Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên    Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              I_icon13Mon 05 Mar 2012, 21:16

Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương cố bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi,nhưng tôi không hiểu nó hay ở điểm nào. Tôi thấy bài thơ rất bình thường,chẳng có bất cứ một điểm nào đặc sắc .Nhưng chẳng lẽ một bài thơ bình thường như thế lại có thể sống suốt hàng nghìn năm? Làm sao bài thơ bình thường thế mà những cây bút danh tiếng nhất nước ta như Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm lại nhắc đến nó? Trong kiều có câu
    Sông Tương một dải nông sờ
    Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia

Đoàn thị Điểm thì có câu
    Cùng ngoảnh lại và cùng chẳng thấy

Cả hai câu thơ của hai cây bút tài danh này đều bắt nguồn từ bài thơ này. Vậy tất nó phải có một điều gì đó khác biệt lắm mà tôi vẫn chưa nhận ra. Câu hỏi đó cứ luẩn quẩn theo tôi suốt hàng chục năm trời mà tôi không sao trả lời được. Cho đến tận hôm vừa rồi khi tôi viết một câu thơ “Mong đồng uống nước sông Tương một lần” thì một tia chớp bỗng bừng lên trong đầu tôi, và bài thơ hiện ra với tất cả những vẻ đẹp huyền ảo mà bấy lâu nay vẫn được dấu kín trong cái vỏ bình dị của nó
Tôi thật là đại ngốc khi tin vào lời cô gái “ Thiếp tại Tương giang vĩ”. Không! Nàng không ở cạnh sông Tương. Nàng cũng như tôi thôi . Nàng cũng chỉ biết sông Tương là nơi vua Thuấn từ biệt hai người vợ của mình và từ đấy dòng sông trở thành biểu tượng cho sự chia li và nàng đã dùng ngay con sông ấy để đổ vào đấy tất cả tình yêu nồng nàn, đắm đuối của mình
Một đôi trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau bên một dòng sông. Không hiểu sao tôi lại luôn luôn nghĩ rằng họ gặp nhau bên một dòng sông? Có lẽ vì một tình yêu đẹp nên bắt đầu từ một nơi có phong cảnh đẹp và vì nên có một dòng sông để cho cô gái có thể dễ dàng gắn nó với dòng sông Tương của lòng mình.
Chàng trai chắc chắn phải là người mà Nguyễn Du đã từng viết
    Phong tư tài mạo tót vời
    Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa

Bởi vì nếu không phải là người như thế thì làm sao cô gái có thể bị mũi tên của thần ái tình bắn trúng ngay từ những phút đầu tiên? Còn nàng, chắc chắn nàng cũng phải đẹp lắm không những thế nàng còn rất tự tin vào sắc đẹp của mình. “Tương cố bất tương kiến” Từ “Cố” có nghĩa là ngoảnh đầu lại nhìn. Nếu nàng không đẹp, không tự tin vào sắc đẹp của mình thì làm sao nàng dám nói từ “Tương cố” cùng ngoảng lại nhìn? Cả bài thơ không có một từ nào nói về nhan sắc của hai người nhưng chúng ta, người đọc, phải tự suy ra điều đó. “Ý tại ngôn ngoại”đó chính là cái hay, cái đẹp của cổ thi nhưng nó cũng là cái rất dở của thơ cổ. Một bài thơ nếu vào tay một người có tâm hồn bay bổng, có sự liên tưởng phong phú thì bài thơ thành tuyệt vời. Nhưng cũng chính bài thơ đó mà rơi vào một người tâm hồn cằn cỗi, sức liên tưởng non nớt thì bài thơ cũng chẳng hơn một bài vè là mấy. Thơ cổ quá kín đáo ,nó đòi hỏi người đọc phải bỏ nhiều công sức mới mong thưởng thức được bài thơ một cách trọn vẹn. Chẳng thế mà truyện kiều Nguyễn Du viết đã hai trăm năm nhưng cho đến tận bây giờ ta vẫn phát hiện ra những điều rất mới lạ. Chúng ta thử xem lại đoạn Kiều khóc Từ Hải
    Khóc rằng trí dũng có thừa
    Vì nghe lời thiếp nên cơ hội này

Tại sao lại “Nên cơ hội này”?Tôi thì tôi muốn diễn dải lời của Kiều bằng văn xuôi-Chàng ơi! Chàng trí dũng có thừa nhưng vì chàng nghe theo lời thiếp nên bọn khốn nạn này mới có cái “ cơ hội này” đểhãm hại chàng- Chỉ một chút thôi nhưng câu thơ đã khác hẳn từ một lời khóc đã trở thành một lời chửi rủa
Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này
Tôi hơi lan man mất rồi. Chúng ta quay lại với bài thơ. Chúng ta nên nhớ, bài thơ này còn ra đời trước truyện Kiều gần nghìn năm. Thời của Nguyễn Du mà khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng vẫn còn
    Chàng Vương quen mặt ra chào
    Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa

Thì đôi trai tài gái sắc của chúng ta chắc chắn không thể gặp gỡ nhau lâu được. Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ

Nếu chúng ta đồng ý với nhau là nàng không ở sông Tương thì hai câu này lại có vấn đề. Tại sao chàng ở đầu sông còn nàng lại ở cuối sông? Có thể đảo ngược lại được không? Và nếu đảo ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Không thể đảo ngược. Nếu nàng ở đầu sông thì sự nhớ nhung của nàng trôi theo dòng nước đến với chàng là chuyện rất bình thường bất cứ cô gái nào cũng làm được điều đó. Không hôm nay thì ngày mai thế nào rồi nỗi nhớ nhung ấy cũng phải trôi đến chỗ chàng. Nhưng cô gái của chúng ta sống mấy nghìn năm thì phải khác.Nhà thơ đã khôn khéo cho nàng ở cuối sông. Tình yêu của nàng ngược dòng nước vượt qua hơn hai ngàn dặm đến chỗ chàng trai và mỗi lần chàng trai uống dòng nước vẫn cảm nhận được hương vị của tình yêu ấy thì không phải cô gái nào cũng làm được. Nàng đúng là hiện thân của một tình yêu mãnh liệt
Bạn Hoangau có nói với tôi theo chỗ bạn biết thì câu thứ ba của bài thơ là “Tương tư bất tương kiến”. Tôi cũng có trong tay một bản in của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp viết đúng như bạn nói nhưng những sách xuất bản trước năm1960 của nhà xuất bản văn học thì hay dùng câu của tôi hơn. Theo tôi một tác phẩm văn học trải qua hàng nghìn năm có nhiều dị bản là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ bản nào ta thích hơn thì ta dùng bản ấy. Bản thân tôi thích “Tương cố” hơn “Tương tư”. Tôi mong một bạn nào đó thử tiếp cận bài thơ theo hướng “Tương tư bất tương kiến” có lẽ sẽ có nhiều điều mới lạ.
Từ khi bài thơ ra đời dòng sông Tương càng trở nên nổi tiếng. Nó đã trở thành dòng sông của thi ca. Thậm chí nó còn làm lu mờ cả truyền thuyết vua Thuấn .Thế mới biết thi ca có sức mạnh biết bao
Bài thơ còn nhiều vấn đề phải bàn luận như vần thơ,tại sao bài thơ lại ngắn thế? Vấn đề ở phía chàng trai v….v nhưng bài viết cũng dài rồi sợ làm các bạn mệt. tôi xin được dừng ở đây. Nếu có bạn nào có một cách tiếp cận khác thì tôi mong được trao đổi cùng các bạn

Tác giả: Nguyễn Thế Duyên
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên    Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              I_icon13Sun 29 Apr 2012, 04:54

Tiểu Nhã Đình đã viết:
Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương cố bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy


Bài thơ còn nhiều vấn đề phải bàn luận như vần thơ,tại sao bài thơ lại ngắn thế? Vấn đề ở phía chàng trai v….v nhưng bài viết cũng dài rồi sợ làm các bạn mệt. tôi xin được dừng ở đây. Nếu có bạn nào có một cách tiếp cận khác thì tôi mong được trao đổi cùng các bạn

Tác giả: Nguyễn Thế Duyên

Bài thơ ngắn đâu mà ngắn nà... :kobit:



長相思 - 梁意娘

落花落葉落紛紛,
盡日思君不見君。
腸欲斷兮腸欲斷,
淚珠痕上更添痕。

我有一寸心,
無人共我說。
願風吹散雲,
訴與天邊月。

攜琴上高樓,
樓高月花滿。
相思未必終,
淚滴琴玄斷。

人道湘江深,
未抵相思畔。
江深終有底,
相思無邊岸。

我在湘江頭,
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水。

夢魂飛不到,
所欠唯一死。
入我相思門,
知我相思苦。

長相思兮長相思,
長相思兮無盡極。
早知如此罫人心,
迴不當初莫相識。



Trường Tương Tư
Lương Ý Nương

Lạc hoa lạc diệp lạc phân phân,
Tận nhật tư quân bất kiến quân.
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn,
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân.

Ngã hữu nhất thốn tâm,
Vô nhân cộng ngã thuyết.
Nguyện phong xuy tán vân,
Tố dữ thiên biên nguyệt.

Huề cầm thượng cao lâu,
Lâu cao nguyệt hoa mãn.
Tương tư vị tất chung,
Lệ trích cầm huyền đoạn.

Nhân đạo Tương giang thâm,
Vị để tương tư bạn.
Giang thâm chung hữu để,
Tương tư vô biên ngạn.

Ngã tại Tương giang đầu,
Quân tại Tương giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.

Mộng hồn phi bất đáo,
Sở khiếm duy nhất tử.
Nhập ngã tương tư môn,
Tri ngã tương tư khổ.

Trường tương tư hề, trường tương tư,
Trương tương tư hề, vô tận cực.
Tảo tri như thử quải nhân tâm,
Hồi bất đương sơ mạc tương thức.




Về Đầu Trang Go down
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên   Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              I_icon13Mon 18 Feb 2013, 23:10

Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ

Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương cố bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi,nhưng tôi không hiểu nó hay ở điểm nào. Tôi thấy bài thơ rất bình thường,chẳng có bất cứ một điểm nào đặc sắc .Nhưng chẳng lẽ một bài thơ bình thường như thế lại có thể sống suốt hàng nghìn năm? Làm sao bài thơ bình thường thế mà những cây bút danh tiếng nhất nước ta như Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm lại nhắc đến nó? Trong kiều có câu
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
Đoàn thị Điểm thì có câu
Cùng ngoảnh lại và cùng chẳng thấy
Cả hai câu thơ của hai cây bút tài danh này đều bắt nguồn từ bài thơ này. Vậy tất nó phải có một điều gì đó khác biệt lắm mà tôi vẫn chưa nhận ra. Câu hỏi đó cứ luẩn quẩn theo tôi suốt hàng chục năm trời mà tôi không sao trả lời được. Cho đến tận hôm vừa rồi khi tôi viết một câu thơ “Mong đồng uống nước sông Tương một lần” thì một tia chớp bỗng bừng lên trong đầu tôi, và bài thơ hiện ra với tất cả những vẻ đẹp huyền ảo mà bấy lâu nay vẫn được dấu kín trong cái vỏ bình dị của nó
Tôi thật là đại ngốc khi tin vào lời cô gái “ Thiếp tại Tương giang vĩ”. Không! Nàng không ở cạnh sông Tương. Nàng cũng như tôi thôi . Nàng cũng chỉ biết sông Tương là nơi vua Thuấn từ biệt hai người vợ của mình và từ đấy dòng sông trở thành biểu tượng cho sự chia li và nàng đã dùng ngay con sông ấy để đổ vào đấy tất cả tình yêu nồng nàn, đắm đuối của mình
Một đôi trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau bên một dòng sông. Không hiểu sao tôi lại luôn luôn nghĩ rằng họ gặp nhau bên một dòng sông? Có lẽ vì một tình yêu đẹp nên bắt đầu từ một nơi có phong cảnh đẹp và vì nên có một dòng sông để cho cô gái có thể dễ dàng gắn nó với dòng sông Tương của lòng mình.
Chàng trai chắc chắn phải là người mà Nguyễn Du đã từng viết
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Bởi vì nếu không phải là người như thế thì làm sao cô gái có thể bị mũi tên của thần ái tình bắn trúng ngay từ những phút đầu tiên? Còn nàng, chắc chắn nàng cũng phải đẹp lắm không những thế nàng còn rất tự tin vào sắc đẹp của mình. “Tương cố bất tương kiến” Từ “Cố” có nghĩa là ngoảnh đầu lại nhìn. Nếu nàng không đẹp, không tự tin vào sắc đẹp của mình thì làm sao nàng dám nói từ “Tương cố” cùng ngoảng lại nhìn? Cả bài thơ không có một từ nào nói về nhan sắc của hai người nhưng chúng ta, người đọc, phải tự suy ra điều đó. “Ý tại ngôn ngoại”đó chính là cái hay, cái đẹp của cổ thi nhưng nó cũng là cái rất dở của thơ cổ. Một bài thơ nếu vào tay một người có tâm hồn bay bổng, có sự liên tưởng phong phú thì bài thơ thành tuyệt vời. Nhưng cũng chính bài thơ đó mà rơi vào một người tâm hồn cằn cỗi, sức liên tưởng non nớt thì bài thơ cũng chẳng hơn một bài vè là mấy. Thơ cổ quá kín đáo ,nó đòi hỏi người đọc phải bỏ nhiều công sức mới mong thưởng thức được bài thơ một cách trọn vẹn. Chẳng thế mà truyện kiều Nguyễn Du viết đã hai trăm năm nhưng cho đến tận bây giờ ta vẫn phát hiện ra những điều rất mới lạ. Chúng ta thử xem lại đoạn Kiều khóc Từ Hải
Khóc rằng trí dũng có thừa
Vì nghe lời thiếp nên cơ hội này
Tại sao lại “Nên cơ hội này”?Tôi thì tôi muốn diễn dải lời của Kiều bằng văn xuôi-Chàng ơi! Chàng trí dũng có thừa nhưng vì chàng nghe theo lời thiếp nên bọn khốn nạn này mới có cái “ cơ hội này” đểhãm hại chàng- Chỉ một chút thôi nhưng câu thơ đã khác hẳn từ một lời khóc đã trở thành một lời chửi rủa
Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này
Tôi hơi lan man mất rồi. Chúng ta quay lại với bài thơ. Chúng ta nên nhớ, bài thơ này còn ra đời trước truyện Kiều gần nghìn năm. Thời của Nguyễn Du mà khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng vẫn còn
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Thì đôi trai tài gái sắc của chúng ta chắc chắn không thể gặp gỡ nhau lâu được. Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Nếu chúng ta đồng ý với nhau là nàng không ở sông Tương thì hai câu này lại có vấn đề. Tại sao chàng ở đầu sông còn nàng lại ở cuối sông? Có thể đảo ngược lại được không? Và nếu đảo ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Không thể đảo ngược. Nếu nàng ở đầu sông thì sự nhớ nhung của nàng trôi theo dòng nước đến với chàng là chuyện rất bình thường bất cứ cô gái nào cũng làm được điều đó. Không hôm nay thì ngày mai thế nào rồi nỗi nhớ nhung ấy cũng phải trôi đến chỗ chàng. Nhưng cô gái của chúng ta sống mấy nghìn năm thì phải khác.Nhà thơ đã khôn khéo cho nàng ở cuối sông. Tình yêu của nàng ngược dòng nước vượt qua hơn hai ngàn dặm đến chỗ chàng trai và mỗi lần chàng trai uống dòng nước vẫn cảm nhận được hương vị của tình yêu ấy thì không phải cô gái nào cũng làm được. Nàng đúng là hiện thân của một tình yêu mãnh liệt
Bạn Hoangau có nói với tôi theo chỗ bạn biết thì câu thứ ba của bài thơ là “Tương tư bất tương kiến”. Tôi cũng có trong tay một bản in của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp viết đúng như bạn nói nhưng những sách xuất bản trước năm1960 của nhà xuất bản văn học thì hay dùng câu của tôi hơn. Theo tôi một tác phẩm văn học trải qua hàng nghìn năm có nhiều dị bản là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ bản nào ta thích hơn thì ta dùng bản ấy. Bản thân tôi thích “Tương cố” hơn “Tương tư”. Tôi mong một bạn nào đó thử tiếp cận bài thơ theo hướng “Tương tư bất tương kiến” có lẽ sẽ có nhiều điều mới lạ.
Từ khi bài thơ ra đời dòng sông Tương càng trở nên nổi tiếng. Nó đã trở thành dòng sông của thi ca. Thậm chí nó còn làm lu mờ cả truyền thuyết vua Thuấn .Thế mới biết thi ca có sức mạnh biết bao
Bài thơ còn nhiều vấn đề phải bàn luận như vần thơ,tại sao bài thơ lại ngắn thế? Vấn đề ở phía chàng trai v….v nhưng bài viết cũng dài rồi sợ làm các bạn mệt. tôi xin được dừng ở đây. Nếu có bạn nào có một cách tiếp cận khác thì tôi mong được trao đổi cùng các bạn




Các ý kiến trao đổi của các bạn bên vnthuquan:


hoangau



quote:

Trích đoạn: nguyễn thế duyên

Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này








quote:



Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao




Thảo nào, mấy lần thấy anh online mà chẳng ý kiến ý cò gì, em cứ tưởng anh giận. Hoá ra là về "độc ẩm Tương giang thuỷ" !!!

Em đang nghe bài hát "Anh ở đầu sông em cuối sông, uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông" đây. Một "sông Tương" của Việt Nam.

Em rất thích bài bình của anh, đọc đến đâu ngấm đến đó. Tuy nhiên, em vẫn lăn tăn một chút về "tương tư" và "tương cố". Theo em hiểu, bản thân từ "tương" ngoài ý nghĩa là "cùng" về mặt trạng thái, nó còn là "cùng" cả về mặt thời gian. Nếu chàng ngoái lại ngắm nàng chán chê xong đi mất dạng rồi mới đến lượt nàng ngoái lại, thì từ "tương" là không phù hợp. Nếu là "tương cố" thì hai người phải ngoái lại cùng một lúc. Trong bài thơ của Đoàn Thị Điểm, cả hai người "cùng ngoái lại" một lúc mà đều "cùng chẳng thấy" thì mới thể hiện được hết sự éo le.

Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ

"Anh ở đầu sông em cuối sông" chính là đây. Khoảng cách về địa lý quá xa xôi, cũng có nghĩa là thiếp và chàng xa nhau đã lâu rồi. Nếu có máy bay hay điện thoại, chat chit webcam như bây giờ thì xa thế chứ xa nữa cũng là muỗi, nhưng ngày trước thì khoảng cách không gian lớn như thế này cũng gần như đồng nghĩa với việc "bặt vô âm tín". Mà khi người ta yêu nhau thì sự nhớ nhung luôn đi kèm với niềm khao khát.

Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.

Nếu không có câu thứ 4 thì câu thứ 3 không thể được đẩy lên đến tột đỉnh của sự khắc khoải như thế. "Đồng ẩm" nghe sao thân thương gần gũi, có cảm tưởng như bát nước ấy là chàng rót cho thiếp uống, rồi thiếp lại rót cho chàng, từ một vò nước múc ở sông Tương. Nhưng hỡi ôi, cái vò nước ấy đang bị xẻ làm đôi, một nửa theo chàng ở tận đầu nguồn, còn một nửa ở lại cùng với thiếp. Nỗi nhớ người yêu lúc nào cũng canh cánh trong lòng, nếu như một lúc nào đó nó ngủ thiếp đi, thì chỉ cần thiếp nhìn thấy sóng nước sông Tương nó lại choàng tỉnh dậy, lại muốn lội ngược dòng sông để gặp được chàng. "Tương tư bất tương kiến", càng nhớ thì càng mong được gặp nhau, càng không gặp được nhau lại càng nhớ. Cái vòng luẩn quẩn đó không những không dứt được ra mà càng ngày càng siết lại ...




_____________________________




(trả lời: nguyễn thế duyên)

RE: Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - 13.7.2008 0:22:40

nguyễn thế duyên
Mạnh thường quân



Tôi đã đọc kĩ những ý kiến của bạn Hoangau và tôi cay đắng nói với bạn rằng tôi buộc phải “Cãi nhau” với bạn rồi. Nếu tôi chỉ là thằng ngốc khi tin vào lời cô gái trong bài thơ, thì tôi là thằng đại ngu khi “Cãi nhau” với một cô gái trẻ, đẹp như bạn. Nhưng biết làm sao! Số tôi nó vậy rồi
Trong bài viết trước, tôi chỉ đề cập đến ba câu của bài thơ còn câu kết, câu hay nhất, đúng như bạn nói nó đẩy câu thứ ba lên đến đỉnh điểm, mà theo tôi nó không chỉ đẩy câu số ba lên mà đẩy toàn bộ bài thơ đến mức hoàn mĩ ,thì tôi lại không hề đả động đến là có lí do của nó
Để thưởng thức một bài thơ cổ, cái khó nhất là tìm ra được một văn cảnh thích hợp với bài thơ. Từ văn cảnh ấy chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi và lần lượt trả lời từng câu hỏi là cả bài thơ sẽ sáng tỏ. Cùng một bài thơ nếu hai văn cảnh khác nhau thì bài thơ sẽ đi theo hai hướng khác nhau. Theo tôi, trong văn học, nhất là trong thơ không có khái niệm đúng sai mà chỉ có hay hoặc không hay mà thôi. Tôi xin minh họa điều này bằng một ví dụ (Tôi xin lỗi trước là ví dụ này không được nhã cho lắm nhưng lại rất điển hình cho thấy văn cảnh khác nhau thì thơ sẽ khác nhau)
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc khi chau lông mày
(Kiều)
Với văn cảnh bình thường mà ai cũng biết thì tôi không nhắc đến nữa. Nhưng bạn nghĩ sao nếu tôi nói đây là cụ Nguyễn Du đang tả Kiều đi ỉa và bị táo bón? Với văn cảnh này câu thơ rất đúng. Chắc bạn sẽ nói : Nhưng nó không thích hợp với đoạn trước và sau của truyện kiều. Vâng, đúng vậy. Đó cũng chính là điều tôi đang dẫn bạn tới. Bạn thấy đấy, sau khi lựa chọn văn cảnh rồi thì bạn phải trung thành với nó trong suốt cả bài thơ như người vợ phải chung thủy với chồng mình vậy. Nếu bạn dùng “Tương tư bất tương kiến” thì có nghĩa là bạn lựa chọn văn cảnh :Hai người đã biết nhau , có nhiều kỉ niệm vậy bạn không thể nói đây là một đôi trai tài gái sắc vì không có bất cứ điều gì để nói lên điều đó cả. Vả lại nếu họ đã biết nhau thì hai câu đầu
Quân tại Tường giang đầu
Thiếp tại tương giang vĩ
Là chỗ ở thật của hai người và sự bay bổng của hai câu đầu bị mất. Câu thứ ba sự bay bổng mất một nửa vì câu thơ trở thành tả chân .Đầu sông cuối sông thì làm sao có thể nhìn thấy nhau. Nhưng câu cuối thì lại hay lên rất nhiều. Bạn thấy đấy, bạn được một câu nhưng lại mất ba câu
Lựa chọn văn cảnh cũng khó như bạn chọn chồng . Nếu bạn lấy một ông già nhiều tiền thì bạn có thể đi siêu thị thoải mái nhưng lại không thể đến vũ trường. Nếu bạn lấy một chàng trai trẻ thì bạn có thể đến vũ trường nhưng lại không có tiền đi siêu thị. Tất nhiên trong trường hợp đó giải pháp của bạn sẽ là lấy một người không già quá mà cũng không trẻ quá, không giàu quá mà cũng không nghèo quá ( Như tôi chẳng hạn ) làm chồng .Lựa chọn văn cảnh cũng vậy phải nhìn toàn cục của bài thơ
Còn một vấn đề bạn thắc mắc về thời gian “ của cùng ngoảnh lại” thì tôi xin trả lời như sau
Trước tiên bạn phải thống nhất với tôi về mặt văn cảnh đó là “Tương cố” .Nếu vậy thì toàn bộ bài thơ chỉ là sự suy diễn của cô gái. Mà một cô gái đang yêu mà suy diễn thì bạn cũng biết rồi đấy kinh khủng lắm và bài thơ hay cũng chính ở điều đó
Thực ra bài viết của tôi cũng chưa hẳn là một bài bình .Tôi đã dẫn giải ba câu khó nhất còn câu cuối, câu bay bổng nhất tôi muốn để lại để dành cho những người mà tôi yêu mến tiếp nối. Cám ơn bạn đã tiếp nối bài viết của tôi





lyenson


Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư (cố) bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.

Đọc cả 2 ý của bạn Nguyễn Thế Duyên và hoangau, nên lyenson xin mở (đóng) ngoặc đơn từ CỐ, để ta có thể hình dung rằng, có thể "cùng ngoảnh đầu nhìn" hay "cùng nhớ"...; nhưng không thể thấy mặt nhau (!)

Than ôi! Dòng sông Tương có phải chăng là dòng sông thương nhớ? Nên cùng uống chung dòng, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy được nhau!
Dù anh ở đầu sông, em cuối sông...Nhưng vì cùng chung một dòng sông và "đồng ẩm" nước sông này, nên suốt đời ta vẩn thuộc về nhau, thuộc về sông Tương hay bất cứ sông nào cũng được; Ví dù gọi bởi tên gì, đó vẩn là dòng sông thương nhớ của đôi ta...

Có phải hơn chăng? Khi cùng trên một chiếc thuyền xuôi dòng sông Tương, chàng nhìn về thượng nguồn với bao nuối tiếc, nàng hướng về hạ lưu với nhiều khát vọng chưa được thoả thê...Ngụm nước sông Tương khi đó chỉ nặng mỗi mùi...bùn; không đũ sức đưa khổ thơ tứ tuyệt trên vào danh sách những bản tình ca bất hủ.

Anh trên đầu sông,
Mong ngóng...
bóng hình em nơi cửa biển.
Em dưới đất liền,
Ngạc nhiên,
Khi biết núi là mõm đất nhô cao.
Nhưng ta thuộc về nhau,
Vì bao đời,
Mưa lấy nước từ biển...
Bốc cao,
Đổ vào đầu nguồn,
Và thương nhớ đổ tuôn về biển.
*
ls

_____________________________



hoangau




quote:

Trích đoạn: nguyễn thế duyên

Còn một vấn đề bạn thắc mắc về thời gian “ của cùng ngoảnh lại” thì tôi xin trả lời như sau
Trước tiên bạn phải thống nhất với tôi về mặt văn cảnh đó là “Tương cố” .Nếu vậy thì toàn bộ bài thơ chỉ là sự suy diễn của cô gái. Mà một cô gái đang yêu mà suy diễn thì bạn cũng biết rồi đấy kinh khủng lắm và bài thơ hay cũng chính ở điều đó




Uầy, xưa nay em vẫn được tiếng là người có "trí tưởng ... bở" rất phong phú, nhưng xem ra so với cô gái của anh thì vẫn chưa là cái đinh gì ! . Hị hị.
Theo em nghĩ, mấu chốt để có thể đặt bài thơ này trong một văn cảnh nào đó chính là ý nghĩa của hai từ: "quân" và "tương". Từ "tương" thì em đã trình bày rồi, còn từ "quân" nữa, thời xưa thì đôi trai gái phải có quan hệ như thế nào rồi thì cô gái mới dành từ "quân" cho chàng ( "phu quân", "quân vương", "tình quân", "tùng quân"...), còn nếu mới một thoáng lướt qua nhau mà đã gọi người ta là "quân" thì e hơi bị ... vơ vào quá nhỉ !

Em chỉ dám "giơ tay phát biểu" chút chút vậy thôi, đến khi "tâm phục khẩu phục" là rụt lại ngay í mà, chứ đâu dám "cãi nhau" với ai, nhất lại là với anh . "Cãi nhau" là em bỏ chạy liền đấy, vì hôm trước lỡ dại tỉa hết gai đi rồi.

quote:

Trích đoạn: Lyenson

Có phải hơn chăng? Khi cùng trên một chiếc thuyền xuôi dòng sông Tương, chàng nhìn về thượng nguồn với bao nuối tiếc, nàng hướng về hạ lưu với nhiều khát vọng chưa được thoả thê...Ngụm nước sông Tương khi đó chỉ nặng mỗi mùi...bùn; không đũ sức đưa khổ thơ tứ tuyệt trên vào danh sách những bản tình ca bất hủ.




...

Giờ đây anh cứ mãi u hoài
Nhớ lúc trước sao mà quá dại
Thà đừng cưới, cứ là người yêu mãi
Mọng mắt em há phải lệ trang đài!

LYênSơn

Huynh Lyenson à, em "quán triệt" quan điểm của huynh rồi, cứ yên tâm !
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên    Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên              I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ - Nguyễn Thế Duyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
»  Ru con Nam Bộ – một bài ca đặc sắc - một bài thơ sắc đặc - TG: Nguyễn Thế Duyên
» Một đôi điều cần bàn nhân đọc “Độc Tiểu Thanh ký” - TG Nguyễn Thế Duyên
» Tân hình thức! Đặc sản hay món mì ăn liền? (TG: Nguyễn Thế Duyên)
» Tiếng thu hay tiếng lòng thi sỹ? - TG: Nguyễn Thế Duyên
» Tiêu sơn cổ tự - Nguyễn Thế Duyên
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-