áo gấm của người nhà giầu đó chính là lễ vật của tên trộm, nhưng do bị ám ảnh bởi lời khấn của quan Đốc trấn, nên hắn phải tự trói tay ra đầu thú.

Nguyễn Mại có cái uy của một vị quan xử kiện, nhưng mặt khác, ông cũng rất am hiểu "tâm lý học tội phạm", và chính điều ấy, khiến cho giới tội phạm cũng phải "khẩu phục, tâm phục". Khi ông còn làm Đốc trấn Cao Bằng, thì thường có giặc cướp từ Quảng Tây tràn sang. Nhận thấy đây chỉ là bọn trộm cắp vặt chứ không phải bọn muốn chiếm đất trấn giữ lâu dài, nên ông bố trí lực lượng bắt gọn bọn này. Cả ba lần bắt xong, ông đều phủ dụ rồi thả cho chúng về, không đánh đập cũng không sức giấy sang Quảng Tây nhờ trừng trị giúp. Quả nhiên, bọn cướp đã biết hối cải, không dám sang cướp lần thứ tư nữa.

Còn khi đang làm Đốc trấn ở Sơn Tây, thì một hôm công sở của ông chẳng may bị cháy. Trại giam của bọn trộm cướp xứ Đoài cũng ở ngay gần đấy. Không ngần ngại, ông hạ lệnh thả họ ra, rồi nhờ họ cứu cho đám cháy. Khi đám cháy được dập tắt, các phạm nhân lại bảo nhau trở về trại giam để chờ quan Đốc trấn xét hỏi, chứ không một ai nhân đấy mà chạy trốn.

Nguyễn Mại có hai con trai đầu đẻ sinh đôi, năm 16 tuổi đều đỗ Hương cống, nhưng chẳng may mắc phải nạn dịch, nên cả hai đều bị chết. Ông rất đau buồn nhưng không vì thế mà sao lãng công việc, giữ gìn gia phong, xét xử các vụ án công minh. Ông mất khi đang tại chức. Người con trai thứ ba đưa linh cữu cha về an táng tại quê nhà. Khoảng hơn mười năm sau, khi ấy là cuối thời Lê Ý Tông - Trịnh Giang, "hoạn quan Hiệp quận công Hoàng Công Phụ lộng quyền, chính trị trong triều rối ren, thiên hạ nhiễu loạn" (theo Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. KHXH, trang 214), hai người cháu nội của ông là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng nông dân vùng Chí Linh - Hải Dương khởi nghĩa chống lại triều đình, rồi xưng là Minh công, chiếm cứ cả một vùng rộng lớn xứ Đông.

Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, chỉnh đốn lại chính sự, rồi cất quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa, bắt được Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển đem chém. Mồ mả của ba đời hai vị (trong đó có mồ mả Nguyễn Mại) cũng bị đào bới, lấy xương cốt ném xuống sông.

Đó là sự đàn áp và trả thù dã man của Chúa Trịnh, nhưng vẫn không dẹp yên được cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Hữu Cầu - một vị tướng tài ba của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, vẫn tiếp tục sự nghiệp, đánh nhau với quan quân triều đình tới hơn mười năm nữa.

Vì có hai người cháu cầm đầu cuộc khởi nghĩa như thế, nên dưới con mắt của các sử quan thời phong kiến, sự nghiệp của Nguyễn Mại đã không được ghi chép và đánh giá đúng mức. Không những thế, những người theo quan điểm "bảo hoàng", "chính thống" còn đặt ra những câu chuyện huyễn hoặc để bôi nhọ thanh danh của ông. Chẳng hạn như nói ông xử án vô tình đến nỗi khi xuống âm phủ (qua thuật "đánh đồng thiếp") gặp con mà con cũng không muốn nhận, hoặc do mồ mả nhà ông đáng lẽ phải táng sấp, nhưng đến đời con ông lại cho như thế là sái bèn đào lên, táng ngửa. Vì vậy mới sinh ra "làm phản" (tức khởi nghĩa) v.v...

Còn đối với chúng ta ngày nay, sự nghiệp của Nguyễn Mại, cũng như sự nghiệp hai người cháu của ông, xứng đáng được biểu dương, ca ngợi. Đó cũng là sự tiếp nối quan niệm của dân gian và các nhà nho bình dân khi truyền tụng, ghi chép, lưu giữ lại những mẩu chuyện xử án kể trên. Và nếu như các sử quan phong kiến trước kia chỉ nhìn thấy ở Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển sự "phản nghịch", thì đối với chúng ta, lại thấy: chính vì kế thừa được truyền thống thẳng thắn, cương nghị và gần dân của người ông, nên hai người cháu mới đứng lên phất cờ khởi nghĩa, tìm lại lẽ công bằng cho những người nông dân cùng khổ của thời ấy.

(Nguồn: truyenxuatichcu)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Thu 06 Dec 2018, 10:44

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

_________________________
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Thu 06 Dec 2018, 12:37

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

Người hỏi là một bông hoa đẹp. Có ý gì hông thì em hông bít 😛
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Fri 07 Dec 2018, 09:36

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

Người hỏi là một bông hoa đẹp. Có ý gì hông thì em hông bít 😛

Dưới mắt thầy Iu Bông thì bông nào cũng đẹp mờ tỷ? :pp:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Fri 07 Dec 2018, 11:39

Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

Người hỏi là một bông hoa đẹp. Có ý gì hông thì em hông bít 😛

Dưới mắt thầy Iu Bông thì bông nào cũng đẹp mờ tỷ?  :pp:


Cũng có bông không được đẹp lắm đó TM, bông đó thầy hổng ưa vì nó có độc á Smile
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13Sat 08 Dec 2018, 16:37

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:


Rủi con chó ... cắn bông của thầy thì xử sao hè?   :laughing:

Bắt con chó đó đi đào tạo để về chuyên bảo vệ hoa cho thầy  lol2

Gửi cho PN đào tạo huh?    :fun1:

Ui em xin thầy, gửi em đào tạo con nào là mất con đó luôn đó :tongue:

Hong lẽ PN thích món mộc tồn à?  :448:

:potay:  thầy! Chắc là tỷ PN cưng chó nên nuôi rùi hổng mún trả thui    :laughing15:

Thầy không hiểu em như TM hiểu rùi hearts

Hiểu được đã trở thành phụ nữ rùi!  :potay:

Có người hỏi em vầy nè: “tỷ ơi, thầy AH có phải là nam giới thật không?” lol2

Hỏi chi vậy?...sao tò mò quá! Mà ai hỏi, có ý gì đây?  Rolling Eyes Rolling Eyes

Người hỏi là một bông hoa đẹp. Có ý gì hông thì em hông bít 😛

Dưới mắt thầy Iu Bông thì bông nào cũng đẹp mờ tỷ?  :pp:


Cũng có bông không được đẹp lắm đó TM, bông đó thầy hổng ưa vì nó có độc á Smile

AH mà sợ độc? :nhay: người bách độc bất xâm! :pp:

_________________________
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử   Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những vụ xử án ly kỳ trong lịch sử
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Em là tất cả trong anh ...
» Tiếng hú trong đêm - Thế Lữ
» Ngộ
» Thế giới kì diệu của "màu nước trong nước"
» 24 lý do biến Pug thành một trong những loài chó được yêu thích nhất
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-