Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Sun 13 Dec 2015, 19:54

Thầy ơi, có nhân vật nào biểu tượng cho ISIS hong thầy?
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Mon 14 Dec 2015, 08:48

unikey đã viết:
Thầy ơi, có nhân vật nào biểu tượng cho ISIS hong thầy?
 
 
 
Uni kiếm thử coi, chớ hồi Kim Dung viết truyện thì ISIS chưa ra đời!  :pp:

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Mon 14 Dec 2015, 09:43

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

V- NHƠN VẬT TUỢNG TRƯNG CHO CÁC NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ NƯỚC THÁI LAN NÓI RIÊNG


Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, ngoài Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc và Bắc Cái , lại cỏn có Nam Đế. Nhơn vật sau này đã được Kim Dung đem đối chiếu lại với Bắc Cái một cách đặc biệt. Về địa vi xã hội thì hai bên thật là khác nhau: một người tuy giữ chức vụ Bang Chủ một bang hội lớn nhưng dầu sao cũng là một kẻ ăn mày, còn một người thật sự là vua. Nhưng trong việc mô tả Nam Đế, tác giả VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU lại có một xuất lệ đáng để ý như khi mô tả Bắc Cái.

Trong vũ trụ quan của người Trung Hoa, giữa các phương hướng vả ngũ hành cùng các mẩu sắc, có sự liên hệ mật thiết với nhau. Các tiểu thuyết gia Trung Hoa viết truyện võ hiệp thường dùng các chi tiết biểu lộ sự liên hệ này trong các tác phẩm của họ. Đối với Trung Thần Thông, Đông Tà và Tây Độc, Kim Dung cũng đã làm như vậy.

Nhưng như ta đã thấy, ông đã không áp dụng nguyên tắc biểu lộ sự liên hệ giữa phương hướng, ngũ hành vả màu sắc khi mô tả Bắc Cái. Ông đã dùng cái hồ lô màu đỏ và cây gậy tre màu xanh lá cây làm tiêu biểu cho vị Bang Chủ Cái Bang mặc dầu phương bắc liên hệ hành thủy và màu đen. Đó là vì nhơn vật Bắc Cái đã được ông dùng để tượng trưng cho Liên Sô lãnh đạo Đảng Cộng Sản QuốcTế. Phương nam vốn liên hệ đến hành hỏa và màu đỏ, mà màu đỏ đã được dùng để mô tả Bắc Cái nên tác giã VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU không còn dùng nó và hành hoả để nói đến y phục và tài nghệ của Nam Đế. Điều này xác nhận rằng y như Bắc Cái, Nam Đế không phải là một cao thủ võ lâm thông thường mả là một nhơn vật tượng trưng cho một nước.

Nước được Nam Đế tượng trưng nói một cách tổng quát là nước đang mở mang trong Thế Giới Đệ Tam, và nói một cách đặc biệt hơn là nước Thái Lan.

A. VỊ TRÍ CỦA CÁN NƯỚC ĐANG MỞ MANG SO VỚI CÁC NƯỚC ĐÃ KỸ NGHỆ HOÁ VÀ CỦA ĐẠI LÝ VÀ THÁI LAN SO VỚI TRUNG QUỐC

Ta có thể nhận thấy rằng hiện nay, cuộc tranh chấp giữa các nước đã kỹ nghệ hóa một bên, và các nước đang mở mang một bên, đã được gọi là cuộc tranh chấp Bắc-Nam. Vậy, phương bắc là phương tập trung các nước kỹ nghệ hóa, còn phương nam thì tập trung các nước đang mở mang, và phương nam nói chung có thể dùng để chỉ các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam.

Mặt khác, Nam Đế chính là vua nước Đại Lý, một nước được thành lập trong lãnh thổ của tỉnh Vân Nam ngày nay. Nước này đã có từ đời nhà Đường (618-907) vả ban đầu gọi là nước Nam Chiếu. Nó đã có lúc rất cường thạnh và vào thế kỷ thứ 9, lúc đất nước ta còn bị nhà Đường cai trị dưới tên là An Nam, người Nam Chiếu đã nhiều lần đem binh lấn đánh. Nước Nam Chiếu về sau đổi tên lại là Đại Mông, rồi Đại Lễ, đến đầu đời nhà Tống (960-1276) ở Trung Quốc mới lấy tên là nước Đại Lý.

Nhơn dân nước Đại Lý này vốn thuộc nòi giống Thái. Khi người Mông Cổ quật khởi lên vào thế kỷ thứ 13, và đánh chiếm các nước thì nhà vua Mông Cổ tên Mông Kha, (về sau được gọi là Nguyên Hiến Tông, t.v. 1251-1259) đã sai em là Hốt Tất Liệt (về sau nối ngôi anh và được gọi là Nguyên Thế Tổ, t.v. 1260-1294) mở cuộc tấn công nhà Tống. Nhơn dịp này, Hốt Tất Liệt đã cho một bộ tướng của mình là Ngột Lương Hợp Thai vào nước Đại Lý và chiếm thủ đô nước ấy năm 1253 . Sau đó, lãnh thổ Đại Lý bị sát nhập luôn vào bản đồ Trung Quốc thành tỉnh Vân Nam. Viên tướng đem binh đánh Đại Lý và con Hốt Tất Liệt là Hốt Kha Kích được phong làm Vân Nam Vương đều là những nhơn vật có liên hệ đến lịch sử Việt Nam. Chính Ngột Lương Hợp Thai đã đem binh sang đánh Việt Nam lần thứ nhứt dưới đời nhà Trần năm 1257 , cỏn Vân Nam Vương thì đã nhiều lần lấy thế lực uy hiếp Việt Nam nên đã được Trần Hưng Đạo nói đến trong bài hịch khuyên răn các tướng sĩ ông viết năm 1284. Khi nước Đại Lý mất, một số người dân nước ấy đã di cư về phía nam, một bộ phận vào nước Lào, một bộ phận đến ở với người Thái trên đất Thái Lan hiện tại. Sự nhập cư của họ đã tăng cường lực lượng của người Thái và đưa đến việc thành lập tại đó một quốc gia cường thạnh, trước đây gọi là Xiêm La và ngày nay gọi là Thái Lan.

B. CON LUƠN THẦN LÀM TĂNG THÊM CÔNG LỰC CỦA NAM ĐẾ, BIỂU TƯỢNG CHO NỀN VĂN HOÁ CỔ CỦA THÁI LAN


Về mặt khả năng thì Nam Đế sở dĩ có được một công lực siêu phàm không thua các cao thủ khác là vì lúc trẻ, ông đã hút được huyết của một con lươn thần. Việc này có thể đem đối chiếu với việc Trung Thần Thông và Tây Độc có được công lực siêu phàm nhờ ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm hoặc uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà. Nói chung thì nó dùng để ám chỉ ảnh hưởng của một nền văn hóa tối cổ đến tiềm lực một quốc gia đó làm cho quốc gia đó vững mạnh.

Nhưng Trung Quốc, các nước Tây Phương và các nước Thái Lan có những điểm giống nhau mà cũng có những điểm khác nhau về mặt này. Theo sự mô tả của Kín Dung, khi uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà giữa lúc đói rét, Tây Độc đã thấy tinh thần và thể chất phấn chấn lên ngay. Điều này ám chỉ việc nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương chỉ giúp vào sự tiến bộ của họ về mặt vật chất chớ không gây trở lực gì có thể làm nguy hại đến nền độc lập của họ. Trái lại, Nam Đế khi hút huyết con lươn thần cũng như Trung Thần Thông khi ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm thì đã bị mê man ba ngày, tưởng đã phải bỏ mạng, chỉ nhờ có dị nhơn đến kịp mới cứu sống họ được và thâu nhận họ làm đệ tử. Sự kiện này đã được Kim Dung dùng để nói đến việc Trung Quốc cũng như Thái Lan tuy có nhờ nền văn hóa cổ mà có một sức mạnh tinh thần thâm hậu, nhưng cũng đã bị nền văn hóa đó ngăn trở trong việc canh tân và suýt làm cho mình bị mất nền độc lập.

Về bản chất thì thần vật đã giúp Nam Đế tăng thêm công lực là một con lươn chúa gọi là Kim Thiện Vương. Tuy là một trân vật, nó không phải thuộc loài thảo mộc tinh túy như cái nấm biểu tượng cho nền văn hóa cổ Trung Hoa, mà là một động vật còn mang thú tánh như con Bạch Long Xà biểu tượng cho nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương. Tuy có khả năng siêu phàm nên được cho là có tánh thông linh, con lươn thần Kim Thiện Vương thật sự là một quái vật đã ăn thịt người. Quái vật này sống sâu dưới nước và được liệt vào loài cá. Điều này ám chỉ rằng nền văn hóa cổ của Thái Lan thuộc hệ thống văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á Châu. Một phần người của các dân tộc này thuở trước đã sống ở Hoa Nam. Về sau, họ bị người Trung Hoa dồn về phía nam của Trung Quốc hiện tại, và những người còn ở lại và sống trên lãnh thổ Trung Quốc thì đã bị người Trung Hoa đồng hóa. Người của các dân tộc Đông Nam Á Châu này đã được người Việt Nam và người Trung Hoa thời được gọi chung là Bách Việt và được các học giả về nhơn chủng học gọi là nòi giống lndonesian, trong khi ông Bình Nguyên Lộc lại đặc biệt gọi họ là nòi giống Mã Lai. Họ có liên hệ ít nhiều ăn dân tộc Việt Nam ta, và nền văn hóa của họ là nền văn hóa của một giống dân sống về nông nghiệp và ngư nghiệp.

Trong bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, Kim Dung cho biết rằng sau khi hút được huyết con lươn thần, mình Nam Đế trừ ra ở tay chơn và đầu mặt, còn thì ở chỗ khác trong châu thân đều có mọc những mụt đỏ bầm, các mụt này khi mọc rồi thì biến thành cứng rắn như vảy cá rất dày, đao thương đâm không lủng được. Nhờ đó, Nam Đế có thể chịu đựng các đòn mãnh liệt của địch thủ mà không hề hấn gì. Hiện tượng mọc vảy cá biểu lộ tánh cách thô sơ thấp kém của công lực, vì công lực cao thì hội nhập hoàn toàn vào cơ thể và không thể hiện ra ngoài. Nó có thể được Kim Dung dùng đế ám chỉ rằng về mặt võ thuật , công lực của người Thái Lan không phải chỉ dựa vào sự luyện tập mà còn dựa vào một số yếu tố ngoại lai như bùa, phép, gồng, ngải v.v. . . Nó cũng cho thấy rằng trong con mắt Kim Dung, nền văn hóa cổ của Thái Lan chưa đạt mực cao siêu của nền văn hóa cổ Tây Phương và dĩ nhiên là còn thua nền văn hoá cổ của Trung Hoa nhiều hơn.

C- CÔNG PHU CỦA NAM ĐẾ, BIỂU LỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU ĐỐI VỚI THÁI LAN

Nhưng ngoài nền văn hóa cổ của mình, Thái Lan còn tiếp nhận văn hóa nước khác. Theo Kim Dung, họ Đoàn làm vua nước Đại Lý vốn là hậu duệ của một nhơn vật trong giới võ lâm Trung Hoa. Mặt khác, vị thầy đầu tiên của Nam Đế là một đạo sĩ hiệu Ngọc Động Chơn Nhơn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Đạo Giáo đã được hai triều Đường và Tống xem như là quốc giáo, và có thể biểu tượng cho tài nghệ Trung Hoa. Vậy, với các chi tiết trên đây, Kim Dung đã cho chúng ta biết rằng Thái Lan đã có chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Tuy nhiên, khi đã lớn tuổi rồi. Nam Đế lại thoái vị và xuống tóc đi tu theo Phật Giáo, với pháp danh là Nhứt Đăng Đại Sư. Người thế độ cho ông không phải là một cao tăng Trung Hoa mà là một nhà sư Thiên Trúc tức là Ấn Độ. Kim Dung đã dùng việc này để nói lên việc mặc dầu có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, Thái Lan cốt yếu lại là một nước theo Phật Giáo, mà Phật Giáo Thái Lan là Phật Giáo Tiểu Thừa từ Ấn Độ truyền sang, chớ không phải là Phật Giáo Đại Thừa thạnh hành ở Trung Quốc. Một chi tiết khác xác nhận điều này là việc Nhứt Đăng Đại Sư rất thông hiểu Phạn ngữ. Chính ông đã dịch hộ Quách Tĩnh các câu tiếng Phạn mà Đạt Ma Tổ Sư đã viết trong CỬU ÂM CHƠN KINH.

Nói chung thì trong việc xây dựng cơ cấu quốc gia và trong chánh sách giữ nước, ban đầu Thái Lan đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trong nước và của Phật Giáo nhiều hơn của nền văn hóa Trung Hoa. Điều này được thể hiện trong các môn công phu của Nam Đế. Theo Kim Dung cho biết thì nhơn vật này chuyên sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương Quyền. Tiên Thiên vốn có nghĩa là tự nhiên, bẩm sinh. Danh hiệu Tiên Thiên của môn công phu hàm ý rằng tiềm lực Thái Lan dựa vào các tin tưởng cổ truyền đã có từ khi dân Thái xuất hiện trên địa cầu. Kim Cương theo nghĩa đen là chất đá quí cứng rắn và trong suốt. Nhưng trong Phật Giáo, đó còn là tên của một bộ Kinh, và đồng thời là danh hiệu của các vi thần hộ pháp.

Qua việc Nam Đế sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương quyền, Kim Dung muốn ám chỉ rằng nền chánh trị Thái Lan còn giữ rất nhiều yếu tố cổ truyền riêng của người Thái, đồng thời bị sự chi phối rất mạnh của Phật Giáo Tiểu Thừa. Đạo này được xem là quốc giáo, Giáo Hội có một ảnh hưởng rất lớn đối với nhơn dân cũng như đối với chánh quyền và các nhà sư được mọi người, kể cả nhà vua, rất mực kính trọng. Mặt khác, những người trong giới thượng lưu, ngay đến nhà vua, đều phải vào chùa tu một thời gian. Phong tục trên đây của Thái Lan đã được Kim Dung nói đến qua việc Đoàn Nam Đế cuối cùng đã xuống tóc đi tu. Chính vì sự kiện này và vì vai tuồng cốt yếu của Phật Giáo đối với Thái Lan mà trong cuộc luận võ kỳ chót ở Hoa Sơn, Nam Đế đã được đặt cho một ngoại hiệu mới là Nam Tăng.

D- VIỆC NAM ĐẾ HỌC CÔNG PHU NHỨT DƯƠNG CHỈ BIỂU LỘ ẢNH HƯỞNG THÊM CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI THÁI LAN TRONG GIAI ĐOẠN CẬN ĐẠI

Tuy nhiên, về sau, Nam Đế lại học công phu Nhứt Dương Chỉ với Trung Thần Thông, lúc ông này thấy rằng mình sắp chết và muốn truyền công phu này lại cho Nam Đế để Nam Đế đối phó với Tây Độc. Sự kiện này có thể dùng để ám chỉ việc người Thái Lan đã tiếp nhận thêm ảnh hưởng của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ 18. Lúc ấy, một số người Trung Hoa đã được triều đình Thái Lan trọng dụng, và họ đã đóng một vai tuồng quan trọng về mặt chánh trị. Năm 1767, nước Thái Lan (thời ẩy còn gọi là nước Xiêm La) đã bị người Miến Điện tấn công và đã thảm bại. Trong cuộc tấn công này, người Miến Điện đã bắt được nhà vua Thái Lan đem về nước họ. Khi ấy, một tướng lãnh gốc Trung Hoa tên là Trịnh Quốc Anh, và mang tên Thái là Phya Taksin, đã cứu được nước Thái Lan khỏi mất. Ông đã lên làm vua nước ấy từ đó cho đến năm 1782 mới bị dòng vua hiện đang trị vì ở Thái Lan thay thế. Trong thời kỳ làm vua Thái Lan, dĩ nhiên là Trịnh Quốc Anh đã áp dụng một số kỹ thuật chánh trị của người Trung Hoa ở nước Thái Lan.

Mặt khác, chúng ta có thề nhận thấy rằng mặc dầu Trung Thần Thông là người đầu tiên luyện được Nhứt Dương Chỉ, môn đệ ông đã không học được công phu này và Nhứt Dương Chỉ cuối cùng đã trở thành công phu độc đáo của Nam Đế và môn đồ họ Đoàn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Nhứt Dương Chỉ biểu tượng cho lý tưởng thế giới đại đồng làm cho cả thiên hạ sống yên vui hòa mục và dùng sự nhân nghĩa mà đối xử với nhau. Đó là lý tưởng của nước Trung Hoà cổ điển, nhưng nó không còn được Trung Công áp dụng khi đã nắm được chánh quyền, mà lại được các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới hiện tại đề cao. Sự kiện này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc phái Toàn Chân không còn biết nền công phu Nhứt Dương Chỉ vả công phu này trở thành bí quyết riêng của Hoàng Gia họ Đoàn ở nước Đại Lý.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 05:35

em đang đợi phần Trung Thần Thông là biểu tượng của Trung (Hoa) thần thông :laughing:
lý tưởng đại đồng gồm thâu cả thế giới và Trung Quốc là nước chính giữa, trung tâm của thế giới :laughing15:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 07:53

Shiroi đã viết:
em đang đợi phần Trung Thần Thông là biểu tượng của Trung (Hoa) thần thông :laughing:
lý tưởng đại đồng gồm thâu cả thế giới và Trung Quốc là nước chính giữa, trung tâm của thế giới  :laughing15:
 
Phần Trung Thần Thông ở trên đọc chưa đã sao mà còn chờ đợi?  :fun1:

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 05:23

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
em đang đợi phần Trung Thần Thông là biểu tượng của Trung (Hoa) thần thông :laughing:
lý tưởng đại đồng gồm thâu cả thế giới và Trung Quốc là nước chính giữa, trung tâm của thế giới  :laughing15:
  
Phần Trung Thần Thông ở trên đọc chưa đã sao mà còn chờ đợi?  :fun1:
Dạ đọc rồi, mà tự vì phần đó không thấy gì đặc biệt cả. :mim:
Đúng thật người Trung Hoa luôn xem Đạo giáo mới là Đạo của họ, còn Phật giáo là du nhập từ Ấn Độ.

Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Fri 18 Dec 2015, 08:16

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
em đang đợi phần Trung Thần Thông là biểu tượng của Trung (Hoa) thần thông :laughing:
lý tưởng đại đồng gồm thâu cả thế giới và Trung Quốc là nước chính giữa, trung tâm của thế giới  :laughing15:
      
Phần Trung Thần Thông ở trên đọc chưa đã sao mà còn chờ đợi?  :fun1:
    Dạ đọc rồi, mà tự vì phần đó không thấy gì đặc biệt cả. :mim:
Đúng thật người Trung Hoa luôn xem Đạo giáo mới là Đạo của họ, còn Phật giáo là du nhập từ Ấn Độ.

 
 
 
Đặc biệt là Trung (Hoa) Thần Thông là vô địch và truyền thụ tài nghệ cho Nam Đế (Đông Nam Á) cùng Bắc Cái (Liên Xô) chống Tây Độc (Tây Âu)!

Tội nghiệp cho nữ hiệp Hoàng Dung tài sắc vẹn toàn mà bị gán thành biểu trưng của ... Stalin!!!! 
:potay:

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Fri 18 Dec 2015, 09:10

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

VI- CÁC NHƠN VẬT VÀ ĐOÀN THỂ TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC NƯỚC THEO CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI HỮU PHÁI: THIẾT CHƯỞNG BANG VÀ ANH EM HỌ CỪU CÙNG CÔNG TÔN CHỈ


Ngoài Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và Nam Đế, các bộ VÔ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP còn nói đến anh em nhà họ Cừu là những nhơn vật có võ công siêu tuyệt. Nói chung thì các nhơn vật này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ các nước theo chế độ độc tài hữu phái.

A. BANG CHỦ THIẾT CHƯỞNG BANG CỪU THIÊN NHẬN VÀ NGƯỜI ANH SONG SANH CỪU THIÊN LÝ TIÊU BIỂU CHO NƯỚC ĐỨC QUỐC XÃ VÀ NƯỚC Ý PHÁT XÍT VÀ THỂ HIỆN BẰNG HITLER VÀ MUSSOLINI

Khi mở cuộc luận võ ở Hoa Sơn lần đầu tiên, Trung Thần Thông đã có mời Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đến dự, nhưng lúc ấy ông này nhận thấy công lực mình còn kém nên lo luyện Ngũ Độc Thần Chưởng và không đáp ứng lời mời. Do đó, ông không có tỷ thí với Võ Lâm Ngũ Bá để phân hơn kém. Tuy nhiên, ông vẫn được giới võ lâm nói chung xem như là một nhơn vật có tài nghệ tương đương với Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc. Bắc Cái và Nam Đế. Mặt khác, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang lại có một người anh song sinh giống ông như hệt, nhưng tài nghệ kém ông rất xa. Chúng ta có thể xem hai nhơn vật này như là biểu tượng của hai nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít và thể hiện bằng hai nhà lãnh tụ Hitler và Mussolini.

1. Các đặc điểm của Thiết Chưởng Bang so với các đặc điểm của các Đảng quốc Xã Đức và Phát Xít Ý.

a. Điều chúng ta có thể nhận thấy trước nhất là Thiết Chưởng Bang là một môn phái chuyên dùng rắn độc để tập luyện võ công, y như Tây Độc. Mặt khác, danh hiệu cũng như công phu căn bản của họ là Thiết Chưởng, mà thiết lại có nghĩa là sắt, tức là một chất thuộc kim loại. Đó là những dấu hiệu cho thấy rằng các nhơn vật của đoàn thể này đã được Kim Dung dùng để tượng trưng cho những nước âu Châu, thuộc khối Tây Phương. Lề lối làm việc hung bạo, cũng như việc đưa người ra làm quan để bóc lột và đàn áp dân chúng, giết người cướp của, và xem mạng người dân như cỏ rác có thể so sánh với chánh sách độc tài toàn diện hữu phái mà các nhà lãnh tụ Quốc Xã và Phát Xít đã áp dụng khi cầm quyền ở Đức và Ý.

b. Mặt khác, theo sự mô tả của Kim Dung, Thiết Chưởng Bang lúc đầu là một bang hội do những nhà ái quốc thành lập với mục đích chống sự xâm lấn của nước ngoài, về sau mới lầm lạc đi vào con đường hung bạo, làm hại cho đất nước và nhơn dân. Những điều này phù hợp với lịch sử chung của hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít.

Các nước Đức và Ý vốn là những nước có một nền văn minh lâu đời và thco Thiên Chúa Giáo. Sau Thế Chiến I, hai nước này đã bị thương tổn nặng về mặt tinh thần. Nước Đức đã thua trận và phải ký Hiệp Uớc Versaillcs nhận chịu những điều kiện bất lợi và nhục nhã. Phần nước Ý thì đứng về phía lực lượng Đồng Minh thắng trận, nhưng vì yếu hơn các nước Đồng Minh khác nên bi họ xem thường. Nước Ý chỉ tham chiến vì hai nước Anh và Pháp đã hứa hẹn là nếu thắng trận thì Ý sẽ được chia cho một phần đất Áo. Nhưng khi Thế Chiến l chấm dứt, vị Tổng Thống Wilson nuớc Mỹ theo chủ trương Dân Tộc Tự Quyết nên ông không chấp nhận các yêu sách của nước Ý đối với lãnh thổ Áo và hai nước Anh Pháp đã nuốt bỏ lời hứa của mình để theo lập trường của Tổng Thống Wilson. Do đó, người Ý rất bất mãn các nước Đồng Minh và có cảm giác là bị khinh thường.

Phong trào Quốc Xã Và Phát Xít đã khai thác sự bất mãn của hai dân tộc Đức và Ý, nhứt là lúc họ gặp khó khăn trong đời sống vì khủng hoảng kinh tế. Việc đề cao tinh thần dân tộc đã được người Đức và người Ý hoan nghinh nên hai Đảng Quốc Xã Và Phát Xít đã nắm được chánh quyền bằng những cuộc bầu cử tự do và hợp pháp.

Nhưng sau khi nắm được chánh quyền, họ đã áp dụng chánh sách độc tài toàn diện hữu phái và thiết lập một chế độ chuyên chế khắc nghiệt. Riêng người Đức đã thực hiện chủ trương bài trừ Do Thái và sát hại hàng triệu nguời Do Thái vô tội.

2. Sự tương đồng và dị biệt giữa hai Đảng Phát Xít và Quốc Xã, biểu tượng bằng sự khác nhau giữa hai anh em song sinh giống nhau như đúc.

a. Chế độ Quốc Xã và Phát Xít chỉ mới xuất hiện sau Thế Chiến I và điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc Bang Chủ Thiết Chưởng Bang không tham dự cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn. Hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít vốn phân biệt nhau và xuất hiện ở hai nước khác nhau. Tuy nhiên, nó có những điểm tương đồng lớn lao đến mức người ta đã xem nó như nhau. Phong trào Phát Xít xuất hiện trước phong trào Quốc Xã một thời gian ngắn, và khi gây ra phong trào Quốc Xã, Hitler đã bắt chước lề lối tổ chúc và hành động của phong trào Phát Xít do Mussolini lãnh đạo. Nhưng về sau, Đảng Quốc Xã lại mạnh mẽ hữu hiệu hơn Đảng Phát Xít nhiều, vì dân tộc Đức vốn siêng năng và làm việc có phương pháp, trong khi dân Ý tánh tình dễ dãi và ham vui chơi chớ không cần cù làm việc. Bởi đó, trong khi Đức Quốc Xã đã thắng được nhiều trận lớn và Iàm cho thế giới hãi hùng thì Ý Phát Xít lại rất yếu kém và thường thua trận. Ngay đến việc chinh phục một nước nhược tiểu ở Phi Châu như Abyssinia (nay là Ethiopia), Ý Phát Xít cũng đã chật vật lắm mới thắng, và khi đánh một nước nhỏ ở Âu Châu là Hy Lạp, Ý Phát Xít đã thất bại nặng, phải nhờ Đức Quốc Xã tiếp tay. Tuy nhiên, vì phong trào Phát Xít xuất hiện trước nên trên thế giới, danh từ Phát Xít đã được dùng để nói đến chế độ độc tài toàn diện hữu phái một cách tổng quát, chỉ khi nào phải minh đinh rằng chế độ được nói đến là chế độ áp dụng ở Đức, người ta mới dùng danh từ Quốc Xã.

b. Những điều trên đây đã đuợc Kim Dung ám chỉ trong một số chi tiết liên hệ đến Thiết Chuởng Bang. Mặc dầu hai nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít khác nhau, các nhơn vật biểu tượng cho họ là Cừu Thiên Nhận và Cừu Thiên Lý được xem là thuộc một bang hội với nhau, và sự tương đồng lớn lao giữa hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít cũng như việc hai phong trào ấy xuất hiện hầu như đồng thời với nhau đã được Kim Dung ám chỉ bằng việc trình bày hai nhơn vật trên đây như là hai anh em song sinh. Các chi tiết về hai nhơn vật này cũng phù hợp với sụ thật về hai phong trào Phát Xít và Quốc Xã. Cừu Thiên Lý biểu tượng cho nước Ý Phát Xít được xem là anh, nhưng vì biếng nhác nên võ công rất tầm thường, chỉ dùng sự điêu ngoa bip bợm mà lòe người. Trong khi đó, Cừu Thiên Nhận biểu tượng cho nước Đức Quốc Xã tuy là em nhưng lại siêng năng cần mẫn, cố công luyện tập võ nghệ nên đã có một võ công siẽu tuyệt làmp cho mọi nguời hãi sợ, và cầm quyền điều khiển cả Thiết Chuởng Bang, thành ra anh là Cừu Thiên Lý phải ở vào địa vị thuộc hạ.

3. Kỹ thuật chiến đấu của Thiết Chưởng Bang đối chiếu với chủ trương và lề lốỉ làm việc của hai Đảng Quốc Xã và Phát Xít.

a. Công phu Thủy Thượng Phiêu của Cừu Thiên Nhận và các chủ nghĩa siêu nhơn và siêu tộc của Đảng Quốc Xã Đức.

Về mặt kỹ thuật chiến đấu thì ngoài việc dùng rắn như Tây Độc, và công phu Thiết Chưởng, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang còn một công phu khinh công độc đáo: ông có thể đi trên tuyết mà không để dấu chơn, và có thể đi dưới sông như trên bờ. Do đó, người ta đã gọi ông bằng ngoại hiệu Thủy Thượng Phiêu. Như ta đã thấy, việc anh em Cừu Thiên Lý và Cừu Thiên Nhận chuyên dùng rắn độc và luyện công phu Thiết Chưởng hàm ý rằng các nước mà họ biểu tượng là những nước Âu Châu. Riêng danh từ Thủy Thượng Phiêu, nó có nghĩa là nổi trên mặt nước. Với danh hiệu này, công phu độc đáo của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang có lẽ đã được Kim Dung dùng để ám chỉ chủ nghĩ siêu nhơn và siêu tộc của Đảng Quốc Xã Đức.

Theo chủ nghĩa siêu nhơn thì trong nhơn loại, có những người tài giỏi vượt lên trên những kẻ khác, và làm được những công việc vĩ đại, phi thưởng mà phàm nhơn không làm được. Sự tiến bộ của nhơn loại trên con đường văn minh hoàn toàn do nơi các siêu nhơn này mà có. Quần chúng chỉ hưởng các công trình của họ và muốn cho nhơn loại tiến bộ, quần chúng phải hoàn toàn tùng phục và tuân lịnh họ. Quan niệm siêu nhơn đặt nền tảng trên sự bất bình đẳng giữa loài người. Nhưng theo Đảng Quốc Xã Đức, sự bất bình đẳng này không phải chỉ xuất hiện giữa các cá nhân, mà còn xuất hiện giữa các chủng tộc. Đảng này cho rằng chủng tộc tài giỏi nhất trong cả nhơn loại là chủng tộc Aryan. Đó là một siêu tộc đã tạo lập văn minh ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng vì bị lai giống với các chủng tộc thấp kém hơn bị họ chinh phục nên nhiều nhánh dân Aryan đã bị thoái hóa và không duy trì nổi nền văn minh mình đã xây dựng. Riêng dân Đức là nhánh dân Aryan thuần túy duy nhất còn sót lại, và xứng đáng làm chủ cả địa cầu. Nhưng muốn thực hiện sứ mạng lãnh đạo cả nhơn loại, người Đúc phải giữ cho chủng tộc mình thuần túy và do đó mà phải diệt trừ người Do Thái đang sống chung lộn với dân Đức.

b- Tài nghệ và xảo thuật của Cừu Thiên Lý so với tài nghệ và xảo thuật của Mussolini

Đảng Phát Xít Ý không theo chủ nghĩa siêu tộc như Đảng Quốc Xã Đức mà theo chủ nghĩa sùng thượng Quốc Gìa. Mộng tưởng của Đảng này là làm cho nước Ý cường thạnh và khôi phục lại địa vị bá chủ của Đế Quốc La Mã xưa kia. Nhưng vì khả năng quá kém, nên nước Ý Phát Xít đã phải chật vật lắm mới chinh phục được nước Abyssinia. Do đó. những lời tuyên bố nẩy lửa của nhà lãnh tụ Mussolini về sự cường mạnh của nước Ý Phát Xít chỉ có tánh cách khoa trương, và nước Ý Phát Xít không phải là một đe dọa thật sự cho các nước khác. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc Cừu Thiên Lý biểu diễn trò mang cái chum sắt đựng đầy nước để lội qua sông. Bên ngoài trông vào, người ta tưởng là cái chum nước ấy nặng đến cả ngàn cân, mà khi lội qua sông, Cừu Thiên Lý lại nổi lên hêu hểu như là nước chỉ ngập đến đầu gối. Người không biết việc thấy như vậy thì rất sợ Cừu Thiên Lý. Nhưng thật sự thì cái chum chỉ có một vỏ sắt mỏng và bên trên gần miệng chum, lại có dán giấy mỏng và láng làm cái đáy để chum có thể chỉ đựng một chút nước mà thấy như đầy. Ở dưới đáy sông thì Cừu Thiên Lý đã lén đặt trước những cái chậu chìm để ông đặt chân mà đi.

Mặt khác, khi gặp những địch thủ mạnh hơn mình, Cừu Thiên Lý đã thường giả đau bụng để xin đi cầu và nhơn cơ hội này mà lẩn trốn. Việc này có liên hệ đến một cổ sự đặc biệt của nước Ý Phát Xít. Lúc mới lên cầm quyền và áp dụng chánh sách độc tài, Mussolini đã bị nhiều dân biểu đối lập chống lại. Mussolini vốn không tàn ác bằng Hitlcr nên không giết hại những người này. Để làm cho họ hoảng sợ mà chấm dứt sự chống đối, ông chỉ sai thủ hạ đến nhà họ rồi bắt họ uống dầu đu đủ tía. Họ bị đi cầu đến lả người và không dám chống đối ông nữa. Tuy việc đi cầu được áp dụng cho đối lập, nhưng ý kiến dùng dầu đu đủ tía là của Mussolini nên trong ANH HÙNG XẠ ĐIÊU Cừu Thiên Lý tiêu biểu cho Mussolini đã giở trò xin đi cầu để né tránh cường địch.

c- Tổ chức của Thiết Chưởng Bang so với tổ chức của hai Đảng Quốc Xã và Phát Xít nói chung.

Tổ chức của Thiết Chưởng Bang rất chặt chẽ và bủa ra ở nhiều nơi. Lúc Quảch Tĩnh và Hoàng Dung lên vào căn cứ họ ở núi Thiết Chưởng, Thiết Chưởng Bang đã huy động người bao vây vả khi thấy Quách Tĩnh và Hoàng Dung chạy lên trên cái hang trên đầu núi là nơi họ không có quyền lên, họ đã dùng xà trận để tần công. Những điều này nhắc lại việc các Đảng Phát Xít và Quốc Xã đã có tổ chức rất chặt chẽ và có hành động rất mạnh mẽ cương quyết, không khác Cái Bang biểu tượng cho Đảng Cộng Sản Quốc Tế.

4. Đặc điểm riêng của Đảng Quốc Xã Đức.

Ngoài các điểm chung cho cả hai phong trào Phát Xít Ý và Quốc Xã Đức, lại có một vài điểm chỉ liên hệ đến Quốc Xã Đức.

a. Bội tinh Thập Tự Sắt của Quốc Gia Đức so với hai bàn tay sắt, tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang.

Tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là hai bàn tay sắt. Đối với người Đức, sắt hàm ý cương kiên anh dũng. Năm 1813 , vua nước Phổ (một quốc gia về sau trở thành một tỉnh bang nồng cốt của nước Đức) đã tạo ra một bội tinh mang tên là Thập Tự Sắt và bội tinh này về sau đã trở thành huy chương cao quí nhứt của dân tộc Đức về mặt quân công.

b. Chữ Vạn của Quốc Gia Đức so với hai bàn tay sắt, tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang.

Mặt khác, trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, khi đến dự cuộc luận võ kỳ hai ở Hoa Sơn, Cừu Thiên Nhận lại thình lình hối cải sau khi bi Bắc Cái mắng, và xin theo làm đồ đệ của Nam Đế lúc ấy đã trở thành Nhút Đăng Đại Sư. Từ đó, Cừu Thiên Nhận chỉ còn được biết dưới pháp danh Từ Ân Đại Sư. Có thể Kim Dung đã dùng hình ảnh này để nói lên sự hối hận của người Đức sau trận Thé Chiến II về việc làm của nước họ thời Quốc Xã. Các Chánh Phủ Tây Đức sau này có chánh sách rất hòa dịu đối với nước Do Thái và với các nước Đông Âu. Nhưng cũng có thể Kim Dung dùng việc Cừu Thiên Nhận trở thành Từ Ân Đại Sư để ám chỉ việc Hitler dùng chữ Vạn để làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã.

Chữ Vạn vốn là một dấu hiệu đã xuất hiện từ thiên niên kỳ thứ ba tr. C. N. ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả Á Châu và Âu Châu. Ở các nước Bắc Âu, nó được xem như là hình vẽ cái búa của Thần Thor là Thần Sấm Sét, biểu tượng cho chiến tranh. Nhưng chữ Vạn được biết nhiều hơn là chữ Vạn ở Ấn Độ. Tên mà các nước Tây Phương dùng ít chỉ chữ Vạn là Swatiska vốn phải xuất từ chữ Phạn Svatiska có nghĩa là kiết tường an lạc. Hình chữ Vạn ở ấn Độ là biểu tượng của mặt trời hay là của lửa, tức là một nguyên tắc mang sự ấm áp sáng sủa và nghị lực đến cho muôn loài. Theo sự giải thích của một số học giả thì chữ Vạn này là hình vẽ đường quĩ đạo của mặt trời nhìn tử Bắc Bán Cầu. Ở bán cầu này, chúng ta thấy buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đông, đến trưa thì ném về hướng nam, rồi chiều thì lặn ở hướng tây, cứ như thế mãi ngày này sang ngày khác. Bởi đó, chữ Vạn vẽ lại quĩ đạo của mặt trời bắt đầu từ hướng đông để đi về hướng nam rồi quay về hướng tây và sau cùng quặt xuống để trở lại đi từ hướng đông về hướng nam. Hai đường vẽ này gác tréo lên nhau biểu lộ sự liên tục triền miên của quá trình được mô tả. Vì thế chữ Vạn hàm ý liên tục và tái tạo không ngừng.

Theo kinh Phật thì trên ngực Đức Như Lai có hình chữ Vạn và đó là một trong 32 tướng tốt của Ngài. Bởi đó, từ xưa, Phật Giáo đã lấy chữ Vạn làm một trong những biểu tượng của mình. Đến thế kỷ thứ 20, một số người quốc gia quá khích ở Âu Châu lại cho rằng chữ Vạn là một dấu hiệu biểu tượng cho chủng tộc Aryan, và vì Hitlcr cho rằng dân Đức là nhánh thuần túy duy nhất của chủng tộc Aryan hiện cỏn sót lại nên ông đã lấy chữ Vạn làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã. Thật ra, chữ Vạn mà Hitler dùng có các nhánh đi ngược chiều so với chữ Vạn cổ của ấn Độ được Phật Giáo dùng . Dầu vậy việc Hitler dùng chữ Vạn đã làm cho dấu hiệu này bị cả thế giới thù ghét nên sau Thế Chiến II, Phật Giáo không còn dùng chữ Vạn nhiều như trước. Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Nhứt Đăng Đại Sư là một vị cao tăng theo phái Tiểu Thừa và thông thuộc tiếng Phạn nên việc Cừu Thiên Nhận xin theo ông đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Hitler lấy chữ Vạn mà ông ta cho là phát xuất từ nhánh dân Aryan ở ấn Độ làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã của mình.

B- CỪU THIÊN XÍCH VÀ CHỒNG LÀ CÔNG TÔN CHỈ: TIÊU BIỂU CHO CÁC QUỐC GIA NHỎ YẾU THEO CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI HỮU PHÁI NÓI CHUNG VÀ NƯỚC TÂY BAN NHA NÓI RIÊNG.

Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung chỉ nói đến hai anh em Cừu Thiên Nhận và Cừu Thiên Lý. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ta lại thấy xuất hiện người em gái của hai nhơn vật ẩy là Cừu Thiên Xích cùng với chồng là Công Tôn Chỉ. Chúng ta có thể xem cặp vợ chồng này là tiêu biểu cho các quốc gia nhỏ yếu theo chế độ độc tài hữu phái, và đặc bộ là nước Tây Ban Nha thời ông Franco nắm chánh quyền.

1. Cừu Thiên Xích, tượng trưng cho nhánh nhỏ yếu nhất trong phong trào Phát Xít và đặc biệt là ở nước Tây Ban Nha.

a. Theo sự mô tả của Kim Dung, Cừu Thiên Xích tuy là phụ nữ, nhưng võ công rất cao vì bà đã được Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là Cừu Thiên Nhận tận tâm truyền thọ võ công. Tuy nhiên, về mặt cảm tình thì bà lại mến người anh cả là Cừu Thiên Lý nhiều hơn. Bà thường đứng về phía Cừu Thiên Lý khi ông này bị Cừu Thiên Nhận trách mắng. Chính vì binh vực Cừu Thiên Lý mà bà đã cãi nhau với Cừu Thiên Nhận rồi bỏ nhà ra đi. Bà gặp Công Tôn Chỉ và kết hôn với ông này rồi truyền dạy thêm võ công cho ông này làm cho ông này trở thành một cao thủ võ lâm. Nhưng về sau, Công Tôn Chỉ đã gạt cho bà uống thuốc mê rồi cắt hết gân chơn của bà và quăng bà xuống đáy Tuyệt Tình Cốc. Bà phải sống cô độc trong một cảnh giam hãm rất khổ sở suốt mười năm mới được Dương Quá và con gái bà là Công Tôn Lục Ngạc cứu ra. Bà đã tìm mọi cách báo thù Công Tôn Chỉ. Nhưng cuối cùng, hai vợ chồng đã vì đánh nhau mà rơi xuống đáy Tuyệt Tình Cốc và chết một lượt với nhau.

b. Các chi tiết trên đây rất phù hợp với các quốc gia nhỏ yếu hơn Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, nhưng cũng theo chế độ độc tài hữu phái, và đặc biệt hơn họ là nước Tây Ban Nha . Cừu Thiên Xích vốn là em gái của Cừu Thiên Lý và Cừu Thiên Nhận và lúc nào cũng đề cao Thiết Chưởng Bang nên có thể xem như là tượng trưng cho nhánh nhỏ yếu nhất của phong trào Phát Xít trên thế giới. Trong lịch sử thì sau khi Mussolini thực hiện chế độ Phát Xít ở Ý và Hitler thực hiện chế độ Quốc Xã ở Đức thì hữu phái Tây Ban Nha đã nổi lên chống lại chánh quyền thiên tả của nước mình. Trong cuộc nội chiến này, hữu phái Tây Ban Nha đã được Ý Phát Xít và Đức Quốc Xã tận lực giúp đỡ. Đức Quốc Xã có lực lượng hùng hậu hơn và có kỹ thuật chiến đấu cao hơn nên đã giúp hữu phái Tây Ban Nha một cách đắc lực hơn. Tuy nhiên, vì người Tây Ban Nha cùng thuộc nòi giống La Tinh như người Ý nên hữu phái Tây Ban Nha đã có cảm tình với Ý Phát Xít nhiều hơn với Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã được Kim Dung ám chỉ khi cho biết rằng Cừu Thiên Xích học võ với Cừu Thiên Nhận, nhưng thương Cừu Thiên Lý nhiều hơn.

2. Công Tôn Chỉ, tiêu biểu cho cánh hữu ôn hòa ở các nước nhỏ bé, và đặc biệt là Tướng Franco của Tây Ban Nha.

a. Về phần Công Tôn Chỉ là người đã cưới Cừu Thiên Xích làm vợ, ông có thể xem như là tiêu biểu của cánh hữu tương đối ôn hòa hơn ở các nước nhỏ yếu. Họ Công Tôn vốn phát xuất từ các dòng vua đã làm chủ các nước chư hầu ở Trung Quốc thời cổ. Khi dùng họ đó để đặt cho người chồng của Cừu Thiên Xích, Kim Dung đã có dụng ý cho biết rằng ông này thuộc hạng sang cả của một quốc gia.

b. Điều trên đây và một số chi tiết khác liên hệ đến Công Tôn Chỉ cho thấy rằng nhà chánh khách cận đại có sự tích phù hợp nhứt với nhơn vật kể trên đây là Tướng Franco.

Tướng Franco vốn là một trong những người lãnh đạo cuộc tranh đấu do quân đội Tây Ban Nha khởi xưởng chống lại chánh phủ tả phái. Với sự giúp đỡ của Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, ông đã nắm phần thắng lợi rồi trở thành Quốc Trưởng Tây Ban Nha năm 1936 . Ông đã tổ chức một chánh đảng độc tài để cai tri nước mình và đứng về phía các nước Phát Xít cho đến khi Thế Chiến II nổ bùng. Tuy nhiên, Franco đã không chịu gia nhập cuộc chiến đấu của phe Phát Xít chống lại các nước Đồng Minh theo chế độ dân chủ tự do. Ở hội nghi với Hitler tại Hendaye (một thành phổ Pháp ở sát biên giới Tây Ban Nha) năm 1941, Tướng Franco đã nhứt quyết không chấp nhận việc cho phép quân Đức Quốc Xã kéo ngang lãnh thổ Tây Ban Nha để sang tác chiến ở Bắc Phi. Điều này rất lợi cho các nước Đồng Minh, vì nếu được chuyển quân qua lãnh thổ Tây Ban Nha, Đức Quốc Xã đã có thế mạnh hơn ở Bắc Phi và lực lượng Đồng Minh đã khó có thể thắng nổi họ. Đến năm 1944, Tướng Franco lại thỏa thuận với Hoa Kỳ: để Hoa Kỳ hủy bỏ lịnh cấm bán dầu lửa cho Tây Ban Nha, ông đã chấp nhận giảm bớt việc cho chở các khoáng sản sang Đức Quốc Xã, đồng thời hạn chế hoạt động của các cán bộ Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tại Tây Ban Nha.

Sau khi trận Thế Chiến II chấm dứt, Tưởng Franco vẫn duy trì chế độ độc tài ở Tây Ban Nha, nhưng đã vì xu hướng chung của thế giới mà bỏ chủ trương Phát Xít. Về mặt đối ngoại, ông đã tìm cách kết thân với các nước trong Khối Tự Do. Năm 1953, ông đã ký với Hoa Kỳ một thỏa ước cho Hoa Kỳ được dùng một số căn cứ Hải Quân và Không Quân của Tây Ban Nha để bù lại, Hoa Kỳ viện trợ cho Tây Ban Nha về kinh tế và quân sự. Về mặt nội bộ thì từ năm 1945, Tướng Franco đã ngỏ ý là chế độ quân chủ sẽ được khôi phục. Năm 1947, ông cho ban hành đạo luật ấn định rằng sau khi ông chết người kế vị ông làm Quốc Trưởng sẽ là một nhà vua. Đến năm 1969 ông chỉ định Hoàng Tử Juan Carlos De Bourbon làm người kế vị này. Mặt khác, năm 1964, ông đã ban hành một Hiến Pháp mới tương đối cởi mở hơn.

Nói chung lại, ông Franco gốc là người độc tài hữu phái thuộc phe Phát Xít nhưng đã vì tình thế mà nghiêng lần về phía các nước theo chế độ dân chủ tự do. Ông đã dọn đường cho việc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến theo chánh thể dân chủ tự do và sau khi ông chết năm 1975, chế độ và chánh thể này đã thật sự thiết lập được ở Tây Ban Nha. Khi nói đến việc Công Tôn Chỉ cắt đứt gân chơn của Cừu Thiên Xích và quăng bà này xuống đáy Tuyệt Tình Cốc, Kim Dung có lẽ đã muốn mô tả việc Franco công khai từ bỏ phong trào Phát Xít sau Thế Chiến II. Và khi mô tả cảnh Công Tôn Chỉ và Cừu Thiên Xích đánh nhau rồi cùng chết một lượt, tác giả của bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể đã muốn bảo rằng khi Tướng Franco chết thì nước Tây Ban Nha cũng hoàn toàn từ bỏ ý thức hệ Phát Xít và chế độ độc tài hữu phái.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Thu 14 Jan 2016, 10:48

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

VII- SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC ĐƯỢC CÁC CAO THỦ VÕ LÂM BIỂU TƯỢNG, THEO CÁI NHÌN CỦA KIM DUNG


Kim Dung là người Trung Hoa nên trong các tác phẩm của ông, nhơn vật tượng trưng cho nước Trung Hoa cổ điển được mô tả như là một bực tài đức song toàn. Đó là việc dĩ nhiên nên chúng ta không cần phải bàn đến nó. Điều cần phải lưu ý là khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung hãy còn thiên tả và có cảm tình nồng hậu với phe xã hội chủ nghĩa mà lại rất thù ghét phe hữu, nhất là phe hữu quá khích. Đến lúc ông viết bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông bắt đầu bớt ghét phe hữu, nhưng vẫn còn cảm tình với phe xã hội chủ nghĩa. Tình cảm của ông cùng với một số cố sự liên hệ đến sự giao thiệp giữa các nước đã được diễn tả trong thái độ của các cao thủ võ lâm đối với nhau.

A. SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA TÂY ĐỘC VÀ DƯƠNG QUÁ VỚI PHÁI TOÀN CHÂN

Trong lịch sử, các nước Tây Phương, nhứt là các nước Âu Châu, đã nhiều lần lấn hiếp khinh thị dân Trung Hoa. Thế kỷ thứ 19, người Tây Phương đã bắt triều đình nhà Thanh cắt những phần đất Trung Quốc cho họ muốn gọi là tô giới. Các tô giới này đặt dưới sự quản trị của người Tây Phương và người Trung Hoa sống ở đó bị xem là thuộc dân. Do đó, người Tây Phương nhiều khi đã có thái độ rất trịch thượng đối với người Trung Hoa. Người Anh đã dựng một tấm bảng cấm chó và người Trung Hoa vào một công viên mà họ thiết lập trong tô giới của họ. Người Trung Hoa đã xem việc này là một đại sỉ nhục cho dân tộc họ và mỗi khi nhắc lại nó, họ không thể nén được lòng căm hận. Mặt khác, nếp sống theo lý tưởng Tự Do và Dân Chủ của người Tây Phương lại trái ngược với nền văn hóa cổ Trung Hoa mà cơ sở được đặt trên sự tự tu tự chế và sự tôn trọng thứ bực tôn ty một cách nghiêm khắc. Bởi đó, Tây Độc biểu tượng cho các nước Âu Châu nói riêng và khối Tây Phương nói chung, đã bị Kim Dung mô tả như là một nhơn vật xấu xa, đáng khinh đáng ghét. Nhơn vật này chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình, không biết gì đến đạo lý, cũng không có chút nhơn tình nào.

Lần đầu tiên gặp Trung Thần Thông, Tây Độc đã dùng những đòn độc hại chí tử để đánh Trung Thần Thông. Mặt khác, ông đã nhiều lần đến căn cứ của phái Toàn Chân để toan cướp CỬU ÂM CHƠN KINH . Lúc nghe tin Trung Thần Thông chết, ông đến nơi để lợi dụng cơ hội phái Toàn Chân bối rối vì mất kẻ cầm đầu mà thực hiện ý nguyện. Nhưng Trung Thần Thông đã dự liệu trước việc đó và đã giả chết, dụ cho Tây Độc đến gần quan tài mình rồi dùng Nhứt Dương Chỉ đánh cho ông bị trọng thương phải bỏ chạy, sau đó Trung Thần Thông mới thật sự lìa trần. Đối với các đệ tử của Trung Thần Thông, Tây Độc cũng đã có đụng độ. Ông đã đánh cho Đàm Xứ Đoan làm cho Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của phái Toàn Chân bị rối loạn khi phái này đang tranh đấu với Đông Tà. Nói chung thì phái Toàn Chân không hề đến Bạch Đà Sơn là căn cứ của Tây Độc để tranh đấu với chú cháu Tây Độc, chỉ có việc Tây Độc đi tìm các nhơn vật của phái Toàn Chân đề gây sự. Điều này ám chỉ việc Trung Quốc không hề xâm lấn các nước Âu Châu, chỉ có các nước Âu Châu đến Trung Quốc để uy hiếp Trung Quốc.

Khi viết bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã phần nào bớt ác cảm đối với các nước Tây Phương. Do đó trong tác phẩm này, ông không còn biểu lộ sự khinh miệt và thù ghét Tây Độc thái quá như trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Riêng đối với Dương Quá, tượng trưng cho nước Mỹ, Kim Dung đã có một cái nhìn khác hơn cái nhìn đối với Tây Độc. Tuy vẫn có nêu ra các tánh xấu của Dương Quá, nói chung thì hình ảnh mà tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP tạo ra về Dương Quá là hình ảnh của một con người đáng kính trọng. Việc đem ngoại hiệu Tây Cuồng thay cho Tây Độc để gọi nhơn vật tượng trưng cho các nước Tây Phương nói chung làm bộc lộ rõ rệt sự thay đổi quan điểm của Kim Dung về các nước này.

B- SỰ GIAO THIỆP GIỮA NGƯỜI NHỰT VỚI TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA ĐÔNG TÀ VỚI PHÁI TOÀN CHÂN VÀ TÂY ĐỘC CÙNG DƯƠNG QUÁ

Về phần dân Nhựt thì đã có nhiều mối liên hệ với Trung Quốc từ ngàn xưa. Người Nhựt đã học nơi người Trung Hoa rất nhiều và nền văn hóa của họ đã chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa Trung Quốc. Nhưng nước Nhựt không theo hẳn văn hóa Trung Quốc mà có những điểm đặc thù. Hơn nữa, người Nhựt đã nhiều lần gây hấn với Trung Quốc ngay từ thời trước. Đến lúc tiếp xúc với nền văn hóa Tây Phương và canh tân tự cường, nước Nhựt đã cùng với các nước Tây Phương lấn hiếp Trung Quốc. Vậy giữa Trung Quốc với Nhựt, một mặt có mối thân tình do sự tương đồng văn hóa mà ra, một mặt lại có sự hiềm khích vì sự xung đột quyền lợi, mà sự hiềm khích này phần lớn lại do Nhựt mà ra. Bởi đó. Kim Dung đã gọi nhơn vật tượng trưng cho nước nhựt là Đông Tà. Danh hiệu này hàm ý rằng nước Nhựt không phải quá tệ hại như các nước Âu Châu do Tây Độc tượng trưng vì dầu sao dân Nhựt cũng vẫn còn giữ được phần nào những đức tánh cao quí do nền văn hóa Trung Hoa mà ra, nhưng nước Nhựt cũng không phải là một nước có chánh sách tốt và là thân hữu của Trung Quốc. Điều này đã được Kim Dung nói đến khi ông cho biết rằng đối với Trung Thần Thông và phái Toàn Chân, Đông Tà ở giữa ranh giới bạn và địch.

Lúc mới gặp nhau lần đầu tiên trên hoang đảo. Đông Tà đã có ý hại Trung Thần Thông với tiếng tiêu tàn độc của mình. Trong việc tìm cách lấy CỬU ÂM CHƠN KINH hay học các môn võ của phái Toàn Chân, ông không đến nỗi quá tệ hại như Tây Độc, nhưng cũng có những thủ đoạn không chánh đáng, như việc bắt giam hay dùng mưu gạt gẫm Châu Bá Thông chẳng hạn. Đối với những người kế vị Trung Thần Thông để lãnh đạo phái Toàn Chân, Đông Tà nhiều khi đã tỏ ra thiếu sự kính trọng và đã có ý muốn lấn áp họ. Khi các đạo sĩ kế vị Trung Thần Thông lãnh đạo phái Toàn Chân lầm tưởng rằng ông đã giam sư thúc họ là Châu Bả Thông và tấn công ông, Đông Tà không thèm giải thích ngay để giải tỏa sự hiểu lầm và sự thù hận. Ông đã tận lực giao đấu với họ và có dụng ý phá tan Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của họ rồi mới nói sự thật cho họ biết. Điều này hàm ý rằng người Nhựt không phải xem Trung Quốc như bạn và ngay đến những lúc không có chủ trương làm hại cho Trung Quốc, họ cũng muốn áp đảo Trung Quốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên, Đông Tà cũng có khi giúp phái Toàn Chân. Ông đã cứu Châu Bá Thông thoát khỏi sự hãm hại của hai anh em Âm Trường Giang và Âm Trường Hà trên đảo Lục Hoành. Tuy mục đích cuối cùng của ông là đưa Châu Bả Thông về đảo Đào Hoa để dùng Châu Bá Thông trong việc nghiên cứu võ cõng của phái Toàn Chân, ông cũng đã làm một điều có lợi cho phái này.

Đối với các nước Tây Phương, nước Nhựt cũng vừa theo vừa chống. Khi áp dụng chánh sách canh tân tự cường vào hậu bán thế kỷ thứ 19, người Nhựt đã học hỏi nhiều nơi các nước Tây Phương. Họ đã thâu nhận một số lề lối làm việc của người Tây Phương. Nhưng ngay đến lúc nước họ đã kỹ nghệ hóa, họ vẫn duy trì một số phong tục cổ truyền của họ và vẫn tự phân biệt với người Tây Phương. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một số chi tiết trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt có lúc đã muốn gả con gái là Hoàng Dung cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc, tượng trưng cho các nước Tây Phương. Tuy nhiên, Đông Tà cũng đã nhiều lần chống lại Tây Độc. Cuối cùng, ông đã cho Tây Độc biết rõ rằng ông không phải thuộc loại người của Tây Độc. Tuy có tánh cao ngạo, hay nói và làm ngược lại thế tục, ông vẫn kính trọng các anh hùng liệt sĩ và tôn trọng lẽ phải chớ không phải tàn ngược như Tây Độc. Tây Độc đã giết một ông thầy đồ chỉ vì ông này giảng dạy những điều mà Tây Độc bảo là đạo đức giả, nhưng Đông Tà đã đem chôn cái đầu của ông đồ ấy và tỏ vẻ cảm thương về cái chết của ông ta.

Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, tuy vẫn duy trì ngoại hiệu Đông Tà cho nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt, Kim Dung đã nói đến ông với nhiều thiện cảm hơn. Mặt khác, Đông Tà đã tỏ ra rất ưa thích Dương Quá. Ông đã dạy cho Dương Quá các môn công phu độc đáo của ông và đã kết bạn với Dương Quá mặc dầu tuổi tác hai người cách biệt nhau xa. Điều này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Nhựt và Mỹ đã trở thành hai nước thân hữu sau trận Thế Chiến II, mặc dầu một bên có nền văn hóa cổ truyền lâu đời, một bên là một quốc gia mới được xây dựng trong hai thế kỷ sau này.

C- SỰ GIAO THIỆP GIỮA LIÊN SÔ VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT VÀ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA BẮC CÁI VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC

Về Liên Sô thì lúc mới thành lập, nước ấy đã có một chánh sách thân hữu với Trung Quốc và đã giúp Trung Quốc tự tổ chức để chống lại các nước Tây phương. Liên Sô đã gởi sang Trung Quốc một phái bộ do Borodin cầm đầu và phái bộ này đã có một vai tuồng đáng kể trong việc xây dựng các cơ cấu của Trung Hoa Dân Quốc thời ông Tôn Văn cầm quyền. Phần Kim Dung thì khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông hãy còn thiên tả. Bởi đó, ông đã mô tả Bắc Cái, nhơn vật tượng trung cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế như lả một bực anh hùng cái thế và giàu lỏng nghĩa hiệp. Tuy có tỷ thí với Trung Thần Thông để phân hơn kém, Bắc Cái không nuôi ỳ đồ cướp đoạt CỬU ÂM CHÂN KINH trong tay phái Toàn Chân như Tây Độc, Đông Tà. Ông và Trung Thần Thông đã tỏ ra rất tôn trọng nhau và đã có giúp đỡ nhau. Trung Thần Thông đã từng cứu Bắc Cái khỏi thuật Chiêu Hồn và ngón đòn độc hại của Ô Vưu Đạo Nhơn. Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, Bắc Cái lại nói khéo cho Trung Thần Thông lưu ý đến các âm mưu gian hiểm của Tây Độc, đồng thời dùng tiếng hú để nhắc Trung Thần Thông là phải có thái độ tích cực chớ không thể ngồi yên mà nghe tiếng đàn tranh của Tây Độc và tiếng tiêu của Đông Tà, vì hai loại âm thanh này phụ họa với nhau làm cho thần trí Trung Thần Thông khó tránh được sự dao động thành ra phải thua trận.

Đối với Đông Tà, Bắc Cái không thân như đối với Trung Thần Thông, nhưng Bắc Cái vẫn có sự tôn trọng Đông Tà. Riêng đối với Tây Độc thì Bắc Cái ra mặt chống đối mạnh mẽ và liên tục. Phần Tây Độc cũng rất ghét Bắc Cái. Khi hai bên từ đảo Đào Hoa về đất liền và cùng ở trên một chiếc thuyền, họ đã gây sự đánh nhau. Bắc Cái đã tha cho cho Tây Độc một lần và đã cứu Tây Độc hai lần khỏi chết. Nhưng liền theo đó, Tây Độc lại thừa lúc Bắc Cái ơ hờ để tấn công Bắc Cái bằng công phu Cấp Mô Công làm cho Bắc Cái bị trọng thương đến mất hết công lực. Khi cho thấy Bắc Cái và Tây Độc luôn luôn xung đột và kích bác lẫn nhau, Kim Dung đã có ý làm nổi bật việc sau Thế Chiến II, Liên Sô và các nước Tây Phương đã trực diện đối đầu nhau về mọi phương diện và phản tuyên truyền nhau một cách mạnh mẽ. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã cho ta thấy Bắc Cái và Tây Độc ôm nhau cười và chết một lượt với nhau sau khi đã đấu võ với nhau và cảm phục tài nhau. Với hình ảnh này. tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể muốn bảo rằng Liên Sô và các nước Tây Phương không bên nào nắm phần thắng lợi được trong cuộc tranh đấu với nhau. Nếu khinh suất gây chiến tranh hạch tâm để triệt hạ nhau thì cả hai bên đều sẽ bi tiêu diệt hết. Vậy, hai bên đã bị dồn vào cái thế phải chịu chung sổng hay là cùng chết với nhau. Đó là một thông điệp liên hệ đến chủ trương “Giảm Bớt Căng Thẳng” đã lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 1960.

D- SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI ĐẶC BIỆT LÀ THÁI LAN VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG VÀ LIÊN SÔ, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA NAM ĐẾ VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC VÀ BẮC CÁI

Trong chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Văn đã bảo rằng Trung Quốc cần phải có thái độ thân hữu đối với các nước nhược tiểu và phải tận lực giúp đỡ các nước nhược tiểu. Riêng đối với Thái Lan, Trung Quốc đã có những liên hệ văn hóa trong quá khứ. Bởi đó, Nam Đế là nhơn vật tượng trưng cho các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới nói chung và nước Thái Lan nói riêng, cũng được Kim Dung mô tả như là một thân hữu của Trung Thần Thông và có chịu ơn Trung Thần Thông. Trung Thần Thông đã giúp Nam Đế cứu được cha mẹ và lấy lại được ngôi báu đã bị người chú cướp đoạt. Vì vậy, mặc dầu có đến Hoa Sơn luận võ theo lời mời của Trung Thần Thông, Nam Đế đã tỏ vẻ rất kính trọng Trung Thần Thông và không có ý muốn giành lấy CỬU ÂM CHƠN KINH. Nam Đế và phái Toàn Chân không hề có sự xung đột với nhau, mặc dầu Châu Bá Thông đã tư tình với một vương phi của Nam Đế là bà Anh Cô. Đã thế, khi cảm thấy mình đã già yếu, Trung Thần Thông đã đến nước Đại Lý và dạy Nam Đế công phu Nhứt Dương Chỉ để Nam Đế có khả năng chống lại Tây Độc hầu giữ cho CỬU ÂM CHƠN KINH không lọt vào tay Tây Độc.

Đối với Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế không có sự hiềm khích, và ngoài lần tỷ thí ở Hoa Sơn, ông không có dịp đấu võ với họ. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra kính trọng Đông Tà hơn Tây Độc. Điều này có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc giữa hai trận Thế Chiến, Thái Lan đã thân cận với Nhựt nhiều hơn các nước Tây Phương. Riêng đối với Bắc Cái, Nam Đế đã có nhiều cảm tình. Ông đã mời Bắc Cái đến vùng nước Đại Lý và khi xuống tóc đi tu, ông đã mời Bắc Cái dự kiến. Nói chung thì các chi tiết trên đây biểu lộ ý kiến của Kim Dung trong thời kỳ còn thiên tả. Vì lập trường thiên tả này, ông xem Liên Xô là thân hữu của các dân tộc nhược tiểu và có chủ trương giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các nước đế quốc thực dân.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Nam Đế đã trở thành Nam Tăng và đã được kính trọng nhiều hơn trước. Điều này hàm ý là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới sau này đã có một vị thế quan trọng hơn trên chánh trường quốc tế.

Đ- SỰ GIAO THIỆP GIỮA NƯỚC ĐỨC VỚI TRUNG QUỐC, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG KHÁC, LIÊN SÔ VÀ CÁ NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP CỦA CỪU THIÊN NHẬN VỚI PHÁI TOÀN CHÂN, TÂY ĐỘC, BẮC CÁI, NAM ĐẾ

Về phần Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, ông không có đụng độ với Trung Thần Thông. Nhưng người tiền nhiệm của ông đã hai lần xung đột với vị Giáo Chủ phái Toàn Chân mà lần xung đột sau đã xảy ra ngay tại căn cứ của phái này. Điều này có thể được dùng để ám chỉ việc nước Đức trước thời kỳ Hitler cầm quyền, đã lấn hiếp Trung Quốc và bắt Trung Quốc nhường đất Thanh Đảo cho mình làm tô giới.

Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Cửu Thiên Nhận đã hợp tác với Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một quốc gia đã từng lấn hiếp Trung Quốc và có thể xem như là tượng trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tây Độc cũng đã được Hoàn Nhan Liệt mời hợp tác để tìm bộ Vũ Mục Di Thư và do đó mà cũng đứng về một phe với Cừu Thiên Nhận trong một cuộc đụng độ với phái Toàn Chân, Bắc Cái và Đông Tà. Các sư kiện này được dùng nói lên việc Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tuy có xung đột với các nước Tây Phương khác, nhưng vẫn áp dụng chánh sách đế quốc xâm lược như các nước ấy. Mặt khác, một số người trong Cái Bang đã vì binh vực dân chúng bị áp bức mà chọi lại hành động của Thiết Chưởng Bang. Sau đó lúc Cái Bang hội họp lại để chỉ định người làm Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã đến nơi hội họp và khuyến dụ Cái Bang nên nhận lễ vật của Hoàn Nhan Liệt mà dời hết về phương nam để nhường phương bắc lại cho nước Đại Kim. Sau khi Cái Bang đã nhận Hoàng Dung làm quyền Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã gặp lại Hoàng Dung và đánh bà này một đòn rất nặng làm cho bà bị trọng thương suýt chết. Với các việc này,Kim Dung đã nhắc lại một số biến cố thời Thế Chiến II. Hai phe Phải Xít và Cộng Sản vốn là kẻ thù của nhau. Nhưng trước khi mở cuộc tấn công các nước Tây âu, Đức Quốc Xã đã ký hiệp ước với Liên Sô để chia vùng ảnh hưởng ở Đông Âu, rồi sau đó, lại thình lình mở cuộc tấn công Liên Sô làm cho nước này suýt chút nữa là bị lâm nguy. Chúng ta nên lưu ý chỗ Hitler đã mở cuộc tấn công Liên Sô lúc nước ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Stalin, mà trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, nhơn vật tượng trưng cho Stalin chính là Hoàng Dung.

Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đã trở thành Từ Ân Đại Sư và đã cố gắng tranh đấu với bản chất hung ác của mình để theo đúng lời thầy là Nhứt Đăng Đại Sư dạy. Điều này có thể đã được dùng để ám chỉ việc Tây Đức hiện nay đã theo chế độ dân chủ tự do và có thái độ thân hữu, sẵn sàng viện trợ cho các nước khác, nhất là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới.

Nói chung lại thì sự giao thiệp giữa Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang với nhau cũng như với các nhơn vật liên hệ đến họ không phải mô tả hết lịch sử bang giao thật sự giữa Trung Quốc, Nhựt, các nước Tây Phương, Liên Sô, các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam và các nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít. Ta phải công nhận rằng nếu Kim Dung theo sát lịch sử bang giao thật sự đó thì ông rất khó có thể làm cho các bộ truyện võ hiệp của ông hấp dẫn được. Bởi đó, ông chỉ dùng một số chi tiết trong sự giao thiệp giữa các cao thủ võ lâm để ám chỉ các biến cố quan trọng trên trường chánh trị quốc tế và chúng tôi chỉ nêu các chi tiết này ra để cho quí vị độc giả suy nghiệm.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13Fri 15 Jan 2016, 08:48

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG I

MỤC 2:
CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI


Khi viết bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã dùng một số cao thủ võ lâm để ám chỉ một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới. Trong khuôn khổ tổng quát đó, một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại đã được đề cập đến rồi. Như chúng tôi đã trình bày trong Mục 1 của Chương này, Trung Thần Thông có thể xem như là nhơn vật biểu tượng cho Tôn Văn, còn Quách Tĩnh với Dương Khang thì một người biểu tượng cho Mao Trạch Đông, một người biểu tượng cho Uông Tinh Vệ. Về sau lúc viết bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Dung lại đặc biệt dùng một số nhơn vật để ám chỉ các chánh khách Trung Quốc cận đại trong cả hai phe Cộng Sản và Quốc Gia .

I – CÁC CHÁNH KHÁCH TRUNG QUỐC VỀ PHÍA CỘNG SẢN.


Trong thời kỳ sáng tác ba bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung hãy còn thiên tả và có cảm tình nồng hậu với phe xã hội chủ nghĩa. Do đó, các nhơn vật biểu tượng cho phong trào Cộng Sản Quốc Tế đã được ông trình bày như là những bực anh hùng nghĩa hiệp, giàu lòng thương nước thương dân. Điều này biểu lộ rõ rệt trong việc ông dùng Quách Tĩnh để ám chỉ nhà lãnh tụ Trung Cộng là Mao Trạch Đông. Qua nhơn vật Quách Tĩnh, Mao Trạch Đông được xem như là một người hoàn toàn đáng cho chúng ta mến phục. Nhung đến khi viết hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Dung đã nhận chân được sự thật về Cộng Sản Quốc Tế nói chung và Trung Cộng nói riêng. bởi đó, trong hai bộ truyện võ hiệp này, ông đã dùng những nhơn vật đáng sợ hãi hơn là đáng trọng để ám chỉ các lãnh tụ Trung Cộng.

A. CÁC NHƠN VẬT BIỂU TƯỢNG CHO CÁCH LÃNH TỤ TRUNG CỘNG TRONG BỘ TIẾU NGẠO GIANG HỒ

Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, đề tài chánh yếu là cuộc xưng đột đẫm máu giữa Triêu Dương Thần Giáo và các phe được gọi chung là bạch đạo. Đọc kỹ tác phẩn này, ta có thể tìm thấy nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng Kim Dung đã dùng tổ chức Triêu Dương Thần Giáo để ám chi Đảng Trung Cộng và hai vị Giáo Chủ Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại để biểu tượng cho hai nhà lãnh tụ quan trọng nhút của Trung Cộng là Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.

1 – Các điểm tương đồng giữa Triêu Dưong Thần Giáo và Đảng Trung Cộng

a. Điều đáng lưu ý trước hết là tên của Triêu Dương Thần Giáo. Triêu Dương vốn có nghĩa là buổi sớm mai, tức là lúc mặt trời đã mọc, nhưng vẫn còn ở phía đông. Danh hiệu của Trung Cộng không hàm ý mặt trời mọc, cũng không có một liên hệ gì đến hướng đông. Nhưng bản quốc thiều của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc do Trung Cộng thiết lập lại là bản Đông Phương Hồng. Nó bộc lộ rõ rệt ý kiến của các nhà lãnh đạo Trung Cộng xem Trung Quốc dưới sự điều khiển của họ là một nước lớn ở phương Đông và có chánh nghĩa sáng rực, lại đang lúc hưng thạnh như mặt trời mọc, làm cho nước ấy cuối cùng sẽ thắng các nước Tây Phương theo chế độ tư bản. Khẩu hiệu mà các nhà lãnh tụ Trung Cộng tung ra để khẳng đinh việc này là “Gió đông thắng gió tây”.

Mặt khác, Đảng Trung Cộng được tổ chức theo các nguyên tắc chung của Cộng Sản Quốc Tế do Lenin nêu ra và được Stalin cải thiện. Với các nguyên tắc này, Cộng Sản tuy là một chánh đảng, nhưng không khác một đoàn thế tôn giáo . Đoàn thể tôn giáo thường đòi hỏi giáo đồ tuyệt đối tin tưởng nơi giáo lý, tuyệt đối phục tùng Giáo Hội và sẵn sàng làm mọi việc theo mạng linh của Giáo Hội. Đảng Cộng Sản tuy không dựa vào thần quyền, nhưng cũng đòi hỏi đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng nơi chủ nghĩa cộng sản, tuyệt đối phục tùng cấp chỉ huy và sẵn sàng làm mọi việc theo mạng lịnh cấp chỉ huy. Bởi đó, mặc dầu không phải là một Giáo Hội trên danh nghĩa, Đảng Cộng Sản trong thực tế vẫn không khác một Giáo Hội. Điều này đã được các nhà chánh trị học và xã hội học xác nhận. Phần Triêu Dương Thần Giáo thì tuy mang danh nghĩa là tôn giáo, nhưng trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta không thấy nó thờ phụng vị thần nào. Với các dữ kiện trên đây, ta có thể xác nhận rằng Triêu Dương Thần Giáo đã được dùng để ám chỉ Trung Cộng.

b. Nghiên cứu kỹ hơn cách Kim Dung mô tả Triêu Dương Thần Giáo, chúng ta có thể tìm thấy thêm nhiều chi tiết làm bộc lộ sự tương đồng giữa tổ chức này với Đảng Trung Cộng.

- Theo Kim Dung thì từ khi thành lập, Triêu Dương Thần Giáo đã tự đứng vào thế thù nghịch với các đoàn thể và nhơn vật thuộc giới bạch đạo. Chẳng những có nguyên tắc làm việc hoàn toàn trái với đạo lý thông thường đương hữu, Triêu Dương Thần Giáo lại còn có chủ trương trừ diệt các nhơn vật và đoàn thể bạch đạo hoặc bắt buộc các nhơn vật và đoàn thể này phải thần phục mình để có thể thống trị cả giới võ lâm. Bởi đó, các nhơn vật và đoàn thể thuộc giới bạch đạo đều hết sức thù hận Triêu Dương Thần Giáo mà họ gọi là Ma Giáo. Ta có thể xem các nhơn vật và đoàn thể được Kim Dung gọi là bạch đạo như là các nhơn vật và đoàn thể theo xu hướng quốc gia, chánh thức tôn trọng nền luân lý cổ truyền và nếp sinh hoạt đương hữu của dân tộc Trung Hoa. Phần Trung Cộng được Triêu Dương Thần Giáo biểu tượng thì theo đường lối cách mạng, chống lại nền luân lý cổ truyền và chủ trương cải tạo xã hội Trung Hoa theo quan niệm của mình. Muốn đạt mục đích này, Trung Cộng phải trừ diệt hay chế ngự các nhơn vật và đoàn thể quốc gia nên bị họ thù hận và gọi là cộng phỉ, tức là bọn giặc cướp theo chủ nghĩa cộng sản.

- Trong sự tổ chức và hành động, Trung Cộng đã theo kỹ thuật chung của Cộng Sản Quốc Tế do Lenin sáng chế và được Stalin cải thiện. Đó là một kỹ thuật rất khoa học, nhưng cũng rất tàn nhẫn vì nó sẵn sàng chà đạp trên các tình cảm sâu đậm nhất của con người. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ khi ông mô tả lề lối tổ chức và hoạt động của Triêu Dương Thần Giáo.

Theo Kim Dung, Triêu Dương Thần Giáo là một đoàn thể tổ chức rất chặt chẽ và theo lối quyền uy. Nhà lãnh đạo tối cao là một Giáo Chủ nắm trọn quyền quyết đinh, kế đó là hai vị Quang Minh Tả Sứ và Quang Minh Hữu Sứ, dưới nữa là mười vị Trưởng Lão rồi mới đến các cấp chỉ huy thấp hơn và giáo chúng. Ngoài những người chánh thức gia nhập, Triêu Dương Thần Giáo lại cỏn có những cá nhơn và đoàn thể vì bị chế ngự hay vì sợ uy thế mà phải theo phụ lực cho nó. Nói chung thì trong thời kỳ ông Mao Trạch Đông còn sống, nhà lãnh tụ cao cấp nhứt của Trung Cộng là Chủ Tich của Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch của Đảng, kế đó, có một hay nhiều Phó Chủ Tịch, và Tổng Thư Ký của Trung Uơng Thư Ký Xứ. Dưới họ là các Ủy Viên trong Trung Uơng Chánh Trị Cục, Trung Ương Thư Ký Xứ; dưới nữa là các Ủy Viên trong Trung Ương Ủy Viên Hội, rồi đến các cấp chỉ huy và cán bộ ở các địa phương và các đảng viên. Ngoài các nhơn viên chánh thức của Đảng, lại còn có những người tùy thuộc và những đoàn thể ngoại vi vì cảm tình hay vì sự uy hiếp mà hoạt động cho Đảng. Nguyên tắc làm việc của Trung Cộng được gọi là dân chủ tập quyền và thật sự dành cho Chủ Tịch Đảng một uy quyền rất lớn.

Về kỹ thuật tranh đấu, Kim Dung cho biết rằng người của Triều Dương Thần Giáo luyện nội ngoại công theo một đường lối riêng biệt nên các nhơn vật danh môn chánh phái tuy võ nghệ cao cường mà vẫn không địch lại. Đáng lưu ý hơn hết là các công phu về võ thuật của hai nhơn vật đã thay nhau làm Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo là Đông Phương Bất Bại và Nhậm Ngã Hành.

- Đông Phương Bất Bại đã được Kim Dung trình bày như là nhơn vật có võ công cao diệu nhất trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ. Tên Bất Bại của ông hàm ý là ông không thua ai trong những trận chiến đấu. Cả tên và họ của ông hợp lại có nghĩa là phương đông nhất định sẽ thắng y như khẳng định của các nhà lãnh đạo Trung Cộng. Vậy, tên họ của vị Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo xác nhận thêm dụng ý của Kim Dung muốn ám chỉ Trung Cộng khi nói đến giáo phái này. Mặt khác, công phu độc đáo làm cho Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo trở thành vô địch lại được ghi chép trong một bí kíp mang tên là QUÌ HOA BẢO ĐIỂN và được xem là vật chí bảo trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo. Trong ngôn ngữ Trung Hoa và Việt Nam, hoa quì cũng được gọi là hoa hướng dương vì nó luôn luôn quay về phía mặt trời. Danh hiệu của bí kíp ghi chép công phu độc đáo nói trên đây rõ rệt là có liên hệ với danh hiệu của giáo phái và tên họ vi Giáo Chủ của giáo phái này. Với các chi tiết trên đây Kim Dung đã có ý cho chúng ta biết rằng công phu được ông nói đến biểu tượng cho kỹ thuật làm việc đặc biệt của Trung Cộng.

Cứ theo sự mô tả của Kim Dung thì người muốn luyện vô công theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN trước hết phải tự thiến; nếu không làm như vậy thì khi luyện, lửa dục thiêu đốt ruột gan thành tẩu hỏa nhập ma khiến người cứng đơ ra mà chết. Do chỗ phải tự thiến này mà người luyện võ công theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN lần lần hóa ra ái nam ái nữ. Râu họ mỗi ngày rụng bớt đi một ít, cho đến khi không còn sợi nào; cử chỉ họ mất tính cách cứng rắn của người đàn ông; thanh âm họ cũng thành ra đàn bà.

Luyện đến mức tuyệt đỉnh như Đông Phương Bất Bại thì người hoàn toàn cư xử giống hệt một phụ nữ . Đông Phương Bất Bại ở một chỗ giống như chốn thâm khuê, ăn mặc diêm dúa y như đàn bà. Ông đã mê say một thanh niên trẻ tuổi và to lớn vặm vỡ là Dương Liên Đình. Chẳng những tin cậy người thanh niên này và để cho anh ta trọn quyền quản lãnh hết mọi công việc của Triêu Dương Thần Giáo, ông còn hết sức chiều chuộng anh ta y như người vợ đối với chồng. Ông không ngần ngại biểu lộ sự thương yêu và tùng phục của ông đối với Dương Liên Đình ngay trong lúc những người thù địch của ông đang đứng trước mặt ông và sẵn sàng tấn công để giết ông. Vậy theo Kim Dung, muốn trở thành một cao thủ vô địch trong võ lâm xứng đáng với tên Bất Bại, Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo đã phải chấp nhận tự thiến và trở thành một con người quái đản, có hình thái và tâm lý trái với người thường. Với hình ảnh này, tác giả bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ đã có ý đưa ra một nhận xét về kỹ thuật làm việc của Cộng Sản do Lenin sáng chế và được Stalin cải thiện thêm. Kỹ thuật này đã làm cho Cộng Sản Quốc Tế trở thành một đoàn thể chánh trị hữu hiệu đủ sức đánh bại các đối thủ của mình để cướp đoạt và duy trì chánh quyền ở nhiều nước, đồng thời chống chọi lại các cường quốc Tây Phương một cách hữu hiệu.

Nhưng muốn đạt mức độ hiệu lực này, Cộng Sản Quốc Tế đã áp dụng một phương pháp rất đặc biệt để huấn luyện các đảng viên của mình, làm cho họ hoàn toàn khác với người thường.

Người đảng viên cộng sản được hướng dẫn đến chỗ có một lòng tin tưởng tuyệt đối nơi chánh nghĩa và sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản và sẵn sàng làm mọi việc theo quyết định của cấp trên. Họ phải trừ bỏ hết mọi ý kiến, tư tưởng và tình cảm cá nhơn. Họ phải xem là đúng bất cứ quyết định nào của cấp trên, dầu nó trái với lẽ phải thông thường, mâu thuẫn với một quyết định đã có trước, hay đụng chạm nặng nề đến những tình cảm sâu đậm nhất, thiêng liêng nhất trong lòng họ. Khi Đảng ra lịnh tố cáo, nguyền rủa hay sát hại các thân nhơn ngay cả đến cha mẹ ông bà mình, người đảng viên cũng phải cương quyết và mạnh bạo thi hành. Những người không chấp nhận làm như vậy thì bị trừ diệt hay ít nhất cũng bị loại ra khỏi Đảng. Chỉ có các đảng viên hoàn toàn chấp nhận tùng phục Đảng và được uốn nắn theo khuôn khổ Đảng đưa ra mới được trọng dụng và lần lần thăng cấp để leo lên địa vi lãnh đạo trong Đảng.

Nhờ kỹ thuật này mà Đảng Cộng Sản có một sức mạnh lớn lao và đã nắm phần chiến thắng trong cuộc tranh đấu nó đeo đuổi. Nhưng muốn đi đến mục đích này, nó đã phải làm cho các đảng viên của nó bị thương tổn nặng nề về mặt tâm lý. Việc hủy diệt các ý kiến, tư tưởng và nhứt là tình cảm cá nhơn đến mức tố cáo, nguyền rủa hay sát hại cha mẹ ông bà mình là một hành động làm cho người bị mất nhơn tránh. Nó giúp người đạt mức “bất bại” trong cuộc tranh đấu chánh tri, nhưng cũng làm cho người không cỏn hoàn toàn là người. Nó đã được Kim Dung so sánh với việc tự thiến để luyện võ công theo QÙI HOA BẢO ĐIỂN, làm cho người đạt mức “bất bại” trong cuộc tranh đấu bằng võ công, nhưng cũng đồng thời làm cho người trở thành ái nam ái nữ tức là một con người tàn tật, bất cụ. Qua các dữ kiện trên đây, ta cỏ thể bảo rằng Kim Dung đã dùng QÙI HOA BẢO ĐIỂN để ám chỉ chủ nghĩa Lenin-Stalin đã được Trung Cộng áp dụng trong việc tổ chức và hoạt động của mình.

- Về phần Nhậm Ngã Hành, công phu độc đáo của ông là Hấp Tinh Đại Pháp. Luyện được công phu này rồi thì khi thân thể minh đụng chạm với thân thể người khác, mình có thể thâu hút công lực của họ vào thân thể mình. Nếu không chấm dứt sự đụng chạm thì sự thâu hút công lực này vần tiếp tục cho đến khi người mà công lực bị thâu hút hoàn toàn kiệt quệ.

Đây là một công phu kỳ diệu làm cho người luyện nó lấy được công phu luyện tập của kẻ khác, kể cả của địch thủ để làm sức mạnh của chính mình. Nhưng sau khi thâu hút được công lực một kẻ khác vào thân thể mình, người luyện Hấp Tinh Đại Pháp phải hóa tán nó và đưa nó vào các kinh mạch của mình để sử dụng. Nếu các luồng công lực mình thâu hút được vốn thuộc những người luyện tập theo những cách thức khác nhau thì người luyện tập Hấp Tinh Đại Pháp phải có khả năng dung hợp nó làm một công tác thuần nhất. Không dung hợp nổi các công lực dị biệt mà mình thâu hút được thì nó sẽ phản lại để cấu xé mình và mình phải dùng công lực của chính mình để đối phó. Trong trưởng hợp công lực của mình không đủ mạnh để chế ngự các luồng công lực dị biệt mình đã thâu hút vào người mà không dung hợp nổi thì mình phải lâm nguy. Nhậm Ngã Hành cuối cùng đã chết một cách đột ngột vì mặc dầu đã cố công nghiên cứu tìm tòi ông vẫn không thành công trong việc dung hợp một cách êm xuôi các công lực ông đã thâu hút và phải dùng đến một nội công cực kỳ bá đạo để khử trừ các công lực ấy.

Mặt khác, nếu kẻ địch có một công lực quá đặc biệt và có thể gây hại cho thân thể người thâu hút nó thì người sử dụng công phu Hấp Tinh Đại Pháp phải lâm nguy. Việc này đã xảy ra cho Nhậm Ngã Hành sau khi ông thâu hút công lực của Tả Lãnh Thiền. Luồng công lực đặc biệt này đã được luyện theo phép Hàn Ngọc Chơn Khí nên làm cho người thâu hút nó vào thân thể mình phải bị lạnh cóng.

Nhậm Ngã Hành đã suýt bị thiệt mạng vì luồng công lực âm hàn này. Nhậm Ngã Hành làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo trước và sau Đông Phương Bất Bại, mà như ta đã thấy, Triêu Dương Thần Giáo là biểu tượng của Trung Cộng. Vậy, Hấp Tinh Đại Pháp cũng đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một kỹ thuật làm việc đã được Trung Cộng áp dụng. Qua cách thức ông mô tả Hấp Tinh Đại Pháp, ta có thể nghĩ rằng ông đã muốn nói đến một kỹ thuật đặc biệt của Trung Cộng nói riêng và Cộng Sản các nước nói chung trong việc đối phó với các đoàn thể chánh trị khác.

Nói chung thì Đảng Cộng Sản nhắm mục đích nắm độc quyền chánh trị trong quốc gia nên phải đối phó với tất cả các đoàn thể chánh trị khác. Nhưng lúc còn yếu, họ không thể đồng thời đương đầu lại tất cả các đoàn thể chánh trị khác. Bởi đó, họ phải sắp hạng các đoàn thể cần phải trừ diệt theo một thứ tự trước sau rất rõ rệt. Thường thì họ chĩa mũi dùi vào đoàn thể bị xem là kẻ thủ số một và sẵn sàng liên minh với các đoàn thể khác, hoặc thành lập một Mặt Trận với các đoàn thể khác này để triệt hạ kẻ thù bị đặt lên hàng số một. Khi kẻ thù số một này đã bị hạ rồi thì đoàn thể trước đây bị xem là kẻ thù số hai và đang liên minh với họ hay đang ở trong một Mặt Trận với họ bị họ nâng lên hàng kẻ thù số một và tìm cách triệt hạ. Nếu có sự thay đổi trong tình thế quốc gia làm xuất hiện một mối nguy lớn cho tất cả, người cộng sản có thể quay lại liên minh hay lập Mặt Trận với kẻ thù sổ một của họ. Đó là việc xảy ra ở Trung Quốc sau khi nước này bị người Nhựt tấn công. Lúc ấy, Trung Quốc đã quay lại bắt tay với Trung Hoa Quốc Dân Đảng để chống lại Nhựt mặc dầu trước đó, hai bên đã xem nhau như thù địch và đã tìm cách triệt hạ nhau.

Đối với kẻ thù đang đối địch với họ, cũng như đối với các đoàn thể đang liên minh với họ hoặc cùng đứng chung với họ trong một Mặt Trận, người cộng sản đều áp dụng kỹ thuật vận động để lôi kéo người của đoàn thể khác theo mình. Kỹ thuật địch vận của họ nhầm mục đích khuyến dụ hoặc cưỡng bách người trong lực lượng kẻ địch ngầm theo họ và giúp họ chống lại địch. Việc ngầm vận động cho người của các đoàn thể chánh tri khác theo mình mà chống lại đoàn thể gốc của họ cũng được áp dụng đối với các đoàn thể đang liên minh với người cộng sản hoặc cùng đứng chung với người cộng sản trong một Mặt Trận. Vậy, dầu là địch hay bạn, hễ có sự tiếp xúc liên lạc với Cộng Sản thì đều bị Cộng Sản dùng kỹ thuật vận động đặc biệt của họ để lôi kéo người của mình đi theo họ làm cho mình mất dần tiềm lực đến mức phải kiệt quệ và bị tiêu diệt. Điều này đã được Kim Dung nói lên một cách bóng bẩy qua hình ảnh của Nhậm Ngã Hành dùng Hấp Tinh Đại Pháp để thâu hút công lực của những người đụng đến thân thể ông.

Về mối nguy phát xuất tử việc thâu hút nội lực kẻ khác, nó có thể được dùng để ám chỉ nhiều việc. Trước hết là việc kẻ địch lợi dụng cách hoạt động của Cộng Sản để cho người nội tuyến Đảng này và gây những lủng củng nội bộ, hoặc cố tình đưa ra những tin tức sai lạc để lái Đảng Cộng Sản theo một đường lối cuối cùng bất lợi cho Đảng ấy. Kế đó, là việc chinh phục các nhóm người có văn hóa và nếp sống khác nhau có thể gây những khó khăn lớn cho nhà cầm quyền cộng sản. Ta có thể lấy làm thí dụ cho tình trạng này, việc Cộng Sản Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng từ khi chinh phục được Miền Nam Việt Nam năm 1975. Trước đó, chánh quyền Cộng Sản Việt Nam không gặp trở ngại gì nhiều trong việc thống trị nhơn dân Miền Bắc Việt Nam. Nhưng từ năm 1975, nó đã phải đương đầu với nhiều vấn đề phát xuất từ chỗ nhơn dân Miền Nam Việt Nam đã quen với nếp sống tự do nên chống chọi lại nó, và việc nhơn dân Miền Bắc Việt Nam sau khi tiếp xúc với nhơn dân Miền Nam Việt Nam và biết được sự thật về Miền này cũng đã quay ra mất tin cậy nơi nó và chống chọi lại nó.

- Theo sự mô tả của Kim Dung thì về mục đích tối hậu và quan niệm căn bản cùng các hệ luận tất yếu của mục đích và quan niệm này, Triêu Dương Thần Giáo thật sự cũng giống như Cộng Sản nói chung và Trung Cộng nói riêng.

* Triêu Dương Thần Giáo đã tìm mọi cách để triệt hạ tất cả các môn phái võ lâm và bắt quần hào tùng phục mình. Mưu đồ này đã được nói lên rõ rệt qua câu của giáo chúng chúc tụng Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo “trường trị thiên thu, nhất thống giang hồ”, nghĩa là lãnh đạo đến hàng ngàn năm và tập
họp tất cả anh hùng trong thiên hạ dưới quyền điều khiển của mình. Giấc mộng của Triều Dương Thần Giáo như Kim Dung nêu ra thật chẳng khác nào lý tưởng chánh thức của người cộng sản, được các lãnh tụ Trung Cộng công khai chấp nhận, là thực hiện cảnh thể giới đại đồng vô sản, tức là làm cho toàn thể nhơn loại đều theo chế độ cộng sản và đặt dưới quyền điều khiển của các nhà lãnh đạo cộng sản.

* Để thực hiện giấc mộng của mình, người của Triều Dương Thần Giáo đã áp dụng nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Bởi đó, họ không ngần ngại thi hành mọi biện pháp, dầu cho tàn độc đến đâu cũng được, nếu các biện pháp đó cần thiết cho sự thắng lợi của họ. Kim Dung cho biết rằng người của Triều Dương Thần Giáo chẳng những dùng võ lực với những công phu âm độc, mà còn thi hành nhiều ngụy kế đa đoan, làm cho đối thủ của họ không biết đâu mà đề phòng. Họ đã tìm mọi cách chiêu dụ, mua chuộc, cưỡng bách người của các đoàn thể khác theo họ, và dùng kỹ thuật ly gián để làm phân hóa các đoàn thể đó . Đối với những kẻ hiếu sắc họ dùng mỹ nhơn kế. Đối với người ưa thích một môn nào, thí dụ như đối với người say mê âm nhạc chẳng hạn, họ sai kẻ có tài về môn đó đến làm quen rồi gây cảm tình và kết bạn, để cuối cùng lôi kéo người ấy theo họ, hay làm cho người ấy bị người cùng đoàn thể nghi kỵ mà xa lánh hoặc xua đuổi. Nguyên tắc làm việc cũng như các biện pháp cụ thể mà Triêu Dương Thần Giáo áp dụng kể trên đây thật sự cũng không khác gì nguyên tắc căn bản đã được Lenin nêu ra và được Stalin cùng các nhà lãnh đạo cộng sản các nước áp dụng.

* Một trong các biện pháp mà Triêu Dương Thần Giáo áp dụng là sự khủng bổ để làm cho mọi người phải sợ hãi mà tùng phục mình. Theo Kim Dung thì giới giang hồ đã kể cho nhau nghe những việc kinh khủng mà người theo Triêu Dương Thần Giáo đã làm: nào là bắt người đóng đinh vào cột, nào là trong một đám cưới cắt đầu hai vợ chồng tân nhơn đặt giữa tiệc và bảo đó là lễ mừng; nào là đặt chất nổ trong một bữa tiệc khánh thọ làm cho nhiều người thiệt mạng ... . Những người bị liệt vào hạng thù địch của Triều Dương Thần Giao có thể bị chặt đứt tay chân hay móc mắt hoặc sát hại. Ngoài ra, tất cả già trẻ gái trai trong nhà những người ấy đều bị giết sạch không chừa một mạng, theo nguyên tắc “nhổ cỏ phải trừ rễ”. Việc dùng sự khủng bố để cho mọi người sợ hãi cũng như việc tàn sát những người bị liệt vào hạng thù địch, đồng thời trừng phạt luôn đến cả thân nhơn những người ấy như Triêu Dương Thần Giáo chủ trương thật sự cũng là những việc mà người cộng sản đã làm ở mọi nơi. Cộng Sản Việt Nam đã bắt người ra mổ bụng dồn trấu, hoặc chôn sống, hoặc quăng xuống sông, gọi là cho “mò tôm”. Họ cũng đã áp dụng sự trừng phạt không những đối với những kẻ chống lại họ mà cho cả người trong gia quyến những kẻ ấy. Họ đã quăng lựu đạn vào những nơi có người tập họp đông đảo, làm trật đường rầy xe lửa… khiển cho nhiều người vô tội chết oan. Nguyên tắc làm việc trên đây đã được Cộng Sản mọi nơi áp dụng. Vậy, khi nói đến hành động khủng bố của Triêu Dương Thần Giáo và cách thức tàn độc mà giáo phái này dùng để đối phó với địch thủ, Kim Dung đã có ý ám chỉ một lề lối làm việc của Trung Cộng.

* Để có thể đối phó với các nhơn vật quan trọng và các đoàn thể như là các nhơn vật và đoàn thể không theo họ, Triêu Dương Thần Giáo đã điều tra thật kỹ về các nhơn vật và đoàn thể này. Khi nói chuyện với Hướng Vấn Thiên là một nhà lãnh đạo cao cấp của giáo phái này, Linh Hồ Xung đã rất kinh ngạc mà nhận thấy rằng ông ta biết rõ lai lịch, võ công và cá tánh từng người trong võ lâm, chẳng những trong hàng nhơn vật đã nổi tiếng mà còn ngay cả trong số những đệ tử tầm thường của các môn phái. Đây cũng là một phương pháp làm việc thông thường của người cộng sản ở mọi nơi.

* Đối với người trong hàng ngũ của mình, Triêu Dương Thần Giáo áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc. Những kẻ bị buộc vào tội phản loạn hay không tuân giáo lịnh, dầu đã có công lớn với môn phái hay có ơn riêng với người cấp trên đều bị trừng phạt nặng nề. Chẳng những bản thân họ bị xử lăng trì mà toàn gia họ còn bị tru lục theo. Bởi đó, khi Đồng Bách Hùng bị truy nã về tội thông đồng với Nhậm Ngã Hành để chống lại Đông Phương Bất Bại thì vợ, con và cháu ông ta, ngay cả đến những đứa bé 7, 8 tuổi, cũng bị bắt theo.

Ngoài ra, các lãnh tụ của Triêu Dương Thần Giáo đã tỏ ra không tin cậy nơi những người cộng sự của mình và dùng mọi cách để kềm chế họ. Các cao thủ võ lâm gia nhập giáo phái này đã bị Giáo Chủ bắt uống Tam Thi Não Thần Đơn. Những người đã uống thuốc này rồi thi đến giờ Ngọ ngày Tết Đoan Ngọ phải uống thêm thuốc do Giáo Chủ phát cho, nếu không uống thuốc thêm như vậy thì họ trở thành điên cuồng, có thể cắn cả cha mẹ vợ con để ăn thịt. Muốn được phát thuốc uống thêm hầu thoát nạn đó, người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn rồi thì phải hoàn toàn tuân lịnh cấp trên.

Một kỹ thuật khác được các nhà lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo áp dụng lả dùng cộng sự viên này để kiểm soát và kềm chế cộng sự viên khác. Sự nghi kỵ thuộc hạ và dùng người này để kiểm soát và kềm chế người kia đã được Kim Dung mô tả qua cách thức Đông Phương Bất Bại giam giữ Nhậm Ngã Hành. Muốn mở cảnh cửa sắt của gian phỏng nhốt ông này, phải dùng bốn cái chìa khóa và bốn vị trong Giang Nam Tứ Hữu có nhiệm vụ canh giữ Nhậm Ngã Hành mỗi người chỉ giữ một trong bồn cái chìa khoá đó mà thôi. Bởi vậy, chỉ cần một trong bốn người nói trên đây không đồng ý là cánh cửa này không thể mở được. Mặt khác, người lãnh nhiệm vụ đem cơm nước cho Nhậm Ngã Hành ăn uổng mỗi ngày là một người vừa đui vừa điếc và lưỡi bị cắt để không nói được nên Nhậm Ngã Hành không cách nào nói chuyện với anh ta được để âm mưu vượt ngục.

Các kỹ thuật tổ chức nói trên đây: từ việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc với người trong đoàn thể qua việc dùng biện pháp hữu hiệu để kềm chế họ đến việc nghi kỵ mọi người vả dùng người này để theo dõi, kiểm soát, kềm chế người kia . .. đều là những kỹ thuật làm việc do Lenin sáng chế rồi được Stalin cải thiện và được người cộng sản áp dụng ở khắp nơi. Nhờ các kỹ thuật đó, Đảng Cộng Sản đã làm cho các đảng viên bị bắt buộc phải luôn luôn theo đúng đường lối của Đảng và không dám chống chọi lại cấp trên.

* Ngoài việc kềm chế giáo chúng bằng biện pháp vật chất, Triêu Dương Thần Giáo còn nắm giữ họ bằng sự huấn luyện nhồi sọ. Ngay cả đến trẻ con cũng phải học thuộc lòng những điều gọi là bảo huấn của Giáo Chủ. Sự huấn luyện nhồi sọ này làm cho phần lớn nếu không phải là tất cả giáo chúng luôn luôn thấy rằng Giáo Chủ có lý và không ngần ngại theo Giáo Chủ để chống lại cả thân nhơn của mình. Những điều này đã được Kim Dung nói đến qua việc đứa cháu nội của Đồng Bách Hùng chỉ độ 10 tuổi, nhưng đã thuộc lòng các bảo huấn của Giáo Chủ và khẳng đinh rằng ông nội mình đã làm lỗi khi phản đối Giáo Chủ. Việc huấn luyện nhồi sọ làm cho mọi người từ bé đến lớn đều chỉ biết lặp lại lý luận của nhà lãnh đạo tối cao và lúc nào cũng cho nhà lãnh đạo tối cao là có lý, cũng là một kỹ thuật làm việc của Cộng Sản.

Với lề lối tổ chức và hành động như kể trên đây, Triêu Dương Thần Giáo đã làm cho mọi người sợ hãi và hoàn toàn tòng phục cấp trên. Ngay cả đến các cao thủ võ lâm vốn gan góc bướng bỉnh và những người có công lớn đối với tổ chức hay đã từng giúp Giáo Chủ nhiều việc trọng đại cũng lần lần bị khép vào khuôn khổ. Họ phải ca ngợi Giáo Chủ với những lời lẽ nịnh bợ quá đáng mà không ngượng miệng, nào là “Giáo Chủ văn thánh võ đức, nhơn nghĩa anh minh”, nào lả “Giáo Chủ thiên thu trường trị, nhứt thống giang hồ”, nào là “Giáo Chủ trạch bị thương sinh”(nghĩa là ơn đức nhuần thấm cả dân chúng), nào là “Giáo Chủ nhơn nghĩa ngang trời, lượng rộng như biển” … Trái ngược lại, những người bị xem là thù địch của Giáo Chủ thì bị sỉ mạ không tiếc lời. Trong số những người bị xem là thù địch của Giáo Chủ đương nhiệm, có cả vi Giao Chủ tiền nhiệm. Sau khi Nhậm Ngã Hành hạ sát Đông Phương Bất Bại để cướp lại ngôi Giáo Chủ, Đông Phương Bất Bại đã bị những thuộc hạ đã từng ca ngợi ông ta lên mây xanh quay lạt chửi bới sỉ vả và bọn này còn bịa ra nhiều việc xấu xa tưởng tượng để bôi lọ thêm Đông Phương Bất Bại . Chánh sách đề cao vả ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao và sỉ mạ các địch thủ của ông ta một cách quá đáng đã được Cộng Sản Liên Sô áp dụng từ thời Stalin. Sau đó, nó đã được Cộng Sản các nước bắt chước áp dụng. Việc trở mặt sỉ mạ nhà lãnh tụ tối cao hết còn nắm quyền bính đã được cả thế giới thấy rõ sau khi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô là Khrushchev hạ bệ Stalin.

Vậy, nói chung lại, hình ảnh của Triêu Dương Thần Giáo dưới ngòi bút Kim Dung quả là hình ảnh của Đảng Cộng Sản nói chung và Trung Cộng không ra khỏi công lệ này.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Dung tiểu thuyết bình khảo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Gió Từ Tay Mẹ - Thơ Nguyên Thoại, Nhạc Cao Ngọc Dung
» Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
» Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát-Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Trang 3 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-