Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hát chèo cổ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Hát chèo cổ   Hát chèo cổ I_icon13Sun 11 Jul 2010, 21:32

Hát chèo truyền thống


Sinh ra từ cái nôi đồng bằng Bắc Bộ, qua nhiều thế kỷ, sân khấu chèo đã trở thành một nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của nền văn hóa dân tộc. Bàn về chèo, không thể không đặt trong tương quan với hoàn cảnh, không gian lịch sử mà trên đó nó hình thành, phát triển, đồng thời cũng không thể không quan tâm đến sự tồn tại của chèo trong


Hát chèo cổ I56_1612

Một cảnh trong màn Khai từ, chương trình biểu diễn trích đoạn chèo cổ của Nhà hát chèo Việt Nam.

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Lịch sử

Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân[1][2], một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Các đặc trưng của chèo

Nội dung

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên.

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

Nhân vật trong chèo

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò..."Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm :hề áo dài và hề áo ngắn

Kỹ thuật kịch

Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó.

Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu Châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200.

Nhạc cụ

Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệmác phẩm

* Một số vở chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên.
* Một số trích đoạn tiêu biểu: Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng - Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Đánh ghen (vở Tuần ty Đào Huế), Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... Chính vở Tuần ty Đào Huế được trích và phát triển từ vở Chu Mãi Thần mà ra.
* Một số giai điệu chèo cổ : Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang...
* Nghiên cứu về chèo, Lương Thế Vinh đã viết Hý Phường Phổ Lục.
cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v...


Phân loại chèo

  • Chèo sân đình

    Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.

  • Chèo cải lương

    Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.

  • Chèo chái hê

    Chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội), gồm có các phần:

    1. Giáo roi
    2. Nhị thập tứ hiếu
    3. Múa hát chèo thuyền cạn
    4. Múa hát kể thập ân. Kết thúc chương trình hát chèo chái hê thường là hát quan họ.

  • Chèo hiện đại

theo wikipedia
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Hát chèo - Xuân   Hát chèo cổ I_icon13Fri 16 Jul 2010, 00:37

Hát chèo - Xuân

1. Đẹp sắc xuân nay (điệu Ngâm Sổng và Chức cẩm hồi văn) (lời Đỗ Xuân ) - Xuân Hanh và tốp nữ
2. Lời ru mùa xuân (điệu hát ru) (Trần Quỳnh soạn lời) - Minh Nguyệt
3. Xuân về chung hát bài ca (điệu Đào liễu) (Minh Tuệ soạn lời) - Hồng Ngát và Mai Thao
4. Xuân về trên quê mẹ (điệu Ngâm Sổng và Chinh phụ) (Xuân Cung soạn lời) - Duy Thường
5. Xuân biên giới, xuân quê hương (điệu ngâm thơ và quân tử vu dịch) (Lương Thản soạn lời) - Khắc Tư và Thanh Bình


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm cung chèo - Thanh Ngoan   Hát chèo cổ I_icon13Fri 16 Jul 2010, 00:40

Năm cung chèo - Thanh Ngoan

Hát chèo cổ Thanhn10

Hát chèo cổ Thanhn11


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hát chèo cổ   Hát chèo cổ I_icon13Fri 27 Aug 2010, 21:46

Con nhện giăng mùng - Thu Huyền

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Con gà rừng   Hát chèo cổ I_icon13Sat 02 Oct 2010, 01:06

Con gà rừng

Biểu diễn : Thanh Loan


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Vãn Canh - Thanh Ngoan   Hát chèo cổ I_icon13Sat 29 Jan 2011, 18:04

Vãn Canh - Hát chèo - lời cổ

Biểu diễn: NSUT Thanh Ngoan



Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Chinh Phụ - Thanh Ngoan   Hát chèo cổ I_icon13Mon 31 Jan 2011, 01:48

Chinh Phụ - Hát chèo - lời cổ

Biểu diễn: NSUT Thanh Ngoan



Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Điệu đò đưa - Hát chèo cổ - Tốp ca   Hát chèo cổ I_icon13Tue 15 Feb 2011, 04:27

Điệu đò đưa - Hát chèo cổ - Tốp ca


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hát chèo cổ   Hát chèo cổ I_icon13Thu 03 Mar 2011, 17:42

Đào Liễu - Hát Chèo cổ - Thu Huyền





Đào Liễu

Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng nhật trình đường xa

Đào liễu có một mình,
Em đi đâu hỡi cô nàng ơi
Đào liễu có một mình
Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng
Mà để nhật trình, để nhật trình đường xa
Dẫu mà tấm áo,

Tấm áo sồng em xếp nếp thời em để trong nhà
Tấm áo, tấm áo sồng em ấy mà xếp nếp,
Thời em để trong nhà.
Ấy còn ba vuông kia kìa nhiễu tím mà để phất phơ
Để phất phơ đội đầu.
Lại còn cái yếm cái, yếm điều.

Yếm điều nó hãy còn màu
Cái yếm, cái yếm điều em thế mà
Yếm hãy thời nay hãy còn màu.
Thế mà răng đen cô nàng da trắng
Cái mái tóc đầu cô hãy còn xanh dịu dàng,
Ấy thế, ấy thế mà em.

Ở vậy thời làm sao cho nó đành
Ấy thế, ấy thế mà em quyết rằng ở vậy thời làm sao cho nó đành.
Sao chả tìm nơi cô nàng kiếm chốn
Mà để thế tình, để thế tình mỉa mai
Chữ rằng sách có chữ rằng
Ới cô nàng ơi, xuân bất mà tái lai.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hát chèo cổ   Hát chèo cổ I_icon13Tue 08 Mar 2011, 01:04

Đào Liễu - Hát Chèo cổ - Duy Thuận


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hát chèo cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hát chèo cổ   Hát chèo cổ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Hát chèo cổ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: ♪ THẾ GIỚI ÂM NHẠC ♪ :: Âm điệu quê hương :: Nhạc cổ truyền-