Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Thu 15 Aug 2013, 08:21

Trước đây "điếc không sợ súng" tôi tham gia họa thơ ĐL rất sôi nổi, vô tư, sau vì mê hoa nên bỏ bễ. Thời gian xa TH, ở ĐVTC tôi được cháu NU giúp đỡ nhiệt tình, vạch cho thấy những thiếu sót trong thơ ĐL của tôi, lúc này tôi mới tá hỏa, thì ra cái mà tôi biết về ĐL thật ra chỉ là biết về luật bằng trắc thôi, đi vào kỹ năng thơ ĐL thì tôi chưa biết gì cả. NU đã gửi cho tôi một bản tóm tắt 20 lỗi trong thơ ĐL, nhưng tôi đọc nó không vào, không nhớ được gì nên chán nản lại bỏ, đành phụ lòng yêu mến của cháu. Trở lại TH, trong vòng hai tháng, trang Hoa của tôi bq 364 lượt đọc một ngày nên tôi phấn khởi chỉ say mê tìm hoa. Việc Admin TVT đột ngột ra đi đã gây cho tôi một cú xốc lớn, nỗi ân hận và nhớ thương bạn đã thức tỉnh tôi, tôi quyết định trở lại với thơ ĐL, dù biết rằng rất khó. Tôi đã gửi cho VMT 3 bài thơ ĐL dự thi mà vì cái hộp tin nhắn nó đã mất tiêu, nhờ phân tích các lỗi, dù nhỏ nhặt. Đọc nhận xét của VMT về bài "Tình thật trong mạng ảo" tôi lại tá hỏa, thế này thì tôi phải bỏ ĐL thôi! Nhưng rồi vẫn không bỏ được. Tôi coppy "20 lỗi trong thơ ĐL", in ra, kiên nhẫn sửa..., rồi đăng bài sửa. Đột nhiên những cơn đau đầu dữ dội lại hành hạ tôi. Mấy ngày nằm bẹp, không đi được đâu, không vào được máy, không đọc được sách, nhưng tôi vẫn đọc trong tiềm thức. Đọc bài đầu tiên  "Thu điếu" của cụ Nguyễn, tôi bỗng giật mình: Bài thơ tuyệt vời ấy mà có đến bốn câu phạm lỗi...Thế là tôi lục tung ký ức, đọc lại những bài thơ tôi đã thuộc lòng của cụ Nguyễn, Bà Chúa, Bà Huyện và ông Tú, nhận thấy các bài hầu hết là phạm lỗi, ít nhất là một câu. Niềm đam mê đã dựng tôi dậy, mỗi lúc tỉnh táo có thể vào được máy là tôi lại tranh thủ tìm.... , tôi đã tìm được rất nhiều những bài thơ mắc lỗi, chỉ chích đăng một phần.
Trở lại với niềm đam mê thơ ĐL nhưng tôi không đủ sức tiếp thu để theo lớp học như các nạn trẻ, lập Topic này tôi mong được ĐV giúp đỡ, học theo cách này tôi dễ tiếp thu hơn. ĐVTC là trường dạy ĐL, tất có những người hiêu sâu sắc về kỹ năng thơ ĐL, tôi nêu nên những trăn trở của tôi khi tìm hiểu về các lỗi trong thơ ĐL, nhờ ĐV giải tỏa.
Suy nghĩ về lỗi Phong yêu và Hạc tất trong thơ Đương Luật
Hồ Xuân Hương
Dệt Vải
Câu 1: Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Lỗi hạc tất
Câu 4: Một suốt đâm ngang thích thích mau. Lỗi hạc tất
Chửa Hoang
Câu 1: Cả nể cho nên hóa dở dang, Lỗi hạc tất
Câu 2: Nỗi niềm có thấy hỡi chăng chàng? Lỗi phong yêu
Thương
Câu 4: Thương cái bèo non giạt bể Đông. Lỗi hạc tất
Câu 6: Thương vợ chồng Ngâu cách mặt sông Lỗi hạc tất
Quan Thị
Câu 1: Mười hai bà mụ ghét chi nhau? Lỗi phong yêu
Câu 8: Nghìn năm khỏi bị tiếng nương dâu Lỗi phong yêu
Nhà Sư
Câu 1: Chẳng phải là Ngô, chẳng phải ta, Lỗi hạc tất
Câu 2: Đầu thì trọc lốc, áo không tà. Lỗi phong yêu
Giếng Nước
Câu 1: Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Lỗi phong yêu
Câu 4: Nuớc trong leo lẻo một dòng thông! Lỗi phong yêu
Bà Huyện Thanh Quan
Qua đèo Ngang
Câu 2: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lỗi phong yêu
Câu 8: Một mảnh tình riêng, ta với ta. Lỗi hạc tất
Ðền Trấn Võ
Câu 2: Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Lỗi phong yêu
Câu 6: Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi Lỗi phong yêu
Cảnh Chiều Hôm
Câu 8: Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn Lỗi phong yêu
Thăng Long thành hoài cổ
Câu 2: Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lỗi phong yêu
Nhớ Nhà
Câu 6: Chài ngư tung gió bãi bình sa Lỗi phong yêu
Nguyễn Khuyến
Chốn Quê
Câu 1 Năm nay cày cấy vẫn chân thua Lỗi phong yêu
Câu 6 Chợ búa trầu cau chẳng dám mua. Lỗi hạc tất
Hoa Cúc
Câu 2 Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi Lỗi phong yêu
Câu 4 Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai  Lỗi phong yêu
Câu 6 Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai Lỗi hạc tất
Vịnh mùa hè 
Câu 1 Biếng trông trời hạ nước non xa,  Lỗi phong yêu
Câu 4 Bướm len lá trúc lượn rèm thưa. Lỗi phong yêu
 Câu 8 Sấm đông rầm rập gió nồm đưa. Lỗi phong yêu
Vịnh tiến sĩ giấy I
Câu 2 Bỡn ông mà lại dứ thằng cu. Lỗi phong yêu
Câu 4 Giấy má nhà bay đáng mấy xu? Lỗi hạc tất
Câu 8 Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu. Lỗi hạc tất
Ông phỗng đá (Thơ Bốn câu)
Câu 1: Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Lỗi hạc tất
Câu 4: Non nước đầy vơi có biết không. Lỗi hạc tất
Thu Ẩm
Câu 1 Năm gian nhà nhỏ thấp le te, Lỗi phong yêu
Câu 4 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Lỗi phong yêu
Thu Vịnh
Câu 1 Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Lỗi phong yêu
Câu 2 Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu. Lỗi hạc tất
Thu Điếu
Câu 1 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Lỗi phong yêu
Câu 2 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Lỗi hạc tất
Câu 4 vàng trước gió sẽ đưa vèo. Lỗi phong yêu
Câu 6 Ngõ trúc quanh co khách vắng teoLỗi hạc tất
Trần Kế Xương
Cô Tây đi tu
Câu 2: Thôi thôi tôi cũng "mét xì" ôngLỗi phong yêu
Câu 8: Cái nợ trầu duyên rũ chửa xong Lỗi hạc tất
Sư ông và mấy ả lên đồng
Câu 4: Hai ả tròn xoe đứng múa bôngLỗi hạc tất
Câu 6: Thướt tha dưới án nguýt sư ông Lỗi phong yêu
CẢM HỨNG
Câu 2: Trăm năm tính đốt hãy còn lâu Lỗi phong yêu
Câu 6: Bể kia có lúc cũng trồng dâu Lỗi phong yêu
HỎI ĐÙA MÌNH (Thơ Bốn câu)
Câu 1: Ông có đi thi ký lục không ? Lỗi hạc tất
Câu 2: Nghe ông quốc ngữ đọc chưa thông Lỗi phong yêu
BA CÁI LĂNG NHĂNG (Thơ Bốn câu)
Câu 1: Một trà một rượu một đàn Lỗi phong yêu
Câu 2: Ba cái lăng nhăng nó quấy ta Lỗi hạc tất
CHỢT GIẤC (Thơ Bốn câu)
Câu 1 Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba Lỗi phong yêu
Câu 2 Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra Lỗi hạc tất
NHỚ BẠN PHƯƠNG TRỜI
Câu 1 Ta nhớ người xa cách núi sông Lỗi hạc tất
Câu 2 Người xa xa lắm nhớ ta không ? Lỗi phong yêu
Câu 6: Nỗi riêng riêng cả đến tình chung Lỗi phong yêu
THƯƠNG VỢ
Câu 1 Quanh năm buôn bán ở mom sông Lỗi phong yêu
Câu 6 Năm nắng mười mưa, dám quản công Lỗi hạc tất
KHÓC EM GÁI
Câu 1 Mệnh sao bạc thế hỡi em ơi! Lỗi phong yêu
Câu 4 Cành hoa đã rụng, phím đàn rơi Lỗi phong yêu
Câu 8 Lòng anh thương xót biết bao nguôi! Lỗi phong yêu
THAN NGHÈO
Câu 1 Cái khó theo nhau mãi thế thôi Lỗi hạc tất
Câu 2 ai, hay chỉ một mình tôi ? Lỗi phong yêu
Câu 6 Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi Lỗi phong yêu
GỬI NGƯỜI CŨ
Câu 2: Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ? Lỗi hạc tất
Câu 2: Gần lại càng thêm dạ khát khao Lỗi hạc tất
 
Nêu ra những điều trên không phải là lý sự cùn bao biện lỗi của mình. Theo vẫn theo, sửa vẫn sửa, tránh vẫn tránh, nhưng vẫn nêu ra những điều lăn tăn mong được sáng tỏ.


BXP 15.8.2013
Về Đầu Trang Go down
TiCa NXH

TiCa NXH

Tổng số bài gửi : 402
Age : 72
Location : Southern California
Registration date : 11/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Phiếm đàm về phong yêu và hạc tất   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Thu 15 Aug 2013, 15:41


Chào buixuanphuong09 !
 
Phiếm đàm về phong yêu và hạc tất
 
Tôi TiCa Nguyễn Xuân Hòa, chẳng phải là bậc học giả cũng chả là nhà thơ. Chỉ là con nhà khoa học từ đầu đến chân - làm việc thuần túy với con số và công thức.
 
Trước tiên, cho dù BXP tốn khá nhiều thì giờ, tiếc rằng không phải là người đầu tiên trích đẫn những câu thơ bị dán cái nhãn hiệu là bị lỗi phong yêu và hạc tất. Có lẽ từ xưa đến giờ chỉ vì kính lão đắc thọ nên cả khối thơ được tôn kính xếp vào loại "phá lệ".
 
Theo ý tôi, thơ có trước và luật thơ có sau. Có lẽ từ thời Cổ Phong dựa vào kinh nghiệm mà người ta thấy rằng nếu cứ BBTT thế này thế nọ bài thơ sẽ xuôi tai hơn. Để dìu dắt kẻ đi sau họ soạn ra luật gần như kim chỉ nam để đi đường ít sợ lạc. Sau này Thẩm Ước đúc kết lại và soạn ra thuyết bát bệnh. Ngoài ra cũng có thể qua kinh nghiệm người ta thấy những bài nghe không ổn cho lắm. Tổng hợp lại cho và phân loại ra cho có logic và được ghi là lỗi trong thơ Đường luật không chừng. 
 
Thơ thì ý thơ vẫn là chính, nếu có người dùng ngón tay trỏ đường lên cung trăng giúp ta thì vẫn lợi hơn là không hề biết đi hướng nào. Thế nhưng đường nào rồi cũng đến La Mã, chỉ khác nhau xa gần, chóng chầy mà thôi. Luật thơ, tôi quan niêm tương tự như luật giao thông. Đôi khi nó tạo ra những gò bó mất hứng, nhưng nhìn chung vẫn có cái lợi hiển nhiên của nó. Nếu mình không có thiên tài thì cứ theo bản đồ mà tìm đến đích. Siêu nhân có thể bay được thì việc gì phải theo cái khuôn khổ đấy phải không?
 
Một câu thơ, một ý tưởng hay. Đọc giả không cần biết thể loại gì chứ đừng nói là luật gì. Chí cần xuôi tai, có một chút gì đó có chiều sâu có thể cảm nhận được để đi vào lòng người.  Lúc bấy giờ có thể nói là đạt được cái chân, thiện, mỹ của nghệ thuật
 
Về chuyện phong yêu hay hạc tất. Liệu có nên coi đó là lỗi hay không thì còn tùy vào trình độ cảm nhận về thanh nhạc của độc giả. Nó không là chuyện "văn ôn võ luyện" mà là năng khiếu bẩm sinh mà thôi.
 
Liệu trong giàn đại hợp xướng có cả ngoài 100 thành viên. Có một người sai giọng liệu có mấy người phác giác ra? Ai nấy đều vỗ tay hoan hô. Ngoại trừ một tên "bất hạnh" có cái lỗ tai đặc biệt phát giác ra cái sai đó.  Chẳng hạng Derek Paravicini trong giàn đại hòa tấu trên 50 nhạc công có một nốt sai, anh chàng khật khùng này biết ngay. Thế thì cái dỡ vẫn có, không ai thấy không có nghĩa là không có điểm dỡ.
 
Liệu bức tranh Mona Lisa có cái mũi chệch đi vài millimeter có thể nào thành kiệt tác để đời hay không. Tôi xin thưa có lẽ là không rồi đấy cho dù từng chi tiết nhỏ vẫn tuyệt hảo và vẫn là do bàn tay Leonado De Vinci tạo ra. Thơ cũng nghệ thuật, thế thì nó cần có cái đẹp hài hòa toàn diện tương tự như tranh vậy.
 
Một người mẫu cho dù đẹp đến đâu, nhưng có một cái sẹo. Có lẽ người ta không thấy những cái nét đẹp nỗi bậc khác mà hầu như chỉ thấy cái sẹo mà thôi. Riêng tôi, tôi vẫn nhìn thấy cái đẹp bởi vì chịu khó có cái nhìn toàn diện. Một khuyết điểm nhỏ - nếu không thể dẹp bỏ được định kiến của mình đi, thì cứ dán băng keo da người lên vết seo sẽ không xốn mắt nữa. Có lẽ nhiều bậc thầy về thơ Đường luật cũng có cái "dị ứng" như vậy. Thất niêm cũng hỏng nguyên bài thay vì thấy cái hay cái đẹp trong ý thơ. 
 
Thơ thì phải nói đến nhạc trong thơ. Mạn đàm qua nhạc cụ và âm nhạc. Các nốt nhạc căn bản cách nhau nửa cung hay một cung. Trái lại cũng có nhạc cụ (độc huyền cầm chẳng hạn) có thể vượt ngoài khuôn khổ ấy và tạo nên những tiết tấu mê hồn không ngờ. Cái nhạc trong thơ không bị giới hạng bởi cung và quảng như trong nhạc. Nó du dương hay không là nhờ không chỉ thuần túy bằng trắc mà còn là sự phân phối hài hòa của thanh (dấu) nữa. Và ngũ độ thanh, là một trong những cách giúp nhà thơ có thể đạt được cái hay của nhạc trong thơ. 
 
Thử tưởng tượng trong thơ lục bát. Từ thứ sáu của câu bát và từ chót cùng thanh hoặc cùng vần. Bảo đảm sẽ ngượng miệng đọc không được. Thế tại sao nhiều "đại thi sĩ" Việt Nam đương thời vẫn viết kiểu đó. Chỉ có mỗi một cách trả lời đó là họ không có cái lổ tai nhạy cảm thế thôi.
 
Hạc tất mà không thấy chướng, có lẽ người đó chưa bao giờ hát hay. Hoặc chưa từng dùng qua một nhạc khí gì. Thậm chí họ cũng chẳng hề thích nghe nhạc nữa. Phong yêu cần phải nhạy cảm hơn nhiều mới có thể nhận ra điểm cá biệt này. Mấy ai làu văn xuôi, nhưng thuộc nằm lòng thơ đủ chứng minh âm nhạc trong thơ quan trọng đến thế nào rồi. 
 
Có lẽ nhờ tôi nghe nhạc ba mẹ tôi hòa tấu từ lúc mình còn trong bụng. Tôi chơi nhạc từ lúc còn nhỏ có lẽ vì đó tôi thích thơ ĐL bởi cái tiết điệu, thanh nhạc trong thơ cho dù lúc bấy giờ tôi chẳng biết luật thơ là gì. Sau khi nghiên cứu thêm nãy ra nhận định: Việc quái gì phải bất luận mới có thể làm bài thơ ĐL. Nếu thực sự mình có một số vốn từ ngữ đồi dào và có trình độ suy luận bén nhạy, vẫn đủ từ ngữ diễn đạt điều mình muốn nói bất chấp luật có khắc khe đến cỡ nào. Dĩ nhiên cần phải có rung động thì mới có hồn được. 
 
Mỗi người có một khẩu vị riêng. Dân Mỹ có cả 300 triệu người chỉ mỗi mình Robert Parker có thể nếm rượu (vòng quanh thế giới). Ông ta khen thì công ty đó làm giàu. Ông ta phun ra thì chứng khoán công ty tụt xuống đến mức phá sãn. Thưởng thức một bài thơ có lẽ cũng không khác xa là mấy. 
 
Tóm lại phong yêu hạc tất có xốn mắt hay không tùy vào khả năng thiên phú của mỗi người. Người có khẩu vị cao thường dễ bị "bất hạnh" bởi không mấy khi có được món ăn ngon. Trái lại cứ dung dị như mọi người dễ sống hơn. Bài thơ Đường luật có thể làm xốn mắt người này cũng có thể là kiệt tác với cài nhìn của người khác.  Đời này chẳng có gì là tuyệt đối cả.
 
TiCa
81.5.2013


Về Đầu Trang Go down
https://tica52nh.wordpress.com/
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Thu 15 Aug 2013, 16:22

Cảm ơn TiCa NXH
 
Tôi lập Topic này mục đích để được nghe cho sáng tỏ ra. Tôi chỉ là một nông dân, học hành ít, đam mê ĐL nhưng tuổi đã cao, sức lại yếu, học lý thuyết về kỹ năng thơ ĐL nó không vào, làm cách này mỗi người góp cho một ý tôi sẽ dễ tiếp thu hơn. Đơn giản vậy thôi.
BXP
 
Về Đầu Trang Go down
quehuong



Tổng số bài gửi : 3106
Registration date : 24/08/2009

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Thu 15 Aug 2013, 17:11


* Kính chào bác Buì Xuân Phương,

Cháu thật rất kính phục những đam mê tìm tòi học hỏi của bác qua những baì viết sưu tầm về hoa và thơ .

Cám ơn bác đã chịu khó sưu tầm và vạch ra những li ti bệnh của các bài thơ . Theo đây cháu cũng học hỏi thật nhiều . Mấy câu thơ đó đọc lên có vẻ thiếu âm điệu nhưng vẫn hay như thường há bác. Có lẽ vì các chữ đó quá đắc, đã làm tăng thêm thi vị của bài thơ nên văn học đã tôn vinh lên là kiệt tác .

Cháu nghĩ thơ cũng như nhạc, âm điệu cũng đóng một vai trò quan trọng . Dĩ nhiên, cũng có những bài thơ bài hát ngang phè mà người thưởng thức vẫn thấy hay và vỗ tay hoan nghênh, chắc do vì .... cảm tính dd 

Thôi thì cái gì tránh được thì tránh . Còn như tránh vỏ dưa mà lại gặp vỏ dừa thì chắc quehuong đành phải chọn vỏ dưa thôi bác ạ .... vì vỏ dừa cứng lắm gõ vào đầu u đến mấy ngày mới xẹp ... dd 

Cám ơn bác thật nhiều đã cho cháu có cơ hội học hỏi thêm ... :bong:  . Kính bác .


*Cám ơn bài viết của anh TiCa . Qua đó Qh đã hiểu thêm thật nhiều phong cách thưởng thức thêm các bài thơ bài nhạc hay . :bong: 
:thx:


Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Sat 17 Aug 2013, 09:54

TiCa viết:
"Tôi TiCa Nguyễn Xuân Hòa, chẳng phải là bậc học giả cũng chả là nhà thơ. Chỉ là con nhà khoa học từ đầu đến chân - làm việc thuần túy với con số và công thức."   TiCa là nhà khoa học, "làm việc thuần túy với con số và công thức." Vậy TiCa yêu Euclide  hay  Lobachevsky hơn? Tôi thì yêu cả hai nhưng tùy lúc. Khi tôi ngồi trên xe lửa đi xa, nếu có người nói: "Hai đường thẳng song song gặp nhau tại một điểm...", thế thì tôi phải nguyện cầu cho nguyên lý của Euclide mãi trường tồn, để cho hai đường thẳng song song - hai đường ray - có con tầu chở tôi chạy trên đó đừng bao giờ gặp nhau, nếu không thì... Nhưng khi tôi ngồi chơi với các cháu học sinh, nghe chúng nói: "Hai đường kinh tuyến đi qua hai điểm 90 độ và 180 độ, chúng cùng vuông góc với đường xích đạo, tức là chúng song song song với nhau, nhưng chúng lại gặp nhau ở hai cực Nam-Bắc địa cầu". Thế thì tôi lại yêu Lobachevsky mà quên mất Euclide.
Trở lại với thơ, TiCa viết:
"Trước tiên, cho dù BXP tốn khá nhiều thì giờ, tiếc rằng không phải là người đầu tiên trích đẫn những câu thơ bị dán cái nhãn hiệu là bị lỗi phong yêu và hạc tất."
Thế nghĩa là TiCa cho rằng tôi lập Topic này là có ý đồ.... Nhưng TiCa đã lầm, tôi già rồi, sức tàn, lực kiệt, ham hố chi ba cái chuyện tranh cãi vô bổ. Tôi lập Topic này, lật lại vấn đề chỉ mong được sáng tỏ thêm. Cả đời sống với bùn sâu rơm cỏ, yêu thơ, yêu ĐL, nhưng có được ai chỉ dạy đâu, cũng không có mà đọc. Ngày nay có thể học, có thể đọc thì lại không còn sức tiếp thu. NU đã gửi tặng tôi bản 20 lỗi của thơ ĐL, nhưng tôi đọc nó không vào, không nhớ được gì nên chán nản bỏ dở, đành mang lỗi phụ lòng yêu mến của cháu. Vừa qua, nhân bài thơ gửi dự thi..., tôi đã nhờ VMT vạch rõ thêm những lỗi trong thơ của tôi, rồi tôi in bản "20 lỗi..." của NU tặng, đối chiếu, kiên nhẫn sửa...Sửa xong, tôi đã hiểu được một chút về cái PY, HT này và tôi thử tìm đến các cụ xưa... Việc tôi say mê tìm cái PY, HT này ở thơ của các cụ xưa không phải là vô ích, trước hết, nó đã mang lại cho tôi cái lợi thiết thực: cái PY, HT ấy đã biến thành chủng tử hằn sâu vào tạng thức tôi, tôi lại vận dụng nó vào thơ, nhưng tùy lúc mà yêu Euclide hay  Lobachevsky, mặt khác, nó đã xóa tan những mặc cảm trong lòng tôi, giúp tôi trở lại với thơ ĐL đam mê như thuở nào.
Tôi dẫn ra đây mấy bài thơ để các bạn xem tôi đã tiếp thu và vận dụng cái PY, HT ấy như thế nào:
 
VỀ VỚI TUỔI THƠ

Em hãy quay về với tuổi thơ
Cùng anh kỷ niệm vốn đang chờ
Thuyền tình lướt tới nơi hò hẹn
Trăng khuyết bay về đến bến mơ
Sóng bạc lao xao vang điệu nhạc
Mây vàng náo nức vọng đường tơ
Kìa ai rảo bước vui trời lộng
Có phải em về với tuổi thơ .


MẠNH KỶ

Họa- GỬI VỀ EM
 
Anh gửi về em cánh thiệp thơ                       lỗi HT
Gói ngàn thương nhớ, nỗi mong chờ             lỗi PY
Nhớ thời hoa bướm ươm hoài niệm
Gợi thuở hồn nhiên lộng ước mơ                  lỗi HT
Phượng vỹ trải hồng thêu thảm mộng
Bằng lăng rắc tím dệt đường tơ                     lỗi PY
Ngàn năm đẹp mãi tình dang dở
Anh gửi về em cánh thiệp thơ                       lỗi HT
 
BXP 10.3.13
Sửa 1:
GỬI VỀ EM
 
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ           
Gói bao thương nhớ với mong chờ
Nhớ thời hoa bướm ươm hoài niệm
Gợi thuở hồn nhiên lộng ước mơ                  lỗi HT
Phượng vỹ trải hồng thêu thảm mộng
Bằng lăng rắc tím dệt đường tơ                     lỗi PY
Ngàn năm đẹp mãi tình dang dở
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
 
* Câu 4 và 6 tôi giữ nguyên, bởi lẽ, phượng vỹ và bằng lăng là hai loài cây đường phố, nó gắn liền với những kỷ niệm thời cắp sách của tôi, ghi dấu một mối tình hồn nhiên, trong sáng tuổi học trò. Không thể có loài cây nào thay thế được nó. Giữ nguyên câu thơ để giữ lại cảm xúc chân thực. Vì là thơ họa nên phải giữ từ Tơ, nhưng tôi cũng làm một bài khác, đổi từthành từ Bờ:
Sửa 2:
GỬI VỀ EM
 
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
Gói bao thương nhớ với mong chờ
Bằng lăng rắc tím đường ươm mộng
Phượng vỹ trải hồng lối ước mơ
Sôi nổi, vô tư thuyền ghé bến
Hồn nhiên, trong sáng sóng hôn bờ
Nhớ thời cắp sách đầy hoa bướm
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
 
BXP 16.8.13


Tôi nghĩ rằng ĐVTC là một trường dạy làm thơ ĐL, đưa vấn đề này ra sẽ được giúp đỡ làm sáng tỏ, nhưng.... Topic này xin được khép lại từ đây.
 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Mon 19 Aug 2013, 08:25

buixuanphuong09 đã viết:
TiCa viết:
"Tôi TiCa Nguyễn Xuân Hòa, chẳng phải là bậc học giả cũng chả là nhà thơ. Chỉ là con nhà khoa học từ đầu đến chân - làm việc thuần túy với con số và công thức."   TiCa là nhà khoa học, "làm việc thuần túy với con số và công thức." Vậy TiCa yêu Euclide  hay  Lobachevsky hơn? Tôi thì yêu cả hai nhưng tùy lúc. Khi tôi ngồi trên xe lửa đi xa, nếu có người nói: "Hai đường thẳng song song gặp nhau tại một điểm...", thế thì tôi phải nguyện cầu cho nguyên lý của Euclide mãi trường tồn, để cho hai đường thẳng song song - hai đường ray - có con tầu chở tôi chạy trên đó đừng bao giờ gặp nhau, nếu không thì... Nhưng khi tôi ngồi chơi với các cháu học sinh, nghe chúng nói: "Hai đường kinh tuyến đi qua hai điểm 90 độ và 180 độ, chúng cùng vuông góc với đường xích đạo, tức là chúng song song song với nhau, nhưng chúng lại gặp nhau ở hai cực Nam-Bắc địa cầu". Thế thì tôi lại yêu Lobachevsky mà quên mất Euclide.
Trở lại với thơ, TiCa viết:
"Trước tiên, cho dù BXP tốn khá nhiều thì giờ, tiếc rằng không phải là người đầu tiên trích đẫn những câu thơ bị dán cái nhãn hiệu là bị lỗi phong yêu và hạc tất."
Thế nghĩa là TiCa cho rằng tôi lập Topic này là có ý đồ.... Nhưng TiCa đã lầm, tôi già rồi, sức tàn, lực kiệt, ham hố chi ba cái chuyện tranh cãi vô bổ. Tôi lập Topic này, lật lại vấn đề chỉ mong được sáng tỏ thêm. Cả đời sống với bùn sâu rơm cỏ, yêu thơ, yêu ĐL, nhưng có được ai chỉ dạy đâu, cũng không có mà đọc. Ngày nay có thể học, có thể đọc thì lại không còn sức tiếp thu. NU đã gửi tặng tôi bản 20 lỗi của thơ ĐL, nhưng tôi đọc nó không vào, không nhớ được gì nên chán nản bỏ dở, đành mang lỗi phụ lòng yêu mến của cháu. Vừa qua, nhân bài thơ gửi dự thi..., tôi đã nhờ VMT vạch rõ thêm những lỗi trong thơ của tôi, rồi tôi in bản "20 lỗi..." của NU tặng, đối chiếu, kiên nhẫn sửa...Sửa xong, tôi đã hiểu được một chút về cái PY, HT này và tôi thử tìm đến các cụ xưa... Việc tôi say mê tìm cái PY, HT này ở thơ của các cụ xưa không phải là vô ích, trước hết, nó đã mang lại cho tôi cái lợi thiết thực: cái PY, HT ấy đã biến thành chủng tử hằn sâu vào tạng thức tôi, tôi lại vận dụng nó vào thơ, nhưng tùy lúc mà yêu Euclide hay  Lobachevsky, mặt khác, nó đã xóa tan những mặc cảm trong lòng tôi, giúp tôi trở lại với thơ ĐL đam mê như thuở nào.
Tôi dẫn ra đây mấy bài thơ để các bạn xem tôi đã tiếp thu và vận dụng cái PY, HT ấy như thế nào:
 
VỀ VỚI TUỔI THƠ

Em hãy quay về với tuổi thơ
Cùng anh kỷ niệm vốn đang chờ
Thuyền tình lướt tới nơi hò hẹn
Trăng khuyết bay về đến bến mơ
Sóng bạc lao xao vang điệu nhạc
Mây vàng náo nức vọng đường tơ
Kìa ai rảo bước vui trời lộng
Có phải em về với tuổi thơ .


MẠNH KỶ

Họa- GỬI VỀ EM
 
Anh gửi về em cánh thiệp thơ                       lỗi HT
Gói ngàn thương nhớ, nỗi mong chờ             lỗi PY
Nhớ thời hoa bướm ươm hoài niệm
Gợi thuở hồn nhiên lộng ước mơ                  lỗi HT
Phượng vỹ trải hồng thêu thảm mộng
Bằng lăng rắc tím dệt đường tơ                     lỗi PY
Ngàn năm đẹp mãi tình dang dở
Anh gửi về em cánh thiệp thơ                       lỗi HT
 
BXP 10.3.13
Sửa 1:
GỬI VỀ EM
 
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ           
Gói bao thương nhớ với mong chờ
Nhớ thời hoa bướm ươm hoài niệm
Gợi thuở hồn nhiên lộng ước mơ                  lỗi HT
Phượng vỹ trải hồng thêu thảm mộng
Bằng lăng rắc tím dệt đường tơ                     lỗi PY
Ngàn năm đẹp mãi tình dang dở
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
 
* Câu 4 và 6 tôi giữ nguyên, bởi lẽ, phượng vỹ và bằng lăng là hai loài cây đường phố, nó gắn liền với những kỷ niệm thời cắp sách của tôi, ghi dấu một mối tình hồn nhiên, trong sáng tuổi học trò. Không thể có loài cây nào thay thế được nó. Giữ nguyên câu thơ để giữ lại cảm xúc chân thực. Vì là thơ họa nên phải giữ từ Tơ, nhưng tôi cũng làm một bài khác, đổi từthành từ Bờ:
Sửa 2:
GỬI VỀ EM
 
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
Gói bao thương nhớ với mong chờ
Bằng lăng rắc tím đường ươm mộng
Phượng vỹ trải hồng lối ước mơ
Sôi nổi, vô tư thuyền ghé bến
Hồn nhiên, trong sáng sóng hôn bờ
Nhớ thời cắp sách đầy hoa bướm
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
 
BXP 16.8.13


Tôi nghĩ rằng ĐVTC là một trường dạy làm thơ ĐL, đưa vấn đề này ra sẽ được giúp đỡ làm sáng tỏ, nhưng.... Topic này xin được khép lại từ đây.
 

Bác BXP kính mến

Trước hết AH hoan nghênh tinh thần học hỏi của bác. Sau nữa xin trao đổi với bác một vài điều. :whisper:

Lỗi bệnh trong thơ ĐL không phải chỉ có phong yêu và hạc tất, chẳng hạn trong bài sửa thứ hai bác tránh PY-HT thì lại phạm lỗi khổ độc là lỗi nặng hơn nhiều (ngoài lỗi hạc tất ở câu thứ 7).

Các lỗi bệnh được người xưa đúc kết ghi lại không phải nhằm mục đích để người làm thơ học thuộc nằm lòng rồi mang ra dò từng chữ mỗi khi sáng tác. Nó chỉ là hướng dẫn sơ lược để môt người trình độ trung bình có thể hiểu tại sao một câu thơ, một bài thơ đọc lên nghe trúc trắc không xuôi tai. Do đó bác không cần phải nhớ hết 20 lỗi đó. Muốn làm thơ theo cảm hứng thì bác đọc lại bài thơ thấy vừa ý thì được rồi. :mim:

Nếu bác thực sự muốn học theo bài bản thì phải vô lớp học để được hướng dẫn từ căn bản, chớ không thể trong phút chốc mà học được cách làm một bài thơ không phạm lỗi. Trong lớp học đã có những người "thất thập cổ lai hy", có người bị bệnh u não trầm trọng, suy nghĩ rất khó khăn, nhưng tất cả đều vượt qua và đạt thành tâm nguyện. Người đời trước đã có nhiều câu khuyên dạy: "đi sẽ đến, tìm sẽ thấy" (không rõ tác giả) hay là: "xin sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ cửa sẽ mở" (Kinh Phúc Âm), "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học). Chúc bác thành công!

pls

_________________________
TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Wed 21 Aug 2013, 08:47

Cảm ơn thày Ái Hoa!
Sức khỏe tôi dạo này kém quá, ngày ốm nhiều hơn ngày khỏe. Tôi vẫn ngồi thiền và tập yoga thường xuyên, sáng 18/8, sau khi xả thiền định tiếp tập bỗng thấy khó chịu, đau hết người nên đi nằm. Chập chờn được mươi phút, vợ gọi dậy ăn sáng, bỗng tôi đau hết toàn thân không nhúc nhích được, con phải vào vực dậy.... Tôi tập yoga liên tục, không hiểu sao lại ra cớ sự này..., ngồi không được, nằm không xong... Gắng chịu đau xoa bóp từng phần, hôm nay sang ngày thứ tư, tôi đã vào được máy, đọc những dòng viết của thày Ái Hoa, tôi rất phấn khởi, nhưng chưa thể nói được gì, chỉ vào máy một chút rồi phải nghỉ.
Xin tạm khất chờ khi khỏe.
BXP 21/8/2013
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Wed 21 Aug 2013, 20:54

Cảm ơn thày Ái Hoa, cảm ơn ĐVTC!


Tôi lập Topic này mục đích chính là để được đọc những dòng như thế này, bây giờ được đọc rồi, thế là thỏa nguyện. Mấy ngày nằm bẹp không vào được máy, hôm nay khá một chút, vào đọc những dòng này như được một liều thuốc bổ. Câu "Trong lớp học đã có những người "thất thập cổ lai hy", có người bị bệnh u não trầm trọng, suy nghĩ rất khó khăn, nhưng tất cả đều vượt qua và đạt thành tâm nguyện." đã động viên khích lệ tôi rất nhiều. Tôi khát khao được học, không ngại khó. Nhưng, muốn theo một khóa học bài bản phải có thời gian, chả lẽ lúc nào ghi tên cũng được ư? Mà tôi thì không đủ sức theo trọn vẹn thời gian một khóa học. Hơn nữa, tôi rất mê hoa, một thời gian dài tôi đã bỏ thơ vì hoa. Nay trở lại với thơ, tôi quyết đi bằng hai chân: Thơ mang lại cho tôi niềm vui tình cảm, Hoa mang lại cho tôi niềm vui trí tuệ. Sưu tập hoa đã giúp tôi mở mang nhiều kiến thức mà trước đây nằm mơ cũng không thể có, nên tôi sẽ duy trì nó đến hết đời. Vì vậy tôi chỉ có thể học từng phần, được đến đâu hay đến đó. Câu "Muốn làm thơ theo cảm hứng thì bác đọc lại bài thơ thấy vừa ý thì được rồi." đã xóa tan mặc cảm trong lòng tôi. Câu "Lỗi bệnh trong thơ ĐL không phải chỉ có phong yêu và hạc tất, chẳng hạn trong bài sửa thứ hai bác tránh PY-HT thì lại phạm lỗi khổ độc là lỗi nặng hơn nhiều (ngoài lỗi hạc tất ở câu thứ 7)", tôi đem bảng luật ra đối chiếu từng từ thì bỗng hiểu: Từ thứ 3 của câu 4 "trải", trong bảng luật nó là B nhưng tôi viết là T, theo "bất luận" cho phép, nhưng lại phạm lỗi khổ độc. Câu (ngoài lỗi hạc tất ở câu thứ 7)", tôi nghĩ mãi không ra, thú thật, nếu lời đó là của bạn thơ thì tôi đã cãi phứa, nhưng đây là lời của một thày dạy ĐL thì nó phải có lý, buộc tôi phải tìm, tìm mãi tôi mới ngớ ra: "chữ cuối câu trùng thanh với chữ thứ tư cùng câu...", tôi ghi nhớ nhưng lại chỉ quan tâm đến câu vần, còn câu không vần thì bỏ qua. Câu thứ 7 của tôi, từ thứ tư sách trùng âm với từ cuối bướm là hạc tất. Bởi tôi phải tìm nên hiểu sâu, nhớ lâu. Cả đời tôi cứ học theo cách này. Ví như Vitính, nếu cứ học bài bản thì tôi không thể xử dụng được. Bởi chú em tôi hiểu rõ cái kém cỏi, cái nhược điểm của tôi, biết tôi cần cái gì... nên hướng dẫn từng phần và tôi đã học được, trong quá trình xử dụng, mắc đâu thì ghi lại rồi hỏi đấy, nên tôi mới vào được các diễn đàn, mới sưu tập được hoa ...Rời ghế nhà trường năm 1954 tôi mới học hết Đệ lục, tức 7/12, kiến thức ngày nay tôi có được là nhờ cách học "năng nhặt chặt bị" như thế.
Trở lại với thơ, chỉ vài dòng của thày Ái Hoa "tránh PY-HT thì lại phạm lỗi khổ độc là lỗi nặng hơn nhiều (ngoài lỗi hạc tất ở câu thứ 7)" đã cho tôi được sáng tỏ rất nhiều. Tôi đã hiểu và nhớ sâu lỗi PY, HT, khổ độc..., nhưng các lỗi khác tôi còn lơ mơ lắm. Khi khỏe nên tôi sẽ gắng vào họa trực tiếp và nhờ thày Ái Hoa, Shroi, Nhã Uyên chỉ cho tôi lỗi cụ thể của từng bài thơ, tôi sẽ nghiền ngẫm sửa, như thế tôi sẽ dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.
Bây giờ tôi đăng lên bài thơ sửa thứ ba để thày Ái Hoa và bạn đọc xem giúp:


Sửa 3:
GỬI VỀ EM
 
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
Gói bao thương nhớ với mong chờ
Bằng lăng dệt tím từng đường mộng
Phượng vỹ thêu hồng mỗi lối mơ
Thuyền nhỏ căng buồm chưa ghé bến
Sông tương dậy sóng đã hôn bờ
Nhớ về cái thuở hồn nhiên ấy
Anh gửi cho nàng cánh thiệp thơ
 
BXP 21.8.2013
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Sat 24 Aug 2013, 06:05

Kính bác BXP,

* Vì để cho các bạn thơ khác không phải ái ngại khi xướng hoạ, cháu không góp ý bất kỳ bài thơ nào đăng ở Vườn Thơ của ĐV cả.
Trong một loạt thơ xướng hoạ, lại đem bài của bác ra mổ xẻ, điều này sẽ làm cho các bạn mất thi hứng, thi vị cũng tan mất. Cháu nói lên điều này với kinh nghiệm của một Điều Hành Viên nhiều năm, và đã gặp không ít những trường hợp như vậy. Tuy bác có tinh thần học hỏi thật đáng khâm phục, nhưng các thành viên đến đây mỗi người mỗi ý, nên cháu tuyệt đối không góp ý, mổ xẻ bất kỳ bài thơ nào công khai ngoài Vườn Thơ.

* Việc mổ xẻ bài thơ theo ý bác chỉ nêu ra được các lỗi về mặt hình thức âm điệu.
Ba điều quan trọng nhất của một bài thơ ĐL là Luật, Niêm, Đối. Mất đi một trong 3 điều bài thơ không thành bài thơ ĐL.
Cháu thật sự không thể chỉ ra các lỗi của một bài thơ về mặt hình thức mà về phép đối căn bản chưa hoàn hảo. Điểm này mới quan trọng hơn.
Còn các lỗi khác, mình cũng nên biết và nắm vững, nhưng lúc làm thơ cân nhắc nặng nhẹ mà chọn từ.

* Lớp học không có khoá học nhất định, lúc nào ghi tên cũng được, và tuỳ vào thành viên: thời gian rảnh, tình trạng sức khoẻ, tình trạng gia đình, bận rộn sự nghiệp công danh, ... mà thành viên đó học nhanh hay chậm. Không cần thiết phải học nhanh, đúng không bác, chỉ cần chuyên cần đều đặn theo khả năng của từng người.
VMT cũng là một trong những học trò của thầy Ái Hoa.
Lớp học đóng kín cửa, điều này vốn để tránh cho một số học viên ngại ngùng trước sự tò mò của người ngoài về những chỉnh sửa của thầy.

Thầy Ái Hoa đã lên tiếng rồi. Lớp học sẵn sàng đón bác vào lớp, bác vừa có thể dành thời gian cho hoa, và cũng dành thơi gian cho sự học của mình, nhanh chậm tuỳ theo ý thích của bác.

Kính chúc bác vui khoẻ.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13Mon 16 Sep 2013, 08:09

KHÓ

Cho dù khó được tuổi mười mươi
Lặng lẽ tìm Hoa cứ hả cười
Gốc cỗi, cây già không hổ bạn
Cành xanh quả ngọt vẫn vui người
Gìn thơ bỏ bệnh tâm càng sáng
Để nghĩa không nhầm ý lại tươi
Khắc khoải câu vần còn nặng lỗi
Đành an thất thập chẳng mong mười.

BXP 15.9.2013
Tôi đăng lên Topic này bài thơ "vắt óc ra nước", nếu Shiroi có thời gian đọc xin góp cho vài ý.
 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL   TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TÌM HIỂU KỸ NĂNG THƠ ĐL
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Thơ PHẠM KHANG
» TÌM
» TÌM ĐÂU MIỆNG LƯỠI TÔ TẦN NHỈ
»  TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
» TÌM MẸ NƠI ĐÂU
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-