Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Số phận kẻ sát nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thienquang



Tổng số bài gửi : 4
Registration date : 23/04/2012

Số phận kẻ sát nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: Số phận kẻ sát nhân   Số phận kẻ sát nhân I_icon13Mon 23 Apr 2012, 11:38

CHƯƠNG I
NỖI BẤT HẠNH

Sớm hôm nay, hắn lại bị một trận đòn nhừ tử. Đối với hắn, một thằng bé chín mười tuổi thì đây cũng chỉ là “bữa cơm sáng” như mọi ngày. Kể từ khi trong hắn có những suy nghĩ đầu tiên, hình ảnh người bố đã không còn là con người nữa rồi. Khuôn mặt lão, khuôn mặt bố hắn lại chính là thứ ảm ảnh suốt cuộc đời hắn. Đó có thể là lúc mặt lão tê dại với những vết sẹo ửng đỏ, đôi mắt lim dim và miệng toan cắn hắn hoặc lúc mặt lão nhăn nhúm, co rúm với đôi mắt trợn ngược và hàm răng nham nhở đầy kinh hãi.
Những khi lão ta điên lên vì say rượu hay cả những lúc bình thường lão cũng đều đánh đập và mắng chửi hắn cứ như hắn là một vật thừa đáng chết và cần bỏ đi trong cuộc đời lão. Có lần lão chửi: “Mẹ tin sư mày chứ! Cái giống chó đẻ như mày mà cũng được sống trên đời này ư. Tao đếch có loại con như mày. Mày cút ra khỏi nhà tao ngay”.
Hắn tuy mới chỉ có ngần ấy tuổi thôi nhưng cứ nghe người ta nói mẹ hắn có mang với người khác rồi sinh ra hắn thì cũng mơ màng hiểu ra vài điều. Lão cũng chỉ vì thế mà trở thành kẻ điên dại như bây giờ. Lão coi hắn như kẻ thù, như cái thớt để chém thay con cá, như bao cát để nhả giận và hơn hết là cái tên chó má đã ăn nằm với vợ lão. Hằng ngày bất cứ lúc nào hắn cũng có thể bị đánh mắng, hành hạ, ngay cả khi đang ngủ, lão cũng túm hắn đấm đá túi bụi. Gã say thì đánh chẳng ăn thua gì nhưng vì hắn còn nhỏ nên mấy cú đấm, cú đã ấy không làm gãy răng thì cũng bầm mặt, tím tay. Nhưng hắn thì không nghĩ quá nhiều, trong tâm trí non nớt chỉ hận người bố vũ phu và thương người mẹ bất lực yếu đuối.
Sau những lần bị lão hành xác, hai mẹ con chỉ biết lén lút khóc. Trong suy nghĩ của mẹ hắn, đã không biết bao nhiêu lần người đàn bà tìm đến cái chết nhưng vì con, vì không thể nào bỏ lại hắn nên người đàn bà ấy vẫn gắng gượng cố thu gom hết những nỗi đau trong đứa con trai bé bỏng. Cả hai cứ thế sống qua ngày với những giọt máu, những vết sẹo, những nơi bầm tím khắp cơ thể. Không một người hàng xóm nào dám mở miệng can ngăn bởi đã có lần lão đánh vỡ đầu một anh thanh niên đang cố cản lão tát hắn bằng một trai rượu vỡ.
Có những lần lão nghiện rượu đi đâu đó tới ba bốn ngày, mẹ con hắn mới có được khoảng thời gian yên ổn. Hôm nay cũng thế. Hắn nằm im trên giường, hé hai con mắt dõi theo bóng lão và chỉ đợi cho nó khuất hẳn. Lão lặng lẽ ôm theo chiếc đài cũ kĩ, là vật có giá trị duy nhất còn lại trong gian nhà bẩn thỉu, u ám, bước qua cánh cổng sắt và với dáng người siêu vẹo, hình bóng lão mất dần. Hắn bật dậy như có một điều gì đó vui mừng, trong đôi mắt trẻ thơ của hắn giữa ánh mờ nhạt của ban mai, bừng lên một niềm hi vọng vừa loé sáng. Hắn thì thào vào tai mẹ:
Hay là mình trốn đi?.
Mẹ hắn tỉnh, cũng như hắn nằm im đợi tiếng chồng đi dứt, nghe hắn nói vậy trong lòng bỗng rộ lên một điều gì đó như mọi lần nghĩ đến câu nói “hay là mình trốn đi” nhưng rồi lại đau đớn với hai hàng nước mắt. Những lần không có chồng ở nhà, chẳng lẽ mẹ hắn lại chưa từng nghĩ đến điều đó nhưng hôm nay sao hắn lại bỗng nảy ra cái câu tủi nhục ấy. Mẹ trở mình ngồi dậy, ôm lấy cổ hắn, vuốt lên mái tóc hắn, nghẹn ngào hỏi:
Mình đi đâu bây giờ?
Hắn nghĩ: “đi đâu cũng được, đi càng xa càng tốt, không gặp ông ta nữa, trốn… trốn đi”. Hắn nghĩ thế rồi ngước lên nhìn mẹ mà không nói. Trong cái ánh sáng le lói, yếu ớt của mặt trời, khuôn mặt buồn đau của hai mẹ con hiện lên càng u uất. Mẹ hắn lại nói:
Mình không có nhà cũng không có tiền thì sống thế nào?
Câu nói ấy tưởng như câu hỏi nhưng mẹ không nhắm vào hắn, không phải hỏi hắn mà là tự hỏi mình, hỏi bản thân người mẹ. Hai mẹ con ôm nhau oà khóc. Mẹ nghĩ đến cuộc đời bất hạnh của mình suốt từ những ngày lấy bố hắn rồi đến những vết thương trên má hắn và hình hài run rẩn của hắn trong lòng. Còn hắn thì nghĩ đến một cuộc sống đẹp đẽ xa vời chẳng bao giờ có cứ nhạt dần xa dần trong tâm trí rồi lại sợ hãi trước tấm thân lạnh lẽo, gày gò của mẹ và khuôn mặt điên dại của bố.
Có lẽ sẽ chẳng bao giờ mẹ hắn bỏ ngôi nhà này mà đi không chỉ bởi không có một đồng xu nào trong túi mà còn bởi một lý do nào đó đã níu kéo mẹ lại. Hắn sẽ phải lớn thêm nữa, thêm nữa mới có thể hiểu được nỗi niềm của mẹ hắn mà cũng có thể là cả tâm hồn và lương tâm của bố hắn.
Trong những ngày này, hắn và mẹ đào trong vườn những củ sắn, củ khoai, nhặt từng quả trứng còn sót lại, hái những trái cây rủ héo trên cành mà ăn bởi mẹ hắn và hắn chẳng hề có lấy một đồng bạc nào. Cuộc sống không khác gì thời chiến tranh loạn lạc nhưng cái cảm giác khổ sở ấy lại là cái cảm giác an toàn đầy bất ngờ đối với hai mẹ con. Hẳn là vì không còn phải chịu những trận đòn man dại và mấy trò tiêu khiển bệnh hoạn của người chồng, người bố khùng điên. Hẳn là vì không còn phải nơm nớp lo sợ bị đánh, bị mắng, bị hành xác.
Hai mẹ con sớm tối ở trong nhà, không bước ra ngoài nửa bước. Cái tủi nhục nào đó đã khiến mẹ hắn không dám bước chân ra khỏi nhà trừ những lúc bị bố hắn đánh đập bắt đi mua rượu, mua đồ nhắm. Còn đối với hắn, những đứa trẻ hàng xóm từ bao giờ đã trở thành những người xa lạ bởi chúng được đi học, được bố thương yêu, chăm sóc với những thú vui kì quái, lạ thường mà hắn sẽ mãi mãi không bao giờ được tham dự và bởi tất cả những người hàng xóm này đều rất “nể nang” bố hắn.
Vào chiều tối ngày thứ hai kể từ hôm bố hắn bỏ đi, ngồi ngoài hiên nhà trong không khí nhẹ nhàng với gió hiu hiu và ánh trăng sáng dịu nhẹ, hắn bất chợt này ra bao nhiêu câu hỏi và ý định rồi cái hi vọng vừa sớm kia vụt tắt nay lại nhập nhờ sáng lên. Hắn chạy đến bên mẹ, đang nằm, thì thầm vào tai nhưng không giấu đi được sự hấp hới hi vọng:
Mình trốn đi mẹ nhé! Mình vừa đi vừa hái, vừa nhặt hoa quả để ăn cũng được.
Mẹ không quay ra nhìn hắn nhưng trong lòng cũng bừng lên một mối hi vọng có đến hơn nửa là sự ngây thơ của một đứa trẻ. Đó là một người phụ nữ yếu đuối và bất hạnh, người mà gần một phần ba cuộc đời chỉ ru rú trong nhà với cha, với mẹ để cho đến tuổi lấy chồng, lấy vợ cũng chỉ biết khóc lóc, bin rịn rời mẹ ra đi. Vừa mới đặt chân được vào cái ngưỡng cửa của nhà chồng, chưa kịp thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt, đầy mưu mô và thị phi thì đã bị anh chồng lừa gạt rồi có mang. Bao nhiêu tai vạ bỗng dưng đổ dồn lên đầu người đàn bà khờ dại. Ngày sinh hắn, bà hắn trượt chân ngã chết, ông hắn cũng vì thế mà ra đi theo chưa từng gặp mặt đứa cháu một lần. Mẹ hắn đã phải chịu đựng những dày vò, đay nghiến của họ hàng nhà chồng, bị đổ oan cho bao nhiêu tôi nghiệt mà ông anh chồng gây ra, bị xóm làng xa lánh và kì thị. Khóc hết nước mắt cũng vẫn thế thôi. Đau khố cứ trồng chất lên, người đàn bà chỉ biết gành chịu rồi lâu quá nên cũng đờ đẫn tâm thần, chẳng thể cứng cỏi được. Ngay lúc này, trong tâm trí non nớt của mẹ hắn đã xuất hiện những hình ảnh sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn mà do hắn mang lại.
Bỗng mẹ hắn nhổm dậy, nhìn xung quanh, khắp gian nhà, tìm kiếm dù chỉ một vật có giá trị thôi cũng được, mong bán lấy dăm ba đồng nhưng không có một thứ gì. Cả căn nhà chỉ còn lại một chiếc giường chiếu rách, một chiếc tủ gỗ mục, một thùng gạo rỗng và sàn nhà trống trơn. Cái cảnh ấy làm mẹ không kìm được tủi nhục, ôm hắn vào lòng mà khóc. Những giọt nước mắt lã chã chảy. Hắn như biết được nỗi khổ sở trong lòng mẹ, cũng từng tiếng nấc lên nghẹn ngào rồi khóc thút thít. Một góc nhà, hai thân hình xác xơ, gày gò ôm nhau khóc. Nước mắt cứ thế rơi, cả hai thiếp đi trên chiếc giường chiếu mốc rách lúc nào không hay.
Sáng sớm hôm sau bỗng thấy ngoài cửa có tiếng gọi lớn và tiếng đập cửa rầm rầm phía sân nhà vọng lại, hai mẹ con choàng tỉnh giấc và như mọi khi, lòng chợt kinh hãi nghĩ đến người bố tàn nhẫn nay đã quay về rồi run rẩy bước chậm ra cửa nhưng chỉ thấy ông hàng xóm đang đứng đó, mặt hốt hoảng, mồ hôi đầm đìa và chân tay lóng ngóng chưa biết đặt đâu sau khi đập cửa. Thấy hai mẹ con mặt mày xanh lét, thân hình xơ xác tiều tuỵ lại càng run hơn, ông vội nói lắp bắp:
Thằng…thằng..b..bố nó, thằng bố nó b…bị đánh gần chết …đang…đang ở trên trạm xá kia kìa. Lên mau lên!.
Hai mẹ con hắn sợ lắm nhưng lại cảm thấy trong lòng có gì đó nhẹ nhàng rồi bỗng lại bị ông bác kia kéo đi không kịp suy nghĩ gì thêm. Ba người chạy vội lên trạm xá. Đến nơi đã thấy dân làng bu vào đông như kiến. Chỉ nghe tiếng bố hắn la hét, quát tháo:
Tin sư chúng mày! Bố…bố mày đếch cần đứa nào cứu cả…chúng mày chỉ là một lũ khốn… một lũ khốn nạn …hại bố mày ra đến thế này…thế này đây.
Hắn nghe tiếng bố bỗng mừng rộ cứ như nghe được tin vui từ đâu tới. Lão chỉ thẳng vào mặt một người đàn ông trung niên, tóc điểm bạc, thân hình gầy gò mặc một chiếc áo trắng, trên trán còn lấm tấm mồ hôi và chân thì cứ run lên cầm cập, có thể là bác sĩ. Chắc có lẽ vì đã quá sợ hãi mà như thế chứ không phải đang vất vả cứu người. Lão gào lên một tiếng rồi mở miệng chửi tiếp:
Mẹ mày chứ! Cứu cứu cài con khỉ gì?... Bố mày bị sida rồi…sida rồi có biết không hả… Đồ chó má nhà nó… Một lũ khốn nạn… khốn kiếp… Hôm nay ông liều chết với chúng mày.
Câu ấy vừa dứt, lão vớ ngay cây kéo rặch một đường trên má rồi lao ù ra đám đông, khua loạn lên. Những người kia nới rộng ra nhưng vẫn cứ đứng bao quanh, nhiều mụ đàn bà và mấy gã đàn ông nở những nụ cười chế nhạo, khinh bỉ còn lũ trẻ thì có vẻ thích thú lắm. Lão bỗng quay lại chỉ thẳng vào mặt ông bác sĩ kia nói:
Chúng mày cút! Ông mà cho một đường thì chết ngay bây giờ. Sida đấy….ha…ha… có biết không hả? Đồ chó!.
Ông bác sĩ mắt trợn ngược, mồm lắp bắp, mặt đầy mồ hôi chân run run cố chạy thục mạng ra khỏi trạm xá. Lão lại khua tiếp cây kéo đầy máu. Mọi người liền tản ra. Ông bác sĩ kia chạy khỏi vòng người rồi bỗng quay lại lớn tiếng quát:
Bà con tránh xa thằng điên ra. Nó bị sida..sida đấy…dính máu của nó… vào nó là chết cả nút bây giờ.
Nghe thế ai nấy đều sợ, những khuôn mặt khinh bỉ đang giễu cợt xem màn múa kéo, chửi bới kia là một màn hài kịch lúc này biến sắc chỉ cố chạy thật nhanh kẻo bị kéo chạm phải. Mọi người, từ già đến trẻ chạy tán loạn trong tiếng cười sằng sặc của lão và những cú đâm hụt của con dao đầy máu trên tay lão. Đột nhiên lão hộc máu mồm nằm lăn ra đất tưởng chết. Dân làng cũng không vì thế mà hết sợ, lại càng chạy nhanh hơn như có gì thúc giục, có cái gì đó giống ma quỷ đang đuổi đánh họ. Nhiều người còn quay lại để nhấc những đứa bé đằng sau chạy chậm lên vai mà lao đi. Người ta biết tiếng sida ghê gớm lắm nên không thể không chạy. Trong chốc lát, bệnh dịch bùng phát ra, sau cùng chỉ còn hai mẹ con hắn.
Hắn tiến lại gần, nhẹ nhàng rút cây kéo trong tay bố hắn, phủi bụi, phủi đất trên thân hình bầm tím rồi cùng mẹ hắn nâng lão lên mà lết. Hai người không hẹn mà khóc, nhìn nhau rơi nước mắt, dìu lão trên tay mà cả hai càng tủi thân cho số phận. Và trong lòng bỗng nổi lên những điều băn khoăn bởi không hiều sao bị đánh, bị hành hạ bao năm qua bằng nắm đấm, bàn chân của lão mà nay lại nhỏ nước mắt vì tên vũ phu ấy.
Ba kẻ hẩm hỉu lê lết mãi đến trưa mới về tới nhà. Trên đường đi lão cứ luôn miệng chửi, luôn miệng mắng rồi còn cào chảy máu tay mẹ hắn. Những người đi trên đường nhìn thấy cả nhà hắn như thấy bệnh dịch, không ai không bỏ chạy hoặc nếu lịch sự hơn thì cứ lỉnh lỉnh ra nơi khác mới chạy. Trong nhà chẳng còn gì cả, mẹ hắn phải xé hai cái ống quần băng vết thương cho lão và chỗ chảy máu trên cánh tay mình. Trong giây lát, bao nhiêu sự sợ hãi, căm ghét của hai mẹ con hắn biết đi mất, chỉ lo bố hắn không sống nổi. Bên ngoài cửa có mấy đứa trẻ cứ dòm ngó vào, thỉnh thoảng lại có mấy mụ hàng xóm ban nãy hay mấy ông lão thò đầu vào nhà, đảo mắt nhìn quanh. Ai nấy đều sợ, đều tò mò. Những khuôn mặt, cặp mắt ấy tưởng như có chút kinh hãi nhưng lại vừa ghê tởm, khinh bỉ, vừa có ý xua đuổi, tẩy chay.
Mấy ngày trôi qua, người nhòm ngó ngày càng đông lên, bố hắn từ từ tỉnh lại nhưng vẫn không sao ngồi dậy được. Hắn vừa mừng lại vừa lo. Mừng ở đây có lẽ không phải vì bố hắn đã tỉnh lại mà là vì một lí do nào đó ám ảnh hắn. Ngoài cửa lại có tiếng xì xào bàn tán. Có một giọng đàn bà lanh lảnh, sắc nhọn vang lên nghe thánh thót như chim hót:
Nghe người ta đồn, thằng này…á… lên tỉnh chơi gái, chơi gú thế nào rồi không có tiền trả nên bị bọn lưu manh đánh cho lên bờ xuống ruộng gãy mấy cái sương sườn. May mới lết được về đến đầu làng. Mấy người đầu làng nhà mình mới đưa vào trạm xá đấy chứ. Rồi …
Lại có một giọng đàn ông ồm ồm, có vẻ lớn tuổi:
Thế cô có chắc không?. Nhỡ mà sai thì khổ cho nhà người ta.
Sai, nhầm thế nào được. Bị bác sĩ nói trúng bệnh nên mới nổi điên nổi khùng lên như thế ấy chứ. Nào là…a... viêm gan này, viêm phổi, viêm này nọ rồi á sida…si điếc gì gì ghê lắm em cũng chẳng nhớ nữa. Đấy… thế mà đến lúc hỏi tiền thì nó lại càng điên hơn, cầm dao cầm kéo chém loạn xạ. Em tận mắt thấy… ông bác sĩ cũng bị chém mấy mươi nhát.. Suýt chết. Em nói chỉ có đúng thôi, em nhớ kĩ lắm mà.
Lão bị sida cũng chính là do chơi gái mà ra. Bị đánh rồi, đứa con gái đó mới nói cho lão biết, bảo lão liệu mà chuẩn bị lên đường với ả đi. Lão sợ hãi, men rượu vào cái chết lại càng kinh sợ, ám ảnh hoá ra làm liều toan đánh ả thì bị bọn lưu manh trong quán đấm đá tiếp cho.
Lão tỉnh lại rồi thấy con nằm bên cạnh, gục vào tay mình, lão đau đớn nghĩ về nó. Có cái gì đó là tình thương nổi lên trong lão trước những vết sẹo bầm tím trên cổ, đỏ ửng ở mang tai hắn. Lão nhìn ra thấy thân hình gày gò và dáng đi tiều tuỵ của vợ lại càng đớn đau. Một giọt cố gắng bật ra khỏi tròng mắt lão rồi kéo theo hai hàng chảy dài trên bộ mặt đầy sẹo và vết thương của lão. Đây là lúc lão tỉnh nhất và lúc ấy lão nghĩ lại cuộc đời mình bởi lão biết sẽ chẳng có cơ hội nào nữa. Thỉnh thoảng lão gồng mình lên, mặt nhăn nhúm, đôi mắt trợn ngược như đang một lần nữa trải qua nỗi uất ức trong đời lão. Cả cuộc đời lão, lão chỉ hận không làm gì nổi thằng anh ruột nhưng lại nhẫn tâm đánh đập vợ con vô tội.
Đâu phải lão là kẻ vũ phu độc ác như vậy. Chỉ là số phận nghiệt ngã đã lén ám hại nhân phẩm và lương tâm của lão. Bố lão đã từ mặt lão bởi ông ta thấy xấu hổ, thấy nhục nhã khi có đứa con bị hàng xóm dị nghị, có đứa con dâu lăng loà, xấu xa. Lão hận tất cả những kẻ xung quanh rồi chút oán giận lên đứa con danh nghĩa, đứa cháu - con anh mình. Lão thương thằng bé không tội tình, thương vợ ngu ngơ, hận mình và cả thẳng anh chó chết.
Hắn tỉnh dậy, thấy lão đang khóc và nhìn hắn trìu mến khiến hắn không khỏi giật mình, sợ hãi. Trong đầu bỗng nảy lên ý nghĩ từ đây sẽ lại phải chịu bị hành hạ đánh đập nữa rồi. Bỗng bố hắn nói:
Con đừng sợ, đừng sợ. Ta… Bố xin lỗi con.
Hắn nghe lại càng sợ hãi, kì lạ thay cho lão rồi mặt không còn một hột máu. Bỗng thấy tay bị nắm chặt. Lão nắm tay hắn sợ hắn chạy mất rồi như cố gượng lên van xin hắn:
Bố xin lỗi con. Tha lỗi cho bố nhé. Tha lỗi cho bố nhé.
Hắn nghe vậy, trấn tĩnh lại đôi chút nhưng vẫn không nói nên lời nào, lặng nhìn lão với một con mắt thương hại vừa tha thứ vừa trách móc, oán giận. Nhưng trong đâu đó ở tâm trí một đứa trẻ hiền lành, nhân hậu như hắn bỗng thúc giục hắn nhào tới ôm lấy lão, khóc trong vòng tay lão rồi nói “Con không biết”. Cái thúc giục ấy mạnh mẽ nhưng những điều lão đã làm với hắn còn mạnh mẽ hơn.
Lão biết con không thể tha thứ nên mặt chỉ buồn buồn, vết sẹo giật giật lên mấy cái rồi thả tay nó ra, ngước mắt lên trần nhà như suy ngẫm điều gì mung lung. Chợt có tiếng kẹt cửa, mấy người nhòm vào. Lão giật mình nhìn ra, đôi mắt buồn của lão bất chợt đụng phải những ánh mắt dò xét, khinh bỉ và kinh hãi, lão biết ngay họ muốn gì, lão gầm gừ rồi chửi lớn:
Cả nhà chúng mày! Cút ngay không ông chém chết hết bây giờ. Khục…Khụ…
Lũ người kia bỏ đi hết. Lão tức giận mặt đỏ bừng lên như nuốt một cục nghẹn uất hận, xong lão ngất đi. Mấy ngày sau đó trời trở rét thấu xương lạ lùng nhưng thỉnh thoảng lại nóng rực như lửa. Những vết đau trên người âm ỉ hành hạ hắn. Hắn cứ âm thầm chịu đựng, đôi lúc khóc, đôi lúc nhịn, cái đau hiện cả ra khuôn mặt tái mét. Lão thì ho hắt liên miên, hắn và mẹ phải lấy những gì đắp được, đắp lên thân bố hắn nhưng lão vẫn cứ ho dai dẳng tưởng như hai con ngươi muốn lồi hẳn ra khỏi tròng mắt. Lão nhìn vợ con lại càng thêm đau. Cứ như thế ba bốn tuần, ngày nọ lão chết. Người ta bảo bị vỡ gan mà chết, vì bị sida. Lão bị AIDS lại còn bị viêm gan, gẫy mấy cái sương sườn chưa khỏi, viêm phổi, thời tiết lại thất thường không chịu nổi ắt phải chết thôi. Lão chết, hai mắt trợn ngược lên lộ rõ con ngươi nhưng trên tròng mắt còn có đọng lại chút nước, mặt mày vẻ kinh hãi, miệng há hốc và máu dính trên mép đã khô.
Có mấy người mặc quần áo kín mút đến bó chiếu rồi xách xác lão đi. Hắn nhìn đôi mắt trợn ngược của lão và những kẻ đang bê xác lão đi, không kìm được bật khóc. Hắn lao theo vồ lấy thân lão gào thét:
Con tha thứ cho bố mà! Bồ về với con đi! Ở lại với mẹ… với con đi! Con xin… xin bố mà.
Hắn ngừng lại giây lát rồi nói nhỏ.
“Tha lỗi cho bố nhé”.
Hắn nở một nụ cười đau đớn trong hai dòng nước mắt nhìn quanh. Hắn thấy có những kẻ mặt đang vẻ vui mừng lại kinh hãi, lại thoả mãn, lại khinh bỉ và nhìn vào hắn, vào xác bố hắn. Những kẻ đó như muốn đánh đuổi hắn, như thầm mừng trước cái chết của một tên nghiện rượu, điên dại bị sida. Họ đứng đó không làm gì cả, có kẻ khoanh tay, có kẻ buông thõng nhưng chỉ trong chốc lát khuôn mặt đã nói lên tất cả bao nhiêu suy nghĩ đáng ghê tởm của một lũ người chân lấm tay bùn mà người ta vẫn cho là lương thiện.
Hắn và mẹ hắn không có tiền để ma chay cho lão cũng không được mang xác lão về bởi người ta nói lão bị sida, bị bệnh dịch phải hoả thiêu ngay. Hai kẻ không một đồng xu, không một toan tính sao có thể chống lại được cái lệ làng vô lý của hàng trăm con người bất nhân kia. Hắn cứ khóc mãi từ chiều hôm ấy cho tới mấy ngày hôm sau, giọng nói vì thế mà khản đặc. Mẹ không nói gì cả, ngồi trên chiếc giường yên lặng, bất thần nhìn đâu đó, xa và rồi lại nhìn hắn với ánh mắt thương hại, tội nghiệp cùng cực đau đớn. Khuôn mặt rầu rầu với mái tóc bạc, những vết chân chim bên khoé mắt và làn da ngăm đen bọc lấy xương của mẹ làm hắn càng khóc lớn hơn.
Trong một hai ngày sau ấy, hai mẹ con cố sống qua ngày với chút thức ăn còn lại trong gian nhà mốc, bẩn thỉu. Mẹ hắn không hề có một kế hoạch nào cả, không biết tương lai sẽ thế nào mà chỉ cố sống được ngày nào hay ngày ấy. Nhiều lúc trong cái đầu của người đàn bà yếu đuối hiện lên cái chết của mình, của con. Biết sao nữa đây. Một con đường cùng duy nhất đang đợi hai người ở đó.
Bố hắn chết bất ngờ. Họ hàng bên ngoại ở xa thì không nói làm gì, vài ngày sau cũng có gửi tiền, gửi thư hỏi thăm này nọ chứ ngay đến nhà nội thì lại chẳng thấy đả động gì hết. Cái tin lão nghiện sida chết lan rộng lắm, sang hẳn quận huyện phía bên kia núi, bên kia sông thế nhưng họ hàng bên nội lại như không hề hay biết.
Cánh cổng sắt nhà bố lão đóng rịt suốt mấy ngày hôm ấy. Người nhà lão cũng chẳng vác mặt ra đường ngày nào. Người ta đi qua đi lại cười nói cả ngày về cái chết của lão rồi thỉnh thoảng lại nhòm ngó qua khe cổng, khe tường nhà bố lão bàn tán xộn xạo làm bố lão cảm thấy nhục nhã vô cùng.
Sáng sớm nọ, bác trưởng thôn có sang nhà hắn. Bác ta là người hiền lành, ai cũng mến, được cái hay lo cho mọi người nên được bầu làm trưởng thôn. Hắn nằm trên giường trông ra, trong lòng như dự báo được một điều gì đó. Người đàn ông bước đến sân rồi trông vào nhà thì chẳng thấy bàn ghế, ban thờ đâu cả chỉ cảm thấy gian nhà cực kì trống vắng, không khi u ám, mê muội khó chịu nên không bước vào thêm cứ đứng giữa sân nói chuyện với mẹ hắn. Bác ta lôi từ chiếc túi bộ đội xanh lục của mình ra một bọc trắng, ở trên một mặt viết gì đó hắn nhìn không rõ, rồi nói:
Thằng bố nó chết sớm, thôi thì cũng là cái số nó khổ như vậy. Cũng may là bệnh tật không giai giẳng rồi làm khổ hai mẹ con cô. Mấy hôm trước, người ta hoả thiêu ảnh tôi cũng nhờ mấy người làm lễ cúng bái đầy đủ rồi. Nói cho hai mẹ con yên tâm… Ừm… Trước kia ảnh cũng là người tử tế lắm, ai cũng quí cả nào ngờ từ khi…
Nói đến đây lại không nói nữa, vẻ mặt bác ta thoáng ngại ngùng, khó nói. Dường như bác ta muốn nói đến chuyện của mẹ hắn và bác ruột hắn. Cái chuyện ấy, người ta đồn thổi lâu ngày nên bác ta vẫn cho là phải. Vì bối rối nên thuận mồm thuận miệng nói ra. Mẹ hắn hơn nhíu đôi lông mày mờ nhạt, trong ánh mắt đã thấy lấp lánh những hạt nước nhỏ và khuôn mặt hơi tai tái đi chút ít. Bác ta lại nói:
Thôi cũng chẳng nhắc tới làm gì nữa. Nói cho cô hay, hôm qua tôi có sang nhà bố chồng cô, báo cho ổng hung tin. Ổng có vẻ lạnh nhạt…nên tôi cũng không nói thêm nhiều chỉ khổ mẹ cô, muốn hỏi mà chẳng dám nói. Tôi thấy bà tội lắm, nước mắt ngắn, nước mắt dài nhưng cũng chỉ đành bỏ về.
Dạ…
Mẹ hắn nói thế rồi cúi gằm mặt xuống khiến những giọt long lanh kia bỗng rơi. Bác trưởng thôn bóp nhẹ vào cạnh của cái bọc trắng, rồi nói:
Đây là số tiền mà tôi…à..dân làng góp được để gửi giúp cô vì biết là hai mẹ con còn túng thiếu. Cô lại chưa có việc làm. Sắp tới nếu có gì tôi sẽ giúp cho cô kiếm một việc làm. Lương ít nhưng có tiền ổn định còn hơn không. Đây cô cầm lấy.
Nói rồi chìa chiếc bọc trắng ra đặt vào bàn tay xương của mẹ hắn, ra về không nói gì thêm. Mẹ hắn lắp bắp trong miệng tiếng gì đó nghe không rõ, nước mắt lã chã chảy thấm lên bọc trắng. Hắn nằm trên giường nhớ lại những khuôn mặt của mấy mụ đàn bà, mấy gã đàn ông trung niên mà đầy mối nghi ngờ. Hắn tự hỏi phải chăng đó chỉ là tiền của bác trưởng thôn bỏ ra chứ không phải là của lũ người độc ác kia rồi hắn cứ băn khoăn mãi. Những hình ảnh ấy như khắc sâu vào tâm trí hắn, khiến hắn lại cảm thấy tủi nhục, lại thấy khuôn mặt lão. Hắn lại gục xuống giường khóc.
Mẹ hắn đóng cửa rồi từ từ bước vào nhà, ngồi lên giường, vỗ nhè nhẹ lưng hắn, không nói gì mà đôi mắt cứ chăm chăm nhìn vào một góc tường, trên tay kia vẫn cầm cái bọc trắng.
----------------
Kể từ hôm bị lão doạ cho sợ mất mật, ông bác sĩ “tốt bụng” vừa tức vừa nhục. Ai lại chạy bán sống bán chết như thế ra khỏi đám đông cơ chứ, mất hết cả thể diện. Mấy ngày sau ấy, ông ta đi loan cho khắp làng cái bệnh sida ghê ghớm mà lão mắc phải rồi bảo mọi người canh trừng kẻo bị lây. Ông ta thổi phồng mọi thứ lên cứ như nó là bệnh dịch thực sự. Chỉ cần nhìn thôi, chỉ cần chạm vào thôi là bị sida, bị AIDS như chơi. Dân làng ít học nghe thế mà không sợ thì cũng chỉ có những thằng điên hoặc sĩ hão, chứ ai cũng lo lắng không yên. Bọn trẻ con bị cấm ra đường. Người lớn dặn không được đến gần nhà hắn, nếu có gặp mẹ con hắn phải tránh xa ngay. Nhưng cái tính tò mò của họ thì lại không thể nào kìm được. Hằng ngày có đến mười một, mười hai người già trẻ lớn bé kéo đến nhà hắn để xem lão, như xem điều kì lạ vậy. Phần là xem lão sống chết ra sao, phần là xem sida nó ghê ghớm như thế nào.
Có mấy mụ đàn bà ngồi lê mách lẻo, sáng nào đi chợ về cũng tạt qua nhà lão như địa chỉ quen thuộc rồi nhòm ngó này nọ, thấy được cái gì thì nhớ cái ấy rồi tự thêu dệt nên bao nhiêu chuyện đáng khinh bỉ. Có bà kia nhà gần nhà lão bảo:
Cái con hồ ly ấy là cái loại đĩ thoã chuyên đi lừa dai đấy ạ. Con ấy rồi chằng sống được lâu đâu. Đấy các bác cứ nhìn thằng con nó mà xem, ai đời lại giống thằng anh chồng như thế. Mà trước đây, nghe nói ở bên làng nhà nó, nó là cái loại gái hư hỏng, toàn bỏ nhà bỏ cửa theo dai may mà bắt được thằng này nhà nhiều của, nhiều tiền, danh giá nên mới đổi đời ấy chứ. Còn chưa kể là cái chuyện lửa đảo cả nhà chồng khiến thẳng này bị đuổi hẳn ra khỏi nhà. Thằng này… còn non lắm, làm sao mà biết được bụng dạ cái con quỷ ấy thế nào. Nhìn mặt như thế mà không nhận ra….
Lại có một người phụ nữ nói:
Đúng rồi. Đúng rồi!. Nó chỉ giả nhân giả nghĩa bê xác thằng chồng về thôi chứ thực chẳng ra gì đâu. Nó sợ thằng này được người ta cứu cho thì hết đường lui. Tôi thấy trong nhà nó chẳng còn gì cả. Chắc là nó lừa thằng này bán hết đồ đi rồi định theo dai đi đấy. Đợi thằng này chết rồi thì cũng tung hê hết, bỏ luôn cái thằng con hoang lại.
Lại có một người phụ nữ khác nói:
Mà cái bệnh sida ấy chắc ghê lắm nhỉ. Không biết nhìn nó có bị lây không?. Thấy ông bác sĩ nói thế.
Sao lại không. Lây đấy. Có ông nhà nọ nhìn thằng vào mắt thằng điên ấy rồi tối về lên cơn động kinh, co giật còn đang ở trên bênh viện tỉnh kia kìa. Một ai đó lại nói.
Chắc là mẹ con nhà nó lây hết rồi. Một người đàn ông chen lên
Kiểu này làng mình mà không đuổi chúng nó đi thì cũng không sống nổi đâu.
Đúng đấy. Đúng đấy.
Đó cũng chỉ là một đoạn nói chuyện nhỏ thôi. Người ta còn có thể ngồi nói đến tận tối, tận sáng ấy chứ. Người ta càng tò mò hơn về lão nghiện rượu bị sida thì số người nhòm ngó vào nhà hắn càng tăng. Thỉnh thoảng ai đó lỡ động chạm vào cửa nhà hắn thì lại sợ đến mất mật. Hôm kia có một đám bị lão doạ chém chết hết sợ không dám vác mặt ra đường. Trong một hai tuần, chuyện cả nhà hắn bị sida trở thành chủ đề để người ta bàn tán cho vui. Nhiều ông già bà già thỉnh thoảng lại phải thốt lên vì thương cho cả nhà hắn nhưng những người khác thì như không còn tính người. Bất giác ai cũng trở nên ghét cay ghét đắng nhà hắn, chỉ muốn đuổi hết ra khỏi làng.
Sáng nay, trời u ám không thấy rõ mặt trời, không khí hơi ẩm ướt khó chịu, hắn vẫn nằm trên giường suốt từ hôm lão mất đến giờ. Trong tâm trí non nớt chỉ nổi lên một sự tiếc nuối mạnh mẽ mà hắn sẽ chẳng bao giờ hiều. Sự nuối tiếc ấy như quặn lại, hành hạ hắn, toàn thân như tê liệt, bủn rủn vì chẳng thể làm được điều gì. Hơn bao giờ hết, hắn muốn được nhìn thấy khuôn mặt lão, chạy lại ôm lấy lão và oà khóc trong vòng tay lão.
Mẹ hắn ra chợ mua hương hoa, mấy cân gạo và miếng thịt lợn về để cúng lão mãi từ sáng sớm giờ mới về. Vì phải đi sang tận làng bên kia, bên kia nữa mới mua được mà trên đường lại phải tránh nấp như chạy nạn để ra khỏi làng nên mẹ hắn mới đi lâu như vậy. Cũng không hiểu sức lực đó ở đâu ra để đi được như vậy nhưng khi về đến nhà rồi trông người phụ nữ ấy vẫn không thấy có gì là mỏi mệt. Ra chợ làng, người ta không bán cho, nhìn thấy mẹ hắn mặt ai cũng tái đi rồi tay chân khùa khoạng dọn hàng. Một vài mụ đàn bà chợ búa, đanh đá thì không sợ, mắt miệng huýt lờm ra vẻ khinh bỉ, nói năng như cố ý đuổi mẹ hắn ra chỗ khác.
Dọn mâm đũa xong, mẹ đến ngồi cạnh hắn, lay nhẹ lên vai gày gò của hắn, thì thầm vào tai hắn:
Dậy đi con! Dậy thắp hương cho bố…
Hắn hơi cựa mình rồi ngồi dậy từ từ, trên mặt còn hằn vết chiếu và đôi mắt đỏ hoe. Hắn không nói gì vì thấy trong miệng khô khốc, chua chát và cổ họng tê dại. Hắn cố bước xuống nhưng khắp từ đùi cho tới cổ chân đều có cảm giác tê cứng. Hắn vẫn cố bước tiếp ra được đến trước nơi đặt mâm bát. Mâm đặt trên chiếc thùng sắt đựng gạo để sát tường. Trên đó mẹ hắn đặt đĩa xôi vò còn nóng và bốc lên mùi hương lan toả, bên cạnh là con gà da vàng trơn bóng và một đĩa nữa đặt miếng thịt lợn, một bát cơm. Tất cả đều thơm ngon sạch sẽ. Đó là tất cả những thứ mẹ hắn nảy ra trong đầu khi vội vã đi trên con đường làng mà hai bên là đồng cỏ và những ngôi mộ. Hắn cảm thấy bụng sôi lên ùng ục khi mùi thơm của những món ấy sộc vào mũi hắn nhưng khi đưa tay nắm lấy que hương ruột hắn lại thắt lại đau đớn, nước mắt của hắn lại lã chã. Hắn bỗng mường tượng ra cảnh cả nhà ngồi cùng nhau ăn mâm cơm này sau khi lão khỏi bệnh, có tiếng nói, tiếng cười vang khắp từ nhà ra sân và trong làn khói của nồi cơm mới thổi thấp thoáng thấy khuôn mặt hiền hậu của mẹ và lão. Tay hắn hơi run run, mẹ lấy một que diêm châm lửa cho hắn. Hắn thắp hương xong, không nói gì chỉ từ từ ngồi lên giường, bất thần nhìn ra sân.
Mẹ hắn đang thắp thêm nén hương thì có tiếng cạch cửa, phía bên ngoài, một người đàn bà đang nhòm ngó qua khe cổng, còn nghe rõ tiếng móng tay cào lách cách trên đó. Đôi mắt đảo vòng quanh rồi bắt gặp ánh mắt mẹ hắn. Thấy khuôn mặt rỗ quen quen ấy, mẹ hắn giật mình chưa kịp nhận ra điều gì, chỉ đứng im không động đậy. Người đàn bà đó cất tiếng gọi:
Chị dâu! Chị dâu ơi. Em đây… mở cửa cho em!.
Hắn cũng đã nhìn thấy từ lâu. Mới đầu thấy dáng người xiêu vẹo, khuôn mặt quắt dài, rỗ min xấu xí xa lạ hắn đã bất giác thấy ớn lạnh. Nhưng trong chốc lát để định thần, hắn nhận ra người đàn bà gầy quăn queo ấy chính là cô mình. Hắn đã suýt không nhận ra con người “lương thiện” này bởi đã gần bốn năm rồi hắn chưa gặp cô. Hắn bước hơi lẹ ra mở cổng và trong khi ấy đôi mắt không rời khỏi chiếc khoá cửa, trong đầu hiện về bao nhiêu kí ức đau đớn. Không dám nhìn lên bởi hắn sợ chạm phải ánh mắt đáng ghê sợ của người đàn bà sau cánh cổng sắt kia, ánh mắt gian xảo và độc địa luôn ám ảnh hắn.
Hắn bỗng nhớ lại một buổi tối cách đây hơn bốn năm. Đó là một buổi tối mưa gió, hắn bị ôm chặt trong vòng tay của mẹ hắn và trên má lăn dài những giọt nước mắt của mẹ. Trong đầu vang lên những tiếng chửi rủa, mắng nhiếc. Đó là những giọng nói của một người đàn ông, một người đàn ông nữa, một người phụ nữ nữa và tiếng khóc của một người phụ nữ nào khác gần hắn.
Tại sao?!. Mày biết rồi sao mày không nói ra hả. Thằng khốn nạn kia. Mày muốn tao chết đề lấy nhà, lấy tiền của bố mày phải không?. Mày muốn anh mày thân bại danh liệt hả?. Mày để nó đẻ ra cái thứ súc sinh này rồi mày tính sao đây?. Nín đi…! Khóc lóc thì làm được gì?...Im..im ngay. Ông ta quát mẹ lão.
Tiếng người đàn ông vang lên trong đêm cùng tiếng mưa rào nhứ cắt vào từng thớ thịt của hắn. Giọng nói đó phải chăng là giọng ông nội hắn. Hắn cố ngoái đầu lại phía tiếng nói vọng ra trong khi bị vòng tay của mẹ ghì lấy. Ông già với khuôn mặt vuông chữ điền đỏ rực đầy nếp nhăn, mái tóc điểm một vài nơi bạc trắng, đôi mắt quắc lên một sự tàn nhẫn và cặp ria mép trắng rung rinh đang chỉ tay về phía mẹ con hắn. Ông ta vừa chỉ vừa thốt ra những câu chửi mắng đay nghiến rồi bỗng quay lại về phía một người đàn ông – người đang cúi gằm mặt xuống ngồi đối diện với hắn. Chính là bố hắn.
Hắn thấy thấp thoáng trong đầu bóng dáng gày gò và nước da đen xạm của bố. Lão ngồi trên chiếc ghế gỗ dài cạnh ban thờ và cúi gằm mặt, không nói gì cả. Những giọt nước mắt tuôn rơi thẳng xuống và trong khi ấy thân hình lão hơi run lên. Ông ta vơ lấy chiếc điếu cày dựng dưới đất rồi toan nện lên đầu lão. Mọi người bỗng ùa vào giữ lấy tay ông nội hắn. Bà hắn càng khóc lớn hơn. Mấy ông bác lão gìm tay đẩy bố lão ngồi xuống ghế. Có giọng một người phụ nữ, một giọng vừa mới đây thôi hắn mới nhận ra, giọng nói lanh lảnh vang lên:
Ấy bố! Bố đứng nóng nảy thế kẻo lại ốm ra đấy thì khổ mẹ con con. Con thấy chuyện này cũng không hẳn là lỗi của anh hai… cũng… không hẳn là lỗi của anh cả. Chẳng qua là vì bị nhiều cái… ở bên ngoài ấy… nó cám dỗ… làm sao kháng cự nổi và lại chuyện ấy người ta giấu kín quá nên hai anh cũng chẳng biết sớm mà chạy chữa. Bố cứ bình tĩnh rồi để chúng con bàn tính với nhau xem thế nào, xử trí với người ngoài ra làm sao!.
Vừa nói người đàn bà dáng người mảnh khảnh vừa đưa mắt liếc xéo sang phia hắn, miệng tru lên, ngoắt ngoéo mỗi khi nhấn mạnh về “một ai đó”. Những câu nói ấy như ném vào không trung nhưng lại chúng phải một người và cào cấu vào ruốt gan của tất thảy những ai đang ngôi trong gian nhà rộng lớn ấy. Hắn bỗng cảm thấy có những giọt nước ấm rơi nhanh hơn đập vào và lăn dài trên má hắn. Mẹ hắn nghe thế rồi đau đớn tột cùng. Trong tim gan người phụ nữ ôm con cúi gằm mặt xuống kia đang như có những mũi dao đâm chém lạ kì và trong tâm trí ấy đang hiện lên bao nhiêu nỗi đau khổ từ khi mình đi lấy chồng. Người phụ nữ đưa bàn tay xương lên xờ nhẹ vào vết hằn đỏ chảy máu trên cổ còn chưa dịu mà khóc. Đó là vết dây thừng đã lưu lại khi mẹ hắn tự sát. Bỗng từ phía ông nội hắn có tiếng nói lắp bắp:
Đúng! Đúng rồi bố. Cô nói có lý… Chuyện…chuyện này rõ là con bị người ta lừa mà. Nó biết con thế rồi nên cố ý cho con bị mắc lừa đấy. Chính…chính…thằng này..
Mày câm miệng đi! – Mẹ lão quát lên trong tiếng sụt sùi. Còn lão thì tức quá nắm tay chặt đến chảy cả máu.
Lại có giọng khan dài của ông nội hắn vang lên:
Mày có thấy không hả?. Chính cái con này… cái con này này… cái con mà mày cưới về làm vợ nó đã hại anh mày đấy, nó hại cái gia đình này tan nát đấy. Ôi còn đâu là giao giáo, gia phong nữa, còn đâu là danh giá nữa đây.
Về Đầu Trang Go down
 
Số phận kẻ sát nhân
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể-