Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:10

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính NamHaiDiNhan


Tác phẩm: Nam Hải dị nhân
Tác giả: Phan Kế Bính
Tủ sách: Lịch sử - Địa lý
Nhà xuất bản Trẻ, 1988
Khổ sách: 13 x 19 cm
Số trang: 184 trang

ooO Đào Viên Ooo

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:19

MỤC LỤC


ĐÔI LỜI NHÂN DỊP TÁI BẢN
TỰA


CHƯƠNG THỨ I: CÁC BẬC ĐẠI ANH KIỆT


  • TRƯNG VƯƠNG
  • BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
  • ĐINH TIÊN HOÀNG
  • LÝ THÁI TỔ
  • LÊ THÁI TỔ

CHƯƠNG THỨ II: CÁC BẬC DANH THẦN




  • LÝ THƯỜNG KIỆT
  • HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
  • NGUYỄN TRÃI
  • TRỊNH KIỂM
  • LƯƠNG HỮU KHÁNH
  • PHẠM ĐÌNH TRỌNG

CHƯƠNG THỨ III: CÁC BẬC DANH HIỀN


  • MẠC ĐĨNH CHI
  • CHU VĂN AN
  • NGUYỄN BỈNH KHIÊM
  • ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC BẬC VĂN TÀI


  • NGUYỄN HIỀN
  • LƯƠNG THẾ VINH
  • VŨ CÔNG DUỆ
  • GIÁP HẢI
  • PHẠM TRẤN, ĐỖ UÔNG
  • LÊ NHƯ HỔ
  • PHÙNG KHẮC KHOAN
  • LÊ QUÍ ĐÔN

CHƯƠNG THỨ V: CÁC BẬC MÃNH TƯỚNG



  • LÊ PHỤNG HIỂU
  • ĐOÀN THƯỢNG
  • PHẠM NGŨ LÃO
  • NGUYỄN XÍ
  • PHẠM TỬ NGHI
  • ĐINH VĂN TẢ
  • VÕ TÁNH
  • NGUYỄN VĂN THÀNH
  • LÊ VĂN DUYỆT

CHƯƠNG THỨ VI: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG



  • SỬ ĐỒNG TỬ
  • PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
  • TẢN VIÊN SƠN THẦN
  • LÝ ÔNG TRỌNG
  • TÔ LỊCH GIANG
  • THẦN BẠCH MÃ
  • THẦN SÓC THIÊN VƯƠNG
  • LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH


  • TỪ THỨC
  • TÚ UYÊN
  • PHẠM VIÊN
  • TỪ ĐẠO HẠNH
  • NGUYỄN MINH KHÔNG
  • TRẦN LỘC

CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG


  • NGÔ SOẠN
  • NHỊ KHANH
  • TẢ AO
  • NGUYỄN THỊ ĐIỂM

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐÔI LỜI NHÂN DỊP TÁI BẢN   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:22

ĐÔI LỜI NHÂN DỊP TÁI BẢN

Nam Hải dị nhân liệt truyện[i] của Phan Kế Bính (1875 – 1921) là một bộ sưu tập nổi tiếng về các truyền tích, dã sử ở nước ta.
Bằng một lối văn kể chuyện thật sinh động, tác giả đã giúp ta ôn lại lịch sử dân tộc thông qua chuyện kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Đọc Nam Hải dị nhân, người đọc còn tìm thấy ở đây nghĩa khí hào hùng của dân tộc, những tấm gương cảm động về lòng hiếu thảo, chí phấn đấu học tập và những tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong cung cách ứng xử cùng phong tục tập quán. Bên cạnh đó, độc giả cũng sẽ được thưởng thức những câu chuyện tình tứ không kém phần thơ mộng, với nhiều tình tiết thật ly kỳ hấp dẫn, như truyện Tiên Dong và Sử Đồng Tử, truyện Từ Thức v.v…
Chúng tôi cho in lại nguyên văn Nam Hải dị nhân, chỉ sửa lại một số chữ cho phù hợp với hệ thống chính tả hiện tại và có bỏ bớt 5 truyện do ông Lê Văn Phúc thêm vào trong bản in năm 1916 để cho sách được gọn nhẹ và dễ dùng. Đó là những truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức. Những chú thích để trong dấu hoa thị (*) được thêm vào nhằm giúp các bạn trẻ bớt gặp trở ngại khi đọc tới những từ ngữ khó hiện đã ít dùng.

Xin trân trọng giới thiệu Nam Hải dị nhân đến đông đảo bạn đọc trong cả nước.

N.X.B. TRẺ

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: TỰA   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:25

TỰA

Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả.

Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.

Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư?

Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là “Nam Hải dị nhân liệt truyện”, trước là để lưu cái sự tích của người trước, sau là để các văn nhân tài tử xem cho biết anh tài nước mình, thì chẳng những là giúp được khi vui cười, mà cũng có thể tư ích trí khôn được cho người ta nữa.

Còn như những sự quái lạ, là lời tục truyền để lại, thì chúng tôi cũng theo mà chép vào đây, hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả.

Ngày 27 tháng sáu năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân thứ Sáu (le 9 Avril 1912).


PHAN KẾ BÍNH cẩn tựa
LÊ VĂN PHÚC hiệu chính

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: TRƯNG VƯƠNG   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:32

CHƯƠNG THỨ I: CÁC BẬC ĐẠI ANH KIỆT


TRƯNG VƯƠNG



Xưa về thời nội thuộc nhà Đông Hán, ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu (tức huyện An Lãng, tỉnh Phúc Yên bây giờ), có quan Lạc tướng họ Hùng sinh được hai người con gái, chị tên là Trắc, em tên là Nhị; hai chị em vốn có tiếng anh hùng.
Chị lấy chồng tên là Thi Sách, về dòng dõi vua Hùng Vương, làm quan châu ở bộ Chu Diên (bây giờ là phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên).

Quan Thái thú bấy giờ tên là Tô Định, tính tham tàn hay hại người, thấy Thi Sách lấy được bà ấy, sợ về sau có mưu phản gì chăng, mới kéo binh vây thành Chu Diên, giết mất Thi Sách.

Bà ấy tức giận lắm, cùng với em là Nhị chiêu binh tập mã, để đánh bào thù chồng. Các hào kiệt trong nước ai cũng có bụng oán Tô Định, tranh nhau kéo đến theo bà ấy; không bao lâu được hơn 10 vạn quân, bà ấy mới đem quân đến đánh Tô Định. Tô Định chống giữ không nổi, phải chạy ra bể Nam Hải rồi lẻn về Tàu. Bà ấy thừa thế đánh tràn, hạ được 56 thành ở xứ Lĩnh Nam (thuộc hạt Quảng Đông, Quảng Tây, nước Tàu); mới đổi là họ Trưng, tự lập lên làm vua, gọi là Trưng Vương, bấy giờ là năm Canh Tý niên hiệu Kiến Võ thứ 16 đời vua Quang Vũ nhà Hán (sau Thiên Chúa 40 năm).

Bà Trưng Vương làm vua được 3 năm, vua Quang Vũ sai quan Phục Ba tướng quân là Mã Viện đem binh sang đánh. Bà Trưng Vương đem quân chống nhau với quân Tàu ở hồ Lãng Bạc (tức hồ Tây, Hà Nội). Mã Viện tài kiêm văn võ, mà lại khéo dùng binh, đánh nhau mấy trận thì quân của bà Trưng Vương cùng thua cả, mới lui về giữ Cấm Khê (bây giờ thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây). Bà ấy nghĩ mình là quân ô hợp, không thể đương được với quân Mã Viện, mà hàng thì bà ấy cũng không chịu hàng. Sau mới rút quân về đến xã Hát Môn, huyện Phúc Lộc (tức là huyện Phúc Thọ, thuộc Sơn Tây), thì bà ấy bức chí nhảy xuống sông Hát giang tự tận.

Em là Trưng Nhị thấy chị đã liều mình xuống sông, cũng liều mình xuống theo chị nốt.

Than ôi! Một đôi nữ anh hùng nước Nam, tuy vì tài liễu yếu đào thơ, không làm được công nghiệp oanh oanh liệt liệt; nhưng biết giận kẻ tàn ác, khởi binh đánh đuổi đi, cũng lừng lẫy được một thời mà lưu danh thiên cổ, gây dựng nền độc lập cho đời sau. Khá khen thay! Khá khen thay!

Từ lúc hai bà ấy xuống sông, rồi hóa ra hai người bằng đá, nổi lênh đênh trên mặt nước trôi đi. Các làng quanh sông thấy vậy, tranh nhau ra khấn để vớt về thờ, nhưng chỉ cho làng Đồng Nhân huyện Thanh Trì (bây giờ thuộc về tỉnh Hà Đông) vớt được, mới lập đền thờ ở bãi làng ấy. Dân xã Hát Môn thấy sự thiêng làm vậy, cũng lập đến thờ vọng ở bên sông.

Đến đời vua Anh Tôn nhà Lý, chỗ bãi Đồng Nhân lở gần đến miếu thờ. Vua sai làng Hưng Viên bên trong đê, ra đền rước tượng hai bà ấy vào, rồi vua ban tiền bạc cho dân lập miếu mà thờ, phong sắc là “Trinh linh chi phu nhân”. Đền ấy bây giờ vẫn còn, tục gọi là đền Hai Bà.

Đến đời nhà Trần, lại phong thêm tám chữ: “Uy liệt chế thắng thuần trinh bảo thuận”.

Đến bây giờ vẫn còn anh linh lắm.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:38

BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG



Về thời nội thuộc nhà Đường ở quận Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, Sơn Tây), có ông Phùng Hưng, nguyên đời đời được tập phong làm Tù trưởng châu ấy (tức là quan lang).

Nhà ông Phùng Hưng giầu có quyền hành nhất vùng ấy, lại có sức khỏe lạ thường, có thể đấm chết hổ, đẩy ngã trâu. Em tên là Phùng Hãi, cũng có sức khỏe đội nổi nghìn cân, đi hơn 10 dặm. Các người rợ đâu đâu cũng phục nhà ông ấy.

Trong năm Trinh Nguyên nhà Đường (791), nước Nam có đám loạn quân khởi biến. Hai anh em ông Phùng Hưng nhân dịp ấy, mới đem quân đi dẹp loạn các nơi lân ấp, đi đến đâu dẹp tan đến đấy.

Ông ấy đắc chí rồi, đổi tên gọi là Cự Lão, tự xưng là Đô quân. Em thì đổi tên là Cự Lực, tự xưng là Đô bảo. Nhân dùng mẹo của bộ tướng tên là Đỗ Anh Luân, đem quân tràn ra các châu quận, người theo về ngày càng nhiều, có ý muốn đến phá phủ Đô hộ.

Quan Đô hộ bấy giờ là Cao Chính Bình, đem quân đi đánh bị thua, rồi lo lắng thành bệnh mà chết. Ông Phùng Hưng chiếm giữ phủ thành, tự coi việc Đô hộ, được 7 năm thì mất.

Chúng muốn lập em là Hãi lên nối ngôi, nhưng trong bọn bầy tôi có người đầu mục tên là Bồ Phá Lặc, có sức khỏe đạp đổ núi, nhắc nổi vạc, người ấy nhất định không nghe, mới lập con ông Hưng tên là An lên nối nghiệp, mà đem quân ra cự nhau với Phùng Hãi. Hãi chịu thua. Bồ Phá Lặc bắt đầy ra ở đỗng Chu Nhan.

An được lập rồi, tôn vua cha gọi là Bố Cái đại vương (tục bấy giờ gọi cha là Bố, gọi mẹ là Cái). Được hai năm, vua Đức Tôn nhà Đường sai Triệu Xương sang làm Đô hộ. Triệu Xương sai sứ đến dụ hàng, An chịu hàng, cơ nghiệp họ Phùng mới đổ.

Khi trước ông Phùng Hưng mới mất, thường có hiển linh ở trong dân thôn, hiện hình ra nghìn xe, muôn ngựa, bay ở trên các mái nhà, cùng là trên ngọn cây cổ thụ, trông tựa hồ đám mây ngũ sắc. Lại có tiếng đàn sáo bát âm ở trên không, và tiếng quát tháo. Lại thấp thoáng trông thấy cả cờ, tàn, võng, lọng. Phàm trong làng có việc gì mừng hay sợ, tất báo mộng trước cho các người hào trưởng. Dân gian thấy lắm sự hiển linh, mới lập miếu ở mé tây phủ Đô hộ để thờ. Dân có việc cầu đảo, thường ứng nghiệm lắm.

Đến thời Ngô chủ Quyền, có giặc Bắc sang xâm. Ngô chủ nằm mơ thấy một ông cụ đầu bạc phơ phơ, áo mũ tề chỉnh, tự xưng là Phùng Hưng và nói rằng: “Tôi xin lĩnh một muôn thần binh, phục sẵn ở chỗ hiểm yếu, ông nên tiến binh mà đánh giặc đi, đã có tôi giúp, không cần phải lo”. Đến lúc Ngô chủ đánh nhau với Hoằng Thao ở sông Bạch Đằng, quả nhiên nghe trên không có tiếng xe ngựa ầm ầm. Ngô chủ phá được quân Nam Hán trở về, sai sửa sang đình miếu cho hoa mỹ rồi dùng lễ thái lao đến tạ ơn.

Từ bấy giờ triều nào cũng có phong tặng, phong làm bộ “Phu hựu chương tín sùng nghĩa đại vương”.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐINH TIÊN HOÀNG   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 03:47

ĐINH TIÊN HOÀNG



Tiên Hoàng họ Đinh tên là Hoàng, người ở đỗng Hoa Lư, phủ Đại Hoàng (bây giờ là phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình), nguyên là con quan nha tướng của Dương Đình Nghệ tên là Đinh Công Trứ.

Tục truyền ở đỗng Hoa Lư xưa có con rái cá cực to, vợ ông Công Trứ một hôm tắm ở dưới suối, bị con rái cá hiếp, về mới có mang. Khi con rái cá bị người ta bắt được ăn thịt, quẳng xương ra đường cái, thì bà ấy nhặt về mà gác lên gác bếp.

Về sau, ông Công Trứ mất rồi, bà ấy mới sinh ra Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng lớn lên, thông minh nhanh nhẹn mà tài nghề lội nước. Nhà nghèo phải nương nhờ ở với chú. Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem đất, đi từ Hưng, Tuyên theo long mạch đến mãi phủ Đại Hoàng, trông xuống dòng sông thấy nước sâu thăm thẳm mà xoáy mạnh lắm, đồ là ở đấy tất có huyệt đế vương. Mới gọi trẻ thuê tiền cho lặn thử xuống chỗ ấy xem làm sao. Tiên Hoàng vốn tài lặn, mới nhận lời lặn xuống, thì sờ thấy có con ngựa bằng đá đứng ở dưới đáy sông, mới lên bờ bảo với người khách, người khách đưa cho nắm cỏ, bảo thử xuống dử vào mồm ngựa xem ra làm sao, ngài cầm nắm cỏ xuống dử thì con ngựa há miệng ra đớp ngay.

Ngài lại lên nói chuyện với người khách, người khách lấy tiền thưởng cho ngài rồi đi. Ngài vốn thông minh, biết ngay chỗ ấy hẳn là đại huyệt, về nói chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ trở lên gác bếp, rồi lấy nắm xương đưa cho ngài, ngài đem ra, lại lặn xuống chỗ vực sâu ấy, cũng lấy cỏ bọc nắm xương dử vào mồm ngựa thì con ngựa cũng đớp mà nuốt đi.

Từ đấy ngài sinh ra bạo tợn, các trẻ chăn trâu bò đều sợ, bầu ngài lên làm tướng, bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, đi đánh nhau với trẻ làng khác. Đi đến đâu, các trẻ phải sợ hãi kính phục. Một bữa, hội hết trẻ các làng ở ngoài đồng, nhân có con bò của chú cho đi chăn, mổ ngay ra làm cỗ để khao các chúng. Chú ở nhà nghe tin, vác gậy ra đồng xem làm sao, thì thấy chúng đã ăn tiệc xong rồi. Chú tức giận lắm, vác gậy đuổi đánh, ngài sợ hãi, chạy đã bí đường, phải nhảy choàng xuống sông, bỗng dưng có con rồng vàng ở dưới sông hiện ra đội ngài lên, người chú thấy vậy kinh hoàng, vội vàng bỏ gậy mà lạy phục xuống đất.

Từ bấy giờ danh tiếng ngài lừng lẫy, các hào kiệt trong nước để lòng trông mong về ngài. Nhân bấy giờ về cuối đời Nam Tấn, nước Nam có 12 ông Sứ quân nổi lên, mỗi người chiếm giữ một phương, như là:

1. – Ngô Xương Xí giữ ở Bình Kiều.
2. – Kiều Công Hãn giữ ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Vĩnh Yên), tự xưng là Tam chế.
3. – Nguyễn Khoan giữ phủ Tam Đái (nay là phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên), tự xưng là Thái bình công.
4. – Ngô Nhật Khánh giữ châu Đường Lâm (nay là làng Cam Lâm, huyện Phú Thọ, Sơn Tây), tự xưng là Anh hiền công.
5. – Đỗ Cảnh Thạc giữ ở Tương giang (tức là Đỗ Động giang nay thuộc Thanh Oai, Hà Đông).
6. – Lý Khuê giữ ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
7. – Nguyễn Thủ Tiệp giữ ở Tiên Du (thuộc Bắc Ninh), tự xưng là Nguyễn lịnh công.
8. – Lã Đường giữ ở Tế giang (nay là Văn giang, Bắc Ninh), tự xưng là Tá công.
9. – Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (thuộc Thanh Trì, Hà Đông), tự xưng là Nguyễn thạch công.
10. – Kiểu Thuận giữ ở Hồi Hồ (nay là huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tự xưng là Kiểu linh công.
11. – Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (nay là Khoái Châu, Hưng Yên), tự xưng là Phạm phòng át.
12. – Trần Lẫm giữ ở cửa Bố Chính (nay là Kỳ Bố thuộc phủ Kiến Xương), tự xưng là Trần minh công.

Tiên Hoàng nhân dịp ấy, theo về nương nhờ với Trần minh công. Trần minh công thấy ngài là dòng dõi tướng võ, và có tài cán, mới dùng cho cai quản binh lính. Không bao lâu, Trần minh công mất, ngài thay lĩnh hết cả quân quyền, tự xưng là Đinh Bộ Lĩnh, dần dần đem quân đi dẹp các nơi, thì đi đến đâu dẹp tan đến đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Rồi lại nhất thống được hết mọi nơi mới lên ngôi Thiên tử đóng đô ở Hoa Lư, sửa sang thành quách, cung điện, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Khi trước thầy địa lý Tàu về lại trở sang, toan mang mả tổ táng vào thủy mã huyệt, sang đến nơi thì đã thấy ngài nổi lên hùng dũng, biết là ngài được đất ấy rồi. Người khách không sao được, muốn lập mưu để phản lại, mới vào hầu mà nói rằng:

- Ngài được ngôi đại địa ấy, cũng bởi lúc phúc nhà ngài mà trời cho đấy; nhưng có ngựa phải có kiếm thì mới tung hoành ra bốn bể, vậy ngài nên để thêm thanh kiếm lên cổ ngựa thì mới hay.

Tiên hoàng tưởng nó nói thật, mới lấy thanh gươm gác lên trên cổ ngựa, không ngờ kiếm có sát khí [ii], có kiếm thì tuy làm được lừng lẫy, nhưng không được lâu dài. Vì thế ngài ở ngôi được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết mất, mà đến đời con là Vệ vương, thì cơ nghiệp lại về tay triều khác.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: LÝ THÁI TỔ   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 21:35

LÝ THÁI TỔ


Thái Tổ họ Lý tên là Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh.   
Tục truyền đời ông thân sinh ra ngài, nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một người tiểu nữ có mang [iii], nhà sư thấy thế đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân xuống giếng chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng rồi, ngồi khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ trong chùa Ứng Tâm gần đấy.

Ông sư chùa Ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mơ thấy ông Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều, chỉ thấy một người đàn bà có mang xin vào ngủ nhờ.   
Nhà sư lấy làm lạ hỏi rằng:   
- Chồng con quê quán ở đâu?

Người đàn bà kể tên họ nhà chồng, và nói lại truyện sa xuống giếng. Nhà sư cho ở nhờ ngoài cửa tam quan. Được vài tháng, có một đêm, thơm nức cả chùa, nhà sư thức dậy trông ra tam quan, thì thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm, thì người đàn bà ấy đã sinh ra một đứa con trai. Bà hộ chùa bế đứa bé vào chùa cho nhà sư xem thì thấy hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Xem rồi, bỗng nhiên trời nổi cơn mưa to gió lớn. Đến lúc bà hộ chùa trở ra, thì người đàn bà đã chết rồi, nhà sư sai đem chôn ở đàng sau vườn.

Từ đấy, nhà sư nuôi người con trai, lên sáu tuổi đã có khí phách thông minh. Một hôm nhà sư sai mang oản lên chùa dâng cúng, thì chú nhỏ đã khoét lấy ruột oản ăn trước. Đến đêm, ông Long thần báo mộng cho nhà sư. Sáng mai, nhà sư gọi mắng chú nhỏ ấy. Chú nhỏ hỏi:   
- Ai nói với ông như thế?   

Nhà sư kể sự ông Long thần báo mộng, chú kia tức lắm, lên chùa đánh vào cổ ông Long thần ba cẳng tay, rồi viết vào sau lưng lưng bốn chữ rằng: “Lưu tam thiên lý”. Đến đêm ông Long thần lại báo mộng cho ông sư rằng: “Hoàng đế đã đuổi tôi rồi, thì ông nghỉ lại để tôi đi”. Nhà sư thức dậy sớm, vội vàng lên chùa soát xem, thì thấy sau lưng ông Long thần có mấy chữ ấy, mới bắt tiểu lấy nước vào rửa, thì rửa làm sao cũng không sạch. Nhà sư bảo chú nhỏ ấy rửa, thì chỉ nhổ ít nước bọt chùi đi sạch ngay.

Khi 8, 9 tuổi, nhà sư cho chú nhỏ ấy theo học ông sư ở chùa Tiêu Sơn tên là Vạn Hạnh. Một khi học không thuộc, phải ông thầy trói lại bắt nằm dưới đất một đêm, mới ngâm một câu thơ rằng:

“Canh khuya không dám dang chân ruỗi,   
Vì ngại non sông, xã tắc xiêu.”


Vạn Hạnh thấy có khẩu khí thiên tử, tự bấy giờ có lòng kính trọng lắm.   

Ngài lớn lên, khảng khái có chí to, nhân có công, làm quan thời vua Thiếu Đế nhà Lê. Khi vua Thiếu Đế bị giết, thì ngài nằm ôm lấy thây vua mà khóc. Vua Ngọa Triều khen là trung, nhắc lên làm Tứ tương quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ, bị sét đánh tước lần da ngoài, trong thân cây có mấy câu sấm rằng:

Thụ căn liểu liểu;
Mộc biểu thanh thanh,
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
vân vân…….........


Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết là điềm nhà Lê đổ mà nhà Lý sắp lên, bảo riêng với ngài rằng:
- Xem câu sấm ấy, thì chắc nhà Lý lên làm vua. Thiên hạ tuy cũng nhiều họ Lý, nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ, vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi.

Ngài thấy nói làm vậy, sợ nói lộ truyện ra ngoài, phải giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Đến khi vua Ngọa Triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ngài cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Cam Mộc mưu với các quan triều, lập ngài lên làm thiên tử.

Ngài đã lên trị vì, thấy chỗ kinh đô Hoa Lư hẹp hòi lắm, mới thiên lên đóng đô ở Đại La thành, nhân có điềm rồng vàng hiện ra, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức thành Hà Nội bây giờ).

Ngài ở ngôi được 18 năm thì mất.

Xét ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng ấy, những gò ở chung quanh trông hình như cái hoa sen nở ra tám cánh, cho nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời, bây giờ thuộc về làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn.

Vì ngài sinh ra ở chùa Ứng Tâm, cho nên chùa ấy bây giờ thành tên gọi là chùa Dặn.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: LÊ THÁI TỔ   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Wed 23 Dec 2009, 21:42

LÊ THÁI TỔ [iv]


Thái Tổ nhà Lê tên là Lợi, người làng Lam Sơn, xứ Thanh Hóa, có chí khí từ thuở nhỏ.

Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng Như Áng, một bữa đi qua Lam Sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò. Ông cụ ấy nói rằng: “Chỗ này là chỗ đất hay đây!”, mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cái làm hào trưởng ở xứ ấy. Được ba đời thì sinh ra ngài.

Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly cướp ngôi, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh, bắt được cả hai bố con Hồ Quý Ly đem về Tàu rồi chiếm giữ lấy nước Nam, làm ra lắm sự tàn ác: Nào là bắt dân khai mỏ vàng, săn voi trắng; nào là bắt dân mò hạt trân châu. Lại cấm dân không cho nấu muối riêng. Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to. Lại lắm chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn đốn lắm.

Thái Tổ trông thấy tình hình làm vậy, có chí muốn ra dẹp loạn để yên dân.   

Người nhà Minh vốn biết ngài là hào kiệt nước Nam, muốn dụ ngài ra làm quan, ngài không thèm ra, nói rằng:
- Đại trượng phu nên giúp nước lúc nạn to, lập nên công lớn, chứ lại thèm làm đầy tớ người ta à!

Đến năm Mậu Tuất (1418), ngài nhận được thanh thần kiếm, và được bọn Nguyễn Trãi, Trần Hãn đến giúp, nhân đó, mới mộ quân khởi nghĩa chiêu dụ hào kiệt. Đánh nhau với quân nhà Minh, lắm trận gian truân, mà chí ngài vẫn không núng.

Một khi, ngài thua trận ở Côi huyện, quân sĩ tan chạy mất cả, chỉ còn độc một mình tìm đường chạy trốn. Tướng nhà Minh đem quân đuổi theo, ngài túng thế không biết làm thế nào, xảy gặp một ông lão nhà quê đang tát ruộng cấy mạ, ngài nhảy ngay xuống ruộng cầm mạ cấy đỡ cho ông ấy. Một lát quân Minh đuổi đến nơi, thấy người làm ruộng, hỏi thăm rằng:

- Có thấy ai chạy qua đây không?   

Ông lão làm ruộng đã biết ý, chắc ngài là vua Lê, mới trỏ tay về phía trước mặt nói rằng:   

- Tôi vừa thấy một người chiến tướng, hớt hơ hớt hải chạy về mé trước kia kìa!

Quân nhà Minh tưởng thực, kéo cả đi về mé trước, ngài nhân thế được thoát.   

Lại một bữa quân Minh đuổi kíp quá, phải núp mình vào trong bụi rậm. Quân Minh có con chó săn cực khôn, lồng lẫy cắn vào bụi. Quân Minh cầm giáo xỉa vào, bỗng thấy một con cáo chạy ra, quân mới bỏ đám ấy mà đi, nhân thế lại được thoát.

Lại một buổi đánh nhau với Tham tướng Minh là Phùng Quí, thua trận chạy về đến núi Linh Sơn, quân hết lương ăn, phải nhịn đói mất hơn hai ngày, chỉ đào củ chuối và hái rau ăn trừ bữa.

Tuy vậy, càng thua lại càng phấn chấn, chớ không ngã lòng, vả lại được các tướng giúp đỡ, như bọn Lê Sát, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Lê Triện, ai nấy cùng dốc một lòng, cho nên dần dần lại chuyển thua thành được. Về sau, đánh được Trần Trí, đuổi được Phương Chính, chém được Liễu Thăng ở núi Mã An, bắt sống được bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc, trong mười năm trời quét sạch bờ cõi, bấy giờ ngài mới lên ngôi Hoàng đế.

Khi ngài thành công rồi, một bữa ngự thuyền rồng chơi trong hồ Tả Vọng, bỗng thấy một con rùa to bơi trên mặt nước, ngài cầm thanh thần kiếm chỉ xuống, không ngờ bị con rùa ấy đớp lấy rồi lặn mất, bởi thế đổi tên hồ ấy là hồ Hoàn Kiếm, nghĩa là trả gươm của trời.   

Ngài đem lại nước Nam, làm nên công nghiệp hiển hách, truyền đời ngót 400 năm trời, thực là một vị đại anh hùng đệ nhất nước Nam.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13Thu 24 Dec 2009, 23:28

CHƯƠNG THỨ II: CÁC BẬC DANH THẦN


LÝ THƯỜNG KIỆT


Thường Kiệt tự là Hi Liệt, người làng Thái Hòa huyện Thọ Xương (tức là thành phố Hà Nội bây giờ), có tài kiêm cả văn võ. Khởi thân làm Thái giám. Đến đời vua Nhân Tôn nhà Lý, làm lên đến chức Thái úy. Trong năm Thái Ninh, nước Chiêm Thành đến quấy nhiễu xứ Nghệ An, vua sai Thường Kiệt cầm quân đi đánh, Thường Kiệt đánh đuổi về mãi nước Chiêm, lấy được châu Bố Chính, châu Địa Lỵ và châu Ma Linh, mới sai vẽ địa đồ ba châu ấy, đổi châu Địa Lỵ làm phủ Tân Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh (tức là tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ), chiêu mộ dân nghèo cho sang ở đấy khai khẩn.

Đến năm Thái Ninh thứ tư, vua Thần Tôn nhà Tống sau Thẩm Khởi, Lưu Lộng ra coi Quí Châu, có ý muốn dòm nom nước Nam. Vua Nhân Tôn sai Thường Kiệt đem quân đi cự quân Tống, Thường Kiệt đánh tràn sang nước Tàu, hạ được châu Khâm, châu Liêm, và vây hãm châu Ung, giết hại quân nhà Tống hơn 10 vạn người.

Năm sau, vua Tống sai Quách Quì làm Chiêu thảo sứ, đem 9 tướng chia đường đi sang hội với nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, để quấy nhiễu nước Nam. Vua lại sai Thường Kiệt đi đánh, đánh trận nào được trận ấy, quân nhà Tống chết hơn nghìn người, phải bỏ mà về.

Khi ấy, Lý Giác khởi loạn ở xứ Nghệ. Giác có yêu thuật, làm cho cỏ cây biến thành binh mã, quan quân đánh mãi không phá được. Thường Kiệt bấy giờ đã ngoài 70 tuổi, tình nguyện xin đi đánh, thì mới dẹp tan được đám ấy.

Nhân có những công to ấy, được tiến tước phong làm đại vương. Về sau mất được phong làm thượng đẳng phúc thần.

_________________________
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính   Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Phan Thanh Giản là người thế nào?
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Ca dao miền Nam - Phan Tấn Tài
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Xuất dương lưu biệt (潘佩珠) - Phan Bội Châu
Trang 1 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-