Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 *_Chú Thỏ Đế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 12:57

*_Chú Thỏ Đế CHU_THO_DE

Thông tin ebook

Tên truyện : Chú Thỏ Đế

Tác giả : Bích Thủy

Thể loại : Văn học trong nước

Nhà xuất bản : Tuổi Hoa

Tủ sách : Tuổi Hoa - Hoa Xanh

----------------------------------

Chương 01


Chiều hôm ấy ông Toàn Thịnh trở về với nét mặt không được vui lắm. Ngồi vào bàn ăn, ông chậm rãi nói với vợ:
- Mình còn nhớ ông Nghị Lâm không ? Ông ta có một đứa cháu muốn gửi cho ở trọ nhà mình để đi học, trong khi ông ấy vắng nhà.
Bà Toàn Thịnh hỏi:
- Ông ta bận đi đâu thế mình ?
- Đi nghỉ dưỡng bệnh ở Đà Lạt.
- Lạ nhỉ ! Ông Nghị Lâm có đau ốm gì đâu ? Trông ông ta còn tráng kiện lắm mà !
- Phải, nhưng đó chỉ là sắc diện bề ngoài. Chắc phải có bệnh làm sao nên bác sĩ mới buộc phải dưỡng bệnh chứ.
- Thế bố mẹ đứa nhỏ đâu, mà nó ở với ông ta.
- Bố mẹ nó đi làm ăn xa. Đâu như tận Phú Quốc, nên không thể đưa nó theo được. Vả đứa nhỏ còn phải ở lại để đi học. Nó ở với ông Nghị Lâm vì ông ta là bác của nó. Ngoài ông ta ra nó không còn ai ở đây cả. Ông Nghị Lâm cũng lại sống độc thân, nên ông ấy mới nhờ đến mình săn sóc hộ, cho đến khi ông ấy về.
Bà Toàn Thịnh nhăn mặt hỏi:
- Độ chừng bao lâu ?
- Có lẽ vài ba tháng.
- Phiền nhỉ !
Ông Toàn Thịnh gật đầu:
- Cũng làm cho mình bận tâm đôi chút, nhưng tôi đã nhận lời vì đối với ông Nghị Lâm là chỗ quen biết, lại là người có quyền thế, mình còn cần nhờ vả ông ta nhiều.
- Đứa nhỏ là trai hay gái ?
- Trai, tên nó là Minh.

Từ lúc nói về đứa cháu ông Nghị Lâm, ông Toàn Thịnh chỉ bàn với vợ. Ông là một thương gia tháo vát, biết lợi dụng mọi cơ hội để làm giàu. Việc nhận nuôi đứa cháu ông Nghị Lâm tuy là sự bất đắc dĩ, nhưng cũng không ngoài tính cách xã giao để lợi dụng sau này. Ông Nghị Lâm là người rất được vị nể trong giới quyền quý và thương mại.

Nhưng Tuyết, cô con gái đầu lòng của ông Toàn Thịnh - một thiếu nữ khoảng hai mươi tuổi – nghe nói đến một đứa trẻ liền tỏ ý bất mãn hỏi cha:
- Đứa nhỏ năm nay bao nhiêu tuổi, ba ?
Ông Toàn Thịnh nhìn cô con gái, nhún vai đáp:
- Ba không rõ lắm, chỉ biết nó là cháu ông Nghị Lâm thôi.
Tuyết hậm hực nói:
- Nhưng nếu nó còn nhỏ quá thì phiền lắm. Vì con không thích đóng vai chị cả để săn sóc một đứa trẻ quấy nghịch suốt ngày đâu !
Bà Toàn Thịnh gạt đi:
- Má chắc không đến nỗi thế, Tuyết ạ.
Tuyết phụng phịu:
- Vâng, đấy rồi má coi ! Con cứ tưởng tượng mình sẽ phải dắt nó theo từng bước, xi đái, thay quần áo suốt ngày … Má không thấy ngán sao ? Con thì không thể kham nổi.
Ông Toàn Thịnh nói:
- Thằng Minh không còn nhỏ. Nó đã học tới lớp Đệ lục trung học, tất năm nay nó phải 13 hay 14 tuổi rồi.
- Như vậy lại càng khó chịu nữa. Con trai 13 tuổi, đương là cái tuổi phá phách, nghịch ngợm và bẩn thỉu ghê gớm. Ba má cứ xem thằng Phúc nhà mình đây thì biết ….

Phúc là em trai của Tuyết, một thiếu niên 17 tuổi, cao lồng ngồng với mái tóc kiểu nghệ sĩ, nghe chị nhắc đến mình vội đứng lên nheo mũi xì vào mặt Tuyết, tỏ vẻ chế nhạo, rồi quay đi. Hắn ra nằm dài trên đi-văng vừa xỉa răng vừa giở xem những hình ảnh trong tập báo chiếu bóng.

Bà Toàn Thịnh cau mày bảo Tuyết:
- Thằng Phúc thì nó làm bận gì đến cô ?
Tuyết cãi:
- Má không biết chứ nó bẩn thỉu và lười như hủi, ít khi thấy nó rửa chân tay ! Và quấy phá không chịu được ! Nó cũng hay vào buồng con để lục lọi. Có bảo nó, nó lại gân cổ ra mà cãi, và ăn nói như côn đồ !
- Hừ, Tuyết ! Cô này hay nhỉ !
Thấy mẹ tỏ ý bênh em, Tuyết hằn học tiếp:
- Má cứ hay chiều nó, nên những tật xấu của nó má đâu có biết !
- Má không bao giờ ….
- Một thằng Phúc đủ làm con ngán rồi. Con không muốn có thêm đứa nào ở nhà này nữa cả ….
Ông Toàn Thịnh tỏ ý bực mình vì con gái xen vào câu chuyện mà ông đã tính toán và chấp thuận. Ông ngắt lời con gái:
- Ba không cần mày bằng lòng hay không. Việc cho thằng cháu ông Nghị Lâm tới tạm ít tháng tao đã suy nghĩ rồi. Tao cần chiều lòng ông Nghị Lâm, để còn hòng nhờ cậy ông ấy. Tao đã nhận rồi, mày không có quyền phản đối. Mày cũng chẳng ngoan ngoãn gì lắm đâu. Cứ những khoản mốt này mốt nọ, tiêu pha xa phí của mày, tao chưa buồn nói đến đó.
- Thưa ba, nhưng ….
- Không nói lôi thôi gì hết ! Má con mày liệu sửa soạn cho nó một chỗ ở. Mai tao đón nó về.

Tuyết bị cha mắng át, giận dỗi trở về phòng riêng. Bà Toàn Thịnh tuy không bằng lòng, nhưng cũng đứng lên sai bảo người nhà dọn sẵn một chỗ ở cho đứa cháu ông Nghị Lâm sắp đến.

***

Khi ông Toàn Thịnh đưa Minh về nhà thì Tuyết đi vắng. Nàng đến chơi và ở lại ăn cơm nhà bạn, rồi rủ nhau đi coi chiếu bóng. Mãi tới sáng hôm sau, khi Phúc nhảy vào phòng nàng gọi:
- Ê, chị Tuyết, giờ này mà còn ngủ hả ?
Tuyết ậm ừ đáp:
- Kệ tao ! Để cho người ta ngủ.
- Mười giờ hơn rồi, còn ngủ gì nữa.
- Việc gì đến mày ! Ai khiến mày vào đây làm gì ?
- À, vào báo cho chị biết tin này: Thằng cháu ông Nghị Lâm đã đến rồi đấy !
- Mặc nó !
- Hì hì, chị cáu lắm phải không ? Má bảo thế mà !
- Cáu cái gì ?
- Về thằng nhãi ấy !
- Tao bất cần !

Tuyết không cần thật, việc đó không liên quan gì đến nàng. Tuyết chỉ khó chịu vì có thêm một đứa trẻ xa lạ trong gia đình mà chưa ai biết mặt mũi nó ra sao ?

Phúc nói để phân bua với chị:
- Chị nghĩ coi thế này có tức không: Bao nhiêu sách truyện giải trí của em, ba cho đem sang phòng nó cả.
- Đáng kiếp ! Có bao giờ mày đọc những sách ấy đâu. Mày toàn đọc những sách báo nhặt ở đâu về ….
- Mặc dầu, nhưng những sách ấy là của em chứ đâu phải của thằng ông con đó. Chị mà thấy nó chị cũng phải ghét.
Tuy đã định không quan tâm đến đứa nhỏ, nàng cũng tò mò hỏi:
- Nó đáng ghét thật à ?
- Nó không nói, không cười, chỉ biết nghe và dương mắt lên nhìn. Thằng lỏi đó lại có những điệu bộ coi người bằng nửa con mắt. Như thế mà chị bảo không ghét sao được. Chị có muốn biết nó thì để nó đi học về em dẫn nó tới.
Tuyết nhỏm dậy nói:
- Tao cần gì phải gặp nó. Với lại tao mới ngủ dậy đã trang điểm gì đâu. Để đến bữa cơm thế nào chẳng gặp.

Tới giờ cơm, Tuyết thủng thỉnh bước vào phòng ăn. Nàng lấy làm ngạc nhiên khi thấy một thiếu niên khác hẳn với bộ điệu em trai nàng tả. Hắn có vẻ chững chạc, nét mặt khôi ngô, tươi tắn và có đôi mắt to, đen láy, sáng ngời vẻ tinh anh. Thiếu niên thấy nàng liền cúi đầu chào với một dáng điệu khả ái và tiến lại lễ phép nói:
- Thưa chị, tối qua khi em tới đây thì chị đi chơi vắng nên em chưa có dịp chào chị. Xin chị thứ lỗi….

Tuyết hơi lúng túng trước phong thái dễ dàng ấy. Nàng gật đầu chào lại và làm bộ thản nhiên ngồi vào bàn ăn, như không lưu ý tới sự có mặt của Minh. Tuy nhiên nàng không khỏi liếc trộm với ý định khám phá ra những khuyết điểm của Minh. Chào hỏi Tuyết xong, Minh trở lại dè dặt, chỉ trả lời khi ông bà Toàn Thịnh hỏi, dáng điệu từ tốn của cậu khắc hẳn với thái độ ngông nghênh của Phúc. Ngồi cạnh Minh, Phúc có vẻ thô lỗ, ăn uống nhồm nhàm, nói cười lớn tiếng, và chọn gắp thức ăn một cách tự do. Bà Toàn Thịnh thỉnh thoảng nhắc chừng Minh:
- Ăn đi cháu
- Dạ
- Lấy món thịt này ăn đi. Đưa bát đây bác gắp cho.
- Thưa, cháu xin cám ơn bác. Bác cho phép cháu tự nhiên như con cháu trong nhà.
Và mỉm cười Minh tiếp:
- Cháu không dám làm khách đâu ạ. Vì nếu làm khách thì cháu bị đói.

Tuyết vẫn liếc chừng để quan sát Minh, thấy quần áo Minh mặc tuy giản dị, nhưng chỉnh tề, và hai tay sạch trơn. Xong bữa cơm trưa, nàng lấy cớ bị nhức đầu trở về phòng nằm cho tới chiều. Hình ảnh của Minh cứ lởn vởn trong óc Tuyết, nhưng nàng cố xua đi, không muốn có cảm tình với đứa trẻ xa lạ mà cha nàng vì xã giao đã cho ở trong gia đình.

Buổi tối nàng thấy Minh bình thản, im lặng ngồi đọc sách trong khi Phúc nằm ở ghế dài uể oải giở xem những tranh ảnh sặc sỡ.

Đồng hồ điểm 9 giờ, Minh gấp sách lại, xin phép trở về phòng ngủ, cậu chào mọi người và nhẹ nhàng lui gót.

Minh vừa ra khỏi, Phúc vùng trở dậy, bảo chị:
- Thế nào, chị thấy thằng lỏi đó có lố bịch không ? Nó làm bộ như người lớn vậy.

Tuyết chỉ nhún vai không đáp.

***

Ngày chủ nhật, Tuyết gặp Minh trong bữa ăn điểm tâm, ông bà Toàn Thịnh và Phúc có thói quen ngủ trưa ngày chủ nhật, vì tối thứ bảy họ thường chơi khuya. Vả lại, dậy sớm cũng không làm gì, nên ai muốn ngủ giờ nào thì ngủ. Ngồi một mình với Minh, chẳng lẽ không nói gì, Tuyết buộc lòng phải hỏi vẩn vơ cho có chuyện:
- Cậu dậy sớm nhỉ ?
- Thưa chị, đó là thói quen của gia đình em.
- Buổi sáng cậu quen dậy mấy giờ ?
- Thưa chị lối 5 giờ rưỡi
- Dậy làm gì sớm thế ? Sao không ngủ thêm có được không ?
- Dạ em ôn lại bài để 7 giờ 15 tới trường học. Với lại ba má em cũng đã dậy rồi.
- Ba má cậu hiện giờ ở đâu ?
- Thưa, ở ngoài Phú Quốc.
- Xa nhỉ ! Ra làm gì ngoài ấy ?
- Thưa chị, ba em làm việc cho một công ty lớn và được đặc cử ra ngoài đó nghiên cứu lập một nhà máy. Nghe má em nói, nếu xong công việc ba em sẽ được một địa vị kha khá và sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Hiện giờ thì gia đình em nghèo lắm.
- Nghèo lắm !
Tuyết lẩm bẩm nhìn Minh, ngạc nhiên vì lời tâm sự đơn sơ và thành thực ấy. Nàng hỏi tiếp:
- Ba má cậu đi chừng bao lâu ?
- Thưa độ sáu tháng. Ba má em có hẹn đến cuối năm thì về.
- Thế cậu có còn anh em nào nữa không ?
- Dạ có mình em. Đáng ra em còn một em gái nữa. Nhưng đã mất ngay sau khi má em sinh ra nó.
Im lặng một lát. Tuyết hỏi sang chuyện khác:
- Ngày nghỉ như hôm nay cậu định làm gì ?
- Thưa chị, sáng nay em có cuộc họp hướng đạo ở trường.
- Đi hướng đạo vui lắm nhỉ ?
- Thưa chị, vâng ! Em học hỏi được rất nhiều điều !
Tuyết muốn châm chọc nên cười nhạt nói:
- Chẳng hạn biết hú lên như dân mọi, và biết nhảy những vũ điệu của dân da đỏ!
Minh thản nhiên cất tiếng cười vui vẻ:
- Đấy chỉ là những trò chơi vui thôi ạ, em còn luyện tập được nhiều điều hữu ích khác để trở thành người tháo vát, biết thi hành những điều thiện …
Tuyết nhún vai chế nhạo:
- Và tập làm người lớn nữa !
Minh không khỏi ngạc nhiên nhìn Tuyết, nhưng cậu đứng lên nói:
- Thôi tới giờ rồi, xin phép chị em đi.

Còn lại một mình, Tuyết vừa uể oải nhấp từng hụm sữa, vừa nhớ lại mẩu chuyện giữa nàng và Minh. Nàng thấy Minh không đáng ghét chút nào và tự hỏi: Không biết mình có nên giữ mãi thái độ lãnh đạm với cậu bé có nhiều cử chỉ hồn nhiên ấy hay không ? Nàng nhớ đến đôi mắt của Minh, đôi mắt đã làm Tuyết bối rối. Đôi mắt to đen và trong sáng ấy khi nhìn ông bà Toàn Thịnh thì có vẻ e dè. Còn đối với Phúc thường lộ vẻ khó chịu. Nhưng riêng với nàng thì lại tỏ đầy cảm tình và quý mến. Tuy nhiên trong dịp tiếp xúc với Minh, gặp lúc nàng nói điều gì táo bạo, hoặc buông lời chế riễu, đôi mắt của Minh thường sầm tối lại, đượm vẻ buồn trách móc, khiến cho Tuyết thấy hối hận. Tuyết nghĩ mãi về đôi mắt ấy, và nàng thầm nhủ:
- Không biết thằng nhỏ nó nghĩ về mình ra sao ?

Nhưng rồi nàng cũng lại gạt sự thắc mắc ấy đi, cho rằng không cần phải bận tâm vì một đứa trẻ còn kém tuổi em nàng.

Khoảng 11 giờ rưỡi Tuyết nhìn qua cửa sổ thấy Minh đã trở về gọn gàng trong bộ đồng phục hướng đạo màu xanh. Minh còn đang bàn cãi với hai đứa bạn cùng tuổi, rồi mới thân mật chia tay nhau. Lúc trở xuống phòng khách nàng gặp Minh ở cầu thang. Tự nhiên nàng mỉm cười hỏi:
- Đi chơi vui không chú ?
- Cám ơn chị, vui lắm. Em về có trễ không thưa chị ?
- Ồ không; mọi người vẫn còn ở cả phòng khách.
- Vậy em xin phép đi tắm rửa và thay quần áo.
Thay rửa sạch sẽ rồi, Minh xuống phòng khách chờ giờ ăn. Thấy Minh, Phúc níu lại:
- Ê, trưa nay có đi xem đá bóng không ?
Minh vui vẻ đáp:
- Hay đấy ! Tôi thích coi đá bóng lắm anh ạ. Tôi vẫn đi với ba tôi luôn.
- Vậy nhậu xong mình chuồn ngay nhé !
Bà Toàn Thịnh nghe con nói, cau mày hỏi:
- Mày nói năng kiểu gì lạ thế Phúc ? Ăn nói cho tử tế chứ !
Phúc dẩu môi cười:
- Nó hiểu mà. Tiếng riêng của tụi con đấy !
Minh hướng về bà Toàn Thịnh thưa:
- Thưa bác, bác cho phép cháu chiều nay đi xem đá bóng với anh Phúc ?
Bà Toàn Thịnh gật đầu:
- Được, cháu muốn đi chơi đâu thì đi. Ở đây bác không cấm.

Đi xem đá bóng về, Minh có vẻ không vui, còn Phúc thì cau có ra mặt. Chờ cho Minh trở về phòng Tuyết hỏi em:
- Hai đứa bây cãi nhau rồi phải không ?
Phúc vênh mặt đáp:
- Ai thèm cãi nhau với thằng ông đó. Nhưng cái thằng khó chịu lạ !
- Sao vậy ?
- Em mời nó hút thuốc lá, nó không thèm hút. Nó bảo là sợ ba má nó không bằng lòng.
- Thế là phải chứ !
- Phải cái khỉ khô gì ? Lại được chị nữa. Sao dạo này chị đạo đức thế ! Tan cuộc đá bóng, em rủ nó đi xi-nê. Nó lại bảo: “Tôi không đi xem chiếu bóng một mình bao giờ”. Em bảo nó là đã có em đi với, nhưng nó nói: “Như vậy chưa đủ vì chúng ta chưa biết cuốn phim hay dở thế nào ?”. Chị tính phim có Lolo Brigida và Kirk Douglas đóng mà nó bảo là dở à. Gây cấn và mê ly đến rùng rợn ấy chớ lỵ ! Thế mà nó không chịu xem cứ nằng nặc đòi về !
Tuyết chợt nhớ đến lời tâm sự của Minh lúc sáng, cho nàng biết gia đình cậu rất nghèo, nên nàng bảo em:
- Có lẽ nó không muốn tốn tiền vô ích.
Phúc cười nhạt:
- Thế còn tiền nó phân phát cho bọn hành khất thì nó không sợ tốn hẳn.
- Nó có cho họ tiền à ?
- Ừ. Nó còn nắm tay dắt họ qua đường, và nói chuyện với họ nữa. Không khéo thằng nhãi đó đem chấy rận của bọn hành khất về nhà này cũng nên.
Tuyết trầm ngâm một lát, bảo:
- Thôi nó không muốn xem chiếu bóng thì kệ nó. Chắc nó không thích loại phim gây cấn như mày đâu
Phúc hậm hực:
- Cái thằng cứ như ông cụ non dễ ghét quá ! Lần sau đừng hòng em rủ nó đi đâu nữa. Thôi em đi xem một mình vậy

Nói rồi Phúc quay ra. Còn mình Tuyết, nàng ngồi chống tay suy nghĩ. Nàng không đồng ý với em về những điểm hắn đã chỉ trích thái độ của Minh. Trái lại nàng nhận thấy Minh là một thiếu niên ngay thẳng, có nhiều đức tính. Hình như Minh cũng có vẻ quý mến nàng hơn mọi người trong gia đình. Gần nàng, Minh cởi mở hơn, vui vẻ bộc lộ lời nói tiếng cười một cách thành thật. Minh lại có ý tứ, và không kém tế nhị khi trò chuyện, đôi khi còn tỏ ra khôn ngoan nữa.

Thực tình, Tuyết bắt đầu có cảm tình với Minh, nàng thấy cậu bé đó dễ thương hơn là đáng ghét. Hình ảnh của Minh lọt vào tâm hồn nàng như một ánh sáng. Chưa có thiếu niên nào từ trước đến giờ đã làm nàng động tâm đến như vậy.

Chợt có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, và Minh bước vào:
- Xin lỗi chị, hình như em có để quên cuốn tạp chí “Tuổi Hoa” ở đây ?
Tuyết gật đầu, nhẹ nhàng trả lời:
- Phúc nó cầm đi mất rồi. Trong khi chờ nó về, cậu hãy xem tạm những tạp chí này vậy.

Minh đỡ lấy mấy tờ báo Tuyết đưa cho, và dường như để khỏi làm phật ý nàng, cậu lật qua mấy trang rồi để lại trên bàn, mặt bừng đỏ. Tuyết nhìn thấy cử chỉ ấy, cười hỏi:
- Cậu không thích sao ?
- Thưa không ! Em không ưa xem những tranh ảnh như kiểu này.
Trong thâm tâm, Tuyết cho như thế là phải. Minh rất có lý để từ chối không xem những loại tranh ảnh khêu gợi của các cô đào chiếu bóng. Nàng muốn đùa Minh nên cười bảo:
- Cấm dưới 16 tuổi phải không ! Cậu hãy còn “con nít” quá và nhát như “thỏ đế” ấy.
Nàng không thấy Minh nói gì, nàng hỏi:
- Cậu có bận gì không ?
Minh niềm nở đáp:
- Thưa chị không. Chị muốn em giúp chị việc gì ?
- À chẳng có việc gì cả. Nếu rảnh thì ngồi đây nói chuyện với tôi cho vui.
- Dạ, em rất vui lòng.
Tuyết chỉ chỗ cho Minh ngồi cạnh nàng. Suy nghĩ một lát nàng mỉm cười hỏi Minh:
- Tôi hỏi thật câu này nhé, cậu thấy tôi là người thế nào ?
Minh nghiêm trang nhìn Tuyết, rồi chậm rãi nói:
- Em thấy chị có thể là một thiếu nữ rất tốt.
- Thật à ?
Tuyết cất tiếng cười trong trẻo:
- Tôi chưa thấy ai nói với tôi như thế bao giờ. Ai cũng chê tôi cả. Tại sao cậu lại bảo như thế ?
Minh vẫn giữ nét mặt nghiêm trang đáp:
- Má em cũng đẹp như chị ….. và má em cũng rất tốt !
- Thế nghĩa là cậu cho rằng tôi đẹp !
- Thưa chị vâng !
Lời khen ngợi hồn nhiên ấy đã làm Tuyết xúc động hơn mọi lời phỉnh phờ khác.
- Nhưng chắc chắn là tôi không tốt như cậu nhầm tưởng đâu. Từ hôm cậu đến ở đây, tôi có tốt với cậu tí nào đâu !
- Chị cứ nói thế !
- Tôi không vồn vã hỏi han cậu …
- Thưa chị đó là lẽ tự nhiên, vì em chỉ là một người xa lạ, một kẻ làm phiền cho gia đình chị.
- Lại thằng Phúc nó bảo cậu thế chứ gì ?
- Thưa chị không. Em tự xét cũng đủ hiểu.
Tuyết lắc đầu:
- Đừng nên nghĩ như thế. Cậu không làm phiền ai cả. Cậu có giận tôi không?
- Em đâu dám giận chị.
- Thế chúng ta trở thành chị em nhé, cậu bằng lòng không ?
Minh tươi hẳn nét mặt, vui vẻ nói:
- Em chỉ mong có thế. Được chị coi như em thì còn gì sung sướng bằng.
Tuyết gật đầu:
- Vậy từ nay tôi gọi cậu là “em Minh” và cậu gọi tôi là “chị Tuyết” không còn phải câu nệ lôi thôi gì nữa nghe không ?
- Vâng.

Nàng đưa mắt nhìn Minh, lòng hân hoan như vừa làm một điều thiện. Nàng không ngờ Minh chiếm được cảm tình của nàng mau lẹ như thế và đưa đến một kết cuộc tự nhiên thực bất ngờ. Tuyết vui thích với ý tưởng có một đứa em trai ngoan như Minh, một người em tuy không phải ruột thịt như Phúc, nhưng khác xa Phúc, có thể chia sẻ vui buồn, trông cậy lẫn nhau được.

Chợt Tuyết nhớ ra một điều. Nàng thân mật vỗ vai Minh:
- Minh này.
- Dạ
- Em có thích dự một tiệc vui không ?
- Việc vui gì hả chị ?
- Chiều mai ba má chị có đặt tiệc mời khách vì là ngày sinh nhật của chị. Các bạn hữu của chị sẽ đến chơi đông đủ, ăn cơm tối rồi vui chơi tới khuya. Có thể có cả khiêu vũ nữa. Vui lắm Minh ạ. Rồi chị sẽ giới thiệu em với các bạn của chị.
Minh hơi lưỡng lự:
- Em chưa dự tiệc như thế bao giờ nên em hơi ngại. Còn khiêu vũ thì em không biết. Má em cũng vậy.
- Không bắt buộc em phải khiêu vũ. Nhưng em phải có mặt trong bữa tiệc. Chả lẽ ngày sinh nhật của chị mà em không ra dự.
- Em sẽ cố gắng làm vừa lòng chị.
- Ừ, có thế chị mới vui.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 12:58

Chương 02

Ngày lễ sinh nhật của Tuyết, trung thành với lời đã hứa, Minh lấy bộ quần áo bảnh nhất ra mặc, đầu chải gọn gàng, rồi ngồi đợi sẵn trong phòng, mở sách ra đọc. Xem được mấy trang Minh chợt nghe có tiếng chân nhịp nhàng bước tới, và Tuyết hiện ra lộng lẫy giữa khung cửa. Nàng mỉm cười hỏi:
- Minh ơi, em coi chị thế nào ? Chiếc áo này chị mới may đấy.
Minh nhìn Tuyết rồi bỗng đỏ mặt cúi xuống:
- Chị có chiếc áo đẹp lắm, nhưng …..
- Nhưng sao nói lẹ đi !
- Hình như chị quên chưa mặc áo lót trong.
Tuyết phá ra cười:
- Mốt mới bây giờ mặc thế đó.
- Em không thích mốt đó. Má em cũng không mặc thế bao giờ.
Tuyết dậm chân vui vẻ:
- Thôi đi khỉ ơi ! Minh còn ngốc lắm chưa biết gì hết. Chị phải ra tiếp khách bây giờ đây. Ra cùng với chị đi.

Theo Tuyết ra phòng khách, Minh thấy khách khứa đã đông đủ, tốp ngồi, tốp đứng quanh gian phòng rộng. Quang cảnh lộng lẫy dưới ánh đèn điện diễm ảo, có những tà áo màu sặc sỡ, lượn đi lượn lại và tiếng cười nó huyên náo làm Minh bỡ ngỡ.

Minh liền chọn một chỗ khuất, đứng lẩn sau một chậu cảnh để quan sát, thì có tiếng hỏi phía sau làm cậu quay đầu lại:
- Đứng làm gì đây chú ?

Người hỏi câu ấy là một thanh niên cao lớn, có nét mặt thẳng thắn, cởi mở, đương mỉm cười nhìn Minh.

Minh lúng túng đáp:
- Thưa anh, em chờ …. dự tiệc.
Nụ cười trên môi thanh niên mở rộng hơn:
- Chắc còn lâu. Chú muốn chúng mình nói chuyện làm quen với nhau không?
- Dạ, muốn.
- Vậy anh tự giới thiệu: Anh tên Lộc. Bùi Hữu Lộc. Còn chú tên gì ?
- Thưa, em tên Nguyễn Đức Minh, em ở trọ nhà ông bà Toàn Thịnh chờ ba má em về.
Thanh niên gật gù:
- À, thế ra chú là chú bé mà Tuyết thường nói đến đây.
- Thưa, anh có quen chị Tuyết ?
Lộc vui vẻ gật đầu:
- Dĩ nhiên rồi và quen biết từ hồi còn nhỏ kia.
Và vỗ vai Minh, Lộc bảo:
- Chú kể chuyện của chú cho anh nghe đi.
Tự nhiên Minh thấy tin tưởng vào Lộc. Không đợi phải giục, Minh kể.
- Chuyện của em giản dị lắm: Gia đình em nghèo nên ba em lãnh với một công ty ra ngoài Phú Quốc lập một nhà máy. Má em cũng theo đi. Em vì còn phải đi học nên ba má cho em ở lại với ông bác là ông Nghị Lâm. Nhưng bác em chẳng may bị đau phải lên Đà Lạt dưỡng bệnh ít lâu nên lại gửi tạm em ở đây.
- Phải xa gia đình chú có buồn không ?
- Thưa anh buồn chứ ! Nhưng em phải cố gắng học cho xứng đáng với bao nỗi vất vả của ba má em. Em không muốn làm cho ba má em buồn thêm.
Lộc gật đầu khen:
- Khá lắm ! Thế mới là con trai. Tôi đâm ra mến chú rồi đó.
- Cả anh nữa, em cũng thích anh lắm. Thế còn chuyện của anh, anh kể cho em nghe đi.
Lộc ngạc nhiên nhìn Minh rồi bỗng phá ra cười:
- Chú này láu thật ! Nhưng có đi có lại mới toại lòng nhau, phải không chú ? Mình là bạn thân với nhau rồi mà !
- Em mong được coi anh như anh của em.
- Càng hay. Vậy thì chuyện của anh như thế này: Anh quen chị Tuyết từ mười năm nay. Hồi đó có lẽ anh cũng vào trạc tuổi chú. Nhà anh ở bên bờ sông Đồng Nai, thuộc thị xã Biên Hòa. Cách nhà anh không bao xa có một ngôi biệt thự đó tuy khóa chặt song bức tường rào xung quanh có nhiều chỗ bị sụp đổ. Anh và các bạn cùng tuổi thường do những chỗ sơ hở đó đột nhập vào khu vườn cỏ mọc um tùm của ngôi biệt thự vắng bóng người đó để đùa nghịch với nhau, công nhiên coi như đất riêng của tụi anh vậy.

Một hôm có tốp thợ đến mở cổng ngôi biệt thự ấy và đuổi bọn anh ra để sửa chữa, quét vôi, sơn cửa, dọn dẹp lại khu vườn thực đẹp đẽ. Rồi mùa hè năm ấy có một gia đình tới ở. Gia đình đó là chủ mới của ngôi biệt thự. Mới đầu người trong vùng không biết họ là ai, vì họ có vẻ cách biệt, hợm hĩnh. Mãi sau mới biết là gia đình ông bà Toàn Thịnh, một thương gia giàu có ở đô thành.

Năm anh học lớp đệ tứ trung học, về nghỉ hè, nhìn vào thửa vườn năm xưa cùng chúng bạn vui đùa, thấy đã khác trước nhiều. Bồn hoa, cây cảnh thắm tươi đầy màu sắc, khiến anh mải mê đứng lại. Vừa hay có một đứa trẻ gái trạc tám tuổi, xinh xắn, chạy tung tăng ở giữa vườn. Qua hàng rào sắt thấy anh đứng đó, nó cười, hái một đóa hồng đưa cho. Đứa trẻ gái ấy là Tuyết.

Cuối năm thi trung học về nghỉ hè anh thường cùng các bạn ra bơi lội ngoài sông. Chú phải biết là anh bơi giỏi lắm. Một hôm, bơi lội chán chê rồi, anh cùng các bạn ngồi nghỉ trên bờ, thì chợt thấy một chiếc xuồng con men theo mé sông. Tuyết ngồi trên đầu mũi xuồng, khoảng giữa có đứa em trai nhỏ, còn đàng lái là một chị xẩm, đương điều khiển mái chèo một cách vụng về. Giữa lúc ấy có chiếc ca-nô máy rẽ nước chạy qua, để lại phía sau một luồng sóng dài. Anh muốn kêu Tuyết bảo phải cẩn thận. Nhưng không kịp, đợt sóng táp vào bờ làm chòng chành chiếc xuồng. Tuyết mất thăng bằng ngã nhào xuống nước.

Anh nhảy vội xuống và may thay nắm được Tuyết. Nhưng nếu không có các bạn ùa tới, mình anh có lẽ không tài nào đem được Tuyết vào bờ.

Minh hỏi:
- Rồi chị ấy có sao không anh ?
Lộc cười:
- Ô chú này ngớ ngẩn tệ ! Nếu chị ấy có làm sao thì đã không còn đến bây giờ. Nhưng lúc ấy cũng uốn no nước và bị một mẻ sợ đến phát ốm. Cứu được Tuyết lên bờ, anh cùng các bạn xúm lại đem nàng về nhà. Ba anh hồi ấy là vị bác sĩ độc nhất trong tỉnh, nên được mời khẩn cấp đến.

Tuyết ốm một trận kịch liệt. Ba anh phải khó khăn lắm mới chữa được cho nàng khỏi. Sau đấy là thời kỳ Tuyết dưỡng bệnh. Nàng nằng nặc đòi anh đến với nàng. Lúc đầu ba anh không thuận, sau vì nể lời khẩn khoản của ông bà Toàn Thịnh và để chiều ý bệnh nhân, nên ba anh buộc lòng phải dẫn anh tới. Tuyết coi anh như một thứ trò chơi mới, bắt anh phải chiều nàng đủ mọi thứ. Anh không chịu nổi tính nết đỏng đảnh, hời hợt hay thay đổi của nàng, nên phản kháng lại mặc cho nàng hờn dỗi hay khóc lóc. Dần dần Tuyết chịu ảnh hưởng của anh, và nghe theo lời anh như một cô em gái ngoan ngoãn vậy.

Từ đó tình bạn giữa anh và chị Tuyết mỗi ngày thêm bền chặt. Mỗi kỳ hè anh đều tới chơi nhà Tuyết, trò chuyện với nàng hàng giờ. Tới khi anh lên đại học, vào ban y khoa, gia đình Tuyết cũng dọn lên ở hẳn Sàigòn. Anh và Tuyết lại thường có dịp gặp gỡ nhau luôn.

Thế rồi ba anh qua đời. Người mất đi để lại cho anh một nếp nhà thanh bạch, với danh tiếng của một vị bác sĩ tận tâm, giàu lòng bác ái. Anh phải vừa đi dạy học kiếm tiền sinh sống, vừa tiếp tục học cho tới khi thành tài. Bây giờ, trở thành bác sĩ, anh về ở nếp nhà của ba anh xưa, và nối lại nghiệp cũ. Tình bạn giữa anh và Tuyết vẫn nguyên vẹn. Lâu lâu có dịp, lại gặp gỡ thăm hỏi nhau một lần. Đối với Tuyết có lẽ anh là người bạn được nàng tin cậy, và kính trọng hơn cả.

Lộc vừa hết câu chuyện thì Tuyết đến. Nàng giơ hai tay lên kêu:
- Trời đất ơi, anh ở đây mà làm Tuyết tìm hoài thôi !
Lộc đáp tự nhiên:
- Mình không ưa xã giao và quấy nhộn, nên định tìm một chỗ khuất nẻo để ngồi thì lại bắt gặp chú bạn nhỏ dễ thương này.
Tuyết làm bộ trách:
- Thế đấy ! Ra hai anh em ngồi tán mảnh với nhau. Có nói xấu gì chị không thế Minh ?
Và ấn ngón tay lên trán Minh nàng vui vẻ tiếp:
- Liệu đấy. Đừng có nói xấu gì chị với anh Lộc đấy nhé. Thôi đi ra ăn cơm, tới giờ rồi.
Quay lại Lộc nàng hỏi:
- Còn anh nữa, sao dạo này ít thấy anh tới chơi ?
- Bận quá Tuyết ạ. Những thân chủ của ba anh ngày xưa bây giờ lại trở về với anh.
Tuyết bĩu môi:
- Chắc không khá vì toàn là những bệnh nhân nghèo cả.
- Nghèo hay giàu, anh không hề phân biệt. Khi đã cần đến anh họ chỉ là những bệnh nhân.
- Hay có điều gì làm anh ngại không muốn xuống chơi với em ?
Lộc phác một cử chỉ:
- Không, nhưng vì lương tâm và nghề nghiệp một bác sĩ ….
- Thôi đi, đừng có nói đến lương tâm với chức nghiệp. Tuyết biết anh là một bác sĩ có triển vọng nhiều về tương lai. Tại sao anh không hành nghề ở Sàigòn, lại cứ đóng đô ở một tỉnh nhỏ ? Về đây Tuyết sẽ quảng cáo cho anh.
- Tuyết nhầm rồi. Ở tỉnh nhỏ cũng có bệnh nhân chứ. Và bệnh nhân thì không phân biệt …
Tuyết cau mày gắt nhẹ:
- Anh cứ loanh quanh về vấn đề ấy. Tuyết chỉ cần hỏi anh: Tại sao anh không chịu về Sàigòn và không năng lại thăm Tuyết như cũ ?
- À, tại vì …
- Vì anh ghét Tuyết rồi phải không ? Anh không coi Tuyết là cô em gái ngày xưa nữa !
Lưỡng lự giây lát, Lộc chậm rãi nói:
- Tuyết ạ, chúng mình bây giờ không còn trẻ con như khi xưa nữa. Tình bạn từ hồi thơ ấu của chúng ta không hề phai, nhưng anh thấy cần phải giữ ý tứ, không muốn mang tiếng là chạy theo Tuyết để thiên hạ nghĩ nhầm về anh.
Tuyết cau nhẹ đôi lông mày:
- Anh sợ gì ?
- Chẳng hạn như họ có thể bảo anh là một tên đào mỏ.

Lời nói của Lộc làm Tuyết chưng hửng.

Nàng mát mẻ nói:
- À ra thế đấy ! Như vậy thì anh điên rồi anh Lộc ạ !
Cuộc cãi cọ chưa biết sẽ kết thúc ra sao nếu lúc ấy Phúc không chạy đến. Nhìn thấy Tuyết, hắn kêu ầm lên:
- Ê, chị Tuyết ! Định đứng “trồng cột đèn” ở đó hả. Ông bà “via” đang đợi bên phòng ăn kìa.
Tuyết chưa kịp nói gì, Phúc đã giục:
- Mau lên, anh Hoàng cũng đang chờ chị đấy !
Tuyết bỗng đỏ mặt, e thẹn không dám nhìn thẳng vào Lộc, nhưng Lộc gỡ sự bối rối cho nàng. Chàng nắm tay Tuyết kéo đi và thản nhiên nói:
- Thôi lẹ lên Tuyết ! Đừng để cho Hoàng phải chờ lâu !

***

Sáng hôm sau Tuyết dậy muộn. Bừa cơm trưa nàng cũng chỉ ăn uể oải. Có lẽ bữa tiệc quá thịnh soạn, quá vui tối hôm trước làm nàng mệt mỏi, tâm thần bải hoải không vui.

Tuyết trở nên cau có, và không hiểu nàng đã sai chị ở làm việc gì không vừa ý mà nàng giậm, đập tay buông lời trách móc chị ta tàn tệ. Minh cắp sách đi học, ra đến cửa, nghe thấy tiếng Tuyết mắng liền ngừng lại. Vừa hay Tuyết cũng chợt thấy mắt Minh nhìn mình với đôi mắt buồn rầu đượm vẻ trách móc. Tự nhiên cơn giận của nàng nguôi đi. Nàng ngượng nghịu đuổi chị ở xuống dưới nhà, và lấy báo ra đọc.

Tan buổi học về, không thấy Tuyết ở phòng khách, Minh hỏi thăm chị ở mới biết nàng nhức đầu nằm trong phòng. Nghe nói, Minh cất vội sách vở rồi tới gõ nhẹ cửa phòng Tuyết.

Có tiếng Tuyết hỏi ra xem ai. Minh nhẹ nhàng đáp:
- Thưa chị, Minh đây ạ
Và Minh tiến lại gần:
- Em nghe nói chị mệt nên vào thăm. Chị có cần gì để em đi lấy.
Tuyết lắc đầu:
- Cám ơn em chị không cần gì cả
- Vậy chị nằm nghỉ, em chúc chị chóng khỏi.
Thấy Minh toan trở ra, Tuyết bảo:
- Chị nhức đầu thôi. Minh ở lại đây với chị
Nàng chỉ chiếc ghế bên cạnh giường cho Minh ngồi:
- Ở đây nói chuyện cho chị nghe

Minh đem chuyện ở trường ra nói, kể những điều ngộ nghĩnh khiến Tuyết quên hẳn cơn nhức đầu.

Nàng ngồi dậy, đặt tay lên vai Minh, nhớ đến đôi mắt trách móc của Minh khi nàng mắng chị ở. Nàng hỏi:
- Hồi trưa chắc em thấy chị “xấu” lắm nhỉ. Con Sen nó làm chị bực mình.
- Có lẽ tại chị nhức đầu, nên chị dễ cáu giận.
- Em có phiền chị không ?
- Dạ không nhưng em ái ngại cho chị ở.
- Chả sao đâu. Mình trả công họ mà !
- Vâng, mình trả công để họ giúp việc mình chứ đâu phải để nghe mình chửi mắng.
- Ăn thua gì, họ có động lòng đâu
- Có chứ, chị ấy tủi thân khóc đỏ cả mắt. Chị ấy cũng có lòng tự ái như mình….
- Như mình thế nào được ! Minh ăn nói hay quá.
Tuyết có vẻ không bằng lòng, càu nhàu tiếp:
- Minh cứ như là ông cụ non ấy.
Và làm mặt giận, Tuyết quay sang vặn nút chiếc máy phát thanh. Nhưng khi Minh toan đi ra thì Tuyết đã lại gắt:
- Ngồi lại đây với chị đã
Minh ngoan ngoãn ngồi xuống. Thấy nét mặt không vui của Tuyết, Minh tỏ vẻ băn khoăn:
- Chị giận em đấy à, chị Tuyết ?
- Em làm chị bực mình. Nhưng thôi chị xử hòa, chị không giận Minh đâu.
- Em cũng xin lỗi chị. Tại em thành thật nên nghĩ thế nào em nói thế. Ba má em vẫn khuyên nhủ em luôn luôn phải thành thật.
Tuyết ngồi im suy nghĩ. Hồi lâu nàng nắm lấy tay Minh:
- Minh này, em có hứa là sẽ luôn luôn thành thật với chị không ?
- Em vẫn cố gắng hết sức thành thật với mọi người. Riêng với chị em coi chị như chị ruột của em, nên rất cởi mở. Nhưng chị cũng phải hứa với em là chị không được giận em kia.
- Ừ, chị hứa. Vậy chị hỏi thật em nhé. Hôm quay em có vui không ?
- Không vui lắm.
- Tại cỗ nấu không ngon ?
- Dạ ngon chứ. Nhưng phải ngồi lâu quá. Mà em không có ai nói chuyện cả.
- Ồ lạ chưa. Chị đã xếp em ngồi cạnh con Hồng mà. Con bé buộc tóc đuôi ngựa ấy. Em không thích Hồng sao ?
- Hồng bảo em có đôi mắt to như mắt thỏ.
Tuyết cười rúc rich:
- Thế à, như vậy là Hồng nó khen Minh đấy.
- Rồi Hồng rủ em thứ năm đón Hồng ở cổng trường để đưa Hồng đi coi chiếu bóng.
- Mà em từ chối ?
- Vâng, em sợ má em biết má em buồn. Vì thế Hồng quay sang Phúc nói chuyện với Phúc suốt cả bữa cơm.
- Em có tức không ?
Minh lắc đầu:
- Không, em chẳng cần.
- Thế sau bữa cơm, em ở đâu ? Lúc mọi người khiêu vũ chị chẳng nom thấy em đâu cả.
- Em đi ngủ, sợ mai dậy muộn, trễ giờ đi học.
- Trễ thì nghỉ một buổi có làm sao. Em chăm học thế cơ à. Chả bù với thằng Phúc nhỉ. Nhưng thôi, chị hỏi Minh câu này nữa nhé. Minh thấy anh Hoàng thế nào ?
- Em chưa được biết anh Hoàng.
- Coi kìa, cái anh ngồi cạnh chị, và khiêu vũ với chị ấy mà.
- Thế thì em không thích anh ấy tý nào cả.
- Thực à ? Ba chị thì trái lại. Ông cụ đương tính gả chị cho anh ấy đấy.
Minh ngồi im, suy nghĩ, rồi hỏi:
- Chị có yêu anh Hoàng không ?
- Không, chị không yêu Hoàng, nhưng có hề gì. Anh ấy giàu lắm cơ Minh ạ.
- Nhưng chị không thể lấy một người chỉ vì người ấy có nhiều tiền !
- Lấy anh ta thì chị tha hồ tự do ăn chơi, tha hồ tiêu xài thỏa thích.
- Em không chắc như thế đã là sung sướng.

Tuyết ngẩn ngơ nhìn Minh. Nàng không thể ngờ một đứa trẻ như Minh lại có thể nói với nàng những lời như thế. Có lẽ sự chân thật của một tâm hồn ngay thẳng làm cho những lời nói của Minh trở nên khôn ngoan. Nhưng Tuyết lại cho những lời ấy, do một đứa trẻ nói ra, có vẻ ngộ nghĩnh. Nàng hỏi đùa:
- Nếu vậy thì trong đám bạn trai của chị, Minh thử xem ai là người xứng đáng đem lại hạnh phúc cho chị nào ?
- Em thấy có một người chị ạ ?
- Ai thế ?
- Thưa chị, anh Lộc !
Tuyết giật mình, mặt nàng hơi tái:
- Anh Lộc, anh ấy bảo với Minh như thế ?
- Không, nhưng em xem ý thì anh Lộc quý chị lắm. Anh ấy cũng là người tốt nữa.
Tuyết thở dài:
- Minh nói đúng đấy. Anh Lộc là người rất tốt, nhưng biết sao được ? Anh ấy thanh bạch quá và cứ hãnh diện về cái thanh bạch của mình. Lấy anh ấy chị sẽ phải suốt đời chui rúc ở tỉnh nhỏ, phải xa lánh mọi thú vui của chốn phồn hoa đô hội, chị chịu làm sao nổi ! Với lại anh Lộc có một nếp sống gương mẫu quá làm chị e ngại. Vả còn gia đình chị nữa chứ ! Chắc gì ba má chị đã bằng lòng ?
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 12:59

Chương 03

Cảm tình của Tuyết đối với Minh mỗi ngày thêm bền chặt. Nàng không còn coi Minh như một đứa trẻ xa lạ tới phiền nhiễu gia đình nàng nữa. Trái lại, sự hiện diện của Minh làm cho nàng thấy vui. Tính nết ngoan ngoãn và thái độ dễ thương của Minh đã chinh phục được Tuyết, cũng như tư cách đứng đắn, ngay thẳng của Lộc, đã gây nhiều ảnh hưởng cho nàng. Cô con gái nhà giàu, hợm hĩnh và đỏng đảnh ấy bắt đầu coi Minh như một đứa em trai thân mến. Nàng thích gần Minh, trò chuyện như mọi người chị gái khác, thường ưa vui đùa tâm sự với em. Phúc chỉ làm nàng khó chịu, bởi hắn không có một đức tính nào có thể tin cậy được.

Những lúc rảnh rỗi không có bạn, và không có việc gì để làm, buồn buồn Tuyết lại sang phòng Minh ngồi chơi. Nàng thường thấy Minh cắm cúi học bài. Nghe tiếng cửa xịch mở Minh ngẩng đầu lên nét mặt đã lộ vẻ khó chịu, vì ngỡ là Phúc. Nhưng khi nghe Tuyết lên tiếng:
- Chị đây ! Em làm gì đấy ? Chị có làm phiền Minh không ?
Thì bao giờ Minh cũng hân hoan kéo ghế mời Tuyết:
- Thưa chị không, mời chị ngồi chơi
Gặp lúc đang làm dở bài, Minh nói:
- Chị cho phép em làm nốt bài này. Chỉ năm phút nữa là xong thôi.

Tuyết ngồi xuống ghế chờ Minh, đưa mắt nhìn quanh gian phòng được xếp đặt gọn ghẽ, không khỏi thốt lời khen ngợi:
- Em ngăn nắp quá, thứ tự quá !

Nhưng nàng vội bịt miệng, vì thấy Minh đang cặm cụi làm việc, nét mặt trầm ngâm và vừng trán nhăn lại vì cố gắng.

Ngồi ngắm Minh chăm chỉ làm bài Tuyết không thấy sốt ruột. Nàng lặng lẽ đợi cho Minh đặt bút xuống, mới vui vẻ hỏi chuyện. Nàng tẳn mẳn xem những sách vở của Minh, hỏi han nhiều chuyện, và thường khám phá ra những điều ngộ nghĩnh khiến nàng vui thích.

Có lần nhìn thấy một hộp thuốc lá trên bàn học của Minh, Tuyết ngạc nhiên hỏi:
- Minh bây giờ cũng hút thuốc lá kia à ?
Minh cười đáp:
- Dạ không. Đây là két đựng tiền của em đấy chị ạ.
Tuyết đỡ lấy hộp thuốc lá, mở ra coi, thấy có đựng một số tiền nhỏ, liền hỏi:
- Tiền của em có bấy nhiêu thôi ư ? Ít quá tiêu gì được.
Minh cho nàng biết đó là tiền túi của cậu, và dè xẻn cũng đủ, vì cậu không tiêu gì nhiều. Tuyết thành thực bảo:
- Khi nào cần tiền em cứ bảo chị.
Minh từ chối một cách khéo léo:
- Chị tốt với em quá. Em xin cám ơn chị trước. Nhưng chắc em không có gì cần phải tiêu.

Tuyết cũng vẫn cảm thấy thương Minh, lòng nao nao khi nhìn vẻ cảm động của Minh hiện trên nét mặt và đôi mắt ngước nhìn mình đầy vẻ biết ơn.

Dần dần căn phòng dành cho Minh trọ học trở thành một nơi ấm cúng đối với Tuyết, và tình chị em đối với hai người cũng mỗi một ngày một thân. Nàng thích vào đấy ngồi chơi xem Minh làm bài hơn là đi chơi phiếm như trước. Bạn bè của Tuyết đã phải lấy làm lạ vì sự thay đổi của nàng. Họ thấy Tuyết phục sức kín đáo hơn trước, và từ ngôn ngữ đến cử chỉ đã bớt vẻ quá trớn của một cô gái “đợt sống mới”.

***

Nhưng ngày vui êm đềm của Minh không được bao lâu. Thì một hôm vào thượng tuần tháng chạp, cậu được tin ông bác là ông Nghị Lâm đột ngột qua đời trên Đà Lạt. Ông Toàn Thịnh đem tin ấy về nhà với nét mặt hậm hực. Ông ngồi thừ người bên bàn giấy rồi gọi vợ vào phàn nàn:
- Tôi vừa được tin lão Nghị Lâm chết vì bệnh đau tim ở Đà Lạt. Giữa lúc mình đương cần thế lực của lão để làm nhiều việc có lợi thì lão già lại lăn cổ ra chết!
Cái chết đột ngột của ông Nghị Lâm quả đã làm cho ông Toàn Thịnh bực mình vì ông đương muốn mưu tính nhận thầu một công việc to tát. Mất thế lực của ông Nghị Lâm, tức là công việc có lợi ấy cũng hỏng. Ông càu nhàu nói:
- Thực đen cho mình ! Gặp phải cái vận hãm tài nên lão Nghị Lâm mới chết chóng như vậy.
Bà Toàn Thịnh thì nghĩ đến thân nhân của người chết là Minh. Bà hỏi:
- Còn thằng cháu ông ta bây giờ làm thế nào ?
Đương bực tức vì mưu tính của mình không thành, ông Toàn Thịnh đổ hết cơn thịnh nộ vào đầu Minh. Ông quyết định:
- À, còn thằng nhỏ đó, chỉ cho nó ở đến cuối năm, chờ cha mẹ nó về. Nhưng từ nay nó là người ăn nhờ ở đậu nhà mình mà mình phải nuôi làm phúc. Vậy bà bảo nó xuống nhà dưới mà ở với bọn người nhà.

Bởi vậy khi đi học về Minh được báo tin ông bác chết một cách sỗ sàng, và biết luôn cả thái độ của ông bà Toàn Thịnh đối với mình nữa.

Bà Toàn Thịnh lạnh nhạt bảo:
- Từ nay cậu dọn xuống dưới nhà mà ở. Tôi để cho cậu ở nhờ căn buồng trên nhà để xe. Phòng cậu ở bây giờ chúng tôi có việc dùng !
Minh nước mắt chạy quanh, phần bàng hoàng vì tin ông bác chết, mà cha mẹ ở xa chưa về, phần tủi cực vì cách đối xử của ông bà Toàn Thịnh. Cậu về phòng thu dọn đồ đạc và giữa lúc lỉnh kỉnh mang đi thì gặp Tuyết ở đâu về. Nàng ngạc nhiên hỏi Minh:
- Em mang sách vở quần áo đi đâu thế này ?
- Thưa chị em dọn xuống dưới nhà để xe
- Dưới garage ?
- Vâng.
- Sao vậy ?
Minh cắn chặt môi, cố ngăn nghẹn ngào:
- Dạ tại bác em chết rồi !
- Tội nghiệp ! Nhưng sao Minh lại dọn xuống ở dưới ấy ?
- Thưa hai bác bảo em dọn.
Tuyết đứng sững ra một lát, quay quả toan đi:
- Để chị gặp má chị xem sao ?
Minh níu vội lấy tay Tuyết:
- Thôi em van chị. Chị đừng hỏi nữa mà hai bác tưởng em than phiền lại giận thêm. Em ở chỗ nào cũng được. Với lại đã sang tháng chạp rồi, ba má em chắc cũng sắp về.
- Nhưng từ nay đến tết mà em ở đấy thì em ốm mất. Căn buồng dưới nhà xe tối tăm ẩm thấp, ngày nắng thì nóng, ngày mưa thì lạnh, bọn đầy tớ nhà này có đứa nào muốn ở đâu ?
- Em sẽ quét dọn sạch sẽ và thu xếp dùng tạm làm chỗ ở được.

Tuyết đành ngậm ngùi và hậm hực để cho Minh dời xuống nhà dưới vì nàng biết dù có can thiệp với cha mẹ cũng không xong, mà chỉ làm cho tình trạng của Minh thêm tủi cực. Nàng ngấm ngầm thương Minh và nhận thấy sự sung sướng đầy đủ của mình chẳng nghĩa lý gì. Lần đầu tiên Tuyết biết thương xót đến hoàn cảnh không may của kẻ khác. Lòng thương ấy thúc đẩy nàng luôn luôn để ý săn sóc đến Minh. Buổi chiều Minh đi học về đương ngồi làm bài đã thấy Tuyết đẩy cửa bước vào. Minh đương ngồi xổm trên đất, dùng giường ngủ làm bàn học, quay lại đón nàng với nụ cười tươi tắn:
- Chị xem, em đã quen với chỗ ở mới này rồi !
Nhưng Tuyết thấy Minh mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm cả lưng áo, liền kêu:
- Trời ơi, nóng bức thế này, mà ngồi cách ấy thì học hàng làm sao được ? Mồ hôi ra ướt hết người em rồi ! Thôi đi lên phòng khách mà ngồi.
- Em sợ hai bác không bằng lòng.
Tuyết gắt:
- Mang những sách cần của em rồi theo chị !
- Thôi chị ơi, em ngồi học ở đây được mà !
- Không lên phòng khách thì em lên phòng chị mà học. Không ai cấm em lên phòng chị cả. Em sợ cả chị sao ?
- Em biết chị thương em, nhưng ….
- Nhanh lên không có chị chết ngột ở đây mất !

Tuyết vơ lấy sách vở của Minh để trên giường rồi đẩy Minh đi trước. Về tới phòng, nàng ấn Minh ngồi xuống ghế, lấy khăn lau những giọt mồ hôi được trên trán Minh.
- Em đã thấy dễ chịu chưa ?
Minh lim dim đôi mắt. Bàn tay nhẹ nhàng của Tuyết và chiếc khăn thơm mát làm Minh thấy khoan khoái. Cậu nắm lấy tay Tuyết, tỏ ý biết ơn và cảm động nói:
- Thưa chị, dễ chịu lắm, xin cám ơn chị.
Tuyết cất khăn, quay nút chiếc quạt trần bảo:
- Bây giờ Minh ra ngồi bàn chị mà học. Chị không làm rộn em đâu. Em đương làm bài gì ?
- Thưa chị, một bài luận Việt văn.
- Vậy em làm đi !
Nhưng thấy Minh ngồi cắn bút loay hoay mãi, Tuyết lại hỏi:
- Sao ? Bài luận khó lắm à ? Liệu em có làm được không ?
- Thưa chị không khó lắm. Mọi khi luận văn là môn sở trường của em ….
Minh thở dài tiếp:
- Nhưng hôm nay em rối trí quá làm không xuôi
- Tội nghiệp ! Hay để chị giúp cho. Ngày còn đi học, chị cũng khá về luận văn lắm.
- Thôi cám ơn chị, như thế mình không thẳng thắn. Thầy giáo em vẫn khuyên học trò phải tập làm bài lấy một mình, không nên nhờ ai làm hộ.
- Thầy giáo em làm sao mà biết ?
- Thầy không biết. Nhưng đến kỳ thi ai làm hộ mình đây hở chị ?
- Thế còn tụi bạn em dễ thường chúng không nhờ vả ba má hay anh chị chúng làm hộ cho đấy ?
- Em không biết. Đó là việc riêng của chúng. Riêng phần em thì không, mà ba má em cũng không khi nào làm hộ bài cho em cả.
- Ừ thì thôi, chị để mặc em. Chị cũng theo gương ba má em vậy.
Sau bữa cơm chiều, Minh vừa đứng dậy cáo lui thì Tuyết cũng đứng lên theo. Nàng quàng tay lên vai Minh, thân mật kéo về phòng mình, ấn Minh ngồi xuống ghế và trịnh trọng nói:
- Em Minh, em phải nghe lời chị. Từ nay em hãy coi phòng của chị như phòng của em. Ngoài giờ đi học và giờ ăn cơm, em cứ vào đây mà lo bài vở.
- Thưa chị như thế không tiện, vì em sẽ làm phiền chị nhiều quá.
- Phiền gì đâu ! Phòng này không đủ rộng rãi cho cả hai chị em mình ư ?
- Dạ, không phải thế. Nhưng chị còn có bạn của chị tới chơi
- Ồ, kệ họ chứ. Với lại ít khi chị tiếp khách ở phòng riêng, trừ một vài người bạn rất thân của chị. Các chị ấy cũng sẽ đối với em như chị đối với em vậy. Tối nay em còn phải làm gì nữa không ?
- Em cần học ôn lại bài thi
- Vậy em cứ ngồi đây mà học.
Ngồi im lặng một lúc lâu, Minh ngước mắt lên nhìn Tuyết. Nàng hỏi:
- Em muốn gì cứ bảo chị
- Má em thường giúp em ôn lại bài. Chị có vui lòng thay má em không ?
- Chị rất vui lòng ! Nhưng chị phải giúp em bằng cách nào ? Thằng Phúc có bao giờ nó nhờ chị thế này đâu ! Hễ nó vào phòng chị là chị muốn đuổi nó ra rồi.
Minh đưa cuốn sách cho Tuyết, đến tựa bên lưng ghế Tuyết ngồi và với một dáng điệu tin cẩn, cậu nói:
- Thưa chị, đây là môn em phải thi. Chị làm ơn xem trong bài và hỏi em đi.
- Nghĩa là chị làm như giáo khảo hỏi thí sinh vậy ?
- Vâng.
Chiều tối hôm ấy trôi qua êm đềm và nhanh chóng. Tuyết cảm thấy như mình sống một đời sống mới. Trí thông minh và hiểu biết của Minh làm nàng hoan hỉ. Hỏi hết các bài, nàng khen:
- Em khá lắm, Minh ạ. Em hiểu bài cặn kẽ và trả lời rất trôi chảy.
- Em muốn đứng cao trong kỳ thi tam cá nguyệt này, để ba má em biết em cũng cố gắng, bù lại những nỗi cực nhọc mà ba má em phải chịu.
- Thế từ trước đến giờ Minh đứng thứ mấy trong lớp ?
- Dạ thứ ba, thứ tư, mà kỳ này em muốn đứng đầu.
- Chắc là được ! Bây giờ em còn phải học bài gì nữa không ?
- Thưa chị, chiều nay thế là đủ.
- Nếu vậy chị pha nước uống, rồi chị em mình ngồi chơi nói chuyện một lúc. Em đã buồn ngủ chưa ?
- Thưa chị chưa ! Em ngủ lối 9 giờ. Chị có làm gì để em giúp ?
- Không, em cứ ngồi yên đây. Để chị làm cho.
Vừa pha nước, Tuyến vừa hỏi chuyện:
- Em có còn ai là bà con thân tín ở đây không ?
- Thưa chị không.
- Cũng không quen biết ai ư ?
- Em chỉ quen có các bạn học ở trường, và một ít bạn hướng đạo, với một người vú già. Vú ở với ngoại em, từ khi má em còn nhỏ. Đến khi má em xuất giá, vú lại đi theo. Bây giờ vú đã già lắm, về ở nhà quê. Vú vẫn muốn đón em về chơi mà em chưa có dịp nào về thăm vú được
- Sẽ có một ngày chị đưa em về. Em uống nước đi. Chị pha nước cam tươi đấy. Uống rồi đi ngủ cho khỏe.

Uống xong ly nước, Minh đứng lên xin kiếu về buồng. Tuyết âu yếm chúc Minh ngủ cho ngon giấc. Còn lại một mình, nàng đứng lặng ở giữa phòng, đưa mắt nhìn quanh nơi mình ở, và đột nhiên thấy nó trống trải lạ lùng.

Nàng thấy quyến luyến Minh hơn bao giờ, mà sự quyến luyến ấy lúc đầu nàng tưởng không thể có. Nàng thầm nhủ:
- Giá mình có được đứa em trai như Minh nhỉ.
Chợt nhớ tới Minh có thể lạnh về đêm, nếu trời đổ mưa, Tuyết mở tủ tìm chiếc chăn đơn mỏng đem xuống cho Minh. Qua khe cửa, nàng ngạc nhiên thấy Minh còn ngồi trên giường, đầu gục trên gối. Nàng nhẹ nhàng bước vào, vừa lúc Minh ngửng lên, đôi mắt còn rưng rưng ngấn lệ. Tuyết thấy lòng nao nao một nguồn thương cảm.
- Em làm sao thế ? Làm sao em khóc ?
Hỏi như thế nhưng Tuyết tự hiểu vì sao Minh khóc. Nàng tìm lời an ủi:
- Đừng khóc nữa Minh ạ. Chị hiểu hoàn cảnh của em rồi. Đừng nghĩ ngợi áy náy gì cả. Từ nay cho đến khi ba má em về đã có chị lo cho em, săn sóc cho em !
Nàng ngồi xuống bên giường, lau nước mắt cho Minh:
- Thôi nằm xuống ngủ đi. Chị đem xuống cho em cái chăn mỏng của chị. Đêm có lạnh em lấy mà đắp.
Minh cắn chặt môi chớp mắt nằm xuống, rồi cố gắng nở một nụ cười.
- Em cám ơn chị. Chị thương em quá, chẳng khác gì má em vậy !

Tuyết cúi xuống đặt một cái hôn trên vừng trán của Minh, rồi quay trở ra, lòng tràn ngập nỗi bồi hồi mà từ trước tới giờ nàng chưa hề cảm thấy.

Trở về phòng riêng, Tuyết ngồi vào bàn lấy bút ra viết thư cho Lộc:

“Anh Lộc !

Tối nay Tuyết thức khuya để viết thư cho anh đây. Chắc anh đã ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì ? Thực ra thì chẳng có chuyện gì quan hệ lắm đâu. Nhưng Tuyết cần phải viết vì hiện giờ lòng Tuyết đương bồi hồi một cách lạ lùng. Tuyết muốn trút bớt nỗi bồi hồi khó tả ấy, muốn có người thân để tâm sự cho dịu vơi những cảm xúc dìu dặt trong lòng. Mà anh thì không có đây, và cũng chẳng biết khi nào gặp anh cả. Tuyết bực với anh ghê lắm ! Tuy hiểu rõ ý nghĩ và duyên cớ vì sao anh không năng lui tới nhà Tuyết như xưa – anh chỉ sợ mang tiếng và giữ ý với Hoàng, người mà ba Tuyết muốn kén làm chàng rể tương lai, nhưng không thể vì thế mà biền biệt bỏ lơ cô bạn gái bé bỏng quen biết từ hồi thơ ấu !

Nhưng thôi, Tuyết chỉ trách anh sơ sơ có thế, để còn kể anh nghe chuyện này:

Anh Lộc ạ, anh có thể ngờ được rằng dạo này Tuyết đã thay đổi nhiều về tâm tình không ? Và thay đổi chỉ vì một đứa bé !

Hẳn anh còn nhớ Minh chứ nhỉ - chú bé mà anh gặp hôm ăn mừng sinh nhật của Tuyết ấy ? Hồi Minh mới tới, Tuyết đã lấy làm khó chịu, tự bảo sẽ không thèm để ý tới nó làm gì. Tuyết nhất định thờ ơ lạnh nhạt với chú bé mà chỉ vì nể nang, tính toán, nên ba Tuyết đã cho về ở trọ trong nhà. Bởi Tuyết không thích đóng vai chị cả, không ưa bận tâm vì người khác nên Tuyết đã ghét Minh ngay tự buổi đầu.

Ấy thế mà trái lại, bây giờ Tuyết đâm ra quyến luyến nó, thích săn sóc nó như một người chị vậy. Đến nỗi Tuyết không nề hà ngồi giúp nó ôn lại bài thi, áy náy sợ nó bị lạnh trong giấc ngủ, và dỗ dành an ủi khi nó có chuyện buồn.

Vừa rồi, Tuyết còn ngồi nhìn Minh chăm chú học bài. Khi nó ngước đầu lên, Tuyết mỉm cười yên lặng nhìn nó …. Đến khi nó học xong thì Tuyết pha nước cho nó uống và trò chuyện với nó, mà lòng thấy hân hoan êm dịu, cảm xúc y như một người mẹ, người chị ngồi trước mặt con em thân quý.

Tuyết vẫn cho mình là người dạn dĩ, thế mà Tuyết lại đâm ra nể nang dè dặt trước mặt một đứa trẻ, cứ e ngại làm nó phật lòng vì những cử chỉ của mình.

Vào buồng Minh, Tuyết không dám phục sức diêm dúa, sợ nó nhìn mình bằng đôi mắt chê trách.

Thực lạ, anh Lộc nhỉ ? Còn nhớ hồi nào bàn về quan niệm hôn nhân, anh tỏ ý muốn có một lũ trẻ con nhảy múa quanh mình, Tuyết đã chế riễu anh mà bảo: “Nếu lập gia đình không khi nào Tuyết muốn có con. Vì Tuyết ngán con lắm!”

Bây giờ trái lại, Tuyết tưởng nếu có được những đứa con ngoan ngoãn, dễ thương, những thằng Minh kháu khỉnh ở quanh mình thì cuộc đời chắc sẽ tươi đẹp nhiều lắm. Có lẽ còn tươi đẹp và ý nghĩa hơn đời sống xa hoa vị kỷ mà Hoàng hứa hẹn mang lại cho Tuyết nữa !

Tuyết bắt đầu phân vân về quan niệm đời sống của mình. Thế mới lạ chứ ! Hay là Tuyết điên rồi hả anh ?

À, nhưng anh không được cười Tuyết đâu đấy nhé ! Tuyết chắc anh hiểu sự thay đổi của Tuyết mà không chế riễu Tuyết như các bạn khác, phải không anh ?

Thôi Tuyết tạm ngưng để dành đến khi gặp anh sẽ nói chuyện nhiều. Anh vẫn nhất định sống chết với các bệnh nhân của anh ở cái xó tỉnh lỵ ấy chứ ? Có gì lạ bên bờ Đồng Nai không hở “thầy lang” ?

Tuyết”
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 13:00

Chương 04

Ngày giờ lặng lẽ trôi qua, thấm thoát đã gần cuối tháng chạp. Mặc dù được Tuyết mến thương săn sóc, ngày ngày Minh vẫn sốt ruột nhìn lên tờ lịch, lo lắng tự hỏi sao không thấy cha mẹ trở về. Mới đây Minh còn nhận được thư của ba má báo tin cho biết công việc đã xong xuôi, chỉ còn chờ thu xếp hành trang ra về, kịp ăn tết với Minh ở Sài Gòn. Thế mà tờ lịch đã xé tới ngày 27 vẫn chưa thấy âm hao gì cả. Ba má của Minh xưa nay là người thận trọng chưa bao giờ để Minh phải lo lắng chờ đợi như thế. Chiều nay, 27 tháng chạp, Minh đã bắt đầu nghỉ Tết. Nhẽ ra ba má Minh phải có mặt ở Sài Gòn rồi, để cùng Minh dự buổi phát thưởng tất niên có trình diễn văn nghệ của nhà trường tổ chức, và sửa soạn một cái tết vui vẻ sau bao ngày xa cách. Ý nghĩ một tai nạn có thể xảy đến cho cha mẹ làm Minh bồn chồn. Cậu nói ý nghĩ ấy ra với Tuyết:
- Không hiểu tại sao mãi tới bây giờ vẫn chưa có tin tức gì của ba má em cả. Em lo quá chị Tuyết ạ.
Tuyết nói cho Minh yên lòng:
- Việc gì mà lo. Chắc ba má em còn mắc bận gì nên chưa về được.
- Nếu thế ba má em đã có thư báo cho em biết. Em chỉ sợ ….
- Sợ cái gì ?
- Sợ ba má em bị đau, hay là gặp phải tai nạn dọc đường ?
- Chỉ dại dột ! Em cứ hay lo sợ vẩn vơ. Chị chắc không sao cả đâu. Nếu hôm nay ba má em chưa về thì mai kia thế nào cũng về Minh ạ.
Minh tần ngần nói:
- Giá có ba má em ở đây hôm nay thì vui biết mấy !
- Sao vậy ?
- Vì chiều nay ở trường em có pháp phần thưởng tất niên, lại có cả trình diễn văn nghệ do các học sinh giúp vui nữa. Em muốn ba má em cùng đi với em.
- Thế à ? Em cứ đi một mình cũng được. Nếu có về muộn chị mở cổng cho.
Thấy nét mặt Minh vẫn chưa hết vẻ tần ngần, Tuyết muốn làm vui lòng Minh nên nói:
- Thôi, em cứ yên trí, chị sẽ đi cùng với em. Chiều nay chị có hẹn đi chơi với một chị bạn. Nhưng chị sẽ kiếu chị ấy để đưa em đi.

Lời đề nghị của Tuyết làm Minh vui vẻ quên hết mọi bồn chồn trong lòng. Buổi phát thưởng tất niên ở trường đối với Minh là một buổi lễ long trọng. Đây là giây phút hãnh diện đầy an ủi cho những học sinh chăm chỉ sau bao ngày cố gắng. Minh muốn giành sự hãnh diện đạt được ấy cho cha mẹ và hơi thất vọng vì ba má cậu không có mặt để hưởng nỗi vui thấy sự cố gắng của mình.

Chiều hôm ấy Minh phấn khởi đưa Tuyết đến trường. Thấy hãy còn sớm Tuyết bảo Minh:
- Em kiếm chỗ ngồi đi. Chị chạy ù lại đằng bạn chị để cáo lỗi với chị ấy kẻo chị ấy chờ. Rồi chị quay lại với em ngay.

Trở ra khỏi cổng, Tuyết chợt nghe tiếng Hoàng gọi. Hoàng có vẻ ngạc nhiên thấy Tuyết ở cổng trường học đi ra. Chàng rủ Tuyết cùng đi chơi, nhưng Tuyết lắc đầu từ chối, chỉ nhờ xe chàng đến nhà người bạn. Rồi một lát sau nàng trở về với Minh. Cuộc phát thưởng cho các học sinh xuất sắc của nhà trường đã bắt đầu. Khi ông Hiệu trưởng đọc đến lớp đệ Thất, và tên Nguyễn Đức Minh được xướng lên một cách rành rẽ giữa tiếng vỗ tay, mặt Minh hơi tái lại. Cậu nắm chặt tay Tuyết, mỉm cười với nàng rồi lên lãnh về một chồng sách lớn.

Nhìn Minh bước lên lãnh thưởng, Tuyết cũng thấy lòng náo nức, và khi Minh trở về chỗ ngồi nàng vui vẻ ghé tai bảo:
- Minh của chị giỏi quá !

Nàng sung sướng không kém gì Minh. Và hãnh diện cùng với Minh nữa.

Sau cuộc phát thưởng, tới trình diễn văn nghệ của học sinh. Trong khi chờ đợi mở màn sợ Tuyết sốt ruột, Minh chỉ cho nàng hay những nhân vật nàng quen biết:
- Chị Tuyết ạ, người mang kính trắng kia là thầy Hiệu trưởng trường em đấy. Người cao dong dỏng đứng gần phía thầy Hiệu trưởng là anh đoàn trưởng Hướng đạo. Gần đấy, ngồi bên cạnh bà mẹ mặc áo màu xanh là thằng Dũng, một bạn Hướng đạo của em. Và kìa, thầy Phương, thầy giáo phụ trách lớp em. Để em giới thiệu với chị.
Minh nhỏm người lên khẽ gọi:
- Thầy … thầy ….
Giáo sư Phương thấy Minh, mỉm cười tiến lại, cúi đầu chào Tuyết rồi nói tự nhiên:
- Thưa, chắc cô là cô Tuyết. Rất hân hạnh được biết cô. Trò Minh thường nhắc tới cô luôn.
Tuyết hớn hở đáp:
- Thế ạ ! Thưa thầy hẳn thầy cũng được vừa lòng về em Minh trong nửa năm học vừa qua ?
- Rất bằng lòng cả về hạnh kiểm lẫn học lực. Minh là một trò khá nhất trong lớp tôi.
Tuyết lém lỉnh thêm:
- Thưa thầy, xin thưa rõ để thầy hay là chưa bao giờ tôi làm hộ Minh bài cả, nhất là về luận văn !
Lời nói bóng gió ấy làm giáo sư Phương cả cười:
- Tôi biết ạ, về môn này Minh tỏ ra khá xuất sắc, có triển vọng sau này trở thành văn sĩ được. Nếu không là văn sĩ thì ít nhất Minh cũng là người có cái nhìn sâu sắc và có một tâm hồn dễ truyền cảm.
Tuyết cũng vui vẻ cười theo:
- Vâng, đúng vậy ạ

Minh đỏ mặt và sung sướng giữa những lời khen của thầy học và của Tuyết. Cậu thấy phấn khởi, tự nguyện sẽ luôn luôn cố gắng hơn nữa.

Xem xong mấy màn trình diễn văn nghệ, Minh cùng Tuyết ra về, dọc đường Minh vừa đi vừa nói liếng láu với Tuyết như chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy.

***

Nhưng nỗi vui chưa qua thì nỗi buồn đã tới.

Ngày hôm sau trở dậy, vừa định ngồi, lấy sách được thưởng ra coi thì Phúc xô cửa bước vào. Hắn ném vào lòng Minh tờ báo và cười gằn bảo:
- Này, đọc đi, có tin mày cần biết đó !

Nói xong Phúc lủi đi ra ngay. Minh không hiểu chuyện gì, nhặt tờ báo và mắt cậu bỗng mở to trước một giòng tít lớn:

TAI NẠN NGOÀI KHƠI

Một chiếc tàu chở hành khách từ
Phú Quốc về Hà Tiên bị đắm …..

Mới nhìn qua hàng tít mắt Minh đã nhòa đi, tay run không cầm nổi tờ báo, phải ngồi lặng đi một lát, cố chấn tĩnh để xem tiếp.

Theo tin trong tờ nhật báo thì chuyến tàu thủy liên lạc giữa Phú Quốc và Hà Tiên khởi hành từ Phú Quốc sáng sớm hôm 27, chưa hiểu vì lý do gì đã bị đắm ở ngoài khơi cùng với hàng hóa và hành khách.

“ ….. Trong số hành khách đáp chuyến tàu ấy có vợ chồng ông kỹ sư Nguyễn Đức Vượng trở về Sài Gòn sau một thời gian lưu trú ngoài Phú Quốc để nghiên cứu những tài nguyên phong phú có thể khai thác được ở vùng này ……”

Hèn chi Minh bẵng tin của cha mẹ ! Nếu không, tới Hà Tiên thế nào má của Minh cũng đánh điện về cho cậu mừng.

Minh điếng người nhìn bài báo, đau đớn đến nỗi không khóc được nữa. Giữa lúc ấy thì Tuyết vào. Thấy Minh cầm báo, nàng vui vẻ hỏi đùa:
- Ô này, Minh của chị hôm nay lại ngồi đọc báo kia à. Có gì hay không ?
Nhưng chợt nhận ra vẻ mặt đờ đẫn của Minh nàng vội hỏi:
- Kìa, Minh ! Em làm sao thế ? Có chuyện gì thế em ?
Minh gắng gượng đưa tờ báo cho Tuyết. Nàng thấy ngay hung tin và sau khi đọc hết bài báo nàng lặng lẽ ngồi xuống cạnh Minh không tìm ra được lời gì an ủi. Qua cơn bàng hoàng, Minh ôm mặt khóc nức nở. Tuyết vuốt ve dỗ dành Minh và chờ cho cơn xúc động của Minh dịu bớt mới nói:
- Em Minh ạ, báo mới đưa tin thế thôi, chưa chắc ba má em đã việc gì. Biết đâu ba má em không trôi dạt tới chỗ nào đó, và được người ta cứu thoát. Đừng thất vọng vội em ạ !
Minh mếu máo hỏi:
- Chị tin là ba má em không việc gì hả chị Tuyết ?
- Có thể lắm. Vì thiếu gì người đi tàu bị đắm mà may mắn được sống sót. Phải chờ vài hôm nữa mới biết tin đích xác được.

Tuyết cố đem lại cho Minh một tia hy vọng, tuy nàng cũng thấy hy vọng đó thật mong manh. Nàng ân hận không biết kiếm lời gì an ủi Minh cho được. Chỉ biết nhìn Minh ngồi âu sầu một chỗ. Giờ phút trôi qua nặng nề buồn thảm.

Trước biến cố không may ấy xảy ra cho Minh, không kể Tuyết, những kẻ giúp việc trong gia đình Toàn Thịnh cũng đều xót thương. Bởi từ bác tài, anh bếp đến chị hai đều rất mến Minh. Riêng ông Toàn Thịnh sau khi hay tin đã thản nhiên đưa tờ báo cho vợ xem và khi bà Toàn Thịnh hỏi ý kiến ông nên đối xử với Minh cách nào thì ông quyết định:
- Chỉ có một cách giản dị nhất, khỏi phiền tới mình là từ nay đến Tết, nếu quả thật ba má thằng Minh mất tích, tôi sẽ giao nó cho trại mồ côi. Như vậy là tiện hơn cả.

Ý định của ông bà Toàn Thịnh đã được chị Hai nói hở cho Minh hay khiến Minh càng thêm bối rối hơn.

Hai ngày nữa đã qua, Minh vẫn không có tin tức của cha mẹ. Tuyết đã phải vất vả chạy đi các hãng tàu và gọi điện thoại cho các nhà báo hỏi thăm chi tiết nhưng đều được trả lời một cách mơ hồ. Sự tận tâm của Tuyết đã làm Minh cảm động. Cậu cố gắng thu hết nghị lực để đương đầu với hoàn cảnh như một người lớn. Tuy nhiên, nét mặt buồn thảm, và đôi mắt quầng thâm chứng tỏ nỗi lo âu phiền muộn của Minh. Gượng ngồi đọc sách, đôi mắt Minh cũng như nhìn vào quãng xa xăm muốn tìm hai khuôn mặt thân yêu mà Minh e rằng sẽ không còn được gặp.

Luôn hai hôm nếu không chạy đi hỏi thăm tin tức, Tuyết lại ngồi bên cạnh Minh. Chiều ngày thứ hai, trước khi trở về phòng, Tuyết nắm tay Minh bảo:
- Chỉ tại việc không may này xảy ra nên chị chưa kịp thưởng em một món quà. Em có thích gì cứ nói, chị mua cho.
Minh lắc đầu:
- Em cám ơn chị rất nhiều. Em thực không muốn gì cả.
Tuyết mở ví ra lấy tờ giấy 200đ dúi vào tay Minh:
- Em cầm lấy, để thích gì thì mua. Mai chị đi phố mua sắm em có muốn đi thì đi.
Minh đưa trả lại tờ giấy bạc:
- Chị chiều em nhiều quá. Em không lấy đâu.

Thấy Minh nhất định từ chối, Tuyết không chịu thua. Buổi tối hôm ấy thừa dịp Minh không để ý, nàng nhét tờ giấy bạc vào túi quần Minh vắt trên ghế. Tuyết có ngờ đâu hành động ưu ái ấy của nàng đã gây cho Minh một thảm kịch.

Sáng hôm sau vào khoảng 10 giờ, ông Toàn Thịnh mở ngăn kéo bàn giấy thấy mất một số tiền, ông tra hỏi mọi người trong nhà xem có ai vào buồng không ? Nhưng người nào cũng nại ra cớ chính đáng, vì anh bếp mắc đi chợ, bá tài lái xe cho Tuyết đi phố chưa về, chị Hai bận quét dọn và không hề đặt chân vào buồng giấy nếu ông không gọi. Hỏi đến Phúc hắn lạu bạu nói:
- Con vào buồng giấy của ba làm gì ?
Cho gọi Minh lên hỏi, cậu ngạc nhiên đáp:
- Thưa bác, bác mất gì ạ. Từ trước đến giờ, cháu chưa dám vào phòng giấy của bác lần nào.
Ông Toàn Thịnh tức giận gắt:
- Tao mất một xấp bạc 5000đ. Nếu không ai vào đây, thì sao số bạc đó lại mất được ?
Bà Toàn Thịnh hỏi chồng:
- Mình thử nhớ kỹ lại xem hay mình để quên chỗ nào ?
- Rõ ràng là tôi bỏ vào ngăn kéo và có khoá lại cẩn thận. Lạ thực, không lẽ nó có cánh bay đi đâu mất ! Để tôi phải báo cho sở cảnh sát tới điều tra mới được!

Nói rồi ông quay dây nói cho sở cảnh sát và ông kéo mọi người ra phòng khách ngồi chờ.

Phúc không giấu được vẻ bồn chồn khó chịu. Hắn rót nước uống và gạt đổ ly nước trên bàn. Minh ngồi cạnh đấy, bị nước bắn vào tay nên cậu móc túi rút khăn ra lau. Không ngờ tờ giấy bạc 200đ của Tuyết rớt ra theo. Ông Toàn Thịnh trong thấy vội vàng nhặt lên, trừng mắt hỏi:
- Minh, tờ giấy bạc này ở đâu ra ?
Minh ngạc nhiên đáp:
- Thưa bác cháu không biết !
- Hừ, mày không biết sao ? Sao nó lại ở trong túi của mày ? Mới chiều qua mày có bảo với thằng Phúc là mày không có tiền không ?
- Thưa bác, vâng.
- Thế sao mày có tờ giấy bạc 200đ này ? Mày lấy ở đâu ?
- Thưa bác thực cháu không biết gì cả.
- Mày không biết ! Mày không biết ! Thằng này to gan thiệt. Mày ăn cắp của tao.
- Cháu không ăn cắp.
- Mày còn giấu tiền ở đâu ? Phải bỏ nốt ra đây !
- Cháu đã thưa với bác là cháu không …
- Câm mồm ! Đứng lên tao khám !
Ông Toàn Thịnh lục hết túi áo quần của Minh, nhưng không thấy gì. Minh nghẹn ngào nói:
- Bác cho cháu là một đứa ăn cắp sao ? Cháu thề với bác là cháu không lấy tiền của bác.
- Tao đã có cách cho mày phải nhận ! Muốn yên lành thì đưa ngay số tiền đó trả tao, nếu không tao giao mày cho cảnh sát, rồi mày sẽ biết.

Có tiếng chuông reo ngoài cổng. Bà Toàn Thịnh trở ra và dẫn hai người vào. Người thứ nhất mặc sắc phục cảnh binh, còn người thứ hai mặc thường phục. Đó là viên cảnh sát điều tra.

Vừa thấy họ, ông Toàn Thịnh hằn học trỏ vào Minh:
- Các ông đến vừa kịp. Tôi đã tóm được thủ phạm đây rồi !
Người cảnh binh móc túi lấy chiếc còng sắt:
- Càng hay. Chúng tôi bắt thằng nhỏ này.
- Nhưng nhờ các ông bắt nó chỉ chỗ giấu tiền ăn cắp của tôi đã.
Viên cảnh binh tiến lại gần Minh sẵng giọng:
- Đưa hai tay đây.
Khóa chiếc còng sắt vào tay Minh, người ấy nạt nộ:
- Này, ta bảo thật chú mày, có trót dại thì phải khai ngay ra, không có thì ăn đòn!
Minh uất ứa cãi:
- Tôi không lấy gì của ai cả ! Tôi không phải là đứa ăn cắp.
- À được ! Nếu thế thì về quận, rồi sẽ hay.
Người mặc thường phục, viên cảnh sát điều tra, từ nãy vẫn yên lặng nhìn Minh với đôi mắt sắc lạnh, lúc ấy mới phác một cử chỉ ngăn bạn lại:
- Thong thả đã, chúng ta chưa nên hấp tấp vội. Tôi sợ mình bắt oan thằng nhỏ này, để tôi hỏi lại nó xem sao ?
Ông Toàn Thịnh nói:
- Khỏi cần hỏi nó làm gì nữa. Chứng cớ đã rành ra đây rồi. Tôi bắt được quả tang tờ giấy bạc 200đ trong túi quần nó rơi ra.
Minh đỏ mặt đáp:
- Thưa bác, cháu không lấy của bác !
Hướng về ông Toàn Thịnh, viên cảnh sát điều tra thong thả nói:
- Trước những lời chối cãi của cậu nhỏ này, tôi cần có những bằng chứng rõ ràng để quyết định. Ông cho phép tôi vào phòng giấy của ông được chứ, thưa ông ?
- Ồ, vâng …
Quay sang người cảnh binh, viên cảnh sát dặn nhỏ:
- Anh ở lại đây coi chừng mọi người. Không ai được ra khỏi phòng này nếu tôi chưa gọi.
Sau khi lần lượt mời ông bà Toàn Thịnh sang phòng giấy hỏi đủ chi tiết, viên cảnh sát mới gọi đến Minh:
- Cậu đứng lại đây nhìn thẳng vào mắt tôi và trả lời cho thành thật.
Minh nhìn thẳng vào mắt viên cảnh sát không chút bối rối.
- Cậu phải nói thật với tôi không được giấu diếm.
- Thưa ông, tôi không quen nói dối bao giờ
- Được, vậy cậu có lấy tiền của ông Toàn Thịnh không ?
- Thưa ông, không. Vả tôi cũng chưa hề vào buồng giấy của ông Toàn Thịnh lần nào.
- Cậu biết ông Toàn Thịnh có món tiền ấy chứ ?
- Thưa có biết, vì bữa qua ở phòng cơm, ông có khoe mới đòi được món tiền ấy với bà vợ.
- Cậu hết tiền tiêu rồi phải không ?
- Dạ phải
- Thế tấm giấy 200 đồng ở trong túi cậu đâu ra ?
- Thưa ông tôi không rõ. Có lẽ là ….
- Sao ?
- Thưa ông, chiều qua chị Tuyết là con gái ông bà Toàn Thịnh muốn cho tôi tấm giấy 200 đồng mà giấu ba má chị. Tôi không nhận, nên có lẽ chị đã nhét vào túi quần tôi mà không biết.
- Vì cớ gì cô ấy lại cho cậu ?
- Thưa để thưởng tôi được phần thưởng cuối năm.
- Cô Tuyết đi đâu vắng ?
- Chị ấy đến nhà người bạn chơi từ sáng. Nhưng thưa ông, không lẽ ông nghi cho chị ấy ?
Viên cảnh sát mỉm cười:
- Tôi không nghi cho ai cả, nhưng tôi để ý hết mọi người. Thôi cậu ra ngoài phòng khách ngồi đợi, và nói với ông Toàn Thịnh cho người gọi cô Tuyết về
Minh vừa ra đến cửa bỗng bị gọi lại:
- Này
Cậu quay lại, thấy viên cảnh sát vừa cúi nhặt một vật gì dưới chân bàn. Khi ngẩng lên, người ấy nhét vào túi và thản nhiên hỏi:
- Cậu có hút thuốc lá không ?
- Thưa tôi không biết hút.
- Cũng không hút chơi bao giờ ?
- Dạ không.
- Chắc con trai ông Toàn Thịnh biết hút thuốc lá chứ nhỉ ?
- Vâng, anh ấy nghiện.
- Thế à ? Thôi được rồi cậu ra đi
Mười lăm phút sau Tuyết hốt hoảng trở về. Nàng hỏi cha:
- Có chuyện gì thế ba ? Ba bị mất cắp à ?
Ông Toàn Thịnh hất hàm về phía Minh:
- Ừ. Mà kẻ cắp đứng kia !
- Trời ! Minh là kẻ cắp ư ! Ba nói gì lạ vậy ba ?
Vừa lúc ấy viên cảnh sát ở buồng giấy bước ra trả lời Tuyết:
- Vì ông thân của cô đã tìm thấy tấm giấy bạc 200 đồng trong túi quần của hắn.
Ông Toàn Thịnh gật đầu:
- Phải, và đó là bằng chứng rõ ràng hắn đã lấy cắp tiền của tôi
Nhưng Tuyết cãi:
- Không ! Không phải ! Tấm giấy ấy là của tôi nhét vào túi hắn chiều qua. Tội nghiệp quá, sao lại nghi cho hắn ?
Viên cảnh sát hỏi:
- Tại sao cô lại nhét tiền vào túi hắn ?
- À, tại tôi muốn thưởng cho hắn.
Ông Toàn Thịnh khó chịu nhìn con gái, rồi quay sang viên cảnh sát:
- Thế nào ông đã quyết định chưa ?
Viên cảnh sát bình tỉnh trả lời:
- Tôi quyết định rồi vì đã biết ai là thủ phạm. Và cũng xin thưa với ông rằng: cậu bé mà ông tố cáo là ăn cắp, vô can trong vụ này !
- Ồ, nếu không phải nó lấy cắp của tôi thì còn ai vào đây nữa ?
Nhưng không để ý đến lời nói của ông Toàn Thịnh, viên cảnh sát đưa tay hỏi:
- Ông có thuốc lá xin ông một điếu ?
Rút điếu thuốc trong bao ông Toàn Thịnh đưa ra, viên cảnh sát làm bộ đặt lên môi, nhưng lại hạ xuống:
- Ông không hút thuốc lá thơm ?
- Không, tôi quen hút thứ này !
Viên cảnh sát liền quay sang Phúc:
- Cậu cho tôi điếu thuốc của cậu vậy. À phải, đúng thứ thuốc này đây - thứ thuốc thơm có đầu lọc ! Cậu biết xài quá nhỉ !
Phúc tưởng đó là một lời khen nên hãnh diện hỏi lại:
- Ông cũng thích hút thứ thuốc lá này ?
Nhưng viên cảnh sát thản nhiên lắc đầu:
- Tôi không hút. Tôi chỉ cần chứng minh lại lời quyết đoán của tôi: Sáng nay mọi người đi vắng cậu đã vào buồng giấy của ba cậu.
Tia mắt sắc lạnh và lời nói chắc nịch của viên cảnh sát làm Phúc tái mặt. Hắn vẫn nói cứng:
- Ai bảo ông thế ? Ông lấy bằng chứng ở đâu …..
Không đợi Phúc nói hết câu, viên cảnh sát lạnh lùng móc túi, lấy ra một mẩu thuốc lá hút dở:
- Mẩu thuốc hút dở của cậu sáng nay đây. Tôi đã nhặt được ở cạnh chân bàn giấy của ba cậu. Hơn nữa, tôi còn lấy được dấu tay chỗ ngăn kéo của ba cậu để tiền. Lát nữa tôi sẽ đưa về phòng giảo nhiệm, và những vết tay không bao giờ tố cáo sai.
Ông Toàn Thịnh còn ngơ ngác chưa hiểu ra sao, mở to mắt nhìn viên cảnh sát thì ông này đã ghé vào tai ông, nói đủ để một mình ông nghe:
- Tôi thiết tưởng ông không nên làm to chuyện việc này, chỉ có hại cho danh giá ông, vì thủ phạm đánh cắp tiền chính là cậu con trai của ông đấy. Mà đây không phải là lần đầu ! Hạnh kiểm của con trai ông, chúng tôi đã được biết gần đây trong các phòng trà !
Ông Toàn Thịnh tím mặt đứng yên, và rồi ông lẩm bẩm nói:
- Thôi được. Tôi xin cám ơn các ông và xin lỗi đã làm phiền các ông rất nhiều.

***

Khi hai nhà chức trách vừa ra khỏi, Tuyết kéo vội Minh về phòng:
- Chị chắc em chưa ăn uống gì cả vì câu chuyện rắc rối này. Em có đói không Minh ?
- Em không đói !
- Lỗi tại chị ! Chỉ tại tờ giấy bạc chị muốn cho em làm em vạ lây !
- Em chắc không phải thế đâu chị Tuyết ạ. Tại ba chị ghét em nên mới buộc tội cho em.
- Có chị đây, em đừng sợ. Bây giờ em để chị đi kiếm thức gì cho mà ăn.
- Thôi cám ơn chị ! Em không tài nào ăn nổi đâu. Em hơi choáng váng nhức đầu.
- Tội nghiệp, chị hiểu rồi ! Em bị xúc động mạnh qua đấy. Ai lại buộc cho em là ăn cắp và gọi cảnh binh đến còng tay em lại thế bao giờ ! Thực ba chị nhẫn tâm quá.
Nghe Tuyết nói, Minh bỗng thấy cực lòng. Bị luôn hai việc không may xảy đến, Minh không còn giữ vững được tinh thần nữa. Cậu gục đầu vào vai Tuyết khóc nức nở như một kẻ thất vọng. Hồi lâu Minh mới ngửng đầu lên gắng gượng nói:
- Em thực trẻ con chị nhỉ !
Tuyết thương hại lắc đầu:
- Khóc được như thế càng tốt em ạ ! Em đã thấy dễ chịu chưa ?
- Cám ơn chị em thấy dễ chịu rồi !
- Còn nhức đầu nữa không ?
Minh cố phác một nụ cười:
- Dạ hết, em muốn nằm nghỉ một chút thôi.
- Nằm xuống đây mà nghỉ. Chừng nào thấy đói bụng cứ cho chị hay.

Minh ở lại với Tuyết cho tới chiều tối. Bữa cơm chiều hai chị em ăn riêng với nhau vì Minh không muốn giáp mặt ông Toàn Thịnh và Phúc.

Buổi tối trước khi đi ngủ Tuyết xuống buồng Minh lần nữa. Nàng có cảm tưởng như có điều gì khác lạ và khi nàng ngồi xuống cạnh Minh chân nàng chạm phải vật gì dưới gầm giường. Nàng hỏi thì Minh trả lời:
- À, chắc cái va ly của em đó.
Rồi chợt nắm lấy tay Tuyết, Minh khẽ bảo:
- Chị Tuyết … Em xin cám ơn tấm lòng tốt của chị đối với em từ trước đến giờ. Em chẳng biết lấy gì đền đáp ơn chị được. Chỉ xin ghi lòng tạc dạ và mong chị tha lỗi cho nếu em có làm điều gì khiến chị buồn lòng.
- Em nói lạ chưa, em có làm điều gì khiến chị phải buồn đâu ?
- Một lần nữa em cám ơn chị và cầu Trời phù hộ cho chị !
Trở về phòng, Tuyết lấy làm lạ về thái độ của Minh. Nàng bỗng nghĩ đến cái valy dưới gầm giường …. đến lời nói thiết tha của Minh và chợt hiểu. Minh không thể nào sống trong gia đình nàng, và sửa soạn bỏ đi. Nàng thầm nhủ:
- Ồ, nếu có phải thực như thế, mình sẽ cản nó lại. Mình sẽ thức đêm nay để canh chừng không cho nó đi.

Định làm như thế, Tuyết lấy sách ra ngồi đọc và mở hé cửa có ý nhìn ra cổng. Cho mãi tới khuya không thấy gì, nàng mỏi mệt chợp ngủ đi lúc nào không hay. Đến khi tỉnh giấc, vì nghe tiếng con xám rít ngoài vườn nàng vội vùng dậy, nhìn xem đồng hồ thì đã 5 giờ sáng.

Tuyết khoác vội chiếc khăn quàng lên vai, chạy xuống buồng Minh, thấy giường Minh trống không. Nàng chạy ra vườn, gặp con Xám. Nàng vuốt ve con vật:
- Xám, Minh đâu rồi ?
Con chó rít nhè nhẹ, dẫn nàng ra cổng và ngồi xuống vẫy đuôi nhìn ra đường. Tuyết lay cổng định mở, không để ý đến tiếng vang động có thể làm thức giấc mọi người trong nhà. Nàng bỗng bị ông Toàn Thịnh kéo lại:
- Mày làm gì thế Tuyết ? Định mở cổng đi đâu giờ này ?
Tuyết vừa thở vừa nói:
- Thằng Minh nó đi mất rồi !
Và nàng trách móc:
- Chỉ tại ba đấy thôi. Ba dồn nó vào bước đường cùng, khiến nó không thể ở đây được.
Ông Toàn Thịnh quắc mắt:
- Đừng có nói nhảm. Mày dung dưỡng nó nhiều rồi. Nó bỏ đi càng hay, nếu không hôm nay tao cũng tống cổ nó ra khỏi nhà này ! Thôi đi vào ! Đừng có làm ầm lên mà chết với tao bây giờ !
- Con muốn đi tìm nó về, tội nghiệp nó mà ba !

Ông Toàn Thịnh đánh Tuyết một cái bạt tai và giận dữ đẩy nàng vào nhà. Tuyết đành hậm hực trở về phòng riêng. Nàng chợt thấy một phong thư bỏ trên ghế, và vội vã bóc ra đọc. Thư viết:

“Chị Tuyết thân mến,

Em xin chị tha thứ đã làm chị phiền lòng. Nhưng chị hiểu cho là em không thể nào nán lại đây được nữa, khi em đã mang tiếng là một tên ăn cắp. Hơn nữa, em được biết ba má chị định đuổi em đi, gửi em vào trại mồ côi. Em thực không muốn vào đấy chút nào. Em ra đi, chị đừng lo cho em, vì em sẽ có chỗ trú ngụ tạm thời. Rồi em sẽ tin cho chị hay. Em chỉ buồn có một điều là phải xa chị, người chị mà em quý mến hết lòng.

Em của chị,
Minh”

Cầm lá thư, Tuyết hồi tưởng lại những lúc Minh ngồi chăm chú đọc sách bên nàng, thỉnh thoảng ngừng đọc lại ngước lên mỉm cười với mình. Bất giác nàng đưa mắt nhìn sang chỗ bàn Minh thường ngồi, thấy có chiếc khăn tay trắng muốt đặt cẩn thận trên một cuốn sách mới. Hai vật đó đều của Minh để lại. Chiếc khăn tay do má Minh thêu và Minh rất quý; còn cuốn sách Minh mới được thưởng hôm nào. Tuyết cầm cuốn sách bên trong có kẹp tấm hình của Minh phía sau đề dòng chữ:

“Mến tặng chị Tuyết, người chị không bao giờ em quên”.

Tuyết thấy lòng nao nao một niềm thương cảm, và quên cả mệt nhọc, nàng ngồi vào bàn lấy giấy bút ra viết thư cho Lộc, đem tâm sự của nàng kể cho Lộc hay:

“Anh Lộc,

Buồn quá anh Lộc ạ ! Từ bao lâu nay, Tuyết chưa từng thấy cô đơn buồn tẻ như bây giờ. Chỉ vì Minh đã bỏ ra đi mất rồi ! Thằng nhỏ ấy lúc còn ở trong nhà không làm bận ai, nhưng khi ra đi thiếu nó Tuyết cũng thấy quạnh nhà. Minh đã đem lại cho Tuyết nỗi vui êm dịu, thứ êm dịu không vương một chút băn khoăn, hối tiếc. Ở Minh có một vẻ thanh khiết đơn sơ, khiến Tuyết thấy đời sống trưởng giả của mình nặng nề phiền toái. Gần nó Tuyết mới hiểu thế nào là một tâm hồn trong trắng ngay thật.

Minh đã chịu đựng hoàn cảnh sống chung trong gia đình Tuyết một cách êm thấm. Nhưng bỗng nhiên có một chuyện đáng tiếc xảy ra khiến nó liều lĩnh bỏ ra đi. Tuyết lo ngại cho nó còn non người trẻ dạ. Tuy nó có để lại cho Tuyết mấy lời bảo sẽ tìm được nơi tạm trú yên ổn, nhưng Tuyết vẫn chẳng an tâm. Tuyết chỉ lo ba Tuyết làm rầy rà thêm cho nó, và báo cho nhà chức trách đi tìm !

Tuyết bối rối quá. Anh có cách nào giúp đỡ hoặc chỉ vẽ giúp Tuyết không ?

Tuyết”
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 13:00

Chương 05

Một tuần lễ sau khi Minh bỏ ra đi, Tuyết bỗng được chị Hai vào báo cho biết có một cậu nhỏ tới xin gặp nàng. Tuyết cau mặt bảo:
- Thằng nhỏ nào thế chị Hai ? Chắc nó lại đến quyên tiền, bán vé cho một hội đoàn nào đó chứ gì ! Chị ra bảo tôi khó ở không tiếp ai hôm nay cả.
- Thưa cô, nhưng cậu nhỏ này khẩn khoản xin gặp riêng cô. Hình như cậu ấy là bạn hướng đạo với cậu Minh.
Mắt Tuyết sáng lên:
- Một hướng đạo sinh à ?
- Vâng, Em có thấy cậu ấy đi với cậu Minh nhiều lần.
- Nếu vậy, chị ra dẫn chú ấy vào đây ngay cho tôi. Mau đi.
Chị Hai dẫn vào một thiếu niên mảnh khảnh, nhưng gương mặt khôi ngô, sáng sủa. Thiếu niên mạnh dạn tiến lại phía Tuyết, giơ tay ngang mày chào theo kiểu hướng đạo:
- Chào chị Tuyết !
Tuyết ngẩn người:
- Em biết chị à ?
- Dạ, em đã gặp chị đi cùng với Minh hôm trường chúng em phát thưởng cuối năm. Em là bạn của Minh và cũng là phó toán của Minh trong đoàn hướng đạo.
- À, chị nhớ ra rồi. Tên em là Dũng phải không ?
- Thưa chị vâng !
- Em có tin tức gì về Minh không ?
Dũng ngại ngùng đưa mắt nhìn quanh gian phòng. Tuyết hiểu ý, mỉm cười giục:
- Em cứ nói đi. Chỉ có mình chị với em thôi, không có người nào rình nghe đâu mà sợ.
- Má em bảo em đến tìm chị …..
- Có chuyện rủi ro xảy đến cho Minh hả ?
- Thưa không ! Hắn viết thư cho em. Và má em bảo phải đưa thư này cho chị xem.
Vừa nói Dũng vừa mở túi áo lôi ra một phong thư. Tuyết nóng nảy giật lấy, mở ra đọc:

“Dũng mến,

Cậu phải họp bạn thay tớ vào chủ nhật này và suốt thời kỳ tớ đi vắng. Không thể cho cậu biết hiện giờ tớ ở đâu. Nhưng tớ cần nhờ cậu, đến gặp chị Tuyết, nói cho chị yên tâm là tớ đã có nơi trú ẩn. Mong chị ấy đừng buồn rầu lo lắng vì tớ. Cậu giữ kín hộ tớ, đừng cho ai hay việc này, ngoài má cậu và chị Tuyết.

Chào tay trái,
Minh”

Đọc xong mấy dòng chữ Minh viết vắn tắt cho Dũng, Tuyết thở dài bảo:
- May qua, thật cám ơn má em rất nhiều đã sai em tới đây ! Em có đoán được hiện giờ Minh ở đâu không ?
- Hắn đương ở Gò Vấp !
Tuyết chộp lấy vai Dũng:
- Sao em biết ?
Dũng chỉ vào dấu bưu điện đóng trên phong bì:
- Thưa chị có khó gì đâu ! Em xem dấu đóng của nhà bưu điện là biết ngay….
Tuyết kéo Dũng ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn con dấu trên mặt phong bì, lẩm bẩm:
- Ừ nhỉ ! Gò Vấp ! Minh về đấy với bà vú nuôi của nó ! Thế mà chị không nghĩ ra.
- Mình sẽ tìm ra Minh dễ dàng. Chị biết bà vú nuôi của Minh tên gì không ?
- Không ! Thế mới khổ chứ ….
Dũng an ủi Tuyết:
- Chị đừng lo. Gò Vấp có rộng lớn gì đâu, lèo tèo có một mặt phố và ít xóm vườn bao quanh. Em đã về đấy cắm trại nhiều lần nên em thạo đường lối lắm. Xuống ấy em sẽ có cách tìm thấy Minh …
- Để chị lấy xe hơi đưa em đi ngay bây giờ.
- Chờ em về xin phép má em đã.
- Ừ, nhưng chờ chị đưa xe ra rồi cùng đi luôn một thể.
Qua sân nhà Tuyết, Dũng chợt thấy con Xám. Hắn bỗng nảy ra ý kiến, trỏ con chó hỏi Tuyết:
- Thưa chị con chó này có quen Minh không ?
- Chi vậy ? Nó mến Minh lắm mà ….
- Hay quá ! Nếu thế ta đem nó theo luôn, chị ạ.

Nửa giờ sau, chiếc Dauphine của Tuyết, do nàng lái lấy, chở Dũng và con Xám phóng sang Gò Vấp. Tới nơi Tuyết cho xe đi chậm chậm tìm người hỏi thăm. Nhưng không ai để ý hoặc bắt gặp một thiếu niên lạ mặt mới tới đây cả.

Dũng xin Tuyết đậu xe lại, kéo con Xám xuống đường:
- Bây giờ đến lúc phải dùng đến con chó này đây.
Vừa nói Dũng vừa lấy chiếc khăn quàng hướng đạo của Minh ra đặt vào mũi con Xám:
- Ngửi đi Xám, mày còn nhớ mùi của Minh không ? Ngửi, rồi đi tìm hắn đi ….

Con Xám ngửng đầu lên đánh hơi, kéo Dũng chạy vào ty bưu điện rồi lại quay trở ra ngồi yên.

Dũng lắc đầu bảo Tuyết:
- Mất dấu rồi chị ạ. Minh có tới đây bỏ thư. Chắc lá thư hắn bỏ cho em đó. Phải tìm lại lần nữa vậy. Chị em mình thử dắt con Xám đến phía cuối phố kia xem sao.
Vỗ vào đầu con vật Dũng nói với nó:
- Tìm nữa đi Xám. Cố tìm xem Minh ở đâu ….

Con vật đứng lên, vừa đi vừa ngửi. Nó bỗng rít lên khe khẽ và tiến thẳng về phía cuối phố, ngừng lại trước cửa một hiệu sách. Gọi là hiệu sách nhưng đúng ra chỉ là một cửa hàng tạp hóa, có bán thêm bút giấy sách vở cho học trò. Phía ngoài cửa có bày thêm một sạp bán báo. Dũng liếc qua thấy có bày bán cả tờ Tuổi Hoa, liền nghĩ ngay đến Minh. Hắn là cây “ghiền” đọc Tuổi Hoa. Có thể hắn vừa tới đây chăng ? Dũng hỏi người chủ tiệm:
- Vừa rồi có cậu nhỏ nào tới đây mua báo không bà ?
- Có, cậu ta mới mua tờ Tuổi Hoa số mới nhất …

Con Xám hếch mũi lên ngửi quanh sạp báo, rít lên mừng rỡ rồi bỗng cắm cổ chạy miết đến trước một ngôi nhà nhỏ nằm giữa một vườn cây đầy trái. Nó sủa vang lên rồi nhảy bổ vào trong.

***

Rời khỏi nhà ông Toàn Thịnh ở Saigon, Minh ra thẳng bến xe đáp xe buýt về Gò Vấp. Cậu tìm đến nhà vú Nuôi. Vú reo lên kinh ngạc:
- Ủa, Minh ! Cưng đi đâu mà ghé vào thăm vú giờ này ?
- Em ở Saigon về thẳng đây. Vú cho em lánh tạm ở nhà vú ít ngày được không ?
- Sao vậy em ? Có chuyện gì xảy ra thế cưng ?
- Để rồi em nói vú nghe. Vú có đọc báo không ?
- Vú già rồi mắt mũi kèm nhèm có đọc gì được nữa đâu !
Minh liền vắn tắt kể cho vú nghe nông nỗi của mình và kết luận:
- Tình cảnh của em bây giờ như thế đó. Vú chịu giúp em không ?
Vú Nuôi gạt nước mắt mếu máo:
- Cưng cứ ở đây với vú. Vú mà giàu có thì em đỡ khổ. Nhưng vú nghèo quá trông vào có mảnh vườn này thôi.
- Vú đừng lo, em chịu được hoàn cảnh. Vả lại rồi em cũng phải tự “xoay sở” chứ.
- Thôi thì có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo nghe cưng. Vú thấy em có vẻ xanh đi nhiều từ ngày má em đi vắng.
- Liệu ba má em có còn sống không vú nhỉ ?
- Phải hy vọng cưng ạ !
- Chị Tuyết cũng bảo em như thế. Chị ấy thương em lắm.
Minh che miệng ho. Vú Nuôi nhăn mặt bảo:
- Em bị cảm rồi. Em ho nặng tiếng đấy. Đưa tay đây vú xem nào ….
Nắm tay Minh Vú hoảng hốt kêu lên:
- Chết chưa, em đang sốt đây mà. Thôi lại giường nằm đi. Vú đi kiếm dầu nóng đánh gió cho.

Minh nằm liệt giường mất mấy ngày. Nhờ sự săn sóc tận tình của vú Nuôi cậu mới khỏe lại được vài hôm. Bữa nay ngồi buồn Minh ra phố tìm mua tập Tuổi Hoa về đọc. Đang mải mê, Minh chợt giật mình vì tiếng chó sủa, và rồi con Xám nhảy vào mừng rỡ rúc vào lòng Minh.

Minh tái mặt, lẩm bẩm:
- Con Xám ! Chắc ông Toàn Thịnh tìm mình.
Nhưng liền ngay đó, Dũng ló vào, tiếp đến Tuyết vẻ mặt đầy lo lắng.
- Chị Tuyết ! Dũng !
Dũng lắc mạnh tay Minh cười hoan hỉ:
- Hế ! Hế ! Tìm ra cậu rồi, hết trốn nhé !
Minh đưa mắt ngại ngùng nhìn Tuyết. Nàng bước lại gần Minh âu yếm:
- Tội nghiệp ! Em đừng sợ gì cả. Ba chị không tìm kiếm làm khó dễ gì em nữa đâu. Hình như em đang bệnh thì phải ?
- Em khỏi rồi. May có vú Nuôi em săn sóc ….
Tuyết chợt để ý đến một người đàn bà có tuổi vừa ở sau vườn bước vào. Nàng tươi cười:
- Chắc bà đây là vú Nuôi ? Chào bà vú ? Tôi là …
Minh đỡ lời:
- Chị Tuyết của em đó vú ạ !
Vú Nuôi nhìn Tuyết ngập ngừng:
- Cô đến thăm Minh hay định đón Minh đi ?
- Dạ xin nhờ bà vú săn sóc cho em Minh ít ngày nữa. Em chưa được khỏe.
- Vâng mấy hôm nọ bị sốt li bì đấy !
Minh hỏi:
- Sao chị tìm được em ở đây ?
Dũng láu lỉnh đáp:
- Nhờ tài thám tử của tớ và tài đánh hơi của con Xám đấy !
Con Xám vẫn đặt mõm trên đùi Minh, đôi mắt lim dim. Minh vuốt nhẹ trên đầu nó, bảo Tuyết:
- Hồi nãy thấy con Xám vào em đã ngỡ là bác trai đến !
- Ba chị có dám mó vào nó đâu. Từ hôm em bỏ đi nó đâm ra dữ tợn, chỉ mình chị mắng nó được thôi
- Chị có tin gì về ba má em không ?
- Sáng nay báo có đăng tin đã tìm được xác chiếc tàu bị chìm. Trong số những nạn nhân không thấy có tên ba má của em. Có thể ba má em đã thoát nạn, trôi dạt nơi nào đó. Còn em ? Em tính ở luôn đây với bà vú sao?
Vú Nuôi gật đầu:
- Minh ở đây với tôi là phải rồi. Tôi bế ẳm nó từ thuở mới lọt lòng, tôi biết cách săn sóc nó. Chỉ hiềm có một điều: Làm sao để Minh đi học được ?
Minh hăng hái:
- Em sẽ vừa kiếm việc làm vừa đi học.
Tuyết nhăn mũi:
- Làm gì ? Em định bán báo, hay đánh giày ?
- Gì cũng được, miễn là em có đủ tiền ăn học.
Vú Nuôi buồn bã lắc đầu:
- Không dễ như em tưởng đâu cưng ạ ! Cưng chưa quen với nắng mưa, sương gió. Rồi cưng lại ốm mất thôi.
Tuyết như muốn dọa thêm:
- Với lại có ra đời mới biết, yếu đuối như Minh sẽ bị chúng bắt nạt; rồi bị cảnh binh bắt bớ ….
Từng ấy viễn tượng, không làm Minh nản chí. Cậu mỉm cười:
- Em sẽ tập cho quen. Với lại em biết cách xoay sở vì em là hướng đạo sinh….
Tuyết lắc đầu:
- Còn chị đây, chị sẽ lo dùm cho em, chị sẽ bàn với anh Lộc … Giá gặp được anh Lộc ngay bây giờ thì hay quá !
Dũng nói:
- Muốn gặp anh ấy, chị cứ ra ty bưu điện gọi giây nói cho ảnh là tha hồ mà bàn luận.
Tuyết mừng rỡ:
- Ừ, phải. Em thật thông minh và khôn lanh. Cũng may mà có em đi theo chị.
Nói rồi Tuyết đứng ngay lên, ra ty bưu điện gọi Lộc:
- A Lô … Anh Lộc ? May quá, anh có nhà, Tuyết cần gặp anh ngay …
Tiếng Lộc trả lời:
- Anh vừa đi thăm bệnh nhân về, có chuyện gì đấy ? Tuyết bệnh hả ?
- Không. Nhưng Tuyết muốn bàn với anh việc thằng Minh.
- Tìm thấy nó rồi à ?
- Vâng. Tuyết muốn gặp anh ngay bây giờ. Tuyết sẽ xuống anh bằng con đường mọi lần. Anh cũng lấy xe lên đón Tuyết. Như vậy chúng ta sẽ gặp nhau dọc đường đỡ mất công cho cả đôi bên, anh Lộc nhé ?
- Được anh đi liền đây. Mà đừng phóng xe nhanh quá nghe Tuyết !
Hai người gặp nhau ở nửa đường Biên Hòa Thủ Đức. Lộc hỏi ngay:
- Có chuyện gì mà cuống lên thế Tuyết ? Minh nó làm sao ?
Tuyết đáp:
- Tuyết đã viết thư kể cho anh rõ tình cảnh của nó rồi ….
- Vẫn chưa có tin gì của Ba Má nó cả ?
- Vâng, và Tuyết không muốn nó phải vào nhà mồ côi.
- Mà ai bắt nó vào đấy chứ ?
- Ba em ! Ông ghét nó và giận em kinh khủng vì em dám ra mặt bênh nó. Hôm xảy ra chuyện mất tiền, ba em kêu cảnh sát đến. Nhưng viên cảnh sát điều tra lại cho thằng Phúc là thủ phạm nên ba em càng bực mình tợn. Bây giờ, em tính kiếm cho nó một trọ học khác ở Sài gòn, anh nghĩ có được không ?
Suy nghĩ giây lát, Lộc đáp:
- Nếu bác biết, ông còn giận Tuyết hơn nữa !
- Anh nghĩ xem còn giải pháp nào hơn ?
- Hiện giờ nó ở đâu ?
- Ở nhà bà vú của nó tại Gò Vấp. Nhưng ở đó thì làm sao nó đi học. Bà vú của nó lại nghèo quá. Còn nó thì nó tính sẽ kiếm việc làm để vừa sinh sống vừa đi học.
Lộc gật gù:
- Thằng bé khá thật …
Tuyết nguýt Lộc một cái dài:
- Hứ, anh định để nó đi bán báo, chạy rông ngoài đường kiếm tiền ăn học chắc !
Lộc cười:
- Nếu hoàn cảnh bắt buộc thì đó cũng là một điều hay chứ ! Nhưng còn Tuyết, còn anh, chúng mình sẽ lo liệu cho nó …
- Bằng cách nào ?
- Thì cho nó về ở với anh. Anh chỉ có một mình, thêm nó nữa càng vui, vả lại, ở Biên Hòa cũng có trường cho nó học vậy !
Tuyết vỗ tay reo:
- Thực nhe anh ?
- Ừ, và Tuyết muốn về thăm nó lúc nào cũng được. Nhưng ….
- Sao, anh ?
- Biết nó có bằng lòng về sống ở cái xó tỉnh lỵ với một bác sĩ quèn không ?
Tuyết thoi một đấm vào vai Lộc:
- Anh lại nói mỉa mai Tuyết rồi ! Thằng Minh nó mến anh lắm mà, chắc bằng lòng mê đi ấy chứ !
Lộc cười:
- Vậy Tuyết về đi. Về để thu xếp cho nó xuống với anh …
Ngay chiều ấy. Tuyết trở lại nhà vú Nuôi, nàng bảo vú:
- Tôi đến đón em Minh đây vú ạ.
Vú Nuôi nhìn Tuyết lo lắng:
- Cô không cho Minh vào nhà mồ côi đấy chứ ?
Tuyết mỉm cười lắc đầu:
- Vú cứ yên chí, đừng lo !
Minh cũng e ngại nhìn nàng:
- Em không về nhà chị nữa đâu, chị định đưa em đi đâu bây giờ ?
- Về ở với anh Lộc, em chịu không ?
- Ồ, anh Lộc ! Nếu thế thì chị phải xuống thăm em luôn cơn !
- Dĩ nhiên rồi. Nhưng thôi, Minh sửa soạn nhanh lên, kẻo anh Lộc chờ.

***

Từ hôm ấy, hễ có thì giờ rảnh Tuyết lại phóng xe xuống Biên Hòa thăm Minh và Lộc, nàng tươi cười bảo:
- Xuống xem hai anh em độc thân sống ra làm sao ?
Lộc vui vẻ đáp:
- Rất êm ấm. Minh tháo vát chẳng kém gì một bà nội trợ
Tuyết cau mày:
- Thế không có nghĩa là anh bắt Minh đi chợ làm bếp !
- Tụi này có một bà già giúp việc lo nấu cơm giặt ủi và quét dọn nhà cửa. Minh biết cách điều khiển bà ta khiến cho cơm nước ngon lành hơn, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp hơn. Trước kia anh chẳng biết gì cả, cứ để mặc bà ấy làm sao thì làm.
- Còn bây giờ ?
- Bây giờ thì có món ăn ngon đổi bừa luôn. Khi anh đi thăm bệnh nhân về lại có sẵn thau nước rửa mặt với áo quần để thay …. Anh được “phục vụ” hết sức chu đáo …
Tuyết bĩu môi:
- Sướng nhỉ !
Nàng quay sang Minh:
- Minh cho anh ấy ăn những món gì ?
- Em bảo bà Ba cách làm thịt bò “bít-tết”, làm trứng ốp-la, cách pha cà-phê… v…v
- Em giỏi thế cơ à ?
- Em học cách thức má em làm và thực hành những khi cắm trại với các bạn. Hôm nào chị ở lại đây ăn cơm với tụi em một bữa.
- Sợ mệt thêm cho em !
- Như thế càng vui chứ chị
- Ở với ông tướng Lộc này em có phiền gì không ?
- Thưa chị không ạ. Sáng em đi học ở trường gần đây. Chiều em làm bài tối đến cơm nước xong, em trò chuyện với anh Lộc và được anh dạy bảo cho nhiều điều hữu ích.
- Sau này em có muốn trở thành bác sĩ như anh ấy không ?
- Dạ không. Em muốn thành kỹ sư như ba em.
Đôi khi Lộc có bệnh nhân phải đi thăm, thường để Tuyết ở lại thủ thỉ với Minh. Có lần Lộc đi khỏi rồi. Minh kéo chiếc ghế thấp ngồi dưới chân Tuyết, chăm chú nhìn nàng:
- Chị, dạo này em thấy chị như không được vui.
Tuyết nhún vai:
- Ờ … ! Chị chán đời lắm Minh ạ. Em biết ở nhà ba má chị đang mưu mô gì không? Ông bà đang muốn gả chị cho anh Hoàng đấy. Hình như ba má chị chỉ muốn tống chị đi cho rảnh nợ !
- Mà chị không yêu anh Hoàng ?
- Không yêu, nhưng rồi chị cũng sẽ nhận lời đại cho xong ! Hoàng tuy khó thương thật, nhưng anh ấy có nhiều tiền. Chị có thể yên trí sống một cuộc đời nhung lụa ….
- Nhưng chưa chắc gì đã sung sướng. Tiền bạc có đem lại hạnh phúc đâu chị! Ba má em vẫn nói với nhau như thế.
- Phải, nhưng nghèo còn khổ hơn em ạ !
- Ba má em không giàu như ai mà vẫn sống sung sướng đấy thôi.
- Ba má em khác. Họ sống trong tình yêu … Sống cho nhau và cho cả em nữa.
- Còn anh Lộc anh ấy cũng sung sướng ….
- Anh Lộc sung sướng vì tận tụy với người khác.
Im lặng một lát, Minh bật nói:
- Giá em là chị ….thì em lấy luôn anh Lộc ! …
- Anh Lộc không phải là “cỡ” người của chị. Anh ấy có thể là mẫu người lý tưởng của em vì anh ấy xứng đáng để em kính trọng ….
- Còn chị có mến anh ấy không ?
Tuyết thở dài:
- Có !
- Thế tại sao chị lại …
Tuyết đưa tay bẹo vào vành tai Minh như không muốn cho Minh nói hết. Nàng bảo:
- Chị không bằng lòng Minh nói đến chuyện này nữa.
Minh sợ Tuyết giận vội nói:
- Em xin lỗi chị. Chị không giận em đấy chứ chị Tuyết ?
- Chị không giận em, vì em chẳng có lỗi gì cả. Chị biết em nói ra những điều ấy là bởi em thương chị ….
Giọng Tuyết trầm hẳn lại. Nàng tiếp:
- Nhưng mà ….em chẳng hiểu gì cả ! Em không thể hiểu được chị đâu Minh ạ.

Hôm ấy Tuyết phóng xe trở về Saigon với một tốc độ kinh hồn, thầm mong gặp tai nạn cho nàng chết đi. Nhưng tai nạn thường không bao giờ đến khi người ta mong muốn. Cho nên Tuyết đã về tới nhà bình an vô sự để gặp Hoàng đang ngồi chờ ở phòng khách.

Thấy Tuyết ông Toàn Thịnh lạnh lùng bảo:
- Cậu Hoàng vừa đến nói vơi ba má xin hỏi con làm vợ đấy. Ba nghĩ vì hạnh phúc của con, con nên nhận lời đi.
Tuyết cười thản nhiên nói:
- Hạnh phúc của con, chắc gì anh Hoàng đã đem lại cho con được. Nhưng nếu theo ý ba muốn, và quyền lợi của đôi bên thì con xin vâng lời ba má !
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13Mon 28 Jan 2013, 13:01

Chương 06

Bẵng đi một dạo, Tuyết không về thăm Minh. Mãi đến một buổi sáng Chủ nhật, hai anh em Lộc và Minh đang ngồi đánh cờ thì Tuyết chạy vào như một luồng gió. Nàng nói:
- Chà, anh em nhà này thảnh thơi quá nhỉ !
Minh vội đứng lên chào đón:
- Chị Tuyết, lâu quá hôm nay mới gặp lại chị.
- Chị vừa trốn nhà đến đây !
Lộc kéo ghế cho nàng ngồi, lo ngại hỏi:
- Tuyết không làm gì dại dột đấy chứ ?
Tuyết có vẻ ngao ngán:
- Không đâu anh ơi ! Nhưng Tuyết chịu hết nổi không khí trong gia đình rồi.
Minh hỏi:
- Chắc anh Phúc lại hỗn láo với chị ?
Tuyết lắc đầu:
- Ông mãnh đó bỏ nhà đi biệt hai hôm nay rồi.
Lộc băn khoăn:
- Tuyết bị hai bác la rầy hẳn thôi ?
- Cũng không phải nữa !
- Hay có chuyện chi xảy ra ?
- Chuyện khá quan hệ ! Thằng Phúc bỏ nhà đi cuỗm luôn mất một số tiền lớn. Món tiền này ba Tuyết phải dùng vào một việc cần kíp ngày mai.
- Tuyết có chắc là thằng Phúc đã lấy số tiền ấy không ?
- Chẳng nó thì còn ai nữa. Nó quen lấy rồi !
- Đáng nhẽ hai bác phải đề phòng thằng Phúc mới phải
- Khốn nỗi ba em không chịu là nó hư hỏng; còn má em thì khỏi nói, anh cũng biết là bà chiều nó như thế nào rồi !
- Lần này chắc hai bác buồn lắm nhỉ ?
- Trời, ba Tuyết giận dữ, mắng chửi lung tung. Má thì khóc lóc thảm thiết suốt ngày. Anh nghĩ thế có vui không ? Tuyết chịu không nổi nên lấy xe chuồn về đây cho dễ thở một chút. Kìa, sao Minh nhìn chị lạ thế em ?
Minh rụt rè:
- Chị cho phép em nói một điều thành thật nhé ?
- Chắc khó nghe lắm hả ! Cứ nói đi ! Chị không giận đâu.
- Thưa chị … Lúc này em tưởng chị nên ở nhà với hai bác.
- Hứ, em nói sao ? Chị đã bảo: chị chịu hết nổi rồi cơ mà ! Bộ chị ở nhà thì làm gì được ?
- Chị tìm cách an ủi hai bác, nhất là bác gái ….
- Dễ chưa ! Chị có phải là thánh đâu ? Chị còn oán ba má chị là khác nữa !
- Chị nên thương hai bác mới phải …
Lộc gật đầu, chậm rãi:
- Anh cũng đồng ý với Minh là trong hoàn cảnh này Tuyết nên có mặt bên cạnh hai bác.
Tuyết quay ngoắt lại, nhìn Lộc với ánh mắt giận dữ, rồi nàng đứng lên, mắt rướm lệ:
- Được ! Nếu vậy Tuyết sẽ đi ngay, không ở đây một phút nào nữa vì cả hai người đều đuổi Tuyết !
Minh mủi lòng ôm chầm lấy Tuyết:
- Không phải thế đâu, chị Tuyết ạ ! Anh Lộc và em chỉ muốn giúp chị !
Tuyết đưa tay vuốt nhẹ trên tóc Minh. Lòng nàng dịu vợi, nhẹ nhàng nói:
- Thôi chị hiểu rồi. Chị sẽ nghe em trở về với bổn phận của chị. Minh cứ yên tâm đi !
Và nuốt nước mắt, nàng mỉm cười bảo Lộc:
- Tuyết về đây !
Lộc theo Tuyết ra tận xe căn dặn:
- Có điều gì anh có thể giúp em được cứ cho anh biết ngay nhé !

***

Chỉ vài giờ sau, trong lúc hai anh em Lộc đang ngồi ăn cơm, thì chuông điện thoại bỗng reo vang. Lộc nhắc ống nghe nheo mũi khôi hài:
- Cả đến ngày chủ nhật cũng không được yên thân.
Và anh gọi:
- A lô ! Tôi nghe đây ạ. Vâng đây là bác sĩ Lộc … À, Tuyết đấy hả ? Về đến nhà rồi à ? Sao ? … Thật à …. Đừng hoảng hốt nghe Tuyết. Được rồi anh lên ngay bây giờ.
Đặt ống điện thoại Lộc bắt gặp khuôn mặt lo lắng của Minh:
- Sao mặt anh tái nhợt đi thế anh Lộc ?
- Có chuyện không hay rồi Minh ạ !
- Chị Tuyết ?
- Không. Chị ấy không sao cả. Nhưng là ông Toàn Thịnh …
- Chắc cấp bách lắm nên chị Tuyết mới phải gọi anh. Ở Sàigòn có thiếu gì bác sĩ đâu.
- Đúng rồi anh phải đi ngay mới được.
Ra đến cửa Lộc còn dặn Minh:
- Tối nay, không chắc anh đã về. Em bảo bà Ba cho con trai bà ấy sang đây ngủ trông nhà với em luôn.

***

Sáng hôm sau Lộc vừa đỗ xe ở cửa Minh đã chạy ra:
- Thế nào anh ?
Lộc lắc đầu thở dài:
- Ông Toàn Thịnh chết rồi ! Thằng Phúc lấy trộm số tiền lớn, nó không ngờ đã gây ra một hậu quả bi thảm. Ông Toàn Thịnh cần số tiền ấy để thanh toán một món nợ danh dự trong công việc làm ăn. Không trả được đúng hẹn số nợ này ông sẽ mất hết tín nhiệm trên thương trường. Vì thế mà ông đã quẩn trí, đi lang thang rồi…..
- Gặp tai nạn ?
- Ừ. Đã bị thất bại trong công việc doanh thương, thêm thằng Phúc hư đốn như vậy, nên ông thờ thẫn như người mất hồn, đến nỗi đụng vào đầu một chiếc xe hơi đang chạy tới …
Minh mếu máo:
- Tội nghiệp chị Tuyết quá ! Làm sao chị ấy chịu đựng nổi hoàn cảnh này ?
- Anh cũng đang lo như thế. Minh còn lạ gì xưa nay chị ấy quen sống sung sướng, chưa hề gặp cảnh ngang trái như thế này bao giờ. Thế mà không ngờ chị ấy tỏ ra khá bình tĩnh. Lúc từ giã anh em mình ra về, vừa đến nhà thì gặp ngay thảm cảnh kia, chị ấy đã cáng đáng thu xếp mọi việc một cách can đảm.
- Giá lúc này em được ở gần mà giúp đỡ chị ấy.
- Phải đấy, chúng mình ăn điểm tâm, rồi sửa soạn trở lên Sàigòn ngay. Anh sẽ nhờ bác sĩ Phong thế anh vài ngày ở phòng mạch.

Gặp Minh, Tuyết nghẹn ngào:
- Ồ Minh ! Em ra với chị đấy ư. May mà chị còn có em và anh Lộc trong lúc này !
- Em chỉ mong được chia sẻ với chị ….
Tuyết lau nước mắt:
- Chị cám ơn em. Chị đã toan chết phứt đi cho rảnh chứ gặp toàn những biến cố như thế này làm sao chị sống cho nổi !
- Em xin chị đừng nghĩ quẩn như thế ….
- Cũng may chị đã nhớ đến em. Gương can đảm của em giúp chị giữ vững được tinh thần .
- Nói dại, nếu chị có ….làm sao, thì chắc em sẽ buồn lắm. Chị phải bỏ ý nghĩ đen tối vừa rồi đi. Chị hứa với em nhé !
- Ừ, chị hứa. Bây giờ chị dạn ra rồi. Chị sẽ can đảm ứng phó với mọi hoàn cảnh.

Tuyết đã giữ lời hứa, và nàng gánh vác chu toàn phận sự.

Sau khi chôn cất ông Toàn Thịnh xong, Tuyết bán hết tài sản, từ ngôi biệt thự đang ở, đến ngôi nhà mát ở Vũng Tàu, luôn cả chiếc xe hơi và nữ trang của nàng để trang trải nợ nần cho cha. Sau đó Tuyết đưa mẹ về ở nhờ một bà dì có vườn trà ở Lâm Đồng.

Bà Toàn Thịnh gặp cơn tang biến, gần như mất trí, ngẩn ngơ khi khóc khi cười, và để mặc Tuyết lo liệu mọi sự. Trở về với hai bàn tay trắng Tuyết thở dài bảo Lộc:
- Thế là xong. Bây giờ Tuyết sẽ kiếm việc làm và thuê một gian phòng nhỏ để ở. Phần má em đã có nơi nương tựa rồi. Hy vọng không khí miền cao nguyên sẽ giúp bà tỉnh trí trở lại, để em có thể tạm thời lo vấn đề sinh sống.

***

Hai tháng trôi qua, Tuyết tìm được việc làm, đứng bán hàng cho một hiệu sách lớn. Lộc và Minh thường lên thăm nàng, vì từ nay Tuyết ít có thì giờ rảnh rỗi như trước.

Một bữa đón Tuyết ở sở làm ra, Minh và Tuyết thả bộ về nhà. Dọc đường Minh chợt thấy Hoàng. Anh chàng vừa nhác thấy Tuyết đã vội lẩn mặt, vờ đứng dán mũi vào tủ hàng.

Minh chỉ cho Tuyết thấy:
- Anh Hoàng kìa, chị !
Tuyết không thèm nhìn lại, bĩu môi khinh bỉ:
- Ồ, kệ hắn. Từ ngày ba chị mất, hắn đã lỉnh chị rồi. Hắn còn tệ đến nỗi không thèm đến dự đám tang của ba chị nữa.
- Sao anh ấy lại thế chị nhỉ ?
- Có gì lạ đâu em. Tại hắn biết chị khánh kiệt hết tiền của rồi. Bây giờ chị là một cô gái nghèo, đã hết thớ đối với hắn.
Minh nắm chặt tay Tuyết:
- Theo em thì bây giờ chị còn có “thớ” hơn trước nữa. Bây giờ chị mới là một cô gái có tư cách đáng mến phục !
- Cũng tại bây giờ chị mới có dịp suy nghĩ nhiều và từng trải thêm. Em đã giúp chị nhiều lắm đó, Minh ạ ….. Chị chỉ tiếc xưa kia, hồi mới gặp em, chị đã khinh thường em.
- Em luôn luôn coi chị như chị của em. Còn anh Lộc, anh cũng vẫn quý chị lắm.

***

Tuyết làm việc rất cần mẫn, tháo vát nên dần dần gây được tín nhiệm với sở làm. Nàng được giao phó công việc quán xuyến cả cửa hàng bán sách. Tối đến, nàng còn nhận thêm đánh máy ở nhà, nên mức sống không đến nỗi eo hẹp lắm. Tuy bận suốt tuần, Tuyết không quên dành chiều chủ nhật xuống Biên Hòa với Lộc và Minh. Thường hai anh em vẫn lên tận Sài Gòn đón Tuyết để nàng có chút thì giờ nghỉ ngơi bên bờ sông Đồng Nai.

Thấy ở Sàigòn Tuyết ở một căn phòng chật chội, Lộc áy náy bảo:
- Sao Tuyết không kiếm chỗ khác mà ở. Tuyết có thể thuê nổi một căn phố xinh xắn, thoáng mát hơn thế chứ ?
Tuyết đáp:
- Vâng, có thể được, nhưng Tuyết còn muốn dành dụm để ít lâu nữa có thể đón Minh ra với Tuyết.
Lộc thốt kêu:
- A, thế ra Tuyết định đòi lại thằng Minh ! Như vậy chắc anh thiếu nó mất rồi, buồn quá.
- Chớ bộ em không mến nó sao, vắng Minh cả tuần em cũng buồn lắm chứ ?
Quyết định về Minh làm cho cả Lộc lẫn Tuyết đều khó nghĩ. Minh phá tan bầu không khí im lặng nói xen vào:
- Anh và chị đừng buồn vì em đã có cách để …..giải quyết vấn đề.
Tuyết mỉm cười:
- Giải quyết vấn đề ! Minh nói nghe “ngon quá”. Thử nói chị nghe em giải quyết ra sao nào ? Chắc phải hay lắm !
Lộc cũng cười:
- Có nhiều lúc Minh tỏ ra rất khôn ngoan. Vậy thử nói xem giải pháp của em có chấp nhận được không ?
Minh làm bộ nghiêm trang:
- Nhưng cả hai anh chị không được giận em kia !
- Được rồi ! Nói đi !
- Hai anh chị gửi em vào lưu trú là xong. Như vậy em không thuộc về ai cả !
Cả Lộc lẫn Tuyết đều phản đối:
- Tưởng gì, chớ giải pháp này dở quá, không chấp thuận được !
- Anh chị cũng có thể xẻ em làm đôi, mỗi người giữ một nửa !
Tuyết phá ra cười, bảo Lộc:
- Tụi mình bị thằng nhỏ này gạt rồi !
Minh tủm tỉm:
- Khoan ! Em chưa nói hết ý nghĩ thực của em …. Em còn một giải pháp thần tình nữa: Vì cả hai anh chị đều muốn có em bên cạnh, nên tốt hơn hết là hai anh chị …..kết hôn với nhau đi.

Lời đề nghị đột ngột của Minh làm Lộc và Tuyết sững người, im lặng.

Tuyết bối rối, đỏ mặt ấp úng:
- Anh chị kết hôn với nhau ?
- Vâng ! Chắc anh chị đều muốn thế mà chưa ai dám nói ra.
Lộc không dám nhìn Tuyết nhưng giọng anh xúc động:
- Lần nay Minh cũng lại có lý đấy Tuyết ạ. Đã từ lâu anh vẫn ước ao mộng này hóa thực mà không dám nói vì biết rằng có nhiều ngăn cách giữa đôi ta. Nhưng bây giờ hoàn cảnh đã thay đổi, anh thành thực hỏi Tuyết: em có bằng lòng chia sẻ cuộc đời với anh không ?
Tuyết cảm động đến rưng rưng nước mắt. Nàng phải bám hai tay trên vai Minh như để tìm trấn tĩnh.
- Em sợ không xứng đáng với tấm lòng đại độ và trung hậu của anh. Trước đây em kiêu kỳ trong sự giàu sang, chỉ mải đuổi theo những sự phù phiếm xa hoa, còn bây giờ thì em lại quá nghèo ….
- Nói rằng quá nghèo thì không đúng hẳn, nhưng là thanh bạch. Chính nhờ sự thanh bạch mà chúng ta dễ tạo nên hạnh phúc. Chúng ta sẽ sống bên nhau, vui buồn có nhau, nâng đỡ bổ khuyết cho nhau. Em bằng lòng không Tuyết ?
Một giọt lệ lăn dài từ mắt Tuyết rớt trên mái tóc của Minh. Minh nghe rõ tiếng Tuyết trả lời:
- Vâng !

Tiếng nàng nhẹ tựa hơi thở, nhưng nghe sâu như thốt tự đáy lòng.

***

Ít lâu sau, lễ cưới của Tuyết và Lộc được cử hành đơn giản. Cả hai anh chị đều đồng ý giảm thiểu mọi nghi thức, chỉ mời ít người thân chứng kiến vì Tuyết còn trong thời kỳ chịu tang.

Sau đó Tuyết thôi việc, từ giã Sàigòn về ở Biên Hòa. Nàng trở thành một bà nội trợ giỏi giang, không sợ bẩn đôi tay trắng nuốt vào việc bếp núc, và dọn dẹp ngăn nắp nhà cửa.

Phòng mạch của Lộc có thêm nụ cười tươi tắn của Tuyết, với những lời an ủi nhẹ nhàng, gây tin tưởng của nàng khiến thân chủ ngày càng đông. Bác sĩ Lộc ngoài sự tận tâm không nề hà một trường hợp khẩn cấp nào, còn được tiếng là một thanh niên giàu lòng đại độ, cởi mở và thẳng thắn, nên nhiều bệnh nhân dù ở xa tỉnh lỵ cũng kéo đến xin chữa.

Một buổi tối sau khi thu xếp mọi việc đã xong Tuyết bảo chồng:
- Anh Lộc à, dạo này em thấy hình như Minh không được khỏe mấy. Nó có vẻ kém sắc đi nhiều đấy.
Lộc gật đầu:
- Anh cũng để ý, nhưng em đừng lo. Nó không có bệnh gì cả, chắc chỉ buồn vì nhớ cha mẹ đấy thôi. Anh đã trù tính hè này cho nó ra Vũng Tàu nghỉ ít ngày.
- Sợ nó lại buồn thêm vì phải xa chúng mình. Anh còn lại gì Minh, nó rất nhiều tình cảm.
- Bởi vậy anh muốn em cùng đi nghỉ với nó một thể.
- Mình em thôi à ? Thế còn anh ? Tại sao chúng mình không cùng đi cả ba.
- Em với Minh mới cần đi nghỉ. Chứ anh thì …khỏi. Anh khỏe mà. Với lại anh đi thì để phòng mạch lại cho ai được ?
Giữa lúc ấy, chuông điện thoại reo vang. Lộc nhắc ống nghe uể oải nói:
- A lô! Tôi nghe đây. Vâng …. Chính tôi là bác sĩ Lộc !
Đầu giây đằng kia có tiếng nói dõng dạc của một người đứng tuổi:
- Tôi là kỹ sư Nguyễn Đức Vượng, thân sinh của cháu Minh. Vợ chồng tôi được vú Nuôi của cháu cho biết hiện cháu được Bác sĩ cho tá túc …
Lộc tròn mắt lên vì sửng sốt, vội vẫy tay gọi Tuyết đến ngồi cạnh. Anh kêu:
- Ồ !
Tiếng nói của kỹ sư Vượng tiếp:
- Chắc bác sĩ ngạc nhiên lắm vì không ngờ chúng tôi còn sống phải không ?
- Vâng, vâng ! Ông bà biệt tin lâu quá làm chúng tôi đã thất vọng. Hiện giờ ông bà đang ở đâu ?
- Chúng tôi vừa về tới Sàigòn và sau khi được biết tin cháu Minh, chúng tôi vội điện thoại để ngỏ lời cảm tạ bác sĩ và bà nhà đã tận tình giúp đỡ cho cháu Minh !
- Thưa, không có gì ạ. Chính chúng tôi cũng được nhờ Minh rất nhiều !
Đầu dây đàng kia đổi sang giọng nói thanh tao của một thiếu phụ:
- Thưa, cháu Minh có khỏe không ạ ?
- Thưa bà, Minh vẫn vui mạnh. Được biết tin này chắc em mừng lắm.
- Chúng tôi nóng lòng muốn gặp cháu quá, cháu có đây không thưa bác sĩ ?
- Minh đang ngồi học trên lầu. Để tôi gọi em xuống.
Từ nãy ngồi nghe những mẩu đối thoại của chồng, Tuyết hồi hộp vì mừng rỡ. Nàng chạy ngay lên lầu ôm lấy Minh:
- Minh ơi, có tin mừng quá em ạ.
- Tin gì thế chị ?
- Ba …. Má .. của em !
Minh mở to mắt nhìn Tuyết:
- Còn sống hả chị ?
- Ừ, còn sống và đã về tới Sàigòn.
- Thực không chị ?
- Thực mà. Xuống đi. Ba má em đang nói chuyện bằng điện thoại với anh Lộc đấy.
Minh chạy xuống cầu thang, giật lấy ống nghe trên tay Lộc.

Vừa nghe tiếng mẹ nói:
- A lô .. Minh đấy hả con ?
Minh mừng rỡ kêu:
- Ba ! Má !

Rồi không nói được gì hơn, Minh bật khóc nức nở.

LỜI CHÚ THÊM CỦA NGƯỜI KỂ TRUYỆN

Câu chuyện của Minh đến đây kể như đã kết thúc. Nhưng vì độc giả của Tuổi Hoa đều là những mầm non ưu tú, rất giàu tình cảm và ưa tìm hiểu đến mức cặn kẽ, nên thế nào cũng có nhiều người hỏi:
- Rồi Minh thế nào ? Ra sao ? v.v….
Và:
- Tại sao ông bà kỹ sư Vượng lại biệt tích lâu đến thế ?

Để thỏa mãn những thắc mắc trên, xin kể thêm rằng: Ngay sáng hôm sau ông bà kỹ sư Vượng đã có mặt tại Biên Hòa. Cuộc gặp gỡ, khỏi nói, ai cũng biết là hết sức cảm động và vui vẻ. Minh được Ba Má kể cho nghe cuộc phiêu lưu của ông bà sau vụ đắm tàu. Hai ông bà trôi dạt vào một hải đảo thuộc lãnh địa Cam-Bốt. Trên đảo chỉ có một ít thổ dân sống nghề chài lưới, ít liên lạc với đất liền, trừ một năm vài lần có khách thương đánh ghe ra mua những hải sản đã phơi khô.

Vì vậy phải nửa năm sau, ông bà mới đón được thuyền buôn lên đất Cam-Bốt. Ở đó ông bà đã liên lạc về Sàigòn nhưng vì ông Nghị Lâm là bác của Minh đã qua đời nên ông bà cũng mất hẳn tin tức của con. Vì cuộc hành trình vất vả lại thêm nhiều lo lắng, bà kỹ sư Vượng lâm bệnh nặng, nên cần phải nấn ná trên đất Miên một thời gian nữa. Mãi đến khi về được Sàigòn, ông bà đã tới trường cũ của Minh hỏi và gặp Dũng cho biết mọi sự. Ông bà liền cùng Dũng về Gò Vấp gặp vú Nuôi và điện thoại cho Lộc.

Sau cuộc hội ngộ, vợ chồng Lộc lưu ông bà kỹ sự Vượng ở chơi ít ngày. Nhận thấy Lộc và Tuyết rất quyến luyến Minh, và Biên Hòa là một tỉnh lỵ yên tĩnh thoáng mát, nên ông bà quyết định thuê một căn nhà ngay cạnh phòng mạch của Lộc để ở.

Từ nay Minh được sống bên ba má, gần anh Lộc chị Tuyết nên rất tươi vui thỏa mãn.

Niên học tới này Minh lên lớp Đệ Lục. Các bạn đọc Tuổi Hoa, vào ngày lễ nghỉ có dịp qua chơi Biên Hòa nếu muốn gặp Minh cứ tìm đến bờ Đồng Nai. Ở đó có một ngôi nhà nho nhỏ, nằm sau một vườn bông xinh xắn. Trong vườn ngay trước hàng hiên có hai ông bà đang chuyện vãn dưới ánh nắng. Gần đó cạnh một gốc cây có chiếc bàn Ping Pong. Kế bên gốc cây là một thiếu phụ trẻ, đẹp, đang ngồi đan áo vừa vui vẻ theo dõi đường banh qua lại giữa một thanh niên vạm vỡ và một thiếu niên nét mặt khôi ngô sáng sủa.

Thiếu niên ấy chính là Minh đó.

BÍCH THỦY

-- Hết --
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




*_Chú Thỏ Đế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Chú Thỏ Đế   *_Chú Thỏ Đế I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
*_Chú Thỏ Đế
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-