Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Fri 20 Sep 2013, 11:20

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và chọn Huế làm kinh đô. Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Bài thơ được viết sau thời kỳ này. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác giả tả cảnh mà ngụ tình. Cảnh thì tang thương, tình thì hoài cổ.”

Giáo sư Phạm Thế Ngũ cho rằng “Bài thơ nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô đất Bắc.”

Về giá trị nghệ thuật, ông nhận định: “Nhìn chung, thơ Bà Huyện Thanh Quan đều có vô số những cái hay: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh, rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp. Riêng bài thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ cổ kính mà thanh thoát nhẹ nhàng, ước lệ mà có hồn, có cảm. Sự phối hợp của ý tưởng với thanh âm đã gây nên một thi điệu tự nhiên, uyển chuyển, hấp dẫn, khác xa những dòng chữ chắp nối công phu mà vẫn lủng củng, không hồn của đa số các bài thơ tiền Nguyễn.” (Wikipedia Tiếng Việt)

Chỗ độc đáo của Thăng Long Thành Hoài Cổ, theo tôi, là hàm lượng cảm xúc. Bất chấp bị gò bó, trói buộc bởi niêm luật vần đối của thể thơ, Bà Huyện Thanh Quan vẫn cố gắng biểu lộ được cảm xúc dạt dào của mình. Hình như từ trong mỗi chữ, mỗi câu đều ứa ra một dung dịch chứa đầy sự thương yêu, nỗi buồn đau, nuối tiếc của bà  đối với cố đô Thăng Long.

So sánh với thơ Đường luật của những nhà thơ cùng thời, bài Thăng Long Thành Hoài Cổ là một trong vài bài có giá trị nghệ thuật cao nhất, được ngợi ca nhiều nhất. Tuy nhiên, với con mắt nhìn của thơ ca hiện đại thì chữ dùng của bài thơ còn đầy vẻ khuôn sáo, ước lệ. Đặc biệt, chui vào cái rọ của thể thơ Đường luật tác giả đã phải xoay trở, luồn lách, tả xung, hữu đột với niêm luật vần đối để bày tỏ tâm sự của mình. Tuy thành công, nhưng dấu hiệu của sự gò bó đã thể hiện rõ nét trong dòng chảy của thơ.

Tôi không ác cảm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thuở mới tập làm thơ, những bài thơ tôi viết đầu tiên là thơ Đường luật. Chính những bài thơ đầy hào khí như Cảm Hoài của Đặng Dung, tâm tình hoài cổ sâu lắng như Thăng Long Thành Hoài Cổ, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, hoặc lãng mạn kiểu đồng quê như Thu Điếu, Thu Ẩm, của Nguyễn Khuyến đã lôi cuốn tôi bước qua cánh cổng Thơ Ca.

Nhưng thời gian cứ lặng lẽ trôi. Giờ đây Nàng Thơ đã có  bộ mặt mới. Các thi sĩ đã cố công tìm tòi, thể nghiệm nhiều thể thơ “mới”, sao cho vừa giữ được vị ngọt của thơ ca, vừa cởi trói cho người làm thơ khỏi những luật lệ quá khắt khe, gò bó. Đâu là thể thơ tối ưu của thi ca đương đại? Công cuộc chọn lựa, tranh cãi còn chưa ngã ngũ. Nhưng chắc chắn đã có rất nhiều thể thơ, ở mức độ khác nhau, cho phép người làm thơ thời nay được thoải mái hơn, tự do hơn, thể hiện tứ thơ của mình, và nhờ đó, có thể dễ dàng đưa cảm xúc của mình, thả tâm hồn của mình vào thơ. Thơ Đường luật bỗng trở thành cô gái lỡ thì, thân hình khô cứng lại kênh kiệu, khó tính, bị những chàng trai trẻ ngoảnh mặt làm ngơ. Họ nhìn về hướng khác để tìm những cô gái đang xuân, vóc dáng, trang phục hợp thời hơn, hấp dẫn hơn, tính tình cởi mở hơn, gần gũi hơn với cái “gu” thẩm mỹ của thời đại mới.

Tôi nhớ hồi còn ở trại tù A20 Xuân Phước, anh bạn thân của tôi, chiều đến, không biết bắt đâu được con nhái khá to - bằng 3 ngón tay xếp sát nhau. Sau đó, tôi lùng sục hái được mấy cộng rau dền mọc hoang. Anh bạn tôi xé con nhái thành mấy mảnh, rửa sơ rồi cho cả rau và nhái vào lon ghi-gô, đổ đầy nước, len lén đem xuống nhà bếp nấu sôi, nêm tí muối, cho thêm vào nắm mì ăn liền. Hai đứa chia nhau xì-xụp húp. Thật tuyệt vời! Vị ngon ngọt của chén canh còn lưu lại trong ký ức tôi rất lâu. Năm ngoái, gặp lại anh bạn ở California, nhớ đến chén canh chiều hôm ấy và những năm tháng tù đày, hai đứa ôm chầm lấy nhau, mừng mừng, tủi tủi.

Giờ đây, những ai đã từng trải qua năm tháng khổ cực, nghiệt ngã trong nhà tù cộng sản, gặp nhau hay nhắc đến những món ăn kiểu “mì nhái rau dền” như những kỷ niệm khó quên. Nhưng nếu vì thế mà sau này trong mỗi tiệc tùng, họp mặt lại cứ tiếp tục “rau dền mì nhái” rồi xì xụp húp, khen ngon với nhau thì… chán lắm. Trong thời gian tù tội, hoàn cảnh thiếu thốn, đói khổ, chén canh đó rất quý, rất ngon. Chúng ta không phải loại “có lê quên lựu, có trăng quên đèn” nên sẽ không phụ rẫy, sẽ không quên những “chén canh kỷ niệm” ấy. Nhưng thời thế đã khác, hoàn cảnh đã khác. Chung quanh còn có biết bao nhiêu món ngon, vật lạ trong tầm tay để chúng ta chọn lựa.

Một người bạn thích thơ truyền thống cắc cớ hỏi tôi: “Nếu ở thời điểm này (2013) mà vẫn cứ thích làm thơ Đường luật thì có sao không?” Câu trả lời là: “Chẳng sao cả. Quả địa cầu sẽ chẳng vì thế mà nổ tung. Dĩ nhiên, làng thơ vẫn dang rộng vòng tay đón chào. Trên trang thơ của mình, trong cõi thơ của mình, thi sĩ là Hoàng Đế, có toàn quyền chọn lựa, quyết định. Từ tứ thơ, thể thơ, cách gieo vần, câu dài, câu ngắn, bài thơ dài hay ngắn, sử dụng các biện pháp tu từ…tuốt tuột. Không ai có thể chõ miệng vào bắt anh (chị) phải làm thơ kiểu này, kiểu nọ.”

Có một nhà thơ đã nói:
“Làm thơ tự do giống như đánh tennis mà không có lưới.”

Lời phát biểu ấy đúng hay sai đến mức độ nào, xin để những người làm thơ tự do lên tiếng. Riêng tôi, nhân có hình ảnh của môn thể thao tennis, nghĩ đến thơ Đường luật, xin đưa ra một so sánh khác:

“ Làm thơ Đường luật ở thời đại này giống như đánh tennis với đối thủ (là những nhà thơ khác) mà khi banh về đến phần sân của mình thì lưới đột nhiên được nâng cao hơn, đường biên sân phía bên sân đối thủ ngắn và hẹp hơn, mình chỉ được di chuyển không quá 2 bước, lần trước đánh banh bằng tay phải thì lần sau phải đánh banh bằng tay trái…” nghĩa là bị gò bó đủ mọi bề; đánh banh hợp lệ vào đúng phần sân phía bên kia đã là khó chứ đừng nói chi đến thể hiện sự nhanh nhẹn, nhạy bén nghệ thuật. Tranh tài kiểu này thi sĩ làm thơ Đường luật sẽ ở vào thế hạ phong, phần thua nhiều hơn phần thắng. Tạo được bài thơ nên vóc, nên hình đã mệt đứ đừ rồi, còn hơi, còn sức đâu mà để ý đến hồn thơ hay cảm xúc.

Làm thơ, thưởng thức thơ, nói chung, là một thú vui tao nhã. Làm thơ Đường luật, xướng họa thơ Đường luật, đọc và thưởng thức thơ Đường luật nói riêng, là phương cách giải trí của các tao nhân, mặc khách. Ngoài nhu cầu đối âm, người làm thơ Đường luật phải biết cả đối ý (trong 2 câu thực và 2 câu luận). Do đó việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Đường luật, theo tôi, được để ý kỹ hơn (đôi khi phải “chẻ sợi tóc làm tư”). Kết quả là người làm thơ Đường luật thường có khả năng dùng chữ chính xác hơn, đắt hơn, tinh tế hơn những người chuộng các thể thơ khác.

Đối với những vị chuộng thơ Đường luật, đã “quen” với thơ Đường luật, thích thù tạc xướng họa thơ Đường luật, thì chẳng việc gì mà phải từ bỏ cái thú vui tao nhã ấy. Xin cứ tiếp tục làm thơ để góp cho đời những bông hoa tươi đẹp. Xin cứ tiếp tục đọc thơ Đường luật để thưởng thức những cảm nghĩ, những rung động nhẹ nhàng, thanh thoát của người xưa.

Những quý vị làm thơ Đường luật, theo tôi,  như võ sĩ lên võ đài, rất ương ngạnh và oai hùng, chấp nhận chịu trói cả 2 tay, 2 chân để đấu với đối thủ. Khi bị bươu đầu sứt trán, hoặc nằm thẳng cẳng đo ván thì (dù không nói ra) thường cho là tại bị gò bó, trói buộc. Những quý vị đó quên rằng chính họ đã tình nguyện lên võ đài với tư thế ấy.

Phạm Đức Nhì

Rất mong nhận được phê bình, chỉ điểm, bổ khuyết của những người yêuthơ.

_________________________
 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Sat 21 Sep 2013, 05:21

Có ông thầy ở đây đâu có dám bàn... dd 
chỉ có em, cùi rồi hổng sợ lở :grin8: 

Cám ơn anh đã chia sẻ bài bình luận hay.
Bài viết với giọng văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng, dễ đọc; chứa đựng tư tưởng sâu sắc của một bậc lão thành có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.

Với em thì điểm mà em không đồng ý với tác giả bài viết là... tại sao phải xem các bạn thơ cùng xướng hoạ như "đối thủ". Đã gọi là thú vui tao nhã, người làm thơ lấy cái vui cùng bạn cùng con chữ là chánh. Nghĩ đến hơn thua cùng đối thủ thì với em đâu còn sự tao nhã nữa.


Tự nhiên 2 mắt em cứ nhắm khít lại, không mở ra được nổi nữa Sleep ...
Ngủ một giấc dậy mai tỉnh táo viết tiếp nha anh ơi ? :ae_014: 

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Mon 23 Sep 2013, 05:17

Dạ, tiếp theo dd 

"Kết quả là người làm thơ Đường luật thường có khả năng dùng chữ chính xác hơn, đắt hơn, tinh tế hơn những người chuộng các thể thơ khác."

Em nghĩ điều này đúng.
Xin gởi câu nói này đến tất cả các bạn hữu của Góc Thơ Đường Luật Đào Viên.
Vì phải chắt lọc từng chữ, phần đông những người làm thơ ĐL hiểu mỗi chữ với chiều sâu của nó, đôi khi mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng...
Đương nhiên vẫn có một số tác giả chuộng "làm nhanh" nên câu thơ gượng ép.



Trở lại với bài thơ "THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ" của Bà Huyện Thanh Quan, dù em không dám bình luận các bài thơ cổ nhưng cũng làm gan góp ý. Wikipedia cho rằng "Sự phối hợp của ý tưởng với thanh âm đã gây nên một thi điệu tự nhiên, uyển chuyển, hấp dẫn, khác xa những dòng chữ chắp nối công phu mà vẫn lủng củng, không hồn của đa số các bài thơ tiền Nguyễn." Về âm điệu các bài thơ của bà HTQ luôn nhẹ nhàng uyển chuyển, nhưng theo em người viết quá vội vàng hấp tấp mà phê phán một cách chung chung dòng thơ tiền Nguyễn, nhất là trong bài này, câu thứ hai âm điệu không hẳn đã tự nhiên :qq: .
Trong các nhà thơ tiền Nguyễn, không ít bài của vua Lê Thánh Tông cũng là những bài thơ đặc sắc

Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Mon 23 Sep 2013, 09:24

Shiroi đã viết:
Có ông thầy ở đây đâu có dám bàn... dd 
chỉ có em, cùi rồi hổng sợ lở :grin8: 

Cám ơn anh đã chia sẻ bài bình luận hay.
Bài viết với giọng văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng, dễ đọc; chứa đựng tư tưởng sâu sắc của một bậc lão thành có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.

Với em thì điểm mà em không đồng ý với tác giả bài viết là... tại sao phải xem các bạn thơ cùng xướng hoạ như "đối thủ". Đã gọi là thú vui tao nhã, người làm thơ lấy cái vui cùng bạn cùng con chữ là chánh. Nghĩ đến hơn thua cùng đối thủ thì với em đâu còn sự tao nhã nữa.


Tự nhiên 2 mắt em cứ nhắm khít lại, không mở ra được nổi nữa Sleep ...
Ngủ một giấc dậy mai tỉnh táo viết tiếp nha anh ơi ? :ae_014: 

“ Làm thơ Đường luật ở thời đại này giống như đánh tennis với đối thủ (là những nhà thơ khác) mà khi banh về đến phần sân của mình thì lưới đột nhiên được nâng cao hơn, đường biên sân phía bên sân đối thủ ngắn và hẹp hơn, mình chỉ được di chuyển không quá 2 bước, lần trước đánh banh bằng tay phải thì lần sau phải đánh banh bằng tay trái…”  -> Làm thơ ĐL giống như chơi ô chữ (hoặc sudoku) thì đúng hơn (tuỳ trình độ mà dùng easy hay hard level)! Ha ha!  lol2 

"Tranh tài kiểu này thi sĩ làm thơ Đường luật sẽ ở vào thế hạ phong, phần thua nhiều hơn phần thắng. Tạo được bài thơ nên vóc, nên hình đã mệt đứ đừ rồi, còn hơi, còn sức đâu mà để ý đến hồn thơ hay cảm xúc." -> làm thơ dở, không có hồn, rồi đi đổ thừa tại luật chớ không phải do mình tài nghệ kém! (Bad excuse)  Basketball

_________________________
 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Mon 23 Sep 2013, 11:23

Mytutru kính Thầy - Kính Tỷ pls 

Mytt có chút suy nghĩ nên tham gia vài câu cho vui.. Kính Mong Thầy Tỷ Huynh Đệ Muội - và toàn thể GĐ ĐV thật vui khoẻ và an lạc... Mytt yêu quí thơ ĐL qua sự học hỏi ở Thầy Ái Hoa bao lâu nay, Mytt càng thấy thấm thía ở sự cầu kỳ trong "Qui Luật mà mình bắt buộc phải tuân theo" 

Tuy trước đây Mytt có làm thơ "Tùm lum về luật, ý dẫu có hay nhưng không vào nề nếp như bây giờ đã được học, có cơ bản về "Niêm Luật" qua dần thời gian ngu ngơ tâm ý dần sáng và ý thức hơn về Ý phải nằm khép gọn trong qui luật cho phép.. Mytt thấy mình dần trưởng thành tuy chưa lớn lắm.

Mytutru tự nghĩ "Sự học chính chắn nào cũng có cái giá của nó, giống như người thợ may, thợ thêu, thợ vẽ, thợ làm bánh hay nấu ăn, thợ đàn, sáo, trống, thợ thiết kế bất luận.v.v... 

Cái hay của người học luật (Luật ví như một "Công thức cho người học làm theo mà vẫn nắm bắt được cái toàn thiện toàn mỹ qua quá trình chịu khó học hỏi" thí dụ: Như người biết công thức may mà biết thêm về công thức vẽ nữa.. 
Thì cái áo họ may vẫn có nét hơn người chỉ biết may mà thôi..
Còn kỹ thuật họ cao hơn, họ có thể "Thiết kế" ra những mẫu lạ mắt cho mọi người khi nhìn vào cảm nhận được cái đẹp mà cảm thấy ưa thích ngay)

Cái hay là biết qua hay đã đi qua gọi là: Kinh Nghiệm trong hiểu biết lấy cái hiểu thấy, lồng ghép vào sự học có sẳn ấy, để tô điểm thêm cho "Tác phẩm tạo ra kia tuyệt tác hơn".

Và khi đã qua vai trò học và hành rồi mới gọi là tròn quả .. Còn đẹp và khéo hay không là do người "Học trò đó có con mắt nghệ thuật, biết cách nhìn, nghe và nhận định, theo tuần tự thấp cao trong ý thức" 
Và từng bước đi lên do ý thức có được, mà tất cả đều phải có lòng kiên trì.. Khi người học trò đó đã thắm nhuần vào ký ức rồi thì cho dù ở bất cứ đâu (Nói theo trong Đạo Phật ... Dù qua một kiếp khác tiềm thức ấy như ngọn đèn sáng cho vị ấy Nêu ra hoặc làm mới hơn hay hơn và đẹp hơn, sắc sảo hơn. Làm lợi ích cho mọi người.v.v.. 

Và ví dụ: Người ấy hiện đang đứng trong vai trò của các bậc Thầy của của thế hệ sau.) 
Nếu phân tích ra thì thật bao la về ý nghĩa.. Mytt chỉ có thể nói đến đây thôi, mong ngày nào đó mytt thật sự trưởng thành suy nghĩ và câu văn rộng hơn, kính mong được thông cảm.

Mytutru mừng vì mình gặp được người Thầy rất tận tình trong sự chỉ dạy, và luôn được thân cận với các vị có tầm kiến thức rộng về văn ngữ ... và kính phục các vị luôn có ý thức tìm tòi học hỏi, Mytutru luôn cầu chúc đến Thầy, Tỷ và toàn thể gia đình ĐV luôn an lành mạnh giỏi.

:tra: :tra: :tra: 


Được sửa bởi mytutru ngày Mon 23 Sep 2013, 14:46; sửa lần 7.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
THOAI_DU

THOAI_DU

Tổng số bài gửi : 635
Registration date : 08/12/2010

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Mon 23 Sep 2013, 12:24

" làm thơ dở, không có hồn, rồi đi đổ thừa tại luật chớ không phải do mình tài nghệ kém! (Bad excuse) "




Hì hì hì ,
Câu này là em hok có bao giờ xài hít ,
( Em biết mình đứng hạng thứ nhất đếm ngược mờ , )


Chưa phân biệt nổi từ Hán Việt dzí từ thuần Việt ,
( Thì làm sao làm thơ ĐL hay được ,
Đúng hok thầy )


Hì hì hì ...


 
dd dd
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13Tue 24 Sep 2013, 05:01

Dạ, 888 tiếp

Ai Hoa đã viết:

“ Làm thơ Đường luật ở thời đại này giống như đánh tennis với đối thủ (là những nhà thơ khác) mà khi banh về đến phần sân của mình thì lưới đột nhiên được nâng cao hơn, đường biên sân phía bên sân đối thủ ngắn và hẹp hơn, mình chỉ được di chuyển không quá 2 bước, lần trước đánh banh bằng tay phải thì lần sau phải đánh banh bằng tay trái…”  -> Làm thơ ĐL giống như chơi ô chữ (hoặc sudoku) thì đúng hơn (tuỳ trình độ mà dùng easy hay hard level)! Ha ha!  lol2 
hihihi đối với anh, làm thơ ĐL cũng như ráp chữ vô khuôn như sudoku, nhưng sudoku thì khô khan và... dễ hơn nhiều á :tongue: 
chỉ có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 quành tới quành lui thôi.
Còn so sánh làm thơ ĐL với chơi tennis thì... em không cảm nhận được ý của tác giả tí nào  cả. :docb:
:dalongnheo: 


Ai Hoa đã viết:
"Tranh tài kiểu này thi sĩ làm thơ Đường luật sẽ ở vào thế hạ phong, phần thua nhiều hơn phần thắng. Tạo được bài thơ nên vóc, nên hình đã mệt đứ đừ rồi, còn hơi, còn sức đâu mà để ý đến hồn thơ hay cảm xúc." -> làm thơ dở, không có hồn, rồi đi đổ thừa tại luật chớ không phải do mình tài nghệ kém! (Bad excuse)  Basketball

Em nói thật không hiểu tác giả bài viết bảo "tranh tài" là tranh tài thế nào ? Nếu giữa hai người cùng xướng hoạ thơ ĐL thì ai cũng ở thế... hạ phong hết :tongue: 
Còn một người làm thơ tự do một người làm thơ ĐL thì đâu có thể so sánh được.
Không có ý thơ thì không viết được chữ nào hết, thì làm sao nói đến "tạo được bài thơ" ?
Tác giả bài viết này có lẽ ít gần gũi với giới làm thơ ĐL nên còn bàn đến chuyện “Nếu ở thời điểm này (2013) mà vẫn cứ thích làm thơ Đường luật thì có sao không?”, trong khi ở VN bao nhiêu hội thơ ĐL đã, đang, không chừng sẽ, thành lập khắp nơi. Trên các diễn đàn thì diễn đàn nào cũng có những bài thơ ĐL được đăng ra. Người yêu thích thơ ĐL càng ngày càng đông.
Nhưng mà nói thật, thơ làm thì nhiều, nhưng số đọc thơ và hiểu thơ thì... không có được nhiều như vậy đâu :tongue: 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




 ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì     ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT -  Phạm Đức Nhì  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
ĐỌC THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ NGHĨ VỀ VỊ TRÍ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Phạm Đức Nhì
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cười vỡ bụng-Song Long Hội full-phim hài Thành Long mới nhất 2012 full vietsub
» 686 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa sim điện thoại đuôi 686
» Tam đả Châu Ngọc Long
» LAN BƯỚM LONG CHÂU
» Khi Khủng Long ...nổi giận !
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-