Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 8

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Wed 29 Mar 2023, 08:22

Một thoáng mây bay 8: Tình không dám ngỏ


Gần cuối năm học ấy tôi đón một người khách quen đến chơi nhà. Đó là thầy Trần Văn Thành, giáo viên dạy tôi năm lớp Nhất bậc tiểu học. Thầy là bạn của ba tôi, nhưng thầy trẻ hơn ba tôi nhiều, có lẽ là do chung ngành giáo dục vì lúc thầy dạy tôi, ba tôi còn là giáo viên Tiểu học ngạch Giáo học cấp bổ túc, chưa thi chuyển lên thành ngạch giáo sư Trung học. Tuổi thầy ước chừng trên dưới ba mươi. Thầy nghe được thành tích của tôi nên đến nhờ tôi kèm dạy em gái thầy luyện thi vào Đại học Nha khoa.

Em gái thầy Thành tên Bích, vốn là sinh viên dự bị PCB nhóm Sinh lý của GS Mai Trần Ngọc Tiếng vào năm ngoái, lúc tôi đang học chứng chỉ MPC. Vì sinh viên PCB học trên cơ sở trường ở Thủ Đức nên tôi chưa hề gặp nàng. Sau khi lấy chứng chỉ dự bị, nàng thi vào Đại học Nha khoa, cùng lúc tôi thi Y khoa, nhưng nàng không được may mắn như tôi. Vì thế nàng ôn luyện để dự thi trở lại vào năm sau. Tôi nhận lời đến nhà thầy dạy kèm môn hoá 2 giờ mỗi tuần. Khi tôi đến nhà, Bích ra mở cửa mời vào trong phòng khách. Thầy Thành đi vắng và mẹ nàng sau khi chào hỏi đã tế nhị lánh mặt phía sau nhà để chúng tôi tự do.

Bích có khuôn mặt tròn như trăng rằm, trắng trẻo xinh xắn, khi cười phô chiếc răng khểnh duyên dáng, hai bên má lún hai đồng tiền rất dễ thương. Nàng ăn nói nhỏ nhẹ và gọi tôi bằng thầy, mặc dù tuổi tôi và nàng xấp xỉ ngang nhau. Nàng hay mặc áo màu xanh biển đậm, viền hoa trắng. Tôi ngồi trên bộ salon ở phòng khách còn Bích vào trong pha ly đá chanh bưng ra, đặt trên chiếc bàn kiếng thấp trước mặt mời tôi uống nước. Tôi hỏi nàng muốn học như thế nào rồi bắt đầu giảng dạy những điều căn bản của môn học và giải đáp những thắc mắc nàng nêu ra. Thật ra với trình độ dân MPC như tôi thì dạy chương trình lý hoá SPCN/PCB thật dễ như ăn cơm sườn. Tuy nhiên ngồi gần bên Bích, cách nhau chỉ vài tấc, tôi cảm thấy hơi run, nhất là khi vô tình lật sách chạm tay nhau, mặc dù mặt ngoài cố gắng làm ra vẻ tự nhiên, trống ngực tôi đánh thình thịch. Tôi không biết nàng có nghĩ gì chăng, nhưng thỉnh thoảng ngước lên bắt gặp ánh mắt tôi nhìn, nàng lại cúi xuống ngay, hai gò má dường như thoáng ửng hồng.

Dù đã có cảm tình với Bích, nhưng nàng là em gái thầy tôi, tôi không dám liều lĩnh điều gì để bị coi là lợi dụng. Lỡ như bị đánh giá xấu, tôi không biết phải ăn nói sao với thầy Thành và ba tôi. Trong các buổi học, nàng vẫn tỏ ra thản nhiên dạn dĩ, tôi thì cứ rụt rè. Nàng hỏi, tôi trả lời, nói chuyện chừng mực, không ra ngoài bài học. Tôi không làm gì để nàng có thể nghi ngờ tôi có ý đồ đen tối. Và thời gian cứ trôi lặng lẽ, mấy tháng trời lần lượt qua đi, thắm thoát đã tới ngày thi, việc kèm dạy chấm dứt và tôi không còn dịp tới nhà nàng nữa. Dĩ nhiên là tôi có thể mượn cớ thăm thầy Thành để đến nhà gặp nàng một cách đường đường chính chính, nhưng đáng tiếc bản tính tôi nhút nhát và chưa có kinh nghiệm tình trường, tôi đã nhiều lần do dự và để vuột mất cơ hội.

_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Fri 31 Mar 2023, 07:32

Một thoáng mây bay 8


Vài ngày sau, vào một buổi xế chiều thầy Thành đến nhà để đưa tiền công dạy kèm cho tôi, song tôi nhất định từ chối. Thầy bèn hẹn dẫn tôi đi xem phim. Hôm sau, thầy chở tôi trên xe gắn máy ra chợ Sài gòn đến rạp chiếu bóng Lê Lợi. Hôm đó rạp chiếu hai phim của Lý Tiểu Long: Tinh Võ Môn và Mãnh Long Quá Giang. Lý Tiểu Long là một tài tử Hong Kong mới nổi trong thập niên 1970, vượt qua mặt cả Độc thủ đại hiệp Vương Vũ và Thập tam thái bảo Khương đại Vệ. Lý Tiểu Long cũng là một võ sư thực thụ, nên những pha đấu võ của anh ta mang tính chất chuyên môn, không chỉ là những đòn biểu diễn chơi đẹp mắt. Khi đó Lý Tiểu Long vừa qua đời một cách bí mật trong nhà riêng của cô đào sexy Đinh Phối, mà thiên hạ đồn đại là do chứng Thượng mã phong.

Đã lâu rồi kể từ khi lên Trung học tôi chưa hề đi xem xi-nê. Hồi nhỏ tôi thường xem phim ở rạp chiếu bóng Văn Lang gần nhà. Rạp này chiếu thường trực, nghĩa là không có xuất, khán giả muốn vào ra lúc nào cũng được, giá vé là 5 đồng, bằng giá một tô phở bình dân. Xem phim thường trực thì cũng thoải mái, có khi mình vào nhằm lúc đang chiếu giữa phim, coi qua đến hết phim rồi rạp bắt đầu chiếu lại từ đầu, mình coi tiếp cho tới đụng khúc giữa ráp lại nguyên phim thì ra về. Tất nhiên nếu muốn và rảnh rỗi thì có thể xem phim cả ngày bao nhiêu lần cũng được. Nhiều người cố tình vào rạp chiếu bóng để ngủ một giấc, hoặc học sinh trốn học vô coi phim cho qua thì giờ! Tôi chỉ còn nhớ vài ba phim đã xem thuở nhỏ như: Ben Hur, Samson et Dalila, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, 7 tay súng oai hùng,…. Nhưng càng ngày giá vé càng đắt nên để tiết kiệm tôi buộc lòng thực hành nguyên tắc 4 không: không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, và không đi xem hát (bao gồm cả ca nhạc và phim ảnh). Vì thế đây là lần đầu tiên tôi vào rạp hát sau gần mười năm. Ngôi bên thầy Thành tôi yên lặng thưởng thức cảnh đấm đá dữ dội và tài múa nhị khúc côn của Lý Tiểu Long cùng nét xinh đẹp khả ái của cô đào Miêu Khả Tú trong hai phim này. Hết phim, thầy Thành đưa tôi ra Chợ Lớn ăn món cua sốt cay rồi chở tôi về.

Tôi dạy học trò nữ cũng mát tay nên năm đó Bích thi đậu vào Nha khoa. Tôi gặp nàng lần cuối cùng tại trường Đại học Khoa học, trong phòng Phân giải. Nàng đến tặng tôi một tấm lịch treo tường 12 tháng, trên trang đầu có hình 3 bông hoa. Chỉ Loan bắt gặp chọc ghẹo tôi là ba hoa. Từ đấy về sau có lẽ do bận rộn học hành hay vì lý do khác nàng không đến trường lần nào nữa.

Năm tháng dần trôi đi, một lần tôi đến nhà nàng hỏi thăm, bà cụ mẹ thầy Thành ra cửa tiếp tôi, nhưng bà không mở cổng. Bà không nhớ ra tôi, ánh mắt bà đầy vẻ sợ sệt. Khi nghe tôi tự giới thiệu là học trò thầy Thành, bà cho biết thầy đã vượt biên sang Mỹ, còn Bích đã lấy chồng và đang ở bên nhà chồng. Hèn gì mà thoạt đầu thấy tôi bà lo lắng, chắc bà ngỡ công an đến điều tra. Tôi từ giã ra về, lòng bâng khuâng trĩu nặng. Bất giác tôi ngậm ngùi liên tưởng đến bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” mà tôi học và nghe thầy Phan Văn Sự giảng từ năm lớp đệ thất:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lòng biết thuở nào ra?


Lời thầy Sự giảng vẫn còn vẳng bên tai mà nghe sao đúng tâm sự của mình! Muốn hỏi thăm nhà nàng mà chợt ngẫm đến bài Tiết phụ ngâm của Trương Tịch:

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.


Thật ra không phải không gặp nhau lúc chưa chồng! Đáng lẽ tôi nên ca bài hát này mới hợp tình cảnh bây giờ hơn:

…Hai năm trôi qua, nhưng tình không dám ngỏ
Tôi sợ thân mình là bọt bèo
Làm sao ước mơ duyên tơ mai sau
Tôi sợ ngang trái làm mộng đời
Chua xót thương đau

Hôm nay đón cánh thiệp hồng
Em báo tin mừng lấy chồng giàu sang…

(Cô hàng xóm – Lê Minh Bằng)


Tuy nhiên, nàng không hề gởi thiệp cho tôi, thân phận tôi rốt cuộc chỉ như là một gã đưa đò, khách sang sông rồi không mảy may bận trí!


_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Fri 31 Mar 2023, 09:40

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 8


Vài ngày sau, vào một buổi xế chiều thầy Thành đến nhà để đưa tiền công dạy kèm cho tôi, song tôi nhất định từ chối. Thầy bèn hẹn dẫn tôi đi xem phim. Hôm sau, thầy chở tôi trên xe gắn máy ra chợ Sài gòn đến rạp chiếu bóng Lê Lợi. Hôm đó rạp chiếu hai phim của Lý Tiểu Long: Tinh Võ Môn và Mãnh Long Quá Giang. Lý Tiểu Long là một tài tử Hong Kong mới nổi trong thập niên 1970, vượt qua mặt cả Độc thủ đại hiệp Vương Vũ và Thập tam thái bảo Khương đại Vệ. Lý Tiểu Long cũng là một võ sư thực thụ, nên những pha đấu võ của anh ta mang tính chất chuyên môn, không chỉ là những đòn biểu diễn chơi đẹp mắt. Khi đó Lý Tiểu Long vừa qua đời một cách bí mật trong nhà riêng của cô đào sexy Đinh Phối, mà thiên hạ đồn đại là do chứng Thượng mã phong.

Đã lâu rồi kể từ khi lên Trung học tôi chưa hề đi xem xi-nê. Hồi nhỏ tôi thường xem phim ở rạp chiếu bóng Văn Lang gần nhà. Rạp này chiếu thường trực, nghĩa là không có xuất, khán giả muốn vào ra lúc nào cũng được, giá vé là 5 đồng, bằng giá một tô phở bình dân. Xem phim thường trực thì cũng thoải mái, có khi mình vào nhằm lúc đang chiếu giữa phim, coi qua đến hết phim rồi rạp bắt đầu chiếu lại từ đầu, mình coi tiếp cho tới đụng khúc giữa ráp lại nguyên phim thì ra về. Tất nhiên nếu muốn và rảnh rỗi thì có thể xem phim cả ngày bao nhiêu lần cũng được. Nhiều người cố tình vào rạp chiếu bóng để ngủ một giấc, hoặc học sinh trốn học vô coi phim cho qua thì giờ! Tôi chỉ còn nhớ vài ba phim đã xem thuở nhỏ như: Ben Hur, Samson et Dalila, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, 7 tay súng oai hùng,…. Nhưng càng ngày giá vé càng đắt nên để tiết kiệm tôi buộc lòng thực hành nguyên tắc 4 không: không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, và không đi xem hát (bao gồm cả ca nhạc và phim ảnh). Vì thế đây là lần đầu tiên tôi vào rạp hát sau gần mười năm. Ngôi bên thầy Thành tôi yên lặng thưởng thức cảnh đấm đá dữ dội và tài múa nhị khúc côn của Lý Tiểu Long cùng nét xinh đẹp khả ái của cô đào Miêu Khả Tú trong hai phim này. Hết phim, thầy Thành đưa tôi ra Chợ Lớn ăn món cua sốt cay rồi chở tôi về.

Tôi dạy học trò nữ cũng mát tay nên năm đó Bích thi đậu vào Nha khoa. Tôi gặp nàng lần cuối cùng tại trường Đại học Khoa học, trong phòng Phân giải. Nàng đến tặng tôi một tấm lịch treo tường 12 tháng, trên trang đầu có hình 3 bông hoa. Chỉ Loan bắt gặp chọc ghẹo tôi là ba hoa. Từ đấy về sau có lẽ do bận rộn học hành hay vì lý do khác nàng không đến trường lần nào nữa.

Năm tháng dần trôi đi, một lần tôi đến nhà nàng hỏi thăm, bà cụ mẹ thầy Thành ra cửa tiếp tôi, nhưng bà không mở cổng. Bà không nhớ ra tôi, ánh mắt bà đầy vẻ sợ sệt. Khi nghe tôi tự giới thiệu là học trò thầy Thành, bà cho biết thầy đã vượt biên sang Mỹ, còn Bích đã lấy chồng và đang ở bên nhà chồng. Hèn gì mà thoạt đầu thấy tôi bà lo lắng, chắc bà ngỡ công an đến điều tra. Tôi từ giã ra về, lòng bâng khuâng trĩu nặng. Bất giác tôi ngậm ngùi liên tưởng đến bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” mà tôi học và nghe thầy Phan Văn Sự giảng từ năm lớp đệ thất:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lòng biết thuở nào ra?


Lời thầy Sự giảng vẫn còn vẳng bên tai mà nghe sao đúng tâm sự của mình! Muốn hỏi thăm nhà nàng mà chợt ngẫm đến bài Tiết phụ ngâm của Trương Tịch:

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.


Thật ra không phải không gặp nhau lúc chưa chồng! Đáng lẽ tôi nên ca bài hát này mới hợp tình cảnh bây giờ hơn:

…Hai năm trôi qua, nhưng tình không dám ngỏ
Tôi sợ thân mình là bọt bèo
Làm sao ước mơ duyên tơ mai sau
Tôi sợ ngang trái làm mộng đời
Chua xót thương đau

Hôm nay đón cánh thiệp hồng
Em báo tin mừng lấy chồng giàu sang…

(Cô hàng xóm – Lê Minh Bằng)


Tuy nhiên, nàng không hề gởi thiệp cho tôi, thân phận tôi rốt cuộc chỉ như là một gã đưa đò, khách sang sông rồi không mảy may bận trí!


Thiệt tình..đọc xong mà ngậm ngủi cho 'tôi" quá xá
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Wed 05 Apr 2023, 13:09

Một thoáng mây bay 8


Như mọi người đã biết thường lệ khi chấm dứt năm học Khoa học Đại học đường tổ chức 2 khoá thi cho tất cả các chứng chỉ  từ Dự bị, Chuyên khoa cho đến Cao học (tức là chứng chỉ Thâm cứu). Khoá 1 xảy ra khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7, Khoá 2 tiếp theo khoảng đầu tháng 8.  Hầu hết sinh viên đều ghi danh dự thi Khoá 1, nếu rớt Khoá 1 hoặc gặp biến cố gì trong thời gian thi Khoá 1 mới phải ghi danh thi Khoá 2. Mỗi khoá thi đều phải qua 3 phần theo thứ tự: lý thuyết, thực tập và vấn đáp hay bút vấn, cách nhau khoảng từ vài ngày đến một hai tuần. Luôn luôn phải đậu phần trước mới được vào thi phần sau. Thông thường nếu điểm thi dưới trung bình không xa lắm thì quý Thầy Cô cho thiếu nợ điểm để qua phần sau lấy thêm điểm bù lại. Những sinh viên đậu vớt này được liệt vào danh sách khoan hồng hoặc tối khoan hồng. Trong trường hợp này nếu thi phần sau không dư đủ điểm để bù phần trước thiếu thì xem như không trúng tuyển và không được phép giữ lại điểm thi viết/thực tập cho khoá sau. Mặc dù giá trị văn bằng của 2 khoá không có gì khác biệt nhưng bởi vì đa số sinh viên dự thi Khoá 2 đều đã thi rớt Khoá 1 nên bọn chúng tôi có câu châm chọc nhau rằng: “Thủ khoa khoá 2 không bằng khoan hồng khoá 1”. Đúng là có nhiều sinh viên đậu Thủ khoa khoá 2 sau khi đã thi rớt khoá 1. Công bằng mà nói, đa số mọi người đều cho rằng khoá 2 quý Thầy Cô ra đề và chấm dễ hơn! Ngoài ra sinh viên thi Khoá 2 ít khi có thứ hạng cao, người đậu đầu nhiều khi chỉ đạt hạng Thứ hay cao lắm là Bình thứ.

Mặc dù quy định học bậc Đại học ở Khoa học sau năm đầu tiên là 2 chứng chỉ Chuyên khoa cho mỗi năm, văn phòng trường cho phép sinh viên ghi danh tối đa 4 chứng chỉ. Tôi và Tuấn Cao, Tuấn Cận cùng Thành Võ đều chọn học 3 chứng chỉ căn bản Lý hoá I, Hoá Vô cơ và Hoá Hữu cơ cơ cấu (COS) trong năm này. Lý do thứ nhất là chúng tôi muốn hoàn thành xong bậc Đại học trong 3 năm, kể cả năm Dự bị, nên cần đậu 3 chứng chỉ chuyên khoa mỗi năm để đạt đủ điều kiện 1 Dự bị + 6 Chuyên khoa cho văn bằng Cử nhân. Thứ nhì là các chứng chỉ chuyên khoa bậc hai như Hoá Phân giải, Hoá ứng dụng đều buộc sinh viên phải đậu xong 3 chứng chỉ căn bản này mới được ghi danh học. Chứng chỉ hoá hữu cơ mô tả (COD) chỉ đòi hỏi COS và chứng chỉ Lý hoá II chỉ yêu cầu có Lý hoá I. Điển hình nhất sinh viện học hai chứng chỉ Lý hoá I và COS cho năm thứ nhất, Hoá vô cơ và Lý hoá II hoặc COD cho năm thứ hai, và năm cuối cùng học Hoá phân giải hoặc Hoá ứng dụng cùng một chứng chỉ nhiệm ý Toán, Lý hoặc Hoá (thông thường họ chọn Sinh hoá I hoặc Quang học vì 2 chứng chỉ này dễ đậu). Nếu muốn lấy Cử nhân giáo khoa Lý hoá để ra dạy Trung học đệ nhị cấp thì chọn 2 chứng chỉ Điện học và Quang học.

Do mang thành kiến bởi câu “Thủ khoa khoá 2 không bằng khoan hồng khoá 1”, tôi bạo gan ghi danh thi luôn 3 chứng chỉ cùng một lúc ở khoá 1. Chương trình Hoá Vô cơ nặng về mô tả tính chất các nhóm nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn với môn Không Kim loại và Kim loại, mỗi môn hệ số 2, phải học thuộc và nhớ rất nhiều, ngoại trừ môn Cơ cấu của Thầy Toàn không buộc học thuộc lòng có hệ số 1 trên tổng cộng 5 hệ số, nên chứng chỉ Hoá vô cơ được mệnh danh là chứng chỉ “tụng” (học bài giống như gõ mõ tụng kinh). Chứng chỉ COS cần học 2 quyển sách “Hoá hữu cơ cơ cấu” của GS Lê Văn Thới để áp dụng làm thật nhiều bài tập cho quen, không hẳn tụng bài nhưng cũng phải siêng năng học và nhớ cách giải bài tập. Hoàn toàn trái ngược với chứng chỉ Hoá vô cơ, chứng chỉ Lý Hoá I gồm môn Nhiệt động lực học, Động hoá học, và Điện toán dựa nhiều trên khả năng Toán học và suy luận hơn là học bài. Hoá vô cơ thi đầu tiên, từ lúc chấm dứt bài giảng đến ngày thi chỉ có 3 tuần thành thử tôi tập trung hầu hết thời gian để dành cho nó vì tôi không muốn quý Thầy ở Ban vô cơ thất vọng về tôi. Chứng chỉ COS thi tiếp sau, tôi chỉ có chưa đầy 1 tuần lễ để thanh toán hai cuốn sách dày cộm của Thầy Thới và ôn bài tập hết sức vất vả. Chứng chỉ Lý hoá I thi cuối cùng sau tôi hầu như không còn bao nhiêu thời gian để học. May là môn Điện toán chỉ đòi hỏi khả năng lập trình, từ đầu đến cuối tôi không học lấy một chữ vẫn có thể làm bài tốt.


_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Wed 05 Apr 2023, 13:11

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 8


Vài ngày sau, vào một buổi xế chiều thầy Thành đến nhà để đưa tiền công dạy kèm cho tôi, song tôi nhất định từ chối. Thầy bèn hẹn dẫn tôi đi xem phim. Hôm sau, thầy chở tôi trên xe gắn máy ra chợ Sài gòn đến rạp chiếu bóng Lê Lợi. Hôm đó rạp chiếu hai phim của Lý Tiểu Long: Tinh Võ Môn và Mãnh Long Quá Giang. Lý Tiểu Long là một tài tử Hong Kong mới nổi trong thập niên 1970, vượt qua mặt cả Độc thủ đại hiệp Vương Vũ và Thập tam thái bảo Khương đại Vệ. Lý Tiểu Long cũng là một võ sư thực thụ, nên những pha đấu võ của anh ta mang tính chất chuyên môn, không chỉ là những đòn biểu diễn chơi đẹp mắt. Khi đó Lý Tiểu Long vừa qua đời một cách bí mật trong nhà riêng của cô đào sexy Đinh Phối, mà thiên hạ đồn đại là do chứng Thượng mã phong.

Đã lâu rồi kể từ khi lên Trung học tôi chưa hề đi xem xi-nê. Hồi nhỏ tôi thường xem phim ở rạp chiếu bóng Văn Lang gần nhà. Rạp này chiếu thường trực, nghĩa là không có xuất, khán giả muốn vào ra lúc nào cũng được, giá vé là 5 đồng, bằng giá một tô phở bình dân. Xem phim thường trực thì cũng thoải mái, có khi mình vào nhằm lúc đang chiếu giữa phim, coi qua đến hết phim rồi rạp bắt đầu chiếu lại từ đầu, mình coi tiếp cho tới đụng khúc giữa ráp lại nguyên phim thì ra về. Tất nhiên nếu muốn và rảnh rỗi thì có thể xem phim cả ngày bao nhiêu lần cũng được. Nhiều người cố tình vào rạp chiếu bóng để ngủ một giấc, hoặc học sinh trốn học vô coi phim cho qua thì giờ! Tôi chỉ còn nhớ vài ba phim đã xem thuở nhỏ như: Ben Hur, Samson et Dalila, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, 7 tay súng oai hùng,…. Nhưng càng ngày giá vé càng đắt nên để tiết kiệm tôi buộc lòng thực hành nguyên tắc 4 không: không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, và không đi xem hát (bao gồm cả ca nhạc và phim ảnh). Vì thế đây là lần đầu tiên tôi vào rạp hát sau gần mười năm. Ngôi bên thầy Thành tôi yên lặng thưởng thức cảnh đấm đá dữ dội và tài múa nhị khúc côn của Lý Tiểu Long cùng nét xinh đẹp khả ái của cô đào Miêu Khả Tú trong hai phim này. Hết phim, thầy Thành đưa tôi ra Chợ Lớn ăn món cua sốt cay rồi chở tôi về.

Tôi dạy học trò nữ cũng mát tay nên năm đó Bích thi đậu vào Nha khoa. Tôi gặp nàng lần cuối cùng tại trường Đại học Khoa học, trong phòng Phân giải. Nàng đến tặng tôi một tấm lịch treo tường 12 tháng, trên trang đầu có hình 3 bông hoa. Chỉ Loan bắt gặp chọc ghẹo tôi là ba hoa. Từ đấy về sau có lẽ do bận rộn học hành hay vì lý do khác nàng không đến trường lần nào nữa.

Năm tháng dần trôi đi, một lần tôi đến nhà nàng hỏi thăm, bà cụ mẹ thầy Thành ra cửa tiếp tôi, nhưng bà không mở cổng. Bà không nhớ ra tôi, ánh mắt bà đầy vẻ sợ sệt. Khi nghe tôi tự giới thiệu là học trò thầy Thành, bà cho biết thầy đã vượt biên sang Mỹ, còn Bích đã lấy chồng và đang ở bên nhà chồng. Hèn gì mà thoạt đầu thấy tôi bà lo lắng, chắc bà ngỡ công an đến điều tra. Tôi từ giã ra về, lòng bâng khuâng trĩu nặng. Bất giác tôi ngậm ngùi liên tưởng đến bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” mà tôi học và nghe thầy Phan Văn Sự giảng từ năm lớp đệ thất:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lòng biết thuở nào ra?


Lời thầy Sự giảng vẫn còn vẳng bên tai mà nghe sao đúng tâm sự của mình! Muốn hỏi thăm nhà nàng mà chợt ngẫm đến bài Tiết phụ ngâm của Trương Tịch:

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.


Thật ra không phải không gặp nhau lúc chưa chồng! Đáng lẽ tôi nên ca bài hát này mới hợp tình cảnh bây giờ hơn:

…Hai năm trôi qua, nhưng tình không dám ngỏ
Tôi sợ thân mình là bọt bèo
Làm sao ước mơ duyên tơ mai sau
Tôi sợ ngang trái làm mộng đời
Chua xót thương đau

Hôm nay đón cánh thiệp hồng
Em báo tin mừng lấy chồng giàu sang…

(Cô hàng xóm – Lê Minh Bằng)


Tuy nhiên, nàng không hề gởi thiệp cho tôi, thân phận tôi rốt cuộc chỉ như là một gã đưa đò, khách sang sông rồi không mảy may bận trí!


Thiệt tình..đọc xong mà ngậm ngủi cho 'tôi" quá xá

còn nhiều dịp ngậm ngùi hơn nữa kìa!  :pp:

_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Wed 12 Apr 2023, 10:19

Một thoáng mây bay 8

Sau các vòng thi lý thuyết thực tập và vấn đáp, tôi hồi hộp chờ trông kết quả chính thức niêm yết ở các ban. Mặc dù đậu cả 3 chứng chỉ chuyên khoa này trong cùng khoá 1 như tôi là điều xưa nay hiếm thấy, tôi hơi buồn là chỉ đậu đầu hai chứng chỉ Lý hoá I và Hoá vô cơ, điều này làm sứt mẻ phần nào danh tiếng của tôi. Thầy Khuyến cũng tỏ ra tiếc nuối. Thầy có vẻ trách tôi đã không nghe lời khuyên của Thầy, giả như tôi chỉ thi 2 chứng chỉ khoá 1 và để lại 1 chứng chỉ cho khoá 2 thì chắc chắn tôi sẽ không thất bại như thế. Thầy bảo 3 chứng chỉ căn bản này rất là nặng, từ hồi lập ra tới giờ rất ít người dám dự thi cả 3 trong cùng một khoá. Chị Lan Anh kể Thầy Sơn cũng cười chọc ghẹo khi biết tôi mất ngôi vị Thủ khoa ở chứng chỉ COS. Chị Lan Anh rất thân cận với Thầy Sơn và ban Hoá Lý, thường qua Hoá lý chơi với các Thầy Cô bên đó, chị cũng là bạn học của cô Nhứt Hoa trước kia và xưng hô mày tao với nhau. Thật ra quyết định thi 3 chứng chỉ một phần cũng tại tôi ỷ y nơi sức học của mình và một phần khác là do tính lười biếng cố hữu, nếu thi khoá 2 thì thời gian học kéo dài quá nhiều ngày tôi không kham nổi. Mặc dù kết quả không vừa ý, tôi vẫn có điều an ủi là được thảnh thơi rong chơi sau khi thi xong trong lúc lũ bạn, bao gồm cả Tuấn Cao, Tuấn cận, Thành Võ và nhiều người khác phải cắm cúi học bài ôn thi cho Khoá 2.

Cùng năm đó cả 3 người, chị Lan Anh, chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng đều hoàn tất văn bằng Cử nhân. Ban Hoá vô cơ ra thông báo tuyển dụng Giảng Nghiệm viên. Thông thường ở các ban việc tuyển dụng do Trưởng ban quyết định. Riêng ban Hoá Vô cơ, Thầy Hoàng cho họp ban gồm những người từ cấp Giảng Nghiệm viên trở lên để biểu quyết. Kết quả là Nguyễn Hưng được trúng tuyển. Nói chung là không ai dị nghị điều gì vì Nguyễn Hưng có thành tích học tập khá đáng kể, đậu vài chứng chỉ hạng Bình thứ. Đặc biệt là chứng chỉ Hoá Ứng dụng hạng Ưu nên rất được lòng Thầy Hoàng. Chính ra chứng chỉ Hoá Ứng dụng hắn chỉ được hạng Bình, với điểm khá cao, Thầy Hoàng thấy tiếc nên đề nghị Thầy Sơn nâng điểm một chút để đạt lên hạng Ưu. Những chứng chỉ hắn đậu cao đều là các môn học bài, do đó Thành Võ đùa gọi hắn là “thầy tụng”. Tuy nhiên từ Nghiệm Chế Viên bán thời gian tuyển thẳng lên Giảng Nghiệm Viên mà không qua Nghiệm Chế viên toàn thời gian là điều ít có. Theo tiền lệ, đáng lẽ phải phải ưu tiên cho những người làm việc thâm niên hơn như chị Các, tương tự như trường hợp anh Liêm nhóm Vô cơ năm ngoái và anh Thạch bên Hữu cơ hai năm trước. Sau buổi họp chị Các khóc kể với Thầy Hà Ngọc Bích, làm Thầy chẳng đặng đừng phải bảo rằng Thầy hứa chắc chắn cho chị lên Giảng Nghiệm viên lần tới.

Nguyễn Hưng lùn hơn cả anh Liêm. Anh Liêm tuy thấp nhưng người khá to béo bệ vệ còn Hưng lại nhỏ con như học sinh tiểu học nên mọi người gọi hắn là Astro Boy, tên một nhân vật trong truyện tranh thiếu nhi nổi tiếng thời đó. Hắn thường đi giày da đế cao một tấc để bù lại chiều cao khiêm tốn của mình. Hưng quê ở Phan Thiết, nghe anh Vinh nói mỗi lần về nhà hắn đều mang cá khô, nước mắm lên biếu ông Đỉnh Trưởng phòng Thực tập Vô cơ nên rất được lòng ông. Hắn làm việc bên phòng Hoá vô cơ nhưng sống luôn trong trường. Buổi tối hắn khoá cửa nằm trong phòng Hoá ứng dụng để ngủ vì không có tiền thuê phòng trọ. Anh Vinh than vãn với tôi là quần áo đồ đạc hắn nhét đầy trong mấy tủ ở phòng thực tập. Tôi vẫn thắc mắc không biết hắn tắm rửa nơi nào. Được tuyển dụng, lãnh lương rồi hắn mới nhờ anh Liêm tìm chỗ mướn nhà chuyển ra ngoài ở cho đàng hoàng. Làm Giảng nghiệm viên thời đó cũng oai phong lắm! Chị Loan mách với tôi rằng lúc anh Tùng vừa mới lên Giảng nghiệm viên anh lập tức thuê in ngay một số carte de visite với tên M. Trần Văn Tùng/Assistant/Faculté des Sciences/Université de Saigon rất oách!

Khi Nguyễn Hưng được tuyển chọn làm Giảng nghiệm viên thì tôi vẫn ngong ngóng chờ Ban Hoá vô cơ thông báo tuyển Nghiệm chế viên toàn thời gian. Thời gian này các phòng thực tập chỉ mở cho sinh viên thi, ít hơn nhiều so với số lượng sinh viên Thực tập bình thường, mà tôi thì đã hoàn tất cả 3 chứng chỉ nên tương đối khá rảnh rang.


_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Sun 16 Apr 2023, 19:27

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 8

Sau các vòng thi lý thuyết thực tập và vấn đáp, tôi hồi hộp chờ trông kết quả chính thức niêm yết ở các ban. Mặc dù đậu cả 3 chứng chỉ chuyên khoa này trong cùng khoá 1 như tôi là điều xưa nay hiếm thấy, tôi hơi buồn là chỉ đậu đầu hai chứng chỉ Lý hoá I và Hoá vô cơ, điều này làm sứt mẻ phần nào danh tiếng của tôi. Thầy Khuyến cũng tỏ ra tiếc nuối. Thầy có vẻ trách tôi đã không nghe lời khuyên của Thầy, giả như tôi chỉ thi 2 chứng chỉ khoá 1 và để lại 1 chứng chỉ cho khoá 2 thì chắc chắn tôi sẽ không thất bại như thế. Thầy bảo 3 chứng chỉ căn bản này rất là nặng, từ hồi lập ra tới giờ rất ít người dám dự thi cả 3 trong cùng một khoá. Chị Lan Anh kể Thầy Sơn cũng cười chọc ghẹo khi biết tôi mất ngôi vị Thủ khoa ở chứng chỉ COS. Chị Lan Anh rất thân cận với Thầy Sơn và ban Hoá Lý, thường qua Hoá lý chơi với các Thầy Cô bên đó, chị cũng là bạn học của cô Nhứt Hoa trước kia và xưng hô mày tao với nhau. Thật ra quyết định thi 3 chứng chỉ một phần cũng tại tôi ỷ y nơi sức học của mình và một phần khác là do tính lười biếng cố hữu, nếu thi khoá 2 thì thời gian học kéo dài quá nhiều ngày tôi không kham nổi. Mặc dù kết quả không vừa ý, tôi vẫn có điều an ủi là được thảnh thơi rong chơi sau khi thi xong trong lúc lũ bạn, bao gồm cả Tuấn Cao, Tuấn cận, Thành Võ và nhiều người khác phải cắm cúi học bài ôn thi cho Khoá 2.

Cùng năm đó cả 3 người, chị Lan Anh, chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng đều hoàn tất văn bằng Cử nhân. Ban Hoá vô cơ ra thông báo tuyển dụng Giảng Nghiệm viên. Thông thường ở các ban việc tuyển dụng do Trưởng ban quyết định. Riêng ban Hoá Vô cơ, Thầy Hoàng cho họp ban gồm những người từ cấp Giảng Nghiệm viên trở lên để biểu quyết. Kết quả là Nguyễn Hưng được trúng tuyển. Nói chung là không ai dị nghị điều gì vì Nguyễn Hưng có thành tích học tập khá đáng kể, đậu vài chứng chỉ hạng Bình thứ. Đặc biệt là chứng chỉ Hoá Ứng dụng hạng Ưu nên rất được lòng Thầy Hoàng. Chính ra chứng chỉ Hoá Ứng dụng hắn chỉ được hạng Bình, với điểm khá cao, Thầy Hoàng thấy tiếc nên đề nghị Thầy Sơn nâng điểm một chút để đạt lên hạng Ưu. Những chứng chỉ hắn đậu cao đều là các môn học bài, do đó Thành Võ đùa gọi hắn là “thầy tụng”. Tuy nhiên từ Nghiệm Chế Viên bán thời gian tuyển thẳng lên Giảng Nghiệm Viên mà không qua Nghiệm Chế viên toàn thời gian là điều ít có. Theo tiền lệ, đáng lẽ phải phải ưu tiên cho những người làm việc thâm niên hơn như chị Các, tương tự như trường hợp anh Liêm nhóm Vô cơ năm ngoái và anh Thạch bên Hữu cơ hai năm trước. Sau buổi họp chị Các khóc kể với Thầy Hà Ngọc Bích, làm Thầy chẳng đặng đừng phải bảo rằng Thầy hứa chắc chắn cho chị lên Giảng Nghiệm viên lần tới.

Nguyễn Hưng lùn hơn cả anh Liêm. Anh Liêm tuy thấp nhưng người khá to béo bệ vệ còn Hưng lại nhỏ con như học sinh tiểu học nên mọi người gọi hắn là Astro Boy, tên một nhân vật trong truyện tranh thiếu nhi nổi tiếng thời đó. Hắn thường đi giày da đế cao một tấc để bù lại chiều cao khiêm tốn của mình. Hưng quê ở Phan Thiết, nghe anh Vinh nói mỗi lần về nhà hắn đều mang cá khô, nước mắm lên biếu ông Đỉnh Trưởng phòng Thực tập Vô cơ nên rất được lòng ông. Hắn làm việc bên phòng Hoá vô cơ nhưng sống luôn trong trường. Buổi tối hắn khoá cửa nằm trong phòng Hoá ứng dụng để ngủ vì không có tiền thuê phòng trọ. Anh Vinh than vãn với tôi là quần áo đồ đạc hắn nhét đầy trong mấy tủ ở phòng thực tập. Tôi vẫn thắc mắc không biết hắn tắm rửa nơi nào. Được tuyển dụng, lãnh lương rồi hắn mới nhờ anh Liêm tìm chỗ mướn nhà chuyển ra ngoài ở cho đàng hoàng. Làm Giảng nghiệm viên thời đó cũng oai phong lắm! Chị Loan mách với tôi rằng lúc anh Tùng vừa mới lên Giảng nghiệm viên anh lập tức thuê in ngay một số carte de visite với tên M. Trần Văn Tùng/Assistant/Faculté des Sciences/Université de Saigon rất oách!

Khi Nguyễn Hưng được tuyển chọn làm Giảng nghiệm viên thì tôi vẫn ngong ngóng chờ Ban Hoá vô cơ thông báo tuyển Nghiệm chế viên toàn thời gian. Thời gian này các phòng thực tập chỉ mở cho sinh viên thi, ít hơn nhiều so với số lượng sinh viên Thực tập bình thường, mà tôi thì đã hoàn tất cả 3 chứng chỉ nên tương đối khá rảnh rang.


Ngày trước muốn được lòng ai đó chỉ cần cá khô và nước mắm, mà được tặng rồi xách dìa cũng nhiêu khê, nặng mùi quá ạ Thầy
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Mon 17 Apr 2023, 06:36

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 8

Sau các vòng thi lý thuyết thực tập và vấn đáp, tôi hồi hộp chờ trông kết quả chính thức niêm yết ở các ban. Mặc dù đậu cả 3 chứng chỉ chuyên khoa này trong cùng khoá 1 như tôi là điều xưa nay hiếm thấy, tôi hơi buồn là chỉ đậu đầu hai chứng chỉ Lý hoá I và Hoá vô cơ, điều này làm sứt mẻ phần nào danh tiếng của tôi. Thầy Khuyến cũng tỏ ra tiếc nuối. Thầy có vẻ trách tôi đã không nghe lời khuyên của Thầy, giả như tôi chỉ thi 2 chứng chỉ khoá 1 và để lại 1 chứng chỉ cho khoá 2 thì chắc chắn tôi sẽ không thất bại như thế. Thầy bảo 3 chứng chỉ căn bản này rất là nặng, từ hồi lập ra tới giờ rất ít người dám dự thi cả 3 trong cùng một khoá. Chị Lan Anh kể Thầy Sơn cũng cười chọc ghẹo khi biết tôi mất ngôi vị Thủ khoa ở chứng chỉ COS. Chị Lan Anh rất thân cận với Thầy Sơn và ban Hoá Lý, thường qua Hoá lý chơi với các Thầy Cô bên đó, chị cũng là bạn học của cô Nhứt Hoa trước kia và xưng hô mày tao với nhau. Thật ra quyết định thi 3 chứng chỉ một phần cũng tại tôi ỷ y nơi sức học của mình và một phần khác là do tính lười biếng cố hữu, nếu thi khoá 2 thì thời gian học kéo dài quá nhiều ngày tôi không kham nổi. Mặc dù kết quả không vừa ý, tôi vẫn có điều an ủi là được thảnh thơi rong chơi sau khi thi xong trong lúc lũ bạn, bao gồm cả Tuấn Cao, Tuấn cận, Thành Võ và nhiều người khác phải cắm cúi học bài ôn thi cho Khoá 2.

Cùng năm đó cả 3 người, chị Lan Anh, chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng đều hoàn tất văn bằng Cử nhân. Ban Hoá vô cơ ra thông báo tuyển dụng Giảng Nghiệm viên. Thông thường ở các ban việc tuyển dụng do Trưởng ban quyết định. Riêng ban Hoá Vô cơ, Thầy Hoàng cho họp ban gồm những người từ cấp Giảng Nghiệm viên trở lên để biểu quyết. Kết quả là Nguyễn Hưng được trúng tuyển. Nói chung là không ai dị nghị điều gì vì Nguyễn Hưng có thành tích học tập khá đáng kể, đậu vài chứng chỉ hạng Bình thứ. Đặc biệt là chứng chỉ Hoá Ứng dụng hạng Ưu nên rất được lòng Thầy Hoàng. Chính ra chứng chỉ Hoá Ứng dụng hắn chỉ được hạng Bình, với điểm khá cao, Thầy Hoàng thấy tiếc nên đề nghị Thầy Sơn nâng điểm một chút để đạt lên hạng Ưu. Những chứng chỉ hắn đậu cao đều là các môn học bài, do đó Thành Võ đùa gọi hắn là “thầy tụng”. Tuy nhiên từ Nghiệm Chế Viên bán thời gian tuyển thẳng lên Giảng Nghiệm Viên mà không qua Nghiệm Chế viên toàn thời gian là điều ít có. Theo tiền lệ, đáng lẽ phải phải ưu tiên cho những người làm việc thâm niên hơn như chị Các, tương tự như trường hợp anh Liêm nhóm Vô cơ năm ngoái và anh Thạch bên Hữu cơ hai năm trước. Sau buổi họp chị Các khóc kể với Thầy Hà Ngọc Bích, làm Thầy chẳng đặng đừng phải bảo rằng Thầy hứa chắc chắn cho chị lên Giảng Nghiệm viên lần tới.

Nguyễn Hưng lùn hơn cả anh Liêm. Anh Liêm tuy thấp nhưng người khá to béo bệ vệ còn Hưng lại nhỏ con như học sinh tiểu học nên mọi người gọi hắn là Astro Boy, tên một nhân vật trong truyện tranh thiếu nhi nổi tiếng thời đó. Hắn thường đi giày da đế cao một tấc để bù lại chiều cao khiêm tốn của mình. Hưng quê ở Phan Thiết, nghe anh Vinh nói mỗi lần về nhà hắn đều mang cá khô, nước mắm lên biếu ông Đỉnh Trưởng phòng Thực tập Vô cơ nên rất được lòng ông. Hắn làm việc bên phòng Hoá vô cơ nhưng sống luôn trong trường. Buổi tối hắn khoá cửa nằm trong phòng Hoá ứng dụng để ngủ vì không có tiền thuê phòng trọ. Anh Vinh than vãn với tôi là quần áo đồ đạc hắn nhét đầy trong mấy tủ ở phòng thực tập. Tôi vẫn thắc mắc không biết hắn tắm rửa nơi nào. Được tuyển dụng, lãnh lương rồi hắn mới nhờ anh Liêm tìm chỗ mướn nhà chuyển ra ngoài ở cho đàng hoàng. Làm Giảng nghiệm viên thời đó cũng oai phong lắm! Chị Loan mách với tôi rằng lúc anh Tùng vừa mới lên Giảng nghiệm viên anh lập tức thuê in ngay một số carte de visite với tên M. Trần Văn Tùng/Assistant/Faculté des Sciences/Université de Saigon rất oách!

Khi Nguyễn Hưng được tuyển chọn làm Giảng nghiệm viên thì tôi vẫn ngong ngóng chờ Ban Hoá vô cơ thông báo tuyển Nghiệm chế viên toàn thời gian. Thời gian này các phòng thực tập chỉ mở cho sinh viên thi, ít hơn nhiều so với số lượng sinh viên Thực tập bình thường, mà tôi thì đã hoàn tất cả 3 chứng chỉ nên tương đối khá rảnh rang.


Ngày trước muốn được lòng ai đó chỉ cần cá khô và nước mắm, mà được tặng rồi xách dìa cũng nhiêu khê, nặng mùi quá ạ Thầy

Thời buổi hiện đại chỉ cần phong bì gọn nhẹ thơm tho hơn hén T.? Hùi xưa, quà tặng là... quà tặng, hong phải là thu nhập! Mang được từ Phan thiết dìa Sài gòn thì từ trường dìa nhà dễ hơn nhiều á T.

Bây giờ đứa em gởi quà từ VN qua chỉ toàn là tôm khô, cá khô, mực khô thui đó   Very Happy      nó hỏi hong biết ở đây có cho gởi nước mắm sang không, tại vì mới thấy ở siêu thị bán 1 chai nước mắm Hoàng gia 750 ml 32 độ đạm giá 65 đô, nó chê hong ngon bằng nước mắm 43 độ đạm ở VN giá chỉ 7 đô.  :tongue:

_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4774
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Mon 17 Apr 2023, 07:37

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 8

Sau các vòng thi lý thuyết thực tập và vấn đáp, tôi hồi hộp chờ trông kết quả chính thức niêm yết ở các ban. Mặc dù đậu cả 3 chứng chỉ chuyên khoa này trong cùng khoá 1 như tôi là điều xưa nay hiếm thấy, tôi hơi buồn là chỉ đậu đầu hai chứng chỉ Lý hoá I và Hoá vô cơ, điều này làm sứt mẻ phần nào danh tiếng của tôi. Thầy Khuyến cũng tỏ ra tiếc nuối. Thầy có vẻ trách tôi đã không nghe lời khuyên của Thầy, giả như tôi chỉ thi 2 chứng chỉ khoá 1 và để lại 1 chứng chỉ cho khoá 2 thì chắc chắn tôi sẽ không thất bại như thế. Thầy bảo 3 chứng chỉ căn bản này rất là nặng, từ hồi lập ra tới giờ rất ít người dám dự thi cả 3 trong cùng một khoá. Chị Lan Anh kể Thầy Sơn cũng cười chọc ghẹo khi biết tôi mất ngôi vị Thủ khoa ở chứng chỉ COS. Chị Lan Anh rất thân cận với Thầy Sơn và ban Hoá Lý, thường qua Hoá lý chơi với các Thầy Cô bên đó, chị cũng là bạn học của cô Nhứt Hoa trước kia và xưng hô mày tao với nhau. Thật ra quyết định thi 3 chứng chỉ một phần cũng tại tôi ỷ y nơi sức học của mình và một phần khác là do tính lười biếng cố hữu, nếu thi khoá 2 thì thời gian học kéo dài quá nhiều ngày tôi không kham nổi. Mặc dù kết quả không vừa ý, tôi vẫn có điều an ủi là được thảnh thơi rong chơi sau khi thi xong trong lúc lũ bạn, bao gồm cả Tuấn Cao, Tuấn cận, Thành Võ và nhiều người khác phải cắm cúi học bài ôn thi cho Khoá 2.

Cùng năm đó cả 3 người, chị Lan Anh, chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng đều hoàn tất văn bằng Cử nhân. Ban Hoá vô cơ ra thông báo tuyển dụng Giảng Nghiệm viên. Thông thường ở các ban việc tuyển dụng do Trưởng ban quyết định. Riêng ban Hoá Vô cơ, Thầy Hoàng cho họp ban gồm những người từ cấp Giảng Nghiệm viên trở lên để biểu quyết. Kết quả là Nguyễn Hưng được trúng tuyển. Nói chung là không ai dị nghị điều gì vì Nguyễn Hưng có thành tích học tập khá đáng kể, đậu vài chứng chỉ hạng Bình thứ. Đặc biệt là chứng chỉ Hoá Ứng dụng hạng Ưu nên rất được lòng Thầy Hoàng. Chính ra chứng chỉ Hoá Ứng dụng hắn chỉ được hạng Bình, với điểm khá cao, Thầy Hoàng thấy tiếc nên đề nghị Thầy Sơn nâng điểm một chút để đạt lên hạng Ưu. Những chứng chỉ hắn đậu cao đều là các môn học bài, do đó Thành Võ đùa gọi hắn là “thầy tụng”. Tuy nhiên từ Nghiệm Chế Viên bán thời gian tuyển thẳng lên Giảng Nghiệm Viên mà không qua Nghiệm Chế viên toàn thời gian là điều ít có. Theo tiền lệ, đáng lẽ phải phải ưu tiên cho những người làm việc thâm niên hơn như chị Các, tương tự như trường hợp anh Liêm nhóm Vô cơ năm ngoái và anh Thạch bên Hữu cơ hai năm trước. Sau buổi họp chị Các khóc kể với Thầy Hà Ngọc Bích, làm Thầy chẳng đặng đừng phải bảo rằng Thầy hứa chắc chắn cho chị lên Giảng Nghiệm viên lần tới.

Nguyễn Hưng lùn hơn cả anh Liêm. Anh Liêm tuy thấp nhưng người khá to béo bệ vệ còn Hưng lại nhỏ con như học sinh tiểu học nên mọi người gọi hắn là Astro Boy, tên một nhân vật trong truyện tranh thiếu nhi nổi tiếng thời đó. Hắn thường đi giày da đế cao một tấc để bù lại chiều cao khiêm tốn của mình. Hưng quê ở Phan Thiết, nghe anh Vinh nói mỗi lần về nhà hắn đều mang cá khô, nước mắm lên biếu ông Đỉnh Trưởng phòng Thực tập Vô cơ nên rất được lòng ông. Hắn làm việc bên phòng Hoá vô cơ nhưng sống luôn trong trường. Buổi tối hắn khoá cửa nằm trong phòng Hoá ứng dụng để ngủ vì không có tiền thuê phòng trọ. Anh Vinh than vãn với tôi là quần áo đồ đạc hắn nhét đầy trong mấy tủ ở phòng thực tập. Tôi vẫn thắc mắc không biết hắn tắm rửa nơi nào. Được tuyển dụng, lãnh lương rồi hắn mới nhờ anh Liêm tìm chỗ mướn nhà chuyển ra ngoài ở cho đàng hoàng. Làm Giảng nghiệm viên thời đó cũng oai phong lắm! Chị Loan mách với tôi rằng lúc anh Tùng vừa mới lên Giảng nghiệm viên anh lập tức thuê in ngay một số carte de visite với tên M. Trần Văn Tùng/Assistant/Faculté des Sciences/Université de Saigon rất oách!

Khi Nguyễn Hưng được tuyển chọn làm Giảng nghiệm viên thì tôi vẫn ngong ngóng chờ Ban Hoá vô cơ thông báo tuyển Nghiệm chế viên toàn thời gian. Thời gian này các phòng thực tập chỉ mở cho sinh viên thi, ít hơn nhiều so với số lượng sinh viên Thực tập bình thường, mà tôi thì đã hoàn tất cả 3 chứng chỉ nên tương đối khá rảnh rang.


Ngày trước muốn được lòng ai đó chỉ cần cá khô và nước mắm, mà được tặng rồi xách dìa cũng nhiêu khê, nặng mùi quá ạ Thầy

Thời buổi hiện đại chỉ cần phong bì gọn nhẹ thơm tho hơn hén T.? Hùi xưa, quà tặng là... quà tặng, hong phải là thu nhập! Mang được từ Phan thiết dìa Sài gòn thì từ trường dìa nhà dễ hơn nhiều á T.

Bây giờ đứa em gởi quà từ VN qua chỉ toàn là tôm khô, cá khô, mực khô thui đó   Very Happy      nó hỏi hong biết ở đây có cho gởi nước mắm sang không, tại vì mới thấy ở siêu thị bán 1 chai nước mắm Hoàng gia 750 ml 32 độ đạm giá 65 đô, nó chê hong ngon bằng nước mắm 43 độ đạm ở VN giá chỉ 7 đô.  :tongue:

Có loại nước mắm cô đặc thầy ui, gửi qua đó khi ăn cho vào nước sôi để nguội là thành mắm nước thui
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13Wed 19 Apr 2023, 09:15

Một thoáng mây bay 8

Bích không phải là cô gái duy nhất tôi nhận dạy kèm thi. Sau khi tôi đậu hết các chứng chỉ khoá 1, một bạn học của tôi là Hằng đã nhờ tôi tới nhà kèm học để thi lại chứng chỉ Lý hoá I vừa bị rớt. Hằng thuộc nhóm của bạn tôi là Mã Minh Hiếu. Trong thời gian học thi, Hiếu rủ tôi cùng đi học với nhóm của hắn tại Thư viện quốc gia. Tôi chỉ tham gia học chung có một buổi rồi thôi, vì tôi nhận thấy học ở Thư viện không có hiệu quả cao, chỉ tổ mất thì giờ. Trái tim tôi vốn mềm như đậu hủ, nên hễ bạn gái nhờ thì không cách nào từ chối. Vả lại, dạy học vốn là sở thích của tôi, và tôi chẳng bao giờ nề hà tốn phí thời gian giúp bạn dù chẳng thu lợi lộc gì.

Nhà Hằng cũng ở Quận 3, đường Trần Quang Diệu, cách nhà tôi không xa, chừng 5 phút đi bộ. Khi tôi đến, nàng tiếp tôi trong căn phòng khá chật hẹp, chỉ có một cái ghế dài và cái bàn thấp. Nhà Hằng dưới tỉnh, nàng lên Sài gòn thuê phòng trọ ở một mình. Hai đứa ngồi sát bên nhau trên chiếc ghế. Hằng rất bạo dạn, tự nhiên và nhanh nhẩu, có lẽ là nàng quen với cuộc sống độc thân xa nhà, còn tôi thì vẫn cứ rụt rè như thường lệ. Hằng lớn hơn tôi vài tháng, người đầy đặn, da mặt hơi thô, nhan sắc trung bình, do đó mà suốt một tháng trời nàng không gây ấn tượng nhiều đối với tôi. Kết quả rất khả quan, Hằng thi đậu chứng chỉ Lý hoá I khoá 2, tuy nhiên sau đó tôi không đến nhà nàng lần nào nữa và cũng ít gặp nàng trong trường. Dù cho tôi thi ân bất cầu báo, tự nguyện giúp người chẳng đòi báo đáp, tôi cho rằng nàng đối xử quá tệ, ít nhất cũng nên khao đãi tôi một ly nước ở quán chị Hai để tỏ lòng biết đến công lao của tôi mới phải!

Rồi những gì trông đợi cũng tới, ông trời chẳng phụ lòng người, nói đúng ra là Thầy chẳng phụ lòng trò. Không bao lâu có thông cáo tuyển dụng Nghiệm chế viên toàn thời gian cho các ban, trong đó Ban Hoá vô cơ được 1 vị trí nên tôi nộp đơn ứng tuyển, tin chắc rằng quý Thầy sẽ thực hiện lời hứa đối với tôi. Cùng nộp đơn với tôi còn có một số người khác trong và ngoài ban. Thầy Hoàng và Thầy Khuyến đề ra một phương pháp tuyển dụng mới lạ vô tiền khoáng hậu mà có lẽ trong toàn trường chỉ có một mình ban Hoá vô cơ áp dụng: đó là chấm điểm theo thứ hạng của các chứng chỉ đã đạt. Cụ thể là chứng chỉ hạng Thứ được 2 điểm, Bình Thứ 3 điểm, Bình 4 điểm và Ưu 5 điểm. Tôi hiểu rằng quý Thầy muốn tránh tiếng thiên vị khi tuyển dụng tôi vào chức vụ. Với cách tính đặc biệt này không thể có ứng viên nào đạt điểm cao hơn tôi được. Chị Lan Anh tuy có nhiều hơn tôi hẳn 3 chứng chỉ, nhưng toàn bộ là hạng Thứ. Tuấn Cận và Thành Võ chỉ mới đậu 2 chứng chỉ ở khoá 1 và thứ hạng đều thấp hơn tôi. Thành Võ biết thân không nộp, Tuấn Cận thì nuôi hi vọng mong manh rằng các Thầy có thể tuyển thêm một người khác ngoài vị trí đã thông báo.

Cuối cùng kết quả đúng như mọi người tiên đoán là Ban Vô cơ tuyển tôi vào chức vụ Nghiệm chế viên toàn thời gian. Anh Tùng có người quen ở Sở Ngoại Vụ nên Thầy Khuyến nhờ anh lo giấy tờ tuyển dụng cho tôi. Cùng danh sách tuyển dụng với tôi có 4 người ở các ban khác gồm: chi Nguyễn thị Kim Lịnh ban Hữu cơ, chị Trương thị Kim Dung ban Hoá lý, chị Lâm thị Kim Châu ban Sinh hoá và anh Bùi văn Trang ban Địa chất. Trừ tôi ra cả 4 người kia đều có văn bằng Cử nhân giáo khoa, chị Kim Dung còn có thêm cả chứng chỉ Cao học. Do chưa có bằng Cử nhân tôi chỉ được lãnh lương công nhật hơn 14 ngàn mỗi tháng, một điều thiệt thòi to tát cho tôi vì trước khi có sự thay đổi trong chính sách tuyển dụng nhân viên mới của Bộ lương Nghiệm chế viên toàn thời gian chưa có Cử nhân chẳng hạn như chị Hảo, bằng Cán sự hoá học (tức bằng Tú tài I + 2 năm học ở trường Cán sự TTKT Phú Thọ), được tới 18 ngàn. Dù vậy tôi đã có tiền xài rủng rỉnh khi còn đang học và mỗi tháng tôi có thể đưa mẹ tôi 10 ngàn để phụ tiền chợ, một số tiền đáng kể, vì thời đó giá bán 1 cây vàng là 28 ngàn. So sánh với lúc làm Nghiệm chế viên bán thời gian không được nhận lương hàng tháng mà chỉ lãnh gộp lại 12 tháng vào cuối năm thì sướng hơn nhiều. Sau khi được giấy tờ tuyển dụng chính thức tôi hỏi anh Tùng về vụ trả ơn những người giúp đỡ thì anh gạt đi bảo rằng anh với họ còn nhiều ơn nghĩa với nhau. Tính ra tôi chỉ tốn tiền mua một hộp thuốc lá 3 số 5 gọi là "gói quà làm đà câu chuyện" khi lần đầu tiên vô gặp mặt nhờ cậy họ.

Chi Lan Anh và chị Ngọc Anh đã hoàn thành Cử nhân nên không còn làm bán thời gian nữa. Tuấn Cao, Tuấn Cận và Thành Võ vẫn tiếp tục làm chức vụ cũ. Ban Hoá vô cơ phải tuyển thêm Nghiệm chế viên bán thời gian để bù đắp cho đủ 6 người. Hai trong số đó là chị Trương Thị Tố Oanh và Phạm Thị Kim Khánh. Kim Khánh được ông Tổng thư ký Khoa học đại học đường Trần Hữu Thái giới thiệu nhưng tôi không biết rõ nguyên do nào ban nhận Tố Oanh vào. Tố Oanh đã đậu 2 chứng chỉ chuyên khoa Lý hoá I, Hoá vô cơ, còn Kim Khánh dường như chỉ mới xong dự bị.


_________________________
Một thoáng mây bay 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 8   Một thoáng mây bay 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 8
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Một thoáng mây bay 7
» ĐỘC THOẠI
» THOẢNG
» Một thoáng mây bay 6
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-