Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giác quan thứ 6

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Tue 01 Sep 2015, 16:03

LỰC HỌC THÍCH CA …(tiếp)
 
Vì vũ trụ là chủ quan, nên với lực học Thích Ca, lấy tâm lực là chủ đạo, để đi đến những nơi cực kỳ xa xôi trong tam giới, chỉ cần tịch (chết) ở nơi này và xuất hiện (sinh) ở nơi kia, bất luận khoảng cách không gian là bao nhiêu tỉ quang niên, số lượng là vô nghĩa vì không gian chỉ là ảo. Điều quan trọng là phải có khả năng sinh tử tự do thì mới chủ động được quá trình đầu thai. Chỉ có Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, các bậc kiến tánh, mới thoát khỏi luân hồi, liễu giải sinh tử, đạt tới sinh tử tự do, hay nói cách khác, họ ngộ tính chất ảo hóa không thực của vũ trụ vạn vật nên không chấp bất cứ thứ gì là thật cả. Điều này trong kinh Bát nhã ba la mật đã nói rõ.
“Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”
Dịch nghĩa : Các pháp (vạn sự vạn vật) có bản chất là không, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ (tiếp xúc), tưởng (tưởng tượng), hành ( chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị ( vị giác của lưỡi), xúc ( cảm giác của thân thể), pháp ( đối tượng của ý thức)…


Còn chúng sinh vô minh thì sinh tử, đầu thai theo sự dẫn dắt của nghiệp lực, tưởng tam giới là có thật. Nguyên nhân cơ bản khiến có sự tưởng tượng như vậy là do vô minh, mắt xích đầu tiên của thập nhị nhân duyên. Chính vô minh khiến lầm lẫn nguyên tử là có thật, vật chất là có thật. Lý thuyết thập nhị nhân duyên chính là cơ bản của lực học Thích Ca. Từ vô minh, qua trùng trùng duyên khởi, hình thành vũ trụ vạn vật. Các nhà khoa học không hiểu tại sao có hiện tượng giam hãm (confinement) tức sự kiện các hạt quark bị nhốt vĩnh viễn trong hạt proton và trong hạt neutron. Họ cũng không hiểu nguồn gốc của lực tương tác hạt nhân mạnh là do đâu. Chính tâm cố chấp kiên cố là nguồn gốc của hiện tượng giam hãm cũng như của lực hạt nhân mạnh. Khi giải thoát khỏi tâm cố chấp này thì Bồ Tát có thể dễ dàng đi xuyên qua tường đá, vì bức tường cũng như thân thể là không có thật, không còn lực nào giữ cho các hạt quark dính chặt vào nhau nữa, không còn lực nào để dính chặt các hạt proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử nữa. Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh năm 1982 trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. Anh ta và một vài kỳ nhân khác có thể dùng tâm lực lấy các viên thuốc ra khỏi lọ mà không cần mở nắp, hoặc bỏ một đồng xu vào cái phích nước sôi, rồi lấy ra trong khi nắp phích nước đóng chặt, vừa bằng nút bấc ở trong và nắp nhôm ở ngoài.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Wed 02 Sep 2015, 06:36

LỰC HỌC THÍCH CA …(tiếp)
 
Lực học Thích Ca nêu ra nguyên lý sinh diệt là qui luật của vũ trụ vạn vật, sinh diệt là đặc trưng của thế giới. Quá trình sinh diệt có 4 giai đoạn : thành là giai đoạn hình thành của vật; trụ là giai đoạn trưởng thành, thời hưng thịnh nhất của vật; hoại là giai đoạn suy tàn của vật; diệt là giai đoạn tiêu vong của vật. Theo cấp độ II, bốn lực cơ bản của vũ trụ là sức mạnh chủ yếu tác động đến quá trình này. Nhưng Thích Ca thấy thành trụ hoại diệt cũng chỉ là ảo, là giả, hoạt động trên cơ sở vô minh, nếu không có tưởng tượng của vô minh thì không có gì cả. Tâm như như bất động, vô hình, vô tướng mới đích thực là động cơ của sinh diệt. Nếu cứ theo thói quen vô minh thì Sinh diệt phát sinh do cấu trúc ảo, vô thủy vô minh của vật chất. Ảo tức là không thật nhưng tại sao lại hiện hữu ? Hiện hữu đó chỉ có trong nhất niệm vô minh. Khi nào thì có nhất niệm vô minh ? Khi cấu trúc ảo vô thủy vô minh đó hình thành được sinh vật có bộ não và có lục thức, đó là điều kiện cho nhất niệm vô minh hay ý thức khởi lên, và ý thức đó nhận ra sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật. Quá trình này ngày nay đã được chứng minh một cách rõ ràng qua phát minh máy vi tính. Electron là một hạt ảo, nghĩa là nó không thể độc lập tồn tại, nhưng nó tạo ra được dòng điện, dòng điện có hai trạng thái : đóng mạch, ký hiệu 1; ngắt mạch, ký hiệu 0. Chỉ với hai ký hiệu này, người ta tạo ra hệ đếm nhị phân, có thể diễn tả bất cứ số lượng nào chỉ với 2 ký hiệu đó thôi. Rồi người ta dùng các con số để diễn tả độ sáng, màu sắc, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video…Kết quả là người ta tạo ra cả một thế giới ảo và một ngành công nghệ thông tin rất phát triển hiện nay.
Lực học Thích Ca là một sức mạnh tâm linh nhằm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi chứ không nhằm biểu diễn thần thông, nên các bậc giác ngộ rất ít khi hiển bày thần thông. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, họ cũng hiển bày chút ít để duy trì lòng tin cho đời sau. Chẳng hạn Lục Tổ Huệ Năng đã chủ động để lại nhục thân bất hoại của mình.
Còn các ngoại đạo như Trương Bảo Thắng cũng có thể có thần thông, nhưng nếu biểu diễn nhiều lần, họ sẽ mất hết công lực và không còn làm được nữa.
Sức mạnh tâm linh cũng có thể giúp hành giả tiếp xúc được với chúng sinh của thế giới khác, chẳng hạn thế giới của người quá cố. Các thế giới đó chẳng phải ở đâu xa, chúng đều nằm trong a-lại-da thức. Phan Thị Bích Hằng là một trong những người có khả năng đó, chị có thể tiếp xúc với vong linh của người đã khuất và giúp người sống tìm được hài cốt của người chết. Vì các thế giới đều là chủ quan nên chỉ người có cùng cộng nghiệp mới nhìn thấy nhau, còn những người khác thì không thấy.
Phan Thị Bích Hằng kể về thế giới cõi âm.(ai cũng biết nên không đăng)
Sức mạnh tâm linh có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa quá khứ, hiện tại, vị lai, phát hiện thực tướng thời gian không có thật, khiến có thể tiên đoán chính xác sự kiện chưa xảy ra. Đây không phải là dự đoán, không dựa trên suy luận lô-gích, mà thấy đích xác sự kiện, nói chưa diễn ra là nói theo chủ quan về thời gian của người đời, chứ dữ liệu đã có trong a-lại-da thức. Chú bạch tuộc Paul chọn Tây Ban Nha chiến thắng Hà Lan trong Giải World Cup Bóng Đá 2010 tại Nam Phi trước khi diễn ra trận đấu và thực tế diễn ra đúng như vậy.
Tiên tri của bạch tuộc Paul không phải ngẫu nhiên, vì 8 lần tiên đoán đều đúng 100% trong khi xác suất ngẫu nhiên để ra kết quả đúng trong 8 lần liên tiếp là rất thấp, không có đầu óc hoặc máy tính lô-gích nào làm được.
Sau đó không lâu, gần 4 tháng sau World Cup, bạch tuộc Paul tịch theo đúng truyền thống Phật giáo vì đã để lộ cho người đời thấy thần thông của mình, thọ hai tuổi rưỡi.
Về mặt luân hồi nghiệp chướng, lực học Thích Ca tác động tới kho dữ liệu của A-lại-da thức tạo ra nhân quả, tạo ra luân hồi tái sinh, trong trường hợp này lực ấy là nghiệp lực mà chúng sinh mê muội bị dẫn dắt để đi đầu thai, còn bậc giác ngộ, Bồ Tát thì tự chủ gọi là sinh tử tự do như trường hợp của gia đình cư sĩ Bàng Uẩn
Kể chuyện gia đình cư sĩ Bàng Uẩn (chuyện dài không tiện đăng)
Còn luân hồi tái sinh thì như trường hợp của nhà văn Huỳnh Đình Kiên đời Tống hoặc trường hợp sau ngay thời hiện đại
Trường hợp tái sinh của bé Quyết Tiến (không đăng trong topic này)
Tóm lại, lực học Thích Ca nói rằng tất cả lực đều là tâm, tất cả vật cũng đều là tâm, ngoài tâm không có vật, như lời của Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông Trung Quốc :
本來無一物 Bản lai vô nhất vật, Xưa nay vốn không có một vật nào
何處惹塵埃 Hà xứ nhạ trần ai? Bụi trần bám vào đâu ?
Đừng tưởng rằng chỉ có các nhà đạo học nói năng mông lung mà không chứng minh được, các nhà khoa học hàng đầu thế giới ngày nay cũng đã nhận ra ý này. Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người khám phá ra nguyên lý bất định, nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật). Heisenberg nói tới một thế giới tiềm thể, có tiềm năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu, đó chính là cấu trúc ảo của vật chất mà nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) gọi là vật tự thể (Das ding an sich) bất khả tri, còn Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Cấu trúc ảo đó cần phải có nhất niệm vô minh khởi lên, hai cái vô minh tương tác thì vật mới hiện hữu thành sơn hà đại địa, cỏ cây sinh vật, nhà cửa xe cộ…Chính vì vật chất là ảo hóa nên Phật giáo mới nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Cảnh giới mà chúng ta thấy là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng lưu truyền phổ biến ở thế gian), bậc thánh cũng có thế lưu bố tưởng, thấy y như người đời, nhưng vì không chấp đó là sự thật nên các ngài không có chấp trước tưởng, tức là vướng mắc trong ái dục, tham cầu, chấp ngã, chấp pháp dẫn đến khổ. Giác ngộ chỉ là thấy rõ tam giới chỉ là ảo, vận dụng được tâm lực một cách như ý, không còn vướng mắc trong luân hồi sanh tử.
Trong ba thứ lực học kể trên, lực học Newton và Einstein có thể đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người bằng những phát minh sáng chế rất tài tình, chẳng hạn nhà cửa, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…Nhưng tôi nghĩ chỉ có lực học Thích Ca mới đem lại cuộc sống giác ngộ, mưu cầu sự an lạc và hòa bình đích thực cho nhân loại và muôn loài chúng sinh một cách vững chắc.


Truyền Bình
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Wed 02 Sep 2015, 19:29

CẢM NGHĨ ĐỌC BÀI "LỰC HỌC THÍCH CA...."
 
Bài viết "Lực học Thích Ca" đề cập đến nhiều vấn đề cao siêu của Phập Pháp cũng như khoa học, cả lĩnh vực Vật lý học nguyên tử. Là một nông dân kiến thức hạn hẹp, tại sao tôi lại nhặt một bài viết có kiến thức cao như thế vào topic của mình? Viển vông ngông cuồng ư? Không! Bài viết dù rất cao nhưng không phải không có chỗ cho tôi hiểu. Nhờ vận dụng kiến thức Phật Pháp tôi cũng hiểu được đôi điều, ngược lại, nhờ đọc bài viết này đã giúp tôi sáng tỏ được nhiều điều trong Phật Pháp.
 
Giờ xin được nêu đôi điều nhận thức liên hệ giữa Phật Pháp và Khoa học:
Kinh Di Đà có câu: "Từ đây đi về bên Tây phương kia qua hết mười muôn ức Phật độ có thế giới gọi là Cực lạc. Cõi ấy có Đức Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp".
Theo giảng giải của Trí Húc Đại sư: Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ có một ngàn triệu Trái đất, trong kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Quả đất ta ở có bốn châu, mỗi châu là một thiên hạ nên gọi là "Quả tứ thiên hạ". Một ngàn "Quả tứ thiên hạ" gọi là một "Tiểu thiên thế giới", một ngàn "Tiểu thiên thế giới" gọi là một "Trung thiên thế giới", một ngàn "Trung thiên thế giới" gọi là một "Đại thiên thế giới". Vậy một "Đại thiên thế giới" có một ngàn triệu Trái đất. Chữ Ức ở đây là 10 triệu, "mười muôn ức" là một ngàn ngàn triệu, hay một ngàn tỷ.
Tôi suy ngẫm và lý giải rằng:
+ Bán kính trung bình của Trái đât: 6.371,0 km, vậy Đường kính là 12.740 km.
1 Phật độ = 12.740 km x 1.000.000.000 trái đất = 12.740. 000.000.000 km
1 Phật độ hay cõi Phật có đường kính = 12 ngàn 740 tỷ km.
Thế giới Cực lạc của đức Di Đà cách đây một ngàn tỷ cõi Phật, tức là:
12.740 + 9 số 0 km x 1+12 số 0 = 12.740.000.000.000.000.000.000.000 km
1.274 + 22 số 0, cụm số 274 tôi tạm làm tròn bằng 3 số 0, tức là 1 + 25 số 0 km
+ Kính thiên văn vũ trụ Hubble có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng hay 12 tỉ Quang niên.
Năm thiên văn Julius -> 365,25 ngày hay 31.557.600 giây.
Vận tốc ánh sáng  299 792 458 m/s, một năm ánh sáng ứng với khoảng: 9.460.730.472.580,8 km -> 9.460,7 tỷ km
Tầm thu nhận của Hubble là 12 tỷ Quang niên, vậy:
9.460,7 tỷ km x 12tỷ = Làm tròn 1 + 23 số 0 km
So với khoảng cách đến cõi Phật Di Đà còn kém 2 số 0, tức bằng 1 phần trăm
+ Kính thiên văn không gian James Webb triển khai năm 2014 có tầm nhìn gấp 7 lần Hubble, tức bằng 7/trăm khoảng cách đến cõi Phật Di Đà.
Khoảng cách 12.740.000.000.000.000.000.000.000 km trong kinh Phật nói không phải là hoang tưởng mà đã được khoa học ngày nay chứng minh.
(Thần kinh tôi kém, các con số quá lớn, tính bộ có thể sai, nhưng đại khái như vậy. Mong bạn đọc cảm thông.)
 
ĐÔI DÒNG TÂM SỰ
 
Từ đây tôi sẽ đăng những bài viết của cá nhân, ghi những cảm nhận, qua sự liên hệ giữa Phật giáo và khoa học, trong khuôn khổ hiểu biết hạn hẹp của mình, mong được mọi người chỉ cho những điều thiếu sót.
Trước khi vào các bài viết, xin phép được ngỏ đôi dòng tâm sự.
52 năm trước, học Trung cấp LN, được bồi dưỡng kiến thức cấp III, tôi chỉ biết mẫu HTNT gồm các điện tử quay quanh hạt nhân. Sau này về đọc sách biết thêm hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và neutron, nay đọc bài "Lực học Thích Ca..." của tác giả Truyền Bình, biết thêm hạt quark. Nhưng đọc câu: "Ba hạt quark (2up+1down) kết hợp thành hạt proton. Ba hạt khác (1up+2down) kết hợp thành hạt neutron." thì lại thấy thắc mắc trong lòng. Phải chăng "quark" chưa là nhỏ nhất, còn "up", "down" nữa? Mà "up", "down" là gì??? Lòng khát học khiến tôi cứ mò mẫm ...mò mẫm..., để rồi gây nên một trận đau đầu dữ dội phải nằm bẹp mấy ngày. Khi khỏe lên, chứng nào tật ấy, lại mò mẫm... Có lẽ Trời cũng thương tình đã cho tôi hưởng một niềm vui sướng chan hòa đúng vào hôm mừng sinh nhật lần thứ 76 (23/6/2014), giải tỏa được nỗi thắc mắc trong lòng. Thì ra "quark" vẫn là nhỏ nhất, là hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất, nhưng người ta đã tìm ra có 6 loại hạt quark khác nhau. Với người có trí tuệ cao thì đây chỉ là chuyện vặt, nhưng với tôi, nó là một kỳ công, cho nên tôi vui sướng vô cùng.
Niềm phấn khởi đã cho tôi nghị lực, trí tuệ thực hiện bài viết "Vũ trụ quan", liên hệ giữa Vũ trụ quan Phật giáo và Vũ trụ quan khoa học.


Mời các bạn tiếp đọc.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Thu 03 Sep 2015, 08:16

VŨ TRỤ QUAN
Bài viết này gồm hai phần:
Vũ trụ quan khoa học và Vũ trụ quan Phật giáo
I- Vũ trụ quan khoa học
+ Aristotle: (384 – 322 TCN)
Aristotle là nhà đại Hiền Triết và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại. Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hi Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Nhưng những phương tiện nghiên cứu của Aristoteles vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có kính viễn vọng, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristoteles đã sử dụng là một cái thước và một cái la bàn. Sức hút của Trái Đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh.
+ Nền triết học Aristotle có ảnh hưởng sâu rộng trong tư tưởng Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
+ Lý thuyết động vật học Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học cho tới khi Thuyết tiến hóa của Charles Darwin ra đời vào thế kỷ 19.
+ Triết lý về bốn nguyên tố: Đất, nước, gió, lửa tạo nên thế giới cho tới nay vẫn còn giá trị.
+ Học thuyết của Aristoteles cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần học và trước thế kỷ 20, môn Luận Lý được coi là của Aristoteles.
+ Quan niệm về vũ trụ là nền tảng cho thuyết Địa tâm của Ptolemy. (Một số quan niệm của Aristoteles sau này bị Galileo Galilei đánh đổ.)
+ Thuyết Địa tâm và Hệ Ptolemy
Trong thiên văn học, mô hình địa tâm của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.
Hệ này được coi là hình mẫu tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Aristoteles và Ptolemy, cũng như đa số các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận.
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận cuối thế kỷ 16 trở về sau nó dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler.
Claudius Ptolemaeus (Ptolemaeus, Ptolemy hay Ptolémée hay Ptôlêmê, khoảng 100-178 SCN) là một nhà bác học Hy Lạp đã xây dựng lên hệ Ptolemy
Hệ Ptolemy được hình thành từ nhiều lý thuyết coi Trái Đất là trung tâm đứng yên của vũ trụ. Các ngôi sao được gắn vào một mặt cầu bên ngoài và nó quay nhanh, ở mức độ tương đối với nhau, trong khi các hành tinh được đặt trên những mặt cầu nhỏ hơn và mỗi hành tinh có một mặt cầu riêng biệt.
Thứ tự các hành tinh từ Trái Đất trở ra theo hệ Ptolemy như sau: Mặt Trăng, Sao Thuỷ, Sao Kim, Mặt trời, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Các định tinh.
+ Thuyết Nhật tâm hay Hệ thống Copernicus (Nicolaus Copernicus 1473 -1543)
Năm 1543 hệ địa tâm lần đầu tiên bị thách thức nghiêm trọng khi Copernicus xuất bản cuốn “Về chuyển động quay của các thiên thể” (De revolutionibus orbium coelestium), ấn định rằng Trái Đất và các hành tinh khác đều quay quanh Mặt trời. Cuốn sách này đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Copernicus cho rằng Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm, và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Ông đã khám phá được vị trí chính xác của những hành tinh đã được biết và giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất. Ông cũng đưa ra giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra các mùa: rằng trục của Trái Đất không vuông góc với với hành tinh trên quỹ đạo của nó. Ông cộng thêm vào sự chuyển động của Trái Đất, theo đó trục của nó được giữ hướng về đúng một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm.
Các lý thuyết của Copernicus phủ nhận lời giải thích Mặt Trời quay quanh Trái Đất trong Cựu Ước (Joshua 10:13).
+ Galileo Galilei (1564 -1642)
Galileo Galilei (phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."
Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các Mặt Trăng của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernicus chống lại thuyết địa tâm Ptolemy và các lý thuyết của Aristote.
Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Theo Thánh Vịnh 93:1, Thánh Vịnh 96:10, và  Sử biên niên 16:30 trong Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!".
Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
Ngày 31 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo


(còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Fri 04 Sep 2015, 08:17

I- Vũ trụ quan khoa học (Tiếp)
+ Quan niệm Vũ trụ ngày nay:
Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong đó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ vật chất và năng lượng.
Vũ trụ có hai thang: Vũ trụ vi mô và Vũ trụ vĩ mô
1- Vũ trụ vi mô: bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.
+ Nguyên tử
Khái niệm nguyên tử do Democritos (khoảng 460 - 370 TCN) đề xuất ra đầu tiên, tên tiếng Anh "atom" có nghĩa là không cắt được, hoặc vô hình, một thứ không thể chia cắt được, nhưng nó chỉ có ý nghĩa triết học.
+ Năm 1805, Dalton khởi xướng lý thuyết nguyên tử hiện đại, nhưng mãi tận năm 1905 Einstein và sau đó Perrin dựa trên nghiên cứu của Einstein tiến hành thí nghiệm xác định được khối lượng và kích thước nguyên tử, và xác nhận lý thuyết nguyên tử của Dalton, vẫn coi nguyên tử là hạt cơ bản của vật chất.
+ Năm 1909, Rutherford đưa ra mẫu hành tinh nguyên tử.

Tôi hình dung mẫu "hành tinh nguyên tử" như một Hệ Mặt trời: Hạt nhân nguyên tử ví như Mặt trời, các Điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử theo hình elip, tương tự như các Hành tinh quay quanh Mặt trời mà Trái đất của chúng ta là một trong các hành tinh đó.

+ Hạt hạ nguyên tử:
Mặc dù từ nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt không thể phân chia nhỏ hơn nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của nhiều hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron, proton và neutron. Proton và neutron được gọi là nucleon (hạt nhân nguyên tử).
Trong thập niên 1950, với sự phát triển nhanh chóng của các máy gia tốc hạt và máy dò hạt, các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy hạt neutron và proton là những loại hạt hadron, hay hạt tổ hợp của những hạt nhỏ hơn gọi là quark.
+ Quark là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất.
Có 6 loại quark: quark lên (u), quark xuống (d), quark duyên (c), quark lạ (s), quark đỉnh (t), và quark đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark, nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt.
+ Proton là một loại hạt tổ hợp, một thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Giác quan thứ 6 - Page 2 250px-Quark_structure_proton.svg
Mỗi Proton, gồm hai quark lên và một quark xuống
 
+ Neutron là một hạt hạ nguyên tử có trong thành phần hạt nhân nguyên tử, trung hòa về điện tích.
Giác quan thứ 6 - Page 2 250px-Quark_structure_neutron.svg
Mỗi neutron gồm hai quark xuống và một quark lên
 
+ Electron còn gọi là điện tử, là một hạt hạ nguyên tử, hay hạt sơ cấp. Trong nguyên tử electron quay xung quanh hạt nhân trên quỹ đạo electron.
Các electron có điện tích âm và khi chúng chuyển động sẽ sinh ra dòng điện.
 
Tôi đã hình dung mẫu "hành tinh nguyên tử" như một Hệ Mặt trời. Hàng ngày ta ăn cơm, chỉ tính riêng một hạt cơm mắt thường ta trông thấy nó đã có bao nhiêu phân tử tinh bột (C6H10O5)n và đường glucose C6H12O6. Tôi hình dung mỗi phân tử tinh bột hay glucose như một Thiên hà, các nguyên tử C, H, O là những Thái dương hệ. Vậy trong một hạt cơm nó có bao nhiêu Thiên hà như thế. Vũ trụ vi mô thật vô biên vô lượng!
Giờ ta chuyển sang Vũ trụ vĩ mô xem nó thế nào?
(còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Sat 05 Sep 2015, 08:23

I- Vũ trụ quan khoa học (Tiếp)


2- Vũ trụ vĩ mô: bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái Đất.
 
Vũ trụ mà chúng ta đang sống là "Vũ trụ quan sát được" gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang), chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác không vượt quá tốc độ ánh sáng.
Do giới hạn của vận tốc truyền ánh sáng mà chúng ta chỉ có thể quan sát một phần nhỏ của vũ trụ, được gọi là "Vũ trụ nhìn thấy" hay "Vũ trụ quan sát được". Đa số các nhà thiên văn dùng từ "Vũ trụ" khi nói đến "Vũ trụ quan sát được".
Theo thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang), vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng. Từ đó không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn.
Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm hiện nay, rìa chân trời đã đi được đến khoảng cách khoảng 46,6 tỷ năm ánh sáng (4.4 × 10 lũy thừa 23 km),
(4.4 × 1023 km = 4.400.000.000.000.000.000.000.000 km)
 là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái Đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 × 10.lũy thừa 32 /năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ. Và do đó điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý Copernic, nói rằng vũ trụ là đồng nhất và không có tâm. Khi chúng ta nhìn càng xa, thì tức là chúng ta càng nhìn về quá khứ, và giới hạn là tại thời điểm khi Vụ Nổ Lớn (Big Bang) mới xảy ra. Vì ánh sáng chuyển động với cùng vận tốc theo mọi hướng đến chúng ta, do đó chúng ta nằm ở tâm của vũ trụ quan sát được.
Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, được nhóm lại trong quần thiên hà và siêu quần thiên hà.  Những thiên hà điển hình bao gồm từ những thiên hà lùn với chỉ khoảng 10 triệu sao tới những thiên hà kềnh với một nghìn tỷ sao, tất cả quay xung quanh khối tâm của thiên hà. Như vậy từ những con số này có thể đưa ra một ước tính cho thấy rằng có khoảng một nghìn tỷ tỷ (1 và 21 số 0) sao. Theo một nghiên cứu năm 2010 bởi các nhà thiên văn học trong Vũ trụ quan sát được lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3×1 và 23 số 0) ngôi sao.
Toàn vũ trụ hay Đại vũ trụ (Omniverse) là toàn bộ khái niệm về tất cả các vũ trụ có thể, với tất cả các định luật có thể có của vật lý.
 
Hệ thống cấp bậc trong Toàn vũ trụ
 
Vũ trụ (Universe): Một vũ trụ, là một tổ chức không-thời gian cá biệt với số chiều không-thời gian cụ thể và tập hợp các định luật vật lý xác định. Vũ trụ khác có thể có số chiều không-thời gian và các định luật vật lý khác biệt so với vũ trụ của chúng ta.
Đa vũ trụ (Multiverse): Nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại có các tính chất vật lý và định luật khác nhau.
Nguyên vũ trụ (Metaverse): Có cấu trúc là Đa vũ trụ và nó chuyển động trong Dị vũ trụ.
Dị vũ trụ (Xenoverse): Là một vũ trụ chưa rõ nhưng cấu trúc bên trong là Nguyên vũ trụ và Đa vũ trụ.
Siêu vũ trụ (Hyperverse): Chứa các Dị vũ trụ, Siêu vũ trụ có lẽ là chiếm ¼ tổng của Toàn vũ trụ, cũng không được nhầm lẫn với Hyperversus và kết thúc tắt của đa vũ trụ: Nguyên vũ trụ và Dị vũ trụ.
Toàn vũ trụ: (Omniverse) Toàn bộ vũ trụ hay đại vũ trụ, hay là tất cả các cấp của vũ trụ được phân loại theo các thuộc tính và phương thức hoạt động trong vũ trụ con của nó. Một số hoặc tất cả các vũ trụ có phương thức tồn tại có thể được hiện thực hóa.
Người ta có thể tưởng tượng Toàn vũ trụ như một cấu trúc cây: Toàn vũ trụ là thân cây, Nguyên vũ trụ là tập hợp của định luật chi phối sự hình thành của các cành, đa vũ trụ từng là một cành, và mỗi vũ trụ là một chiếc lá.
Vụ co lớn
Trong vũ trụ học, Vụ Co Lớn (tiếng Anh: the Big Crunch) là một giả thuyết về sự quy tụ của vũ trụ trở lại một điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm (các quan sát về các siêu tân tinh được lấy làm ngọn nến mốc, hay nền vi sóng vũ trụ) cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không bị chậm lại mà còn đang tăng tốc. Đa số các nhà thiên văn đã công nhận kết quả thực nghiệm về vũ trụ nở nhanh dần từ năm 2002.
 
Vũ trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao nhưng nó chỉ như một chiếc lá trên cái cây Đại vũ trụ. Thế thì Đại vũ trụ nó rộng lớn đến thế nào!
Điều này đã cho ta một ý niệm: KHÔNG GIAN LÀ VÔ TẬN!


Mời các bạn xem tiếp phần II: Vũ trụ quan Phật giáo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Sun 06 Sep 2015, 07:21

II- Vũ trụ quan Phật giáo

Vũ trụ quan Phật giáo là vấn đề cao siêu, rộng lớn được nói trong kinh Hoa nghiêm, tôi không dám bén mảng tới đây. Giáo lý của Đức Phật mênh mông như nước đại dương, hiểu biết của tôi về giáo lý ấy chỉ như một chút nước trong lòng chén, hiểu về Đại dương chỉ là: "nước biển mặn mòi và đại dương mênh mông", chỉ vậy thôi. Tôi không dám lạm bàn, chỉ xin được mượn đề tài “Vũ trụ quan Phật giáo” để nói nên một chút cảm nhận của mình qua sự liên hệ giữa Phật pháp và khoa học, tạo cho mình một niềm tin, tiếp thêm nghị lực sống cuối đời.
 
+ Trong kinh Di Đà Đức Phật nói đến mười phương, nhưng trong các tập Văn khấn nôm, mở đầu các bài khấn thường có câu: "Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật". Phật thì có mười phương, nhưng trời chỉ có chín phương thôi, hình như nhân gian không chấp nhận trời ở Hạ phương, tức là dưới chân ta có trời. Bây giờ tôi thử hình dung trời ở dưới chân ta thế nào.
Giả sử tôi lấy 10 con búp bê nhựa nhỏ, gắn vào 10 điểm trên quả địa cầu nhựa học đường, tượng trưng cho 10 người đứng ở 10 điểm của Quả đất: Bắc cực, Nam cực, và 8 điểm trên đường xích đạo tượng trưng cho 8 hướng, Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Quan sát thì thấy chỉ có người đứng ở Bắc cực là đầu hướng lên trời, người ở Nam cực đầu chúc xuống dưới, tám người khác thì nằm ngang, nhưng thực tế cả 10 người đều thấy trên đầu mình là bầu trời cao rộng... Giả thử có phép nhiệm mầu làm cho thân tôi chui tụt xuống dưới, theo đường thẳng qua tâm trái đất vượt sang phía bên kia, khi toàn thân tôi đã ra khỏi phía bên kia thì phía chân tôi lại là bầu trời, phía đầu tôi là mặt đất, bắt buộc tôi phải quay 180 độ để chân đứng đất, đầu đội trời, lúc này thì bầu trời ở chỗ tôi đứng trước lại là dưới chân tôi, tức là Hạ phương cũng có trời. Các phương khác cũng tương tự.
Cái THẤY tuệ giác của Đức Phật trên 2500 năm trước là thế đấy!
+ Kinh Di Đà có câu: "Từ đây đi về phía Tây, qua mười muôn ức Phật độ có thế giới tên là Cực Lạc..." Theo giảng giải của Trí Húc Đại sư: Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ có một ngàn triệu Trái đất, trong kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới.. Chữ Ức ở đây là 10 triệu, "mười muôn ức" là một ngàn ngàn triệu, hay một ngàn tỷ.
1.000.000.000.000 x 1.000.000.000 = 1.000.000.000.000.000.000.000
ngàn tỷ x 1 tỷ = 1 ngàn tỷ tỷ trái đất
Theo một nghiên cứu năm 2010, Vũ trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao.
So sánh giữa "1 ngàn tỷ tỷ trái đất" với "300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao" thì khoảng cách đến cõi tịnh của Phật Di Đà cũng chẳng thấm tháp vào đâu.
Giác quan thứ 6 - Page 2 08-planets
Hàng 1: Sao Mộc và Sao Thổ
Hàng 2: Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
Hàng 3: Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thủy. Nhỏ bé, mờ nhạt cuối cùng là Sao Diêm Vương (đã bị loại khỏi danh sách hành tinh của Hệ Mặt Trời năm 2006 để đưa vào nhóm các hành tinh lùn). 

Trái Đất của chúng ta đặt cạnh Sao Mộc thì chỉ như một đứa trẻ đứng cạnh "gã khổng lồ", nhưng Sao Mộc cũng chỉ là một hành tinh của Hệ Mặt Trời chứ chưa được là "ngôi sao". "ngôi sao" phải là những thiên thể đủ lớn để các phản ứng hóa học trong đó phát ra ánh sáng (như Mặt Trời). Mặt Trời có khối lượng gấp 330.000 lần khối lượng Trái Đất còn đường kính gấp 109 lần đường kính Trái Đất (có nghĩa là có thể đặt hơn 1 triệu khối cầu như Trái Đất vào bên trong Mặt Trời), mà Mặt Trời cũng chỉ là một sao thuộc dãy sao lùn vàng, nghĩa là nó rất nhỏ bé trong gia đình "300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao". So sánh khoảng cách đến cõi Tịnh của Đức Di Đà "1 ngàn tỷ tỷ trái đất" với các số liệu trên thì nó chẳng thấm tháp vào đâu.

(còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Mon 07 Sep 2015, 08:01

Vũ trụ quan Phật giáo (Tiếp)

+ Trong kinh Kim Cương Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: "Có bao nhiêu cát trong một sông Hằng thì có sông Hằng bằng số cát ấy, và những cõi Phật bằng với số cát những sông Hằng kia thì nhiều hay không?"
Sông Hằng ở Ấn Độ đã dài rộng hơn sông Hồng ở Việt Nam, chỉ riêng số cát ở đây đã không thể tính đếm được, vậy mà Đức Phật lại bảo mỗi hạt cát ở sông Hằng này là một sông Hằng khác, và những cõi Phật bằng với số cát của tất cả các sông Hằng này ... thì không một ai có thể hình dung, tưởng tượng nổi.
+ Kinh Pháp hoa, phẩm "Như Lai thọ lượng", Đức Phật dạy: "Thiệt ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô lượng, vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần (hạt bụi) qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi trần đó. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần, hoặc không dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ mỗi trần là một kiếp ..."
Na do tha a tăng kỳ là một con số rất lớn, tạm ví với tiền tố SI lớn nhất của khoa học ngày nay: yôta ký hiệu Y = 1và 24 số 0 -> Triệu tỷ tỷ -> 1.000.000.000.000.000.000.000.000. Nhưng những số liệu trong câu kinh trên thì không ai có thể so đếm, tính lường, hình dung, tưởng tượng ra được.
+ Cũng trong kinh Di Đà Đức Phật nói đến mười phương, mỗi phương khi giới thiệu một số đức Phật tiêu biểu, Ngài lại tiếp "... còn nhiều Phật khác như cát sông Hằng cũng như thế nữa...".
+ Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất trên đó có chúng sinh, mà con người cũng không phải là chúng sinh duy nhất. Chúng sinh vô cùng tận, mà hệ thống tinh tú cũng vô cùng tận. Tùy theo nghiệp Thiện hay Ác đã tạo, chúng sinh có thể tái sinh vào 31 cảnh giới.
Lấy cảnh Người làm điểm :
Dưới cảnh Người có 04 cảnh khổ : Địa ngục, Súc sinh, Ngã quỷ, A tu la
Trên cảnh Người có 26 cảnh trời : Cảnh Trời dục giới có 06; cảnh Trời Sắc giới có 09; cảnh Trời Vô sắc giới có 11.
Cảnh Trời thấp nhất: Tứ Đại Thiên Vương có tuổi thọ 500 năm; cảnh Trời cao nhất của cõi Dục: Tha Hóa Tự Tại có tuổi thọ 16.000 năm.
Cảnh Trời thấp nhất của cõi Sắc: Phạm Chúng Thiên có tuổi thọ 1/3 Tiểu kiếp (53 triệu năm); cảnh Trời cao nhất của cõi Sắc có tuổi thọ 16.000 Đại kiếp  
Cảnh Trời cao nhất của cõi Vô Sắc : Phi tưởng Phi phi tưởng Thiên có tuổi thọ 84.000 Đại kiếp.
Theo như sự ước tính của khoa học thì một Đại kiếp gồm có 4 Trung kiếp, một Trung kiếp có 20 tiểu kiếp và một Tiểu kiếp là 16,000,000 năm.
Một Đại kiếp là : 16,000,000 năm x 20 x 4 = 1,280,000,000 năm. 
(một ngàn hai trăm tám mươi triệu năm).
Tuổi thọ của chúng sinh ở cảnh Trời Phi tưởng Phi phi tưởng Thiên thật khó tưởng tượng nổi (1,280,000,000 năm x 84.000 ĐK)

(Nên ghi nhận rằng Đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dù những cảnh giới trên có hạy không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không phù hợp với suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của ta không thể quan niệm được thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn là chính đáng.)
(Theo Đức Phật & Phật Pháp của Đại Đức Narada Thera)

(còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13Tue 08 Sep 2015, 08:02

Vũ trụ quan Phật giáo (Tiếp)
 
Mười lăm năm theo Phật, đã đọc tụng kinh Di Đà, Pháp hoa, Kim Cương biết bao lần, nhưng suy ngẫm nhiều vẫn không hiểu nổi ý nghĩa của những câu này, chỉ lấy niềm tin nơi trí tuệ siêu việt của đức Phật. Nhưng Đức Phật lại dạy: "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" nên tôi vẫn thấy day dứt trong lòng. Nhân viết bài về "Vũ trụ quan", tôi đã mò mẫm đọc rất nhiều bài viết cả về lĩnh vực Vật lý học nguyên tử và Thiên văn học. Giờ thì nhiều thắc mắc của tôi đã được giải tỏa: Lời dạy của Đức Phật tôi hiểu gói gọn trong một câu THỜI GIAN VÔ BIÊN, KHÔNG GIAN VÔ TẬN. Đã vô biên vô tận thì nói bao nhiêu kiếp, bao nhiêu cõi đất cũng không có gì lạ. Nhà Thiên văn học trẻ Đặng Vũ Tuấn Sơn - chủ tịch VACA - Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam đã viết: "Bạn có biết rằng mỗi ngôi sao là một Mặt Trời, và số sao trong phần vũ trụ chúng ta đã nhìn thấy còn lớn hơn tổng số hạt cát của tất cả các bãi biển trên thế giới cộng lại?
Và bạn có biết.... dù chỉ một đống cát xây dựng nhỏ nhất mà bạn gặp mỗi ngày, bạn có dành cả đời mình cũng sẽ không đếm được số hạt cát của nó?"
"số sao trong phần vũ trụ chúng ta đã nhìn thấy còn lớn hơn tổng số hạt cát của tất cả các bãi biển trên thế giới cộng lại" ấy, lại chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi trên cái cây lớn Đại vũ trụ!

Đức Phật Thích Ca (623-543 TCN), từ trên 2500 năm trước đã khẳng định THỜI GIAN VÔ BIÊN, KHÔNG GIAN VÔ TẬN. Cái thấy của Ngài là cái thấy tuệ giác, cái thấy của trí tuệ tuyệt luân.
 
Từ thế kỷ 4 TCN, Aristotle đã nêu nên thuyết Địa tâm và đến thế kỷ 2 SCN, Ptolemaeus đã phát triển thành Hệ Ptolemy, coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó. Hệ này tồn tại mãi đến thế kỷ 16 mới bị thuyết Nhật tâm của Nicolaus Copernicus làm cho lung lay. Nhưng phải sang đầu thế kỷ 17, Galileo Galilei chế tạo được kính thiên văn, dùng nó quan sát bầu trời, ủng hộ thuyết Nhật tâm của Copernicus thì thuyết Địa tâm mới bị đánh đổ. Năm 1632, Galileo xuất bản cuốn "Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính", những tuyên bố trong cuốn sách ủng hộ lý thuyết Copernicus và một mô hình hệ mặt trời phi địa tâm khiến Galileo bị tòa án giáo hội Công giáo kết tội dị giáo, vì đã nói trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh, bị kết án tù, sau đó chuyển thành quản thúc tại gia, bị buộc phải tuyên bố từ bỏ quan điểm của mình, cấm xuất bản các tác phẩm. Mãi đến năm 2008, Vatican mới chính thức phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican.
Đức Phật dạy: "Một người có thể tuyên bố niềm tin của mình là đúng, nhưng không được phép bảo niềm tin người khác là sai". Nêu nên những điều trên tôi không có ý bài bác đạo Chúa, chỉ muốn nói nên thực trạng của khoa học qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1939, Giáo hoàng Piô XII đã hối tiếc về trường hợp của Galileo, miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong nghiên cứu ... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những vĩ nhân thời trước".

Chuyện quanh vấn đề “Phật Giáo & Khoa học” nó rộng mênh mông, còn nhiều điều muốn nói, nhưng trình độ có hạn không dám lạm bàn.
Xin dừng tại đây.

BXP 08.9.2015
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giác quan thứ 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác quan thứ 6   Giác quan thứ 6 - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giác quan thứ 6
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - Lâm Ngữ Đường
» Đường luật
» Quan Họ
» Nguyễn Du
» CƯỚP LÀM QUAN
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-