Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Vì sao người Nam Bộ không gọi người con trưởng là con cả ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Vì sao người Nam Bộ không gọi người con trưởng là con cả ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao người Nam Bộ không gọi người con trưởng là con cả ?   Vì sao người Nam Bộ không gọi người con trưởng là con cả ? I_icon13Sat 25 Feb 2012, 05:28

VÌ SAO NGƯỜI NAM BỘ KHÔNG GỌI NGƯỜI CON TRƯỞNG LÀ CON CẢ ?

- Nguyễn Hữu Hiệp -


Có người giải thích, vì kiêng trùng "thứ cả" của Hoàng tử Cảnh, con vua Gia Long. Lý giải như vậy e khiên cưỡng chăng? Bởi lẽ nào dân gian cử thứ mà không cử tên? Trên thực tế, ở miền Nam có vô số người tên Cảnh, hoặc hơn thế nữa, tên Ánh (trùng với Nguyễn Ánh), tên Long (trùng với tên Gia Long), hoặc trùng với tên các vua kế tiếp như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... Vậy thì duyên cớ nào? Tục lệ có thể bắt đầu từ câu chuyện cách đây hơn 200 năm...

Cứ vào gia phả của Nguyễn tộc (phủ thờ tại ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) thì gia đình cụ Nguyễn Văn Núi gốc người Bình Định, vào Nam năm nào không rõ, chỉ biết trước khi định cư ở Cù Lao Giêng, họ đã có thời gian sinh sống trên vùng đất ở ngang đó, bên kia bờ của một nhánh sông tiền, nay tên là xã Mỹ Luông.

Đó là nơi mà trước kia hãy còn là vùng hoang dã. Ngoài một vài mái tranh nghèo lụp xụp dựng tạm trên những giồng dọc theo bờ sông, với miếng ruộng nhỏ sau hè và chiếc xuồng con cột hờ dưới bến.... có lẽ gia sản của những người lưu dân ở đây chẳng có gì kể thêm được.

Số phận những người đi khai khẩn thật bơ vơ, buồn tẻ. Không ít người tự tạo cho mình chỗ dựa tinh thần để hỗ trợ niềm tin trong cuộc sống. Cụ Núi dựng lên một ngôi chùa nhỏ, đơn sơ, gọi là "chùa Giáo Hà". Chùa này, ngày nay tọa lạc trên nền ngôi chùa xưa.

Cuộc sống của họ phải đương đầu với sơn lam chướng khí, thú dữ và cọp beo, cá sấu, trâu rừng... Một ngày nọ, tai họa ập đến: Người con cả của cụ Núi trong lúc đi săn ở Cù Lao Giêng đã bị cọp vồ mất xác.

Sau mấy ngày truy tìm, không thấy dấu vết người thân, cả nhà vô cùng thương tiếc. Hai cụ song thân tự thấy có trách nhiệm phải làm vui lòng người con nơi chín suối, đòng thời để trừ hậu họa (dân gian cho rằng, nếu trong gia đình có một người bị cọp ăn thịt thì lần lượt cả nhà sẽ bị cọp vồ, gọi là "có noi" hay "có huông"), nên 2 cụ quyết chí tiêu diệt cọp để trả thù.

Hai cụ có cả thảy 5 con trai. Ngoài con cả đã bị cọp vồ, những người kia bản tính cũng gan dạ không kém gì anh mình, nhất là người con kế, tên Thư - một thanh niên sau này trở thành võ tướng, chết trận năm 1801, được truy tặng tước Thư Ngọc Hầu. Nay hãy còn bằng sắc, mồ mả và đền thờ ở xã Bình Phước Xuân.

Hôm ấy, Thư cùng mẹ là bà Lê thị Nhạc bơi xuồng xuống Cai Nhum, miệt Hổ Cứ (nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), nơi có một số người đồng hương từ miền ngoài vào định cư ở đó, để trao đổi lương thực, thăm nom, bàn kế sinh nhai. Sau mấy chuyến, ông Thư phải lòng một cô thôn nữ ở đây. Thế là hai bên song thân tiến hành hợp tác. Vợ ông Thư là gái duy nhất trong gia đình, nên qua trao đổi, bàn bạc, ông Thư phải ở lại bên vợ cho tiện. Ông vâng lời nhưng vẫn bơi xuồng sang thăm cha mẹ.

Mỗi lần về thăm, những người em của ông rất vui mừng, vì ông thường lén bày nhiều cuộc vui đầy mạo hiểm, có lẽ hấp dẫn nhất là những lần đi săn mèo rừng và cọp.

Sau cụ Núi biết, cả giận, rầy đánh, răn đe, nhưng ham vui, họ vẫn tái phạm. Một hôm, họ rủ nhau xuống Rạch Ngang (nay gọi là Kinh Ngang) chặn đăng chờ nước ròng bắt cá. Khi ròng sát, lòng rạch bày bùn, cá to kẹt lại trong đăng rất nhiều, nhưng chưa kịp xuống bắt thì một con cọp đã lội xuống để phỗng tay trên. Mấy anh em tức quá, không biết phải làm sao, đành mở đăng, chờ con nước tới.

Chiều tối, đúng vào lúc con rạch bày bùn, cọp lại đến chực sẵn trên bờ, nhưng lần này thì không có cá. Cọp bỏ đi. Ông Thư giải thích" Do có nước miếng của cọp nên cá sợ, tránh đi hết. Thế là hôm sau anh em ông Thư dời đăng xuống rạch Cái Dứa. Lần này ông Thư bảo người em út xuống rạch núp sẵn vào lùm cỏ, nếu thấy cọp xuất hiện thì gây tiếng động như cá lớn mắc cạn, nhử nó lội xuống đặng các anh ra tay giết cọp.

Quả nhiên, sự việc diễn ra đúng như dự kiến, anh em ông Thư hè nhau đập chết tươi con cọp đang mắc lầy một cách dễ dàng. Tuy thầm khen ông Thư biết bày kế nhử cọp, nhưng cụ Núi không thể không la rày dằn mặt tính hiếu thắng, bồng bột của tuổi nhỏ, vì không khéo mất mạng như chơi.

Mộo ngày nọ, sau khi theo dõi bước chân hổ dữ và chọn địa điểm thuận lợi, cả nhà cụ Núi quyết ra tay bày binh bố trận. Cụ Núi giỏi võ nên nhận phần xuống lung bắt cá, làm mồi nhử cọp. Bốn người con trai nấp bốn phía lập thế tứ trụ tương hỗ. Cụ bà có tài bắn cung, nên lãnh phần bắn tên tẩm thuốc độc.

Trời chiều không gió. Bốn bề yên lặng. Bỗng vài ngọn cờ lau đột nhiên từ từ ngã xuống một cách chậm chạp. Tiếng gãy giòn của cây khô nghe rõ mồn một, càng lúc càng gần... Xoạc! Cọp vừa phóng mình lao tới thì đã táp thật đúng mũi tên tẩm thuốc độc. Cọp lồng lộn, giãy giụa, làm cả đám nghể lớn ở bờ lung. Sau hơn một khắc nặng nề trôi qua, không thấy có con cọp khác đến tiếp cứu, cụ Núi ra hiệu mọi người rời vị trí vác cọp về.

Buổi đầu khai hoang đối với người lưu dân, chuyện "hùm tha sấu bắt" là tai họa hết sức hãi hùng. Cho nên, qua sự kiện người con cả của cụ Núi vị cọp vồ mất xác, xuất phát từ cách hiểu "sợ có huông" của dân gian như đã nói ở trên, người ta bảo rằng, kể từ lúc ấy có sự kiêng dè, không ai dám gọi con đầu lòng mình là con "cả" nữa.

Như một quy ước xã hội, bà con bắt đầu tính thứ các con trong gia đình mình theo cách mới, trước hết là "thứ hai", rồi "thứ ba", "thứ tư"... cho đến "út".

Chuyện trở thành một tục lệ rất đặc trưng của miền Nam, được nhân dân lưu truyền cho đến ngày nay. Do vậy, ở Nam Bộ, đồng bào không tính người con trưởng trong gia đình là con cả.
Về Đầu Trang Go down
 
Vì sao người Nam Bộ không gọi người con trưởng là con cả ?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-