Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cúng giỗ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cúng giỗ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cúng giỗ    Cúng giỗ  I_icon13Mon 06 Feb 2012, 01:50

Cúng giỗ


Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong


Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ


Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

* Mấy đời tống giỗ

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.

Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

* Cúng giỗ người chết yểu


Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cúng giỗ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cúng giỗ    Cúng giỗ  I_icon13Mon 06 Feb 2012, 01:55

Giỗ làng và giỗ họ


Làng quê và thân tộc gắn chặt với đời sống và tình cảm của người Việt Nam, để đi xa thì nhớ, để ở xa vẫn hướng vọng về. Trong những dấu mốc để kỷ niệm và tưởng nhớ, giỗ làng và giỗ họ đóng vai trò rất quan trọng, như thể đó là chuyến đi trở lại cội nguồn, trở về với cái gốc của từng con người để rồi khi lại đi xa các mối liên hệ tình cảm được bền chặt hơn và sâu sắc hơn.

Giỗ làng

Theo những sách viết về lễ tục ở Việt Nam, giỗ làng là một lễ tục đặc biệt, một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam ở các làng quê. Mỗi nơi, mỗi vùng, giỗ làng có nguồn gốc và thời điểm xuất xứ khác nhau, nhưng ý nghĩa và cách thức tổ chức gần giống nhau và vẫn đảm bảo duy trì được nét đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Ngày giỗ làng được coi là ngày thần kỵ, ngày giỗ các vị thần được thờ ở làng hoặc tương truyền đã có công gây dựng nên làng. Trong ngày này, dân làng thường mở hội để vui chơi, và hội đặc biệt tưng bừng nếu vào mùa xuân hay mùa thu. Giỗ chạp thường chỉ một ngày, nhưng hội giỗ làng lại kéo dài có khi với vài ba ngày. Tuỳ theo truyền thống và tập tục của từng vùng mà trong những ngày đó có tế lễ rước xách và có những trò vui, nhưng thường có mấy nghi lễ chính sau đây:

Lễ mở cửa đình: Đình làng hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, chỉ mở cửa hai bên để cho dân làng và du khách. Vào dịp giỗ làng, đình được quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận để rồi mở cửa giữa trong ngày lễ hội. Lễ này bắt đầu ngày hội làng.

Lễ mộc đục: Đó là lễ tắm rửa tượng các thần linh. Những pho tượng này được để thờ trong hậu cung. Nhân tới ngày thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc đục. Có nơi cử hành lễ này rất long trọng.

Tế lễ: Khi tế lễ có đọc văn tế, nêu lại công trạng của thần linh, liệt kê đầy đủ những chức tước được ban phong. Sau khi đọc xong, dân làng đốt bản văn tế ngay trong buổi lễ rồi lần lượt thứ tự theo tuổi tác vào lễ trước bàn thờ.

Rước xách: Rước xách thường được tổ chức trong các ngày thần kỵ từ miếu là nơi thường ngày thần linh tại vị tới đình, từ đình tới chùa, từ chùa về đình rồi lại từ đình về miếu. Lúc rước, kiệu thần được khiêng đi trước với cờ quạt, tán lọng, đồ tự khí bát bửu đàn bày, có phường bát âm cử nhạc, trống lớn điểm, chuông vang.

Diễn lại thần tích: Diễn lại thần tích trong ngày này cũng là một hoạt động đặc sắc và đa dạng nhằm cùng nhau tưởng niệm tới thần linh để tỏ lòng kính trọng.


Giỗ họ

Thường mỗi dòng họ có ông Tổ. Ngày giỗ họ là ngày giỗ ông Tổ của dòng họ ấy. Thường dòng họ có nơi thờ Tổ hoặc thờ Họ, lễ tục giỗ họ cũng thường được tổ chức ở đây.

Trong những dòng họ ấy thường có người được bầu làm Trưởng họ hay Trưởng tộc. Không ít khi dòng họ tranh chấp nhau, chia bè kết phái cũng chỉ vì cái chức Trưởng tộc này. Người Trưởng tộc phải lo việc làm giỗ, nhưng các "chi" trong họ phải đóng góp. Người Trưởng tộc được hưởng của hương hoả của tổ tiên để lại. Theo tập quán, của hương hỏa nào không được bán mà để dùng gây hoa lợi sử dụng trong việc tế tự và cúng giỗ, sắm sửa tự khí hay trang hoàng cho nhà thờ họ.

Họ hàng con cháu thường phải có mặt đầy đủ trong ngày giỗ họ. Mức độ tổ chức to nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào dòng họ và sự thoả thuận trong dòng họ. Có dòng họ mời cả phường Bát âm tới tế lễ; có họ quy định đàn ông trên 18 tuổi phải đóng góp chi tiêu cho giỗ Họ, đàn bà con trẻ được miễn. Có nơi con gái không được dự giỗ Họ vì bị cho rằng khi đi lấy chồng sẽ thuộc dòng họ khác, con dâu có quyền dự giỗ Họ. Khách khứa thường không được mời; chỉ có con cháu trong nhà cúng và ăn giỗ với nhau. Có dòng họ tổ chức giỗ Họ to và vui như ngày hội. Sau đó, các chi trưởng thường ngồi lại họp với nhau bàn công việc chung của dòng họ.

Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm mà con cháu thành viên của dòng họ tụ tập đông đủ hay đông đảo nhất. Ngày đó, những bậc cao niên trong họ thường kể lại cho thế hệ sau nghe về công trạng, sự nghiệp và cuộc đời của ông Tổ để con cháu hiểu biết, ghi nhớ và tự hào về dòng họ của mình. Nhiều dòng họ cũng nhân dịp này để chỉnh trang và bổ sung lại gia phả của dòng họ mình.



Theo suutap.com
Về Đầu Trang Go down
 
Cúng giỗ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-