Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 11:10

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Thầy ui, em cũng đã đọc bộ Thiên Long Bát Bộ này rồi, và em nhớ  Đoàn Dự là vô tình mà bị con Mãng cổ chu cáp chui vào bụng khi đuổi theo một con rết độc. Mà con rết đó lại chui vào bụng Đoàn Dự làm cho chàng ta bị trúng độc không ngậm miệng lại được. Trước đó hình như chàng ta đã bị con Thiểm điện điêu của Chung Linh cắn cho một phát đang chờ chết. Rồi mấy loại cực độc đó hoành hành trong cơ thể chàng ta khiến cho chàng ta không những không chết mà còn “vạn độc bất xâm” nữa. Còn cái khả năng thâu hút nội lực của những người có võ công khi đụng chạm đến người chàng ta thì là do chàng ta học được Bắc minh thần công.
Hông biết sách em đọc với sách ông giáo sư đọc thì bản nào đúng ha thầy?
AH cũng hong biết PN đọc sách nào chứ trong Thiên Long Bát Bộ thì đúng là Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh bị nhốt trong thạch thất, ăn trúng chất độc "Hoà hợp âm dương tán" của Đoàn Diên Khánh nên Đoàn Dự mới cố tình nuốt hai con Mãng cổ chu cáp để tự vận, khỏi làm chuyện loạn luân theo ý muốn của Đoàn Diên Khánh. Ở hồi thứ 20 khi chân khí của nhà sư Phá Sản bị hút vào mình Đoàn Dự, Kim Dung viết rằng: "Tại sao Mãng Cổ chu cáp lại có sức công hiệu ghê gớm như vậy? Số là có một giống vật kỳ dị chuyên ăn nọc những loài rắn độc đã lâu đời rồi do sự giao hợp ngẫu nhiên sinh ra Mãng Cổ chu cáp là vật rất hiếm có trên thế gian.... Đoàn Dự nuốt vào bụng đôi chu cáp, trộn lẫn với âm dương hòa hợp tán rồi chất độc cả hai thứ sinh khắc biến hoá chẳng những làm cho khí dương cực thịnh, khiến sức người không thể chống chế nổi lại còn phát sinh một đặc tính hút chân khí của người khác một khi đụng chạm vào."

Em biết rồi. Bản em đọc không sai mà bản ông giáo sư đọc cũng đúng. Lỗi là ở ông Kim Dung á. Ổng sau này rảnh rỗi mang tiểu thuyết của mình ra sửa tới sửa lui mới vậy đó hihi
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 14:48

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Thầy ui, em cũng đã đọc bộ Thiên Long Bát Bộ này rồi, và em nhớ  Đoàn Dự là vô tình mà bị con Mãng cổ chu cáp chui vào bụng khi đuổi theo một con rết độc. Mà con rết đó lại chui vào bụng Đoàn Dự làm cho chàng ta bị trúng độc không ngậm miệng lại được. Trước đó hình như chàng ta đã bị con Thiểm điện điêu của Chung Linh cắn cho một phát đang chờ chết. Rồi mấy loại cực độc đó hoành hành trong cơ thể chàng ta khiến cho chàng ta không những không chết mà còn “vạn độc bất xâm” nữa. Còn cái khả năng thâu hút nội lực của những người có võ công khi đụng chạm đến người chàng ta thì là do chàng ta học được Bắc minh thần công.
Hông biết sách em đọc với sách ông giáo sư đọc thì bản nào đúng ha thầy?
AH cũng hong biết PN đọc sách nào chứ trong Thiên Long Bát Bộ thì đúng là Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh bị nhốt trong thạch thất, ăn trúng chất độc "Hoà hợp âm dương tán" của Đoàn Diên Khánh nên Đoàn Dự mới cố tình nuốt hai con Mãng cổ chu cáp để tự vận, khỏi làm chuyện loạn luân theo ý muốn của Đoàn Diên Khánh. Ở hồi thứ 20 khi chân khí của nhà sư Phá Sản bị hút vào mình Đoàn Dự, Kim Dung viết rằng: "Tại sao Mãng Cổ chu cáp lại có sức công hiệu ghê gớm như vậy? Số là có một giống vật kỳ dị chuyên ăn nọc những loài rắn độc đã lâu đời rồi do sự giao hợp ngẫu nhiên sinh ra Mãng Cổ chu cáp là vật rất hiếm có trên thế gian.... Đoàn Dự nuốt vào bụng đôi chu cáp, trộn lẫn với âm dương hòa hợp tán rồi chất độc cả hai thứ sinh khắc biến hoá chẳng những làm cho khí dương cực thịnh, khiến sức người không thể chống chế nổi lại còn phát sinh một đặc tính hút chân khí của người khác một khi đụng chạm vào."

Em biết rồi. Bản em đọc không sai mà bản ông giáo sư đọc cũng đúng. Lỗi là ở ông Kim Dung á. Ổng sau này rảnh rỗi mang tiểu thuyết của mình ra sửa tới sửa lui mới vậy đó hihi

PN đọc ở đâu? Bản gốc hay bản sửa?    Rolling Eyes

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 20:00

Ai Hoa đã viết:
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

II- ĐOÀN DỰ

Đoàn Dự là người thuộc hoàng tộc nước Đại Lý. Ông được biết với tư cách là con của Trần Nam Vương Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh. Vì Đoàn Chánh Minh không có con nên ai cũng biết rằng ngôi vua Đại Lý sẽ truyền cho Đoàn Chánh Thuần, rồi sau đó thì đến Đoàn Dự.

Nước Đại Lý là một nước tôn sùng Phật Giáo. Bởi đó, từ nhỏ, Đoàn Dự đã được dạy về giáo lý đạo này cùng với Nho Giáo thành ra thấm nhuần tư tưởng từ bi và nhân nghĩa. Nhưng ngoài ra, ông còn bị bác và cha bắt phải học môn võ gia truyền trứ danh của gia tộc mình là Nhứt Dương Chỉ. Ông thấy võ nghệ là môn học dùng để đánh và giết người trái với lòng từ bi của Phật Giáo và chủ trương nhân nghĩa của Nho Giáo nên không chịu học. Vì đó, ông đã bị bác và cha ông phạt, và bỏ nhà trốn đi.

Vì không biết võ công cũng không biết lề luật giang hồ, lại có tính ngay thẳng và hay can thiệp để binh vực người mà ông cho là bị ức hiếp, Đoàn Dự đã nhiều lần nguy hiểm vì đụng chạm với các phe phái võ lâm chống đối nhau. Do sự tình cờ, ông vào được trong một thạch động chứa đựng những bí ẩn của Kiếm Phái Vô Lượng và học được phép Lăng Ba Vi Bộ là một phương pháp né tránh rất tài tình làm cho kẻ địch không đánh trúng mình được. Cũng trong lúc bỏ nhà trốn đi như vậy, Đoàn Dự đã gặp được hai cô gái là Chung Linh và Mộc Uyển Thanh. Riêng Mộc Uyển Thanh đã nhận làm vợ Đoàn Dự. Nhờ các cao thủ của triều đình Đại Lý đến cứu nên Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đã được đưa về thủ đô Đại Lý. Nhưng cả Chung Linh và Mộc Uyễ Thanh đều là con tư sinh của Đoàn Chánh Thuần nên hôn sự của Đoàn Dtr và Mộc UyễThanh đã không thành tựu được.

Trong số những kẻ địch đã uy hiếp Đoàn Dự lúc ông bỏ nhà ra đi có nhóm Tứ ác mà người cầm đầu là Đoàn Diên Khánh. Ông này vốn là người trong hoàng tộc họ Đoàn, nhưng vì một cuộc chánh biến trong triều trước đó, thân phụ ông đã mất ngôi báu và ngôi này về sau đã về Đoàn Chánh Minh. Đoàn Diên Khánh không chấp nhận việc này và cố tìm cách tranh ngôi báu trở lại. Do chủ trương của ông, Đoàn Dự đã bị bắt và nhốt chung với Mộc Uyển Thanh. Cả hai người đều bị cho uống thuốc kích thích dục tình để hai anh em phạm tội loạn luân. Như vậy, dòng của Đoàn Chánh Minh và Đoàn Chánh Thuần phải mất thanh danh không còn giữ ngôi vua được và phải giao nó về cho Đoàn Diên Khánh.

Đoàn Dự sợ không tự chế ngự nổi dục tình và phạm tội loạn luân với em gái nên đã cố ý tự tử bằng cách nuốt hai con Mãnh Cổ Châu Cáp mà Chung Linh đã giao cho ông trước đó. Mãnh Cổ Châu Cáp là một loại ảnh ương nhỏ màu đỏ rất độc. Nhưng sau khi nuốt hai con vật này, Đoàn Dự đã không chết mà lại có khả năng thâu hút nội lực những người có võ công đụng chạm đến mình ông. Ông đã thật sự thâu hút nội lực nhiều cao thủ có ỳ muốn cứu ông hay chữa trị cho ông. Sau khi giải thoát Đoàn Dự, Đoàn Chánh Minh đã nhận thấy điều này. Ông đã đưa cháu đến chùa Thiên Long là chùa của hoàng tộc Đại Lý để xin các đại sư của chùa này chữa trị cho cháu.


Chính lúc ấy, chùa Thiên Long lại phải đương đầu với một kẻ địch mạnh đến viếng. Đó là Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn. Ông này đề nghi đem đồ phổ của 72 môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm đồi lấy kiếm phổ dạy môn Lục Mạch Thần Kiếm là kiếm phổ độc đáo của gia tộc họ Đoàn phát xuất từ môn võ Nhứt Dương Chỉ. Mục đích của Cưu Ma Trí là lấy kiếm phổ này đến đốt ở mộ của người bạn là Mộ Dung Bác đề thực hiện một lời hứa của mình đối với người bạn ấy. Lục Mạch Thần Kiếm vốn là một kiếm pháp dựa vào sáu mạch trong cơ thể con người. Nó rất cao siêu, nhưng rất khó uyện nên chưa ai luyện được nó trọn vẹn. Bởi vậy, các nhà sư chùa Thiên Long phải lựa sáu cao thủ , mỗi người chỉ luyện một đường kiếm thuộc về một mạch và liên hợp nhau đề đối phó với Cưu Ma Trí. Đoàn Chánh Minh đã được yêu cầu xuống tóc làm một nhà sư để giữ vai tuồng cao thủ thứ sáu trong cuộc chiến đấu. Nhưng các nhà sư chùa Thiên Long vẫn không thắng nổi Cưu Ma Trí và phải hủy phá kiếm phổ để nó không lọt vào tay Cưu Ma Trí.

Vì phải đối phó với Cưu Ma Trí nên các nhà sư chùa Thiên Long không chữa tri cho Đoàn Dự được, nhưng Đoàn Dự nhờ chứng kiến sự luyện tập của họ mà thuộc hết các bí quyết của Lục Mạch Thần Kiếm. Tuy nhiên, ông không có võ công nên không vận chơn khí để sử dụng kiếm pháp này như ý muốn được. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí mang đi.

Nhưng khi Cưu Ma Trí đến nơi căn cứ của Mộ Dung Phục là con của Mộ Dung Bác, ông đã không được đón tiếp, mà người nhà của Mộ Dung Phục là A Bích và A Châu còn tìm cách giải thoát Đoàn Dự. Họ cùng Đoàn Dự chạy trốn, nhưng vì hoảng hốt, lại lạc vào Mạn Đà Sơn Trang của Vương Phu Nhơn. Bà này là cô của Mộ Dung Phục, nhưng không thuận với ông. Trong khi đó, con gái bà là Vương Ngọc Yến lại yêu Mộ Dung phục. Cô sợ nếu mẹ cô trừng phạt người nhà của Mộ Dung Phục thì cô sẽ không còn kết hôn với Mộ Dung Phục được. Do đó, cô cùng với họ tìm cách trốn đi đề tìm Mộ Dung Phục. Đoàn Dự khi thấy Vương Ngọc Vền, đã mê sắc đẹp của cô. Ông đã luôn luôn theo dõi cô và đã nhiều lần liều mạng để cứu cô ra khỏi sự nguy hiểm. Mặc dầu cô cho ông biết rằng quả tim của cô đã thuộc về Mộ Dung Phục, và cô thật sự lúc nào cũng chỉ quan tâm đến Mộ Dung Phục, Đoàn Dự vẫn giữ nguyên mối tình đổi với Vương Ngọc Yến. Nhưng Đoàn Dự đã không tỏ ra ganh tỵ với Mộ Dung Phục mà chỉ mong cho Vương Ngọc Yến được hạnh phúc.

Trong khi lăn lộn trong chốn giang hồ lần này, Đoàn Dự đã kết làm anh em với Tiêu Phong và Hư Trúc tức là Hư Trúc Tử.

Khi hay tin vua Tây Hạ chánh thức chọn phò mã, triều đình Đại Lý đã bảo Đoàn Dự đi dự cuộc tuyển lựa này, vì nghĩ rằng nếu Đoàn Dự cưới được công chúa Tây Hạ thì Đại Lý sẽ có một nước đồng minh mạnh giúp mình tự vệ đối với các nước khác. Đoàn Dự phải tuân lịnh triều đình, nhưng thật sự lòng ông chỉ nghĩ đến Vương Ngọc Yến. Cuối cùng, Vương Ngọc Yến thấy rõ chân tình của ông và chịu chấp nhận làm vợ của ông. Trong dịp đi Tây Hạ, Đoàn Dự lại tăng thêm công lực vì sự ngẫu nhiên làm cho ông thâu hút hết nội lực của Cưu Ma Trí.

Trong lúc Đoàn Dự vừa bị Cưu Ma Trí bắt đi thì thân phụ ông là Đoàn Chánh Thuần đã được Đoàn Chánh Minh phải đi tìm ông với sự phụ lực của một số cao thủ của nước Đại Lý. Đoàn Chánh Thuần vốn là người đa tình nên ngoài bà vợ cả là Thư Bạch Phụng, mẹ Đoàn Dự, ông lại còn nhiều người yêu khác. Trong số các tình nhơn này, chẳng những có Tần Hồng Miên là mẹ Mộc Uyển Thanh, Chung Phu Nhơn là mẹ Chung Linh, Nguyễn Tinh Trúc là mẹ A Châu và A Tử, mà lại còn có Mã Phu Nhơn và cả đến Vương Phu Nhơn là mẹ Vương Ngọc Yên. Trừ Chung Phu Nhơn đã có chồng và trung thành với người chồng hiện tại, những người khác đều còn nặng tình với Đoàn Chánh Thuần. Nhưng người nào cũng rất ghen tương và muốn độc chiếm Đoàn Chánh Thuần. Có người như Mã Phu Nhơn nếu không độc chiếm được ông thì thà thấy ông chết còn hơn là để ông sống với người đàn bà khác. Bà đã nói với A Châu rằng Đoàn Chánh Thuần là Thủ Lãnh Đại Ca để cho Kiều Phong giết Đoàn Chánh Thuần, vì lúc ấy, bà cho rằng Đoàn Chánh Thuần không còn nghĩ gì đến bà. 


Khi được lịnh đi tìm Đoàn Dự, Đoàn Chánh Thuần đã nhơn cơ hội đi thăm lại các tình nhơn. Nhưng ông đã không tìm đến Vương Phu Nhơn vì bà này trước đó đã quyết liệt yêu cầu ông phải giết Thư Bạch Phụng để lấy bà làm vợ cả. Mặt khác, Đoàn Chánh Thuần lại phải né tránh Đoàn Diên Khánh đang đi tìm ông để gia hại.

Do kế hoạch của Vương Phu Nhơn, về sau có sự tiếp tay của Đoàn Diên Khánh và Mộ Dung Phục, cả Đoàn Chánh Thân, các bà vợ cùng tình nhơn của ông cũng như Đoàn Dự đều bị bắt đưa về Mạn Đà Sơn Trang. Nhưng mỗi bên trong nhóm các người mưu đồ việc bắt bớ này đều có dụng ý riêng. Vương Phu Nhơn muốn buộc Đoàn Chánh Thuần phải từ bỏ chức vụ và vợ cả cùng các tình nhơn khác để đến ở với bà vĩnh viễn. Đoàn Diên Khánh thì muốn ép Đoàn Chánh Thuần và Đoàn Dự nhường việc kế vị ngôi vua Đại Lý cho mình. Phần Mộ Dung Phục, ông muốn lấy thế nước Đại Lý đế khôi phục nước Đại Yên.

Theo kế hoạch của Mộ Dung Phục thì Đoàn Dự phải bị hạ sát. Nhưng mặc dầu đã dùng hơi độc chế ngự được hết mọi người, Mộ Dung Phục đã không đạt ý nguyện được, vì bất ngờ Thư Bạch Phụng đã dùng ẩn ngữ để cho Đoàn Diên Khánh biết rằng Đoàn Dự chính là con ông. Nguyên trước đó, Thư Bạch Phụng tức giận Đoàn Chánh Thuần không trung thành với bà nên trả thù bằng cách tìm lấy bất cứ người nào bà gặp trước hết, và người đó ngẫu nhiên lại là Đoàn Diên Khánh. Khi đã nhận được Đoàn Dự quả là con mình, Đoàn Diên Khánh không còn muốn cho Mộ Dung Phục giết Đoàn Dự như dự liệu. Nhưng lúc đó, ông đã bị chế ngự nên không còn đối phó với Mộ Dung Phục được. Tuy nhiên, lúc Mộ Dung Phục đã giết hết các bà tình nhơn của Đoàn Chánh Thuần và sắp hạ sát Thư Bạch Phụng thì Đoàn Dự bị kích thích được mối nguy của mẹ nên thình lình phát huy được chơn lực và bứt đứt dây trói rồi dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh Mộ Dung Phục làm cho Mộ Dung Phục phải bỏ chạy. 


Đoàn Chánh Thuần thấy các mối tình phóng đãng của mình đã gây nhiều oan nghiệt và đau lòng vì cái chết của các tình nhơn nên đã tự tử. Thư Bạch Phụng cũng tự tử, nhưng trước khi chết, đã kín đáo cho Đoàn Dự biết rằng ông là con Đoàn Diên Khánh và do đó mà có thể cưới Vương Ngọc Yến làm vợ, vì Vương Ngọc Yến là con của Đoàn Chánh Thuần và Vương Phu Nhơn nên không có mối liên hệ anh em với Đoàn Dự.

Đoàn Dự về nước Đại Lý rời thì nói hết sự thật cho Đoàn Chánh Minh nghe. ông này nghĩ rằng nếu Đoàn Dự là con Đoàn Diên Khánh thì vấn đề xung đột nội bộ giữa người trong hoàng tộc họ Đoàn tự nhiên giải quyết và việc tranh ngôi báu không còn được đặt ra. Ông vốn đã xuống tóc làm sư khi đến chùa Thiên Long và tham dự cuộc chiến đấu chống Cưu Ma Trí nên thoái vị để nhường ngôi cho Đoàn Dự, nhưng căn dặn Đoàn Dự giữ bí mật thân thế mình đế bảo toàn danh dự cho Đoàn Chánh Thuần và Thư Bạch Phụng.

Mặc dầu đã làm vua Đại Lý, Đoàn Dự đã cùng bộ hạ đi Đại Liêu để cứu Tiêu Phong khi được tin là ông này bị vua Đại Liêu hạ ngục. Lúc này, công lực và võ nghệ của Đoàn Dự đã rất cao và chính ông đã cùng Hư Trúc Tử xông vào giữa quân Đai Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và giải nguy cho mọi người.

(còn tiếp)
Thầy ui, ông Đoàn Dự nghĩ sai rồi, học võ để tự bảo vệ mình , khi cần thì cứu người luôn á thầy
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 23:23

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Thầy ui, em cũng đã đọc bộ Thiên Long Bát Bộ này rồi, và em nhớ  Đoàn Dự là vô tình mà bị con Mãng cổ chu cáp chui vào bụng khi đuổi theo một con rết độc. Mà con rết đó lại chui vào bụng Đoàn Dự làm cho chàng ta bị trúng độc không ngậm miệng lại được. Trước đó hình như chàng ta đã bị con Thiểm điện điêu của Chung Linh cắn cho một phát đang chờ chết. Rồi mấy loại cực độc đó hoành hành trong cơ thể chàng ta khiến cho chàng ta không những không chết mà còn “vạn độc bất xâm” nữa. Còn cái khả năng thâu hút nội lực của những người có võ công khi đụng chạm đến người chàng ta thì là do chàng ta học được Bắc minh thần công.
Hông biết sách em đọc với sách ông giáo sư đọc thì bản nào đúng ha thầy?
AH cũng hong biết PN đọc sách nào chứ trong Thiên Long Bát Bộ thì đúng là Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh bị nhốt trong thạch thất, ăn trúng chất độc "Hoà hợp âm dương tán" của Đoàn Diên Khánh nên Đoàn Dự mới cố tình nuốt hai con Mãng cổ chu cáp để tự vận, khỏi làm chuyện loạn luân theo ý muốn của Đoàn Diên Khánh. Ở hồi thứ 20 khi chân khí của nhà sư Phá Sản bị hút vào mình Đoàn Dự, Kim Dung viết rằng: "Tại sao Mãng Cổ chu cáp lại có sức công hiệu ghê gớm như vậy? Số là có một giống vật kỳ dị chuyên ăn nọc những loài rắn độc đã lâu đời rồi do sự giao hợp ngẫu nhiên sinh ra Mãng Cổ chu cáp là vật rất hiếm có trên thế gian.... Đoàn Dự nuốt vào bụng đôi chu cáp, trộn lẫn với âm dương hòa hợp tán rồi chất độc cả hai thứ sinh khắc biến hoá chẳng những làm cho khí dương cực thịnh, khiến sức người không thể chống chế nổi lại còn phát sinh một đặc tính hút chân khí của người khác một khi đụng chạm vào."

Em biết rồi. Bản em đọc không sai mà bản ông giáo sư đọc cũng đúng. Lỗi là ở ông Kim Dung á. Ổng sau này rảnh rỗi mang tiểu thuyết của mình ra sửa tới sửa lui mới vậy đó hihi

PN đọc ở đâu? Bản gốc hay bản sửa?    Rolling Eyes

Em đọc sách do nhà xuất bản ở Hà Nội phát hành. Là bản đã được tác giả sửa rồi ạ.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Wed 10 Oct 2018, 08:14

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

II- ĐOÀN DỰ

Đoàn Dự là người thuộc hoàng tộc nước Đại Lý. Ông được biết với tư cách là con của Trần Nam Vương Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh. Vì Đoàn Chánh Minh không có con nên ai cũng biết rằng ngôi vua Đại Lý sẽ truyền cho Đoàn Chánh Thuần, rồi sau đó thì đến Đoàn Dự.

Nước Đại Lý là một nước tôn sùng Phật Giáo. Bởi đó, từ nhỏ, Đoàn Dự đã được dạy về giáo lý đạo này cùng với Nho Giáo thành ra thấm nhuần tư tưởng từ bi và nhân nghĩa. Nhưng ngoài ra, ông còn bị bác và cha bắt phải học môn võ gia truyền trứ danh của gia tộc mình là Nhứt Dương Chỉ. Ông thấy võ nghệ là môn học dùng để đánh và giết người trái với lòng từ bi của Phật Giáo và chủ trương nhân nghĩa của Nho Giáo nên không chịu học. Vì đó, ông đã bị bác và cha ông phạt, và bỏ nhà trốn đi.

Vì không biết võ công cũng không biết lề luật giang hồ, lại có tính ngay thẳng và hay can thiệp để binh vực người mà ông cho là bị ức hiếp, Đoàn Dự đã nhiều lần nguy hiểm vì đụng chạm với các phe phái võ lâm chống đối nhau. Do sự tình cờ, ông vào được trong một thạch động chứa đựng những bí ẩn của Kiếm Phái Vô Lượng và học được phép Lăng Ba Vi Bộ là một phương pháp né tránh rất tài tình làm cho kẻ địch không đánh trúng mình được. Cũng trong lúc bỏ nhà trốn đi như vậy, Đoàn Dự đã gặp được hai cô gái là Chung Linh và Mộc Uyển Thanh. Riêng Mộc Uyển Thanh đã nhận làm vợ Đoàn Dự. Nhờ các cao thủ của triều đình Đại Lý đến cứu nên Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đã được đưa về thủ đô Đại Lý. Nhưng cả Chung Linh và Mộc Uyễ Thanh đều là con tư sinh của Đoàn Chánh Thuần nên hôn sự của Đoàn Dtr và Mộc UyễThanh đã không thành tựu được.

Trong số những kẻ địch đã uy hiếp Đoàn Dự lúc ông bỏ nhà ra đi có nhóm Tứ ác mà người cầm đầu là Đoàn Diên Khánh. Ông này vốn là người trong hoàng tộc họ Đoàn, nhưng vì một cuộc chánh biến trong triều trước đó, thân phụ ông đã mất ngôi báu và ngôi này về sau đã về Đoàn Chánh Minh. Đoàn Diên Khánh không chấp nhận việc này và cố tìm cách tranh ngôi báu trở lại. Do chủ trương của ông, Đoàn Dự đã bị bắt và nhốt chung với Mộc Uyển Thanh. Cả hai người đều bị cho uống thuốc kích thích dục tình để hai anh em phạm tội loạn luân. Như vậy, dòng của Đoàn Chánh Minh và Đoàn Chánh Thuần phải mất thanh danh không còn giữ ngôi vua được và phải giao nó về cho Đoàn Diên Khánh.

Đoàn Dự sợ không tự chế ngự nổi dục tình và phạm tội loạn luân với em gái nên đã cố ý tự tử bằng cách nuốt hai con Mãnh Cổ Châu Cáp mà Chung Linh đã giao cho ông trước đó. Mãnh Cổ Châu Cáp là một loại ảnh ương nhỏ màu đỏ rất độc. Nhưng sau khi nuốt hai con vật này, Đoàn Dự đã không chết mà lại có khả năng thâu hút nội lực những người có võ công đụng chạm đến mình ông. Ông đã thật sự thâu hút nội lực nhiều cao thủ có ỳ muốn cứu ông hay chữa trị cho ông. Sau khi giải thoát Đoàn Dự, Đoàn Chánh Minh đã nhận thấy điều này. Ông đã đưa cháu đến chùa Thiên Long là chùa của hoàng tộc Đại Lý để xin các đại sư của chùa này chữa trị cho cháu.


Chính lúc ấy, chùa Thiên Long lại phải đương đầu với một kẻ địch mạnh đến viếng. Đó là Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn. Ông này đề nghi đem đồ phổ của 72 môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm đồi lấy kiếm phổ dạy môn Lục Mạch Thần Kiếm là kiếm phổ độc đáo của gia tộc họ Đoàn phát xuất từ môn võ Nhứt Dương Chỉ. Mục đích của Cưu Ma Trí là lấy kiếm phổ này đến đốt ở mộ của người bạn là Mộ Dung Bác đề thực hiện một lời hứa của mình đối với người bạn ấy. Lục Mạch Thần Kiếm vốn là một kiếm pháp dựa vào sáu mạch trong cơ thể con người. Nó rất cao siêu, nhưng rất khó uyện nên chưa ai luyện được nó trọn vẹn. Bởi vậy, các nhà sư chùa Thiên Long phải lựa sáu cao thủ , mỗi người chỉ luyện một đường kiếm thuộc về một mạch và liên hợp nhau đề đối phó với Cưu Ma Trí. Đoàn Chánh Minh đã được yêu cầu xuống tóc làm một nhà sư để giữ vai tuồng cao thủ thứ sáu trong cuộc chiến đấu. Nhưng các nhà sư chùa Thiên Long vẫn không thắng nổi Cưu Ma Trí và phải hủy phá kiếm phổ để nó không lọt vào tay Cưu Ma Trí.

Vì phải đối phó với Cưu Ma Trí nên các nhà sư chùa Thiên Long không chữa tri cho Đoàn Dự được, nhưng Đoàn Dự nhờ chứng kiến sự luyện tập của họ mà thuộc hết các bí quyết của Lục Mạch Thần Kiếm. Tuy nhiên, ông không có võ công nên không vận chơn khí để sử dụng kiếm pháp này như ý muốn được. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí mang đi.

Nhưng khi Cưu Ma Trí đến nơi căn cứ của Mộ Dung Phục là con của Mộ Dung Bác, ông đã không được đón tiếp, mà người nhà của Mộ Dung Phục là A Bích và A Châu còn tìm cách giải thoát Đoàn Dự. Họ cùng Đoàn Dự chạy trốn, nhưng vì hoảng hốt, lại lạc vào Mạn Đà Sơn Trang của Vương Phu Nhơn. Bà này là cô của Mộ Dung Phục, nhưng không thuận với ông. Trong khi đó, con gái bà là Vương Ngọc Yến lại yêu Mộ Dung phục. Cô sợ nếu mẹ cô trừng phạt người nhà của Mộ Dung Phục thì cô sẽ không còn kết hôn với Mộ Dung Phục được. Do đó, cô cùng với họ tìm cách trốn đi đề tìm Mộ Dung Phục. Đoàn Dự khi thấy Vương Ngọc Vền, đã mê sắc đẹp của cô. Ông đã luôn luôn theo dõi cô và đã nhiều lần liều mạng để cứu cô ra khỏi sự nguy hiểm. Mặc dầu cô cho ông biết rằng quả tim của cô đã thuộc về Mộ Dung Phục, và cô thật sự lúc nào cũng chỉ quan tâm đến Mộ Dung Phục, Đoàn Dự vẫn giữ nguyên mối tình đổi với Vương Ngọc Yến. Nhưng Đoàn Dự đã không tỏ ra ganh tỵ với Mộ Dung Phục mà chỉ mong cho Vương Ngọc Yến được hạnh phúc.

Trong khi lăn lộn trong chốn giang hồ lần này, Đoàn Dự đã kết làm anh em với Tiêu Phong và Hư Trúc tức là Hư Trúc Tử.

Khi hay tin vua Tây Hạ chánh thức chọn phò mã, triều đình Đại Lý đã bảo Đoàn Dự đi dự cuộc tuyển lựa này, vì nghĩ rằng nếu Đoàn Dự cưới được công chúa Tây Hạ thì Đại Lý sẽ có một nước đồng minh mạnh giúp mình tự vệ đối với các nước khác. Đoàn Dự phải tuân lịnh triều đình, nhưng thật sự lòng ông chỉ nghĩ đến Vương Ngọc Yến. Cuối cùng, Vương Ngọc Yến thấy rõ chân tình của ông và chịu chấp nhận làm vợ của ông. Trong dịp đi Tây Hạ, Đoàn Dự lại tăng thêm công lực vì sự ngẫu nhiên làm cho ông thâu hút hết nội lực của Cưu Ma Trí.

Trong lúc Đoàn Dự vừa bị Cưu Ma Trí bắt đi thì thân phụ ông là Đoàn Chánh Thuần đã được Đoàn Chánh Minh phải đi tìm ông với sự phụ lực của một số cao thủ của nước Đại Lý. Đoàn Chánh Thuần vốn là người đa tình nên ngoài bà vợ cả là Thư Bạch Phụng, mẹ Đoàn Dự, ông lại còn nhiều người yêu khác. Trong số các tình nhơn này, chẳng những có Tần Hồng Miên là mẹ Mộc Uyển Thanh, Chung Phu Nhơn là mẹ Chung Linh, Nguyễn Tinh Trúc là mẹ A Châu và A Tử, mà lại còn có Mã Phu Nhơn và cả đến Vương Phu Nhơn là mẹ Vương Ngọc Yên. Trừ Chung Phu Nhơn đã có chồng và trung thành với người chồng hiện tại, những người khác đều còn nặng tình với Đoàn Chánh Thuần. Nhưng người nào cũng rất ghen tương và muốn độc chiếm Đoàn Chánh Thuần. Có người như Mã Phu Nhơn nếu không độc chiếm được ông thì thà thấy ông chết còn hơn là để ông sống với người đàn bà khác. Bà đã nói với A Châu rằng Đoàn Chánh Thuần là Thủ Lãnh Đại Ca để cho Kiều Phong giết Đoàn Chánh Thuần, vì lúc ấy, bà cho rằng Đoàn Chánh Thuần không còn nghĩ gì đến bà. 


Khi được lịnh đi tìm Đoàn Dự, Đoàn Chánh Thuần đã nhơn cơ hội đi thăm lại các tình nhơn. Nhưng ông đã không tìm đến Vương Phu Nhơn vì bà này trước đó đã quyết liệt yêu cầu ông phải giết Thư Bạch Phụng để lấy bà làm vợ cả. Mặt khác, Đoàn Chánh Thuần lại phải né tránh Đoàn Diên Khánh đang đi tìm ông để gia hại.

Do kế hoạch của Vương Phu Nhơn, về sau có sự tiếp tay của Đoàn Diên Khánh và Mộ Dung Phục, cả Đoàn Chánh Thân, các bà vợ cùng tình nhơn của ông cũng như Đoàn Dự đều bị bắt đưa về Mạn Đà Sơn Trang. Nhưng mỗi bên trong nhóm các người mưu đồ việc bắt bớ này đều có dụng ý riêng. Vương Phu Nhơn muốn buộc Đoàn Chánh Thuần phải từ bỏ chức vụ và vợ cả cùng các tình nhơn khác để đến ở với bà vĩnh viễn. Đoàn Diên Khánh thì muốn ép Đoàn Chánh Thuần và Đoàn Dự nhường việc kế vị ngôi vua Đại Lý cho mình. Phần Mộ Dung Phục, ông muốn lấy thế nước Đại Lý đế khôi phục nước Đại Yên.

Theo kế hoạch của Mộ Dung Phục thì Đoàn Dự phải bị hạ sát. Nhưng mặc dầu đã dùng hơi độc chế ngự được hết mọi người, Mộ Dung Phục đã không đạt ý nguyện được, vì bất ngờ Thư Bạch Phụng đã dùng ẩn ngữ để cho Đoàn Diên Khánh biết rằng Đoàn Dự chính là con ông. Nguyên trước đó, Thư Bạch Phụng tức giận Đoàn Chánh Thuần không trung thành với bà nên trả thù bằng cách tìm lấy bất cứ người nào bà gặp trước hết, và người đó ngẫu nhiên lại là Đoàn Diên Khánh. Khi đã nhận được Đoàn Dự quả là con mình, Đoàn Diên Khánh không còn muốn cho Mộ Dung Phục giết Đoàn Dự như dự liệu. Nhưng lúc đó, ông đã bị chế ngự nên không còn đối phó với Mộ Dung Phục được. Tuy nhiên, lúc Mộ Dung Phục đã giết hết các bà tình nhơn của Đoàn Chánh Thuần và sắp hạ sát Thư Bạch Phụng thì Đoàn Dự bị kích thích được mối nguy của mẹ nên thình lình phát huy được chơn lực và bứt đứt dây trói rồi dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh Mộ Dung Phục làm cho Mộ Dung Phục phải bỏ chạy. 


Đoàn Chánh Thuần thấy các mối tình phóng đãng của mình đã gây nhiều oan nghiệt và đau lòng vì cái chết của các tình nhơn nên đã tự tử. Thư Bạch Phụng cũng tự tử, nhưng trước khi chết, đã kín đáo cho Đoàn Dự biết rằng ông là con Đoàn Diên Khánh và do đó mà có thể cưới Vương Ngọc Yến làm vợ, vì Vương Ngọc Yến là con của Đoàn Chánh Thuần và Vương Phu Nhơn nên không có mối liên hệ anh em với Đoàn Dự.

Đoàn Dự về nước Đại Lý rời thì nói hết sự thật cho Đoàn Chánh Minh nghe. ông này nghĩ rằng nếu Đoàn Dự là con Đoàn Diên Khánh thì vấn đề xung đột nội bộ giữa người trong hoàng tộc họ Đoàn tự nhiên giải quyết và việc tranh ngôi báu không còn được đặt ra. Ông vốn đã xuống tóc làm sư khi đến chùa Thiên Long và tham dự cuộc chiến đấu chống Cưu Ma Trí nên thoái vị để nhường ngôi cho Đoàn Dự, nhưng căn dặn Đoàn Dự giữ bí mật thân thế mình đế bảo toàn danh dự cho Đoàn Chánh Thuần và Thư Bạch Phụng.

Mặc dầu đã làm vua Đại Lý, Đoàn Dự đã cùng bộ hạ đi Đại Liêu để cứu Tiêu Phong khi được tin là ông này bị vua Đại Liêu hạ ngục. Lúc này, công lực và võ nghệ của Đoàn Dự đã rất cao và chính ông đã cùng Hư Trúc Tử xông vào giữa quân Đai Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và giải nguy cho mọi người.

(còn tiếp)
Thầy ui, ông Đoàn Dự nghĩ sai rồi, học võ để tự bảo vệ mình , khi cần thì cứu người luôn á thầy

Anh này nhỏ tới lớn ở trong cung được người ta bảo vệ hông hà nên đâu thấy cần học võ T ui. Đến khi ra giang hồ mới biết ... và cuối cùng anh ta cũng trở thành cao thủ bậc nhất lol2
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Wed 10 Oct 2018, 12:59

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

III- HƯ TRÚC tức HƯ TRÚC TỬ

Hư Trúc tức Hư Trúc Tử là con tư sinh của Huyền Từ Đại Sư, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm và Diệp Nhị Nương. Vì lúc ông còn bé, Tiêu Viễn Sơn đã bắt cóc ông để báo thù nên Diệp Nhị Nương đã trở thành điên loạn và độc ác, đi bắt trẻ con về để nâng niu rồi sau đó, cắn cổ uống huyết và móc tim để ăn. Với một võ công rất cao và tâm tánh như vậy, Diệp Nhị Nương đã nhập bọn với nhóm Tứ Ác và được liệt vào hàng thứ nhì sau Đoàn Diên Khánh.

Phần Hư Trúc thì được Tiêu Viễn Sơn cho vào chùa Thiếu Lâm làm sư và học võ, nhưng Phương Trượng Huyền Từ vẫn không dè đó là con của mình.

Vì được học theo giáo lý nhà Phật nên Hư Trúc có tánh từ bi, sẵn sàng cứu giúp những người bị nạn. Ông gặp Diệp Nhị Nương đang bắt một đứa trẻ con để uống huyết nên can thiệp. Diệp Nhị Nương lúc đó chưa biết Hư Trúc là con mình nên bắt ông và phe Tứ Ác đã đưa Hư Trúc đến căn cứ của Tô Tinh Hà là đại đệ tử của Vô Nhai Tử, Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao. Theo lịnh Vô Nhai Tử cứ mỗi mười năm, Tô Tinh Hà lại mở cuộc đánh cờ để chọn người phá một thế cơ do Vô Nhai Tử nghĩ ra. Nhiều người trong giới võ lâm đã tề tựu về đó tham dự cuộc đánh cờ này. Thế cờ của Vô Nhai Tử rất đặc biệt nên không người nào tìm ra được cách phá nó. Hư Trúc vẫn không biết nhiều về cờ . Nhưng ông thấy Đoàn Diên Khánh đang bị mê loạn vì đánh cờ với Tô Tinh Hà nên muốn cứu Đoàn Diên Khánh và đặt bừa một quân cờ đen vào một chỗ làm cho nhiều quân cờ đen khác bị loại. Nước cờ này có vẻ bất lợi cho phía đen, nhưng chính vì chỗ nhiều quân cờ đen bị loại mà phía đen có nhiều thế hơn để đi và cuối cùng nằm phần thắng lợi. Vậy, ngẫu nhiên, Hư Trúc đã phá được thế cờ bí hiểm của Vô Nhai Tử.

Vì Hư Trúc phá được thế cờ nên Tô Tinh Hà đã đưa Hư Trúc vào gặp thầy là Vô Nhai Tử. Mặc dầu Hư Trúc vẫn muốn trung thành với phải Thiếu Lâm, ông không nỡ cự tuyệt một cụ già tha thiết muôn nhờ cậy mình. Cuối cùng, Vô Nhai Tử đã phải bỏ công lực mà Hư Trúc đã luyện theo lối Thiếu Lâm, truyền hết công lực dồi dào của ông vào người Hư Trúc, giao cho Hư Trúc đồ hình liên hệ đến phái Tiêu Dao và chức Chưởng Môn Nhơn phái này; với chiếc nhẫn biểu hiện uy quyền của chức vụ đó. Ông chỉ yêu cầu Hư Trúc một việc là giết Đinh Xuân Thu, một đồ đệ của ông nhưng đã trở mặt đánh thầy và sáng lập phái Tinh Tú chuyên làm những việc ác độc.

Sau đó. Hư Trúc định về chùa Thiếu Lâm, nhưng dọc trường lại lạc vào nơi hội họp của người thuộc 36 động, 72 đảo. Những người này đã bị Chủ Nhơn cung Linh Thứu là Thiên Sơn Đồng Mỗ cấy Sinh Tử Phù vào người để kềm chế và ức hiếp nên rất oán hận. Nghe tin Thiên Sơn Đồng Mỗ đang gặp một việc rắc rồi mà họ không đoán ra được là việc gì, họ bàn nhau tìm cách để đối phó. Người cầm đầu cuộc âm mưu này là Ô Lão Đại; đã lén vào cung Linh Thứu thám thính và bắt được một đứa bé gái nhỏ và câm. Ông đề nghị với đám quần hùng tham dự phiên họp là ai cũng cầm dao đâm hay chém vào mình cô bé mỗi người một lát để kết mối thù với cung Linh Thứu và không phản bội lời minh ước được. Hư Trúc vừa đi ngang qua đó đã động lòng bất nhẫn và cướp cô bé gái ấy mang đi.

Cô bé này chính là Thiên Sơn Đồng Mỗ. Vì luyện một môn võ công đặc biệt, bà này cứ mỗi 30 năm thì phản lão hoàn đồng một lần. Lúc trở thành bé nhỏ như vậy, bà không có công lực nên đã bị Ô Lão Đại bắt một cách dễ dàng. Bà cần phải có một thời gian để phục hồi công lực và trong lúc đó, phải có người bảo vệ cho bà. Về mặt môn phái thì bà chính là sư tỷ Vô Nhai Tử. Bà có mối hận với sư muội là Lý Thu Thủy, vì cả hai đều có lòng yêu Vô Nhai Tử và đã hại nhau vì mối tình này. Trong khi Hư Trúc mang Thiên Sơn Đồng Mỗ chạy trốn phe hội họp nhau để chống bà thì Lý Thu Thủy lại đến với mục đích sát hại Thiên Sơn Đồng Mỗ và đã làm cho bà bị thương. Hư Trúc phải làm theo sự chỉ dẫn của bà và mang bà vào ẩn núp ở một hầm nước đá bên trong hoàng cung nước Tây Hạ.

Trong lúc ở chỗ ẩn núp này, Thiên Sơn Đồng Mỗ lần lần phục hồi công lực. Bà đã tìm mọi cách bắt Hư Trúc phải ăn mặn. Bà lại bắt một cô con gái đến để ân ái với Hư Trúc, làm cho Hư Trúc phạm luôn vào giới cấm tà dâm. Thỉnh thoảng, bà lại đưa cô này vào hầm nước đá với Hư Trúc và Hư Trúc đã mê cô này, mặc dầu hai bên chỉ gặp nhau trong bóng tối và không thấy được mặt nhau, chỉ biết nhau với tên Mộng Lang và Mộng Cô.

Lý Thu Thủy đã phát giác được chỗ ẩn núp của Thiên Sơn Đồng Mỗ trước khi bà này hoàn toàn luyện xong môn võ đặc biệt của mình. Vì cùng chung một mối tình với Vô Nhai Tử, hai người ganh tỵ nhau và tranh nhau ráo riết về mọi mặt từ lúc còn ở trong hầm nước đá cho đến lúc đã ra ngoài. Do sự tranh nhau này mà họ đã dạy cho Hư Trúc hết tuyệt nghệ của họ về võ thuật, lại truyền hết công lực vào người Hư Trúc và cùng chết. Trước khi chết, Thiên Sơn Đồng Mỗ đã giao cho Hư Trúc chiếc nhẫn biểu hiệu của uy quyền Chủ Nhơn cung Linh Thứu.

Khi người của cung này đi tìm Thiên Sơn Đồng Mỗ và gặp Hư Trúc để đưa về cung thì Hư Trúc đã có một nội lực kinh người mà võ nghệ cũng đã rất cao cường. Ông về đến cung Linh Thứu đúng lúc phe hội họp nhau chống Thiên Sơn Đồng Mỗ mở cuộc tẩn công. Họ đã chế ngự được những người được để lại giữ cung.

Nhưng lúc ấy, các Sinh Tử Phù mà Thiên Sơn Đồng Mỗ đã cấy vào người họ phát tác làm cho họ rất đau khổ. Do sự dàn xếp của Đoàn Dự, hai bên đã tìm được phương thức hòa giải với nhau. Phe hội họp chống cung Linh Thứu chịu thần phục cung này và hứa từ đó về sau sẽ không sát sanh bừa bãi, còn Hư Trúc thì giải Sinh Tử Phù cho họ. Vì cần phải nghiên cứu thêm võ công của phái Tiêu Dao khác trong một mật thất để giải Sinh Tử Phù cho quần hùng, khả năng võ thuật của Hư Trúc lại càng tăng thêm. Trong dịp này, Hư Trúc đã kết nghĩa anh em với Đoàn Dự, và tuy không có mặt Tiêu Phong, họ vẫn đồng ý xem Tiêu Phong là anh cả.

Mặc dầu đã được nhận làm Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao, đồng thời làm Chủ Nhơn cung Linh Thứu, Hư Trúc vẫn trung thành với chùa Thiếu Lâm và quyết định trở về chùa này để thú nhận các tội phạm giới cấm của mình. Ông đã tình nguyện xin chịu sự trừng phạt của chùa này. Nhưng bốn người thị tỳ của cung Linh Thứu đã lên đến chùa Thiếu Lâm và giả làm nhà sư ở đó để uy hiếp vi sư coi về giới luật của chùa, làm cho ông này không dám hành hạ Hư Trúc. Ít lâu sau đó, Cưu Ma Trí lại đến chùa Thiếu Lâm và dùng võ thuật uy hiếp các nhà sư chùa này. Hư Trúc vì muốn binh vực các nhà sư chùa Thiếu Lâm nên đã đụng độ với Cưu Ma Trí. Nhưng khi chiến đầu với Cưu Ma Trí, ông đã dùng nhiều đòn của phái Tiêu Dao. Do đó, người của chùa Thiếu Lâm biết rằng ông có học võ công bên ngoài. Đó là một điều trái qui luật của chùa cho nên tuy ông thắng được Cưu Ma Trí, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm là Huyền Từ Đại Sư đã phạt ông bị phế võ công của chùa Thiếu Lâm, bị đánh 100 gậy và không còn được xem là đệ tử phái Thiếu Lâm. Thầy của Hư Trúc cũng bị phạt đánh 30 gậy vì giáo dục không nghiêm. Nhưng Hư Trúc đã tình nguyện chịu đánh 30 gậy này thay thầy.

Chùa Thiếu Lâm chưa kịp thi hành quyết định trừng phạt trên đây đối với Hư Trúc thì quần hào lại ùa đền chùa này vì vấn đề tranh nhau ngôi Minh Chủ Võ Lâm. Trong cuộc xung đột tiếp theo đó, Hư Trúc đã đánh nhau với Đinh Xuân Thu và đã cấy được Sinh Tử Phù vào mình ông này. Do đó, Đinh Xuân Thu bị kềm chế và bị giao cho Viện Giới Luật của chùa Thiếu Lâm quản chế. Như thế, Hư Trúc đã phần nào thỏa mãn ý muốn của Vô Nhai Tử và chấm dứt mối lo của phái Tiêu Dao. Cũng trong dịp hội họp quần hào này, Hư Trúc được gặp Tiêu Phong và chánh thức kết nghĩa anh em với Tiêu Phong.

Lúc cuộc đánh nhau chấm dứt, chùa Thiếu Lâm thi hành lịnh trừng phạt Hư Trúc. Khi cởi áo ông ra để đánh gậy thì Diệp Nhị Nương thấy các dấu hiệu trong người ông và nhận ra đó là con mình. Do sự tố giác của Tiêu Viễn Sơn, Huyền Từ Đại Sư đã công nhận rằng mình chính là thân phụ của Hư Trúc và tự cắt đứt kinh mạch mà chết sau khi nhận sự trừng phạt mà chính ông đã ấn định với tư cách là Phương Trượng chùa Thiếu Lâm. Diệp Nhị Nương đã tự tử chết theo ông. Phần Hư Trúc thì sau khi nhận chịu sự trừng phạt của chùa Thiếu Lâm rồi thì không còn được xem là đệ tử chùa này và trở thành Hư Trúc Tử, Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao, đồng thời là Chủ Nhơn cung Linh Thứu.

Khi Đoàn Dự được triều đình Đại Lý bảo đi Tây Hạ dự cuộc kén chọn phò mã, Hư Trúc Tử đã cùng Tiêu Phong đi theo để giúp Đoàn Dự. Nhưng cuối cùng, Hư Trúc Tử đã được chọn làm phò mã vì vị công chúa Tây Hạ kén chồng lại chính là Mộng Cô. Sau đó, khi Tiêu Phong về Đại Liêu và bị bắt, Hư Trúc Tử đã mang người của cung Linh Thứu đến cứu. Nhờ công lực và võ nghệ siêu tuyệt, ông đã cùng Đoàn Dự xông vào giữa đám quân Đại Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và nhờ đó mà làm cho người Đại Liêu phải bãi binh.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ộ   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Fri 12 Oct 2018, 13:18

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG


IV- MỘ DUNG PHỤC

Mộ Dung Phục Là con Mộ Dung Bác ở Cô Tô (tức là vùng Tô Châu trong tỉnh Giang Tô ngày nay). Ông là người thuộc chủng tộc Tiên Ti. Từ năm 307 đến năm 410, trong thời kỳ mà sử gia Trung Quốc gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, người Tiên Ti do họ Mộ Dung lãnh đạo đã nhiều lần thành lập được một nước mà họ đặt tên là Đại Yên và lãnh thổ bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, lại có thời lan rộng đến đông bộ tỉnh Thiểm Tây và góc đông bắc tỉnh Giang Tô ngày nay. Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục là hậu dụệ các nhà vua nước Đại Yên trước đây và nuôi giấc mộng khôi phục lại nước này. Để đạt mục đích, họ cố rèn luyện võ nghệ. Họ đặc biệt có một kỹ thuật làm cho kẻ đích tự hại mình với chính ngón đòn của mình. Kỹ thuật này được giới giang hồ gọi là đòn “gậy ông đập lưng ông”. Cha con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục cũng gia công nghiên cứu và luyện tập võ nghệ của các phái khác. Ngoài ra, họ còn tìm cách tạo cơ hội thuận tiện cho việc cử đồ đại sự của mình.

Mộ Dung Bác nghĩ rằng nếu có cuộc xung đột giữa nhà Đại Tống với các nước Thổ Phồn và Đại Liêu thì tình thế rối beng và ông có thể thừa cơ hội thực hiện được giấc mộng của ông. Bởi đó ông đã đem 72 môn võ công tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm cho Cưu Ma Trí là quốc sư nước Thổ Phồn với dụng ý gây hiềm khích giữa Đại Tống và Thổ Phồn. Mặt khác, ông đã bảo một số cao thủ võ lâm người Hán là có một đoàn võ sĩ Khiết Đơn mưu đồ đến chùa Thiếu Lâm cướp đoạt các đồ phổ võ công với mục đích biết rõ kỹ thuật chiến đấu của người Hán và nhờ đó mà dễ đàng chế ngự người Hán khi họ dấy binh đánh nước Đại Tống. Vì tin theo lời Mộ Dung Bác, một sồ cao thủ võ lâm người Hán mói rủ nhau ra núp bên ngoài cửa ải Nhạn Môn để đón đánh người Khiết Đơn và lầm lạc tẩn công gia đình Tiêu Viễn Sơn. Sau đó, họ biết mình bị gạt, và Mộ Dung Bác sợ họ chất vấn nên giả chết, để cho Mộ Dung Phục đứng ra điều khiển công việc của nhà họ Mộ Dung. Phần Mộ Dung Bác thì trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo trắng và lén vào ở trong chùa Thiếu Lâm đề nghiên cứu thêm võ công của phái Thiếu Lâm.

Nối chí Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục lãnh đạo công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên với sự giúp đỡ của một sổ gia thần trung kiên, dũng cảm và võ nghệ cao cường. Với kỹ thuật “gậy ông đập lưng ông”, Mộ Dung Phục đã làm cho giới giang hồ kính trọng và nể sợ. Với câu ca ngợi “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”, giới này mặc nhiên cho rằng võ công Mộ Dung Phục tương đương với Kiều Phong mặc dầu hai bên chưa hề so tài nhau.

Vương Phu Nhơn là cô của Mộ Dung Phục sợ bị liên lụy vì công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên nên tỏ vẻ lãnh đạm không chịu thân cận với Mộ Dung Phục. Nhưng Vương Ngọc Yến vì yêu Mộ Dung Phục nên cố công đọc hết các sách nghiên cứu về võ công của tất cả các môn phái. Bởi đó, tuy chính mình không có võ công, cô biết rõ võ công của các môn phái và có thể chỉ nhìn cách đánh của một người mà biết ngay là người ấy thuộc môn phái nào, lại biết phải dùng chiêu thức gì để đỡ một đòn của người ẩy hoặc để phản công người ấy. Mộ Dung Phục cũng có cảm tình với Vương Ngọc Yến, nhưng vì lòng tự ái, ông ít khi hỏi Vương Ngọc Yến về vấn đề võ thuật mặc dầu ông cổ gắng học tập võ nghệ . Mặt khác, vì chỉ chú tâm đến việc tái lập nước Đại Yên, Mộ Dung Phục đã không để ỳ săn sóc đến Vương Ngọc Yến.

Đối với Đoàn Dự, Mộ Dung Phục ban đầu rất khinh thường. Lúc Vương Ngọc Yến bị người Tây Hạ định bắt và được Đoàn Dự cứu rồi đưa cô đi trốn, Mộ Dung Phục có dò theo. Ông giả làm một người Tây Hạ đế đánh nhau với Đoàn Dự và thử tài Đoàn Dự. Ông biết chắc là mặc dầu đương ở gần Đoàn Dự và mang ơn Đoàn Dự, Vương Ngọc Yến vẫn yêu ông hơn. Nhưng vì ông mang mặt nạ và dùng nhiều ngón đòn của nhiều môn phái khác nhau nên Vương Ngọc Yến không nhận ra ông, và ông rất phiền về chỗ Vương Ngọc Yến bảo rằng võ nghệ ông có nhiều khuyết điềm, lại khẳng định là Đoàn Dự tuy hiện còn yếu kém, nhưng về sau sẽ là người có võ công cao nhất. Dầu vậy, Mộ Dung Phục vẫn không giết Đoàn Dự vì ông đã thấy rõ là Đoàn Dự chỉ có thể chiến đấu một cách có hiệu lực khi có Vương Ngọc Yến chỉ cho cách đánh đỡ nên cho rằng Đoàn Dự không thể bằng ông được.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm lúc có cuộc tỷ thí giành ngôi Minh Chủ Võ Lâm, Mộ Dung Phục đã đụng độ với Đoàn Dự . Lúc ấy, Đoàn Dự vì nóng lòng binh vực thân phụ mà phát huy được công lực, lại được Tiêu Phong dùng lời chỉ dẫn cho lối đánh nên đã thắng được Mộ Dung Phục. Nhờ Vương Ngọc Yến yêu cầu Đoàn Dự nương tay nên Mộ Dung Phục không bị thương nhưng Mộ Dung Phục tức tối lại tấn công Đoàn Dự một cách bất ngờ và làm cho Đoàn Dự bị thương. Do đó. Tiêu Phong can thiệp, mắng Mộ Dung Phục là không có phong độ anh hùng hảo hán và xách Mộ Dung Phục ném ra xa. Mộ Dung Phục vừa thẹn vừa tức nên toan tự tử . Nhưng Mộ Dung Bác nấp dưới giả trang của nhà sư bịt mặt mặc áo trắng đã xuất hiện và nhắc Mộ Dung Phục là họ Mộ Dung không có ai nổi dõi ngoài ông ta ra, lại dạy rằng muốn lập sự nghiệp đế vương thì phải biết nhẫn nhục. Vì hành động này Phương Trượng chùa Thiếu Lâm đã đoán biết được chân tướng Mộ Dung Bác.

Tiếp theo đó, cha con họ Mộ Dung lại chạm mặt với cha con nhà họ Tiêu, và Mộ Dung Bác đã nói rõ ý mình với cha con nhà họ Tiêu. Theo ông, nếu Đại Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn và Đại Lý hợp tác với họ Mộ Dung thì các nhóm này có thể chia nhau lãnh thổ Đại Tống được. Trong trường hợp cha con nhà họ Tiêu chấp nhận sự hợp tác như vậy thì ông sẵn sàng tự tử để cha con nhà họ Tiêu nguôi cái hận về việc vì ông mà Tiêu Phu Nhơn bị giết oan. Nhưng Tiêu Phong đã bác bỏ đề nghị này. Lúc nhà sư già mặc áo xám xuất hiện và cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác biết rằng cả hai đều bị nội thương vì đã quá tham và học quá nhiều môn võ công thượng thặng thì Tiêu Phong đã xin nhà sư chữa cho Tiêu Viễn Sơn, trong khi Mộ Dung Phục đã quyết đinh đưa Mộ Dung Bác đi mặc dầu ông này đương thống khổ vì nội thương hành hạ. Nhưng rồi nhà sư áo xám cũng chữa trị cho Mộ Dung Bác và chỉ điểm cho ông này giác ngộ và qui y, trong khi Mộ Dung Phục vẫn giữ quyết tâm khôi phục nước Đại Yên.

Việc vua Tây Hạ kén phò mã đã được Mộ Dung Phục cho là một cơ hội hiếm có giúp ông thực hiện giấc mộng của ông. Bởi đó, ông đã nhút quyết tranh cho bằng được chức phò mã Tây Hạ, mặc dầu điều này làm cho Vương Ngọc Yến thất vọng đến mức toan tự tử. Chính vì thái độ Mộ Dung Phục trong việc cầu thân này mà Vương Ngọc Yến thấy rõ là tư cách Đoàn Dự hơn Mộ Dung Phục nhiều và cuối cùng đã bỏ Mộ Dung Phục để theo Đoàn Dự.

Sau khi thất bại trong việc mưu cầu làm phò mã nước Tây Hạ, Mộ Dung Phục lại âm mưu mượn thế nước Đại Lý để khôi phục nước Đại Yên. Chính ông đã đóng vai chủ động trong việc xảy ra tại Mạn Đà Sơn Trang. Kế hoạch của ông là: giết Đoàn Dự đề Đoàn Chánh Thuần không còn con nối nghiệp và nhận Đoàn Diên Khánh làm người kế vị, nhưng Đoàn Chánh Thuần sẽ phải ở lại Mạn Đà Sơn Trang với Vương Phu Nhơn thành ra khi vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh băng thì Đoàn Diên Khánh có thề lên ngôi tức khắc. Khi giúp Đoàn Diên Khánh được làm vua Đại Lý một cách danh chánh ngôn thuận như vậy, Mộ Dung Phục chỉ yêu cầu ông này giúp cho mình một sổ quân đề có cái thế mà cơ đồ đại sự.

Vì Đoàn Diên Khánh không nhận kế hoạch của Mộ Dung Phục sau khi biết rằng Đoàn Dự là con mình, Mộ Dung Phục tưởng rằng Đoàn Diên Khánh còn do dự là vì không tin cậy nơi ông. Do đó, ông đã cho biết rằng ông sẵn sàng nhận làm con nuôi của Đoàn Diên Khánh và đổi họ lại thành họ Đoàn theo sự đòi hỏi của Đoàn Diên Khánh. Ngoài việc làm cho Đoàn Diên Khánh tin cậy ông, Mộ Dung Phục còn tính rằng làm như vậy, ông có thể làm vua nước Đại Lý sau này. Dự liệu của ông là lúc đó, ông sẽ trở về với họ Mộ Dung và đổi tên nước Đại Lý ra nước Đại Yên.
Nhưng khi thấy Mộ Dung Phục chịu làm con nuôi Đoàn Diên Khánh và đổi họ thành họ Đoàn, các gia thần của ông đã phản đối ông. Trong sổ các gia thần này, có Bao Bất Đồng là người hay nói thẳng. Ông đã phân tích quyết định và các tính toán của Mộ Dung Phục và cho rằng với kế hoạch của mình, Mộ Dung Phục đã tỏ ra bất trung, bắt hiểu, bất nhân và bất nghĩa. Do đó, Mộ Dung Phục đã giết ông và điều này làm cho các gia thần khác ức uất và bỏ đi.

Mộ Dung Phục đã không thực hiện được kế hoạch vì Đoàn Dự đã bứt được dây trói và dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh cho ông phải bỏ chạy. Vì các gia thần có khả năng đã bỏ ông hết nên Mộ Dung Phục không còn cách nào thực hiện giấc mộng của ông và cuối cùng đã hóa điên. Ông đã mua kẹo bánh cho trẻ con ăn và bắt chúng quì lạy tung hô mình là hoàng đế đề thỏa mãn lòng mơ ước của mình.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Fri 12 Oct 2018, 20:19

Ai Hoa đã viết:
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG


IV- MỘ DUNG PHỤC

Mộ Dung Phục Là con Mộ Dung Bác ở Cô Tô (tức là vùng Tô Châu trong tỉnh Giang Tô ngày nay). Ông là người thuộc chủng tộc Tiên Ti. Từ năm 307 đến năm 410, trong thời kỳ mà sử gia Trung Quốc gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, người Tiên Ti do họ Mộ Dung lãnh đạo đã nhiều lần thành lập được một nước mà họ đặt tên là Đại Yên và lãnh thổ bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, lại có thời lan rộng đến đông bộ tỉnh Thiểm Tây và góc đông bắc tỉnh Giang Tô ngày nay. Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục là hậu dụệ các nhà vua nước Đại Yên trước đây và nuôi giấc mộng khôi phục lại nước này. Để đạt mục đích, họ cố rèn luyện võ nghệ. Họ đặc biệt có một kỹ thuật làm cho kẻ đích tự hại mình với chính ngón đòn của mình. Kỹ thuật này được giới giang hồ gọi là đòn “gậy ông đập lưng ông”. Cha con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục cũng gia công nghiên cứu và luyện tập võ nghệ của các phái khác. Ngoài ra, họ còn tìm cách tạo cơ hội thuận tiện cho việc cử đồ đại sự của mình.

Mộ Dung Bác nghĩ rằng nếu có cuộc xung đột giữa nhà Đại Tống với các nước Thổ Phồn và Đại Liêu thì tình thế rối beng và ông có thể thừa cơ hội thực hiện được giấc mộng của ông. Bởi đó ông đã đem 72 môn võ công tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm cho Cưu Ma Trí là quốc sư nước Thổ Phồn với dụng ý gây hiềm khích giữa Đại Tống và Thổ Phồn. Mặt khác, ông đã bảo một số cao thủ võ lâm người Hán là có một đoàn võ sĩ Khiết Đơn mưu đồ đến chùa Thiếu Lâm cướp đoạt các đồ phổ võ công với mục đích biết rõ kỹ thuật chiến đấu của người Hán và nhờ đó mà dễ đàng chế ngự người Hán khi họ dấy binh đánh nước Đại Tống. Vì tin theo lời Mộ Dung Bác, một sồ cao thủ võ lâm người Hán mói rủ nhau ra núp bên ngoài cửa ải Nhạn Môn để đón đánh người Khiết Đơn và lầm lạc tẩn công gia đình Tiêu Viễn Sơn. Sau đó, họ biết mình bị gạt, và Mộ Dung Bác sợ họ chất vấn nên giả chết, để cho Mộ Dung Phục đứng ra điều khiển công việc của nhà họ Mộ Dung. Phần Mộ Dung Bác thì trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo trắng và lén vào ở trong chùa Thiếu Lâm đề nghiên cứu thêm võ công của phái Thiếu Lâm.

Nối chí Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục lãnh đạo công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên với sự giúp đỡ của một sổ gia thần trung kiên, dũng cảm và võ nghệ cao cường. Với kỹ thuật “gậy ông đập lưng ông”, Mộ Dung Phục đã làm cho giới giang hồ kính trọng và nể sợ. Với câu ca ngợi “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”, giới này mặc nhiên cho rằng võ công Mộ Dung Phục tương đương với Kiều Phong mặc dầu hai bên chưa hề so tài nhau.

Vương Phu Nhơn là cô của Mộ Dung Phục sợ bị liên lụy vì công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên nên tỏ vẻ lãnh đạm không chịu thân cận với Mộ Dung Phục. Nhưng Vương Ngọc Yến vì yêu Mộ Dung Phục nên cố công đọc hết các sách nghiên cứu về võ công của tất cả các môn phái. Bởi đó, tuy chính mình không có võ công, cô biết rõ võ công của các môn phái và có thể chỉ nhìn cách đánh của một người mà biết ngay là người ấy thuộc môn phái nào, lại biết phải dùng chiêu thức gì để đỡ một đòn của người ẩy hoặc để phản công người ấy. Mộ Dung Phục cũng có cảm tình với Vương Ngọc Yến, nhưng vì lòng tự ái, ông ít khi hỏi Vương Ngọc Yến về vấn đề võ thuật mặc dầu ông cổ gắng học tập võ nghệ . Mặt khác, vì chỉ chú tâm đến việc tái lập nước Đại Yên, Mộ Dung Phục đã không để ỳ săn sóc đến Vương Ngọc Yến.

Đối với Đoàn Dự, Mộ Dung Phục ban đầu rất khinh thường. Lúc Vương Ngọc Yến bị người Tây Hạ định bắt và được Đoàn Dự cứu rồi đưa cô đi trốn, Mộ Dung Phục có dò theo. Ông giả làm một người Tây Hạ đế đánh nhau với Đoàn Dự và thử tài Đoàn Dự. Ông biết chắc là mặc dầu đương ở gần Đoàn Dự và mang ơn Đoàn Dự, Vương Ngọc Yến vẫn yêu ông hơn. Nhưng vì ông mang mặt nạ và dùng nhiều ngón đòn của nhiều môn phái khác nhau nên Vương Ngọc Yến không nhận ra ông, và ông rất phiền về chỗ Vương Ngọc Yến bảo rằng võ nghệ ông có nhiều khuyết điềm, lại khẳng định là Đoàn Dự tuy hiện còn yếu kém, nhưng về sau sẽ là người có võ công cao nhất. Dầu vậy, Mộ Dung Phục vẫn không giết Đoàn Dự vì ông đã thấy rõ là Đoàn Dự chỉ có thể chiến đấu một cách có hiệu lực khi có Vương Ngọc Yến chỉ cho cách đánh đỡ nên cho rằng Đoàn Dự không thể bằng ông được.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm lúc có cuộc tỷ thí giành ngôi Minh Chủ Võ Lâm, Mộ Dung Phục đã đụng độ với Đoàn Dự . Lúc ấy, Đoàn Dự vì nóng lòng binh vực thân phụ mà phát huy được công lực, lại được Tiêu Phong dùng lời chỉ dẫn cho lối đánh nên đã thắng được Mộ Dung Phục. Nhờ Vương Ngọc Yến yêu cầu Đoàn Dự nương tay nên Mộ Dung Phục không bị thương nhưng Mộ Dung Phục tức tối lại tấn công Đoàn Dự một cách bất ngờ và làm cho Đoàn Dự bị thương. Do đó. Tiêu Phong can thiệp, mắng Mộ Dung Phục là không có phong độ anh hùng hảo hán và xách Mộ Dung Phục ném ra xa. Mộ Dung Phục vừa thẹn vừa tức nên toan tự tử . Nhưng Mộ Dung Bác nấp dưới giả trang của nhà sư bịt mặt mặc áo trắng đã xuất hiện và nhắc Mộ Dung Phục là họ Mộ Dung không có ai nổi dõi ngoài ông ta ra, lại dạy rằng muốn lập sự nghiệp đế vương thì phải biết nhẫn nhục. Vì hành động này Phương Trượng chùa Thiếu Lâm đã đoán biết được chân tướng Mộ Dung Bác.

Tiếp theo đó, cha con họ Mộ Dung lại chạm mặt với cha con nhà họ Tiêu, và Mộ Dung Bác đã nói rõ ý mình với cha con nhà họ Tiêu. Theo ông, nếu Đại Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn và Đại Lý hợp tác với họ Mộ Dung thì các nhóm này có thể chia nhau lãnh thổ Đại Tống được. Trong trường hợp cha con nhà họ Tiêu chấp nhận sự hợp tác như vậy thì ông sẵn sàng tự tử để cha con nhà họ Tiêu nguôi cái hận về việc vì ông mà Tiêu Phu Nhơn bị giết oan. Nhưng Tiêu Phong đã bác bỏ đề nghị này. Lúc nhà sư già mặc áo xám xuất hiện và cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác biết rằng cả hai đều bị nội thương vì đã quá tham và học quá nhiều môn võ công thượng thặng thì Tiêu Phong đã xin nhà sư chữa cho Tiêu Viễn Sơn, trong khi Mộ Dung Phục đã quyết đinh đưa Mộ Dung Bác đi mặc dầu ông này đương thống khổ vì nội thương hành hạ. Nhưng rồi nhà sư áo xám cũng chữa trị cho Mộ Dung Bác và chỉ điểm cho ông này giác ngộ và qui y, trong khi Mộ Dung Phục vẫn giữ quyết tâm khôi phục nước Đại Yên.

Việc vua Tây Hạ kén phò mã đã được Mộ Dung Phục cho là một cơ hội hiếm có giúp ông thực hiện giấc mộng của ông. Bởi đó, ông đã nhút quyết tranh cho bằng được chức phò mã Tây Hạ, mặc dầu điều này làm cho Vương Ngọc Yến thất vọng đến mức toan tự tử. Chính vì thái độ Mộ Dung Phục trong việc cầu thân này mà Vương Ngọc Yến thấy rõ là tư cách Đoàn Dự hơn Mộ Dung Phục nhiều và cuối cùng đã bỏ Mộ Dung Phục để theo Đoàn Dự.

Sau khi thất bại trong việc mưu cầu làm phò mã nước Tây Hạ, Mộ Dung Phục lại âm mưu mượn thế nước Đại Lý để khôi phục nước Đại Yên. Chính ông đã đóng vai chủ động trong việc xảy ra tại Mạn Đà Sơn Trang. Kế hoạch của ông là: giết Đoàn Dự đề Đoàn Chánh Thuần không còn con nối nghiệp và nhận Đoàn Diên Khánh làm người kế vị, nhưng Đoàn Chánh Thuần sẽ phải ở lại Mạn Đà Sơn Trang với Vương Phu Nhơn thành ra khi vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh băng thì Đoàn Diên Khánh có thề lên ngôi tức khắc. Khi giúp Đoàn Diên Khánh được làm vua Đại Lý một cách danh chánh ngôn thuận như vậy, Mộ Dung Phục chỉ yêu cầu ông này giúp cho mình một sổ quân đề có cái thế mà cơ đồ đại sự.

Vì Đoàn Diên Khánh không nhận kế hoạch của Mộ Dung Phục sau khi biết rằng Đoàn Dự là con mình, Mộ Dung Phục tưởng rằng Đoàn Diên Khánh còn do dự là vì không tin cậy nơi ông. Do đó, ông đã cho biết rằng ông sẵn sàng nhận làm con nuôi của Đoàn Diên Khánh và đổi họ lại thành họ Đoàn theo sự đòi hỏi của Đoàn Diên Khánh. Ngoài việc làm cho Đoàn Diên Khánh tin cậy ông, Mộ Dung Phục còn tính rằng làm như vậy, ông có thể làm vua nước Đại Lý sau này. Dự liệu của ông là lúc đó, ông sẽ trở về với họ Mộ Dung và đổi tên nước Đại Lý ra nước Đại Yên.
Nhưng khi thấy Mộ Dung Phục chịu làm con nuôi Đoàn Diên Khánh và đổi họ thành họ Đoàn, các gia thần của ông đã phản đối ông. Trong sổ các gia thần này, có Bao Bất Đồng là người hay nói thẳng. Ông đã phân tích quyết định và các tính toán của Mộ Dung Phục và cho rằng với kế hoạch của mình, Mộ Dung Phục đã tỏ ra bất trung, bắt hiểu, bất nhân và bất nghĩa. Do đó, Mộ Dung Phục đã giết ông và điều này làm cho các gia thần khác ức uất và bỏ đi.

Mộ Dung Phục đã không thực hiện được kế hoạch vì Đoàn Dự đã bứt được dây trói và dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh cho ông phải bỏ chạy. Vì các gia thần có khả năng đã bỏ ông hết nên Mộ Dung Phục không còn cách nào thực hiện giấc mộng của ông và cuối cùng đã hóa điên. Ông đã mua kẹo bánh cho trẻ con ăn và bắt chúng quì lạy tung hô mình là hoàng đế đề thỏa mãn lòng mơ ước của mình.

(còn tiếp)


Hi hi, ổng muốn làm vua sao hổng đi theo mấy gánh hát hén?  :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Sun 14 Oct 2018, 14:12

Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG


IV- MỘ DUNG PHỤC

Mộ Dung Phục Là con Mộ Dung Bác ở Cô Tô (tức là vùng Tô Châu trong tỉnh Giang Tô ngày nay). Ông là người thuộc chủng tộc Tiên Ti. Từ năm 307 đến năm 410, trong thời kỳ mà sử gia Trung Quốc gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, người Tiên Ti do họ Mộ Dung lãnh đạo đã nhiều lần thành lập được một nước mà họ đặt tên là Đại Yên và lãnh thổ bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, lại có thời lan rộng đến đông bộ tỉnh Thiểm Tây và góc đông bắc tỉnh Giang Tô ngày nay. Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục là hậu dụệ các nhà vua nước Đại Yên trước đây và nuôi giấc mộng khôi phục lại nước này. Để đạt mục đích, họ cố rèn luyện võ nghệ. Họ đặc biệt có một kỹ thuật làm cho kẻ đích tự hại mình với chính ngón đòn của mình. Kỹ thuật này được giới giang hồ gọi là đòn “gậy ông đập lưng ông”. Cha con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục cũng gia công nghiên cứu và luyện tập võ nghệ của các phái khác. Ngoài ra, họ còn tìm cách tạo cơ hội thuận tiện cho việc cử đồ đại sự của mình.

Mộ Dung Bác nghĩ rằng nếu có cuộc xung đột giữa nhà Đại Tống với các nước Thổ Phồn và Đại Liêu thì tình thế rối beng và ông có thể thừa cơ hội thực hiện được giấc mộng của ông. Bởi đó ông đã đem 72 môn võ công tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm cho Cưu Ma Trí là quốc sư nước Thổ Phồn với dụng ý gây hiềm khích giữa Đại Tống và Thổ Phồn. Mặt khác, ông đã bảo một số cao thủ võ lâm người Hán là có một đoàn võ sĩ Khiết Đơn mưu đồ đến chùa Thiếu Lâm cướp đoạt các đồ phổ võ công với mục đích biết rõ kỹ thuật chiến đấu của người Hán và nhờ đó mà dễ đàng chế ngự người Hán khi họ dấy binh đánh nước Đại Tống. Vì tin theo lời Mộ Dung Bác, một sồ cao thủ võ lâm người Hán mói rủ nhau ra núp bên ngoài cửa ải Nhạn Môn để đón đánh người Khiết Đơn và lầm lạc tẩn công gia đình Tiêu Viễn Sơn. Sau đó, họ biết mình bị gạt, và Mộ Dung Bác sợ họ chất vấn nên giả chết, để cho Mộ Dung Phục đứng ra điều khiển công việc của nhà họ Mộ Dung. Phần Mộ Dung Bác thì trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo trắng và lén vào ở trong chùa Thiếu Lâm đề nghiên cứu thêm võ công của phái Thiếu Lâm.

Nối chí Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục lãnh đạo công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên với sự giúp đỡ của một sổ gia thần trung kiên, dũng cảm và võ nghệ cao cường. Với kỹ thuật “gậy ông đập lưng ông”, Mộ Dung Phục đã làm cho giới giang hồ kính trọng và nể sợ. Với câu ca ngợi “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”, giới này mặc nhiên cho rằng võ công Mộ Dung Phục tương đương với Kiều Phong mặc dầu hai bên chưa hề so tài nhau.

Vương Phu Nhơn là cô của Mộ Dung Phục sợ bị liên lụy vì công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên nên tỏ vẻ lãnh đạm không chịu thân cận với Mộ Dung Phục. Nhưng Vương Ngọc Yến vì yêu Mộ Dung Phục nên cố công đọc hết các sách nghiên cứu về võ công của tất cả các môn phái. Bởi đó, tuy chính mình không có võ công, cô biết rõ võ công của các môn phái và có thể chỉ nhìn cách đánh của một người mà biết ngay là người ấy thuộc môn phái nào, lại biết phải dùng chiêu thức gì để đỡ một đòn của người ẩy hoặc để phản công người ấy. Mộ Dung Phục cũng có cảm tình với Vương Ngọc Yến, nhưng vì lòng tự ái, ông ít khi hỏi Vương Ngọc Yến về vấn đề võ thuật mặc dầu ông cổ gắng học tập võ nghệ . Mặt khác, vì chỉ chú tâm đến việc tái lập nước Đại Yên, Mộ Dung Phục đã không để ỳ săn sóc đến Vương Ngọc Yến.

Đối với Đoàn Dự, Mộ Dung Phục ban đầu rất khinh thường. Lúc Vương Ngọc Yến bị người Tây Hạ định bắt và được Đoàn Dự cứu rồi đưa cô đi trốn, Mộ Dung Phục có dò theo. Ông giả làm một người Tây Hạ đế đánh nhau với Đoàn Dự và thử tài Đoàn Dự. Ông biết chắc là mặc dầu đương ở gần Đoàn Dự và mang ơn Đoàn Dự, Vương Ngọc Yến vẫn yêu ông hơn. Nhưng vì ông mang mặt nạ và dùng nhiều ngón đòn của nhiều môn phái khác nhau nên Vương Ngọc Yến không nhận ra ông, và ông rất phiền về chỗ Vương Ngọc Yến bảo rằng võ nghệ ông có nhiều khuyết điềm, lại khẳng định là Đoàn Dự tuy hiện còn yếu kém, nhưng về sau sẽ là người có võ công cao nhất. Dầu vậy, Mộ Dung Phục vẫn không giết Đoàn Dự vì ông đã thấy rõ là Đoàn Dự chỉ có thể chiến đấu một cách có hiệu lực khi có Vương Ngọc Yến chỉ cho cách đánh đỡ nên cho rằng Đoàn Dự không thể bằng ông được.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm lúc có cuộc tỷ thí giành ngôi Minh Chủ Võ Lâm, Mộ Dung Phục đã đụng độ với Đoàn Dự . Lúc ấy, Đoàn Dự vì nóng lòng binh vực thân phụ mà phát huy được công lực, lại được Tiêu Phong dùng lời chỉ dẫn cho lối đánh nên đã thắng được Mộ Dung Phục. Nhờ Vương Ngọc Yến yêu cầu Đoàn Dự nương tay nên Mộ Dung Phục không bị thương nhưng Mộ Dung Phục tức tối lại tấn công Đoàn Dự một cách bất ngờ và làm cho Đoàn Dự bị thương. Do đó. Tiêu Phong can thiệp, mắng Mộ Dung Phục là không có phong độ anh hùng hảo hán và xách Mộ Dung Phục ném ra xa. Mộ Dung Phục vừa thẹn vừa tức nên toan tự tử . Nhưng Mộ Dung Bác nấp dưới giả trang của nhà sư bịt mặt mặc áo trắng đã xuất hiện và nhắc Mộ Dung Phục là họ Mộ Dung không có ai nổi dõi ngoài ông ta ra, lại dạy rằng muốn lập sự nghiệp đế vương thì phải biết nhẫn nhục. Vì hành động này Phương Trượng chùa Thiếu Lâm đã đoán biết được chân tướng Mộ Dung Bác.

Tiếp theo đó, cha con họ Mộ Dung lại chạm mặt với cha con nhà họ Tiêu, và Mộ Dung Bác đã nói rõ ý mình với cha con nhà họ Tiêu. Theo ông, nếu Đại Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn và Đại Lý hợp tác với họ Mộ Dung thì các nhóm này có thể chia nhau lãnh thổ Đại Tống được. Trong trường hợp cha con nhà họ Tiêu chấp nhận sự hợp tác như vậy thì ông sẵn sàng tự tử để cha con nhà họ Tiêu nguôi cái hận về việc vì ông mà Tiêu Phu Nhơn bị giết oan. Nhưng Tiêu Phong đã bác bỏ đề nghị này. Lúc nhà sư già mặc áo xám xuất hiện và cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác biết rằng cả hai đều bị nội thương vì đã quá tham và học quá nhiều môn võ công thượng thặng thì Tiêu Phong đã xin nhà sư chữa cho Tiêu Viễn Sơn, trong khi Mộ Dung Phục đã quyết đinh đưa Mộ Dung Bác đi mặc dầu ông này đương thống khổ vì nội thương hành hạ. Nhưng rồi nhà sư áo xám cũng chữa trị cho Mộ Dung Bác và chỉ điểm cho ông này giác ngộ và qui y, trong khi Mộ Dung Phục vẫn giữ quyết tâm khôi phục nước Đại Yên.

Việc vua Tây Hạ kén phò mã đã được Mộ Dung Phục cho là một cơ hội hiếm có giúp ông thực hiện giấc mộng của ông. Bởi đó, ông đã nhút quyết tranh cho bằng được chức phò mã Tây Hạ, mặc dầu điều này làm cho Vương Ngọc Yến thất vọng đến mức toan tự tử. Chính vì thái độ Mộ Dung Phục trong việc cầu thân này mà Vương Ngọc Yến thấy rõ là tư cách Đoàn Dự hơn Mộ Dung Phục nhiều và cuối cùng đã bỏ Mộ Dung Phục để theo Đoàn Dự.

Sau khi thất bại trong việc mưu cầu làm phò mã nước Tây Hạ, Mộ Dung Phục lại âm mưu mượn thế nước Đại Lý để khôi phục nước Đại Yên. Chính ông đã đóng vai chủ động trong việc xảy ra tại Mạn Đà Sơn Trang. Kế hoạch của ông là: giết Đoàn Dự đề Đoàn Chánh Thuần không còn con nối nghiệp và nhận Đoàn Diên Khánh làm người kế vị, nhưng Đoàn Chánh Thuần sẽ phải ở lại Mạn Đà Sơn Trang với Vương Phu Nhơn thành ra khi vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh băng thì Đoàn Diên Khánh có thề lên ngôi tức khắc. Khi giúp Đoàn Diên Khánh được làm vua Đại Lý một cách danh chánh ngôn thuận như vậy, Mộ Dung Phục chỉ yêu cầu ông này giúp cho mình một sổ quân đề có cái thế mà cơ đồ đại sự.

Vì Đoàn Diên Khánh không nhận kế hoạch của Mộ Dung Phục sau khi biết rằng Đoàn Dự là con mình, Mộ Dung Phục tưởng rằng Đoàn Diên Khánh còn do dự là vì không tin cậy nơi ông. Do đó, ông đã cho biết rằng ông sẵn sàng nhận làm con nuôi của Đoàn Diên Khánh và đổi họ lại thành họ Đoàn theo sự đòi hỏi của Đoàn Diên Khánh. Ngoài việc làm cho Đoàn Diên Khánh tin cậy ông, Mộ Dung Phục còn tính rằng làm như vậy, ông có thể làm vua nước Đại Lý sau này. Dự liệu của ông là lúc đó, ông sẽ trở về với họ Mộ Dung và đổi tên nước Đại Lý ra nước Đại Yên.
Nhưng khi thấy Mộ Dung Phục chịu làm con nuôi Đoàn Diên Khánh và đổi họ thành họ Đoàn, các gia thần của ông đã phản đối ông. Trong sổ các gia thần này, có Bao Bất Đồng là người hay nói thẳng. Ông đã phân tích quyết định và các tính toán của Mộ Dung Phục và cho rằng với kế hoạch của mình, Mộ Dung Phục đã tỏ ra bất trung, bắt hiểu, bất nhân và bất nghĩa. Do đó, Mộ Dung Phục đã giết ông và điều này làm cho các gia thần khác ức uất và bỏ đi.

Mộ Dung Phục đã không thực hiện được kế hoạch vì Đoàn Dự đã bứt được dây trói và dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh cho ông phải bỏ chạy. Vì các gia thần có khả năng đã bỏ ông hết nên Mộ Dung Phục không còn cách nào thực hiện giấc mộng của ông và cuối cùng đã hóa điên. Ông đã mua kẹo bánh cho trẻ con ăn và bắt chúng quì lạy tung hô mình là hoàng đế đề thỏa mãn lòng mơ ước của mình.

(còn tiếp)


Hi hi, ổng muốn làm vua sao hổng đi theo mấy gánh hát hén?  :laughing:

Theo gánh hát thì có lúc làm vua, có lúc làm ăn mày! :potay:

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13Wed 17 Oct 2018, 09:51

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG


V- QUÁCH TĨNH

Quách Tĩnh là con Quách Khiếu Thiên, dòng dõi Quách Thạnh là một người trong các anh hùng Lương Sơn Bạc. Gia đình của Quách Khiếu Thiên ở vùng phụ cận Lâm An là kinh đô của nhà Đại Tống lúc đã dời về phương nam (nay là Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang). Thời đó, nhà Đại Tống suy yếu và bị nước Đại Kim uy hiếp. Bởi vậy, một số quan lại Đại Tống vì tham phú quí vinh hoa, đã ngầm làm việc cho người Đại Kim. Do lịnh của Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một võ quan của nhà Đại Tống là Đoàn Thiên Đức đã sát hại Quách Khiếu Thiên.

Lúc Quách Khiếu Thiên chết, vợ là Lý Bình đương có thai và bị Đoàn Thiên Đức bắt theo mình. Vì bị sự lùng bắt của Khưu Xứ Cơ là một đạo sĩ phái Toàn Chân đã kết bạn với Quách Khiếu Thiên, Đoàn Thiên Đức đã mang bà Lý Bình chạy sang nước Đại Kim, rồi theo một phái bộ Đại Kim sang Mông Cổ. Phái bộ này đã bị địch tấn công và bà Lý Bình đã nhơn lúc hỗn loạn gây ra vì cuộc tấn công này mà chạy thoát được.

Bà Lý Bình đã sanh Quách Tĩnh trong sa mạc Mông Cổ và cùng con sống luôn tại đó. Cậu bé Quách Trĩnh đã tỏ ra gan dạ và trọng nghĩa khí khi toan cứu Triết Biệt là một tướng Mông Cổ đã chống lại Thiết Mộc Chân nhưng sau lại đầu hàng Thiết Mộc Chân. Nhờ việc này, Quách Tĩnh được đưa về sống trong trại quân của Thiết Mộc Chân và kết bạn với Đà Lôi là con trai Thiết Mộc Chân. Kế đó Quách Tĩnh đã cứu được con gái Thiết Mộc Chân là Hoa Tranh khỏi bị beo vồ. Sau hết ông lạicó dịp cứu giúp Thiết Mộc Chân khi ông này bi sự chống đối và mưu hại của một số nhà lãnh đạo Mông Cổ khác bị sự mua chuộc của người Đại Kim. Bởi vậy, Thiết Mộc Chân rất tin yêu Quách Tĩnh và khi đã tự tôn làm Thành Cát Tư Hãn, ông đã cho Quách Tĩnh làm Kim Đao Phò Mã và hứa gả Công Chúa Hoa Tranh cho Quách Tĩnh.

Về võ nghệ thì Quách Tĩnh đã được Triết Biệt dạy cho về các khoa chiến đấu của người Mông Cổ, đặc biệt là bắn cung. Lúc còn trẻ, ông đã từng dùng một mũi tên mà hạ được hai con chim điêu bay trên mây và nhờ đó mà được nổi tiếng là Anh Hùng Xạ Điêu. Ngoài ra, Quách Tĩnh lại còn được sự dạy dỗ kín đáo nhưng tận tâm của một số cao thủ võ lâm người Hán thuộc phái Giang Nam. Họ nguyên có bảy người và được gọi chung là Giang Nam Thất Quái, nhưng lúc bắt đầu dạy Quách Tĩnh thì một người đã chết nên chỉ cỏn lại có sáu người thành ra Giang Nam Lục Quái.

Các cao thủ người Hán này đều có nghĩa khí và có tâm huyết . Họ đã cố công tìm ra tung tích của Quách Tĩnh đề huấn luyện vì họ đã đánh cuộc với Đạo Sĩ Khưu Xứ Cơ thuộc phái Toàn Chân và ước hẹn khi Quách Tĩnh được 18 tuổi thì đấu võ với đệ tử Khưu Xứ Cơ đề phân hơn kém. Do sự đánh cuộc này, họ đã cố sức dạy Quách Tĩnh và Quách Tĩnh cũng cố sức học tập. Nhưng Giang Nam Lục Quái không có phép luyện nội công mà võ thuật của họ đã phức tạp lại không mấy cao siêu trong khi Quách Tĩnh lại vốn trì độn.nên kết quả thâu hoạch được rất ít. Quách Tĩnh chỉ tiến bộ mạnh mẽ về võ thuật sau khi được Mã Ngọc là Chưởng Môn Nhơn phái Toàn Chân bí mật dạy phép luyện nội công cho. Nhưng đề tránh sự kiêng kỵ về phép thâu nhận đệ tử thời đó, Mã Ngọc đã không nhận mình là thầy Quách Tĩnh.

Khi Quách Tĩnh lớn lên, Giang Nam Lục Quái đã theo lời ước hẹn, cho Quách Tĩnh sang nước Đại Kim để đấu nhau với Dương Khang là đệ tử Khưu Xứ Cơ. Thật sự thì lúc ấy, về võ nghệ và sự ứng biến trong khi giao đấu, Quách Tĩnh đã không hơn được Dương Khang. Nhưng vì Dương Khang bi tội bất hiếu nên Khưu Xứ Cơ đã nhận thua phe Giang Nam Lục Quái.

Cuộc du hành kỳ này không những đưa Quách Tĩnh sang nước Đại Kim mà còn đưa ông về nước Đại Tống. Trong dịp đi mọi nơi như vậy, Quách Tĩnh đã gặp nhiều cơ hội may mắn.

Trước hết, ông đã gặp Hoàng Dung là con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, chúa đảo Đào Hoa. Cô này rất thông minh lanh lợi, nhưng vì bi cha quở nên đã bỏ đảo Đào Hoa ra đi. Cô đã gặp Quách Tĩnh lúc cô giả trai. Vì thấy Quách Tĩnh tánh tình hào hiệp và thành thật nên cô đem lòng yêu và tận lực giúp đỡ Quách Tĩnh.

Về mặt vô thuật, Quách Tĩnh đã tiến bộ vượt bực nhờ nhiều lý do. Trước hết, trong dịp đi tìm thuốc về chữa bịnh cho Đạo Sĩ Vương Xứ Nhút, ông đã ngẫu nhiên hút được huyết con rắn quí của Lương Tử Ông và nhờ đó mà tăng thêm công lực rất nhiều. Kế đó, nhờ sự khéo léo của Hoàng Dung, rồi nhờ sự chơn chất của mình, Quách Tĩnh đã được Bắc Cái là Hồng Thất Công thương mến và dạy cho môn võ Hàng Long Thập Bát Chưởng. Ngoài ra, ông lại được Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông kết nghĩa anh em và dạy cho hết cả hai phần của CỬU ÂM CHƠN KINH. Khi đi tìm Đoàn Nam Đế (lúc ấy trở thành Nhất Đăng Đại Sư) để yêu cầu ông này chữa thương cho Hoàng Dung, Quách Tĩnh lại được ông này giải thích cho nên hiểu được hết các câu tiếng Phạn chen lẫn trong bản Hán văn của bộ kinh này thành ra đã thông hiểu nó hoàn toàn. Và trong lúc cùng Hoàng Dung ra đảo Đào Hoa để tìm Hoàng Dược Sư, Quách Tĩnh đã nhờ chứng kiến cuộc tranh tài giữa Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong và Bắc Cái Hồng Thất Công mà hiểu hết các điểm ẩn ảo cao siêu của võ thuật. Sau hết. Quách Tĩnh đã nhờ tìm được bộVŨ MỤC DI THƯ do danh tướng nhà Tống là Nhạc Phi sáng tác nên biết cách điều khiển quân sĩ đánh giặc.

Tuy nhiên, mối tình giữa Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã gặp nhiều trở lực. Ban đầu, Giang Nam Lục Quái không muốn cho Quách Tĩnh gần Hoàng Dung vìcho rằng cô này không phải là người tốt. Sau đó, Đông Tà lại hận Quách Tĩnh vì Quách Tĩnh lúc nhỏ đã ngẫu nhiên hạ sát Trần Huyền Phong là đệ tử của ông thành ra ông đã có lúc muốn đem Hoàng Dung gả cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc. Khi ông chấp nhận gả Hoàng Dung cho Quách Tĩnh thì Quách Tĩnh đã tỏ ra quả chơn chất không biết lên tiếng tôn ông làm nhạc phụ ngay. Sau đó, Đông Tà lại tưởng rằng Quách Tĩnh đã nói dối ông khi bảo rằng mình không biết CỬU ÂM CHƠN KINH trong khi Quách Tĩnh thật sự đã không biết rằng cái mà Lão Ngoan Đồng đem dạy mình chính là bộ kinh trứ danh này. Lúc bị Linh Trí Thượng Nhơn gạt và tưởng rằng Hoàng Dung đã chết khi vượt biển đi tìm Quách Tĩnh, Đông Tà càng thù Quách Tĩnh thêm và có ý định triệt hạ luôn thầy Quách Tĩnh là nhóm Giang Nam Lục Quái.

Về phần Quách Tĩnh thì cũng hiềm Đông Tà vì ông này đã có sự đụng chạm với phái Toàn Chân. Sau đó. ông lại nghĩ rằng chính Đông Tà đã giữ năm người thầy của mình trong nhóm Giang Nam Lục Quái nên quay ra hận hủi Hoàng Dung. Nhờ lanh lợi, thông minh và có nhiều mưu kế Hoàng Dung đã nhẫn nhục cứu giúp Kha Trấn Ác là người duy nhất cỏn sống sót trong nhóm Giang Nam Thất Quái và làm cho ông thấy rõ rằng thủ phạm giết năm người anh em kết nghĩa với ông là Tây Độc và Dương Khang. Đến lúc đó, Quách Tĩnh mới nhận thấy sự thật và yêu Hoàng Dung trở lại.

Nhưng mặc dầu lòng Quách Tĩnh chỉ yêu Hoàng Dung, ông lại còn vướng víu vì lời hứa cưới Hoa Tranh làm vợ. Vì muốn giữ lời hứa, ông đã về Mông Cổ khi không tìm ra tung tích Hoàng Dung lúc ấy đang bị Tây Độc bắt giữ . Quách Tĩnh đã được Thành Cát Tư Hãn phong làm tướng đi đánh giặc. Phần Hoàng Dung thì đã trốn khỏi sự kềm chế của Tây Độc . Vì đương giữ chức Bang Chủ Cái Bang, Bà đã huy động được người của đoàn thể này ngầm giúp Quách Tĩnh, nhắc Quách Tĩnh sử dụng VŨ MỤC DI THƯ và nhờ đó mà lập công lớn với Thành Cát Tư Hãn, đồng thời giết được Hoàn Nhan Liệt báo thù cho cha. Quách Tĩnh đã đinh bụng lấy công trạng mình đã thâu hoạch được trong cuộc chiến đấu để đổi lại lời hứa cưới Công Chúa Hoa Tranh làm vợ và được kết duyên với Hoàng Dung. Nhưng vì ông bất nhẫn khi thấy người Mông Cổ tàn sát dân chúng của thành phố bị triệt hạ, ông đã lấy công ông để xin Thành Cát Tư Hàn tha cho dân chúng thành phố này.

Việc Công Chúa Hoa Tranh chỉ được giải quyết bằng một thảm kịch cho Quách Tĩnh. Mặc dầu không mấy hài lòng về việc Quách Tĩnh xin tha cho cho dân chúng, Thành Cát Tư Hãn vẫn còn tin cậy và quí mến ông. Bởi đó, nhà vua Mông Cổ này đã phong cho Quách Tĩnh làm tướng đi đánh Đại Kim với Đà Lôi, nhưng đồng thời có mật lịnh theo đó Quách Tĩnh phải kéo quân đánh luôn Đại Tống sau khi hạ Đại Kim. Theo mưu đồ của Thành Cát Tư Hãn, nếu Quách Tĩnh từ chối không tuân lịnh đánh Đại Tống thì ông phải bi hạ sát ngay. Do chủ trương này, Thành Cát Tư Hãn đã giữ Bà Lý Bình là mẹ Quách Tĩnh ở lại Mông Cổ. Mẹ con Quách Tĩnh đã biết được dụng ý Thành Cát Tư Hãn nên định bỏ trốn về Đại Tống. Vì sợ Quách Tĩnh đi luôn, Công Chúa Hoa Tranh đã tố cáo âm mưu này với hy vọng giữ mẹ con Quách Tĩnh lại. Nhưng bà Lý Bình không muốn cho con vì vướng víu mình mà bắt buộc phải phục vụ người Mông Cổ trong việc lấn đánh Đại Tống nên đã tự tử.

Do chỗ Công Chúa Hoa Tranh có trách nhiệm về cái chết của Bà Lý Bình mà Quách Tĩnh có thể quay về với Hoàng Dung. Nhưng khi thấy Quách Tĩnh xin với Thành Cát Tư Hãn cho dân khỏi chết thay vì xin khỏi lấy Công Chúa Hoa Tranh, Hoàng Dung lại nghĩ rằng Quách Tĩnh ham chức Phò Mã Mông Cổ mà phụ bạc mình nên bỏ đi và bị Tây Độc bắt trở lại. Quách Tĩnh phải đi tìm và giải thoát Hoàng Dung. Khi quân Mông Cổ vây thành Tương Dương, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã đến phụ giúp vào việc giữ thành này. Quách Tĩnh đã lén vào đại bản dinh Mông Cổ với ý định hành thích chủ tướng Mông Cổ là Đà Lôi mặc dầu ông này đã kết nghĩa anh em với mình.

Nhưng lúc đó, Thành Cát Tư Hãn đương hấp hối và có lịnh gọi Đà Lôi về gặp mặt trước khi chết. Thành Cát Tư Hãn lại nhắn với Đà Lôi là nếu có Quách Tĩnh thì cũng đưa về gặp mình và Quách Tĩnh đã trở về Mông Cổ đề hội kiến với Thành Cát Tư Hãn trước khi nhà vua này băng hà.

Sau đó, Quách Tĩnh và hoàng Dung về đảo Đào Hoa và kết hôn với nhau sanh ra đứa con đầu lỏng là Quách Phù. Đông Tà Hoàng Dược Sư đã giao đảo Đào Hoa cho họ để đi chơi xa, không cho biết tin tức gì về mình. Lúc Quách Phù đã trên 10 tuổi, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã bỏ đảo Đào Hoa về Đại Tống thăm dò tin tức Đông Tà nhưng không tìm được ông. Khi người Mông Cổ đã diệt xong nước Đại Kim rồi chủ trương chinh phục Đại Tống, Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại đến thành Tương Dương lúc ấy là địa điểm then chốt cho việc phòng thủ lãnh thổ Đại Tống. Họ đã ở đó trong hơn mưởi năm đề giúp chánh quyền và nhơn dân chống chọi lại các đạo quân Mông Cổ đến tấn công. Đến lúc nhà vua Mông Cổ Mông Kha (tức là Nguyên Hiển Tông) bi tử trận khi công phá Tương Dương và thất bại, Quách Tĩnh và Hoàng Dung mới tạm thời rời bỏ thành này. Nhờ công ơn giữ thành giúp dân chúng nên Quách Tĩnh đã được tôn làm đại hiệp và được gọi là Bắc Hiệp để thay thể Bắc Cái đã chết trong số năm vị bá chủ võ lâm.

Cứ theo bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG thì sau đó Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại trở lại giúp chánh quyền và dân chúng Tương Dương giữ thành này và đã tử nạn khi quân Nguyên phá được thành. Nhưng trước đó, hai nhơn vật này đã dự liệu rằng thế nhà Đại Tống không thể chồng cự nổi quân Mông Cổ. Để chuẩn bi cho việc đánh người Mông Cổ giải thoát Hán tộc trong tương lai, họ đã làm một bí kíp ghi võ công của CỬU ÂM CHƠN KINH và Hàng Long Thập Bát Chưởng giấu vào một thanh kiếm đặt tên là Ỷ Thiên, và đem VŨ MỤC DI THƯ giấu vào một thanh đao đặt tên là Đồ Long. Đồ Long hàm ý giết nhà cầm quyền Mông Cổ để giải thoát Hán tộc và Ỷ Thiên hàm ý thể theo ý trời mà trừ diệt những kẻ cầm quyền gian ác, tham nhũng, hại dân. Hai võ khí này được chế tạo bằng chất kim loại đặc biệt lấy từ cây Huyền Thiết Kiếm của Dương Quá nên rất sắc bén có thể chém gãy các võ khí khác, nhưng nếu dùng hai võ khí ấy đề chặt nhau thì cả hai đều gãy và để lộ các bí kíp . Người Hán tộc thời Quách Tĩnh và Hoàng Dung vừa bi xâm lấn của người Mông Cổ, vừa bị khổ sở vì nạn tham quan ô lại của nhà Đại Tống. Do đó, khi chế tạo đao Đồ Long và kiềm Ỷ Thiên, Quách Tĩnh và Hoảng Dung có dụng ý truyền lại cho kẻ có cơ duyên bộ VŨ MỤC DI THƯ đề họ đánh đuổi người Mông Cổ khỏi đất Hán và các bí kíp võ công đế họ trừ gian diệt bạo, bảo vệ nhơn dân đối với bất cứ chánh quyền nào.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Dung tiểu thuyết bình khảo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Gió Từ Tay Mẹ - Thơ Nguyên Thoại, Nhạc Cao Ngọc Dung
» Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
» Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát-Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Trang 5 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-