Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  Học Hạnh Của Người Quân Tử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Học Hạnh Của Người Quân Tử    Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13Tue 23 Nov 2010, 09:34

Học vấn người quân tử

Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ,hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.


Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử.

Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo.


Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. Hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. (1. Vì Sắc 2. Tiền /sai bảo)


Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tu thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn.


Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình,khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa.


Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.


Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân,nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm.

Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối.

Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung.
Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ.
Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh.
Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn.
Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy.

Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức.


Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.


Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tiết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ.

Khổng tử còn cho rằng:"Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì.


Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình.

Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người".


Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý.


Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị.


Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân.


Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa.


Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình.


Quân tử nghĩ sợ pháp luật,tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không
a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà".

Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng.


Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn.

(Mình có học giúp người được học, không có hành vi dùng cái học của mình, để trêu chọc và phỉ bang kẻ khác)


Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói:

“Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".


Đỗ Hoàng Linh
Tạp chí Hà Nội ngàn năm


Được sửa bởi mytutru ngày Fri 03 Dec 2010, 19:07; sửa lần 8.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiên Học Lễ Hậu Học Văn    Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13Tue 23 Nov 2010, 15:42

" TIÊN HỌC LỄ,HẬU HỌC VĂN "

Theo Thông Điệp Kết Hợp Với Lời Của Học giả Nguyễn Hiến Lê nói về khổng học..
Như Sau:

Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân "lễ" là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ "lễ" không phải dễ. ở đây tôi chỉ khai thác lễ trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến "vǎn" mà thôi.

"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có vǎn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên.
Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng.


Còn "vǎn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ."Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Khôngnên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên"vǎn".

Cả "lễ" và"vǎn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thìphải lấy cái được làm trọng. Người xưa nay thường nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.

Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa"...(còn như "lễ tân" (ở khách sạn) "lễ đình", "lễ cưới"...tôi không bàn).


"Phép" do đọc chệch từ chữ "pháp" mà ra. "Pháp" có nguồn gốc từ "pháp trị" của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa.

Nếu "lễ" tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đã lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính thì bị mắng là "vô lễ" chứ không phải là "vô phép".

Với ta "lễ quan trọng hơn "pháp" nhiều, đành rằng cách nhìn nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị "Trong Pháp ngoài Nho" của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.

"Nghĩa" là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử. Về sau Manh Tử phát triển mạnh về khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân,Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, "lễ" lại đứng trước: "lễ nghĩa".

Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ (vǎn). "Vǎn" ấy có thể đã thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành vǎn.


Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức.

Còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức thì họ cũng học được đạo đức).

Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn.


Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Vǎn An (1293-1370);Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân.

Chuyện kể rằng: một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thǎm thầy (Chu Vǎn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo.

Biết được sự việc, Chu vǎn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.

Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại.

Khi những làn sóng vǎn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng dắn của người xưa là cách thiết thực để kìm hãm những mặttác hại từ những nước đã phát triển.


Mặt khác nó còn có giá trịbáo động sự bǎng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng, Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

"Tiên học lễ, hậu học vǎn" là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp.


Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên..

Lễ và Hiếu trong lòng người có tri thức, không phải là thứ nịnh nọt, co cổ rút đầu mà đa số kẻ đã nghĩ sai.. Về ý nghĩa này.

Hiếu thảo với cha mẹ..Người đã sanh cho chúng ta có cái thân trên đời này.. Lễ nghĩa với Thầy, Cô là.. Người đã dìu dắt và cho chúng ta một kiến thức thực sự.. Ở cõi đời này, và đó là hành trình tiếp tiếp trong "Ký Ức của Tiềm Thức".. Lễ nghĩa với huynh Tỷ và anh em bạn bè.. Đó là tập sống lục hòa.. An vui.

Hiếu thảo lễ nghĩa còn gọi là “Đại hạnh” Nếu không tập và không biết dễ bị hiểu sai đi.. Anh là kẻ có tri thức cao.. Hay là người tài giỏi.. Mà anh thiếu về mặt đạo đức lễ nghĩa.. Anh sẽ là người “Tự cao ngạo mạn,anh đi đến đâu sóng gió ở đó luôn trổi dậy.v.v..”

Cái tự cao ấy anh dành cho ở bên ngoài, cho những kẻ xấu họ vào xâm lăng, phá đất nước anh.. Và đừng co đầu rút cổ trước một hám lợi bất chính.. Anh hãy dùng tài để mà đối đáp bên ngoài..Còn nhập gia thì phải tùy tục..

Anh vào làm người thân, cùng gia đình mà anh nỗi sóng, nỗi gió, thì liệu anh có yên không.? Ví dụ: Nhà anh đang bình yên, có kẻ thứ ba vào ngang ngược, anh sẽ xử sao cho đúng vậy .?


Người có lễ nghĩa không phải là người nhu nhược.. Co cổ rút đầu.. Họ chỉ cúi đầu với cha mẹ, Thầy Cô Huynh Tỷ của họ thôi.. Nhưng họ luôn là kẻ mạnh mẽ dũng cảm kiên cường với mọi sự quấy ác đến với họ. Có một số người đã hiểu sai lệch đi, họ lại lấy lòng dạ tiểu nhân mà đem so với hạnh của người quân tử.!!!
ST
===================
Lễ Nghĩa

Khổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất.

Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.


Khởi nguồn, chữ Lễ chỉ dùng để nói cách thức thờ thần linh sao cho được phúc lộc nhiều nhưng sau suy rộng ra, Lễ gồm cả quy tắc, phong tục tập quán của một xã hội đã được thừa nhận.

Sau chữ Lễ lại có thêm nghĩa quyền lợi và hành vi của con người hợp với đạo lý và luân lý nữa. Như thế có thế nói Lễ -Lý- Nghĩa là một.

Lễ là cái thực của nghĩa dùng làm tiêu chuẩn cho hành vi và tuỳ theo mỗi hoàn cảnh xã hội có thể thay đổi và phát triển, tạo ra nhiều tác dụng hơn, giữ và duy trì được phong cách đạo đức của con người. Suy đến cùng, tác dụng của lễ nghĩa chỉ nhằm vào những mục đích như:


1. Hàm dưỡng tính nết: Là cơ sở tạo nên nhiều tình cảm tốt đẹp của con người, và cũng chính là cái gốc của đạo Nhân. Ngay từ hình thức sơ đẳng là cúng, lễ, giỗ, tế cũng tạo nên cái tâm, lòng thành đối với tiền nhân. Lễ thông qua nghi thức trở thành lễ nghĩa đạo đức truyền thống.

2. Điều chỉnh hành vi. Làm cho mọi hoạt động tự do bản năng của con người trở nên có chừng mực, giữ cân bằng trạng thái tinh thần. Khổng tử nói: Cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi. Dũng cảm mà không có lễ thì loạn, trực tính mà không có lễ thành ra vội vã.

Bởi vậy cho nên: đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, giáo dục phong tục không có lễ không đủ, từ trên xuống dưới thi hành pháp lệnh không lễ không uy nghiêm. Đó cũng là tác nhân giữ cho mọi việc công bằng, chính trực, trung dung vậy.


3. Phân định sự phải trái, trật tự xã hội một cách công minh: Trong xã hội. bao gồm rất nhiều thành phấn, gia đình người ngoài, bạn thân, kẻ sơ... và vô vàn việc đúng, việc sai cho nên phải biết phân biệt rõ ràng, cư xử cho hợp đạo lý từ trong nhà ra, từ dưới lên trên.

4. Kiềm chế bản tính tự nhiên của con người như Khổng Tử viết rằng: Hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì dè sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả dục vọng thì hư hỏng.

Vì vậy ăn uống phải có hạn lượng, ăn mặc phải tiết chế, cửa nhà phải đúng độ, đồ dùng có hạn như thế mới tránh được mọi cái xấu từ trong tâm.


Khổng Tử kết luận: Cái gì không hợp lễ thì chớ nhìn. Tiếng nào không hợp lễ thì chớ nghe, lời nào không hợp lễ thì chớ nói, việc nào không hợp lễ thì chớ làm.
Còn cổ ngữ thường dạy: Tiên học lễ, hậu học văn. Quan hệ của lễ nghĩa thường rất gắn bó mật thiết, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại cái kia khẳng định cho cái này.

Khổng Tử còn nói: Ăn cơm hẩm, uống nước lã, gối đầu tay cũng vui trong lòng, còn sự giàu sang bất nghĩa coi như mây trôi nổi. Mạnh Tử cho rằng: Nghĩa là đường lối chính của con người. Người ta ai cũng có những việc không thèm làm.

Đạt được cái nên làm và không nên làm tức là nghĩa vậy. Tuân Tử cương quyết: Làm một điếu bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ cũng chẳng thèm làm.
Tư Mã Thiên cũng bàn: Người đời ai cũng vẫn phải chết, nhưng có cái chết nặng như núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Sách Tố thư dạy: Làm ơn mà mong được trả ơn là chuyện không có trả bao giờ, khi sang giàu mà quên kẻ hèn hạ là làm điều không phải nghĩa. Muốn cầu cứu thì phải chạy đến người quyền thế, còn giúp người ta thì hãy giúp khi gấp gáp, túng ngặt.

Làm ơn thì đừng cầu mong người ta trả ơn, khi đã cho người ta chớ có nghĩ lại mà tiếc. Lòng mình đã sáng suốt thì mọi việc ở đời đều trở nên minh mẫn.


Các bậc nho gia lấy bao chuyện lễ nghĩa từ xưa làm gương răn dạy nhiều thế hệ. Như chuyện Mạnh Thường Quân sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Phùng Huyên hỏi thu lại tiền có định mua gì về không? Mạnh Thường Quân bảo xem trong nhà ta còn thiếu thứ gì thì mua.

Phùng Huyên đến nơi gọi dân lại bảo xoá nợ cho họ rồi đem văn tự ra đốt hết, khi về nói với Mạnh Thường Quân: Nhà tướng công không còn thiếu gì nữa, chỉ còn thiếu một cái nghĩa, tôi trộm phép đã mua về.

Mạnh Thường Quân không nói gì, sau bị bãi chức quan về ở đất Tiết, dân nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường, lúc bấy giờ Mạnh Thường Quân mới bảo Phùng Huyên rằng: Ngày trước tiên sinh vì tôi mua nghĩa, ngày nay tôi mới trông thấy! Hay như Liệt nữ truyện có chép:

Khi quân Tề sang đánh nước Lỗ, viên tướng Tề thấy một người đàn bà tay bế một đứa trẻ tay kia dắt một đứa nữa chạy trốn. Bị đuổi gấp bèn bỏ lại đứa trẻ đang bế và bế đứa trẻ đang dắt ẩn vào núi.

Sau khi bị bắt viên tướng tra hỏi người đàn bà thưa đứa bế chạy là con anh cả mình, còn đứa bỏ lại là con đẻ mình. Viên tướng căn vặn: Tình mẹ con dứt ruột đẻ ra sao nỡ bỏ con mình? Người đàn bà nói rằng: Con tôi là Tình riêng, con anh tôi là Nghĩa công.

Cơn đẻ tuy đau xót thật nhưng phải bỏ tình để làm việc nghĩa vì không thể cứu tiếng vô nghĩa mà sống ở đời được Viên tướng Tề nghe thế bèn kéo quân về vì thấy chưa thế đánh nước Lỗ được. Sau vua Lỗ phong cho người đàn bà nhà quê này hai chữ Nghĩa cô.


Chuyện lễ nghĩa từ thời xa xưa đến nay tuy có nhiều thay đổi về quan niệm xã hội, phong tục, lối sống, văn hoá nhưng thiết nghĩ Lễ nghĩa vẫn là một thứ công cụ duy trì trật tự xã hội một cách tự giác, vì con người sống trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay vẫn phải gìn giữ truyền thống tốt đẹp xưa. Một người trang trọng mà không biết lễ thì dễ mệt mỏi, cẩn thận mà không biết lễ thì để lo sợ.

Thẳng thắn mà không biết lễ dễ thành kẻ châm chọc và đặc biệt những người bậc trên phải giữ mình mẫu mực lễ nghĩa thì mới được bậc dưới yêu mến ủng hộ, đồng tâm hiệp lực cùng tiến tới được.


Theo Hà Nội Ngàn năm


Được sửa bởi mytutru ngày Sat 11 Dec 2010, 08:22; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảm ơn từ ngữ Tiếng Việt     Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13Thu 25 Nov 2010, 10:33

CẢM ƠN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG VIỆT

Tiếng Việt xem và ngẫm thật phong phú biết bao.. Trong một bài thơ, khi dùng chữ.. Đôi khi mình tìm chữ nghĩ là khó.. Nhưng thật tình chữ nghĩa rất bao la rộng lớn khó bàn..

Thật tuyệt vời, mình chợt ngộ ra rằng, bởi lòng mình hạn hẹp, chữ sẽ hạn hẹp theo suy nghĩ.. Ý của chữ vẫn rộng như bầu trời và vạn vật trên cõi trần này vậy.. Xin cảm ơn những giòng chữ Việt thân yêu.

Tôi đã khóc khi nhìn chú voi của Huynh TH đã cho tôi xem.. Một động vật trước mắt mọi người, mà tâm tánh và hành động là của một con người thật sự, ôi thương quá chú voi họa sĩ.. Tôi đã gởi cho người thân và tất cả bạn thân quen xem.

TT cảm ơn huynh TH  Học Hạnh Của Người Quân Tử 132552
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬP GIA TÙY TỤC    Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13Fri 03 Dec 2010, 08:05

“Nhập gia tuỳ tục”, một nguyên tắc không thể thiếu Ở Một Con Người.

Khi bạn muốn hợp tác hay muốn xâm nhập vào thị trường của một nước khác thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của nước đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của bạn.

Đừng bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một nước mà bạn không hiểu gì về phong tục của người dân sở tại.

Mỗi nền văn hoá có một bản sắc cũng như những quy định riêng mà chúng ta, những người nước ngoài, phải hiểu biết để hoà nhập với nhau.Chất cafêin bị hạn chế ở các nước Trung Đông.

Ba tách trà hoặc càfê thường được xem như một “hạn chế lịch sự” ở các văn phòng cũng như trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi xã giao.

Nhưng nếu chủ nhà vẫn muốn tiếp tục duy trì buổi gặp mặt, bạn có thể dùng thêm một tách nhưng phải nhấp từng chút để không phải uống thêm một tách nữa khi buổi gặp mặt chưa kết thúc.

Nếu bạn không muốn dùng thêm nữa thì hãy xoay chiếc tách không của bạn lại khi đang cầm nó từ phía sau. Cử chỉ đó có nghĩa là: “Cám ơn, tôi nghĩ là tôi đã uống quá nhiều”.

Khi bạn đến Trung Đông, đừng ngạc nhiên khi bỗng nhiên có một người xông thẳng vào văn phòng làm gián đoạn cuộc nói chuyện của bạn với một ai đó trong phòng.

Đây là một tục lệ của người Ả rập truyền thống nhằm biểu thị cho các cuộc “gặp gỡ công khai”.


Tuy nhiên, ở Anh hành động đó lại được xem là một hành động khiếm nhã khi làm gián đoạn công việc của người khác, thậm chí cả sau khi việc hợp tác đã được ký kết.


Các nhà kinh doanh Tây Ban Nha có sự “quan tâm đặc biệt” đến sản phẩm. Bạn nên nhớ rằng, các mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ nên đựoc nêu hoặc trình ra bất cứ lúc nào có thể.

Và còn một điều đặc biệt nữa, các văn phòng và các đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút chiều.

Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối.
Nghi thức xã giao kinh doanh ở Indonesia đòi hỏi các nhà kinh doanh phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt. Nếu bạn không đưa ngay danh thiếp, công việc của bạn sẽ phải trì hoãn lâu đấy.

Ở Nhật, bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 cardvisit để mang theo mỗi ngày. Còn nghi thức gặp mặt ở Pháp đòi hỏi bạn phải đưa chứng minh kèm theo danh thiếp.

Ở Scandinavi và Phần Lan, khách kinh doanh thường được yêu cầu đi tắm hơi cùng với chủ nhà. Đó là tín hiệu của một cuộc hợp tác kinh doanh tốt đẹp. Ở Đan Mạch, nếu bạn được mời tới dự tiệc tại tư gia, ban nên mang theo hoa và một vài món ăn đặc biệt.
Còn ở Pháp, khi đến dự tiệc nhà, bạn nên tăng hoa trước bữa tối. Nên nhớ không nên tặng hoa cúc vàng vì loại hoa này thường được dùng cho tang lễ (Hơn cả hoa và quà tặng, người Pháp thích khách hẹn một dịp đặc biệt khác nữa sau đợt hợp tác lần này).

Ở Đức, tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà mang ý nghĩa sang trọng đặc biệt. Nó còn khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt đẹp, nhưng đừng bao giờ tặng hoa hồng vì loài hoa này tượng trưng cho tình yêu.

Ở Thuỵ Sỹ, tặng bao nhiêu hoa hồng cũng được nhưng chỉ được tặng 2 bông hoặc 20 bông đừng tặng 3 bông vì 3 bông hồng chỉ dành riêng cho tặng người yêu.

Ở Hàn Quốc, nếu bạn tổ chức những buổi dạ tiệc, bạn nên mới phu nhân của các vị khách mời vì các nhà kinh doanh Hàn Quốc thường thích vợ mình tháp tùng trong những buổi dạ tiệc.

Điều đặc biệt ở Hàn Quốc là khách mời danh dự (những người lớn tuổi, những người được kính trọng) phải được ưu tiên phục vụ trước trong các buổi gặp mặt.

Trong thế giới của các nước Ả rập, trước khi nhận một lời mời nào đó, từ “không” phải được nói ba lần trước khi bạn chấp nhận lời mời đó.

Các nhà kinh doanh ở các nước Ả rập quan niệm rằng việc bạn cố gắng hết sức để nhận một cuộc hẹn là hoàn toàn vô tư, không có toan tính trước và nó thể hiện sự công khai của cuộc hẹn.
Ở Trung Quốc, tặng quà cho đối tác kinh doanh là điều không được chấp nhận. Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, nên nhớ món quà đó phải là một món đồ kiểu mới nhất.

hành động này không được xem là một sự xúc phạm nhưng bạn có thể sẽ bị từ chối các cơ hội hợp tác. Nghi thức thể hiện tình hữu nghị và sự đón tiếp nồng nhiệt ở Trung Quốc là … vỗ tay.

Bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại các công ty, xí nghiệp, trường học bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cũng phải vỗ tay với họ cho dù làm điều này giống như là bạn đang vỗ tay cho chính mình.

Ở Singapore và Nga, mọi người luôn cảm thấy khó chịu khi đứng xung quanh một người đàn ông đầu tóc dài và râu ria xồm xoàm.

Nhưng nơi công cộng ở Singapore thường có treo các bảng hiệu: “Đàn ông để tóc và râu dài sẽ không được coi trọng”.


Nguồn:BWO/American Way

Lời Bình Luận Thêm

Xem bài viết của tác giả, mình nghĩ mỗi một nước, mỗi công sở, hay trong một GĐ và một trang Web của một Diễn Đàn cũng như nhau về phong tục và tập quán của "Chủ Nhân"

Một người có kiến thức hay dù anh có tài giỏi đến mấy, nhưng anh không tuân thủ theo qui định, thì sự đánh giá trước mắt về anh là: "Người thiếu lòng tự trọng"..

Anh muốn người khác phục anh, trước mắt anh phải "Tuân thủ" Sau đó anh nêu lên cái hay đích thực của anh.. Tự mọi người sẽ công nhận mà nghe..

"Muốn biết đúng sai, cứ lấy GĐ mình ra làm đề mục thí nghiệm ắt sẽ rõ"
Thí Dụ: GĐ anh có khách vào chơi.. Thái độ khách trái ngược tục lệ trong GĐ.. Chủ gia sẽ làm sao với người khách ấy.? !!!





Được sửa bởi mytutru ngày Sat 11 Dec 2010, 08:23; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự nóng giận và câu chuyện về những cái đinh    Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13Fri 03 Dec 2010, 10:00

Sự nóng giận và câu chuyện về những cái đinh

Bài sưu tầm
Nguồn: Internet
Người sưu tầm: hatim

Lời giới thiệu:

Nội dung:

Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:

- Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi.

Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:

- Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.

Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:

- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.

Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác.

Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.

Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện.

Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...

ST
https://www.daovien.net/forum-f97/topic-t2757.htm


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




 Học Hạnh Của Người Quân Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Hạnh Của Người Quân Tử    Học Hạnh Của Người Quân Tử I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Học Hạnh Của Người Quân Tử
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm-