Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Phạm Khang

Phạm Khang

Tổng số bài gửi : 212
Age : 63
Location : Thanh Hóa City
Registration date : 29/07/2017

HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHÀ VĂN HOÀNG TRÚC LONG VIẾT VỀ PHẠM KHANG THƠ PHẠM KHANG – QUA MỘT GÓC NHÌN   HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 I_icon13Sat 09 Sep 2017, 00:20

PHẠM KHANGHÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 195595HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 195595
NHÀ VĂN HOÀNG TRÚC LONG VIẾT VỀ PHẠM KHANG
THƠ PHẠM KHANG – QUA MỘT GÓC NHÌN
Đọc thơ Phạm Khang không dễ, bởi về hình thức nó đã phần nào muốn thoát ra lối thơ ca truyền thống để đến với thơ ca hiện đại mà nhiều nhà thơ đã và đang theo đuổi. Sự đổi mới văn chương nói chung với thơ ca nói riêng là cả một quá trình vận động không ngưng nghỉ của tài năng, trí tuệ và không phải tác giả nào cũng thành công. Trên văn đàn cả nước những năm gần đây xuất hiện một số thơ tương tự như những bức tranh siêu thực, ngôn ngữ rối rắm, mù mờ khó hiểu. Một số khác lại trần trụi, thô tục…rất xa lạ với đông đảo bạn đọc, nhưng lại vỗ ngực khoe khoang là thơ cách tân, thơ hậu hiện đại.
Thơ Phạm Khang lại khác. Anh lặng lẽ đi trên con đường “cách tân”, ít ra là của riêng anh, không những về hình thức mà cả nội dung. Dù viết về đề tài tình yêu đôi lứa, về làng quê, trời đất và rộng hơn là nhân tình thế thái…thơ Phạm Khang cũng bộc lộ được tâm trạng, tình cảm của mình trước hiện thực đa chiều. Tách riêng số thơ xuất bản hơn chục năm trở lại đây của anh, ở một góc nhìn thôi cũng có thể nhận thấy khá rõ phong cách của Phạm Khang:
Ngọn đèn ấy đêm đêm vẫn thức 
Soi rõ những ý nghĩ chìm khuất của nhà văn 
Những trang bản thảo định mệnh của ông sắp hoàn thành 
Nhân vật cãi nhau và đấm đá 
Sao sự đểu giả lại có nhiều khuôn mặt đến thế 
Nhà văn tô vẽ để làm gì?...

Trong bài “Bản nguyên của nghệ thuật” (Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Ngọc Liễn, trích tập “Lối về ánh sáng”) có những vần thơ như thế. Phạm Khang nói với đồng nghiệp đã khuất, phải chăng cũng là điều tự ngẫm, tự vấn, tuyên ngôn cho con đường sáng tác của chính mình? Qua khá nhiều câu thơ, bài thơ trong tập “Lối về ánh sáng” và “Trên những mảnh vỡ của thời gian” tác giả đã bộc lộ được khả năng của một cây bút có bản lĩnh, có trách nhiệm trước cuộc sống. Tránh được sự hời hợt, thơ Phạm Khang đã có nhiều sâu sắc hơn, đa nghĩa hơn, khiến người đọc khó có thể thờ ơ. Cách cấu trúc câu chữ, nội dung mà tác giả phản ánh lôi cuốn người đọc bởi nội hàm của của chữ nghĩa hơn là hình thức của nó.

Nhà văn ôm đầu tự vấn 
Những trang viết của ông đã bi kịch quá rồi 
Không có lối thoát nào lại không chạy qua nước mắt 
Nước mắt của sinh tồn và của sự hóa thân… 
(Bản nguyên của nghệ thuật)

Lý giải về cái “bi kịch”, cái “nước mắt” trong thơ Phạm Khang được trải rộng ở khá nhiều bài thơ về số phận con người một khi đã rơi vào vòng thao túng của vật chất. Đó là những tờ giấy bạc trong cuộc đỏ đen, những tờ bạc giấu trong xu chiêng và cả gấu quần, những tờ bạc đã khóc òa lên tức tưởi sau cuộc ngã giá đua chen thật giả, những tờ bạc đã rơi vào túi tham vô đáy của lương tâm nhàu nát đang chờ thời gian treo cổ, những tờ bạc định giá vinh quang, quyền uy ham hố, những tờ bạc bước ra cuộc đời từ tay nải của người hành khất…
Một bài thơ có đến mười lăm lần lặp lại “những tờ giấy bạc”, khi như tiếng thét phẫn nộ, khi lại chua chát xót xa, cảm thông với số phận con người. Cái sự thật của bài thơ “Phía sau triết học” đã được tác giả phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật qua những câu thơ rắn rỏi, không chút màu mè.
Cũng trong mạch thơ viết về số phận con người, ta dễ dàng nhận biết về những nhân vật như hề chèo, người đàn bà bị phụ tình, em bé đánh giày, cô gái làm tiền, chàng trai quê ly hương…Có thể dẫn ra đây một số câu thơ về đề tài này trong thơ Phạm Khang: “Son phấn lả tả phận người/ Đời như giấc ngủ dài ma mị/ Hề chèo cợt đùa một thôi sân khấu/ Câu chuyện ngứa tai xô đổ trận cười/ …Bỏ son phấn thương cuộc đời da thịt/ Với bữa cơm pha phất hề chèo” (Hề chèo). “Mũi tên của thần ái tình sao oan nghiệt thế/ Nơi người mẹ khốn khổ phải tự cứu mình/ Bằng bản năng mãnh liệt của loài có vú/ Đứa bé đỏ hỏn như mặt trời liếm mép…/ Vá víu nỗi bồn còn lại” (Hạnh phúc khép mở). “Em bé đánh giày/ Tuổi thơ đã bị đánh cắp/ Thế mà tôi bất lực/ Cuộc đời này còn nhiều cơ cực/ Trước lương tâm rách nát của tôi…” (Em bé đánh giày). “Chữ nghĩa là đây ta vợ dại hai con/ Sấp mặt mãi xuống đồng không đủ sống…Có người mãi tận quê Thanh/ Căn lều bạt quán thuốc lào Quảng Định/ Cay nồng xoa mặt hào hoa kinh thành” (Góc chợ Hôm).
Thơ Phạm Khang chan chứa những nỗi đời, nỗi người chìm khuất, nhiều khi là cáo trạng hiện thực đến độ đau đớn. Bởi bên cạnh những cuộc đời khốn khổ lại không thiếu những kẻ sống xa hoa, kệch cỡm. “Nỗi buồn hoang dã” là một trong những bài thơ viết về đề tài này như một tấm gương phản chiếu những nghịch cảnh trong hiện thực cuộc sống: “ Sa lông và con mèo/ Thiu thiu ngủ căn phòng lạnh hơi người…”. Chẳng có gì đáng nói- Một hình ảnh tưởng như “vớ vẩn” nhưng lại gợi đến trí tò mò khiến người đọc không thể bỏ qua và càng đọc càng thấy sự thâm trầm trong thơ của tác giả. Con mèo thiu thiu ngủ giữa lúc “Tiếng điện thoại gọi réo liên hồi/ Nó đã quen rồi cái điệp khúc nhàm tai và chán ngắt…” nên không thèm để ý tới tiếng động xung quanh vì nó biết rằng “Cô chủ đi vắng suốt ngày/ Những cuộc chơi miết mài điện thoại/ Lời hẹn hò nơi cuối bến đầu sông/ Những xấp tiền đếm mỏi tay/ Những suất cơm sang trong hộp nhựa…Sa lông xịt nước hoa/ Con mèo thấy nó không phải là nó nữa…Im lặng chết mòn theo thời khắc/ Cô chủ làm sao mà biết được/ Sẽ đến một ngày mèo hóa cáo/ Cáo hóa người ngự trị chốn sa lông”.
Hai câu thơ cuối của bài thơ vận dụng câu thành ngữ dân gian quen thuộc một cách đắc địa làm cho toàn bộ bài thơ thêm sức ám ảnh. Một ám ảnh quằn quại đến day dứt hay phải chăng đó là sự tha hóa có khuôn mặt của thời đại. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Quy luật lớn của thơ là nội tâm, là cảm xúc, ý nghĩ của con người” (1).
Hoàng Trúc Long-Hội viên Hội VHNT Nam Định
Số 122-VĂN CAO-P.NĂNG TĨNH-TP.NAM ĐỊNH

(1) Bài viết của Xuân Diệu trong sách “Bốn mươi năm văn học” –NXB Tác phầm mới –Hội Nhà văn Việt Nam-1986-trang 55.

HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 18275138_435558950143923_5034943487045686415_n
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 Yellow


HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 Help
Về Đầu Trang Go down
Phạm Khang

Phạm Khang

Tổng số bài gửi : 212
Age : 63
Location : Thanh Hóa City
Registration date : 29/07/2017

HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: THẬT ĐÁNG SỢ NẾU TA ĐIẾC ÂM THANH VÀ TA MÙ MÀU SẮC…   HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 I_icon13Sat 09 Sep 2017, 00:31

PHẠM KHANGHÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 195595HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 195595
THẬT ĐÁNG SỢ NẾU TA ĐIẾC ÂM THANH VÀ TA MÙ MÀU SẮC…
1. Nơi không có gì được nghe là hư vô. (Friedrich Nietzsche).
2. Phải chăng cảm thức của chúng ta về sự độc đáo cá nhân được hỗ trợ bằng một sự bảo đảm, hay chúng ta chỉ là những hạt bụi trong cơn gió lốc? Điều gì giải thích bản chất con người-kẻ tàn sát đồng loại vào ban ngày và lắng nghe âm nhạc cổ điển vào buổi tối? Tại sao việc sinh ra đời lại là sự lượng định tự động phẩm chất cho cái chết? Chúng ta nên sống ra sao, khi biết rằng mỗi người đều mắc nợ cái chết, và chúng ta không thể làm gì để chuộc lại điều đó? Còn cách nào khác nếu chúng ta kết luận rằng lẽ ra thế giới phải khác.
3. Những câu hỏi và những mong ước vĩnh hằng đang mọc lên giữa những kẽ nứt của sự tỉnh mộng thế tục.
4. Những nhà văn đã qua đời trở nên xa xôi với chúng ta bởi chúng ta biết nhiều hơn họ. (T.S.Eliot).
5. Người trí thức là một người phải dùng nhiều lời hơn cần thiết để bảo cho chúng ta nhiều hơn cái hắn biết. (Dwight Eisenhower).
6. Đứng ở ngoài ngó nhìn là không ổn, phải có biểu hiện cụ thể của việc sống có suy nghĩ, năng động để làm cuộc hành trình này-cuộc hành trình dài nhất và quan trọng nhất trong tất cả, cuộc hành trình từ đầu óc xuống trái tim và từ trái tim tới ý chí, chỉ qua đời sống thì những chân lý mới có được sức mạnh chứ không phải là những sáo ngữ cùn trơ.
7. Cuộc sống cá nhân của chúng ta là điểm tập trung, là bức tranh đóng khung bằng sự ra đời và cái chết của chúng ta.
8. Cuối cùng, không ai có thể rút ra từ sự vật, bao gồm cả sách vở, nhiều hơn những gì kẻ đó đã biết. Những gì ta không tiếp cận được bằng kinh nghiệm, ta chẳng có tai để nghe. (Nietzsche).
9. Phật giáo Thiền tông dạy rằng chìa khóa cho sự tăng trưởng nội tâm là “một cục than hồng mắc trong cuống họng”-một chướng ngại sâu thẳm đến nỗi chúng ta không thể nuốt nó vào mà cũng không thể khạc nó ra. Một hạt cát trong lòng con trai ngọc, một vết sờn gai dưới cái yên, một giấc mộng ám ảnh, một trực giác không lời rằng phải có “một điều gì hơn thế nữa”-Những bức tranh biến thiên, như những trải nghiệm đều chỉ về cùng một hướng. Đột nhiên, đời sống không thể coi là mặc nhiên như thế. Đó là lúc xuất hiện một kẻ kiếm tìm đích thực.
10. Tôi hiện hữu là chưa đủ; tôi muốn biết tôi là ai và tôi sống trong tương quan với cái gì, tôi ở đây để làm gì? (Abraham Hesche, nhà thần học Do Thái)
09.09.2017
PK...
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 19894660_467204166979401_3459388324026539952_n%2B%25281%2529
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG - Page 3 4514858626439308843
Về Đầu Trang Go down
 
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» HÀNH TRÌNH DIỆU VIỄN
» Nhắn THOẠI DU, VIỄN TRÌNH
» GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NGUỒN CỘI
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-