Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:09

Lục bát by Tinh Hoa Today at 00:17

Chúc Mừng Lưu by mytutru Yesterday at 22:19

Rà Soát Chính Tả by Việt Đường Yesterday at 20:32

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Yesterday at 16:15

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Phương Nguyên Yesterday at 13:33

Lan Đào Viên 7 by buixuanphuong09 Tue 03 Oct 2023, 15:20

TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 14 by buixuanphuong09 Tue 03 Oct 2023, 10:24

Thức Bồ Đề "hoá đường thì" by mytutru Mon 02 Oct 2023, 23:46

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 02 Oct 2023, 02:07

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 01 Oct 2023, 19:38

7 chữ by Tinh Hoa Sun 01 Oct 2023, 00:20

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Sat 30 Sep 2023, 21:21

TẾT TRUNG THU by mytutru Sat 30 Sep 2023, 01:16

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Fri 29 Sep 2023, 08:18

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Thu 28 Sep 2023, 10:39

Lẩu Rắn Đường Nghiệt Thịt by chuoigia Thu 28 Sep 2023, 07:02

8 chữ by Tinh Hoa Tue 26 Sep 2023, 02:06

10 HUYỆT ĐẠO (bảo bối của Sức Khỏe) by mytutru Sun 24 Sep 2023, 23:34

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Sat 23 Sep 2023, 07:31

CỬA HÀNG BÁCH HOÁ XANH by mytutru Fri 22 Sep 2023, 08:09

4 chữ by Tinh Hoa Fri 22 Sep 2023, 06:55

Chim Đan Tổ Nghỉ Ngơi by mytutru Fri 22 Sep 2023, 01:19

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Thu 21 Sep 2023, 09:28

CHUYỆN CỔ TÍCH Ở BẾN BÌNH ĐÔNG by Trà Mi Thu 21 Sep 2023, 09:22

CÔNG TỬ VƯỢT BIÊN by Trà Mi Thu 21 Sep 2023, 07:42

Luận án tiến sĩ về mại dâm by Trà Mi Wed 20 Sep 2023, 11:08

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Wed 20 Sep 2023, 10:40

Cơm nóng, cơm nguội by Trà Mi Wed 20 Sep 2023, 10:29

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Wed 20 Sep 2023, 02:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt   Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt I_icon13Sat 01 Mar 2014, 22:51

Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt

LÊ TRUNG HOA


Trong tiếng Việt, có những từ ngữ hoặc địa danh sử dụng hằng ngày mà nếu có người hỏi tại sao nói thế và nguồn gốc của những từ ngữ ấy từ đâu thì chúng ta đành bó tay; chẳng hạn câu hỏi trên trong một bài ca dao:

Nước không chưn sao kêu nước đứng?
Cá không giò sao gọi cá leo?
Ghe không tay sao kêu ghe vạch?
Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?...


1. Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ.

Chúng ta chỉ có thể giải đáp câu trên dựa vào cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Về sau rút gọn thành bánh bò. Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ.
Các từ sau đây cũng bị hiện tượng tỉnh lược chi phối: dầu con rái => dầu rái, nấm tai mèo => nấm mèo...
Ở miền Bắc có một loài cá giống và to bằng cá chép, nhưng có đặc điểm là tươi rất lâu tên là cá rói. Dù bị bắt ra khỏi nước từ sáng đến trưa cá vẫn còn tươi nên có thành ngữ tươi như cá rói, về sau tỉnh lược thành tươi rói.
Một thành ngữ tương tự: ngay như cây chò (một loại cây rừng thân rất thẳng) => ngay chò (ở Nam bộ biến âm thành ngay chừ).
Cầu Kiệu ở TP.HCM được Trương Vĩnh Ký ghi là cầu Xóm Kiệu (tức là xóm chuyên trồng kiệu), như vậy chữ Xóm ban đầu đã bị giản lược.


2. Hiện tượng mượn âm.

Một từ khá phổ biến ở Nam bộ dùng để chỉ người phụ giúp tài xế lái xe đò trong công việc bán vé, thu tiền, khiêng xách hành lý là lơ xe. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp contrôleur, nghĩa là “người kiểm soát (vé)”. Như vậy, từ một âm tiết vô nghĩa - leur, người Việt biến thành một từ có nghĩa.
Ở miền Bắc, người ta thường dùng từ ngữ săm lốp để chỉ vỏ ruột xe đạp và xe gắn máy. Lốp thì người miền Nam cũng dùng và những người biết tiếng Pháp đều biết nó bắt nguồn từ enveloppe, nghĩa là “vỏ xe”. Còn săm ban đầu người miền Nam và nhất là những người không học tiếng Pháp không hiểu nghĩa. Từ săm bắt nguồn từ ngữ chambre à air “ruột xe”.
Tại sao có từ bồ bịch, nghĩa là nhân tình? Nguyên trước đây có một từ ghép bồ bịch, chỉ hai nông cụ. Bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; còn bịch cũng là nông cụ đựng lúa nhưng là tấm ví khoanh tròn, không đáy vì lấy nền nhà làm đáy. Do đó, ca dao VN có câu:

Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài.


Trong tiếng Việt trước đây có từ bầu (bạn), có biến âm là bồ tương tựnhư đậu xanh - đỗ xanh, thi đậu - thi đỗ... Vì từ bồ (bạn) đồng âm với từ bồ (cái bồ) nên từ bồ bịch thứ hai (người yêu) ra đời. Chúng tôi gọi đây là hiện tượng mượn âm.

Một số trường hợp tương tự. Trái sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia là đu-riêng. Ban đầu (giữa thế kỷ 19) người Việt dùng cả hai từ, sau loại hẳn từ đu-riêng.
Huyện Kế Sách ở tỉnh Sóc Trăng gốc Khmer là Ksach, nghĩa là “cát”. Vì gần âm với từ kế sách (phương kế, sách lược) nên Kế Sách đã thay thế Ksach.
Nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine của Pháp đã được các trí thức Việt Nam khoác cho chiếc áo của Lữ Bố: Lã Phụng Tiên (họ Lữ cũng đọc Lã, Phụng Tiên là tự của Lữ Bố).
Ðèo ở phía bắc thành phố Nha Trang do kỹ sư người Pháp Rury điều khiển sửa sang nên Pháp dùng tên người này đặt cho đèo. Người Việt đã gọi là đèo Rù Rì.


3. Hiện tượng biến âm.

Người Nam bộ thường bảo trẻ con đi chỗ khác chơi, không được láng cháng trước mặt. Nhưng trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của đã nói ởtrên ghi loán choán. Như vậy từ gốc là choán, yếu tố láy là loán và nghĩa gốc của láng cháng là “choán chỗ”. Ðây là hiện tượng biến âm.
Ở các đô thị Nam bộ có loại xe chuyên chở đồ đạc phục vụ xã hội mang tên ba gác. Nhiều người biết tiếng Pháp cũng ngỡ ngàng khi biết nguồn gốc Pháp của từ này là bagage, nghĩa là “hành lý”.


4. Hiện tượng láy nghĩa.

Bỏng trong từ bé bỏng có nghĩa là “nhỏ”. Trong tập thơ cổ Thiên Nam ngữ lục có câu thơ sử dụng từ bỏng với nghĩa này:

Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan

Hai từ bé và bỏng đồng nghĩa hay gần nghĩa kết hợp với nhau. Ðó là hiện tượng láy nghĩa.
Nhiều từ trong tiếng Việt bị chi phối bởi hiện tượng này: Việt + Việt: tìm kiếm, chờ đợi, yêu thương; Việt + Pháp: canh gác


Biết được nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều từ tiếng Việt, ngoài cảm giác thú vị, ta còn yêu thích tiếng mẹ đẻ hơn.


Về Đầu Trang Go down
 
Một Số Hiện Tượng Trong Tiếng Việt
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» LỀU THƠ NHẠC
» Vân Khánh và Tình ca Xứ Huế
» MƠ TRONG MƠ
» Bàn về cái dâm và cái tục trong thơ Hồ xuân Hương
» Kỳ diệu hoa phát sáng trong đêm
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-