Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:31

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:18

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Tue 03 Sep 2024, 07:50

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

7 chữ by Tinh Hoa Sun 25 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Sun 11 Aug 2024, 22:03

Trụ vững duyên thầy by mytutru Sun 11 Aug 2024, 21:54

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tuổi thơ miền quê

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Thu 24 Oct 2013, 09:45

Ai biết đâu nà, tại hồi nào giờ chỉ thấy con chai chơi mấy trò như bắn bi, đá dế, rượt bắt, đá cầu, bắn chim, câu cá, đánh chổng, đánh lộn và chọc ghẹo con gới thôi à.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Mon 28 Oct 2013, 05:30

unikey đã viết:
Ai biết đâu nà, tại hồi nào giờ chỉ thấy con chai chơi mấy trò như bắn bi, đá dế, rượt bắt, đá cầu, bắn chim, câu cá, đánh chổng, đánh lộn và chọc ghẹo con gới thôi à.
Shiroi có ông anh họ, chơi banh đũa, đánh cầu, nhảy dây gì gì ... cũng hổng chơi lại ổng dd 

Ai Hoa đã viết:
unikey đã viết:
Thầy là con chai mà chơi nhảy lò cò hở? Dzị có chơi bán đồ hàng, banh đũa hong? lol2

Có phân biệt sao? :thinking: Trò nào cũng chơi láng, ô quan, bán hàng, banh đũa, búng thun, nhảy dây, đánh cầu, tùm nụm tùm nẹo, bắc kim thang, và nhứt là ... u mọi! :choctuclen:
Bác kim thang với u mọi là chơi làm sao anh ơi ?
Còn trò "tùm nụm tùm nẹo" chắc .... con trai chỉ thích chơi chung với con gái cái trò này ? :question8: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 08:53

Shiroi đã viết:
unikey đã viết:
Ai biết đâu nà, tại hồi nào giờ chỉ thấy con chai chơi mấy trò như bắn bi, đá dế, rượt bắt, đá cầu, bắn chim, câu cá, đánh chổng, đánh lộn và chọc ghẹo con gới thôi à.
Shiroi có ông anh họ, chơi banh đũa, đánh cầu, nhảy dây gì gì ... cũng hổng chơi lại ổng dd 

Ai Hoa đã viết:
unikey đã viết:
Thầy là con chai mà chơi nhảy lò cò hở? Dzị có chơi bán đồ hàng, banh đũa hong? lol2

Có phân biệt sao?  :thinking:  Trò nào cũng chơi láng, ô quan, bán hàng, banh đũa, búng thun, nhảy dây, đánh cầu, tùm nụm tùm nẹo, bắc kim thang, và nhứt là ... u mọi!  :choctuclen:
Bác kim thang với u mọi là chơi làm sao anh ơi ?
Còn trò "tùm nụm tùm nẹo" chắc .... con trai chỉ thích chơi chung với con gái cái trò này ? :question8: 

Trò nào cũng chơi dí con gái hết! Con trai thì chỉ có chơi ... vật lộn thui! 

Bắc kim thang:

Chơi trò này có ba bốn đứa đứng xoay lưng lại, mỗi đứa cò một chân, chân còn lại khoèo vào nhau rồi vừa nhảy lò cò vừa vỗ tay hát bài "Bắc kim thang cà rang bí rợ" cho tới khi sút chân ra hoặc té ngã. :cuoi2:  

U mọi (hay u):

Trò chơi u cần nhiều người chơi trên sân, chia làm 2 phe (A và B) đứng hai bên một vạch mức làm ranh giới. Ở cuối mỗi bên là tù.

Đầu tiên một người thuộc phe A vượt ranh giới, miệng chu lại phát âm u liên tục không nghỉ và cố đụng tay vào người phe kia. Trái lại mọi người phe B cố tránh tay người đang u rồi lừa thế xúm bắt người đó, giữ lại cho đến khi người đó ngắt tiếng u vì hết hơi thì bị bắt làm tù binh, phải đứng chỗ tù. Nếu người đó chạy được về đất mình trước khi dứt tiếng u thì những người đụng vào bất kỳ điểm nào trên thân họ đều bị bắt làm tù binh và qua bên tù kia đứng.

Sau đó đến lượt phe B cử một người qua đất đối phương làm giống y như vậy. Người đang u có thể cứu tù binh bằng cách chạm vào tay họ. Tù binh được cứu sẽ chạy về đất mình không cần phải u.

Trò chơi chấm dứt khi tất cả người của một phe bị bắt. Phe nào thua sẽ bị phạt cõng phe kia đi một vòng.
:cheers:

_________________________
Tuổi thơ miền quê - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 09:00

Tham khảo thêm bài này:

"Bắc kim thang" hay "Bắt kim than"?

Tình cờ tôi bắt gặp trong tập sách Hát nhạc lớp 2 (do Nguyễn Thị Nhung và Hoàng Long biên soạn, NXB Giáo dục 1997 - in lần thứ năm), ở các bài 26, 27 và 28 có dạy: “Học bài hát: Bắc kim thang”, dân ca Nam bộ, ghi là một bài hát vui của trẻ em nông thôn Nam Bộ, các em hát khi chơi trò “khoèo chân”.


Nguyên văn:

"Bắc kim thang cà lang bí rợ
Cột bên kèo là kèo bên cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tí tò te".

Là người An Giang – Nam Bộ “chính cống”, ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã từng hát và chơi trò dân gian này nên xin được phép phát biểu vài ý kiến.

Trước hết, về nhan đề bài hát, theo tôi nghĩ, viết “Bắc kim thang” là không đúng, mà phải viết “Bắt kim than”. Vì sao, rất đơn giản, vì con ngựa kim màu nâu sậm. “Bắt kim than” là bắt con ngựa ấy (xin xem Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quốc âm tự vị, in năm 1895).

Với lời bài hát, theo như sách Hát nhạc thì cả về lời và ý nghĩa chừng như không hợp lý. Chẳng những nó hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi – người trong cuộc – đã biết mà còn vô lý không muốn nói là có ác ý, và không mạch lạc. Xin nêu ra mấy nhận xét:

- Ở câu 1: Có lẽ những người biên soạn hiểu “Bắc kim thang” là bắc cái thang màu vàng (hoặc cái thang nhỏ – kim) lên đùa giỡn trên đống bí, tất nhiên phải đổ choài xuống, lăn văng tung toé! Chơi như vậy vừa nghịch ngợm vừa rất nguy hiểm không thể chấp nhận được!

- Ở câu 2: Kết cấu khung sườn nhà, người ta xẻ ngoàm (ngàm) đầu trên của cây cột để nó đội chịu cây kèo, chứ không thể rời nhau kiểu cột một bên kèo một bên. Đối với nhà lá cột tre hoặc “nhà đá nhà đạp”, cột cũng đỡ kèo bằng “con sẽ” xỏ ngang qua, tức nó có sự liên kết chắc cứng chứ không thể “kèo bên cột, cột bên kèo” (hay “kèo qua cột, cột qua kèo) như có một dị bản mà tôi đã bắt gặp trong một sách khác. Tuy có lời lắp láy – dụng ý nhấn mạnh chúng không liên quan gì nhau, nhưng xét ra câu này cũng không đến nỗi quá vô lý.

- Ở những câu còn lại: Không chỉ quá gượng ép mà còn “nhẫn tâm”! Thấy chú bán dầu té cầu (rơi xuống nước, có khả năng bị chết đuối) đã không tim cách cứu mà còn chế nhạo chú bán ếch sao không té theo! Nói “ở lại làm chi” là muốn cho “chú bán ếch” phải té luôn đặng cùng nhau “chết chùm”, đặng cùng nhau cười cho thỏa thích. Tuy nhiên, chỉ chú bán dầu té thôi, lũ le le và bìm bịp cũng đã “nổi trống thổi kèn” lên cười chộ vang rân. Chứng kiến, các em cũng đã tỏ ra rất khoái chí (không một tiếng rầy la phê phán bọn ấy, cũng không tìm cách cứu giúp chú bán dầu, không thương xót, không giúp đỡ người lâm nạn)!

Đề cập đến 2 loài chim, tưởng không thể không nói qua vài nét đặc trưng của chúng:

- Chim le le là loài vịt chuyên sống dưới nước, săn bắt tép, cá, hễ gặp người thì lặn trốn rất tài tình. Nếu không nhờ bẫy lưới giăng ngầm dưới nước thì không ai dễ gì bắt được chúng, do đó le le trở nên quý hiếm. Hiếm thì đã rõ, nhưng vì sao quý? Ta đã biết, thịt chim le le không ngon thậm chí hôi, song dân gian cho rằng rất bổ dưỡng, đặc biệt là cường dương, có tác dụng giải quyết bệnh yếu sinh lý, vì vậy ca dao có câu:

"Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hột sen"

- Con bìm bịp cũng gọi chim bịp, sách viết là báo triều điểu (khi nước lên thì nó kêu, nên gọi báo triều – Gia Định thành thông chí) to hơn, hình dạng xấu xí, trông rất buồn bã, được cái là có “dược tính”, song “dân số” bìm bịp rất ít nên cũng thuộc loại quý hiếm. Dân gian cho rằng, thịt bìm bịp là vị thuốc, ngâm rượu uống (rượu bìm bịp) trị được chứng tổn thương xương (gãy, trật khớp), đặc biệt là giải quyết được chứng nhức mỏi. Ca dao:

"Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê"

Như vậy, cả hai loài chim này không hề tiêu biểu cho vui múa lăng xăng (lại luôn luôn tránh xa con người) nên đặc trưng của nó là không thể “đánh trống thổi kèn” vui nhộn!

Còn trò chơi với bài hát này cũng không phải là trò “khoèo” chân với “bộ dạng chết cứng” như trong sách mô tả. Kiểu trò chơi như vậy là hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi ham vui, hiếu động của các em thiếu nhi.

Là người đã từng mê thích trò chơi này thời thơ ấu, và khi đã hết tuổi thiếu nhi, vẫn được nghe “đàn em” trong xóm diễn đi diễn lại nên cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ đích thực bài hát và trò chơi ấy như sau:

"Bắt kim than
Cà lang bí rợ
Cột quai chèo
Chèo qua chèo lại
Bắt ngựa ô
Chạy vô vườn mít
Hái lá mít
Chùi đít ngựa ô"

Bài hát được kết hợp với trò chơi vui nhộn thường được diễn ra lúc trời chập choạng tối, gồm 4 em nắm tay nhau, bung ra thành vòng tròn, em nào cũng chân trái đứng, chân phải đưa thẳng ra phía trước, gác lên chỗ tay của 2 em đối diện đang nắm chặt, 4 chân ấy của các em đan luồn vào nhau “xoắn xuýt” như dây quai chèo. Tuy mỗi em chỉ đứng có một chân nhưng nhờ được chịu vào nhau nên chắc, vững. Vì thế các em không cần nắm tay nhau nữa mà buông ra rồi cùng nhau hát bài này. Vừa hát vừa vỗ tay nghiêng mình qua, nghiêng mình lại ăn rập theo nhịp điệu, hình dung tư thế người chèo mái dài: một chân trụ chắc còn chân kia “thả” để cân bằng khi thân mình chồm tới hay ngã lui, nhịp nhàng theo động tác. Song do chỉ đứng một chân lâu nên không thể không tê mỏi, vì vậy thỉnh thoảng có em phải nhảy khựng khựng để lấy lại thế cân bằng. Một em “điều chỉnh” tất nhiên ba em kia cũng phải nương theo y như mấy con ngựa bị thắng dây cương nhảy dựng dựng tại một chỗ, nên gọi “bắt kim than”.

Bắt xong con ngựa im màu nâu sậm (kim than) ở cà lang bí rợ (sân rộng chất toàn trái bí rợ – nông phẩm mới vừa thu hoạch ở rẫy, chờ chuyển xuống ghe đem đi tiêu thụ), các em tiếp tục “bắt ngựa ô” – ngựa ô là ngựa có sắc lông màu đen. Khi hát đến câu cuối (chùi đít ngựa ô) thì các em đồng loạt ngưng vỗ tay, đặng em này vỗ đít em kia và cùng phá lên cười ngặt nghẽo. Lúc này cả bốn em đều không thể không té nghiêng té ngửa. Rồi mạnh ai nấy lồm cồm ngội dậy, tiếp tục chơi.

Bởi những lẽ ấy, tên bài hát không thể “Bắc kim thang” mà là “Bắt kim than”. Cần hiểu lại cho đúng.

Đồng thời xin kiến nghị với những người có trách nhiệm hữu quan nên nghiên cứu bỏ ngay toàn bộ bài hát “Bắc kim thang” độc hại ấy, thay vào là bài (và trò chơi) “Bắt kim than” chính xác vừa nêu.

Nguyễn Hữu Thiệp



Ông tác giả này hơi chủ quan, có gì chứng minh địa phương ổng là nơi đầu tiên phát xuất ra trò chơi này đâu?  :potay:

Những lời của bài vè thường đặt cho có vần. nhiều khi không có ý nghĩa gì cả. Ngay bài hát ổng đề nghị cũng có điểm vô lý, không nói bắt ngựa kim than mà lại nói bắt kim than, bỏ mất chữ ngựa, vả lại phía trên là ngựa nâu, phía dưới sao thành ngựa ô! :bitchitlin:  

_________________________
Tuổi thơ miền quê - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Thanh Bình



Tổng số bài gửi : 532
Registration date : 20/11/2012

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 11:38

Thầy cùng các huynh, tỷ có trí nhớ thật tốt, vẫn còn nhơ được những trò trơi tuổi thơ! em quên béng mất rùi!
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4872
Registration date : 23/03/2013

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 15:41

Hùi xưa em cũng hay hát bài này (bài Bắc Kim Thang), mừ nói thiệt là miệng hát thôi chứ cái đầu có nghĩ nhiều về ý nghĩa của lời bài hát gì đâu. Giờ đọc bài của tác giả Nguyễn Hữu Thiệp mới thấy bọn trẻ con chúng em hồi ý "nhẫn tâm" thiệt.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 20:42

Ai Hoa đã viết:

Trò nào cũng chơi dí con gái hết! Con trai thì chỉ có chơi ... vật lộn thui! 

Bắc kim thang:

Chơi trò này có ba bốn đứa đứng xoay lưng lại, mỗi đứa cò một chân, chân còn lại khoèo vào nhau rồi vừa nhảy lò cò vừa vỗ tay hát bài "Bắc kim thang cà rang bí rợ" cho tới khi sút chân ra hoặc té ngã. :cuoi2:  

U mọi (hay u):

Trò chơi u cần nhiều người chơi trên sân, chia làm 2 phe (A và B) đứng hai bên một vạch mức làm ranh giới. Ở cuối mỗi bên là tù.

Đầu tiên một người thuộc phe A vượt ranh giới, miệng chu lại phát âm u liên tục không nghỉ và cố đụng tay vào người phe kia. Trái lại mọi người phe B cố tránh tay người đang u rồi lừa thế xúm bắt người đó, giữ lại cho đến khi người đó ngắt tiếng u vì hết hơi thì bị bắt làm tù binh, phải đứng chỗ tù. Nếu người đó chạy được về đất mình trước khi dứt tiếng u thì những người đụng vào bất kỳ điểm nào trên thân họ đều bị bắt làm tù binh và qua bên tù kia đứng.

Sau đó đến lượt phe B cử một người qua đất đối phương làm giống y như vậy. Người đang u có thể cứu tù binh bằng cách chạm vào tay họ. Tù binh được cứu sẽ chạy về đất mình không cần phải u.

Trò chơi chấm dứt khi tất cả người của một phe bị bắt. Phe nào thua sẽ bị phạt cõng phe kia đi một vòng.
:cheers:

Em cũng không biết trò "tùm nụm tùm nẹo" ra làm sao, chỉ nghe cái tên mới ghẹo anh thôi :hahaha: 
Bắc Kim Thang thì đúng thật em không biết cái trò chơi này.
Anh giải thích trò chơi u mọi thì em nhớ ra em có chơi trò này hồi nhỏ.
Toàn chơi với con trai hồi nhỏ dd 
Nhưng mà lúc thua không có chơi cõng phe kia. Bắt cõng là trốn luôn à. dd 
Hồi nhỏ em đẹt lắm, cõng gì nổi ai.
Bởi vậy tới lúc lớn rồi... hổng ai thèm cõng dìa :laughing: 
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Tue 29 Oct 2013, 20:45

Thanh Bình đã viết:
Thầy cùng các huynh, tỷ có trí nhớ thật tốt, vẫn còn nhơ được những trò trơi tuổi thơ! em quên béng mất rùi!
Shiroi có nhớ gì đâu. Chỉ nhớ lúc lớn rồi, chơi trò... cua giai :horang: 
Mà Shiroi dỏm quá, cua hoài mà anh nào cũng sợ bị cua kẹp nên chạy hết rồi :yuk: 

:cuoi2: 
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13Wed 30 Oct 2013, 05:52

Ai Hoa đã viết:
Tham khảo thêm bài này:

"Bắc kim thang" hay "Bắt kim than"?

Tình cờ tôi bắt gặp trong tập sách Hát nhạc lớp 2 (do Nguyễn Thị Nhung và Hoàng Long biên soạn, NXB Giáo dục 1997 - in lần thứ năm), ở các bài 26, 27 và 28 có dạy: “Học bài hát: Bắc kim thang”, dân ca Nam bộ, ghi là một bài hát vui của trẻ em nông thôn Nam Bộ, các em hát khi chơi trò “khoèo chân”.


Nguyên văn:

"Bắc kim thang cà lang bí rợ
Cột bên kèo là kèo bên cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tí tò te".

Là người An Giang – Nam Bộ “chính cống”, ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã từng hát và chơi trò dân gian này nên xin được phép phát biểu vài ý kiến.

Trước hết, về nhan đề bài hát, theo tôi nghĩ, viết “Bắc kim thang” là không đúng, mà phải viết “Bắt kim than”. Vì sao, rất đơn giản, vì con ngựa kim màu nâu sậm. “Bắt kim than” là bắt con ngựa ấy (xin xem Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quốc âm tự vị, in năm 1895).

Với lời bài hát, theo như sách Hát nhạc thì cả về lời và ý nghĩa chừng như không hợp lý. Chẳng những nó hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi – người trong cuộc – đã biết mà còn vô lý không muốn nói là có ác ý, và không mạch lạc. Xin nêu ra mấy nhận xét:

- Ở câu 1: Có lẽ những người biên soạn hiểu “Bắc kim thang” là bắc cái thang màu vàng (hoặc cái thang nhỏ – kim) lên đùa giỡn trên đống bí, tất nhiên phải đổ choài xuống, lăn văng tung toé! Chơi như vậy vừa nghịch ngợm vừa rất nguy hiểm không thể chấp nhận được!

- Ở câu 2: Kết cấu khung sườn nhà, người ta xẻ ngoàm (ngàm) đầu trên của cây cột để nó đội chịu cây kèo, chứ không thể rời nhau kiểu cột một bên kèo một bên. Đối với nhà lá cột tre hoặc “nhà đá nhà đạp”, cột cũng đỡ kèo bằng “con sẽ” xỏ ngang qua, tức nó có sự liên kết chắc cứng chứ không thể “kèo bên cột, cột bên kèo” (hay “kèo qua cột, cột qua kèo) như có một dị bản mà tôi đã bắt gặp trong một sách khác. Tuy có lời lắp láy – dụng ý nhấn mạnh chúng không liên quan gì nhau, nhưng xét ra câu này cũng không đến nỗi quá vô lý.

- Ở những câu còn lại: Không chỉ quá gượng ép mà còn “nhẫn tâm”! Thấy chú bán dầu té cầu (rơi xuống nước, có khả năng bị chết đuối) đã không tim cách cứu mà còn chế nhạo chú bán ếch sao không té theo! Nói “ở lại làm chi” là muốn cho “chú bán ếch” phải té luôn đặng cùng nhau “chết chùm”, đặng cùng nhau cười cho thỏa thích. Tuy nhiên, chỉ chú bán dầu té thôi, lũ le le và bìm bịp cũng đã “nổi trống thổi kèn” lên cười chộ vang rân. Chứng kiến, các em cũng đã tỏ ra rất khoái chí (không một tiếng rầy la phê phán bọn ấy, cũng không tìm cách cứu giúp chú bán dầu, không thương xót, không giúp đỡ người lâm nạn)!

Đề cập đến 2 loài chim, tưởng không thể không nói qua vài nét đặc trưng của chúng:

- Chim le le là loài vịt chuyên sống dưới nước, săn bắt tép, cá, hễ gặp người thì lặn trốn rất tài tình. Nếu không nhờ bẫy lưới giăng ngầm dưới nước thì không ai dễ gì bắt được chúng, do đó le le trở nên quý hiếm. Hiếm thì đã rõ, nhưng vì sao quý? Ta đã biết, thịt chim le le không ngon thậm chí hôi, song dân gian cho rằng rất bổ dưỡng, đặc biệt là cường dương, có tác dụng giải quyết bệnh yếu sinh lý, vì vậy ca dao có câu:

"Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hột sen"

- Con bìm bịp cũng gọi chim bịp, sách viết là báo triều điểu (khi nước lên thì nó kêu, nên gọi báo triều – Gia Định thành thông chí) to hơn, hình dạng xấu xí, trông rất buồn bã, được cái là có “dược tính”, song “dân số” bìm bịp rất ít nên cũng thuộc loại quý hiếm. Dân gian cho rằng, thịt bìm bịp là vị thuốc, ngâm rượu uống (rượu bìm bịp) trị được chứng tổn thương xương (gãy, trật khớp), đặc biệt là giải quyết được chứng nhức mỏi. Ca dao:

"Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê"

Như vậy, cả hai loài chim này không hề tiêu biểu cho vui múa lăng xăng (lại luôn luôn tránh xa con người) nên đặc trưng của nó là không thể “đánh trống thổi kèn” vui nhộn!

Còn trò chơi với bài hát này cũng không phải là trò “khoèo” chân với “bộ dạng chết cứng” như trong sách mô tả. Kiểu trò chơi như vậy là hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi ham vui, hiếu động của các em thiếu nhi.

Là người đã từng mê thích trò chơi này thời thơ ấu, và khi đã hết tuổi thiếu nhi, vẫn được nghe “đàn em” trong xóm diễn đi diễn lại nên cho đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ đích thực bài hát và trò chơi ấy như sau:

"Bắt kim than
Cà lang bí rợ
Cột quai chèo
Chèo qua chèo lại
Bắt ngựa ô
Chạy vô vườn mít
Hái lá mít
Chùi đít ngựa ô"

Bài hát được kết hợp với trò chơi vui nhộn thường được diễn ra lúc trời chập choạng tối, gồm 4 em nắm tay nhau, bung ra thành vòng tròn, em nào cũng chân trái đứng, chân phải đưa thẳng ra phía trước, gác lên chỗ tay của 2 em đối diện đang nắm chặt, 4 chân ấy của các em đan luồn vào nhau “xoắn xuýt” như dây quai chèo. Tuy mỗi em chỉ đứng có một chân nhưng nhờ được chịu vào nhau nên chắc, vững. Vì thế các em không cần nắm tay nhau nữa mà buông ra rồi cùng nhau hát bài này. Vừa hát vừa vỗ tay nghiêng mình qua, nghiêng mình lại ăn rập theo nhịp điệu, hình dung tư thế người chèo mái dài: một chân trụ chắc còn chân kia “thả” để cân bằng khi thân mình chồm tới hay ngã lui, nhịp nhàng theo động tác. Song do chỉ đứng một chân lâu nên không thể không tê mỏi, vì vậy thỉnh thoảng có em phải nhảy khựng khựng để lấy lại thế cân bằng. Một em “điều chỉnh” tất nhiên ba em kia cũng phải nương theo y như mấy con ngựa bị thắng dây cương nhảy dựng dựng tại một chỗ, nên gọi “bắt kim than”.

Bắt xong con ngựa im màu nâu sậm (kim than) ở cà lang bí rợ (sân rộng chất toàn trái bí rợ – nông phẩm mới vừa thu hoạch ở rẫy, chờ chuyển xuống ghe đem đi tiêu thụ), các em tiếp tục “bắt ngựa ô” – ngựa ô là ngựa có sắc lông màu đen. Khi hát đến câu cuối (chùi đít ngựa ô) thì các em đồng loạt ngưng vỗ tay, đặng em này vỗ đít em kia và cùng phá lên cười ngặt nghẽo. Lúc này cả bốn em đều không thể không té nghiêng té ngửa. Rồi mạnh ai nấy lồm cồm ngội dậy, tiếp tục chơi.

Bởi những lẽ ấy, tên bài hát không thể “Bắc kim thang” mà là “Bắt kim than”. Cần hiểu lại cho đúng.

Đồng thời xin kiến nghị với những người có trách nhiệm hữu quan nên nghiên cứu bỏ ngay toàn bộ bài hát “Bắc kim thang” độc hại ấy, thay vào là bài (và trò chơi) “Bắt kim than” chính xác vừa nêu.

Nguyễn Hữu Thiệp



Ông tác giả này hơi chủ quan, có gì chứng minh địa phương ổng là nơi đầu tiên phát xuất ra trò chơi này đâu?  :potay:

Những lời của bài vè thường đặt cho có vần. nhiều khi không có ý nghĩa gì cả. Ngay bài hát ổng đề nghị cũng có điểm vô lý, không nói bắt ngựa kim than mà lại nói bắt kim than, bỏ mất chữ ngựa, vả lại phía trên là ngựa nâu, phía dưới sao thành ngựa ô! :bitchitlin:  
Em thấy cách giải thích của ông Nguyễn Hữu Thiệp này hơi... tối nghĩa :docs1: 
Đọc càng thêm ... hổng hiểu bài đồng dao :horang: 
Ngựa Kim than là con ngựa nâu thì em tìm không ra chỗ nào nói đến cả :singi: 
Anyway, em cũng không nghĩ một bài đồng dao dạy con nít hát mang ý nghĩa "độc hại" vậy đâu.

:nihao: 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tuổi thơ miền quê - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuổi thơ miền quê   Tuổi thơ miền quê - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tuổi thơ miền quê
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Hình ảnh quê hương-