Bài viết mới | Lục bát by Tinh Hoa Today at 00:08
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:52
7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 10:44
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Yesterday at 08:07
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Sat 09 Nov 2024, 11:38
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sat 09 Nov 2024, 02:02
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Fri 08 Nov 2024, 23:44
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:53
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:25
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:23
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Fri 25 Oct 2024, 10:33
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 24 Oct 2024, 16:03
Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Wed 23 Oct 2024, 07:42
5 chữ by Tinh Hoa Tue 22 Oct 2024, 03:37
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Mon 21 Oct 2024, 14:07
CHÚC MỪNG SINH NHẬT Bạn Và Đệ Tử by mytutru Mon 21 Oct 2024, 00:00
Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Sat 19 Oct 2024, 15:16
Đường luật by Tinh Hoa Sat 19 Oct 2024, 06:52
Rất Tuyệt Với by mytutru Fri 18 Oct 2024, 12:12
PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Fri 18 Oct 2024, 00:04
Một góc Quê hương by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:28
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 03 Dec 2014, 05:54 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7188 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 03 Dec 2014, 11:11 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7188 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 03 Dec 2014, 11:46 | |
| Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
Huỳnh Minh Tú
Triết lý giáo dục
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.
Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967)
Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm
1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.
Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964
3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.
Bích chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH
Mục tiêu giáo dục thời VNCH:
1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
Thanh nữ Việt Nam Cộng Hòa
2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974
3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường Chiến Sĩ)
(TM st) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Thu 04 Dec 2014, 05:28 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7188 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Thu 04 Dec 2014, 13:27 | |
| - Shiroi đã viết:
- Trà Mi đã viết:
Ở Đào viên trên có Thầy, dưới có Tỷ mờ, Trà Mi hỏng dám vô lễ!
Mời Trà Mi ăn bánh uống trà rồi đi quậy trong Đào Viên nha, lễ phép một hồi Shiroi bịnh luôn, ngồi dậy hổng nổi, hết vô Đào Viên à
- Trà Mi đã viết:
Ngày xưa ở miền Bắc có cái bằng gọi là (Phó) Tiến sĩ hữu nghị cấp từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bây giờ Việt nam có bằng Tiến sĩ online cấp từ các nước Tư bản!
Có Tiến Sĩ online hở Trà Mi ? Chỉ Shiroi đi, Shiroi ráng đăng ký lấy cái bằng Tiến Sĩ online treo cho có với người ta Có chớ, tỷ đọc bài viết này nè:Thạc sĩ, tiến sĩ dỏm xúm nhau tàn phá làm nghèo Đất NướcTrần Bích Đăng27/10/2014Hôm nay nhân đọc trên trang mạng báo điện tử Dân Trí bài có tựa là “Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm”. Trong đó có đoạn: “Sinh năm 1972, ông Thắm được cho là một trong những tỷ phú có học vấn tốt tại Việt Nam. Nhà sáng lập Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) nắm trong tay bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ)”.
Tôi lên tìm trên mạng về hai đại học này và khám phá đó là những đại học dỏm.
Thứ nhất về Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ):
Tiền thân của Đại học Columbia Common Wealth là Columbia Pacific University (CPU).
CPU được mô tả là một trường học không theo kiểu truyền thống mà là dạy từ xa (*) không được công nhận ở California (Columbia Pacific University (CPU) was an unaccredited nontraditional distance learning school in California).
* “Từ xa” vì thời ấy chưa có “trực tuyến (online)”
Năm 1997, bang California đưa ra Tòa buộc CPU phải đóng cửa, Phó Tổng chưởng lý Asher Rubin của bang California gọi trường dạy từ xa này là "một nhà máy sản xuất bằng tốt nghiệp đánh bẩy người tiêu dùng ở California trong nhiều năm qua" và "là gian lận khách hàng, hoàn toàn là một sự lừa đảo". Đơn kiện cũng gọi Đại học Columbia Pacific như là một "hoạt động giả mạo" cung cấp "[bằng cấp] hoàn toàn vô giá trị... để làm giàu cho những kẻ làm quảng bá bất lương của họ".
Đại học Columbia Pacific bị đóng cửa do án Tòa ngày 2/12/1999 - Thẩm phán Lynn Duryee lưu ý trong quyết định của mình rằng: "Quyết định này không phải là có hay không có việc sinh viên không hài lòng... Tôi cho rằng là đó không phải là thử nghiệm. Nó giống như nói rằng, như các người đã biết, mại dâm không nên là bất hợp pháp vì nó đã làm hài lòng các khách hàng. Đây không phải là một thử nghiệm”.
Ngay sau khi Columbia Pacific University bị đóng cửa, chủ nhân của nó là ông Les Carr đã chuyển trường đển Missoula, ở bang Montana và sau đó đổi tên thành "Columbia Commonwealth University" (CCWU). Năm 2001, CCWU được dời lên bang Wyoming.
Nói về Đại học Columbia Commonwealth, đây là những thông tin “đắng lòng” (hy vọng không có thêm các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ta đã từng tốt nghiệp ở đây).
Về văn bằng do CPU và CCWU cấp:
California công nhận bằng do CPU cấp trước ngày 25 Tháng Sáu 1997, là "có giá trị pháp lý" để sử dụng trong tiểu bang. Bằng CPU cấp từ 25 tháng sáu năm 1997 đến về sau, là "không có giá trị về mặt pháp lý" để sử dụng trong tiểu bang California (California recognizes CPU degrees earned before June 25, 1997, as "legally valid" for use in the state. CPU degrees earned on or after June 25, 1997, are "not legally valid" for use in California).
Bang Michigan, riêng đối với công chức, là không chấp nhận bằng cấp của CPU (Michigan, for state civil service jobs only, does not accept degrees from CPU).
Bang Oregon tại một thời điểm đã xếp các bằng cấp từ cả CPU và CCWU là "bằng cấp không được công nhận” và do đó bị cấm sử dụng vào bất cứ việc gì chiếu theo luật của tiểu bang Oregon. Việc sử dụng "bằng cấp không được công nhận" là vi phạm lệnh cấm và có thể dẫn đến hình phạt dân sự. (Oregon at one time listed degrees from both CPU and CCWU as "unaccredited degrees" and thus prohibited for various uses under Oregon law. The use of "unaccredited degrees" in violation of this prohibition can result in civil penalties).
Bang Texas xếp các bằng cấp từ cả CPU và CCWU là "gian lận hoặc không đạt chuẩn" và do đó bị cấm vào bất cứ việc gì chiếu theo luật Texas. Việc sử dụng bằng cấp "gian lận hoặc không đạt chuẩn" là vi phạm lệnh cấm là một tội tiểu hình loại B ở Texas. (Texas also lists degrees from both CPU and CCWU as "fraudulent or substandard" and thus prohibited for various uses under Texas law. The use of "fraudulent or substandard" degrees in violation of this prohibition is a Class B misdemeanor in Texas).
Về “Paramount University of Technology” :
Theo tờ báo Seattle Times ngày thứ Tư 9 tháng 2/2005, trong bài “Cáo buộc các "lò sản xuất bằng cấp" đổ xô đến (bang) Wyoming” có những chi tiết sau:
Chỉ nội [thành phố] Cheyenne đã là quê hương của sáu đại học trực tuyến. Một ví dụ điển hình là Paramount University of Technology, với một vài văn phòng ở tầng hầm ở trung tâm thành phố. Gần đó, American City University chiếm một vài phòng trong một tòa nhà xưa kia là một nhà thổ. (Cheyenne alone is home to six distance-learning schools. A typical example is Paramount University of Technology, with a couple of basement offices in a downtown mall. Nearby, American City University occupies a couple of rooms in a building that once housed a brothel).
"Chỉ với 16 giờ học, tôi đã hoàn thành 40 phần trăm các yêu cầu của khóa học cho bằng thạc sĩ", Claudia Gelzer, một nhân viên của Ủy ban [Điều Tra của Thượng Viện] cho biết. ("With just 16 hours of study, I had completed 40 percent of the course requirements for a master's degree," said Claudia Gelzer, a committee staffer).
Ngoài ra báo Seattle Times còn nhắc đến một đại học dỏm khác ở Cheyenne là “Kennedy-Western University”. Tiếc là họ không kê hết tên mười đại học dỏm ở đây. Và bài này nữa: Chủ tịch 'UB Giám Sát Tài Chính VN' xài bằng tiến sĩ dỏm? (27/07/2011)
Trang web “chinhphu.vn” hôm 25 tháng 7, loan tin ông Vũ Viết Ngoạn chính thức giữ chức chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia từ ngày 22 tháng 7 thay ông Lê Ðức Thúy nghỉ hưu từ đầu tháng 5 vừa qua. Chức vụ này có quyền hạn và bổng lộc cấp bộ trưởng.
Ông Lê Ðức Thúy, người từng giữ chức này, dính vào vụ bê bối ăn hối lộ hàng triệu đô la để cho công ty của chính phủ Úc trúng thầu in giấy bạc polymer cho Việt Nam.
Theo bản tiểu sử phổ biến trên trang tin của Quốc Hội CSVN, ông Ngoạn sinh năm 1958 làm phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội từ 2007 đến nay. Ông nắm nhiều chức quan trọng tại ngân hàng Ngoại Thương suốt từ năm 2000 và chức vụ sau cùng là tổng giám đốc.
Trong tờ quyết định bổ nhiệm ông Ngoạn, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngoài căn cứ luật lệ tổ chức chính phủ, còn “Căn cứ ý kiến của Ban Bí Thư tại công văn số 1153-CV/VPTW ngày 21 tháng 7 năm 2011” để ra quyết định bổ nhiệm. Nói khác, bổ nhiệm ông Ngoạn vào chức vụ mới là quyết định của Bộ Chính Trị mà ông Dũng chỉ là người thừa hành.
Cái đáng để ý trong vụ này, theo bản tin bổ nhiệm ông Ngoạn của báo điện tử “Thời Báo Chứng Khoán Việt Nam” đề ở dưới cuối bản tin này là “Theo chinhphu.vn” trong đó phần tiểu sử của ông Ngoạn nói bằng cấp của ông là “Tiến sĩ Tài Chính Ðại Học La Salle, Hoa Kỳ.”
Theo tìm hiểu của báo Người Việt, ở nước Mỹ, chỉ có một đại học Công Giáo ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, tên là La Salle University, địa chỉ 1900 W. Olney Ave., Philadelphia, PA. 19141. Ðiện thoại: (215) 951-1000.
Vào trang thông tin điện tử của đại học này, ban tiến sĩ, người ta chỉ thấy trường có một chương trình tiến sĩ về tâm lý (APA Accredited Psychology Doctor Program in Clinical Psychology), và tiến sĩ điều dưỡng (Doctor of Nursing Pratice).
Ðại Học La Salle không có chương trình tiến sĩ kinh tế hay tài chính. Ðể kiểm chứng, mọi người có thể vào website “http://www.lasalle.edu/admiss/gra/doctoral.php”
Tuy nhiên, khi tìm hiểu trên Internet, người ta có thể thấy một số tài liệu liên quan tới một trường đại học mang tên “La Salle university” ở thành phố Mandeville tiểu bang Louisiana là một trường bán bằng cấp dỏm, tiếng Mỹ gọi là “Diploma Mill” (xưởng sản xuất bằng cấp).
“Trường” dỏm dưới Louisina, cũng lấy tên La Salle, thì chỉ in bằng ra bán, hoàn toàn không dạy gì hết, chỉ có 1 giáo viên, có bằng Cử nhân chính trường này cấp, dạy “15 ngàn sinh viên” chẳng bao giờ tới trường.
Trường này từ năm 1996, đã bị Sở Ðiều Tra Liên Bang (FBI) ập vào khám xét, tịch thu hàng đống tài liệu mang đi điều tra:
“…The FBI report stated that LaSalle had only one faculty member serving 15,000 students (and her only degree was a Bachelor’s from LaSalle)…”
In 2001, the Coquille Valley Sentinel profiled a hospital administrator who had asserted both a masters degree and a Ph.D. in Business Administration, from LaSalle University in Philadelphia, PA.[12] The real La Salle does not have a Ph.D. program in Business (only in Clinical Psychology and Nursing).[13] Richard Cormier had been newly selected for the head administrator role with Coquille Valley Hospital, when it was discovered that he had been lying about his education. When questioned, Cormier presented copies of his diplomas, both of which were awarded in October of 1994 by Kirk’s outfit in Louisiana. Shortly thereafter, Cormier recanted his acceptance of the position.
Người cầm đầu tổ chức này là Thomas James Kirk II (còn được gọi là Thomas McPherson) bị truy tố năm 1996 về tội lừa gạt và bị kết án 5 năm tù.
Sau đó, qua nhiều chủ khác nhau, đến năm 2002 thì “La Salle University” ở Louisiana đóng cửa.
Ðộc giả có thể tìm đọc bài viết trên Wikipedia có tựa đề “James Kirk diploma mills” có rất nhiều chi tiết liên quan đến nhân vật này và các vụ sử dụng bằng cấp dỏm của trường.
Người ta không rõ ông Ngoạn đỗ “tiến sĩ tài chính” ở đại học “La Salle” nào, vào năm nào, ông đi du học Mỹ thời gian nào.
Trong bản tiểu sử của ông Ngoạn được trang điện tử Quốc Hội CSVN phổ biến, ông được thưởng “Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của thủ tướng chính phủ, Danh hiệu Tổng giám đốc xuất sắc Châu Á-Thái Bình dương năm 2005.”
Tháng 7 năm ngoái, một người dân ở Hà Tĩnh gửi tới báo Dân Luận thư tố cáo ông Võ Kim Cự, chủ tịch UBND tỉnh này có bằng tiến sĩ dỏm do một trường dỏm có tên là Western Pacific University, thật sự cũng chỉ là “công ty cấp bằng dỏm.”
Trước đó không bao lâu, ngày 16 tháng 6, 2011 tờ SGTT cho hay ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao của tỉnh Phú Thọ có bằng tiến sĩ cũng do trường “Western Pacific University” cấp mà ông hoàn toàn “không biết tiếng Anh.” Tờ báo này nói rằng ở Phú Thọ có 10 ông “tiến sĩ” như ông Ân. (TN)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Fri 05 Dec 2014, 06:42 | |
| wowww Shiroi mới nghe lần đầu mấy đại học "dỏm" của Mỹ này. Thiệt tình |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7188 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Tue 06 Jan 2015, 14:42 | |
| Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)
Huỳnh Minh Tú
Giáo dục tiểu học:
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất . Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Số liệu giáo dục bậc tiểu học:Niên học
| Số học sinh
| Số lớp học
| 1955
| 400.865
| 8.191
| 1957
| 717.198
|
| 1960
| 1.230.000
|
| 1963
| 1.450.679
| 30.123
| 1964
| 1.554.063
|
| 1970
| 2.556.000
| 44.104
|
Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961 Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.
Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân và Đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản
Giáo dục trung học:
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)… Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn Tên gọi năm lớp bậc tiểu học:trước 1971 | sau 1971 | lớp năm | lớp một | lớp tư | lớp hai | lớp ba | lớp ba | lớp nhì | lớp tư | lớp nhất | lớp năm | Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp | | lớp đệ thất | lớp sáu | lớp đệ lục | lớp bảy | lớp đệ ngũ | lớp tám | lớp đệ tứ | lớp chín | Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
| | lớp đệ tam | lớp mười | lớp đệ nhị | lớp 11 | lớp đệ nhất | lớp 12 |
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký Trung học đệ nhất cấp:Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73 Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.
Sân trường Marie Curie Trung học đệ nhị cấp:Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.Nam sinh Võ Trường Toản Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.Số liệu giáo dục bậc trung học:Niên học
| Số học sinh
| Số lớp học
| 1955
| 51.465
| 890
| 1960
| 160.500
|
| 1963
| 264.866
| 4.831
| 1964
| 291.965
|
| 1970
| 623.000
| 9.069
|
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8. Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).
Thầy trò trường nữ Gia Long
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh; và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.
Nữ sinh Lê Văn Duyệt
(TM st) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 07 Jan 2015, 04:00 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7188 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 07 Jan 2015, 10:26 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10626 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Wed 07 Jan 2015, 10:57 | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa | |
| |
| | | |
Trang 2 trong tổng số 7 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |