Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Tìm thấy 1 mục

Tác giảThông điệp
Topics tagged under 55 on daovien.net Forum_11Chủ đề: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng
Trà Mi

Trả lời: 72
Xem: 15378

Search in: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN   Topics tagged under 55 on daovien.net Lastpo10Tiêu đề: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng    Topics tagged under 55 on daovien.net I_icon13Tue 16 Nov 2021, 08:39
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

Nguyễn Gia Trí và Lý Toét-Xã Xệ

Nguyễn Gia Trí tạo ra một Lý Toét muôn mặt, cho Lý Toét một cá tính mạnh mẽ, với bức Tập Kiều, xác định ADN của Lý Toét qua lời Nguyễn Du:

Đội trời đạp đất ở đời. Nguyễn Văn Lý Toét vốn người Việt Nam.

Nhưng Nguyễn Gia Trí không dừng lại ở đây mà còn vẽ cả bề trái của nhân vật Lý Toét và xã hội Việt Nam nữa, nhất là khi ông họp cặp bài trùng Lý Toét Xã Xệ trong cùng một bức tranh. Lý Toét Xã Xệ, dưới ngọn bút Nguyễn Gia Trí, không chỉ là nạn nhân mà họ -cũng như tất cả người Việt Nam khác- còn là thủ phạm sự suy đồi trong đời sống dân tộc.

Lý Toét gầy yếu như cây liễu nhưng khi cần thì vững như cây tùng. Xã Xệ mập ú, đầy thịt nhưng mềm như cây sậy. Cặp Lý Toét Xã Xệ luôn luôn phức tạp, không chỉ để cười mà cũng không chỉ để khóc, giống như Charlot của Charlie Chaplin, làm ta vừa khóc, vừa cười.

Trong bức tranh Cải Cách (NN số 55, trang 231) phụ bản bài Phá đình của Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí vẽ bữa cỗ ở đình làng, mọi người đang chè chén, tất cả đều có khuôn mặt điển hình Lý Toét Xã Xệ. Búc tranh biểu dương chính chúng ta đang ngụp lặn trong làng xã xôi thịt, cực kỳ tha hóa, và đó là xã hội Việt Nam do ta tạo dựng!


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1019

Cải Cách, Ngày Nay #55


Đầu óc bảo thủ và xôi thịt của Lý Toét Xã Xệ -tức là đầu óc của dân làng- đã thủ tiêu bao nhiêu tiến bộ, đã dẫm nát bao nhiêu mầm non, đã đưa dân tộc trở lại những thế kỷ trước, chỉ vì có óc thủ cựu, bám chặt lấy cái búi tó trên đầu. Mà đây không phải là chuyện búi tó, nữa, nó đã mở rộng ra đến chuyện tứ đức tam tòng, đến chuyện tiết hạnh khả phong dã man tàn ác, mà Nhất Linh tố cáo, nhưng đã bị chống lại một cách triệt để. Sự chống không phải chỉ có trong đầu óc các cụ cổ đâu, mà cả trong đầu các nhà tư tưởng tân kỳ như Trương Tửu mới lạ kỳ, họ cũng miệt thị cô Nhung trong Lạnh lùng và gián tiếp coi Tự Lực Văn Đoàn đã tàn phá cái hay của xã hội xưa! Bức tranh dưới đây của Gia Trí, gửi tới những luồng tư tưởng cổ điển ấy.


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1020

Lý Toét Xã Xệ của Nguyễn Gia Trí, Ngày Nay #54


Bức tranh dưới đây, minh họa cho bài Nỗi lo sợ hàng năm của Hoàng Đạo, in trên Ngày Nay số 58) Lý Toét biểu hiệu cho bọn kỳ hào ở thôn quê, thâu thuế của dân bỏ túi, tiêu pha, rượu chè, tự nhiên như “lợi tức” của mình vậy:


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1021

Lý Toét Xã Xệ, Ngày Nay #58


Khi sự ngây ngô đi đôi với mê tín dị đoan kèm óc tưởng tượng phong phú, sẽ cho tuyệt tác dưới đây:

Lý Toét đứng trước đội binh vàng mã sắp đốt, nói với Xã Xệ:

– Bác Xã ạ, ở âm phủ thì nước ta mạnh nhất, không nước nào bằng.

Mà đúng như vậy, cho nên tục đốt vàng mã, dù được Tự Lực Văn Đoàn chiến đấu bằng đủ mọi cách mà nó vẫn còn sống đến bây giờ. Đã gần một thề kỷ qua!

Như thế, không phải Nguyễn Gia Trí bôi nhọ dân tộc, như nhiều người kết án, mà ông chỉ ra cái “ngu muội” của dân tộc để tự sửa, mà thôi! Chỉ những nghệ sĩ lớn mới có đủ can đảm để để viết và vẽ về cái xấu của dân tộc mình. Còn việc ca tụng con rồng cháu tiên thì ai làm cũng được.


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1110

Lý Toét Xã Xệ, tranh bìa của Ritg, Ngày Nay #107


Kinh hãi hơn nữa là thế hệ Lý Toét Xã Xệ, bố, lại sinh ra thế hệ Lý Toét Xã Xệ, con. Và nếu ta không chịu thay đổi thì đời đời, thanh niên Việt (lúc bấy giờ, và cả ngày nay nữa, dưới một hình thức khác) sẽ không thể nào thoát ra được cảnh ham chè chén, xôi thịt, bạc tiền.


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1111

Số đặc biệt Thanh niên, Ngày Nay #115


Nhưng Lý Toét Xã Xệ, không phải lúc nào cũng có bộ mặt tiêu cực, trong bức tranh dưới đây, họ đã “nắm vững” tình hình, không còn “ngu” nữa, đứng trước màn hài kịch “dân biểu”, Lý Toét bảo Xã Xệ:

– Vẫn trò mọi năm? Nhạt lắm rồi!

Dân đã hiểu, không còn ngu muội nữa, cái trò nghị gật chỉ biết Uẩy Uẩy theo lời chính phủ thực dân, đã bị lộ tẩy:


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1112

Trò chính phủ biểu, Ngày Nay #127


Dưới đây là bức tranh hài hước thâm thúy sâu xa: Ngày Tết, Lý Toét đem quà đến biếu quan Tây, và nói:

– Nghe nói biểu hiệu của mẫu quốc là con gà sống, nên chúng tôi đem đến tết cụ lớn con gà mái cho có đôi.

Ở đây Nguyễn Gia Trí chơi chữ…Tây:

Le coq gaulois (Con gà sống ở xứ Gaule) là một trong những biểu hiệu thiêng liêng của dân tộc Pháp.

Lý Toét bèn đem tết quan lớn Tây con gà mái cho có đôi.

Hiềm vì, gà mái (poule), đối với người Pháp ngụ ý xấu: đàn bà điếm, đàn ông nhát như cáy (poule mouillée).

Lý Toét ngụ ý: Mẫu quốc chỉ là con gà Tây, gà tồ, xứng với trai hèn, gái điếm


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1113

Tranh Tết Tây của Ritg, Ngày Nay #144


Vẽ xong bức tranh ấy, in trên bìa báo số 144 rồi. Tuần sau, Lý Toét, Xã Xệ, hơi lo. Trời xanh ảm đạm. Đứng nói chuyện với nhau bên cạnh tờ báo, Xã Xệ tập Kiều:

Rằng hay thì thực là hay
Nhưng rồi ngậm đắng nuốt cay không chừng!



Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1114

Tranh Rõ khéo lo xa, Ngày Nay #145


Nhưng bức tranh cực kỳ cay đắng là bức dưới đây, in trên bìa Ngày Nay số 150 (25-2-39). Nhân dịp chính phủ Đông Dương bỏ ra 2 triệu bạc và phái ông De Beaumont đem tiền đi dự đấu xảo San Francisco. Lý Toét lấy ô kéo chân ông Tây lại, Xã Xệ đứng sau kéo áo Lý Toét:

-Thôi! Ông đẹp giai và sang trọng thế, thì ông đi đấu xảo một mình cũng đủ chán rồi. Còn túi tiền ông để lại cho chúng tôi ăn gạo, chúng tôi đói lắm!


Topics tagged under 55 on daovien.net Tlvd1115

Tranh bìa, Ngày Nay #150


Bố cục và nét vẽ Lý Toét Xã Xệ, trong bức tranh này thật tuyệt hảo, diễn tả toàn bộ cuộc tranh đấu bất bình đẳng giữa hai đối tượng: một bên là bọn cướp nước, giầu mạnh, có khí giới tối tân tầu bay tầu bò. Một bên là người dân nhược tiểu, yếu nghèo, bị cướp nước mà không có khí giới để chống cự, để bảo vệ, đề giành lại lãnh thổ. Bằng cái ô, Lý Toét đã can trường, xông xáo, Xã Xệ, theo sau, bám vào Lý Toét như con sò, con ốc, thân hình co lại trong một vòng tròn tuyệt vọng.

Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ là bài viết cuối cùng của Nhất Linh, in trên Ngày Nay, sau đó ông chỉ vẽ thêm vài tranh trào phúng, rồi đến Ngày Nay số 204 (23-3-40) ông ngừng hẳn.

Mùa thu năm 1940 Nhất Linh trốn sang Tầu. Trong thời gian này Nguyễn Gia Trí cũng đã đi trốn, Tô Ngọc Vân sẽ vẽ thay Gia Trí với biệt hiệu Ái Mỹ.

Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng, dù đã sống lẩn tránh, vẫn lần lượt bị bắt trong tháng 9-1941. Chỉ còn lại một mình Thạch Lam.

Lúc ấy, Thạch Lam, đã nhuốm lao, ông mất ngày 28-6-1942, ở tuổi 32, trong lúc Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, đang bị tù ở Vụ Bản và Nhất Linh lưu lạc bên Tầu.

Trong tất cả những bất hạnh này, Lý Toét đều dính líu xa gần.

Suốt thời gian vẽ hý họa tranh đấu, từ 1936 trở đi, Nguyễn Gia Trí đã dùng Lý Toét như một phương tiện lợi hại chống Pháp. Cho nên có thể nói: Lý Toét đã góp phần vào việc Phong Hóa bị mất giấy phép, Nguyễn Gia Trí và Hoàng Đạo bị tra tấn khi bị bắt.

Lý Toét cũng là bài viết cuối cùng của Hoàng Tích Chu trên Phong Hóa và của Nhất Linh trên Ngày Nay.

Lịch sử Lý Toét gắn liền với cuộc cách mạng chữ, cách mạng tranh, và cách mạng súng, của Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, Hoàng Đạo, và cái chết quá sớm của Thạch Lam.

(Còn tiếp)

Thụy Khuê
___________________________________

[1] Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, Đại Nam chụp in lại tại Hoa Kỳ, trang 446.

[2] Xem chương 5: Sự thành lập Tự Lực Văn Đoàn.

[3] Xem chương 6- Đổi mới ngôn ngữ và tư tưởng.

[4] Nhất Linh trong bài Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ, Ngày Nay số 198 (3-2-40).

[5] Xem chương: Tự Lực Văn Đoàn có những ai?

[6] Papa tòa báo của Trần Khánh Triệu, in trong Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, trang 162-163.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyển đến