Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Mưa Sa Mạc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:39

Mưa Sa Mạc Ckpq7fyv9oee3zls8

Thông tin ebook
Tên truyện: Mưa Sa Mạc
Tác giả: Minh Quân
Thể loại: Văn học trong nước
Nhà xuất bản: Tuổi Hoa
Năm xuất bản: 1972
Tủ sách: Tuổi Hoa - Hoa Xanh
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm

----------------------------------


Chương 01
 

Vừa ra khỏi cổng trường, Ti vội vàng băng ngã tắt về nhà. Không phải Ti muốn về sớm để giúp đỡ cha mẹ trong công việc lặt vặt như lời thầy dạy mà vì nó đói quá. Buổi sáng trước khi đi học rất ít khi Ti được nắm xôi, hay khúc bánh mì như bạn học; thường thì nó chỉ được chén cơm nguội hay - sang hơn - là chén cơm chiên. Cứ sau giờ ra chơi là thằng bé đói meo rồi. Ti biết bà ngoại rất thương nó, song bà không thể nào tỏ ra rộng rãi với cháu được vì ông rất nghiệt, ông cho là nuôi đứa cháu ngoại mồ côi này làm ông nghèo thêm, nó là cái gánh nặng bỗng dưng ông bị trao cho, đáng ra nó thuộc về bên nội mới là đúng lý.
Tội nghiệp Ti: nó mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn bé lắm nên không hiểu rõ hai người chết vì lý do gì. Cho đến nay, nó gần qua khỏi bậc tiểu học, nó vẫn còn mù mờ về điều đại bất hạnh của mình. Xung quanh, không ai nói cho nó biết hết, kể cả ông bà ngoại.
Dân trong vùng này - cứ theo cái lối họ nhìn thằng bé là nó hiểu - hình như đều biết rõ mẹ Ti. Họ không ngớt lời khen mẹ nó: nào xinh đẹp, nào giỏi giang v.v… đủ thứ, ngay trước mặt nó. Song luôn luôn sau những lời khen kèm theo một cái tặc lưỡi, cái thở dài cùng với hai tiếng: “Thế mà…“ rồi họ im luôn. Cái nhìn lúc bấy giờ nửa ái ngại, xót thương, nửa như khinh rẻ làm cho đứa bé mồ côi cảm thấy khó chịu, vội vàng cúi xuống và nó bắt gặp đôi xăng đan mòn, rách được bà ngoại dùng kim khâu khíu cho đến nỗi không còn chỗ trống nào để đặt mũi kim! Ti tủi thân muốn khóc, song từ lâu lắm, nó được người ta dạy cho rằng con trai mà mỗi chút mỗi khóc là hèn, là đồ bỏ đi, sau này chẳng làm nên trò trống gì nên nó cố nén, quay phía khác.
Ti biết mẹ nó là con gái lớn của ông ngoại, hình như ông đặt nhiều hi vọng vào người con gái xinh đẹp, giỏi giang đó song mẹ nó đã làm ông thất vọng bằng cách từ chối lời cầu hôn của vài người có địa vị, sang trọng mà bằng lòng làm vợ cha nó, một người thợ nhà in gốc gác đâu tận miền Trung xa lắc, xa lơ. Ti còn biết là cha nó rất dễ mến, tính nết hiền hoà, vui vẻ, lễ độ với tất cả mọi người. Nhưng với ông ngoại thì những cái đó không có ích lợi thiết thực chi cả, vì vậy cha nó không được ông ưa.
Ti còn giữ được một tấm hình cha mẹ nó chụp chung vào ngày cưới, trông khá đẹp đôi và phải công nhận là mọi người khen mẹ nó không ngoa. Và tuy cha nó không đẹp như mẹ nó, Ti vẫn yêu cha lắm.
Ông bà ngoại có cả thảy bốn người con, hai trai, hai gái. Trừ mẹ Ti đã chết, người con trai kế chưa có vợ nhưng làm việc tận Sàigòn.
Lâu lâu cậu Hân mới về bằng chiếc xe hơi của sở trông hết sức sang trọng làm mọi người đều loé mắt, nhất là trông cái dáng bộ kênh kiệu của cậu Hân. Cậu có vẻ là một người thành công trong đường đời - về mặt tài chánh, dĩ nhiên - Trong nhà, cậu có vẻ hợp với ông ngoại nhất. Hai cha con ngồi lại cùng đồng ý với nhau nhiều điểm, mà điểm chính là: có tiền mua tiên cũng được và họ bàn bạc hàng giờ về công chuyện làm ăn tại Saigon với giọng hăng say, tin tưởng.
Thỉnh thoảng, cái gánh nặng đè lên vai ông ngoại (là Ti) được lôi ra mổ xẻ, than phiền. Những lần như vậy, Ti luôn luôn muốn lẩn tránh nhưng không được. Vì lẽ giản dị là nó đang phải đánh giầy, xếp áo cho cậu hay pha nước, lấy tăm cho ông chi đó.
Cũng may là cậu ít khi về, chứ cậu về đều đều thì không biết Ti sẽ khổ đến mức nào, không phải Ti bực khổ vì phải chạy mua thuốc lá, bao diêm hay vì giặt khăn mặt, mùi xoa cho cậu mà vì phải nghe ông ngoại phàn nàn về chuyện cưu mang Ti. “Đó, con coi, tao chừng này tuổi rồi chớ phải đôi ba mươi chi? Thiệt là ăn bên nội, tội bên ngoại, cái đồ chó chết! Cái đồ… “
Rồi ông ngoại xoay qua than phiền chuyện học hành của cậu Toàn, con trai út của ông: “Đã biểu thi vô Luật khoa mà không nghe, ưng đi Hải quân. Đồ thứ ngốc, thời buổi này, đánh đá kiểu này… Tao chán con với cái quá đi”.
Dì Mai, con gái thứ ba, em kế cậu Hân và là chị cậu Toàn lâu lâu cũng bị ông ngoại rầy rà: “Ngồi đó mà ôm lấy ba cuốn sách, đói dài có ngày”. Tóm lại, trong bốn người con, chỉ cậu Hân là được ông biệt đãi vì đã biết chọn con đường lập nghiệp theo đúng ý ông.
Ông ngoại thường nhắc cho dì Mai cái gương tày liếp là mẹ Ti, đã cãi lời ông mà làm vợ một người thợ nhà in, và theo ông, tất cả bất hạnh xảy ra là do hành động nông nổi của mẹ Ti mà nên nỗi..
Dì Mai làm nghề dạy học, dì là một cô giáo tiểu học trường tư. Dì không xinh đẹp, mảnh mai như mẹ Ti - điều này làm Ti rất ngạc nhiên vì họ là chị em ruột - Ti công nhận khi nào dì vui trông dì khá ưa nhìn, dễ mến, song khi dì cáu lên thì ôi thôi, khỏi nói: Ti chỉ mong mọc cánh mà bay cho khuất mắt dì!
Ngoài thì giờ đi dạy và bữa ăn, dì rút lui vào phòng riêng với bài vở học trò, với cả chồng tạp chí, tiểu thuyết. Cây bút trong tay dì không chỉ để chấm bài cho học trò mà còn để chép những vần thơ ướt át, hay ho. Nghe đâu dì còn làm thơ nữa, nhưng thơ dì ít được ra mắt độc giả, vì giông giống như thơ “con cóc” (theo lời cậu Toàn). Ti đoán rằng dì cũng thương Ti đấy, song thì giờ đâu chăm sóc cho cháu? Dì bận quá: học trò này, bài vở này, sách báo này v.v…


 
***
 

Ti sống trong gia đình ông bà ngoại cô độc như thế đó, nó phải tìm bạn ở ngoài. Mà bạn học thì ưa trêu chọc, chế giễu nó về cảnh côi cút của nó nên thằng bé trở thành nhút nhát, buồn rầu.
Tuổi thơ của nó trôi đi trong những tháng năm dài ảm đạm, như thể là người ta chịu đựng một mùa đông toàn những ngày mưa dầm u ám, lê thê. Song dạo gần đây Ti chợt bắt gặp đôi tia nắng ấm hiếm hoi quí báu: Ti được quen với anh Tùng.
Anh ấy làm thợ máy trong một xưởng sửa xe hơi cách trường Ti cỡ vài cây số ngàn. Ti còn nhớ rõ đôi bên đã quen nhau trong trường hợp bất ngờ và thân nhau thật dễ dàng.
Hôm đó trời mưa to, bãi học Ti lủi thủi ra về có một mình. Nhà nó xa hơn hết so với lũ bạn. Cái áo mưa rách của bà ngoại cho vừa rộng, vừa dài nhưng không ngăn nổi những giọt mưa lẻn vào làm ướt đẫm cả thân hình bé nhỏ còm nhom của nó. Khi băng qua đường nó vội vàng, quên nhìn trước nhìn sau đâm sầm vào xe anh Tùng (cùng trên đường về). Anh sừng sộ vì phải một mẻ hoảng hốt, suýt cán nhằm thằng bé, hét lên:
- Thằng ranh! Đi đứng kiểu gì vậy? Hả? May ta không thắng kịp thì sao?
Ti vừa lồm cồm bò dậy, ướt loi ngoi, run lập cập, ấp úng không ra tiếng. Trông dáng bộ thằng bé, anh bỗng động lòng, dịu giọng:
- Phải để ý ngó trước, ngó sau chớ…
Và thêm:
- Em con ai vậy?
Nghe thằng bé kê khai tông tích, anh hơi giật mình, dịu giọng hơn:
- Anh biết rồi. Anh biết mẹ em! Tội chưa? Đừng buồn anh nghe? Tối rồi, thôi lên đây anh chở về…
Thấy nó còn do dự, anh tiếp:
- Lên đi! Đừng sợ. Nhà anh cùng đường với nhà em mà.
 

 
***
 

Vậy là đôi bên quen nhau và trở thành thân nhau rất chóng.
Anh Tùng thường mặc bộ quần áo ka ki xanh dương lấm lem dầu mỡ, cái mũ két cũng cùng tình trạng. Khi biết được anh làm thợ máy, Ti càng mến anh hơn. Đầu óc đơn giản của thằng bé, thợ nhà in và thợ máy cũng là thợ. Nó tìm hình ảnh của cha nó xuyên qua anh Tùng và cảm thấy hình bóng cha nó ẩn hiện thấp thoáng nơi anh. Anh vui tính, hồn nhiên, cởi mở lắm - chắc cũng giống như cha nó? Không kiểu cách chút nào, khác hẳn cậu Hân của nó, anh không có những bộ com lê sang trọng, không có sơ mi trắng lốp, không thắt cà vạt, không có cái cặp da đầy nhóc giấy tờ, thiếu cả đôi bút máy vàng choé luôn luôn giắt ở túi áo trên như cậu Hân, nhưng anh thừa lòng tốt và nụ cười nhân hậu để ban phát cho Ti.
Lâu lâu, anh đặt câu hỏi:
- Ti! Em thèm kẹo không?
Rồi, không đợi thằng bé trả lời anh thò tay vào túi quần lục lọi. Lần đầu thấy anh làm vậy, Ti nín thở sợ lại phải thấy tái diễn trò đùa như cậu Hân đối với mình (sau khi sai phái Ti một trăm linh tám việc, chưa kể tối tối treo mùng, sáng sáng xếp dọn chăn chiếu, cậu đặt câu hỏi như vậy rồi moi từ túi quần ra một tờ giấy trăm đỏ mới tinh, thở dài và nói:
- Cậu không sẵn tiền lẻ. Cháu ngoan lắm, thôi để bữa khác cậu cho tiền ăn kẹo, nghe!
Lạ lùng một điều: luôn luôn cậu không sẵn tiền lẻ mỗi khi muốn cho Ti, còn khi sai nó đi mua sắm thứ gì thì lại luôn luôn có sẵn.)
Nhưng không, Tùng lôi ra mấy tờ giấy hai chục và mấy đồng bạc chì một chục, đưa cho Ti đồng chì 10đ, vui vẻ bảo:
- Đây! Mua kẹo ăn cho vui đi em, Ti!
Ti nhìn anh rồi nhìn đồng bạc, trong bụng phân vân không biết nên nhận hay không thì anh lại tiếp, giọng ôn tồn, âu yếm:
- Lấy đi, Ti! Đừng ngại. Anh em mà. Anh mới biết em đây chớ anh biết mẹ em lâu rồi. Hồi bằng em, anh thèm kẹo lắm, Ti à!
Anh biết mẹ em! Bốn tiếng đó có một hấp lực mạnh mẽ, xua tan mọi do dự trong lòng Ti.
Có một lần Ti kể cho anh Tùng biết rằng hình như mọi người không ưa cha Ti, bằng giọng buồn buồn. Anh xoa đầu nó, trầm ngâm một giây rồi tìm lời an ủi:
- Có anh đây! Anh quí ba em lắm, dù anh không biết ba em.. Em đừng buồn nữa, nghe không. Mà Ti này, cần gì chuyện ưa hay ghét? Một người đã chết đâu cần cái vặt đó? Quan hệ gì đâu? Điều can hệ là người sống đây này…
Ti thường suy nghĩ về lời anh Tùng và nhận là anh nói đúng.
Phải! Đối với một người đã chết thì ai thương ai ghét có nghĩa lý gì? Tình thương chỉ cần thiết đối với người sống, nhất là đối với một đứa bé như Ti đây này. Chao ơi! Ti cần tình thương lắm, như thể nước, không khí và ánh sáng mặt trời đối với một chồi non.
Thật may mắn cho Ti: Ti đã gặp và thân được với một người tốt bụng như anh Tùng. Sao anh ấy không là cậu Toàn, hay là cậu Hân nhỉ? Ti sẽ sung sướng đến ngần nào?
 

 
***
 

Đôi bạn vong niên mỗi ngày càng thân nhau. Anh Tùng quen lệ đưa Ti về nhà mỗi buổi chiều sau khi tan học, dù nắng hay mưa. Anh nói với Ti là năm tới anh sẽ có một cái xe honda mới rất ngon lành. Hiện giờ thì anh đã đủ tiền để sắm nhưng còn trong mùa mưa, sắm xe mới vào mùa mưa là một điều thất sách. Ti đồng ý với anh về điểm này. (Nói chung thì Ti luôn luôn đồng ý với anh). Trong lúc chờ đợi qua mùa mưa, anh còn phải chịu khó chở Ti và còn phải chịu khó ngồi sau cái yên xe cũ, mỗi lần xe chạy là một lần điếc óc inh tai, khói phun mù mịt.
Một bữa vào buổi chiều anh chở Ti về như thường lệ. Khi Ti xuống xe sắp vô nhà, anh loay hoay nổ máy thì nó giở chứng không chạy tới, mặc dù tiếng nổ càng lúc càng to, khói tung lên mù mịt, bay tuốt vào phòng dì Mai qua cửa sổ. Hình như dì đang làm thơ thì phải. Cô gái giận dữ buông bút, thò đầu ra cửa sổ quát lên:
- Ai mà kỳ vậy? Nổ xe ngay trước mũi người ta vậy…
Anh Tùng bẽn lẽn khi bắt gặp khuôn mặt cô gái, đưa mắt nhìn Ti ngầm hỏi và Ti giới thiệu nho nhỏ:
- Dì Mai em đó, anh!
- Xin lỗi cô! Cái xe này…
Mai vẫn chưa nguôi giận:
- Làm như đây là cái ga-ra không bằng.
Ti thấy khó xử quá, nó biết anh Tùng rất bực, muốn giúp anh mà không biết làm sao; đành chỉ đứng nhìn, chia sẻ suông thôi.
Song rồi sau cùng anh ấy cũng làm cho xe chạy được. Ti đứng nhìn theo cho đến khi anh khuất dạng mới ôm cặp vô nhà.
Từ hôm đó trở đi, anh không bao giờ chở Ti về tận hiên. Anh đậu xe bên đường, gần nhà và đỗ người bạn vong niên xuống. Ti thắc mắc:
- Anh giận em sao?
Tùng lầm lỳ:
- Không! Anh không bao giờ giận em, nhưng dì em khó chịu quá. Mẹ em hồi đó dễ thương hơn.
Nghe nhắc đến mẹ, Ti tò mò hỏi vì muốn so sánh hai người:
- Dì em với mẹ em, ai đẹp hơn?
- Mẹ em đẹp hơn dì em.
Rồi anh chợt đỏ mặt lên, thêm:
- Dì em cũng đẹp lắm chớ, nếu dì em đừng có làm bộ…
Lần này Ti lại thấy nó giống anh Tùng thêm một điểm nữa, khiến nó càng mến anh hơn.
Ti nghĩ rằng anh giận dì Mai nhưng nó không quan tâm mấy. Điều cần là anh không giận nó, thế là được rồi.
Lạ một điều: ít lâu sau đó, anh Tùng ưa hỏi Ti về người dì khó tính của Ti.
Một hôm, sau khi hai anh em đi chơi về thay vì chở Ti về như thường lệ, anh lại chở thẳng nó đến nhà anh. Giọng úp mở, anh tắt máy xe, bảo nó chờ anh một chút anh ra liền.
Rồi anh vô nhà hồi lâu. Khi trở ra, trên tay anh có một gói lớn hình chữ nhật, lớn hơn hộp bánh bít-qui “Lu”, gói ngoài bằng một thứ giấy hoa trang nhã, lại có thắt nơ bằng xa-tanh mầu xanh da trời thật đẹp. Anh lặng lẽ ra hiệu cho Ti lên xe đoạn đưa gói giấy cho nó cầm…
Khi đến nhà Ti anh phóc xuống trước, giọng lần này trầm hẳn lại, không được tự nhiên như thường lệ!
- Anh nhờ em chút: đưa gói này cho dì Mai, giùm anh, nghe?
Ti ngạc nhiên quá: sao lại dì Mai chớ không phải là ai khác, hay là Ti? Làm gì có tình bạn giữa hai người này kìa? Họ có ưa nhau đâu? Dì Mai của Ti… Tuy nhiên, Ti không phật ý về chuyện nhờ cậy này. Trông thấy Ti đứng yên, Tùng ngỡ thằng bé không bằng lòng, anh hỏi:
- Sao? Em giúp anh không? Anh gởi cho dì Mai, mà… mà anh vẫn thương em chớ không hết thương em đâu, đừng sợ…
- Em đâu có sợ? - Ti đỏ mặt cải chính - Để em đưa cho dì Mai liền.
- Cảm ơn em! Mà em nhớ đưa tận tay dì và đừng để cho ai biết nghe.
Nói xong, anh lại thót lên yên xe, rồ máy, phun khói chạy liền, như thể có gì làm anh lo ngại, không dám chần chờ.
Ti ôm khư khư gói quà xinh đẹp, cẩn trọng bước từng bước lên mấy bậc cấp vào nhà.
Không thấy dì Mai ở phòng khách, bà ngoại thì đang bận rộn dưới bếp. Cậu Toàn đang ông ổng ngâm thơ, giọng cậu mà ngâm mấy câu Kiều đầy vẻ êm đềm thanh nhã thế này mới buồn cười làm sao:
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông…
Chợt ngẩng lên, trông thấy Ti với gói quà sang trọng và bộ dạng tươi tỉnh, cậu gọi giật nó lại sau khi huýt gió một cái ra vẻ ngạc nhiên:
- Ê! Ti! Cháu có gói quà ngon lành há? Mua cho cậu phải không?
Ti lúng túng đứng lại, đỏ bừng mặt lên, ấp úng:
- Dạ, đâu phải của cháu, đó là của… của…
- Của ai?
Ti càng lúng túng thêm trước vẻ xoi bói, nghịch ngợm của cậu út nhà mình. Toàn giả vờ giận dữ:
- Hay là của ăn cắp? Sao không nói ra, Ti? Nói thật đi, cậu tha cho, cậu không mách ông đâu.
Ti mà ăn cắp? Trời ơi! Cậu Toàn khinh Ti quá. Theo lời anh Tùng, thì cha Ti, một người thợ nhà in suốt ngày sắp chữ, in những cuốn sách dạy người ta phải lương thiện, ngay thẳng - thằng bé lúc nào cũng ngỡ là những gì in thành sách đều hay đều tốt - Ti, đứa học trò cưng của thầy giáo Hảo, vừa ngoan, vừa giỏi nhất lớp mà đi ăn cắp? Cậu Toàn không hiểu chi hết, hèn chi cậu thi Luật rớt phải quá mà! Cơn giận làm Ti phát khùng lên, quên cả lễ phép:
- Ai thèm ăn cắp…
Cậu Toàn làm như không thấy Ti nổi giận, gặng thêm:
- Vậy chớ không ăn cắp sao Ti giấu…
- Ti đâu có giấu? Tại anh Tùng dặn đừng cho ai biết…
Cậu Toàn lại huýt gió một cái, ánh mắt sáng ngời thích thú:
- Của anh Tùng phải không? Biết ngay mà! Ti thấy cậu tài không?
- Tài gì? Biết gì? Biết sao cậu còn hỏi Ti hoài vậy?
Toàn cười khẩy:
- Hỏi chơi vậy thôi, chớ cậu biết rồi. Này, có phải của anh Tùng gởi cho dì Mai không?
Ti trố mắt nhìn cậu, vẻ khâm phục:
- Dạ, của anh Tùng gởi cho dì Mai đó cậu.
Nói xong, Ti sấp lưng đi ngay, thằng bé nóng gặp dì Mai để làm tròn sứ mạng do người bạn vong niên giao phó. Song Toàn, cậu con trai nghịch ngợm đâu đã chịu buông tha cho: cậu nhoài mình tới giữ tay nó lại dịu giọng:
- Giận cậu hả?
- Không, Ti phải đưa cái này lên cho dì Mai, Ti đâu có giận cậu…
- Ti!
- Dạ!
Thằng bé nóng nảy như có kiến đốt ở gang bàn chân, song cậu nó vẫn ỡm ờ:
- Cậu đề nghị cháu cái này hay lắm chịu không?
- Cái gì cậu?
- Đi đâu lật đật vậy, cưng? Nghe đây: hai cậu cháu mình mở ra coi thử có gì trong đó, chịu không? Chắc hay lắm, Ti à!
Hay thì là cái chắc rồi. Nhưng liệu Ti có nên nghe lời đường mật của cậu Toàn không? Của anh Tùng gởi cho dì Mai, Ti có phận sự trao gói quà này từ tay người gởi đến tay kẻ nhận, không nên làm sai suyển một ly con nào cả. Ti đã hứa với anh Tùng rồi. Không được. Không nên nghe lời dụ hoặc của cậu Toàn. Lương tâm Ti không cho phép làm vậy - ấy, tuy còn bé Ti cũng có lương tâm hẳn hoi, thưa quí bạn.
Ti mạnh dạn từ chối thẳng thừng, không do dự:
- Không được. Ti hứa với anh Tùng không đưa cho ai ngoài dì Mai. cậu kỳ quá.
Toàn cười ngặt nghẽo:
- Cậu cam đoan trong đó có kẹo, ngon lắm Ti ơi! Mở ra đi! Nếu là kẹo, cậu sẽ cho Ti vài cái… ăn chơi…
- Còn cậu? Cậu có ăn không?
Ti buột miệng hỏi, không kịp suy nghĩ. Toàn giơ cả hai tay lên trước mặt cháu:
- Không! Không đời nào. Cậu xin thề, cậu đâu phải con nít như Ti mà thèm ăn kẹo?
- Vậy cậu đòi mở ra làm chi?
Ti vặn lại. Toàn càng cười khoẻ:
- À. Đó là cậu tò mò muốn biết coi trong đó có gì, vậy thôi. Cậu là kẻ bất vụ lợi, trong vụ này, nếu…
- Tò mò vậy xấu lắm. Thầy giáo Ti có dạy…
- Tuỳ trường hợp, cháu ơi! Theo cậu biết, tò mò chứng tỏ người đó trẻ trung. Khi một người bắt đầu hết muốn tò mò, người ấy già khụ, cuộc đời người đó kể như tàn, hiểu không?
Ti bật cười trước lập luận kỳ quái, hay hay của cậu Toàn, và thực tình Ti luôn luôn thèm kẹo, song nét mặt hiền hoà, giọng nói trầm ấm, cái nhìn tin tưởng của anh Tùng không cho phép Ti nghe lời xúi giục tầm phơ của cậu Toàn. Anh ấy mà biết được thì anh ấy sẽ buồn lắm. Ti nghĩ. Thế là Ti quyết định dứt khoát:
- Thôi đi cậu, để Ti đem cho dì Mai…
Giọng thằng bé ướt sũng như sắp khóc. Người cậu tinh nghịch biết rằng đã đến lúc nên chấm dứt trò đùa. Toàn cất giọng nghiêm nghị:
- Thôi, được rồi! Đi đi! Con chim xanh bé nhỏ kia! Cậu tha cho!
Ti lập tức quay đi ngay vì sợ Toàn lại đổi ý, nhưng nó còn được nghe giọng cậu nó đuổi theo sau lưng:
- Khá lắm: sau này Ti có thể là một gentleman chớ không phải lơ mơ đâu!
Con chim xanh bé nhỏ? Gent leman? Ý cậu muốn ám chỉ gì đây? Mà thôi, Ti gác lại mấy chữ tối nghĩa này. Sẽ có dịp tìm hiểu sau. Phải gặp dì Mai mới được.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:39

Chương 02
 

Dì Mai đang ngồi trầm tư bên cửa sổ. Ti vào sát bên dì mà dì vẫn chưa hay biết. Dì ít lời, khác hẳn tính cậu Toàn. Dì và cậu Toàn ít khi hoà thuận, nói vậy không có nghĩa là hai người cãi cọ nhau, nhưng tính cậu Toàn tinh nghịch, cậu hay trêu chị làm cho dì Mai cáu lên sau năm phút trò chuyện.
Ti yêu cả hai người, không ai hơn, ai kém, dù là cậu Toàn cũng hay trêu chọc Ti, nhưng cậu vui tính. Còn dì đôi khi cũng vuốt tóc Ti, nhưng dì rất hà tiện một nụ cười.
Trông thấy vẻ trầm ngâm của dì, Ti mất hết hăng hái, không dám nói liền phải vờ ho khan một tiếng.
Như bị đánh thức khỏi cơn mơ, dì quay phắt lại:
- Ủa, Ti đó à? Cháu đi chơi về phải không? Vui không?
- Dạ, vui lắm dì ơi!
Dì Mai cũng vừa thấy gói quà:
- Cái gì vậy, Ti?
- Dạ, của dì đó, đẹp không?
Cô gái cau mặt:
- Đừng giỡn với dì…
Ti vội vàng tiếp:
- Của dì thiệt mà, … gởi cho dì đó, dì ơi!
- Ai? Ai gởi?
Mai hấp tấp hỏi. Ti cười nhe cả hai hàm răng:
- Dạ, của anh Tùng gởi cho dì. Dì biết anh Tùng không? Ảnh hay đi chơi với Ti đó mà. Anh Tùng thợ máy đó… cái anh làm khói vô phòng dì…
- Biết! Lạ gì gã thợ máy đó mà phải giới thiệu dài dòng…
Đôi mắt u buồn của dì Mai chợt sáng lên trong một giây khi nhìn kỹ gói quà rồi sầm tối lại ngay sau câu trên làm Ti khó chịu:
- Thợ máy thì sao dì?
- Không có làm sao hết, mà dì không ưa, vậy thôi.
- Ti thấy ảnh dễ thương mà.
- Mà mày thương chớ dì mày không thương, hiểu chưa? Ai biểu mày nhận làm chi vậy, hả Ti?
Ti bối rối gãi gãi ở cổ, cúi đầu:
- Ti đâu có nhận, anh Tùng năn nỉ Ti đem về giùm cho dì…
- Trả lại cho nó đi, Ti!
Người ta lớn hơn mình mà kêu người ta bằng nó. Như vậy là vô phép chớ gì nữa! Vậy mà lại làm cô giáo mới là kỳ! Ti bất bình, nghĩ thầm. Giọng dì Mai lại cất lên, lần này dịu hơn một chút:
- Ti! Cháu có nghe dì biểu cái gì không?
- Dạ, nghe, dì biểu cháu trả lại cho anh Tùng. Dì ác… Ảnh dễ thương, sao dì ghét ảnh?
- Dì không ghét, mà dì không thương được, hiểu chưa?
- Chớ dì thương ai?
Dì Mai bật cười:
- Cháu hỏi làm chi? Muốn đòn hả?
Dì Mai nói câu trên bằng giọng vui vẻ nên Ti bạo dạn thêm:
- Thiệt đó dì, ảnh dễ thương lắm đó dì, ảnh hiền lắm.
Miệng nói, tay Ti đưa gói quà đến cho dì. Lần này Mai đón lấy:
- Cháu biết cái gì trong này không?
- Dạ không! Làm sao cháu biết được? Đi chơi về, ảnh chở cháu lại nhà ảnh, ảnh vô lấy ra rồi đưa cháu đem về. Ảnh tội lắm mà, dì!
- Chắc phải trả lại, nếu cháu không muốn thì để dì… dì sẽ…
- Đừng dì, tội nghiệp ảnh!
Ti hoảng hốt kêu lên. Lần này không hiểu bị cám dỗ vì món quà đẹp hay cảm động vì giọng van lơn của đứa cháu mồ côi, dì Mai đổi ý:
- Được rồi! Thôi, không trả. Cháu bằng lòng chưa?
Ti cười toét miệng vì sung sướng còn dì nó thì thẫn thờ như nói một mình:
- Phải chi nó là của người khác thì… hay quá.
- Dì ưng nó là của ai, dì?
Ti tò mò hỏi, dì Mai buột miệng:
- Ai cũng được, trừ anh Tùng… chẳng hạn như… của ông Trung uý Phó quận trưởng. Ông đó…
Bây giờ đến lượt Ti bất bình ra mặt, nó kêu lên:
- Trời ơi! Dì lầm rồi, ông đó tệ lắm.
- Làm sao cháu biết được bằng dì? Cháu là con nít…
- Cháu không biết mà tụi bạn học cháu biết, tụi nó kể lại.
- Kể làm sao?
Mai run rẩy hỏi, giọng nóng nảy. Ti trả lời:
- Mà dì đừng la cháu, cháu mới dám nói.
- Được rồi, dì không la đâu.
- Dì đừng mách lại bà ngoại nữa kìa.
- Được rồi. Kể đi!
- Ông Trung uý đó bậy lắm.
- Hoài! Tệ rồi bậy. Cháu nói xấu người ta mà không có bằng cớ gì hết, làm sao dì tin?
- Để cháu nói cho dì nghe: dì biết chị thằng Dũng không? Chị đó bỏ nhà đi hồi năm ngoái đó, nhớ không?
- Biết, nhớ, dì có quen sơ với Lệ mà. Rồi sao?
- Thằng Dũng kể cho cháu biết là ông Trung uý Phó quận trưởng dụ chị nó bỏ nhà đi đó, dì ơi.
- Sao chắc được?
- Sao không chắc, dì? Thằng Dũng cho cháu coi thơ của chị nó viết cho ông Phó mà.
Mai “ồ” lên một tiếng có vẻ sung sướng (vì cô gái chứng minh được là thần tượng của mình bị nghi oan) bảo cháu:
- Lệ chỉ biết đọc, chớ không biết viết làm sao viết thơ được?
Ti ngắt lời dì:
- Dạ, chớ sao, chị Lệ không viết được, chị nhờ thằng Dũng, thằng Dũng viết xong đưa cháu coi trước khi gởi cho ông ta.
Mai xám ngoét mặt, hỏi dồn:
- Thiệt không? Cháu nhớ thơ viết sao không?
- Thiệt chớ, cháu nói dối dì làm gì? Mà cháu không nhớ hết, nhớ sơ sơ…
- Sơ sơ cũng được, nói cho dì nghe, chị Lệ, à quên, thằng Dũng viết làm sao?
Ti ngẫm nghĩ giây lâu, nhưng dù sốt ruột, dì nó không dám giục, cô gái nôn nả muốn biết sự thật mà cũng mong trì hoãn cái phút ghê gớm ấy lại càng lâu càng tốt. Sau cùng, Ti chẫm rãi kể:
- Nó viết là: … “Em đã trao tặng cho anh hết cái gì quí báu của đời em trong tay anh, bây giờ anh lại nói là anh có vợ, không thể cưới em, em còn mặt mũi nào… Chắc em phải bỏ xứ mà đi chớ cha mẹ em làm sao chịu nhục cho nổi. Nó viết là: Anh có ăn học mà không ngay thẳng, nếu em biết vậy em lấy dân cày còn hơn, dân cày thiệt thà, không có lừa dối. Nó viết nhiều lắm, dì ơi, con nhớ không hết. Nó viết hay lắm, lạ lắm, ban đầu con tưởng nó viết được như vậy, con phục lắm, sau nó nói với con là chị nó đọc cho nó viết. Chị Lệ không biết viết mà cũng văn chương lắm, thằng Dũng nói vậy đó, dì.
Mai gặng lại:
- Tại sao chuyện nhà nó, nó lại kể cho cháu làm gì?
- Cháu cho nó cóp bi toán, nó cho cháu cóp bi luận văn, nó nói muốn cho cháu coi cho biết để sau làm luận dễ.
Mai bật cười tuy cô tan nát cả lòng. Ông Phó quận trưởng! Người trong mộng của Mai! Thần tượng mà cô tôn thờ bao lâu nay, phút chốc tan tành đổ vỡ! Ti vẫn thao thao, nó không hay biết gì về những dao động ghê gớm trong lòng dì nó:
- Thầy giáo không bao giờ chịu ra một đề luận văn như vậy chớ nếu có thì chắc chắn cháu với nó ăn đứt cả lớp liền!
Mai ngồi lặng, chán nản dâng ngập lòng cô. Trời ơi! Tàn nhẫn biết bao nhiêu! Đau đớn biết bao nhiêu! Chàng trai thành phố có một bề ngoài oai dũng, hiên ngang đó không những đã có vợ con mà còn làm điều tồi tệ xấu xa: cám dỗ một cô con gái quê mùa, ngây thơ rồi bỏ người ta làm cho cô gái phải lìa nhà lìa cửa, trở thành một người hư hỏng (Mai có gặp Lệ một bận khi cô lên Sài Gòn chơi, dạo hè vừa rồi, trông Lệ không còn vẻ ngây thơ, nhí nhảnh, hồn nhiên nữa; mà dày dạn phong trần cho đến nỗi chạm mặt nhau họ ngượng nghịu, cả hai cùng phải lờ nhau đi, không cả một tiếng chào)
Hừ! Con người đểu giả như vậy mà đã nhiều ngày Mai mơ đến hình dáng anh ta, đã nhiều đêm anh ta đi vào giấc ngủ của Mai với nụ cười tự tin, với mái tóc bồng bềnh, với đôi mắt tình tứ… Chao ơi! Mai như vừa tỉnh mộng, bàng hoàng bán tín bán nghi, dù là cô biết cháu cô cũng như thằng bé Dũng, trẻ con không bao giờ nói dối, nhất là nói dối một chuyện ghê gớm như thế.
Mai còn nhớ khi Lệ bỏ nhà đi biệt tích, trong vùng mỗi người đoán ra một nguyên do khác nhau, song mọi nguyên do đều hướng về phía xấu. Người thì rằng Lệ đi phá thai, người thì rằng Lệ ham tiền nên lên Sài Gòn lấy Mỹ, song tuyệt nhiên, không ai có thể đoán ra sự bỏ nhà của Lệ có dính líu, liên hệ đến ông Phó quận xinh trai và oai vệ của cái quận này. Thế rồi, trong vùng, động nhà nào có điều gì muốn khuyên răn con gái, họ đều lôi Lệ ra làm cái gương soi chung. Ai có ngờ đâu…
Mai bồi hồi nhớ lại lần thứ nhất cô gặp người trong mộng, cô run cho đến nỗi muốn ngã khụy xuống trước mặt anh ta, cô như bị anh thu hết hồn vía. Anh ta lịch sự chào Mai và ngỏ lời mời cô đến văn phòng thăm cho biết chỗ làm việc. Mai sung sướng lắm, nhưng cô cảm động quá không nói nên lời, chỉ gật đầu tỏ dấu bằng lòng. Gã đàn ông nghiêng mình kiểu cách chào Mai trước khi chia tay, trên môi vẫn giữ nụ cười lịch thiệp. Trong phút chốc, gã ta đi khuất mà Mai còn đứng lặng, tim đập thình thình như trống trận trong lồng ngực. Chao ơi! Phút gặp gỡ sao mà thần tiên, thơ mộng… Làm sao cô không cảm động: cô, một cô giáo quèn như cô mà được cái hân hạnh quen với người có uy thế, tiếng tăm như vậy, đâu phải chuyện tầm thường?
Nhưng - rủi hay may? - quận đường quá xa trường Mai dạy nên rất ít dịp họ gặp nhau. Phần nữa, Mai không dám đường đột đến thăm anh ta tại chỗ làm việc. Con gái mà như thế thì… trơ tráo quá, vả lại Mai đâu phải là một cô gái tầm thường: Mai là cô giáo kia mà. Vì lẽ đó, hình ảnh của thần tượng đi theo cô vào giấc ngủ, hay trong những lúc rỗi rãi một mình, và cho đến nay Mai chỉ mới khăng khít với anh ta trong thầm lặng, bằng mộng mơ thôi.
Không biết Mai đã ngồi im như thế bao nhiêu lâu, cô dìm mình trong mối tuyệt vọng lớn lao sau khi cháu cô phát giác điều tệ hại, quên cả giữ ý đối với cháu, cô thở dài, buông ba tiếng:
- Khốn nạn thiệt!
- Dì đừng mắng người ta, tội nghiệp!
Ti ngỡ dì mắng anh Tùng liền can thiệp. Mai như quên chuyện buồn lòng, cười gượng gạo, cải chính:
- Không đâu dì mắng người khác, dì đâu có mắng anh Tùng của cháu.
Ti hiểu ngay người khác là ai, tiếp lời dì:
- Cháu cũng ghét… nó…
Mai ngạc nhiên nhìn cháu, vì cô nghĩ giữa cháu cô và người đàn ông kia có gì đến nỗi nó cũng bất bình.
- Tại sao cháu ghét…?
Mai vẫn không thể dứt khoát gọi thần tượng của cô là nó dễ dàng như cháu cô. Ti đáp gọn:
- Tại… ông đó mà thằng Dũng với cháu giận nhau.
- Ủa, lại có chuyện đó nữa à? Tại sao?
- Thằng Dũng nghi cháu kể lại với bạn học chuyện chị Lệ, dì à.
- Vậy à? Vậy cháu có kể cho bạn biết không?
- Đời nào cháu ngu vậy? Cháu biết giữ bí mật cho nó chớ, mà tại sao không hiểu, tụi bạn cũng biết hết đó, dì ơi! Tức không?
Mai thở dài:
- Dì tin cháu. Bây giờ hai đứa hết giận nhau chưa?
Ti nhoẻn cười:
- Hết lâu rồi, dì!
Rồi chợt nhớ ra, Ti hỏi dì:
- Bây giờ dì tính sao, hả dì?
- Sao cái gì, Ti?
Mai lơ đãng hỏi cháu, tâm trí gửi tận đâu đâu. Ti la lên:
- Trời ơi! Dì làm sao vậy? Cháu hỏi chuyện gói quà chớ cái gì nữa, dì mau quên vậy?
Mai sực nhớ, lừng khừng:
- Cũng chưa biết sao đây.
Ti giục dì:
- Mở ra coi đi dì!
Cô gái phì cười, vui vẻ, quên cả chuyện lâu đài thần tiên thơ mộng mà cô dày công xây đắp lâu nay vừa bị đổ vỡ bất ngờ. Ờ phải! Vô lý quá, nếu như vậy là tình yêu. Cô tự cãi với mình rồi tự bênh mình: sao lại không? Người ta có quyền yêu đơn phương như vậy chớ, sao không? Có hại chi đâu? Có điều may là nhờ có giáo dục và biết dè dặt, cô đã giữ mình, không như Lệ. Tội nghiệp cô gái ngây thơ thất học dại dột đó biết ngần nào.
Tình yêu! Đẹp thật! Nhất là tình yêu thầm lặng như mình. Đau đớn thật. Vì bị phản bội (!) nhưng cũng đáng kể lắm chứ!
- Mở ra đi dì!
Ti lại giục. Thằng quái không để cho cô gái yên thân mơ mộng, nhưng cô khó mà làm mặt giận nó nổi. Nó ngây thơ, xinh xắn, đáng yêu quá đi thôi. Đột nhiên, một thứ tình thương mạnh mẽ, rào rạt nổi dậy trong lòng người dì đối với đứa cháu mồ côi, bất hạnh. Và cùng lúc, Mai chợt cảm thấy hối hận dâng tràn. Trẻ trung, dồi dào sinh lực, cô giáo Mai đã mơ mộng xằng bậy, chọn lầm đối tượng để yêu thương. Mẹ cô ngỡ cô bận rộn bài vở của học trò, kỳ thực trong lúc mẹ cô bù đầu vì công việc nội trợ, cô đã phí thì giờ để mường tượng đến gã đàn ông họ Sở! Cho đến nỗi cô từ chối cả việc mạng vá giúp cháu hay em cái áo, cái quần…
Mai vuốt tóc cháu:
- Được! Cháu mở ra đi!
- Coi! Sao lại cháu? Của dì, để dì mở chớ.
- Cháu biết không? Dì đã thề sẽ không lấy chồng nếu không gặp được người xứng đáng. Thà dì sống độc thân…
- Sống độc thân buồn chết đi, dì ơi!
- Ai nói với cháu vậy đó?
- Dạ, anh Tùng.
- Lại anh Tùng!
Anh Tùng! Mai chợt nhớ buổi chiều Mai thò đầu ra cửa sổ sừng sộ vì khói xe… Cái anh chàng đó khá lương thiện, cần cù, nhưng nó làm sao ấy, Mai chưa thấy mình có chút cảm tình với anh ta. Đàn ông con trai gì mà nhút nhát thấy gái là đỏ mặt lên, lúng túng như học trò bị thầy truy. Đàn ông thì phải như… Lập tức, vừa nghĩ đến đó, Mai lái tư tưởng về hướng khác, không muốn tâm trí lởn vởn mãi với cái hình ảnh con người đáng khinh kia.
Có nên mở gói quà ra không? Chắc chắn là nếu cô không mở, cháu cô sẽ buồn lắm. Mai tặc lưỡi một cái, bảo Ti:
- Được rồi! Để dì mở ra cho.
Trong lúc đôi tay khéo léo của dì thong thả mở mối dây băng bằng xa tanh, Ti hồi hộp đứng nhìn và không nén được:
- Đố dì, cái gì trong đó?
- Làm sao dì biết được? (giọng tâm sự) Nói thiệt với cháu: trong đời dì, dì chưa hề nhận một món quà của kẻ lạ bao giờ, quà của đàn ông… chuyện đó quan trọng lắm, cháu biết không?
Lớp giấy hoa được bóc ra khỏi món quà. Ti sáng ngời mắt nhận ra một cái hộp bằng sơn mài, trên nắp có hình đôi chim đang tung cánh. Thật là một món quà đẹp, quá đẹp, Ti nghĩ thầm. Mặc dù nó không biết chuyện một cô gái nhận quà của đàn ông quan trọng đến mức nào, Ti rất mừng khi thấy dì không còn có ý muốn trả lại cho người tặng nữa, Ti trả lời dì, giọng nghiêm trang như người lớn:
- Dạ, cháu biết, quan trọng lắm!
Dì nó đẩy tờ giấy gói sang một bên, bưng cái hộp lên đem lại gần cửa sổ, mở ra. Không ai bảo ai, hai dì cháu cùng chụm đầu lại và cùng “ồ” lên một tiếng. Bên trong hộp chia làm hai ngăn, một ngăn đựng cái khăn choàng bằng voan màu ngọc thật mịn, thật đẹp, còn ngăn kia, trời! - chu đáo quá: đựng đầy nhóc kẹo tây… những viên kẹo bọc trong thứ giấy gói xinh hết sức xinh. Chưa hết: mặt trong nắp hộp có gắn kính soi mặt nữa chớ!
Ti bật lên thành tiếng:
- Đẹp quá, phải không dì?
Dì nó không nói, chỉ gật đầu, mắt nhìn ra khung cửa sổ, như vẫn còn thả hồn bay bổng tận đâu đâu. Ti hơi bất bình thấy dì không sốt sắng vồn vập đối với lòng tốt của người bạn vong niên thân nhất của mình, nhưng không dám phàn nàn. Nó mang máng hiểu rằng gã Phó quận đáng ghét kia có một phần trách nhiệm về thái độ thờ ơ lạnh nhạt của dì nó trong vụ này, vì vậy, Ti càng ghét gã thêm. Buột miệng, nó hỏi dì:
- Dì ơi! Ông Phó quận đó lấy cái gì quí báu của chị Lệ, dì biết không?
Thật ra, không phải Ti vô tình đặt câu hỏi. Trong đầu óc ngây thơ của thằng bé thì gã đàn ông kia không cho Lệ gì cả mà còn lấy nhiều quà quí giá, khác hẳn anh Tùng: anh ấy không xin của dì nó, anh ấy tặng. Nhưng anh ấy tự ý tặng, còn gã kia thì dụ hoặc Lệ. Lệ dám ăn cắp tiền của cha mẹ mua quà cho gã lắm chớ không phải chuyện chơi. Ti muốn gián tiếp nhắc cho dì biết điều xấu xa của gã để dì đừng có thái độ thờ ơ với bạn mình, một người rất tốt theo ý Ti.
Ti không ngờ, thoạt nghe cháu hỏi, dì nó quay lại, hầm hầm nét mặt:
- Ti! Cháu quá rồi. Coi chừng dì mách bà ngoại giờ, nghe! Mày nghĩ sao mà hỏi dì câu đó?
Ti không ngập ngừng chi hết:
- Dạ, cháu không biết, cháu với thằng Dũng bàn tán hoài mà không hiểu; cũng không dám hỏi ai. Bữa nay tại dì biểu cháu kể ra, cháu nhớ lại nên hỏi dì đó chớ. Cháu có làm gì bậy đâu mà dì giận?
Dì Mai dịu giọng, gặng lại:
- Thiệt cháu không nói chuyện này với ai hết, chắc không?
- Dạ, chắc. Chỉ nói với dì bữa nay thôi.
Dì gật gù:
- Được! Vậy là tốt lắm. Con nít không nên mách lẻo, xấu lắm, hiểu không?
- Dạ, cháu biết rồi, dì khỏi dặn (chợt nhớ lại, nó nhìn dì chăm chú) Dì ơi! Dì chưa nói cho cháu biết ông Phó lấy cái gì của chị Lệ…
- Đừng nhắc đến chuyện đó nữa, nhớ chưa?
Dì Mai cau mặt gắt, song dì đổi thái độ liền:
- Cháu ăn kẹo không? Dì chắc là kẹo anh Tùng cho cháu đó! Ăn đi!
Nói xong, Mai đưa cái hộp lại gần cháu. Ti nhón một cái đưa lên mũi:
- Thơm dễ nể đó, dì!
- Dĩ nhiên, kẹo mà…
- Không! Kẹo này ngon hơn, thơm hơn mấy thứ kia, dì ơi!
Ti tức mình vì thấy dì không đánh giá đúng mức món quà quí giá - Lúc này nó quên thắc mắc về nỗi mất mát lớn lao của chị Lệ rồi - nên cao giọng nói. Dì nó bật cười:
- Dì không biết sao cháu bênh anh Tùng dữ vậy, hả? Cháu ăn gì của ảnh? Nhiều lắm phải không?
Ti đỏ mặt cải chính:
- Tại ảnh dễ thương nên cháu thương chớ đâu phải cháu ăn gì của ảnh…
Rồi nó tiếp:
- Ảnh có cho cháu tiền mua kẹo, nhiều lần lắm, mà không phải vì vậy cháu thương ảnh đâu. Dì chơi với ảnh dì sẽ thấy ảnh dễ thương.
Trong lúc thằng cháu thao thao nói, người dì sẽ sàng tháo cái khăn voan mầu ngọc ra ngắm nghía. Đôi mắt u buồn của dì lại sáng lên trong thoáng chốc, rồi dì bỗng thở dài. Ti bận thưởng thức kẹo, không quan sát dì nữa. Nó đã nhai đến cái thứ hai và cảm thấy có bổn phận mời dì cho bằng được:
- Dì ơi! Dì ăn thử một cái coi, cháu nói thiệt, ngon lắm!
Trông nét mặt rạng rỡ, tươi tỉnh của Ti, Mai như vui lây:
- Biết rồi! Không cần Ti quảng cáo. Cháu muốn ăn nữa, cứ ăn đi, dì không ăn đâu.
- Tại sao vậy, dì?
Dì nó sa sầm mặt:
- Tại sao cháu hỏi làm chi? Sao cháu tò mò quá vậy, hả? Coi chừng!
Và rồi đột nhiên dì nó bật lên khóc tấm tức làm Ti hốt hoảng, ngừng nhai. Viên kẹo trong miệng chừng như hết cả thơm, cả ngọt. Ti lo lắng, hỏi dì:
- Sao vậy dì? Dì giận cháu sao?
Mai không nói gì hết, không phải giận cháu mà vì đang khóc, cô không nói được. Ti cảm thấy bứt rứt, không biết làm cách nào cho dì thôi khóc. Nó muốn đi ra khỏi phòng dì nhưng không làm, dù nó không an ủi dì được câu nào, nó vẫn nghĩ rằng nó nên có mặt cạnh dì nó, tốt hơn.
Tiếng khóc dì Mai cao lên, nức nở một chốc rồi dịu lại. Sau cùng dì thút thít nho nhỏ và… ngừng hẳn. Bấy giờ dì mới nói:
- Dì không giận cháu đâu. Cháu ăn kẹo nữa đi! Rồi cháu đi chơi đi! Để dì ngồi yên một mình, dì muốn được ngồi yên một mình. Dì khổ lắm, cháu không hiểu được đâu, Ti à!
Ti thấy vững lòng về câu đầu tiên dì nói. Nó nhón thêm cái kẹo nữa và đi ra. Ti không trách nhiệm gì về cái khổ của dì cả. Ti đã làm trọn cái nhiệm vụ mà anh Tùng nhờ cậy. Thế không đủ rồi sao?
 

 
***
 

Bữa cơm tối diễn ra trong bầu không khí tẻ nhạt như thường lệ. Vẫn những câu cằn nhằn của ông ngoại về vụ ăn tiêu phung phí. Vẫn thái độ kiên nhẫn, chịu đựng đáng thương của bà ngoại. Cậu Toàn nhất định vừa ăn vừa mơ màng đến biển cả và tàu bè chi đó - Ti đoán thế - vì nếu cậu mà không mê mải suy nghĩ về vấn đề này thì cậu đã tỏ vẻ khó chịu, buông đũa rất sớm vì những lời cha. Ti đã quá quen với bầu không khí nhà này nên không còn khổ sở lo lắng như khi vừa mới về đây.
Hiện, Ti chỉ có một điều thắc thỏm: dì Mai có còn buồn khổ không? Ti sẽ lén nhìn về phía dì ngồi, lạ quá: trông dì tươi tỉnh hết sức, như tuồng câu chuyện ban chiều đã xảy ra từ năm ngoái vậy? Khi tia mắt dì bắt gặp mắt Ti, dì cười như có vẻ khuyến khích nó điều gì đó. Ti yên lòng quá.
Cơm xong, dì bảo Ti:
- Lát nữa lên phòng dì, đừng đánh răng liền, nghe Ti!
Lúc đó, ông bà ngoại đã xong bữa rồi, ông ngồi đọc báo đằng xa lông, còn bà thì đang rót nước uống cạnh cái bàn dài kê sát vách trong góc bếp. Cậu Toàn nheo mắt, giọng chế giễu:
- Con chim xanh bé nhỏ! Khá khen cho ngươi sớm thành công.
Ti ngơ ngác không hiểu ý cậu muốn nói gì, nhưng dì Mai quay lại em trai, sừng sộ:
- Toàn! Mày nói cái gì đó? Hả? Nhắc lại tao nghe coi!
- Em nói gì đâu? Chị sao lúc nào cũng dễ nổi sùng. Em giỡn với thằng Ti mà! Chị cấm nữa sao?
Và rồi, cậu cười ngặt nghẽo, tiếng cười cậu như đuổi theo sau lưng hai dì cháu Ti.
Vào đến phòng, dì trở lại vui vẻ, hỏi Ti:
- Ti! Hồi chiều cháu có nói gì với thằng Toàn vụ gói quà không?
- Dạ, không. Cháu…
- Vậy sao nó biết?
- Dạ, tại cháu đem vô cho dì, cậu thấy, cậu chận cháu lại hỏi rồi cậu đòi mở ra, cháu không chịu, rồi cậu kêu cháu là con chim xanh.
Dì Mai lại cười. Mỗi lần dì cười, Ti thấy dì đẹp hơn lên và cảm thấy gần dì thêm một chút. Ti cũng cười theo:
- Con chim xanh là sao, dì?
- Sao không hỏi cậu Toàn? Nó đặt cho cháu tên đó thì nó biết, chớ dì làm sao biết được?
Dì xoa đầu Ti rồi bưng hộp kẹo ra, Ti hiểu tại sao dì bảo mình đừng đánh răng: để ăn kẹo xong đã. Dì cũng… khá chớ! Dì bảo cháu:
- Bây giờ ăn kẹo nữa đi cho đã thèm. Dì mời cháu đó! Dì biết cháu ưa…
Ti không đợi mời thêm lần nữa, thò tay vô hộp liền song nó vẫn giữ nguyên ý định, kỳ kèo dì ăn một cái thử coi. Và dì nó cũng vẫn giữ nguyên lập trường cứng rắn từ chiều:
- Không! Dì đã nói dì không thèm là không thèm mà. Dì không phải là con nít đâu mà dễ xiêu lòng. Dì có tánh cương quyết từ nhỏ.
Ti không được vui vì giọng nói của dì. Nó tiên cảm rằng dù không bị trả lại món quà, xem ra anh Tùng có vẻ thất bại trong sự cầu thân sơ khởi rõ ràng rồi. Nó sẽ nói sao với anh Tùng về thái độ cứng rắn của dì đây? Nói thật ư? Chắc anh buồn lắm. Ti không muốn anh ấy buồn chút nào cả, anh ấy rất tốt, rất dễ thương. Nhưng mà thôi, mặc anh ấy, cái đó không phải lỗi ở Ti. Ti đâu có quyền buộc dì làm điều dì không muốn?
Trông dáng bộ trầm ngâm của cháu, dì Mai gợi chuyện:
- Sao? Kẹo ngon không? Coi bộ cháu không bằng lòng dì phải không?
- Cháu đã nói ngon cả chục lần rồi…
Ti lầm lỳ nói. Dì Mai lại hỏi:
- Nói cho dì nghe trong đó có gì mà cháu khen dữ vậy?
- Dạ có cái có mật ong bọc chính giữa, có cái bọc rượu rum, có cái bọc mứt nhiều thứ lắm, mà cái nào cũng bọc bao ngoài bằng một lớp sô cô la. Có phải dì thích sô cô la không? Hồi năm ngoái cháu được phần thưởng cũng có hộp kẹo mà nó làm sao đâu, nó hôi mùi rệp quá, dì nhớ không? Cái này thơm…
Hình như dì Mai mất dần vẻ cương quyết:
- Có mật ong chính giữa nữa hả? Thiệt không?
- Cháu nói láo với dì làm chi? Dì nếm thử coi! Để cháu lựa cho dì cái có mật ong, nghe?
- Ừ. Lựa cho dì cái nào có mật ong chính giữa đi, Ti!
Ti vui thích đến nỗi nó nhảy tót lên giường dì, trổ tài nhào lộn một vòng rồi mới bưng hộp lên, chọn cho dì viên kẹo mà nó tin chắc là có bọc mật ong chính giữa.
Mai đón lấy, thong thả tháo lớp giấy gói, thong thả cho vào miệng, thong thả nhai. Ti nín thở theo dõi dì, cho đến khi dì nó nhìn nó, thong thả buông ba tiếng:
- Cũng đường được!
Thằng bé đa cảm thở phào một cái, nhẹ nhõm trong lòng, cùng lúc nó hơi bất bình: ngon hẳn đi chớ đường được là nghĩa lý gì? Chợt dì nó la lên:
- Ti! cái kẹo này không có mật ong!
Ti sốt sắng:
- Cháu lựa lộn, cháu lựa dì cái khác, nghe? Chắc chắn lần này không lộn nữa.
Mai không phản đối đề nghị của cháu. Khi người dì nhận cái kẹo thứ hai thì đứa cháu cũng chọn cho mình một cái y như cái đưa dì và vội vàng mở giấy, ăn liền để biết chắc là mình không lựa lầm nữa. Quả nhiên, lần này dì nó gật gù khen:
- Phải! Có mật ong. Ngon thiệt đó, Ti!
Khi đã bắt đầu, người ta khó lòng mà ngừng lại. Vì vậy, cháu mời thêm dì một cái, dì mời lại cháu một cái, trong thoáng chốc ngăn đựng kẹo vơi dần. Dì cháu nhìn nhau, bình phẩm suýt soa, cái này thơm hơn cái kia, cái kia ngon hơn cái đó… Hình như dì trẻ lại, nhỏ xuống ngang hàng cùng đứa cháu, cách biệt thua dì đến trên chục tuổi trời!
Đang vui vẻ, bỗng dì Mai thở dài:
- Chết rồi, Ti ơi!
Ti giật mình, trố mắt nhìn dì:
- Cái gì vậy dì?
- Dì đã ăn kẹo của anh Tùng, biết nói sao đây?
- Cần gì phải nói? Anh Tùng có đòi dì phải nói gì với ảnh đâu?
- Cháu khờ lắm. cần gì người ta đòi?
- Giờ dì tính sao?
- Mai cháu gặp ảnh không?
- Dạ, có, ảnh hẹn gặp cháu chỗ vườn hoa, lúc năm giờ.
- Vậy thì đươc. Cháu nói với anh ấy là dì có nhận hộp quà, dì cảm ơn nghe không?
- Dạ, cháu sẽ nói.
- Chưa hết đâu. Nếu ảnh có hỏi dì sao không trả lời thơ ảnh…
- Ủa, có thơ sao dì? Sao cháu không thấy đâu hết? Ảnh có viết thơ sao?
- Cháu thấy gì nổi? Ai thấy kẹo cho cháu mà cháu thấy thơ?
Ti bẽn lẽn cười song vẫn thắc mắc không rõ cái thư nằm chỗ nào trong hộp kẹo mà mình không thấy. Dì Mai nói tiếp:
- Nói với ảnh là ảnh đừng hy vọng gì hết, tốt hơn, nhớ không? Đâu, cháu lặp lại lời dì coi.
- Dài quá, cứ nói cảm ơn không thôi không được sao, dì?
- Cứ nói y như dì dặn, đừng có lôi thôi. Đâu nói lại dì nghe thử coi!
Giọng dì Mai nghiêm nghị. Ti hơi phật ý song vẫn vâng lời dì:
- Nói với ảnh là dì gởi lời cảm ơn gói quà mà ảnh đừng có hy vọng gì hết.
Dì Mai quát lên:
- Ti! Cháu giở chứng gì vậy, hả? Sao lại nói cảm ơn gói quà là nghĩa lý gì? Phải nói rõ ràng chớ. Cảm ơn người cho quà chớ sao lại cảm ơn gói quà? Cháu học tới lớp mấy rồi mà ăn nói ngu vậy?
- Được rồi! Cháu nói tắt vậy chớ cháu đâu có ngu?
Bầu không khí thân mật, cởi mở, vui vẻ trước đây năm phút tiêu tán tức thì. Dì Mai trở lại khó đăm đăm. Ti cũng xịu mặt xuống, đi ra khỏi phòng dì.
Vừa đi, thằng bé vừa ngẫm nghĩ về những lời dì nó dặn. Được rồi. Cảm ơn anh Tùng về chuyện biếu quà. Ti tự nhủ sẽ nói câu này đầy đủ, không thêm, không bớt. Còn câu sau hả? Đừng hòng. Ti đâu có ngu: tại sao Ti lại làm khổ anh Tùng chớ? Ti sẽ không nói một tiếng về câu sau. Không bao giờ. Dì giỏi, dì cứ nói thẳng với anh Tùng. Ti không nói. Ti không muốn anh Tùng khổ. Ti thương anh ấy lắm!
Chợt nhớ đến lời cậu Toàn, Ti lẩm bẩm: Hừ! Con chim xanh! Mình mà được làm con chim xanh thử coi, mình đã bay tuốt đi mất, mình cóc thèm ở trong cái nhà đầy người khó chịu như thế này!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:40

Chương 03
 

Bốn năm qua. Dì Mai thành hôn với anh Tùng đã có một đứa con. Hôn nhân của dì không được ông ngoại hài lòng, vì cũng như cha Ti: anh Tùng chỉ là một dân thợ. Song nhìn cảnh gia đình đầm ấm của dì chú - bây giờ Ti phải đổi tiếng anh thành tiếng chú - Ti biết rằng dì sống hạnh phúc. Thế không đủ rồi sao? Cần chi phải giàu có mới có hạnh phúc? Anh Tùng nói vậy và dì cháu Ti cùng đồng ý, chia xẻ quan niệm này.
Cậu Toàn đã vào hải quân như ý muốn. Bà ngoại thì mất rồi, vào một ngày cuối năm, cái chết bất ngờ, đột ngột. Mỗi lần nhớ tới Ti lại bồi hồi xúc động vì xót thương và hối hận. Phải, Ti làm sao quên được cái chết của bà: lúc đó Ti đang ngồi học bài mà tai vẫn nghe văng vẳng tiếng ông rầy rà bà về các món chi tiêu tốn kém.
- … Điện cũng tăng. Xài chi lắm vậy? Học hành thi cử chi cho cam? Cái gì? Ăn đồ hộp thì sao? Bộ Mỹ người ta ăn đó, người ta chết hết chắc? Bày đặt… Mỗi thứ mỗi tốn, phải tinh giảm bớt đi chớ! Tôi nói cả trăm lần mà bà vẫn không nghe là sao? Hả, hả?....
Có tiếng bà nho nhỏ van nài nhưng ông vẫn lồng lộn lên:
- Tôi đâu phải con trâu, mẹ con bà cháu bà thiếu điều cầm dao xẻ thịt tôi ra nữa mới vừa lòng. Học! Học!... Thôi! Tốp lại, tốp!...
- Tôi xin ông, tôi van ông, cháu nó côi cút, thương được ngày nào…
Ti choáng váng vì hiểu trong câu chuyện cằn nhằn này, Ti là một nguyên do…
Ông ngừng lại vì tiếng ho đứt quãng của bà. Cậu Toàn chen vào:
- Thôi ba ơi! Mẹ con tiêu xài gì mà ba cứ la hoài, chịu sao nổi? Đó, ba coi mẹ con bịnh mà có dám thuê người giúp việc đâu, ba không thấy hay sao?
- Cái gì? Thuê người hả? Nói nghe như ông hoàng không bằng. Dẹp cái giọng đó đi cho tao nhờ. Mà ai cấm mẹ mày thuê? Cái đó là tại mẹ mày chớ…
Cậu Toàn không chịu thua:
- Ba cứ nói, nội cái khoản tiền ba mua số đuôi, số đề thua mỗi tuần đó cũng đủ làm tới thứ gì nữa…
- A! Giỏi dữ há? Mày bắt lỗi cha mày đó, phải không, thằng kia?
Bà ngoại kêu lên:
- Toàn! Con không nên… xin lỗi ba đi, con phải nghe lời mẹ!
- Để con nói, để con nói, con chịu hết nổi rồi…
- Mày chịu hết nổi thì mày đi đi! Tao chán mày rồi! Tao muốn đánh số đuôi số đề gì mặc tao, mày không có quyền…
Đang thao thao bỗng ông ngoại đổi giọng hét thất thanh:
- Tô ni cô rin! Mau! Chai tô ni cô rin!
Cậu Toàn quýnh lên, chạy vào phòng ngủ bà, lục tủ thuốc trong lúc Ti cũng hoảng hốt, bỏ sách, chạy ra.
Bà ngoại tái xanh, lạnh ngắt, trời lạnh mà mồ hôi tuôn nhớp nháp. Toàn run rẩy giọt từng giọt thuốc trợ tim vào trong cái ly thủy tinh còn Ti thì lo lấy chai nước lọc pha cho bà. Rồi ông ngoại, cậu và Ti cùng xúm lại vực bà lên giường, cho uống thuốc, song bà ngất lịm ngay khi chưa nuốt hết ngụm đầu tiên.
Trông bà bằn bặt, Toàn sợ hãi, mếu máo khóc. Lần thứ nhất Ti thấy cậu út buồn ra mặt. Ti cũng run không kém, nhưng nó tỉnh hơn. Nó nhắc nhỏ cậu đi mời bác sĩ. Toàn lau nước mắt hỏi:
- Cậu biết nhà bác sĩ ở đâu bây giờ?
- Chú Tùng biết! Cậu lại nhà chú Tùng biểu chú đi mời.
Ông ngoại cũng giục:
- Đi mau đi! Đi mau…
Toàn cắm cổ chạy bừa ra giữa mưa trong lúc Ti đứng cạnh bà lo lắng bồn chồn. Ông ngoại thì hai tay bưng đầu ngồi lặng trên ghế. Ti tự hỏi ông có hối hận hay không? Nửa giờ sau có tiếng động cơ xe hơi trước hiên nhà và bác sĩ xô cửa đi sầm vào như một luồng gió mạnh. Theo sau ông ta là Tùng và Toàn.
- Bà ấy làm sao?
Ông ngoại trả lời nho nhỏ Ti không nghe rõ, nhưng nó thấy trán người thầy thuốc cau lại.
- Tôi đã bảo ông nhiều lần là bà phải tĩnh dưỡng… Tôi sợ muộn rồi đa!
- Xin bác sĩ cứu nhà tôi… Xin bác sĩ…
Ông ngoại Ti lải nhải trong lúc bác sĩ khám cho bà. Ông khám thật lâu. Ông dùng ống nghe đặt trên ngực bà, ông dùng tay vạch mí mắt bà, rồi ông áp tai nghe ngóng lại lần nữa. Sau cùng, ông đưa miếng bông gòn trước mũi bà.
Rồi thì, ông quay lại không nói ra lời nhưng tia mắt ông nhìn ông ngoại đầy trách móc và ông ngồi phịch xuống, nặng nhọc như vừa cuốc bộ hàng chục cây số giữa nắng hè.
- Phải đưa bà vô y viện may ra, nhưng tôi nói trước là tôi không bảo đảm gì hết.
Ti bủn rủn tay chân khi nghe bác sĩ tuyên bố câu trên.
Bà được đưa vào y viện liền khi đó và hai ngày sau bà tắt thở. Từ khi ngất đi cho đến khi chết bà không tỉnh lại lần nào cả. Tội nghiệp bà! Ti nghe mang máng đôi bận là bà yếu tim và phổi nữa, nhưng Ti đâu có bao giờ nghĩ là bà vướng một thứ bệnh trầm trọng hiểm nghèo? Nếu Ti biết, Ti đã không để bà vất vả quá như thế. Ti đã về sớm để lau bát dọn bàn giúp bà. Ti đã dậy sớm để giặt giũ giúp bà, Ti đã quạt than, vo gạo giúp bà…
Trời ơi! Ti có nghe bà kêu đau bao giờ đâu? Chỉ nghe nói bà yếu tim thôi, từ yếu đến đau khác xa nhau biết bao nhiêu mà kể? Sao không ai nói cho Ti biết cái nguy hiểm của sự yếu tim?
Bà hiền từ, nhân hậu biết bao! Bà âm thầm chịu khổ nhọc mà không hề mở miệng kêu ca, than phiền một tiếng.. Đau xót nhất cho Ti là tận sau khi bà mất, Ti mới được biết rằng bà kỳ kèo nài nỉ với ông ngoại cho Ti được tiếp tục học, và ông ngoại ra điều kiện là nếu muốn thế, bà phải đảm nhiệm tất cả việc nhà - dù ông biết bà đau yếu - để người ở thôi việc, nếu không, ông không bằng lòng.
Bà biết rằng điều kiện ngặt nghèo đó không chỉ hăm doạ sức khoẻ vốn mong manh của mình mà thực sự rút ngắn đời sống của mình, song bà đã chấp nhận, miễn đứa cháu ngoại côi cút bất hạnh được đeo đuổi việc học hành.
Trời ơi! Bà ngoại của Ti cao quí biết chừng nào… Làm sao Ti có thể nói với bà được, rằng Ti yêu bà lắm, rằng Ti biết ơn bà lắm, rằng ơn bà cao hơn núi, sâu hơn bể, làm sao?!!  Bà đã nhịn hết mọi chi tiêu cần thiết, nhịn cả một chai thuốc trợ tim bé nhỏ để mua cho Ti khúc bánh mì hay một gói xôi, lén lút không cho chồng biết; bà đã mặc áo rách để đủ tiền may cho Ti bộ quần áo mới, để Ti khỏi tủi thân với bạn bè ở nhà trường. Bà đã âm thầm lặng lẽ hy sinh cho tới chết. Làm sao Ti còn được dịp thấy mặt bà, để Ti chuộc lỗi, để Ti tỏ ra ngoan ngoãn cho bà có thể mỉm cười sung sướng, hài lòng? Ti đã biết rõ về bà, song quá muộn…


 
***
 

Cái khoảng trống do sự vắng mặt của bà bỗng trở nên to lớn dị thường, không gì thay thế được. Ti nhớ bàn tay gầy gò đầy những gân xanh của bà vẫn thoăn thoắt đẩy tới, đẩy lui cái bàn ủi nóng trên quần áo của chồng, con, cháu. Cũng cái bàn tay xương xẩu ấy gọt khoai, vo gạo, nhồi bột, quạt than. Bàn tay ấy may, đan, mạng, vá cho Ti từ cái mũ, áo quần cho đến đôi xăng đan cũ rích.
Bàn tay ấy xoa lên đầu Ti khi Ti khóc, nắm chặt bàn tay bé nhỏ của Ti như muốn chuyển hết chút sinh lực đã mỏi mòn theo năm tháng để gây cho thằng cháu bất hạnh chút can đảm, hứng khởi khi nó đối diện ông ngoại lần đầu.
Trời ơi! Bàn tay của bà ngoại… Làm sao Ti quên được? Rồi Ti liên tưởng đến mớ tóc bạc quá mau của bà, hàng năm không được bôi qua chút dầu luôn luôn xác xơ, khô khốc. Rồi Ti nhớ đến đôi mắt đẹp, sâu, u buồn lấp lánh sau gọng kính mỗi lần bà cặm cụi khâu, đan.
Ai đã có lỗi trong cái chết của bà? Những con số trong tấm vé số mỗi chiều thứ ba mà ông ngoại mê say? Thói keo kiết và tham lam của ông ngoại ư? Những câu cằn nhằn hay những biên lai tiền điện, nước? Sự hỏng thi vào Luật khoa của cậu Toàn? Hôn nhân thất bại của mẹ Ti? Cuộc sống êm đềm chớ không nổi bật của vợ chồng dì Mai? Hay là chính Ti: gánh nặng phi lý mà ông ngoại phải đảm nhận? Có lẽ tại tất cả những cái đó, mà nhất là tại Ti.
Rồi lan man, Ti còn nghĩ đến những lần cậu Toàn giả vờ học bài nhưng kỳ thật là đọc tiểu thuyết, đến dì Mai cặm cụi như thể đang chấm bài mà kỳ thực là mê mải làm thơ, cả Ti nữa, Ti đi học sớm 15 phút vì không muốn ở nhà sợ phải giúp bà dọn bữa điểm tâm cho ông ngoại.
Giá cậu, dì và Ti biết nghĩ đến bà một chút, phải: mỗi người nghĩ đến bà một chút thôi, thì dù ông có ác, có keo kiết, bà cũng có cơ hội để sống lâu hơn. Mọi người đều ích kỷ, đều chỉ nghĩ đến mình, đến những vui thú riêng của mình, nên vô tình xô bà xuống lòng huyệt lạnh mà không ý thức việc mình làm. Nếu ai bảo rằng chính cháu bà, con bà đã phụ với chồng để thu ngắn đời sống của bà, chắc ai cũng dẫy lên, không nhận lỗi, song sự thực tàn nhẫn đã là như thế đó. Ngay cả ông ngoại, ông cũng không tin mình có lỗi trong cái chết của vợ mình. Ông đã khóc thảm thiết khi bà tắt thở. Ông nài nỉ với bác sĩ hết lời, rằng cố cứu sống bà, ông sẽ đền ơn trọng hậu, ông sẽ rút hết tiền ở ngân hàng ra, sẽ bán đất, bán nhà, ông sẽ không tiếc một thứ gì đối với bà, miễn được thấy bà đi lại, nói năng, cử động. Ông bảo không có bà ông không sống được, rằng ông không thể sống thiếu bà… Song bác sĩ đành chỉ lắc đầu bảo rằng quá muộn.
Sau tang lễ bà, ông ngoại nằm mọp hai ngày. Ti thấy như ông già hơn năm tuổi sau hơn tuần lễ, mặt mày hốc hác trông thật thảm thương. Cho đến nỗi chú Tùng - người vốn không ưa ông nhất - mà cũng động lòng, tận tình an ủi.
Lần thứ nhất sau nhiều năm sống với ông bà dưới mái nhà này, Ti thấy vào chiều thứ ba mà ông không có vẻ nôn nả mong chờ (để dò vé số như thường lệ).
Ông tỏ ra chăm sóc bà đặc biệt: sáng nào ông cũng thắp hương trên bàn thờ bà trước khi đi làm. Tối nào ông cũng thắp hương trên bàn thờ bà trước khi đi ngủ.
Dì Mai với cái bụng lặc lè gần sinh, không thể tiếp tục ở lại lo việc cơm nước cho cha và cháu - vả lại dì còn có cháu bé ở nhà nữa kia mà - nên ngày thứ ba sau khi bà yên nghỉ, cũng đã ra về.
Cậu Toàn thì nhân có xe cậu Hân, ông ngoại giục cậu đi theo lên Saigon cho đỡ tốn kém, dù là còn năm hôm nữa mới tới kỳ thi tuyển vào Hải quân.
Nhà trống vắng, còn có hai ông cháu. Ti mặc nhiên đảm trách việc cơm nước, giặt giũ trong nhà. Mỗi ngày, dì Mai đi chợ và chú Tùng đem thức ăn đến cho hai ông cháu.
Ban đầu, mãi buồn nhớ đến bà, Ti như quên cả việc học hành. Sang ngày thứ năm, Du đến nhắc làm Ti nhớ lại. Song khi dọn điểm tâm cho ông xong, soạn cặp sắp đi học, thì ông gọi nó lại mà rằng:
- Bà mới mất, ông đang mệt lắm, con phải ở nhà mươi hôm rồi sẽ hay.
- Thưa ông…
- Học hành gì cũng thong thả, làm quan làm quyền gì mà nôn nóng vậy! Ông biểu phải nghe lời. Tao đã khổ vì mày nhiều rồi, đủ rồi, mày có hiểu không? Đừng làm bộ quan trọng quá, tao không chịu nổi.
Ti đứng lặng, không dám cãi lời ông. Không có dì, không có cậu, không còn bà, ai bênh vực che chở cho Ti? Vả lại, ông chỉ bảo ở nhà mươi hôm kia mà. Ông có bảo ở nhà luôn đâu mà cuống lên? Ti cho cách tốt nhất là phải tuân lời ông, may ra. Việc đi học của Ti ông rất không bằng lòng rồi, đừng làm ông tức giận lên mà khốn.
 

 
***
 

Ti kiên tâm chờ đợi, lòng không ngớt thắc thỏm về hai tiếng mươi ngày rất mơ hồ của ông ngoại. Mươi ngày? Là bao nhiêu đây? Mười ngày chứ gì? Nhưng kể từ ngày nào? Nếu kể từ sau ngày chôn cất bà thì đã quá hạn rồi song nếu kể từ ngày ông thốt lên lệnh đó thì chưa đủ. Không nên tỏ ra sốt ruột trước mặt ông. Ti rất biết thân.
Mỗi ngày Ti dậy sớm lo pha sữa cà phê cho ông, nấu nướng hai bữa ăn chính rất đàng hoàng, dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ. Ti giặt giũ, phơi phóng, là liếc như một tay nội trợ lành nghề. Ti không còn nhỏ nhít chi nữa, vả công việc cũng không mấy nhọc nhằn. Huống chi, Ti vẫn bị ám ảnh về sự lười nhác ngày trước, đã dồn hết mọi việc để mình bà quán xuyến. Ti muốn chuộc lỗi phần nào. Giới linh hồn nếu có, bà ắt hẳn vui lòng và sẽ phù hộ cho Ti toại nguyện: bà sẽ báo mộng, sẽ khuyên ông cho Ti đi học, đừng bắt cháu ngừng việc đèn sách nửa chừng. Niềm hy vọng giúp Ti thêm hăng hái.
Nhưng cái hạn mươi ngày kể từ khi ông ra lệnh đến nay đã qua mất hai hôm mà ông vẫn không hề đá động đến chuyện ngày nào ông cho Ti đi học lại. Nhiều lần, Ti đánh bạo đến gần ông - sau khi đã thì thầm cầu nguyện bà che chở giúp - để xin phép, song lần nào Ti cũng ngần ngừ, không dám. Ti tiên cảm nếu Ti mở miệng xin, chắc chắn ông sẽ chối từ và Ti sẽ khóc. Ti muốn nuôi chút hy vọng mong manh hơn là phải nghe chính miệng ông buông ra những lời cấm đoán làm Ti tuyệt vọng.
Và rồi từng ngày một dài dặc, dài dặc trôi qua. Ngày thứ 12, 13, 14… rồi tuần lễ thứ ba bắt đầu. Ti hốt hoảng không thể tả. Nó chỉ còn nắm níu lấy cái cớ là sau một tháng nhà trường sẽ đuổi, chờ đến gần ngày đó mà xin ông, may ra.
Khi còn hai ngày nữa đến hạn một tháng, đột nhiên một buổi chiều ông cao giọng gọi Ti ra phòng khách, sau bữa cơm. Ti run rẩy, hồi hộp không thể tả. Không biết cái gì đón đợi mình đây? Nó ngẩng lên nhìn chăm chăm vào di ảnh bà. Qua làn khói hương mờ nhạt, ảnh bà hiện ra, nụ cười đôn hậu làm Ti cảm thấy có đôi phần tin tưởng.
 

 
***
 

Ti không ngờ là ông ngoại đòi xem học bạ của mình. Sự sung sướng làm cho Ti sáng ngời mắt, nó vội vàng lại bàn học lục hết những bảng danh dự kèm theo học bạ hai năm liền đem lại, trao cho ông bằng cả hai tay.
- Ti, con ngồi xuống đó, đi! Ông cho phép!
Ông nói trong khi Ti, trống ngực đập thình thình trong lồng ngực, sung sướng cho đến nỗi nghẹn lời tưởng có thể nhảy cẫng lên. Ông xem học bạ Ti! Trời ơi! Còn vinh dự nào hơn? Còn ao ước gì hơn? Bà ơi! Con cảm ơn bà, con cảm ơn bà nhiều lắm! Chính bà đã xui khiến ông con nghĩ lại, xưa nay có bao giờ ông quan tâm đến sự học của con đâu. Ti muốn kêu to lên những lời trên, song Ti ngăn lại kịp, chỉ nghĩ thầm thôi.
Năm phút trôi qua rồi mười phút. Người già cẩn thận, không liếc sơ mà nhìn thấy hết. Ti hiểu vậy nên không nóng nảy chút nào. Tuy vậy, Ti vẫn theo dõi thái độ ông, nó thấy đôi mày ông cau lại rồi giãn ra từng chặp, đầu gật gù như tán thưởng… làm nó thấy vui còn hơn cả ngày nào dì Mai nhận lời nó mời, ăn thử kẹo của chú Tùng. Nhưng ô kìa, Ti có nghe lầm không, cớ sao ông lại thở dài nghe đánh sượt một cái là nghĩa lý gì?
Chợt, ông buông mớ bảng danh dự và học bạ xuống, đẩy qua một bên, ngẩng nhìn Ti chăm chăm. Giọng ông đều đều:
- Ti! Ông không ngờ cháu học khá quá chớ! Được lắm… tốt lắm! Ông rất ghét đứa lười biếng.
Ti cảm thấy mình tươi như một cánh hoa trong buổi sáng mùa xuân, ông bình thản tiếp:
- Cháu đáng được đi học lắm… nhưng…
Ông đột nhiên ngừng ngang đó làm Ti nín thở lắng tai, một giây sau, ông cất tiếng lên, vẫn giữ cái giọng đều đều, bình thản:
- Tiếc là ông không thể cho cháu tiếp tục học thêm…
- Thưa ông…
Ti định phân trần nhưng ông vội đưa tay ra, ngăn lại:
- Nhà không có ai, cháu đi học làm sao được? Ông thì già rồi, chẳng lẽ chừng này tuổi đầu mà đi làm về còn phải chui xuống bếp nấu cơm nữa hay sao?
- Thưa ông, cháu sẽ nấu cơm, cháu sẽ làm được hết mọi việc, không khó khăn gì lắm. Hồi bà còn, bà cũng đã dạy cháu nhiều lần. Xin ông cho cháu đi học… tội nghiệp cháu! Ông biết đó: cháu học được…
- Không đâu, cháu chưa hiểu hết: sở dĩ trước nay cháu học giỏi, đứng hạng cao trong lớp là vì có bà lo lắng mọi điều. Bây giờ khác rồi, không được đâu. Cỡ tuổi cháu, không thể vừa học giỏi vừa làm hết mọi việc nhà như một bà nội trợ nổi đâu. Đừng cãi lời ông.
- Thưa ông… ông cho cháu đi học, cháu xin hứa…
Ông ngoại gằn giọng:
- Chưa kể tốn kém, ông không phải là cái kho bạc, cháu biết mà.
Ti gần ngã khụy xuống chân ông, song phải giữ hai gối cho vững nghe ông nói tiếp:
- Cháu phải tỏ ra biết lẽ phải. Ông không nợ gì cháu. Ông đã cưu mang cháu bao nhiêu năm trời nay. Bây giờ đã đến lúc cháu đền đáp phần nào công lao, của cải ông đã hy sinh cho cháu. Biển học mông mênh, biết đâu là bờ bến, càng học càng thấy mình dốt, càng muốn học thêm. Coi như hai thằng cậu cháu đó: thằng Toàn có Tú tài rồi mà có nên tích sự gì đâu? Còn thằng Hân, nó học ít thua cháu nữa kìa…
Ông ngừng lại, hớp ngụm nước, kêu lên hai tiếng: “nguội quá”. Trông dáng bộ ông, nghe lời ông nói, Ti biết rằng khẩn cầu vô ích vì ông đã suy nghĩ kỹ trong nhiều ngày, đợi đến hôm nay ông mới nói ra: Tốn kém? Phải! Khi ông đã viện hai tiếng đó thì không tài nào Ti vượt qua nổi.
Trời ơi! Có thể ngừng học nửa chừng vậy hay sao? Ti có phải là đứa dốt nát lười học cho cam? Thầy Ti đã từng đem Ti ra làm gương cho bạn học kia mà.
Ti muốn biện bạch, khẩn nài, van xin, nhưng tựa như có chất keo dán chặt lưỡi Ti. Tiếng ông vang lên, trong lúc hai tai Ti ù lại song thằng bé đáng thương nghe không sót một lời:
- Rồi đây, cháu lơn lớn một chút, cậu Hân sẽ đưa cháu đi Sàigòn hướng dẫn cháu dần dần. Ông già chừng này tuổi rồi, ông biết đâu là con đường phải. hãy nghe ông!...
Ti muốn bịt tai lại, muốn thét lên:
- Con van ông! Cho con đi học! Con xin hứa sẽ bù lại những thiệt thòi đã gây ra cho ông. Không! Con không muốn theo cậu Hân! Con không muốn có nhiều tiền. Con không cần tiền. Cho con đi học, ông ơi!
Nhưng nó không nói được tiếng nào hết. Nó nhìn mà không thấy ông, mắt nó mờ đi…
Ông già keo kiệt nghĩ thầm: “Được, cho nó khóc, rồi đâu vào đó cả, không can chi”.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:41

Chương 04

 
Ti ngồi bên cửa sổ, đưa mắt ra như thói quen hay ngừng học để ngắm cảnh hoặc để theo dõi một cánh chim bên ngoài. Song bây giờ Ti không quan tâm, không theo dõi gì hết. Nỗi khổ sở, đau đớn, phẫn uất làm chai lỳ thằng bé đi rồi. Trước mắt nó không còn gì đẹp, có ý nghĩa nữa. Ti thù ghét tất cả, dửng dưng với tất cả.
Hơn ba tháng nay, kể từ khi nhà trường gửi văn thư đến, chính thức xoá tên Ti trong lớp, vậy mà mỗi lần mường tượng đến cái bút nguyên tử đỏ gạch ngang hai ba lằn liên tiếp đè lên tên Ti, Ti lại nghe tim mình đau thắt lại, đau thấm thía.
Ai đã làm cái cử chỉ độc ác đó? Ông hiệu trưởng? Vị giáo sư nào? Hay là ông giám học? Khi loại bỏ tên Ti trong lớp, bàn tay đó có do dự chút nào không? Hay Ti cũng như một con số dưới ngòi bút họ? Có bao giờ người đã cầm cái bút đỏ gạch xoá tên Ti băn khoăn về số phận đứa học trò kém may mắn hay không? Chắc không đâu. Vị đó không có thì giờ..
Nếu sự thôi học của Ti gây ra một chút thương hại ở các bạn cùng lớp và các giáo sư thì cũng thoáng qua thôi. Rồi vài ngày sau lớp học đã bình thường trở lại. Khoảng trống do sự vắng mặt của Ti được lấp kín ngay sau đó. Người ta quên Ti như quên một con số vô tri, không đáng kể. Ủa, vậy còn thầy Hảo? Ti vụt nhớ đến lá thư thầy gửi cho Ti, do Du đưa lại sau ngày Ti bị đuổi. Lá thư làm Ti xúc động sâu xa, vừa đọc, nước mắt Ti vừa tuôn ròng ròng nhoè cả những hàng chữ rắn rỏi mà thân mến của thầy. Ti nhắm mắt lại, lắng nghe trong thâm sâu sự đau đớn lặng lẽ dâng tràn. Tắm dìm mình trong nỗi đau khôn cùng đó, Ti cảm thấy một sung sướng khác thường, khó tả; chắc vì có thầy Hảo hiểu Ti. Thầy không tỏ ra thương hại một cách hời hợt như kẻ khác. Thầy ân cần chia xẻ tuyệt vọng của Ti, khuyên Ti cố gắng để vượt qua, khuyên Ti nên tin tưởng vì cuộc đời còn dài, tương lai luôn luôn dành cho những người có chí. Trời không đóng cửa ai mãi bao giờ! Thầy viết thế. Ti còn nhớ những giòng quan trọng ấy, dù là một lần quá đau đớn và căm phẫn, Ti đã xé lá thư quí báu ấy đi (Hành động đó làm Ti hối hận mãi đến nay). Thầy ân cần dặn Ti đừng xao lãng sự học, hãy cứ theo dõi chương trình học trong các sách và ôn lại bài vở, chờ đợi dịp may. Chính vì mấy giòng úp mở này khiến Ti phát khùng xé vụn lá thư cho vào bếp lửa. Dịp may ư? Làm sao Ti quên được cái ngày Ti cùng bà đến nhà thầy?
 

 
***
 

Đó là lần đầu trong nhiều năm sống cạnh bà, Ti thấy bà chăm sóc áo quần cẩn thận trước khi ra ngoài. Nét mặt bà trông như tươi lên, trẻ ra vì một niềm vui hay vì một hy vọng nào đó, Ti không biết được nhưng có thể đoán ra đôi chút. Và Ti còn đoán thêm rằng bà đang rất nóng nảy nữa, y như dáng bộ ông ngoại trước giờ nghe đài, đón tin xổ số vào chiều thứ ba. (Mắt bà luôn luôn canh chừng cái đồng hồ cổ lỗ treo trên tường, cái đồng hồ hiệu “Odo” cứ đều đều 15 phút lại bính bong, bính bong làm tròn phận sự). Ti không rõ bà đi việc gì mà coi bộ bà rất cẩn trọng: bà xức một tí dầu của dì Mai lên tóc, chải và chắp vào mớ tóc (thật ít oi vì rụng nhiều) của bà một cái lọn tóc giả. Một chút son môi làm khuôn mặt bà sáng hẳn lên. Bà mặc cái áo hàng xưa, khá đẹp, nhưng cũng có tuổi như người mặc, thứ hàng muốt-xơ-lin mầu rêu trang nhã. Sau cùng, bà chải thật kỹ đôi giầy muyn đen có đính những hạt cườm có hình hai cánh hoa cúc vàng lóng lánh. Mầu nhung đen làm nổi bật đôi hoa cúc lên. Cái quần xa tanh trắng, tuy hơi vàng song được bà ủi cẩn thận giúp cho bà thêm phần trang trọng và thanh tú.
Khi đã chuẩn bị cho chính mình xong, bà mới gọi Ti lại và bảo Ti thay quần áo tử tế để cùng đi với bà đến nhà thầy Hảo.
Ti hết sức ngạc nhiên song vẫn tuân lời bà và đến khi hai bà cháu ra khỏi nhà Ti không thể nén được tò mò, hỏi thì bà mỉm cười bí mật:
- Rồi cháu sẽ biết khi đến đó gặp thầy.
Hai bà cháu đến nhà thầy Hảo vào lúc thầy Hảo đang ngồi đọc báo. Lạ lùng một điều đối với Ti là hình như thầy có vẻ đợi bà, chứ không phải là một cuộc thăm viếng bất ngờ.
- Chào bà, mời bà ngồi chơi!
Thầy nói và khi nhận ra có Ti đi với bà, thầy tiếp luôn:
- A! Trò Ti cũng đến nữa đó à? Vào đây, đi con!
Ti lễ phép chào thầy rồi vòng tay đứng sau lưng bà. Thầy gọi người nhà pha trà mời khách, rồi hắng giọng:
- Thưa bà, chắc là bà đến để biết kết quả việc hôm nọ bà nhờ tôi giúp cháu…
- Vâng! Thưa thầy, trăm sự nhờ thầy. Tôi già cả, dốt nát… tội nghiệp, cháu nó ham học, nhưng… Không giấu chi thầy, ông ngoại cháu sắp về hưu… dì nó thì đã có chồng…
- Tôi biết, tôi biết. Và tôi rất muốn giúp cháu điều này. Nhưng thưa bà, tôi đã trình lên Uỷ ban cứu xét cấp phát học bổng của nhà trường, tôi cũng có đề nghị cho cháu được ưu tiên, song… (thầy thở dài một cái) đơn của trò Ti bị bác vì lý do gia cảnh. Muốn được cấp phát học bổng, học viên phải đủ những điều kiện sau đây: học giỏi về tất cả mọi môn, nhà nghèo và mồ côi, hoặc cả cha lẫn mẹ, hay một người…
- Thưa thầy, cháu nó học khá, thầy biết mà…
- Phải! Tôi dạy nó sao tôi không biết…
- Thầy cũng biết cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, cháu về sống với chúng tôi…
Giọng bà van vỉ. Thầy hảo đưa mắt nhìn Ti:
- Có một điều bà chưa biết rõ và chính vì điều đó, tôi không thể nào vận động để xin được học bổng cho cháu Ti…
- Xin thầy cứ nói!
Bà thấy thầy ngần ngừ liền giục. Lần này, thầy không úp mở gì nữa:
- Thưa bà, thực tế thì cháu mồ côi, song ông nhà đã khai man cháu là con trai để được hưởng lương. Mà ông không phải là công chức hạng thấp và không có quá nhiều con, các cô cậu đều đã tự lập, trừ cậu Toàn, nhưng cậu Toàn thì…
Mồ hôi trên trán bà lấm tấm, bà cúi xuống để che giấu sự bối rối. Bà nhìn chăm chăm vào mũi giầy không thốt được một lời nào.
Thầy cũng có vẻ ái ngại và lúng túng không kém. Hình như thầy muốn an ủi bà già khổ sở ngồi trước mặt mà tìm chẳng ra lời. Có lẽ thầy biết rõ tính nết keo kiệt của ông ngoại Ti, biết rõ tình cảnh khổ sở của Ti, song chắc thầy chưa biết rõ lắm về những gì mà bà già đáng thương từng chịu đựng.
Sau cùng, thầy ôn tồn nói:
- Tôi nghĩ là cháu còn nhỏ, hiện giờ đang học gần nhà, cũng chưa tốn kém bao lăm. Xin ông bà cố gắng ít lâu. Sau này, nếu cháu đi học xa, ta sẽ tìm cách…
- Xin cảm ơn thầy…
- Không có gì mà bà phải cảm ơn tôi! (giọng thầy buồn rầu). Tôi không giúp cháu được gì cả, dù rằng tôi đã cố gắng hết sức mình. Có những nguyên tắc mà không thể vượt qua nổi, mong bà hiểu cho, đừng phiền tôi.
- Thưa không! Tôi biết thầy có lòng tốt, tôi biết lắm, thưa thầy.
Suốt buổi hội kiến giữa hai người, Ti lặng lẽ theo dõi trong tò mò và kinh ngạc. Ti không ngờ là ông ngoại không muốn cho Ti đi học, không biết là bà đã cố gắng nhiều để thuyết phục ông nên mình mới được cắp sách đến trường trong bao lâu nay. Ti không biết gì cả. Bà tế nhị, luôn luôn tránh bàn cãi đến chuyện học hành của Ti trong lúc nó có mặt tại nhà.
Mặc dù bà đã thoả thuận điều kiện ngặt nghèo với ông rồi: cho người giúp việc nghỉ từ lâu, đảm nhiệm hết mọi nặng nhọc - so với số tuổi và sức khoẻ rất kém của bà - ông vẫn không ngớt phàn nàn, nhăn nhó, kêu ca là tốn kém quá nhiều vì thằng bé. Bà không biết ông khai nó là con vì mục đích muốn hưởng lương. Bây giờ nghe thầy Hảo nói, bà nghĩ là ông muốn cho cháu đỡ tủi thân với bạn bè ở lớp. Tâm hồn bà nhân hậu, đơn giản cho đến nỗi không bao giờ bà có thể đoán ra những ngoa ngoắt của lòng người, dù cho đó là người bà sống chung gần ba mươi sáu năm tròn.
Mặc dù thất học, bà hiểu rõ là sự học cần thiết đối với cháu bà cho nên bà cố gắng bằng mọi cách để nó khỏi bỏ học nửa chừng. Mỗi lần gặp thầy Hảo, bà hỏi thăm, được biết Ti học chăm và giỏi, bà rất hài lòng.
Biết mình sức khoẻ mong manh, bà luôn luôn suy nghĩ, tìm cách để Ti được tiếp tục con đường học vấn sau khi mình nằm xuống.
Thầy Hảo vốn có cảm tình với bà và rất thương yêu Ti, đứa học trò ngoan, giỏi của mình nên vài bận nghe bà tỏ ra lo lắng cho tương lai cháu, thầy hứa sẽ cố gắng giúp đỡ bằng cách vận động để xin cho nó cái học bổng do trường cấp phát. Song chưa thực hành ý định thì thầy phải đổi đi dạy ở một trường khác, hơn hai năm. Khi thầy trở về trường cũ, bà lại đến nhà thầy, nài nỉ thầy giúp cháu điều đã hứa.
Thầy Hảo thương hại bà đành phải ậm ừ - vì thầy vừa biết ông ngoại Ti đã chạy chọt cách nào đó mà khai Ti là con trai để hưởng lương. Do đó, thầy không thể giúp học trò mồ côi được. Nhưng thầy không đủ can đảm làm bà ngoại Ti thất vọng. Thầy biết sự hy vọng - dù là mong manh - đôi khi vẫn có sức mạnh làm người ta yêu đời, sống lâu hơn…
Rồi đến một ngày, thầy phải nói thật, trước mặt hai bà cháu, vì không thể dối quanh mãi.
Trên đường về, bà nắm chặt tay cháu, nỗi buồn hiện rõ trên nét mặt ủ dột của bà. Hình như bà lê chân một cách khó khăn, hình như bà mỏi mệt nhiều sau câu chuyện. Đứa cháu hỏi bà:
- Bà ơi! Sao bà phải xin học bổng cho cháu? Có phải ông ngoại không cho cháu học nữa không?
- Ờ, không! Sao cháu lại nghĩ bậy bạ thế? Đó là tại bà muốn xin cho cháu, bà muốn phòng xa…
Bà tránh nhìn cháu, vì vốn không quen nói dối. Ti vẫn vô tư, không biết gì cả.
Mãi cho đến cái hôm mà ông ngoại gây gổ với bà, Ti nghe được mấy tiếng úp mở: Học! Học! Thôi, tốp lại! Tốp… của ông và những lời van nài của bà: Tôi van ông, tôi xin ông, cháu nó côi cút, thương được ngày nào… Những lời đó làm Ti choáng váng. Và đó là lần cuối cùng bà cố gắng để bênh vực đứa cháu bất hạnh của mình. Phải! Đó là lần cuối và cũng là lời cuối. Bà đã mãi mãi lặng im, vĩnh viễn yên nghỉ không còn phải nhọc lòng vì chồng, con, cháu nữa.
Nhớ đến đây, bất giác Ti gục đầu xuống bàn, khóc lên rưng rức. Ti biết rằng, Ti không bao giờ được gặp một người nào như bà nữa. Ti biết rằng Ti sống vô tư hồn nhiên trong nhiều năm qua cho đến ngày nay phần lớn là nhờ bà, rằng bây giờ đây, Ti mới thực sự mồ côi!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:41

Chương 05
 

Mặc dù vợ chồng dì Mai hết lời nài nỉ, bênh vực, ông ngoại Ti nhất định bắt thằng cháu tập tành công việc làm ăn theo đúng ý ông. Ông bảo là việc ông chọn cho nó không có gì khó nhọc. Ông cười nói thêm:
- Không ai đày đoạ gì cháu mà lo. Ông muốn cho cháu quen với việc buôn bán, tập cho lanh lẹ để còn tự lập về sau. Ông không lột da sống đời đâu. Cứ thử nghe lời ông đi rồi biết. Chừng nào cháu thấy không bằng lòng thì cứ nói cho ông hay, không sao.
Ti không cãi nửa lời. Không còn gì làm Ti thấy khổ sở, đau đớn, phẫn uất hơn là việc bị buộc bỏ học. Vì vậy, nó tuân lời ông một cách dễ dàng, khiến ông cảm thấy rất hài lòng, tưởng thằng bé đã biết “mở con mắt ra” như ông tưởng.
Ti làm việc ở cửa hiệu tạp phẩm của chú Bỉnh, một nhà buôn người Trung hoa. Một hiệu tạp phẩm lớn nhất tại quận, trước cổng chợ. Chú có vợ Việt nam và không có một đứa con nào cả. Ti hiểu là do tính keo kiết giống nhau, ông ngoại và chú đã thân nhau.
Mỗi chiều thứ hai, ông ngoại đều đến nhà chú ta để bàn tán rất kỹ về những điềm mộng đêm chúa nhật, về những gì ông gặp trong ngày thứ hai. Ngược lại, chú Bỉnh cũng kể cho ông hay những gì chú ta nhận xét, rồi hai người đồng ý chọn những con số để mua. Và luôn luôn, họ không trúng lần nào cả. Tuy vậy, không bao giờ họ nản lòng, kiên tâm chờ tuần tới, họ tin là thế nào Thần tài cũng gõ cửa họ, nếu họ cứ đều đều mua số, đừng bỏ tuần nào, số tiền thua càng cao thì số tiền trúng được càng lớn, vì họ càng thua, càng mua tăng lên, chớ không chịu giảm xuống bao giờ.
Khi bà ngoại còn, bà ngoại ngăn cản ông được, đôi khi. Bây giờ thì không ai ngăn ông làm theo ý thích. Số tiền trong ngân hàng ông gửi hao hụt dần đi, đến nỗi cậu Hân đã có bận phàn nàn. Ông không nao núng, cười gằn bảo con trai:
- Tao già rồi, ngần này tuổi trời, chịu cực khổ nhiều rồi, nghèo vẫn hoàn nghèo. Mặc kệ tao, tao không nhờ vả, tiêu pha đồng nào của mày, mày đừng có lôi thôi. Tao có chết cũng không cần mày sắm áo quan đâu.
Cậu Hân thôi can thiệp sau lần ấy. Ông càng ngày càng sốt ruột vì thua. Chú Bỉnh trái lại, cửa hàng phát đạt, chú đánh là đánh cho vui, ăn thua đối với chú ta không quan trọng trong khi đối với ông ngoại Ti càng thua càng cố gỡ, và càng gỡ lại thua thêm.
Cửa hiệu chú Bỉnh bán rất nhiều thứ: gạo, nếp, đậu, mè, đường, sữa, cá khô, lạp xưởng, bột v..v…
Thoạt đầu, Ti giữ phận sự một người thư ký thay cho anh thư ký cũ đã nghỉ việc tuần lễ trước.
Sang ngày thứ ba, có khách hàng vào hiệu mua phẩm vật, vợ chú Bỉnh và đứa cháu họ đong cân không kịp, bà ta gọi Ti ra phụ, vì công việc ghi chép đối với bà ta không cần thiết bao nhiêu. Ngày thứ năm, Ti đã biết đong gạo, cân đường và cũng tập dần cách gói hàng cho khách.
Sang tuần lễ thứ hai, Ti phải hì hục khuân vác những bao cá, thùng sữa từ kho trong ra cửa hiệu và tuần thứ ba thì công việc chính của đứa trẻ là đạp xe ba bánh đi giao hàng cho khách: dầu lửa, gạo, nước mắm, đường…
Khi Ti cảm thấy nặng nhọc, mỏi mệt thì cũng là lúc ông nhận số lương tháng thứ nhất của Ti. Ti không được biết nó là bao nhiêu, chỉ nghe ông nói bằng giọng vui vẻ:
- Cháu làm mới đó mà được một tháng rồi. Mau quá, thấy không? Ông cất lương của cháu cho cháu, nghe không? Khi nào cần gì cứ nói, ông sẽ đưa. Cháu còn nhỏ, giữ tiền… bất tiện.
Ti cúi đầu, dạ nhỏ một tiếng không tỏ ra vui hay buồn một chút nào. Nó đã làm việc chủ sai khiến như một cái máy, như một đứa ngu đần.
Ti được nghỉ chiều chúa nhật (Ông ngoại cho đó là một đặc ân chú Bỉnh dành cho cháu ông) song với Ti không có gì đáng mừng hết: buổi chiều nghỉ việc đó làm Ti rảnh rỗi, có thì giờ nghiền ngẫm nỗi khổ nhục của mình. Không! Ti không muốn rảnh rỗi chút nào cả, Ti muốn làm việc quần quật suốt ngày như tất cả mọi ngày.
Buổi trưa Ti ăn cơm ở nhà chủ với thằng cháu trai, sau khi họ ăn xong. Thoạt đầu, Ti cũng muốn kết bạn với nó cho đỡ buồn, song đó là một thằng con trai thô lỗ, tinh quái. Động mở miệng là văng tục, chửi thề. Hễ có dịp là nó ăn bớt số tiền bán hàng, không ngần ngại. Nó khoe khoang với Ti về thành tích tán gái, ăn chặn của nó, coi đó như hành động của bậc anh hùng. Nhiều lúc, Ti hì hục khuân vác, còn nó cứ đứng nhìn, cười hì hì ra vẻ khoái chí, nhưng Ti không hề mở miệng phàn nàn, kèn cựa. Vì vậy càng ngày nó càng lấn tới, trút hết những việc khó, việc nặng cho Ti.
Sáu giờ chiều, Ti ra về. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, già gần bằng số tuổi của ông ngoại, Ti cắm đầu đạp, tay ghì chặt ghi-đông, không ngớt lo sợ khi nghĩ đến tương lai mờ mịt của mình, cái tương lai không chút gì hứa hẹn mà Ti cố quên đi, không nghĩ tới. Ti sẽ ra sao? Gần mực thì đen, Ti sẽ giống, sẽ chịu ảnh hưởng của thằng Liêu không? Nó tỏ vẻ khó chịu về sự lương thiện, ngay thẳng của Ti và nhiều lần bóng gió, xa gần là sẽ trị tội Ti rồi đó.
Ti âm thầm chịu khổ, không kể ra với ai, ngay cả chú Tùng hay dì Mai. Nhiều lần, trước khi đạp xe lên cầu, Ti đã có ý định lao thẳng xuống sông, không phải nó muốn tự tử mà muốn để ông ngoại phải tiếc điên lên vì mất cái xe.
Song luôn luôn khi Ti toan thực hiện ý định đó thì hình ảnh bà ngoại cũng hiện lên, cùng lúc Ti nhớ lại tất cả thảm khổ bà từng chịu đựng vì Ti. Hình ảnh bà hiền từ, nhân hậu, nụ cười bà âu yếm bao dung như lần đầu bà nắm chặt tay Ti, an ủi cháu bằng những lời êm như nhung, ngọt như mật ngày Ti còn bé tí, làm Ti ngừng lại.
Rồi Ti lại nhớ đến những câu chế giễu của một số bạn học, đến cái nhìn thương hại của một số bạn khác, đến những câu hỏi hay những lời bàn tán xì xào của các khách hàng quen biết gia đình ông ngoại, khi họ đến hiệu chú Bỉnh, gặp Ti, ngạc nhiên vì sự có mặt của Ti. Trời ơi! Giá còn bà? Nhất định không bao giờ bà để yên cho ông đày đoạ Ti như vậy cả.
Thốt nhiên, Ti nghe như tim mình thắt lại, nó kêu lên hai tiếng: “Bà ơi” và nước mắt giọt, giọt không ngừng.
 

 
***
 

Một buổi chiều, sau giờ làm việc Ti đạp xe về như thường lệ. Tâm trí nó vương vấn vì câu chuyện vừa xảy ra ban trưa. Suốt mấy tháng liền làm công cho cửa hiệu tạp phẩm của chú Bỉnh, Ti như người máy, không có gì khiến nó quan tâm hay xúc động.
Luôn luôn nó chạm phải những bộ mặt quen vào cửa hàng mua sắm, nhàm tai vì những lời cò kè thêm bớt giữa chủ nhà và khách mua hàng, chứng kiến sự gian dối của thằng Liêu, khó chịu vì thái độ trịch thượng của nó, bực mình vì thói keo kiết của chú Bỉnh (ở nhà, Ti đã không chán ngấy vì thói ấy của ông nó rồi sao?) và sau cùng là cái giọng chua hơn giấm của vợ chú ta.
Nhưng hôm nay, một việc xảy ra đã đánh thức mọi giác quan của thằng bé mồ côi, bất hạnh.
Lúc đó vào quãng 11 giờ trưa, một người khách lạ, rất lạ bước vào hiệu hỏi mua dầu lửa. Ông ta khoảng trung niên, có vẻ lơ đãng khác hẳn các bà nội trợ ghé lại cửa hàng và có lẽ vì vậy, ông ta đã trả lầm tờ giấy bạc năm trăm đồng thay vì tờ một trăm đồng. Khi ông ta xách bình dầu đi ra khỏi cửa hiệu Ti mới nhận thấy điều này, nó bảo Liêu:
- Ông ấy đưa lộn tờ giấy năm trăm, trả lại cho người ta đi, anh Liêu!
- Không can gì đến mày! Không phải tiền của mày, khôn hồn thì câm miệng, tao sẽ chia cho, thằng ngốc!
Ti cố phân trần cho Liêu hiểu rằng hành động như vậy là xấu, là không nên, song nó khăng khăng nhất định không trả lại cho ông ta (lúc đó vợ chú Bỉnh mải trò chuyện với người bà con ở quầy trong nên không hay biết câu chuyện xảy ra) Sau cùng, Ti thấy không thể dằng dai, liền chạy ù ra khỏi hiệu, kêu to để ông ta quay lại. Khi Ti và ông ta trở vào hiệu thì Liêu đang xếp nhỏ tờ giấy bạc nhưng chưa kịp cho vào túi áo (vì nó phải lấy ra một tờ trăm của mình để trả thay tờ năm trăm trước khi muốn làm chủ tờ bạc lớn của ông khách lạ đãng trí kia.)
Liêu không nói gì được cả, nó ríu lưỡi lại vì tiếc tờ bạc mà cũng vì tức giận Ti. Ông khách không hay biết sự xung đột giữa hai thằng bé bán hàng, ông ta đưa tay nhận tờ bạc giấy, lặp lại nhiều lần hai tiếng cảm ơn về hành động lương thiện của hai đứa. Trước khi đi ra, ông còn nhắc lại là “Hai em rất tốt, tôi mong hai em giữ mãi tính tốt đó, hai em sẽ thành công trên đường đời”. Và thêm: “Tôi hy vọng gặp lại hai em”
Trong những ngày làm công tại cửa hàng này, đây là lần đầu Ti cảm thấy sung sướng, phấn khởi. Nó hơi tiêng tiếc vì đã quên không hỏi địa chỉ của người khách lạ, song rồi Ti buồn rầu nghĩ đến hiện tại, đến tình cảnh mình, nó hết cả vui. gặp lại ông ta để làm gì kia chứ? cái câu: “Tôi hy vọng gặp lại hai em” chỉ là một câu xã giao thôi.
Lòng buồn bã, Ti cắm cúi đạp xe. Song kỳ quái làm sao, nụ cười đôn hậu, cái nhìn thẳng thắn, vầng trán cao và dáng bộ dễ dàng, thân mật của ông ta không ngớt ám ảnh Ti.
Qua khỏi cầu, đến chỗ lùm cây trước khi sắp quẹo sang ngã rẽ về nhà chợt Ti giật bắn người lên, suýt buông rơi tay lái vì một viên đá từ đó ném đúng ngay giữa lưng Ti. Vừa đau vừa tức, Ti chưa kịp phản ứng ra sao thì tiếp liền đó, có tiếng quát to, giọng quen thuộc của Liêu:
- Dừng xe lại! Ông cần hỏi tội mày! Thằng nhãi kia, đừng hòng trốn thoát!
Ti hiểu ngay nguyên do khiến Liêu gây sự: nó tiếc tờ giấy bạc năm trăm ban trưa. Trong một thoáng, Ti tự trách mình đã mua việc vào thân, song tức khắc, nó thấy xấu hổ vì ý nghĩ hèn hạ ấy.
Ti nghĩ rất mau: có lẽ nên dừng xe lại, đối đầu với nó một lần cho nó khỏi khinh mình. Vả lại, tuy lớn tuổi và to xác hơn Ti, Liêu vốn chậm chạp (hừ! Chú Tùng vẫn không hay nói là những anh còn trẻ mà nhiều mỡ trong mình không đáng sợ hay sao?) Suy cho cùng, Liêu không hơn mình cái gì ngoài chất mỡ vô dụng mà thôi. Sẵn dịp này, không làm cho nó nể mặt thì nó sẽ còn tìm cách bắt nạt, tránh việc cho mình làm mãi cho coi, phải cho nó biết sở dĩ lâu nay mình nhịn nó là vì mình buồn chuyện gia đình chứ mình không ngán thứ con trai nhiều mỡ như hạng nó mới được.
Thế là, Ti thắng xe trong lúc từ bụi rậm, Liêu đủng đỉnh đi ra, dáng bộ hung hăng. Nó lên tiếng trước:
- Ti! Mày nặng tội lắm đó, nghe! Mày làm hỏng việc tao, tao phải trị tội mày, để mày nhớ mà chừa cái thói chõ mõm vô việc người khác, hiểu không?
Ti gằn giọng, hỏi Liêu:
- Anh thử cắt nghĩa cho tôi nghe coi làm sao mới là không chõ mõm vô việc người khác? Im lặng để anh ăn gian số tiền bốn trăm của người ta phải không?
- Đúng như vậy đó. Không can gì đến mày, tại sao mày lại phá đám tao chớ?
Thấy Ti không nói gì, Liêu được thể, tiếp:
- Sao mày không trả lời tao? Nghe đây: mày phải xin lỗi tao, tao tha cho lần này, tự hậu thì phải chừa đi mới được, nếu không…
Ti chặn lại:
- Nếu tôi không xin lỗi anh thì sao? Theo tôi nghĩ chính anh mới là người có lỗi, anh phải xin lỗi tôi…
- Chì quá, há? Mày là thứ gì mà tao phải hạ mình xin lỗi mày?
- Vậy anh, anh là thứ gì mà tôi phải xin lỗi sau khi anh có lỗi?
- Tao không mất công đấu lý với mày. Tao chúa ghét những đứa có bộ vó học trò, lương thiện. Muốn sống gần tao và được tao để yên thì phải biết chuyện, nếu không tao không tha cho đâu.
- Tôi tò mò muốn biết anh định làm gì tôi đây? Này, anh Liêu! Đừng tưởng thằng Ti này dễ bắt nạt đâu. Tin cho anh hay: lâu nay tôi vẫn nhịn anh là vì tôi muốn vậy, chớ không phải tôi ngu ngốc hay sợ anh như anh tưởng lầm…
Ti không kịp đề phòng chi cả, nó đang thao thao nói thì Liêu bất ngờ vung tay đấm vào giữa mặt nó một cái nên thân. Ti loạng choạng lùi lại, giận sôi lên, nó hét:
- Được rồi! Tôi sẽ đánh nhau với anh nếu anh muốn, nhưng trước hết tôi cho anh hay là tôi khinh anh, anh là một thằng hèn… Anh đã…
Ti ngừng lại vì nó biết không còn là lúc dùng lời nói mà phải dùng sức mạnh. Ti đứng yên đợi Liêu xông lại lần nữa và lần này nó gạt tay Liêu ra, đấm đá túi bụi vào đối thủ, nhất định trả thù quả đấm và viên đá ném lén nó nhận trong khi ngồi trên xe đạp, sự tức giận làm nó thêm can đảm.
Hai đứa quần nhau chí tử, hai bên cùng bị đòn đau và cùng quyết thắng. Song chỉ giây lát, Liêu thấm mệt, nó thở như bò rống, vừa thở vừa rên, vừa chửi thề. Ti thì không. Nó chăm chú tuôn những trái đấm ra, phóng những cái đá tới. Nó tự hứa phải thắng thằng “phì lũ” trận này, vì nếu không Liêu sẽ còn kiếm chuyện với nó về sau.
Thằng này bảo thằng kia “đầu hàng đi” nhưng không ai nghe ai cả. Đứa nào cũng tự tin, tuy phần kém có vẻ nghiêng về đứa to xác và thừa mỡ.
Thình lình có tiếng động cơ mô tô nổ xa xa và càng lúc xe càng tiến gần chỗ hai đứa quần nhau, tiếng mô tô nổ lớn quá làm hai đứa cùng chú ý, song dù chú ý, chúng vẫn không buông nhau ra, ôm chặt nhau lăn tròn trên mặt đất.
Đúng lúc đó, tiếng xe ngừng nổ và có tiếng người kêu lên:
- Chà! Các chú hăng quá nhỉ? Có thể ngừng tay lại không? Theo tôi thấy thì các chú đều can đảm cả. Huề đi! Bắt tay đi!
Tiếng nói làm Ti giật mình quên đề phòng, thừa cơ hội đó, Liêu đè nghiến Ti xuống, bẻ quặt tay Ti… Trông thấy thế, người đàn ông can thiệp:
- Thôi chứ! Không nên chơi xấu như thế chứ! Tôi không muốn can thiệp vào việc của các chú, nhưng nếu chú ỷ lớn bắt nạt đứa nhỏ hơn, tôi bắt buộc không để chú yên đâu. Xin long trọng báo cho chú biết trước như thế!
Liêu đành phải buông đối thủ, đứng lên. Ti lồm cồm bò dậy. Nhận ra hai đứa trẻ, người đàn ông - chính là người khách mua dầu lửa ban trưa - reo lên vui vẻ:
- Ủa, hoá ra hai chú đây? Nếu tôi không lầm thì hai chú là bạn kia mà! Vì sao bỗng hoá ra thù?
Liêu bẽn lẽn vì câu hỏi vô tình của người khách lạ. Còn Ti, Ti muốn nói thẳng là tại ông ta nên mới xảy ra nông nỗi, nhưng vốn tốt bụng, nó không muốn làm Liêu xấu hổ trước người lạ, cho nên nó hết sức lúng túng, không biết giải thích nguyên do trận thư hùng bằng cách nào. May thay, ông ta đã nói tiếp:
- Thôi, dù hai chú đánh nhau vì nguyên do nào đi nữa, tôi muốn hai chú bắt tay nhau, bỏ qua chuyện cũ, và kể từ mai phải hoà thuận như trước, chịu không?
Đúng là chõ mõm vào chuyện người khác. Liêu nghĩ thầm song nó không phản đối người lạ, tiến lại bắt tay Ti.
 

 
***
 

Chuyện tình cờ xảy ra đã là một dịp đưa Ti đến gần khách lạ như ý muốn của nó.
Ti được biết ông ta là một hoạ sĩ có tiếng, về vùng quê tìm đề tài để vẽ. Ông ta sắp triển lãm hoạ phẩm tại Sàigòn. Họa sĩ Tâm Anh có một quan niệm phóng khoáng về cái đẹp. Ông ta cho rằng không cứ phải vẽ những cô gái ăn mặc sang trọng, những biệt thự đồ sộ, những khu phố náo nhiệt, mầu sắc loè loẹt mới thể hiện được tất cả cái đẹp trong hoạ phẩm. Bầu trời lúc hoàng hôn, trên ngọn cây cao còn vương lại vài tia nắng rớt, bình minh trên đồng cỏ hay một em bé bán đậu rang với một bên vai áo rách: dưới cây cọ tài tình của ông, hoạ phẩm trở thành xúc động người thưởng ngoạn một cách sâu xa. Ông cho rằng cái đẹp bàng bạc bất cứ ở đâu: trong chòi tranh cũng như trên lò gạch, có điều kẻ ở chòi tranh vất vả vì sinh kế nên không đủ thì giờ tìm những thú vui tinh thần và người nghệ sĩ có bổn phận nghĩ đến họ nhiều hơn là phục vụ đám thị dân nhàn rỗi, thừa tiền.
Từ khi được quen hoạ sĩ Tâm Anh, Ti thấy yêu đời đôi chút. Tâm Anh cắm trại trong một cái lều vải (như lều hướng đạo) dưới một gốc cây cổ thụ ven đồi cách nhà Ti cỡ vài cây số.
Chỉ trong vòng mươi hôm, đôi bên đã thân nhau như quen thân từ lâu lắm. Mặc dù Ti giấu quanh, Tâm Anh nhất định tìm hiểu cho bằng được nguyên do khiến hai đứa cùng làm việc một chỗ ẩu đả nhau. Vì không quen nói dối, sau cùng Ti thú thật. Tâm Anh ngồi lặng yên nghe câu chuyện, cố giữ vẻ thản nhiên. Một lát sau, ông mới lên tiếng bằng giọng dịu dàng:
- Cháu rất đáng khen. Chú ngạc nhiên thấy cháu không được may mắn hơn vì theo chú, một đứa trẻ có tâm hồn cao đẹp như cháu phải được sung sướng hơn mới phải…
- Cháu không bao giờ được may mắn. Bà ngoại cháu vẫn nói vậy. Mới ba tuổi cháu đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.. Cháu đem sự xui xẻo cho mọi người, bà ngoại mất cũng vì cháu…
- Nhảm! Ai bảo thế?
Tâm Anh kêu lên, giọng bất bình. Ti cười buồn:
- Ông ngoại cháu bảo thế, thưa chú!
- Không đâu. Chú không tin vậy…
- Chắc đúng, chú Tâm Anh à! Bà ngoại chết vì cháu, không phải vì cháu đem xui xẻo như ông ngoại nghĩ mà vì… mà vì…
Tâm Anh đã biết rõ tình cảnh khốn khổ của Ti, một đứa trẻ thông minh ngoan ngoãn, lương thiện mà vô cùng bất hạnh. Tâm Anh âm thầm tìm cách giúp nó nhưng ông ta nhất định không nói trước để cho nó phải hy vọng hão.
Ông cố giữ kín dự định cho đến khi cầm chắc sự thành công trong tay. Nguyên Tâm Anh có chân trong hội “Giúp trẻ nghèo hiếu học” tại đô thành. Hội viên phần đông cũng vốn là trẻ nghèo lúc nhỏ được hội giúp đỡ cho đến khi học thành tài. Chính ông cũng nhờ hội mà có thể theo đuổi ngành hội hoạ. Vài người khác là bác sĩ, luật sư, nhà buôn, kỹ nghệ gia, đa số là công chức hạng trung. Có một số người không dư dật chi, song họ vui lòng nhịn bớt chút đỉnh tiền tiêu để đóng niên liễm. Những người có địa vị - nhất là những người đã thành nhân nhờ hội - thì tự thấy có bổn phận giúp lại các trẻ nghèo hiện nay.
Tâm Anh đã gửi thư về cho hội yêu cầu giúp đỡ Ti song một tuần sau ông nhận được thư trả lời là trường hợp Ti rất khó… Trước hết, nó đã quá tuổi - Ti bị đuổi học hơn nửa năm nay, mất hết một năm học - thứ hai, Ti không phải là con quân nhân hay công chức hạng nghèo. Thứ ba, ủy ban cứu xét để cấp học bổng không được rõ lắm về hạnh kiểm Ti, biết đâu vì cảm tình riêng mà Tâm Anh giới thiệu? Ban giám đốc không có phương tiện và thì giờ để đến tận nơi cứu xét rõ ràng gia cảnh đứa trẻ. Điều này họ chỉ nói một cách mập mờ, nhưng Tâm Anh đoán biết.
Lần thứ nhất, người họa sĩ tiếc mình đã không chịu ở trong Ban giám đốc theo lời yêu cầu của đa số hội viên hôm Đại hội. “Phải chi mình ở trong Ban giám đốc có phải mình được quyền quyết định, ít nhất cũng được một thăm của chính mình và thuyết phục vài người nữa nghe mình”.
Tâm Anh buồn mất mấy hôm, nhưng ông không chịu thua, ông viết một lá thư dài cho người bạn trong Ban giám đốc, viện những cớ sau đây để xin cho Ti, nếu không được trọn một học bổng thì cũng được một nửa: thứ nhất, ông bác bỏ luận điệu cho là chỉ quân nhân công chức mới thật sự nghèo; thứ hai, chuyện quá tuổi không thành vấn đề, hội mình là hội tư nhân chứ có phải một tổ chức của chính quyền đâu mà phải lệ thuộc về hình thức thông thường? Thứ ba, nếu cần biết rõ về gia cảnh mà không tiện việc đi lại tìm hiểu thì có thể nhờ người có uy tín tại địa phương giúp cho.
Ông nhấn mạnh rằng Ti hội đủ những điều kiện tất yếu của một đứa trẻ hiếu học mà thiếu phương tiện: nhà nghèo, học giỏi, hạnh kiểm tốt. Ông cũng hùng hồn bác bỏ cái luận điệu cũ rích là tại Sàigòn không thiếu học sinh ưu tú nghèo. Vì ông cho là tại Sàigòn, đương sự có nhiều cơ hội để học hành hơn là trẻ nghèo các vùng quê hẻo lánh. Phải đặc biệt chú ý tới những trẻ nghèo xa đô thị vì theo ông, chính những trẻ này mới thực đáng giúp đỡ hơn những trẻ nghèo tại các thành phố lớn, nhất là tại thủ đô. Biết bao nhiêu người vì thiếu cơ hội mà mai một tài năng ở những nơi hẻo lánh?
10 ngày sau, Tâm Anh được thư bạn trả lời. Ban giám đốc đã cứu xét lại trường hợp Ti, đứa trẻ nghèo quá tuổi, không phải là con công chức, cũng không phải là con quân nhân nhưng hiếu học, hạnh kiểm tốt, người ta bảo là tin vào lời giới thiệu nồng nhiệt của Tâm Anh: hội cho Ti một nửa học bổng. Phần tái bút, người bạn không quên nhắc Tâm Anh về lời hứa sẽ tặng cho hội ba phần tư số tiền thu được sau khi triển lãm tranh để nhập vào quĩ hội đặng đủ tiền cấp phát học bổng cho trẻ nghèo hiếu học vào niên khoá tới.
Đọc lá thư, Tâm Anh hết sức hài lòng, song khi đọc thêm phần tái bút, ông không khỏi cảm thấy tưng tức. Ông đã hứa sẽ tặng hội ba phần tư số tiền thu được sau khi triển lãm tranh mà hễ mỗi lần có dịp là Ban giám đốc lại nhắc đi nhắc lại, làm như nếu không nhắc chừng chừng, Tâm Anh sẽ đổi ý không bằng. “Không biết chừng họ nể lời mình nên cho thằng bé nửa cái học bổng chứ chưa chắc vì tin lời mình”. Ông nghĩ thế, song rồi Tâm Anh lại gạt đi cho là mình hoài nghi tầm phơ. Không nên đòi hỏi cái tuyệt đối, điều cần là Ti đã nhận một nửa học bổng. Còn một nửa sẽ tính sau. Giá mà Tâm Anh làm việc chí thú, đều đặn như một công chức, Tâm Anh đã không phải suy tính chi cho nhọc, ông sẽ đảm nhận phần chi phí còn lại cho thằng bé. Khốn nỗi, dù tâm địa tốt, công việc của ông rất bất thường, khi thì tiền vô không đếm kịp song nhiều hơn là những khi túi rỗng, thèm điếu thuốc lá hoặc cốc cà phê hơn trẻ con thèm kẹo. Hứa mà không giữ trọn lời hứa là điều không tha thứ được đối với nhà nghệ sĩ này, vì vậy ông do dự băn khoăn về nửa cái học bổng còn lại quá đỗi.
Thình lình, Tâm Anh chợt nhớ ra trong câu chuyện với mình, thằng bé vẫn nhắc đến dì chú nó. Đoán theo lời nó, dì chú nó rất tốt, song họ không dư dật gì, họ vẫn ước ao có ai phụ với họ thì họ sẵn sàng giúp nó một phần chi phí để nó trở lại nhà trường tiếp tục việc học bị dở dang vì ông bố già keo kiết.
Thôi thế là hoàn hảo mọi bề. Tâm Anh chỉ còn việc ngồi chờ chiều xuống. Ông sẽ đón Ti ở đầu cầu báo tin mừng. Sau đó, ông sẽ đi với nó đến nhà dì chú nó nói chuyện xem sao. Chắc chắn họ không từ chối đâu, ông biết.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13Sun 05 Jan 2014, 22:42

Đoạn Kết
 

 
Ông ngoại Ti bị đặt trước một tình thế đã rồi. Ban đầu ông phản đối đề nghị của hoạ sĩ Tâm Anh, nhất định bảo là cháu ông không cần phải học hành chi nữa. Giờ đây là lúc nó phải tập làm việc để kiếm ăn..
Tâm Anh - cùng góp lời có cả dì Mai và chú Tùng nữa - hết lời nài nỉ, ông vẫn không thay đổi ý định. Tâm Anh cầu viện đến đấng tối cao, rằng ông sẽ phải nặng tội nếu dìm thằng bé có năng khiếu này trong cửa hiệu chú Bỉnh, rằng tương lai nó không nên chôn trong bụi gạo, vụn đường, phấn bột và mùi dầu lửa lẫn mùi lạp xưởng, cá khô như ông tính. Quyết định đó sai. Thấy ông không sợ tội, không chút nao núng, Tâm Anh xoay sang dọa dẫm rằng sẽ lôi ra ánh sáng vụ ông ngoại đã khai man cháu là con, mà không lo lắng như với một đứa con, chưa kể bắt nó đi làm…
- Đó! Xin cụ suy nghĩ kỹ càng đi! Trước nay dân địa phương này vẫn kính trọng cụ nhưng khi mà mọi sự thật không tốt đẹp được phanh phui ra thì chỉ có trời biết họ sẽ nhìn cụ ra sao.
Tâm Anh gằn giọng nói. Ông già keo kiết dài dòng kể lể về công lao nuôi nấng cháu, về tuổi già cô độc một mình v.v… đủ thứ.
Sau cùng, Tâm Anh thắng, Ti sẽ lên Sàigòn với Tâm Anh để chuẩn bị đi học trở lại. Hội “Giúp Trẻ Nghèo Hiếu Học” đài thọ một nửa học bổng, còn một nửa do chú dì đảm trách. Ti sung sướng không thể nào tả xiết.
Nhưng khi nhìn ông ngoại ủ rũ, ngồi lọt thỏm vào lòng ghế bành rộng, Ti chợt thấy hối hận dâng tràn. Ti có thể bỏ ông ngoại mà đi, không chút lưu luyến hay sao? Bà ngoại mất rồi, dì Mai bận gia đình riêng, cậu Toàn phiêu lưu trên biển cả, cậu Hân hàng mấy tháng mới thò mặt về một giờ - khác với khi còn bà, cậu ở lại đôi ngày để được bà nấu ăn, chìu chuộng - nếu Ti đi nữa, ông ngoại sẽ ra sao? Ai dậy sớm pha cà phê cho ông sáng sáng? Ai pha trà cho ông sau bữa ăn tối, ăn trưa? Ai giặt giũ cho ông? Đành là có dì Mai lo phần chợ búa và đôi khi lo cả thức ăn, nhưng tưởng tượng đến lúc ông phải thổi cơm, nhóm bếp, Ti ái ngại làm sao… Đã hết đâu: ăn xong, ai lo dọn dẹp và rửa bát?....
Vả lại, Ti đâu có cần lên học tận Sàigòn? Ti có thể học tại đây vài năm nữa. Ti cầu mong ông đừng bắt Ti bỏ học là quá đủ rồi, đừng bắt Ti đi làm là quá tốt rồi.
Ti sẽ dậy sớm pha cà phê cho ông trước khi đi học. Tan học, Ti sẽ nhanh chân về sớm để lo bữa ăn trưa cho ông. Buổi chiều, Ti thừa thì giờ để học bài, làm bài trước khi vào bếp lo bữa tối. Ngày lễ và chủ nhật thay vì dạo chơi như lúc còn bà, Ti sẽ dùng thì giờ đó mà giặt giạ, lau quét v.v…
Ti sẽ nói rõ ý định mình với mọi người, ngay bây giờ đây… Nhưng Ti còn đang lúng túng thì ông ngoại ngồi thẳng người lên, run giọng:
- Ông Tâm Anh! Hãy dắt nó đi đi! Tôi không cần nó, không cần ai nữa cả. Đi đi! Đi khuất mắt tôi!
Quay sang con gái và con rể, ông tiếp, giọng mỉa mai:
- Cả hai đứa bay nữa! Đi luôn đi! Từ nay đừng lui tới thăm viếng tao làm chi. Tao không cần bất cứ đứa nào hết. Tao không ngờ tụi bay âm mưu với người lạ để phản tao. May quá! Mẹ bay đã chết, nếu bà còn sống, bà sẽ khổ đến mức nào!
Ông già cười gằn, giọng nghẹn lại:
- Đúng là “tò vò mà nuôi con nhện, mai sau nó lớn, nó quyện nhau đi, tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào”. Đúng là “uổng công cà cưỡng tha mồi, nuôi con tu hú lớn rồi nó ba…ay”
Chưa thốt trọn tiếng bay sau cùng, ông đưa hai tay ôm ngực, ho rũ rượi một tràng dài… Vẻ nhọc mệt, ông tựa lưng ra ghế, tái xanh, mắt nhắm nghiền. Dì Mai cuống quít lại gần cha, quì xuống:
- Thưa ba, xin ba bớt giận, chúng con không có ý định phản ba, chúng con chỉ muốn giúp cháu được đi học. Ông khách đây cũng vậy, xin ba bình tĩnh, xin ba nghĩ lại…
Hai người đàn ông lẳng lặng ngồi yên, không biết phản ứng cách nào.
Ti kêu lên hai tiếng “ông ơi! ” và nó lao tới ôm chặt ông ngoại, vùi đầu vào ngực ông, khóc lên rưng rức. Đột nhiên ông già keo kiệt bỗng mềm lòng, ông cũng khóc lặng lẽ, những giòng nước mắt hiếm hoi quí báu như làm mềm quả tim khô cằn, sắt đá của ông, quả tim từ bao nhiêu năm qua không rung cảm vì một thứ tình thương nào, quả tim vẫn theo thói quen nhường chỗ cho tính bủn xỉn, sự tính toán và chỉ biết đập mạnh khi chủ nhân có lợi. Ông mở rộng vòng tay ôm cháu vào lòng, hai ông cháu cùng nghe rõ nhịp tim nhau, chúng như hòa chung nhịp đập. Bao nhiêu giận tức cùng sự keo kiệt như tiêu tan đi trong phút chốc. Rồi, ông đưa bàn tay khô cằn vuốt lên mớ tóc rối bù của đứa cháu đáng thương, miệng lẩm bẩm như chỉ nói với chính mình:
- Tội nghiệp cháu tôi, tội nghiệp biết chừng nào…
Ti ngẩng đầu lên, nó cười, nụ cười hồn nhiên mà từ khi bà chết không hề thấy nở trên đôi môi nó.
Như được khuyến khích vì cử chỉ âu yếm của ông, nó đưa tay gạt lệ, giọng ngây thơ:
- Ông hết giận cháu rồi, phải không ông?
- Phải! Ông không giận cháu đâu. Cháu đi học là phải, ông đã sai lầm…
Quay sang họa sĩ Tâm Anh, người mà ông thù ghét thậm tệ cách đây mươi lăm phút trước, ông cất giọng buồn buồn:
- Cảm ơn ông, nếu không có ông thì cháu tôi sẽ khổ suốt đời vì lòng ích kỷ của tôi. Xin ông tha cho già về sự khiếm nhã…
- Ấy chết, cụ dạy quá lời. Tôi rất sung sướng thấy cụ nghĩ lại. Có lẽ hôm nào tôi phải xin phép cụ để được mời cụ và cháu Ti làm mẫu cho một bức vẽ của tôi. Thú thực, ngắm cái cảnh hai ông cháu âu yếm vừa rồi, tôi thấy đẹp quá, cảm động quá đi thôi, cụ ạ!
- Cảm ơn ông, tôi rất vui lòng.
Rồi sực nhớ ra, ông hỏi:
- Ông định hôm nào thì đưa cháu lên Sàigòn để…
- Cháu không đi nữa - Ti kêu to lên - cháu ở nhà với ông, cháu không muốn bỏ ông một mình…
- À! À, cháu làm sao thế, hở Ti?
- Cháu phải đi học, vì đó là điều cháu ao ước lâu nay mà!
Hai người đàn ông, chú Tùng và Tâm Anh cùng nói. Họ ngỡ đâu thằng bé hóa rồ, nhưng không, nó dõng dạc nhắc lại:
- Cháu không thể bỏ ông ở nhà, nhưng cháu vẫn muốn đi học. Nếu ông cho cháu học lại, cháu học ở đây cơ, tuổi cháu đâu cần phải đi xa, cháu thương ông lắm…
- Vậy còn cái học bổng? Đừng tưởng ở yên một chỗ mà họ gửi tới cho cháu…
Đến lượt ông già làm mọi người kinh ngạc:
- Không cần cái học bổng, tôi đủ sức lo cho cháu ngoại tôi!
Giọng ông chắc nịch, mắt ông ngời sáng vì một chút tinh nghịch, vì biết mình đã làm cho ai nấy kinh nghi.
Dì Mai, chú Tùng và họa sĩ Tâm Anh cùng há hốc miệng ra không kêu lên thành tiếng. Chỉ riêng Ti không chút ngạc nhiên, nó ôm chầm ông ngoại, cười toét miệng nhưng nước mắt tuôn ròng ròng vì quá sung sướng: nó được ông yêu! Ông già cười bao dung:
- Thôi chứ, vào tuổi ông cái gì cũng vừa thôi, đừng làm quá, hại đến trái tim ông…
Tâm Anh như hụt hẫng vào khoảng không. Thế này là nghĩa lý gì? Họ định đùa dai kiểu gì vậy chứ? Bao nhiêu là công phu, lo lắng đợi chờ mới được nửa cái học bổng cho thằng bé, bây giờ lại nói không cần. Ngay cả thằng bé nữa…
Ông ngoại Ti nói với Tâm Anh bằng giọng cảm mến:
- Thưa ông, ông cháu tôi hết sức cảm động vì lòng tốt của ông. Song tôi đã nghĩ lại, tôi thấy không nên tranh phần của người nghèo. Tuy không nhận chúng tôi vẫn cảm ơn ông nhiều lắm, ông Tâm Anh ạ!
Tâm Anh vẫn hậm hực, giọng mỉa mai:
- Tôi vẫn chưa hiểu: ông cụ nghĩ lại hồi nào mà mau quá… vừa mới đây…
Ông ngoại Ti vẫn không phật ý:
- Tôi chỉ vừa biết nghĩ lại đây thôi. Thật vậy, ông Tâm Anh ạ! Tôi không thể cắt nghĩa cho ông hiểu được… nhưng tôi như vừa được mở mắt ra, sáng suốt hơn vì tiếng khóc và nhịp đập của tim đứa cháu, đứa cháu đáng thương mà tôi không hề đoái tưởng lâu nay, tuy nó sống cạnh tôi. Người ta lầm lạc thì lâu dài mà khi tỉnh ngộ thì mau chóng. Vâng! Ông chỉ có thể hiểu khi ông vào tuổi của tôi. Ở đời có những trường hợp như thế đó, ông ạ! Mong ông đừng giận ông cháu tôi.
- Chú đừng giận ông cháu nhé? Chú Tâm Anh? Chú không giận chứ?
Tâm Anh cười gượng gạo:
- Không đâu! Sao tôi lại giận ông cụ và cháu? Mục đích của tôi là cháu được đi học, tôi chịu khó chỉ vì điều đó, mà nay cháu đã được như ý…
Nói đến đây, Tâm Anh chợt cảm thấy mình hậm hực vô lý, mình muốn được thi ân, được giúp thằng bé, muốn làm một điều tốt. Mất dịp tỏ ra hào hiệp mình tức tối, vậy thì mình cũng tầm thường quá, có gì đáng kể đâu? Vậy mà mình lại trách ông già, rõ là “việc người thì sáng”. Chú Tùng chen vào:
- Thôi thế là tốt quá, gia đình chúng tôi mang ơn ông. Chúng tôi mong ông sẽ lui tới nhà này luôn mỗi khi có dịp…
- Và ngày mai, để đánh dấu ngày đáng nhớ của cháu tôi, chúng tôi xin mời ông lại dùng cơm với ba tôi và chúng tôi, trước khi ông trở về Sàigòn. Mong ông không từ chối, vì tôi biết nếu ông từ chối, ba tôi sẽ buồn lắm, thưa ông.
Nói với họa sĩ xong, dì Mai quay sang cha:
- Có phải vậy không, thưa ba?
Ông già tươi ngay nét mặt:
- Đúng vậy đó, ông Tâm Anh ạ!
Sao mà Ti sung sướng quá: những người nó yêu thương đều tốt với nhau! Ti nhìn Tâm Anh không nói nhưng ánh mắt nó còn hơn cả những lời nài nỉ. Tâm Anh trả lời, giọng tinh quái:
- Vâng! Tôi đâu dám làm tổn thương đến trái tim của cụ nhà! Vả lại, tôi phải làm vừa lòng người mẫu của tôi chứ, thưa quí vị!
Ti lại toét miệng cười, chưa bao giờ nó cảm thấy hạnh phúc đến như thế..
Giọng liến thoắng, nó xáng lại bên dì:
- Dì đi chợ nhé? Cháu sẽ thổi cơm cho. Và cháu sẽ làm bánh kem để đãi ông với chú Tâm Anh.
- Thế còn chú đây với dì Mai thì nhịn hẳn?
Chú Tùng vui vẻ đùa với cháu. Mọi người cùng vui vẻ. Chưa bao giờ căn nhà lại ấm cúng như thế này kể từ khi bà ngoại ra đi.
Ti thấy mình nhẹ hẫng, tưởng có thể bay bổng như một cánh bướm giữa trời xuân.
 

 
MINH QUÂN
11-72
 

HẾT
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Mưa Sa Mạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mưa Sa Mạc   Mưa Sa Mạc I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Mưa Sa Mạc
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-