Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Sun 20 Jun 2021, 13:26

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG


X- VI TIỂU BẢO

Vi Tiểu Bảo là con một kỹ nữ gốc người Quảng Đông, nhưng hành nghề ở Dương Châu. Ông rất thông minh lanh lợi, nhưng từ bé đã sống trong kỹ viện, chung chạ với hạng người ăn chơi đàng điếm. Bởi đó, cậu bé Vi Tiểu Bảo ăn nói thô tục, lại rất gian xảo, chuyên môn lừa bịp người và rất thông thạo nghề cờ gian bạc lận. Nhưng vì kiếm tiền dễ cậu tỏ ra hào phóng, sẵn sàng bỏ tiền ra giúp những người khác những khi cần. Mặt khác, cậu cũng thường nghe khách giang hổ kể chuyện các hiệp sĩ và các anh hùng dân tộc nên cậu cũng có xu hướng tự mình cư xử như người nghĩa hiệp anh hùng.

Vi Tiểu Bảo đã tình cờ cứu được Mao Thập Bát, một người có võ nghệ và chống lại triều đình nhà Thanh. Trong việc thuộc liên thủ với Mao Thập Bát để đối phó với kẻ đích, cậu bé Vi Tiểu Bảo đã có những hành động mà giới giang hồ cho là đốn mạt, như quăng vôi vào mắt kẻ địch, chui vào đủng quần kẻ địch để bóp thận nang, cắn kẻ địch, kêu khóc ầm ĩ hay giả chết gạt kẻ địch . Do đó, Mao Thập Bát đã sỉ vả cậu nhưng vì thấy cậu cũng có nghĩa và lại bị cậu dùng lời nói khích nên thuận cho cậu theo mình đi Bắc Kinh. Đến đó, Vi Tiểu Bảo tình cờ bị một lão thái giám là Hải Đại Phú bắt đem về cung vua nhà Thanh.

Vi Tiểu Bảo đã giết đứa tiểu thái giám hầu hạ Hải Đại Phú tên Tiểu Quế Tử. Lúc ấy, Hải Đại Phú đã bị mù mắt. Ông biết rõ Vi Tiểu Bảo giả làm Tiểu Quế Tử nhưng ông thấy cậu bé này thông minh lanh lợi hơn Tiểu Quế Tử và có thể đắc dụng cho ông hơn trong việc mưu đồ đánh cắp bộ TỨ THẬP NHỊ CHUƠNG KINH trong thư viện hoàng gia nên giả vờ không biết. Do sứ mạng Hải Đại Phú giao cho mà Vi Tiểu Bảo gặp được Vua Khương Hy lúc đó cũng trẻ tuổi như mình. Lúc đầu, Vi Tiểu Bảo chỉ biết nhà vua này với tên Tiểu Huyền Tử và đã nhiều lần đấu võ với ông ta. Nhà vua vốn còn nhỏ, nhưng giữ địa vi chí tôn nên cả ngày phải tỏ vẻ nghiêm trang, muốn tỷ thí với ai cũng không được vì không ai dám thật sự đụng đến mình. Bởi đó. ông rất thích thú khi gặp một cậu bé tuổi suýt soát mình và không biết mình là vua nên ăn nói thô tục và dám đánh nhau thật sự với mình.

Vi Tiểu Bảo biết Tiểu Huyền Tử là Vua Khương Hy khi ẩn trong thư viện hoàng gia để tìm bộ TỨ THẬP NHỊ CHUƠNG KINHh và đã lanh trí nhảy ra binh vực Vua Khương Hy lúc nhà vua này bị Ngao Bái uy hiếp. Ngao Bái vốn là một đại thần người Mãn Châu, lúc ấy có thế lực lớn nên làm cho nhà vua lo ngại và mưu đồ triệt hạ. Sau đó, Vi Tiểu Bảo đã giúp Vua Khương Hy một cách đắc lưc trong việc bắt giam Ngao Bái và về sau hạ sát Ngao Bái trong ngục. Nhưng trong lúc Vi Tiểu Bảo đến ngục thất để đầu độc Ngao Bái, lại có người của Thiên Địa Hội có thâm thù với Ngao Bái đến tấn công ngục thất này và bắt Vi Tiểu Bảo đem đi. Nhơn dịp này Vi Tiểu Bảo gặp được Tổng Đà Chủ Thiên Địa Hội là Trần Cận Nam (cũng có tên là Trần Vĩnh Hoa). Trần Cận Nam thâu nhận Vi Tiểu Bảo làm đệ tử và cho gia nhập Thiên Địa Hội. Ông lại lấy cớ là Vi Tiều Bảo đã giết được Ngao Bái trả thù cho Hương Chủ Thanh Mộc Đường của Thiên Địa Hội để cho Vi Tiểu Bảo làm hương chủ của đường này. Dụng ý của ông là phái Vi Tiểu Bảo trở vào trong hoàng cung nhà Thanh để thăm dò tin tức và làm nội ứng cho Thiên Địa Hội.

Vi Tiểu Bảo biết Thiên Địa Hội là một tổ chức ái quốc có mưu đồ đánh đuổi người Mãn Châu để khôi phục nhà Minh, và Trần Cận Nam là một bực đại anh hùng được mọi người tôn trọng và kính phục. Vì thế, ông rất ngưỡng mộ Thiên Địa Hội và Trần Cận Nam, và rất hoan hỉ khi được gia nhập Thiên Địa Hội và làm đệ tử Trần Cận Nam. Tuy nhiên, ông đã thân cận Vua Khương Hy và rất thương mến nhà vua này, nhất là khi đã nhận thấy rằng đó là một nhà lãnh đạo sáng suốt và thương dân, thành thật hối tiếc về việc người Mãn Châu tàn sát người Hán lúc mới vào chiếm Trung Quốc và muốn sửa chữa các sai lầm của tổ tiên mình. Do đó từ khi gia nhập Thiên Địa Hội, Vi Tiểu Bảo đã đứng trước một tình thế khó xử.

Đối với Vua Khương Hy, Vi Tiểu Bảo đã tỏ ra trung thành và tận lực phục vụ. Ngoài việc giúp vào công cuộc triệt hạ Ngao Bái trước đó, ông còn lập nhiều công trạng cho Vua Khương Hy. Ông đã phát giác được vụ bà hoàng thái hậu nhà Thanh bị Mao Đông Châu là người của Thần Long Giáo kềm chế và đã giải thoát được bà hoàng thái hậu này. Ông cũng đã thay Vua Khương Hy lên Ngũ Đài Sơn (trong tỉnh Sơn Tây ngày nay) để tìm Vua Thuận Trị là thân phụ Vua Khương Hy đương tu trong một ngôi chùa ở núi này. Về sau, theo lịnh Khương Hy, ông lại lên làm hoà thượng ở chùa đó để bảo vệ cho Vua Thuận Trị lúc ấy là một nhà sư mang pháp danh Hành Si, và giữ cho ông này không bị kẻ đích sát hại hay uy hiếp.

Kế đó Vi Tiểu Bảo phát giác được việc Ngô Tam Quế liên lạc với người Tây Tạng, người Mông Cổ, người La Sát (tức là người Nga) và với Thần Long Giáo để mưu đồ chống lại Vua Khương Hy và chia xẻ lãnh thổ nhà Thanh. Ông đã vận động cho người Tây Tạng và người Mông Cổ bỏ việc liên minh với Ngô Tam Quế để theo về phục vụ Vua Khương Hy. Nhờ đó, Vua Khương Hy đã thắng được Ngô Tam Quế khi ông này nổi lên chống lại nhà Thanh. Được Vua Khương Hy giao cho nhiệm vụ làm Phủ Viễn Đại Tướng Quân thống lãnh quân Thanh đối phó với người La Sát, Vi Tiểu Bảo đã chế ngự được họ và nhờ đó, bản hiệp ước được ký kết giữa hai bên đã rất lợi cho Trung Quốc.

Vi Tiểu Bảo đã không ngần ngại đem thân mình che chở cho Vua Khương Hy lúc nhà vua này bị Ni Sư Cửu Nạn (là con gái Vua Sùng Trinh nhà Minh) đâm ở Ngũ Đài Sơn . Sau đó, khi biết rằng vợ chồng Qui Tân Thụ có mưu đổ vào cung để hạ sát Vua Khương Hy, ông đã cố tìm cách báo tin cho nhà vua biết. Đến lúc bị vợ chồng Qui Tân Thụ bắt bên trong hoàng cung và ép chỉ chỗ nhà vua đương ngự để hành thích. Vi Tiểu Bảo cũng đã liều mạng gạt họ và chỉ cho họ chiếc kiệu không phải có nhà vua ngồi bên trong.

Mặt khác, Vi Tiểu Bảo cũng đã hết lòng phục vụ Thiên Địa Hội. Ông đã tìm cách giải thoát những người của Thiên Địa Hội bị nhà Thanh bắt. Ngoài ra, ông cũng đã làm cho Thiên Địa Hội tăng thêm thế lực và uy tín. Ông đã giúp vào việc hòa giải giữa Thiên Địa Hội với phe Mộc Vương Phủ. Ông cũng đã cố tình dùng uy quyền của mình do nhà Thanh giao cho để thả những người trong giới hào khách chống lại nhà Thanh và tỏ ra có nghĩa khí không phản bội phe mình, lại sát hại những người vì sợ chết mà bỏ người đồng bọn.

Trong việc phục vụ Thiên Địa Hội, chỉ có công tác triệt hạ Ngô Tam Quế là phù hợp với việc phục vụ Vua Khương Hy. Ngoài ra thì Vua Khương Hy và Thiên Địa Hội ở vào tình thế hoàn toàn đối nghịch nhau và Vi Tiểu Bảo đã nhiều lần bị bắt buộc phải chọn lựa một trong hai bên. Nhờ gián điệp gài trong Thiên Địa Hội, Vua Khương Hy đã biết rằng Vi Tiểu Bảo là một Hương Chủ của tổ chức này. Ông sẵn sàng tha tội cho Vi Tiểu Bảo nhưng bắt Vi Tiểu Bảo phải hạ sát Trần Cận Nam và các nhơn vật khác của Thiên Địa Hội. Nhưng chẳng những đã không tuân lịnh nhà vua về việc đó, Vi Tiểu Bảo còn cố tìm cách cứu những người nói trên đây khỏi bị tan xác vì súng đại bác của Vua Khương Hy được linh nả vào phủ đệ của mình. Sau đó, ông thà ở ngoài đảo câu cá chớ không chịu về triều phục vụ nếu phải trả giá bằng việc bội phản Thiên Địa Hội.

Tuy đã được Vua Khương Hy phong đến tước công sau khi ông giúp nhà vua ký với người La Sát một hiệp ước rất thuận lợi cho nhà Thanh, Vi Tiểu Bảo vẫn không vui lòng vì nhà vua đã tung ra tin là chính ông đã giết Trần Cận Nam và triệt hạ Thiên Địa Hội. Ông đã trái lịnh nhà vua, tìm cách tha Mao Thập Bát đã mạt sát ông vì việc này. Nhưng ông cũng đồng thời cương quyết từ chối lời nài nỉ của người sống sót trong Thiên Địa Hội yêu cầu ông hạ sát Vua Khương Hy, hoặc đứng lên làm Minh Chủ phong trào phản Thanh. Cuối cùng để thoát khỏi cảnh khó xử vì sự xung khắc giữa hai bên, Vi Tiểu Bảo đã rời bỏ chánh trường và trốn đi biệt tích.

Từ khi bị Hải Đại Phú bắt vào trong cung, Vi Tiểu Bảo đã liên hệ đến việc tìm các bộ TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH. Thời đó, rất nhiềư người mưu đồ lấy các bộ kinh này: Vua Khương Hy, Ngao Bái, Hải Đại Phú, Ngộ Tam Quế, một cung nữ của nhà Minh là Đào Hồng Anh, các Lạt Ma Tây Tạng và Thần Long Giáo. Đặc biệt tổ chức sau này đã phái Mao Đông Châu vào cung giả làm hoàng thái hậu để thực hiện công tác đó. Nhưng cuối cùng, chính Vi Tiểu Bảo đã nhờ nhiều sự tình cờ mà lấy được cả tám bộ kinh, lại phát giác được sự bị mật của nó. Khi có đủ các bộ kinh và hiểu được tác dụng của nó, Vi Tiểu Bảo đã biết được địa điểm có long mạch của nhà Thanh mà cũng là chỗ chứa đựng một kho tàng lớn do người Mãn Châu tích tụ khi mới vào chiếm đoạt Trung Quốc. Lúc chưa ráp được các mảnh vụn lấy từ các bộ kinh ra cho thành bản địa đồ, ông đã có ý muốn giao các mảnh này cho Trần Cận Nam vì thương mến và kính trọng ông này nhưng Trần Cận Nam không nhận. Đến lúc ông đã ráp được mảnh vụn thành bản đồ thì Trần Cận Nam đã chết. Cuối cùng, vì cảm tình với Vua Khương Hy và sợ việc làm đứt long mạch nhà Thanh gây hại cho nhà vua này, Vi Tiểu Bảo đã bỏ ý định đào lấy kho tàng.

Về mặt võ nghệ thì Vi Tiểu Bảo đã được học rất nhiều người: Hải Đại Phú, Vua Khương Hy, Trần Cận Nam, vợ chồng Hồng Giáo Chủ của Thần Long Giáo, Trừng Quan Đại Sư của chùa Thiếu Lâm và Ni Sư Cửu Nạn. Nhưng Hải Đại Phú đã không thật sự dạy ông, Vua Khương Hy thì võ công tầm thường, vợ chồng Hồng Giao Chủ thì chỉ dạy cho Vi Tiểu Bảo một vài miếng võ. Riêng Trần Cận Nam, Trừng Quan Đại Sư và Ni Sư Cửu Nạn thì võ công cao thâm và thật tình chỉ dạy. Nhưng Vi Tiểu Bảo không trì chí luyện tập nên không giỏi được. Môn duy nhất mà ông thích và sử dụng tinh thục là môn Thần Hành Bách Biến do Ni Sư Cửu Nạn truyền cho. Đó là một môn khinh công giúp người né tránh và chạy trốn kẻ địch một cách nhanh chóng làm cho kẻ địch không hại mình được. Ngoài ra, Vi Tiểu Bảo còn được Bà Hà Dịch Thủ cho một dụng cụ bắn ám khí là Hàm Sa Xạ Ảnh để tự vệ.

Về mặt tình ái thì Vi Tiểu Bảo đã có bảy người vợ là Song Nhi, Tăng Nhu, Mộc Kiếm Bình, Phương Di, Tô Thuyên, Kiến Ninh Công Chúa và A Kha. Họ đã gặp Vi Tiểu Bảo trong những hoàn cảnh khác nhau.

Song Nhi là người được nhà họ Trang biếu cho Vi Tiểu Bảo để đền ơn đã báo thù cho họ với việc hạ sát Ngao Bái. Cô này lúc nào cũng hoàn toàn trung thành và tùng phục Vi Tiểu Bảo.

Tăng Nhu là người thuộc phe chống nhà Thanh và đã theo các đồng chí vào quân dinh của Vị Tiều Bảo với mục đích hạ sát ông. Nhưng Vi Tiểu Bảo đã chuyển bại thành thắng rồi lại tìm cách tha cô và những đồng chí của cô đã tỏ ra trọng nghĩa khí. Bởi đó, cô đã yêu Vi Tiểu Bảo và từ đó, không còn xung đột với ông.

Mộc Kiếm Bình là quận chúa trong Mộc Vương Phủ. Cô bị phe Thiên Địa Hội bắt cóc rồi đem gởi cho Vi Tiểu Bảo trong hoàng cung. Nhơn dịp này, Vi Tiểu Bảo ép cô nhận làm vợ mình, nhưng cô cũng không có hành động gì chống lại Vi Tiểu Bảo.

Phương Di là người cùng một phe với Mộc Kiếm Bình và được Vi Tiểu Bảo cứu khi vào hoàng cung làm thích khách. Cô đã hứa hôn với Lưu Nhứt Châu, nhưng Vi Tiểu Bảo đã lấy việc cứu ông này khỏi chết để ép Phương Di nhận làm vợ mình. Cô bắt buộc phải nhận chịu và cũng không ân hận gì về việc này. Tuy nhiên, khi bị các nhà lãnh đạo Thần Long Giáo kềm chế, cô đã phải nghe theo lịnh họ và làm cho Vi Tiểu Bảo mắc mưu họ nhiều lần. Chỉ đến lúc biết rằng cô bị họ kềm chế Vi Tiểu Bảo mới không để lòng giận cô.

Phần Tô Thuyên thì vốn là Hồng Phu Nhơn, vợ của Giáo Chủ Thần Long Giáo. Vi Tiểu Bảo nhỏ tuổi hơn cô, lại có lúc phải nhận cô là người trên trước và được cô dạy cho một vài thế võ. Nhưng mặc dầu làm vợ Hồng Giáo Chủ và được ông này rất mực thương yêu, cô đã không được ông đá động đến vì phải luyện tập một võ công bắt buộc ông phải xa nữ sắc. Trái lại, cô đã bị Vi Tiểu Bảo hãm hiếp lúc bị bắt tại Dương Châu và có thai với Vi Tiểu Bảo. Do đó cuổi cùng cô đã nhận Vi Tiểu Bảo là chồng mình khi Hồng Giáo Chủ bị sát hại.

Kiến Ninh Công Chúa thì tiếng là em Vua Khương Hy, nhưng thật sự lại là con của bà hoàng thái hậu giả là Mao Đông Châu. Cô là người bị bịnh bạo dâm, thích hành hạ người và bị người hành hạ. Với địa vị công chúa, cô đã nhiều lần uy hiếp Vi Tiểu Bảo nên tuy đã lấy cô làm vợ, Vi Tiểu Bảo không mặn mà với cô bằng những người khác.

Riêng A Kha là người được Vi Tiểu Bảo mê say hơn họ vì sắc đẹp. Cô vốn là con của Trần Viên Viên với Lý Tự Thành, nhưng bên ngoài, ai cũng tưởng thân phụ cô là Ngô Tam Quế. Do đó Ni Sư Cửu Nạn đã bắt cóc cô cho làm đồ đệ với mục đích dùng cô hạ sát Ngô Tam Quế đế báo thù. Lúc đầu, cô không ưa Vi Tiểu Bảo mà lại yêu Trịnh Khắc Sảng là con Trịnh Kinh, chúa đảo Đài Loan. Vi Tiểu Bảo nhiều lần bày mưu thiết kế để ép cô phải nhận minh làm chồng. Cuối cùng, vì bị Vi Tiểu Bảo hãm hiếp có thai, lại thấy Trinh Khắc Sảng có thái độ bạc nghĩa với mình, cô đã thành thật theo Vi Tiểu Bảo.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Mon 28 Jun 2021, 13:35

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 2:

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ VÀ DIỄN TRÌNH BIẾN CHUYỂN CỦA TƯ TƯỞNG KIM DUNG XÉT QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


I. THÔNG ĐIỆP MÀ KIM DUNG NHẮN GỞI CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHÁNH TRỊ QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


So sánh các, nhơn vật chánh yếu trong bộ truyện võ hiệp nổi tiếng nhứt của Kim Dung, chúng ta thấy rằng mỗi người đều có nét độc đáo của mình, nhưng cũng có vài điểm giống nhau và chính phần giống nhau này là thông điệp mà Kim Dung nhắn gởi cho những người hoạt động chính trị

A. CÁC ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU

Kim Dung là một nhà văn đại tài nên các nhơn vật của ông người nào cũng có nét độc đáo không ai giống ai.

1. So sánh thân thế các nhơn vật chánh yếu

Về mặt thân thế, các nhơn vật trên đây đều có nguồn gốc và nếp sống khác nhau.

Đoàn Dự là người trong hoàng tộc một nước và về sau đã làm vua nước ấy. Mộ Dung Phục là người dòng dõi một hoàng tộc đã mất nước từ lâu, nhưng vẫn còn tiền của để nuôi dưỡng ông trong cảnh phú quí từ nhỏ đến lớn.

2. So sánh tư chất các nhơn vật chánh yếu

Về mặt tư chất thì Tiêu Phong, Mộ Dung Phục, Dương Khang, Vi Tiểu Bảo, DươngQuá, Lịnh Hồ Xung, Trương Vô K.ỵ và Đoàn Dự đều là những người thông minh lanh lợi. Nhưng ngoài ra, Tiêu Phong, Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người có nhận xét tinh tế và có tài ứng phó với tình thế một cách nhanh chóng, lại có khả năng quyết đoán. Bởi đó, họ có thể dễ dàng một mình cáng đáng một công việc quan trọng hay lãnh đạo một đoàn thể lớn. Vi Tiểu Bảo không bằng họ về mặt này, nhưng không thua họ bao nhêu. Dương Quá và Lịnh Hồ Xung còn kém hơn Vi Tiêu Bảo một phần, vì Dương Quá có khi thiếu sự quyết đoán còn Lịnh Hồ Xung thì có khi thiếu sự linh mẫn, thành ra dễ bị gạt gẫm. Trương Vô Kỵ còn thiếu linh mẫn và còn dễ bị gạt hơn Lịnh Hồ Xung. Đến như Đoàn Dự thi quá si tình và hóa ra vô tâm đối việc quanh mình. Riêng hai ông Quách Tĩnh và HưTrúc thì chất phác và rất chậm chạp trong việc suy luận tính toán. Họ chỉ đuợc cái trì chí và có quyết tâm

3. So sánh cách xử thế của các nhơn vật chánh yếu

Về mặt xử thế thì Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh và Trương Vô Kỵ là những người hoàn toàn trọng nghĩa khí, không tham lam và không dùng thủ đoạn đối với người khác. Tiêu Phong, Dương Quá và Lịnh Hồ Xung thì có dùng thủ đoạn, nhưng họ chỉ dùng thủ đoạn để đối phó vớj những kẻ mà họ xem là địch thủ những khi cần thiết, và trước sau vẫn là người tốt. Vi Tiểu Bảo còn kém hơn những người này vì có tánh gian xảo. ông sẵn sàng gian lận khi cờ bạc và đòi tiền hối lộ lúc có quyền thế trong tay. Tuy vậy, ông vẫn còn hơn Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người sẵn sàng dùng thủ đoạn đối với tất cả mọi người để mưu lợi riêng cho mình.

4. So sánh thái độ của các nhơn vật chánh yếu về mặt tình ái

Về mặt tình ái, các nhơn vật trên đây đều cũng có những thái độ khác nhau.

Tiêu Phong là người không mê nữ sắc. Ông yêu A Châu vì nghĩa, và khi đã yêu A Châu rồi thì giữ mối tình này đến chết, không còn nghĩ đến người đàn bà nào khác.

Hư Trúc vổn là một nhà sư và cứ theo giới luật của môn phái ông thì đáng lẽ ông không có liên hệ tình cảm đối với phụ nữ. Nhưng vì Thiên Sơn Đồng Mỗ cố ý dàn xếp, ông ngẫu nhiên ân ái với công chúa nước Tây Hạ và hưởng được hạnh phúc nam nữ. Sau đó, ông đã giữ vẹn mối tình với người vợ này, mặc dầu đã trở thành Chủ Nhân cung Linh Thứu là một tổ chức có nhiều phụ nữ xinh đẹp.

Dương Quá thì trước sau vẫn tỏ ra chung tình với Tiểu Long Nữ mặc dầu trên đường lưu lạc, ông cũng có để ý đến một vài thiếu nữ khác và được họ yêu.

Phần Quách Tĩnh thì ban đầu đã có vị hôn thê là Công Chúa Hoa Tranh, về sau ông mới thấy rằng người ông yêu thật sự là Hoàng Dung, ông rất khó xử giữa nghĩa với tình. Chì vì Công Chúa Hoa Tranh lầm lạc làm hại mẫu thân ông, ông mới giải quyết được vấn đề và giữ trọn chữ tình với Hoàng Dung được.

Trái lại, Lịnh Hồ Xung từ tuổi thiếu niên đã yêu con của thầy là Nhạc Linh San một cách say đắm. Nhưng vì Nhạc Linh San không yêu ông mà yêu Lâm Bình Chi, còn ông thì lại bị thầy đuổi ra khỏi môn phái nên ông không kết hôn với Nhạc Linh San được. Đối với Nhậm Doanh Doanh, Lịnh Hồ Xung cảm vì nghĩa trước khi yêu vì tình. Nhưng khi đã yêu, ông hoàn toàn chung thủy với Nhậm Doanh Doanh.

Đoàn Dự thì từ lúc trốn nhà ra đi đã gặp nhiều cô thiếu nữ và có lúc cũng cảm các cô ấy. Nhưng cuối cùng, ỏng chỉ mê Vương Ngọc Yến vì sắc đẹp cô này. Nhưng tuy hiếu sắc, ông không phải là người ích kỷ. Bởi đó, ông đã chí tình theo đuổi Vương Ngọc Yến, nhưng đã tỏ ra không ganh tỵ với người được Vương Ngọc Yến yêu là Mộ Dung Phục. Tình yêu cao thượng và bất vụ lại này cuối cùng đã làm cho Vương Ngọc Yến cảm phục và yêu lại ông.

Trương Vô Kỵ khác Đoàn Dự ở chỗ đồng thời yêu nhiều thiếu nữ và được họ yêu lại. Ông đã ở vào thế phân vân bất quyết rất lâu, chỉ đến lúc cuối cùng, ông mới thấy mình yêu Triệu Minh hơn cả và quyết tâm xây dựng hạnh phúc với cô này.

Vi Tiểu Bảo là người hiếu sắc và không chung tình riêng với người nào. Đã vậy, ông đã không ngần ngại dùng đến sự lừa dối hay ép buộc để bắt những người ông yêu phải nhận ông làm chồng.

Trong các nhơn vật chánh yếu kể trên đây, ông là nguời có nhiều vợ nhứt.

Về phần Dương Khang và Mộ Dung Phục, họ cũng có người yêu, nhưng họ không chung tình và sẵn sàng ruồng bỏ người yêu vì mục đích họ đeo đuổi.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Wed 30 Jun 2021, 12:27

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG  XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 2:

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ VÀ DIỄN TRÌNH BIẾN CHUYỂN CỦA TƯ TƯỞNG KIM DUNG XÉT QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


I. THÔNG ĐIỆP MÀ KIM DUNG NHẮN GỞI CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHÁNH TRỊ QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


B. PHẰN GIỐNG NHAU GIỮA CÁC NHƠN VẶT TRÊN ĐÂY DÙNG LÀM THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ CỦA KIM DUNG

Các nhơn vật trên đây có thể chia làm hai nhóm phân biệt nhau. Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người mà ai cũng cho là xấu, đáng bị phỉ nhổ hay chê cười. Các nhơn vật còn lại thì ít nhiều thâu phục được cảm tình của độc giả và có thể xem là những người đáng trọng và đáng khen. Tuy nhiên, giá trị của các nhơn vật được xem là tốt không phải như nhau.

Giữa họ với nhau, người trội hơn hết là Tiêu Phong, ông này không phải là một nhơn vật hoàn mỹ đến mức con người thật sự ngoài đời không sao đạt đến được. Nhưng nói chung, ông có rất nhiều đức tánh, ông có sự thông minh và trì chí để luyện tập thành một bực võ nghệ cao siêu, lại dũng cảm và bình tĩnh, đồng thời lúc nào cũng phụng thờ chánh nghĩa, ăn nói rất lễ độ và không bao giờ làm hại người để mưu lợi cho mình. Thái độ của ông đối với các bằng hữu và nhứt là đối với A Châu cho thấy rằng ông có tình cảm dồi dào, lại có lòng chung thủy và đã cư xử như một kẻ chí tình. Nhưng con người chí tình này lại đã luôn luôn hành động theo lý trí và theo lẽ phải. Do đó, ông đã trở thành một nhơn vật hiếm có, vượt lên trên những người khác một cách rõ rệt.

Người kém nhứt trong các nhơn vật được liệt vào hạng tốt kể trên đây là Vi Tiểu Bảo. Ông này không có sự kiên tâm trì chí để luyện tập các môn võ nghệ cho tinh thông ngoài môn Thần Hành Bách Biến là môn chạy trốn địch thủ. Ông lại ăn nói thô tục và thường tỏ ra gian xảo. Ông không ngần ngại lợi dụng thế lực để làm lợi cho mình, không những trong việc thâu thập tiền bạc và vật quí, mà còn trong việc thỏa mãn tánh hiếu sắc của mình. Tuy nhiên, Vi Tiểu Bảo cũng có một vài đức tánh tốt giống các nhơn vật đáng tôn trọng và đáng khen ngợi. Chinh nhờ các đức tánh tốt này mà ông không bị liệt vào hạng người đáng bị phỉ nhổ hay chê cười như Mộ Dung Phục và Dương Khang.

Ta có thể bảo rằng với các nhơn vật chánh yếu của mình, Kim Dung đã gởi một thông điệp kín đáo cho những người hoạt động chánh trị. Thông điệp đó là người lăn lộn trong chánh trường nếu không tốt được như Tiêu Phong thì ít nhứt cũng phải có các đức tánh tối thiểu của Vi Tiểu Bảo mới mong được dư luận dành cho chút ít cảm tình và liệt vào hạng người đáng khen. Các đức tánh tối thiểu này gồm có những gì?

1. Tinh thần xung phong

Tnrớc hết là tinh thần xung phong khiến người dám lộng hiểm đi làm việc phải. Các nhơn vật như Đoàn Dự, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ đã tỏ ra bướng bỉnh từ lúc còn nhỏ. Hư Trúc cũng cho thấy là ông rất dũng cảm ngay trong lúc võ nghệ hãy còn yếu kém. Tiêu Phong và Lịnh Hồ Xung thì chỉ xuất hiện lúc đã có tài nghệ cao rồi. Nhưng tất cả các nhơn vật trên đây đều sẵn sàng vì việc phải mà hy sinh chiến đấu. Xét thân thế họ, ta có thể nhận thấy rằng phần lớn đã được đào luyện từ nhỏ theo tinh thần phụng thờ chánh nghĩa. Riêng Dương Quá đã không được dạy dỗ một cách bình thường như các nhơn vật kia. Nhưng ông cũng đã sống từ nhỏ trong giới võ lâm và ít nhiều chịu ảnh hưởng của giới này.

Phần Vi Tiêu Bảo thì từ nhỏ đã sống trong một xã hội ăn chơi đàng điếm. Ông chỉ được biết các hành động anh hùng nghĩa hiệp qua những câu chuyện mà người ta kể lại. Tuy nhiên, từ bé, ông đã có lòng khâm phục các bực anh hùng nghĩa hiệp và cố gắng bắt chước họ. Bởi đó, mặc dầu bản tánh không dũng cảm, võ nghệ lại tầm thường, ông cũng đã dám liều mạng làm những việc mà ông cho là hợp với đạo lý giang hồ.

Cậu bé Vi Tiều Bảo đã dám giúp Mao Thập Bát đương đầu lại những cao thủ vây đánh ông ta, rồi về sau lại phụ lực với Vua Khương Hy đi đương đầu lại Ngao Bái. Lúc Tiền Lão Bản tự tiện đem Quận Chúa Mộc Kiếm Bình vào hoàng cung để nhờ giấu giùm cô này, Vi Tiểu Bảo rất lo sợ, nhưng vẫn chấp nhận vì cho đó là nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, khi Ni Sư Cửu Nạn dùng kiếm đâm Vua Khương Hy, Vi Tiểu Bảo đã dám nhảy ra đứng trước nhà vua để che chở cho nhà vua và phải nhận đón lát kiếm đó. Lần này, ông đã không có thì giờ suy tính và cân nhắc đắn đo trước khi hành động. Vậy, Vi Tiểu Bảo không phải có bản chất anh hùng nghĩa hiệp, nhưng đã học đòi làm anh hùng nghĩa hiệp và đã phần nào thành công, làm cho người ta phải liệt ông vào hạng người đáng khen ngợi.

2. Tinh thần phóng khoáng

Việc dám lộng hiểm những khi cần cho thấy rằng Vi Tiểu Bảo không phải quá tham sống sợ chết. Điều này làm cho ông có tinh thần phóng khoáng, không quá bận tâm về một vấn đề chưa giải quyết được, mặc dầu đó là vấn đề quan trọng, và ngay cả đến vấn đề liên hệ đến sự sống chết của mình. Ta đã thấy tinh thần này xuất hiện nơi Vi Tiểu Bảo khi ông biết là mình đã bị Hải Đại Phú hạ độc, khi ông bị Mao Đông Châu giả làm hoàng thái hậu đánh cho một Hóa Cốt Miên Chưởng và khi bị Hồng Giáo Chủ bắt uống Độc Long Dịch Cân Hoàn. Với những chất độc hoặc các vết thương có trong mình, Vi Tiểu Bảo có thể chết thảm. Nhưng ông đã không quá lo sợ đến mức bị mất sức để kháng hay bị sự khống chế của đối thủ.

Đó cũng là đức tánh của các nhơn vật khác được liệt vào hạng người tốt đã kể trên đây. Nói chung thì các nhơn vật này đều là những người có tinh thần phóng khoáng. Riêng Hư Trúc và Quách Tĩnh vì bản chất thiếu thông minh và chậm chạp nên thường phải bám vào các nguyên tắc đạo lý mình đã học. Tuy nhiên, họ cũng không đến nỗi quá cổ chấp câu nệ và cũng không quá bận tâm khi chưa giải quyết được một vấn đề thiết yếu đối với mình.

3. Tinh thần khoan dung

Các nhơn vật chánh yếu của Kim Dung được liệt vào hạng người tốt thường tỏ ra có thái độ khoan dung, không cư xử một cách quá khắc nghiệt với người khác và làm cho họ bị nhục nhã ê chề, dẫu cho họ là kẻ đương đầu lại mình. Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ và Lịnh Hồ Xung cuối cùng đều là những người võ nghệ cao siêu, có khi còn là người có địa vị lãnh đạo rất cao của một quốc gia hay một đoàn thể. Do đó, họ dễ có sự khoan dung như vậy.

Phần Vi Tiểu Bảo thì võ nghệ tầm thường. Khi ông có một quyền thế lớn lao đối với kẻ khác thì quyền thế này thường do sự ủy nhiệm của một nhơn vật khác như của Vua Khương Hy hay của Hồng Giáo Chủ, thành ra đó chỉ là một thế lực ngoại lai mà ông mượn tạm chớ không phải do nơi bản thân ông mà có. Tuy nhiên, trong sự cư xử với kẻ khác, Vi Tiểu Bảo vẫn phần nào có tinh thần khoan dung, ông vốn thù ghét Ngô Tam Quế vì ông này là đối thủ của Vua Khương Hy lẫn Thiên Địa Hội. Nhưng ông đã tỏ ra biết đối xử đứng đắn với các võ sĩ được Ngô Tam Quế cho theo hộ vệ Ngô Ứng Hùng trong dịp Ngô Ứng Hùng về Bắc Kinh. Vì có nghiêm lịnh của Ngô Tam Quế, họ không dám tỷ đấu với các võ sĩ của Khương Thân Vương. Lúc các võ sĩ của Khương Thân Vương cố tình làm nhục họ bằng cách làm cho họ rớt mũ, họ vẫn không phản ứng, nhưng rất phẫn nộ. Mặc dầu đương ở địa vị một người khách quí trong bữa tiệc, Vi Tiểu Bảo đã đích thân lượm các mũ bị đánh rớt để trao lại cho các võ sĩ của Ngô Tam Quế làm cho họ rất cảm kích.

Đây là một nguyên tắc áp đụng trong giới đàng điếm lưu manh trong đó Vi Tiểu Bảo đã sống khi còn nhỏ. Dầu có dùng sự lừa bịp mà bóc lột kẻ khác, giới này vẫn không vơ vét hết tiền bạc của người bị bóc lột, mà còn để lại cho người đó một phần để ít nhứt nạn nhơn của họ còn có đủ lộ phí mà về đến nhà. Cậu bé Vi Tiểu Bảo đã theo nguyên tấc này trong khi cờ gian bạc lận lúc còn ở kỹ viện: lúc nào cậu cũng để lại một số tiền cho người bị cậu lừa bịp. Đó là vì cậu nghĩ rằng như vậy thì việc làm ăn của cậu mới bền bĩ và không gây sự nghi ngờ của nạn nhơn, đồng thời không làm cho nạn nhơn tức quá mà hành hung với cậu. Để lại cho những kẻ thua mình một số tiền nhỏ để họ còn có đủ lộ phí mà về đến nhà, nói cách khác, nếu không cần thiết thì không dồn người khác vào con đường cùng để đến nỗi họ phải liều mạng triệt hạ mình cho bằng được: đó là một bài học khôn ngoan được áp dụng trong giới đàng điếm lưu manh. Nhưng bài học này có thể áp dụng trong sự hoạt động chánh trị. Vi Tiểu Bảo đã áp dụng nó khi ngẫu nhiên mà dính dáng đến chánh sự. Nhờ đó, ông đã thành công và có phong thái của người hào hiệp, ít nhứt là ở bề ngoài.

4. Tinh thần hào phóng dám xài tiền những khi cần

Nói cho thật đúng thì Vi Tiểu Bảo không phải là hoàn toàn không có cốt cách hào hiệp. Tuy có lợi dụng mọi cơ hội để làm giàu hằng mọi cách, ông không phải chỉ nghĩ đến tiền bạc của cải. Mặc dầu biết địa điểm mà người Mãn Châu chôn giấu một kho tàng khổng lồ, ông đã không tìm cách đào lấy kho tàng đó, chỉ vì sợ làm đứt long mạch nhà Thanh, khiến cho Vua Khương Hy bị hại. Mặt khác, Vi Tiểu Bảo lúc nào cũng tỏ ra hào phóng. Ông đã bỏ ra những số tiền lớn để cho các bạn quen và các cộng sự viên của mình. Lúc có tin Đài Loan bi nạn bão lụt và thấy Vua Khương Hy quá lo nghĩ về vấn đề này ông đã khẳng khái bỏ ra 250 vạn lạng bạc — một số tiền khổng lồ — để đóng góp vào việc giúp đỡ dân chúng đảo này, việc dám xài tiền như vậy làm cho Vi Tiểu Bảo giống các nhơn vật chánh yếu được xem là tốt, mặc dầu ông không bằng họ vì đã làm tiền bằng những phương pháp bất chánh, kể cả việc đục khoét nhơn dân.

5. Quyết tâm không lừa thầy phản bạn

Tuy nhiên, trong tất cả các đức tánh của Vi Tiểu Bảo, không đức tánh nào đẹp và đáng quí bằng quyết tâm không lừa thầy phản bạn.

Sau khi theo Mao Thập Bát đến Bắc Kinh, Vi Tiểu Bảo đã gặp rất nhiều người trong nhiều giới và đã chấp nhận một sổ người làm thầy, đồng thời cũng đã kết bạn với nhiều người. Nhưng đối với một số người như Hồng Giáo Chủ và các bộ hạ của ông này trong Thần Long Giáo, Vi Tiểu Bảo chì bắt buộc nhận họ làm thầy hay làm bạn. Các quan lại của triều Thanh cũng được Vi Tiểu Bảo tỏ vẻ thân cận, và ông còn làm lễ kết nghĩa anh em với Sách Ngạch Đồ. Tuy nhiên, Vi Tiểu Bảo không phải thành tâm làm bạn với họ. Khi cần, ông ta có thể hạ độc thủ với họ: ông đã từng dùng dao chủy thủ đâm vào lưng Đa Long để hạ sát vị tổng quản này. Vi Tiểu Bảo rất kính phục Ni Sư Cửu Nạn và đã theo bà một thời gian. Nhưng dụng ý của ông lúc đó là được thân cận với Cô A Kha.

Thật ra thì vị sư phụ duy nhứt mà Vi Tiểu Bảo vừa kính phục, vừa thương mến, vừa sợ hãi là Trần Cận Nam và ngoài Mao Thập Bát là người đã đưa ông vào giới giang hồ, Vi Tiểu Bảo thật sự chỉ xem là bạn các đồng chí của ông trong Thièn Địa Hội. Đối với Vua Khương Hy, tình cảm của Vi Tiểu Bảo rất phức tạp. Từ khi biết được cậu bé Tiểu Huyền Tử đã tỷ võ với minh chinh là nhà vua, Vi Tiểu Bảo đã lần lần kính phục và thương mến Vua Khương Hy. Dĩ nhiên là ông không dám xem nhà vua là bạn của mình như một thân hữu thông thường. Và việc ông gọi Vua Khương Hy là sư phụ chẳng qua chỉ là một phương thức để hai người còn có thể nói chuyện thân mật với nhau mà khỏi phải giữ lễ chúa tôi. Vi Tiểu Bảo đã cố sức phục vụ Vua Khương Hy, nhưng không phải theo nhà vua này một cách hoàn toàn, tuyệt đối. Vậy, đổi với Vi Tiểu Bảo, Vua Khương Hy một phần là chúa, một phần là người thân thiết. Nhưng mặc dầu có lúc ông không nói hết sự thật hoặc làm hết những việc mà Vua Khương Hy muổn bắt ông làm, Vi Tiểu Bảo vẫn có lòng thương nhà vua này một cách thành thật.

Đối với Vua Khương Hy một bên, Trần Cận Nam và Thiên Địa Hội một bên, Vị Tiểu Bảo đều có lòng kính trọng và thương mến. Ông đã không chấp nhận bội phản bên nào mặc dầu điều này có thể làm thiệt hại không những đến tài sản hay địa vị, mà cả đến sanh mạng của ông. Vua Khương Hy có thể ra lịnh xử tử ông vì ông không chịu chống lại Trần Cận Nam và Thiên Địa Hội. Người của Thièn Địa Hội cũng có thể ám sát ông vì ông không chịu phản Vua Khương Hy để lo việc khôi phục nhà Minh. Nhưng ViTiểu Bảo đã cương quyết giữ vững lập trường mình. Với hành động này, ông đã hoàn toàn tỏ ra mình là người có bản chất anh hùng nghĩa hiệp và không thua kém các nhân vật chánh yếu khác của Kim Dung được liệt vào hạng tốt như Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ và Lịnh Hồ Xung.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Wed 30 Jun 2021, 12:37

Bài dài quá thầy ui, đọc mãi mới hết. Mà đầu óc em bị làm sao rồi á, đọc đoạn cuối thì quên đoạn đầu Sad
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Mon 19 Jul 2021, 11:58

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG  XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 2:

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ VÀ DIỄN TRÌNH BIẾN CHUYỂN CỦA TƯ TƯỞNG KIM DUNG XÉT QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


II. CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ MÀ KIM DUNG ĐƯA RA TRONG MỘT SỐ ĐỀ TÀI QUAN TRỌNG ĐƯỢC ÔNG TRÌNH BÀY VÀ MỔ XÈ.

Ngoài thông điệp mà Kim Dung nhắn gởi cho những ngưởi hoạt động chánh trị qua sự tích các nhơn vật chánh yếu trong các bộ truyện võ hiệp nổi tiếng của ông, lại còn một sổ thông điệp chánh trị khác mà ta có thể nhận thấy qua các vấn đềquan trọng được ông trình bày và mổ xẻ một cách sâu sắc và hấp dẫn.


A. VẤN ĐỀ CHÁNH NGHĨA CỦA CON NGƯỜI TRANH ĐẤU CHẢNH TRỊ

Người tranh đấu chánh trị có thể phân ra làm hai hạng: một hạng chỉ biết có quyền lợi của mình và trắng trợn nhìn nhận điều này, và một hạng công khai dựa vào một chánh nghĩa. Trong hạng sau này, lại có người thật sự tin tưởng nơi chánh nghĩa mình nêu ra, và người chỉ lợi dụng nó chớ không thành tâm phục vụ nó. Vậy, chánh nghĩa được nêu ra trước hết là để thâu hút sự tán thành và ủng hộ của quần chúng. Nhưng đối với một số người, nó cũng là một lý tưởng biểu tượng cho một lẽ phải cao qui thúc đẩy họ tranh đấu một cách dũng mãnh và liên tục. Dầu thế nào thì vấn đề chánh nghĩa cũng là một vấn đề quan trọng vào bực nhứt trong công cuộc tranh đấu chánh trị. Nó là một trong những yếu tố mang sự thành công đến cho người tranh đấu, vì kẻ tranh đấu cho quyền lợi mình và trắng trợn nhìn nhận điều này thường bị nhiều người chống đối và khó có thể triệt hạ hay chế ngự hết mọi người để đem phần thắng lợi cuối cùng về cho mình.

Trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, ta có thể nhận thắy hai loại chánh nghĩa: một loại dựa vào dân tộc và một loại dựa vào một đạo lý có tánh cách tổng quát hơn.

1. Chánh nghĩa dựa vào dân tộc.

a. Bản chất của chánh nghĩa dựa vào dân tộc.

Từ khi đã được văn minh, loài người đã thành lập những cộng đồng có tổ chức, nếu nhỏ và thuần túy về huyết thống thì gọi là bộ tộc, còn lớn và có huyết thống phần nào bị pha trộn thì gọi là dân tộc. Ai cũng sanh ra bên trong một cộng đồng như vậy và được nhàu nắn từ nhỏ theo nếp sống vật chất và tinh thần của bộ tộc hay dân tộc của mình nên tự nhiên có những mối liên hệ tình cảm rất sâu đậm với nó. Nói chung thì phần lớn con người đều xem bộ tộc hay dân tộc của mình cao quí hơn bộ tộc hay dân tộc khác. Họ cũng muốn cho bộ tộc hay dân tộc minh vượt lên trên và chế ngự các bộ tộc và dân tộc khác, hay it nhứt cũng không bị bộ tôc hay dân tộc khác chế ngự. Bởi đó, việc phục vụ bộ tộc hay dân tộc tự nhiên trở thành một chánh nghĩa làm động lực cho cuộc tranh đấu chánh trị. Chánh nghĩa này lại càng trở thành cấp thiết để huy động người theo phục vụ nó khi bộ tộc hay dân tộc bị sự uy hiếp hay bị sự chế ngự của bộ tộc hay dân tộc khác.

Giai đoạn làm khung cảnh cho các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung là một giai đoạn trong đó người Hán tộc đã bị sự uy hiếp hay sự chế ngự của những người thuộc bộ tộc khác. Người Khiết Đơn lập nước Đại Liêu đã gây áp lực nặng nề ở phía đông bắc Trung Quốc. Họ Thát Bạt thuộc tộc Tiên Ti lập nước Tây Hạ cũng đã nhiều lần lấn vào biên cảnh của Trung Quốc ỏ phía tây bắc để cướp bóc. Sau đó, người Nữ Chân lập nước Đại Kim đã chiếm đoạt Hoa Bắc trong tay người Hán. Người Mông Cổ đi xa hơn, đã chinh phục cả Trung Quốc để lập nên nhà Nguyên. Sau nữa, người Mãn Châu, một giống dân thuộc tộc Nữ Chân, cũng đã chinh phục Trung Quốc và lập nhà Thanh. Bởi đó, trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, chánh nghĩa dân tộc đã đóng một vai tuồng rất quan trọng đổi với những người Trung Hoa thuộc Hán tộc.

Nói chung thì việc đề cao bộ tộc hay dân tộc mình dễ đưa đến việc xem các bộ tộc hay dân tộc khác là thù địch. Bởi đó, chánh nghĩa dân tộc thường xây dựng trên lòng căm hận bộ tộc hay dân tộc thù địch với mình và điều này làm cho người xem bộ tộc hay dân tộc thù địch đó là tàn bạo hung ác và còn ở trong tình trạng mọi rợ dã man.

Kim Dung dĩ nhiên là đã mô tả điều này trong các bộ truyện võ hiệp nổi tiếng của ông. Nhưng ông cũng đồng thời nêu ra nhiều khía cạnh khác rất đặc biệt để cho chúng ta thấy rằng vấn đề thật sự rất phức tạp chớ không phải là đơn giản như người ta có thể lầm tưởng.

b. Chánh nghĩa dân tộc và các nhân vật chánh yếu trong các truyện võ hiệp Kim Dung.

Nếu chì lấy sự tích các nhân vật chánh yếu đã được nêu ra trên đây để nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ có Lịnh Hồ Xung là hoàn toàn không có liên hệ gì đến sự giiao tiếp giữa Hán tộc với các bộ tộc khác. Phần Hư Trúc thì chỉ có liên hệ đến sự giao tiếp đó ở chỗ ông đã cưới một công chúa Tây Hạ làm vợ. Nhưng điều này không gây trở ngại gì cho công việc của ông hav của các bạn ông.

Mộ Dung Phục và Đoàn Dự thì ở trong những hoàn cảnh rất đặc biệt. Mộ Dung Phục vốn là người thuộc tộc Tiên Ti và mưu đồ chiếm một phần lãnh thổ người Hán để lập nước Đại Yên. Đoàn Dự là người của nước Đại Lý, nhưng tổ tiên ông lại là người Hán tộc và nói chung thì nước Đại Lý của ông trước sau vẫn có sự giao hảo với ngưởi Hán tộc chớ không có sự thù hiềm.

Riêng Dương Khang là người Hán tộc nhưng lại vì ham mê phú quí mà nhận làm con của Hoàng Nhan Liệt, thân vương nước Đại Kim. Ông đã tận lực giúp đỡ nước Đại Kim trong mưu đồ chinh phục đất của Đại Tống. Vậy, ông đã hoàn toàn đi ngược lại chánh nghĩa dân tộc. Do đó, ông đã bị sỉ vả là người nhận giặc làm cha và phản dân hại nước. Trong số những nhơn vật có vấn đề cần phải giải quyết khi muổn phục vụ chánh nghĩa dân tộc thì người ít bị rắc rối nhứt là Trương Vô Kỵ. Ông là người cầm đầu cuộc tranh đấu của người Hán để tự giải phóng khỏi ách thống trị của người Mông Cổ đã thành lập nhà Nguyên. Nhưng người yêu ông là Triệu Minh lại là con gái của một thân vương Mông Cổ đương cầm binh đánh lại các tổ chức người Hán chống đối triều đình. Tuy nhiên, Triệu Minh đã yêu Trương Vô Kỵ đến mức từ bỏ gia tộc và địa vị của mình để theo ông. Lúc đã theo Trương Vô Kỵ rồi, Triệu Minh mặc dầu không trực tiếp giúp đỡ ông chọi lại quân Mông Cổ, cũng đã không chút nào ngăn trở ông trong việc thi hành nhiệm vụ của ông đối với Hán tộc, nên Trương Vô Kỵ đã không phải lọt vào một hoàn cảnh khó xử.

So với Trương Vô Ky, Quách Tĩnh ở vào một tình trạng rắc rối hơn. Lúc nhỏ, ông đã ở đất Mông Cổ và đã được người Mông Cổ tiếp nhận và dưỡng dục. Ổng đã từng hợp tác với các nhà lãnh đạo Mông Cổ đi tranh đấu cho quyền lợi dân Mông Cổ. Do đó, ông đã được Thành Cát Tư Hán yêu mến và hứa gả con gái là Công Chúa Hoa Tranh. Riêng Đà Lôi là con trai của Thành Cát Tư Hãn đã kết nghĩa anh em với ông. Vậy, có thể nói rằng Quách Tĩnh đã có những liên hệ tình cảm và quyền lợi sâu đậm với người Mông Cổ. Nhưng sau đó, các nhà lãnh đạo Mông Cổ lại có ý định xâm chiếm lãnh thổ nhà Đại Tổng của người Hán Tộc. Họ đã tỏ ý sẵn sàng trọng dụng Quách Tĩnh và cho ông một địa vị cao và một thế lực lớn nếu ông chịu hợp tác với họ. Do đó, Quách Tĩnh đã phải chọn lựa giữa chánh nghĩa dân tộc với quyền lợi cùng tình cảm cá nhơn của ông. Tuy bản tánh chậm chạp, ông đã quyết định về vấn đề này một cách nhanh chóng và đã cương quyết đứng về phia chánh nghĩa dân tộc. Ổng đã sẵn sàng lén vào đại bản dinh Mông Cổ để hành thích vị chủ tướng của địch quân mặc dầu vị chủ tướng đó chính là Đà Lôi, người đã từng kết nghĩa anh em với ông.

Có lẽ Quách Tĩnh phần nào dễ quyết định vì thân mẫu ông đã dạy ông bài học yêu nước từ lúc bé. Bà lại đã tự tử sau khi bị Thành Cát Tư Hãn ra lịnh bắt đi để Quách Tĩnh khỏi bị uy hiếp và bắt buộc phải phục vụ người Mông Cổ. Vậy, bà đã vì Thành Cát Tư Hãn mà chết. Mặt khác, Quách Tĩnh thật sự không yêu Công Chúa Hoa Tranh mà lại yêu Hoàng Dung. Điều này thêm vào việc mẹ mất vì Thành Cát Tư Hãn làm cho ông dễ dàng đứng về phía dân tộc minh để chống lại Mông Cổ.

So với Quách Tĩnh, hoàn cảnh Dương Quá lại càng éo le hơn. Dương Quá vổn đã thấy cảnh người Mông Cổ sát hại ngưởi Hán tộc và rất căm phẫn. Nhưng sau khi được biét rằng Quách Tĩnh và Hoàng Dung có dính dáng đến cái chết của thân phụ mình là Dương Khang mà không biết rõ thật sự Dương Khang đã làm những gì, ông đã nảy sanh ý định dựa vào người Mông Cổ để sát hại Quách Tĩnh và Hoàng Dung để báo thù cho thân phụ. Đó là vì ông nhận chân rằng võ công mình còn kém Quách Tĩnh, mà Hoàng Dung lại là người rất có mưu cơ, nên ông không thể thành công nếu không được sự yểm trợ của một thế lực mạnh. Tuy nhiên, khi thấy Quách Tĩnh và Hoàng Dung tận lực bảo vệ thành Tương Dương trước cuộc tấn công của người Mông Cổ, ông lại cảm thấy cố chỗ không ổn nên hóa ra ngần ngại trong việc hãm hại họ. Cuổi cùng, ông đã tránh được việc sa vào lầm lỗi trước đây của thân phụ ông khi đã biết được sự thật về ông này. Chẳng những không sát hại Quách Tĩnh và Hoàng Dung, ông còn giúp họ trong việc chặn đứng một cuộc tấn công của người Mông Cổ trong dịp chúc thọ cho Quách Tường.

c. Hai khía cạnh đặc biệt của vấn đề chánh nghĩa dân tộc, biểu lộ qua trường hợp của Tiêu Phong và Vi Tiều Bảo.

Nhưng về vấn đề chánh nghĩa dân tộc, hai nhơn vật có sự tích đáng lưu ý hơn hết là Tiêu Phong và Vi Tiểu Bảo. Với trường hợp hai nhơn vật này, Kim Dung đã nêu ra hai khía cạnh đặc biệt của vấn đềchánh nghĩa dân tộc.

1) Tiêu Phong vốn là người thuộc bộ tộc Khiết Đơn. Nhưng từ bé, ông đã được giao cho một gia đình người Hán nuôi dưỡng, rồi lại theo người Hán đi học tập văn võ. Cho đến khoảng 30 tuổi, ông đã mang tên là Kiều Phong và chỉ sổng với người Hán. ông đã được nuôi dưỡng và giáo dục trong tinh thần căm thù và khinh thị người Khiết Đơn. Khi hoạt động cho Cái Bang, ông đã lấy việc phá vở các mưu đồ của người Khiết Đơn và giết hại người Khiết Đơn làm những công trạng đáng được khen ngợi.

Đến khoảng 30 tuổi, trong lúc giữ chức vụ Bang Chủ Cái Bang, Kiều Phong mới bị những người thù nghịch vạch rõ chơn tướng ông là người Khiết Đơn. Ông xem việc làm người Khiét Đơn là một sỉ nhục nên rất xấu hổ và bực tức. Trong khi đi điều tra thêm về thân thế mình, có lẽ ông vẫn ngầm hy vọng rằng ông thật sự là người Hán. Nhưng đến lúc đã có bằng chứng không thể chổi cãi được rằng ông là người Khiết Đơn, Tiêu Phong đã chứng kiến được việc quân Đại Tống thuộc giống Hán cư xử một cách tàn bạo dã man đổi với những người dân Khiét Đơn yếu đuối và vô tội. Nhờ đó, ông ý thức rằng sự tàn bạo dã man không phải là bản chất riêng của người Khiết Đơn. Mặc dầu có một nền văn hóa mà họ tự hào là cao hơn văn hóa Khiết Đơn, người Hán cũng có những hành động tàn bạo dã man. Mặt khác, tình yêu của A Châu là một cô gái Hán tộc lúc đã biết chắc ông là người Khiết Đơn còn làm cho Tiêu Phong thấy rằng sự phân biệt giữa các dân tộc không ngăn chận được các cá nhơn dị chủng thông cảm nhau và thương yêu kính mến lẫn nhau.

Những điều trên đây làm cho Tiêu Phong xét lại vấn đề chánh nghĩa dân tộc. Ông đã nhận chân rằng nó không phải có tánh cách khách quan và biểu lộ một chơn lý tuyệt đối, mà là một quan niệm chủ quan và do đó mà có thể đưa đến những cái nhìn và những hành động thiên vị. Người phụng thờ chánh nghĩa dân tộc một cách tuyệt đối lúc nào cũng xem dân tộc minh là giỏi nhứt và luôn luôn có lý. Họ luôn luôn binh vực dân tộc mình và chỉ biết có quyền lợi của dân tộc mình. Do đó, họ có thể tỏ ra bất công và tàn nhẫn đối với dàn tộc khác.

Sau khi đã thấy rõ sự thật về chánh nghĩa dân tộc, Tiêu Phong đã điều chỉnh lại thái độ của mình. Ông vẫn theo chủ trương phục vụ quyền lợi dân tộc mình: đó là dân tộc Khiết Đơn từ khi ông biết chắc là ông thuộc nòi giổng Khiết Đơn. Chắc hẳn là ông không ngần ngại hy sinh quyền lợi và cả tánh mạng mình để bảo vệ nước Đại Liêu nếu nước này bị dị tộc xâm lấn. Nhưng Tiêu Phong đã không tán thành việc nhà vua Đại Liêu mở cuộc xâm lăng Đại Tổng để mở rộng bờ cõi Đại Liêu và làm cho dân Khiết Đơn chế ngự được dân Hán. Ổng đã treo ấn từ quan để khỏi phải tham dự chiến dịch xâm lăng đó. Và ông thà chịu ngồi tù chớ không đổi ý mặc dầu nhà vua Đại Liêu đã tìm mọi cách thuyết phục ông. Cuổi cùng, khi đã được các bạn giải thoát khỏi ngục thất Đại Liêu, ông đã uy hiếp cả vua Đại Lièu để ép ông này chấp nhận xem nước Đại Tống là nước anh em và bỏ ý định xâm lăng của minh. Nhưng ông ý thức rằng đó là một hành động trái với quyền lợi dân tộc mình và đụng chạm đến uy quyền của nhà lãnh đạo nước mình và đã vung gươm tự sát.

2)  Vi Tiểu Bảo không phải bị dồn vào thế phải hủy mình như Tiêu Phong, nhưng cũng đã phải rời bỏ chánh trường. Nỗi khổ tâm của ông có khác nỗi khổ tâm của Tièu Phong, nhưng cũng phát xuất từ một khía cạnh đặc biệt của vấn đề chánh nghĩa dân tộc.

Nhà Thanh vốn do người Mãn Châu xây dựng và khi xâm lăng Trung Quốc, người Mãn Châu đã sát hại rất nhiều người Hán tộc. Thièn Địa Hội là một đoàn thể chủ trương chống lại nhà Thanh để khôi phục nhà Minh: đó là một tổ chức của người Hán ái quốc nhằm mục đích giải phóng dân Hán khỏi ách thống trị của người Mãn Châu. Khi theo Thiên Địa Hội, Vi Tiểu Bảo không phải đã gượng gạo chấp nhận gia nhập vì tình thế bắt buộc mà đã thật sự ngưỡng mộ đoàn thể này, vì từ lúc nhỏ, ông đã bị ảnh hưởng của những người trong giới giang hồ khích động tinh thần dân tộc. Người bạn đầu tiên của Vi Tiểu Bảo trong giới này lại là Mao Thập Bát, một người có nhiệt tâm trong việc giải phóng Hán tộc khỏi sự cai trị của nhà Thanh.

Đối với Vua Khương Hy, Vi Tiểu Bảo chỉ ngẫu nhiên mà được gần gũi. Nhưng về sau, Vi Tiểu Bảo đã có sự thương mến và kính trọng Vua Khương Hy, mà điều này không phải chì vì Khương Hy là một nhà vua và có ban nhiều ơn huệ cho ông. Một trong những lý do làm cho Vi Tiểu Bảo trung thành với Khương Hy là vì qua nhiều cuộc nói chuyện với nhà vua này, ông đã nhận thấy rằng đó là một người thật sự thương nhơn dân và hết lòng lo cho nhơn dân. Vua Khương Hy đã khẳng định rằng dưới quyền mình, bá tánh còn được dễ chịu hơn dưới quyền các nhà vua triều Minh. Điều này đã được chính các học giả Cố Viêm Võ, Tra Kế Tá, Hoàng Lê Châu và Lữ Lưu Lương công nhận với Vi Tiểu Bảo. Tuy vẫn chống vua Khương Hy vì ông này là người Mãn Châu, các học giả người Hán trên đây cũng nhận thấy rằng các vua nhà Minh từ vua khai quốc là Thái Tổ (t.v. 1368-1398) cho đến vua chót là Sùng Trinh (t.v. 1628-1644), người thì tàn nhẫn bạo ngược, người thì mê muội hồ đồ, chẳng ai sáng suốt và tốt bằng Vua Khương Hy.

Vi Tiểu Bảo đã rút lui khỏi chánh trường vì không muốn bị kẹt giữa hai yêu cầu: một bên của những người nhứt định chống Vua Khương Hy vì đó là một nhà vua dị tộc, một bên của Vua Khương Hy bắt buộc ông phải tuyệt đối trung thành với mình và triệt hạ những người chống mình. Tuy không nói một cách rõ ràng, Kim Dung đã cho chúng ta thoáng thấy rằng một trong những lý do làm cho Vi Tiểu Bảo không chịu đứng hẳn về phía chánh nghĩa dân tộc và phản bội Vua Khương Hy là vì ông đã phần nào có cảm giác là nhà vua di tộc đó đã sáng suốt và thương dân Hán hơn là các nhà vua Hán tộc của triều đại trước.

d. Những khổ tâm nan giải mà người theo chánh nghĩa dân tộc có thể gặp.

Với cái chết của Tiêu Phong và sự rút lui khỏi chánh trường của Vi Tiểu Bảo, Kim Dung đã nêu ra những khổ tâm nan giải mà người theo chánh nghĩa dân tộc có thể gặp. Nói chung thì việc phục vụ dân tộc là một việc hợp chánh nghĩa và không ai phủ nhận được điều này. Nhưng liệu con ngưởi có thể chấp nhận làm bất cứ việc gì để phục vụ dân tộc minh hay không?

Vấn để này được đặt ra khi các nhà lãnh đạo dân tộc có chủ trương thống trị tất cả các dân tôc khác và áp dụng một chánh sách bạo tàn đổi với tất cả mọi người để đạt mục đích của mình. Việc nhà vua Đại Liêu muốn xâm lăng nước Đại Tống cố thể so sánh với việc Hitler muốn chinh phục các nước Âu Châu khác để tiến đến việc chinh phục hoàn cầu. Và nỗi khổ tâm cùa Tiêu Phong thật cũng chẳng khác nỗi khổ tâm của những người Đức ái quốc, nhưng theo lý tưởng tự do và nhơn bản trong thời Đảng Quốc Xã cầm quyền. Những người này đã bị giằn vặt giữa hai yêu cầu trái ngược nhau. Với tư cách là người Đức, họ thấy phải phục vụ dân tộc Đức. Nhưng với tư cách là người theo lý tưởng tự do và nhơn bản, họ thấy phải chống chọi lại Hitler và do đó mà phải chống chọi lại chánh quyền Đức đương hữu. Họ không phải đã tự tử như Tiêu Phong. Nhưng dầu cuối cùng đã chọn con đường nào, chắc hẳn là họ cũng hết sức khổ tâm.

Một trường hợp khổ tâm tương tự là trường hợp nhà bác học Nga lừng danh Sakharov. Ồng chắc chắn là một người thương nước. Trong lúc còn tin tưởng rằng Liên Sô bị Mỹ uy hiếp và cần tăng cường lực lượng để tự vệ, ông đã tận lực phục vụ chánh quyền cộng sản Nga. Chính ông là người đã chế tạo quả bom khinh khí đầu tiên cho nước mình. Nhưng với việc chánh quyền cộng sản Nga dùng võ lực thanh toán phong trào đòi tự do hóa ở Tiệp Khắc năm 1968, Sakharov đã nhận chân rẳng chính quyền cộng sản Nga có một chánh sách tàn bạo phi nhân và có chủ trương chế ngự cả hoàn cầu để xây dựng một chế độ độc tài toàn diện trên toàn thế giới. Do đó, ông đã chống lại chánh quyền này. Tuy chưa đi đến mức chót như Tiêu Phong là ép được các nhà lãnh đạo nước mình từ bỏ chánh sách của họ rồi tự tử, Sakharov đã thực hiện bước đầu của Tiêu Phong là treo ấn từ quan rồi đi ngồi tù: Ông Sakharov đã bỏ hết các quyền lợi mà ông đã hưởng được trong chế độ cộng sản Liên Sô với tư cách là một nhà bác học xuất sắc lại có công lớn, và hiện đang sổng trong cảnh “nội lưu”, tức là bị bắt buộc phải đến ở một vùng xa thủ đô Moscow do chánh quyền cộng sản Liên Sô chì định.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13Wed 01 Sep 2021, 11:03

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG  XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 2:

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ VÀ DIỄN TRÌNH BIẾN CHUYỂN CỦA TƯ TƯỞNG KIM DUNG XÉT QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG


II. CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ MÀ KIM DUNG ĐƯA RA TRONG MỘT SỐ ĐỀ TÀI QUAN TRỌNG ĐƯỢC ÔNG TRÌNH BÀY VÀ MỔ XÈ.

2. Chánh nghĩa dựa vào một đạo lý có tánh cách tổng quát hơn.

a.Vấn đề chánh nghĩa dựa vào một đạo lý có tánh cách tổng quát.

Câu chuyện của Tiêu Phong và Vi Tiểu Bảo đã cho thấy rằng ngoài chánh nghĩa dân tộc, con người còn có thể phụng thờ một loại chánh nghĩa khác đặt nền tảng trên một đạo lý có tánh cách tổng quát hơn. Loài người vốn có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, về mặt chánh trị, đã có nhiều lý tưởng khác nhau xuất hiện. Mặt khác, người muốn tranh đấu cho lý tưởng của mình thường phải kết hợp nhau lại. Vì thế, trong xã hội nào cũng có nhiều đoàn thể khác nhau, mỗi đoàn thể thờ một lý tưởng và xem việc phục vụ lý tưởng đó là một việc làm hợp với chánh nghĩa. Do chỗ có lý tưởng khác nhau, các đoàn thể đã xung đột nhau nhiều khi rất mãnh liệt.

Tuy nhiên, vì nhu cầu, một vài đoàn thể có thế giúp đỡ nhau hoặc kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong một liên minh.

Nhưng trong khi liên minh với nhau, các đoàn thể lại có thể ngầm chống chọi hay phá hại nhau. Mặt khác, bên trong một đoàn thể, có thể có sự bất đồng ý kiến về cách giải thích một nguyên lý chung, hoặc về phương pháp phải áp dụng để đạt mục đích chung. Sự bất đồng ý kiến này có thể đưa đến sự xung đột làm cho đoàn thể phân hóa thành nhiều phe chống chọi nhau. Khi có sự phân hóa như vậy, người của các phe chống chọi nhau có thể áp dụng nguyên tắc “phải diệt kẻ nội thù trước khi chống nhau với ngoại hoạn” và đối phó với nhau một cách quyết liệt. Bởi đó, sự xung đột giữa các phe chống chọi nhau bên trong một đoàn thể lắm lúc còn dữ dội hơn sự xung đột giữa các đoàn thể khác nhau. Các phe chống chọi nhau bên trong một đoàn thể có thể đi đến chỗ hợp tác với đoàn thể khác để triệt hạ phe đối địch với mình.

b. Sự hợp tác và xung đột giữa các phe phái trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và CÔ GÁI ĐỒ LONG.

Việc thành lập phe phái phụng thờ lý tưởng khác nhau và hợp tác với nhau hoặc xung đột với nhau là một hiện tượng tự nhiên và thường trực của mọi xã hội và trong mọi thời kỳ lịch sử. Bởi đó, nó dĩ nhiên phải được Kim Dung mô tả trong các bộ truyện võ hiệp của ông. Có thể nói rằng tác phẩm nào của Kim Dung cũng có những phe nhóm môn phái hợp tác với nhau hoặc xung đột tranh đấu với nhau. Nhưng về mặt hợp tác, xung đột và tranh đấu giữa các môn nhái, các tác phẩm có ý kiến đặc biệt đáng lưu ý hơn hết là hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và CÔ GÁI ĐỒ LONG.

1) Đề tài của bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ là cuộc xung đột và tranh đấu giữa các môn phái bên trong một xã hội không có ngoại hoạn. Trong bộ truyện võ hiệp này, Kim Dung đã mô tả hoạt động của một số phe phái trong đó có vai tuồng cốt yếu là Triêu Dương Thần Giáo, chùa Thiếu Lâm, phái Võ Đương, năm kiếm phái của năm hòn núi lớn là Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn, và phái Thanh Thành.

Triêu Dương Thần Giáo có những nhà lãnh đạo võ nghệ cao cường và có một kỹ thuật tổ chức và tranh đấu rất tàn độc nhưng rất hữu hiệu. Đoàn thể này chủ trương làm yếu các môn phái khác để bắt các môn phái ấy tùng phục mình, môn phái nào không chấp nhận thì bị tiêu diệt.

Các đoàn thể khác đã được tổ chức theo lề lối cổ truyền khác với lề lối hữu hiệu nhưng tàn độc của Triêu Dương Thần Giáo. Trong sự đối phó với họ, Triêu Dương Thần Giáo lại tỏ ra hết sức hung bạo. Bởi đó, họ tự cho rằng họ thuộc bạch đạo tức là chánh phái trong khi Triêu Dương Thần Giáo bi họ gọi là Ma Giáo tức là tà đạo. Họ rất thù hằn Ma Giáo và nhứt quyết phải trừ diệt đoàn thể này.

Để đối phó Với Triêu Dương Thần Giáo, các đoàn thể thuộc bạch đạo đáng lẽ phải đoàn kết với nhau một cách thành thật. Hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương đã có một thái độ rất đứng đắn. Nhưng các vị cầm đầu hai phái này là những nhà tu hành nên chỉ chấp nhận tham dự việc chống chọi lại Triêu Dương Thần Giáo mà không chịu đứng ra lãnh đạo công cuộc tranh đấu. Nuôi mộng lãnh đạo phe bạch đạo là các cao thủ võ lâm điều khiển các kiếm phái của năm hòn núi lớn. Bề ngoài, các kiếm phái này có vẻ đã hợp tác với nhau một cách chặt chẽ. Nhưng nhà lãnh đạo hai phái Tung Sơn và Hoa Sơn là Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần đã có tham vọng chế ngự hết các phái khác và đã dùng những thủ đoạn thâm hiểm tàn độc để đạt mục đích nên cuối cùng chính họ đã chết mà các kiếm phái trên đây cũng bị suy yếu và tan rã, chỉ còn lại phái Hằng Sơn.

Riêng phái Thanh Thành là một phái nhỏ, ít thế lực, uy tín kém các phái khác. Để tự tăng cường, Chưởng Môn Nhơn phái này là Dư Thanh Hải đã tìm cách lấy TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của nhà họ Lâm làm chủ Phước Oai Tiêu Cục. Ông đã xử sự một cách rất ác độc đối với Phước Oai Tiêu Cục và nhà họ Lâm. Phái ông đã sát hại nhiều người của tiêu cục này với những đòn hung bạo, và tra khảo vợ chồng Lâm Chấn Nam một cách tàn nhẫn. Tuy thế, ông vẫn không tim được bộ kiếm phổ để rèn luyện cho võ công tăng tiến hơn. Về sau, ông và đệ tử ông đã bị con Lâm Chấn Nam là Lâm Bình Chi dùng Tịch Tà Kiếm Pháp vũ nhục và sát hại để báo thù cho cha mẹ mình.

Lịnh Hồ Xung chính là nhơn vật đóng vai tuồng chủ yếu trong các cuộc xung đột môn phái này. Trong khi còn là đệ tử phái Hoa Sơn, ông đã có dịp nhận thấy rằng trong các đoàn thể tự xưng là chánh phái, đã có những người tham lam gian xảo. Tệ hơn nữa, một số người tự xưng là thuộc chánh phái, ngay cả trong giới lãnh đạo, lại cũng có những hành động tàn ác bất nhân không khác hành động của Ma Giáo mà họ thù hằn và sỉ vả. Trái lại, trong Ma Giáo lại có những nhơn vật ngay thẳng và hào hiệp.

Các nhận xét trên đây đã làm cho Lịnh Hồ Xung lần lần tách rời quan điểm của các môn phái tự cho mình là chánh và nhứt định triệt để chống lại tất cả những nguời thuộc Triêu Dương Thần Giáo. Ổng đã rất bất bình khi chứng kiến việc Tả Lãnh Thiền lấy danh nghĩa Minh Chủ của Ngũ Nhạc Kiếm Phái để ngăn trở Lưu Chánh Phong trong dự định rửa tay treo kiếm, và tàn sát cả nhà Lưu Chánh Phong vì ông này không chịu trở mặt giết người bạn của mình là Khúc Dương vốn là một Trưởng Lão của Triêu Dương Thần Giáo. Vậy, Lịnh Hồ Xung đã không tán thành thái độ quá khich cuả các đoàn thể tự xưng là chánh phái thuộc phe bạch đạo. Điều này không có nghĩa là ông chấp nhận lập trường của Triêu Dương Thần Giáo. Tuy đã kết bạn với Huớng Vấn Thiên là một nhơn vật quan trọng của đoàn thể này, lại có công giúp Nhậm Ngã Hành thoát khỏi sự giam cầm và đoạt lại ngôi Giáo Chủ, rồi được Nhậm Ngã Hành chịu gả con gái là Nhậm Doanh Doanh cho mình, Lịnh Hồ Xung trước sau vẫn từ khước không chịu gia nhập Triêu Dương Thần Giáo. Ngay cả khi Nhậm Ngã Hành bảo ông rằng sau này, ông có thể lên làm Giáo Chủ và sửa đổi lại lề lối tổ chức và tranh đấu của đoàn thể này theo ý muốn, Lịnh Hồ Xung vẫn không thay đổi lập trường.

Đối với Lịnh Hồ Xung, vấn đề chỉ được giải quyết khi Nhậm Ngã Hành chết một cách thình lình và Nhậm Doanh Doanh được đưa lên làm Giáo Chủ rồi thay đổi hẳn chánh sách của Triêu Dương Thần Giáo làm cho đoàn thể này hết còn là thù địch của các môn phái khác. Lúc làm lễ thành hôn với Nhậm Doanh Doanh, Lịnh Hồ Xung đã từ chức Chưởng Môn Nhơn phái Hằng Sơn, Nhậm Doanh Doanh cũng đã từ chức Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Tuy nhiên, trước sau, họ vẫn có liên hệ mật thiết đến các đoàn thể này. Và trong tiệc cưới, hai vợ chồng đã hòa tấu bản nhạc Tiếu Ngạo Giang Hồ do Khúc Dương và Lưu Chánh Phong sáng tác xưa kia, lúc hai người kết bạn với nhau nhưng bị các chánh phái không chấp nhận sự kết bạn này và sát hại cả hai.

2). Đề tài được Kim Dung nêu ra trong bộ cô GÁI ĐỒ LONG khác đề tài của bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ ở chỗ cuộc xung đột giữa các môn phái đã xảy ra trong lúc các môn phái này còn phải chống lại người Mông cổ đương thống trị đất nước mình. Trong bộ cô GÁI ĐỒ LONG, các môn phái đã đóng một vai tuồng quan trọng là Minh Giáo, chùa Thiếu Lâm, phái Võ Đương, phái Nga Mi và Cái Bang.

Minh Giáo là một đoàn thể tôn giáo đã có ở Trung Quốc từ đời nhà Đường. Nó dạy người theo nó tận lực giúp đỡ lẫn nhau. Người theo Minh Giáo thường chống đối sự bóc lột của tham quan ô lại. Do đó, Minh Giáo thường bị triều đình gọi là Ma Giáo. Đã vậy, từ khi Giáo Chủ Dương Phá Thiên chết một cách bất ngờ, đoàn thể này không chỉ định được người kế vị thành ra hàng ngũ phân hóa, một trong các hộ pháp là Hân Thiên Chánh đã tách ra lập Bạch Mi Giáo. Mặt khác, kỷ luật đã không được áp dụng đứng đắn nên có nhiều người làm việc sai quấy. Vì thế, cả Minh Giáo lẫn Bạch Mi Giáo đều bị xem là những đoàn thể tà khúc và bị các đoàn thể tự cho mình là chánh phái chống lại. Sự chống báng này càng có tính cách mãnh liệt hơn vì âm mưu của một người thù Minh Giáo là Thành Khôn đã đưa đến việc gây thêm hiềm khích giữa hai bên.

Trong các chánh phái chống lại Minh Giáo thì quyết liệt nhứt là phái Nga Mi. Chưởng Môn Nhơn phái này là Diệt Tuyệt Sư Thái. Bà có tánh dũng cảm cương nghị và không để cho tình cảm chi phối. Do đó, bà chủ trương sát hại không chút xót thương tất cả những người có liên hệ với tổ chức mà trước sau bà vẫn gọi là Ma Giáo. Mặt khác, bà biết được sự bí mật liên hệ đến kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long và nuôi giấc mộng tìm đủ hai võ khí này để lấy các bí kíp cần thiết giúp Chưởng Môn Nhơn của phái Nga Mi trở thành Minh Chủ Võ Lâm. Lúc chết, bà đã truyền chức vụ Chưởng Môn Nhơn lại cho đệ tử là Châu Chỉ Nhược và dặn cô này phải thực hiện giấc mộng của bà bằng mọi giá.

Vì cha là người của phái Võ Đương còn mẹ là người của Bạch Mi Giáo, Trương Vô Kỵ đã cố gắng vận động cho các chánh phái hòa giải với Minh Giáo, nhứt là từ khi được biết rằng Minh Giáo vốn là một đoàn thể tốt. Ông đã thực hiện được nguyện vong này nhờ nhiều lý do. Trước hết, ông đã may mắn luyện được một võ công siêu tuyệt lại đã giúp cho Minh Giáo khỏi bị các chánh phái tiêu diệt nên được tất cả những người trong Minh Giáo đồng ý tôn lên làm Giáo Chủ của họ. Vì thế, ông đã có thể tổ chức lại Minh Giáo để cho đoàn thể này trở lại có tư cách của một chánh phái. Mặt khác, ông đã xử sự một cách khéo léo đối với các môn phái chống lại Minh Giáo làm cho họ không mất thể diện và sau đó, Minh Giáo duới quyền ông lại còn giúp đỡ họ một cách tận tình. Nhưng quan trọng nhứt là việc Minh Giáo và các môn phái khác cùng có một kẻ thù chung là người Mông Cổ, một dị tộc đương thống trị người Hán. Chỉ có phái Nga Mi không chấp nhận hợp tác với Minh Giáo vì Châu Chỉ Nhược lúc đầu đã tuân theo lời trối của Diệt Tuyệt Sư Thái. Nhưng sau cùng, Châu Chỉ Nhược lại đã trao chức vụ Chưởng Môn Nhơn của phái này cho Trương Vô Kỵ.

c. Các khía cạnh đáng lưu ý liên hệ đến chánh nghĩa đặt nền tảng trên một đạo lý có tánh cách tổng quát.

Với các câu chuyện trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và CÔ GÁI ĐỒ LONG, Kim Dung đã nêu ra một số khía cạnh đáng lưu ý liên hệ đến cái chánh nghĩa đặt nền tảng trên một đạo lý có tánh cách tổng quát.

1) Ông đã cho chúng ta thấy rằng cũng như chánh nghĩa dân tộc, chánh nghĩa dựa trên đạo lý không phải có tính cách tuyệt đối và khách quan mà chỉ là một nhận thức chủ quan dễ dàng đưa đến sự thiên vị.

Nói chung thì đoàn thể nào cũng xem đạo lý mình tôn thờ là đúng, còn đạo lý của đoàn thể khác là sai. Bởi đó, mỗi đoàn thể đều tự cho mình là chánh và xem đoàn thể chống đối mình hay khác hơn mình là tà.

Mặt khác, dầu cho người ta có lấy nền đạo lý cố hữu của xã hội làm tiêu chuẩn cho sự chơn chánh và xem các nền đạo lý mới lạ là tà, sự phân biệt chánh tà cũng không phải là đơn giản. Trước hết, trong các đoàn thể được xem là chánh phái theo quan điểm trên đây, có cái thật sự theo đúng đạo lý mà nó chánh thức tôn thờ, nhưng cũng có cái đã phản bội lại đạo lý đó và có những chủ trương hành động y hệt phái tà mà nó sỉ vả. Trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và CÔ GÁI ĐỒ LONG, chùa Thiếu Lâm và phái Võ Đương đã cư xử thật sự như là chánh phái. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của các phái Tung Sơn, Hoa Sơn và Thanh Thành trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và nhà lãnh đạo của phái Nga Mi trong bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG lại có những chủ trương và hành động không khác với Triêu Dương Thần Giáo và Minh Giáo mà họ gọi là Ma Giáo. Ngoài ra, trong mọi đoàn thể, dầu là chánh phái thật sự, chánh phái giả hiệu hay là tà phái, đều có người tốt và người xấu, chớ không phải người của chánh phái là nhứt định tốt còn người của tà phái là nhứt định xấu. Qua sự mô tả của Kim Dung, ta có thể thấy rõ rằng có khi những người tự xưng là thuộc chánh phái còn gian trá và tàn độc hơn là người của Ma Giáo.

2) Một ý tưởng khác của Kim Dung mà chúng ta có thể nhận thấy về vấn đề này là hai phe chánh và tà khó có thể tiêu diệt nhau được. Bởi đó, theo ý ông, hay nhứt là hai bên nên hòa giải với nhau. Nhưng sự hoà giải thật ra không phải dễ đạt. Trương Vô Kỵ đã thành công được nhờ một số điều kiện thuận tiện trong đó quan trọng nhứt là nhu cầu đoàn kết để đổi phó với kẻ thù chung của dân tộc. Nhưng phần Lịnh Hồ Xung thì sự thành công chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên. Ta có thể bảo rằng kết cuộc của bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ không phải là một cáo chung tự nhiên, hợp lý, phát xuất từ sự diễn tiến của tình thế đương có. Nó chỉ biểu lộ một mơ ước của tác giả mà thôi.

d. Sự xuất hiện trong thực tế của các điều mà Kim Dung mô tả trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỜ và CÔ GÁI ĐỒ LONG.

Những điều mà Kim Dung mô tả trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỔ và CÔ GÁI ĐỒ LONG không phải là không có xuất hiện trong thực tế. Cuộc tranh đấu giữa Ma Giáo và các chánh phái trong các tác phẩm này chỉ là phản ảnh của cuộc tranh đấu ò Trung Quốc giữa Trung Cộng và các đoàn thể gọi chung là Quốc Gia.

Với một chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ đối với nền văn hóa Trung Hoa, với một kỹ thuật tổ chức và hoạt động hữu hiệu nhưng trái với đạo nghĩa Trung Hoa cổ truyền, Trung Cộng thật không khác các Ma Giáo trong các tác phẩm của Kim Dung. Chống đối lại Trung Cộng là các đoàn thể dựa vào đạo lý cổ truyền, hoặc nếu có phần nào theo các tư tưởng và lề lối làm việc của Tây Phương thì cũng không hoàn toàn chọi lại nền đạo lý cổ truyền. Trong các đoàn thể này, có những cái làm đúng theo chủ trương thật sự của mình, nhưng cũng có đoàn thể sỉ vả Trung Cộng mà lại áp dụng đúng các lề lối làm việc của Trung Cộng mà nó chánh thức kết án. Đó là trường hợp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, bề ngoài thì chủ trương dân chủ và đề cao đạo lý cổ truyền, nhưng thật sự, lại cũng áp dụng chế độ độc đảng, và cũng dùng bạo lực cũng như mọi thủ đoạn hiểm độc tàn ác để đối phó với đối lập y như Trung Cộng. Vậy, các đoàn thể chống Trung Cộng ở Trung Quốc có thể đồng hóa với các tổ chức gọi là chánh phái trong hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và CÔ GÁI ĐỒ LONG.

Giữa Trung Cộng và các đoàn thể quốc gia Trung Hoa, đặc biệt là Trung Hoa Quốc Dân Đảng, đã có sự hợp tác để chống lại cuộc xâm lăng của người Nhựt, giổng như sự hợp tác giữa Minh Giáo và các chánh phái trong CÔ GÁI ĐỒ LONG để chống lại người Mông Cổ. Nhưng khi Nhựt đã thua trận, sự xung đột giữa hai bên Trung Cộng và Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã bộc phát trở lại.

Mặc dầu Trung Cộng đã thắng thế và chiếm cả lục địa Trung Hoa, Trung Hoa Quốc Dân Đảng vẫn còn giữ được Đài Loan và cuộc tranh đấu giữa hai bên vẫn tiếp tục. Có lẽ với lối kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Kim Dung đã nêu ra một hy vọng là sau một thời kỳ chống chọi nhau, hai bên sẽ lại hòa giải nhau được vì hạnh phúc của nhơn dân Trung Hoa. Nhưng liệu hy vọng này có thành sự thật được hay không? Đó là một vấn đề hiện còn đương được đặt ra. Dầu sao thì ý kiến Kim Dung cũng rất rõ rệt: sự hòa giải chỉ có thể thực hiện được khi Triêu Dương Thần Giáo (tức là Trung Cộng) đã thật sự thay đổi chánh sách của mình.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Dung tiểu thuyết bình khảo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Gió Từ Tay Mẹ - Thơ Nguyên Thoại, Nhạc Cao Ngọc Dung
» Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
» Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát-Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Trang 7 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-