Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sấm & Ký

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 17 ... 30, 31, 32
Tác giảThông điệp
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Fri 21 Sep 2012, 18:34

Hạm đội Bắc Dương và Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất

Hạm đội Bắc Dương ((Giản thể: 北洋舰队, Phồn thể: 北洋艦隊 )) là một trong bốn hạm đội hiện đại của hải quân Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương sớm thống trị Đông Á trước cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Hạm đội Bắc Dương vào cuối những năm 1880 được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 trên thế giới”.

Việc ra đời Hạm đội Bắc Dương phải quay lại năm 1871, khi 4 chiếc thuyền từ các tỉnh phía Nam được chuyển lên phía Bắc để tuần tra vùng biển phía Bắc. Ban đầu, đoàn thủy quân này được coi là yếu nhất so với ba thủy quân Trung Quốc khác. Điều này sớm thay đổi khi Lý Hồng Chương phân bổ phần lớn quỹ hải quân cho Hạm đội Bắc Dương. Không giống các hạm đội Trung Quốc khác, Hạm đội Bắc Dương gồm chủ yếu là các thiết giáp hạm nhập khẩu từ Đức và Anh. Khi kỳ hạm Định Viễn và Trấn Viễn được mua từ Đức, sức mạnh vượt trội của Hạm đội Bắc Dương là hiển nhiên, vì Đức là một cường quốc đang lên, đối đầu với người Anh (vốn thống trị đại dương) trong việc xây dựng hải quân mới.

Thủy binh nhà Thanh bao gồm 78 tàu, với tổng kích cỡ đội tàu là 83.900 tấn. Tuy vậy, việc đóng mới tàu dừng lại vào năm 1888 vì chi phí quá nhiều vào các lĩnh vực khác của nhà Thanh và người ta cho rằng chi phí hải quân đã được dùng để tu sửa và xây dựng Di Hòa Viên sau khi Từ Hi Thái hậu không thích xây dựng hải quân nữa. Vì thiếu kinh phí, việc huấn luyện cho hạm đội và cá nhân gần như dậm chân tại chỗ, cuối cùng góp phần vào thất bại trong trận sông Áp Lục trước người Nhật.

Khẳng định trách nhiệm của mình với nội vụ Triều Tiên, năm 1894, Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát động cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất chống lại Trung Quốc. Vì Hạm đội Bắc Dương thiếu ngân quỹ và vì chương trình tập trung phát triển hải quân của Nhật Bản, hạm đội Bắc Dương một thời hùng mạnh trở nên lỗi thời. Trong trận sông Áp Lục (1894), Hạm đội Bắc Dương đã chịu tổn thất nặng nề vì các đòn tấn công bất ngờ và sự thua kém về trang bị của nó, và cuối cùng bị tiêu diệt tại Uy Hải Vệ.

Các cố gắng nhỏ nhoi để tái xây dựng hạm đội được thực hiện sau chiến tranh, nhưng Hạm đội Bắc Dương không bao giờ giành lại được tầm quan trọng như cũ nữa.

- Hương Tiêu sưu tầm và hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Fri 21 Sep 2012, 18:50

Sơ lược về Thủy binh nhà Thanh

Thủy binh nhà Thanh được chia làm 4 Hạm đội với tên gọi như sau:

Hạm đội Bắc Dương
Hạm đội Nam Dương
Hạm đội Quảng Đông
Hạm đội Phúc Kiến

Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争), hay Chiến tranh Giáp Ngọ (theo cách gọi cũ ở Trung Quốc, tiếng Trung: 甲午戰爭) là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với Phong trào Dương vụ ở Trung Quốc. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến này là một sự chuyển dịch sự chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản và là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ truyền Trung Quốc

Thời gian đầu chiến sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.

Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune Ecole" (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.

Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập hợp lại ở Nhật Bản.

Mặc dù Hạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh. Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Hậu cần gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương và uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.

- Hương Tiêu sưu tầm và hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Sat 22 Sep 2012, 10:26

Trung Quốc sa thải quan chức 'máu lạnh'

Một quan chức cấp cao Trung Quốc, từng gây phẫn nộ trong dư luận vì cười cợt trước một vụ tai nạn giao thông thảm khốc, vừa bị cách chức.

Yang Dacai, 55 tuổi, là chủ tịch Cục An toàn Lao động tỉnh Thiểm Tây. Theo BBC, thông báo của chính quyền tỉnh cho hay ông bị thôi giữ các nhiệm vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".

Ông Yang được dư luận biết đến từ tháng trước, sau khi bức ảnh chụp ông đang đứng cười tại hiện trường một vụ tai nạn đường bộ khiến 36 người thiệt mạng, lan truyền trên Internet.

Phẫn nộ trước thái độ "máu lạnh" của ông Yang, công chúng Trung Quốc đã tổ chức một cuộc truy tìm và điều tra trên Internet về vị quan chức này. Từ đó, họ phát hiện ra những bức ảnh trong đó ông Yang đeo hàng loạt đồng hồ xa xỉ. Bộ sưu tập đồng hồ của ông có một chiếc Omega Constellation trị giá 10.400 USD, một chiếc Bulgari được cho có giá khoảng 8.000 USD và một chiếc Constantin hơn 32.000 USD.

Trước phản ứng của dư luận, ông Yang đã nỗ lực biện minh rằng ông mua 5 chiếc đồng hồ đắt tiền bằng "thu nhập hợp pháp" của cá nhân. Việc ông cười tại hiện trường tai nạn chỉ là muốn "làm các nhân viên điều tra bớt căng thẳng".

Tuy nhiên, chiến dịch truy tìm trên mạng vẫn dẫn đến một cuộc điều tra chính thức về các khoản tài chính của ông Yang. Ủy ban Kỷ luật đảng ủy Thiểm Tây kết luận ông "sai phạm nghiêm trọng".

Tuyên bố về việc cách chức ông Yang được đăng tải trên trang nhất của nhiều mạng tin tức Trung Quốc, tạo ra những cảm xúc khác nhau cho cộng đồng sử dụng Internet. Có người tỏ ra hả hê khi quan chức "máu lạnh" bị "trừng phạt". Có người bày tỏ sự thông cảm với ông, cho rằng nếu không có mạng xã hội thì ông khó có thể bị cách chức như hiện giờ.

"Ông ta chỉ là không gặp may mà thôi", một người viết. "Trong số hàng triệu quan chức tham nhũng, ông ta đã bị lôi ra dưới ánh sáng của giới truyền thông và bloggers".

Trong thời điểm sắp diễn ra cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo quan trọng, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đều đang tìm cách xoa dịu sự giận dữ của dư luận về vấn đề tham nhũng bằng cách cam kết đẩy lùi tệ nạn này trong giới quan chức. Truyền thông nhà nước cũng lên tiếng kêu gọi các chính trị gia tránh gây ra các bê bối trước công chúng.

- Anh Ngọc
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Wed 24 Oct 2012, 15:21

Nhà tù Tần Thành ở Trung Quốc

Nằm trong vùng đồi núi cách Bắc Kinh về phía bắc chừng 1 giờ chạy xe và được canh gác cẩn mật, nhà tù Tần Thành trong nửa thế kỷ qua là nơi giam các nhân vật chính trị cao cấp bị "ngã ngựa" ở Trung Quốc.

Đới Thanh - nhà báo và là con gái nuôi của một vị tướng cách mạng, nhưng từng bị giam 6 tháng ở đó cho hay: "Nhà tù này nổi tiếng vì đã giam những tù nhân chính trị nổi tiếng nhất Trung Quốc".

Khi cửa nhà tù bọc thép mở ra, bà Đới "ngạc nhiên vui sướng" như đã viết trong một bài báo hồi thập niên 1990.

"Xà lim giam tôi khá rộng, chừng 20 mét vuông", bà Đới viết. "Tường sơn mới, có phòng tắm riêng, và tuy giường ngủ chỉ là tấm phản trên hai kệ gỗ, nó có hai tấm chăn bộ đội dày và nệm trải".

So với tình hình chung ở các nhà tù Trung Quốc với cả tá tù nhân chia nhau một phòng giam và ai cũng bị buộc phải lao động nặng nhọc nhiều giờ, thậm chí còn bị đồng phạm và cai ngục đánh thường xuyên thì đây là nơi quá sướng.

Khu 204 nghe nói là tốt nhất, có thảm trải nền, giường gấp và cả bình nước nóng. Tù nhân ở khu 204 hưởng chế độ ăn uống tốt, có cả đường viên để uống trà.

Bà Đới Thanh cho hay bà nhận được báo và sách từ thư viện nhà tù như các cuốn về đế chế Đức Quốc xã của William Shirer, hay các sách kiếm hiệp của Louis Cha và tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng".

Mỗi ngày, bà Đới được hai giờ nghỉ ngơi.

"Đúng là nhà tù đặc biệt!"

Bào Đồng - một cựu quan chức bị tù 7 năm tại đây, nói: "Đây đúng là nhà tù đặc biệt".

Sau khi vợ ông Bào phàn nàn về chế độ ăn uống với Tổng Bí thư Đảng là Giang Trạch Dân khi đó, khẩu phần ăn sáng của ông được có thêm một quả trứng, thêm vào muỗng cháo và miếng bánh mì thường nhật.

Tần Thành được sửa sang lại vào giữa thập niên 1990 để đón những tù nhân loại mới: Các quan chức ăn chơi xa hoa bị trừng phạt vì ăn tiền.

Do đó, năm 1996, lúc ông Bào quay lại xà lim ở Tần Thành sau khi ra khỏi bệnh viện của nhà tù, điều kiện sống của ông khá hơn nhiều.

Trong phòng giam ông có thêm bộ xalông, chiếc phản chân gỗ đã được thay bằng giường nằm có đệm. Thậm chí, tấm trải giường cũng không phải màu trắng nữa.

Ông Bào viết: "Tấm trải giường này thật đẹp, cứ như là đồ cưới vậy... cứ như là người nghèo vừa đột nhiên trở nên giàu có".

Những năm gần đây, Tần Thành đón cả Trần Hy Đồng - cựu bí thư Bắc Kinh và Trần Lương Vũ - cựu bí thư Thượng Hải. Hai ông đều bị thanh trừng trong các vụ scandal "rút tiền công".

Theo Diêu Kiến Phu - một nhà nghiên cứu đã phỏng vấn Trần Hy Đồng, ông Trần được cho một chiếc radio để nghe chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và theo dõi tình hình bên ngoài.

Ông Trần Lương Vũ thì dành thời gian ghi nhật ký trong tù, tập Thái cực quyền, đọc sách báo và xem TV -theo báo chí Hồng Kông. Truyền thông Hồng Kông còn cho hay, ông Trần Lương Vũ mặc complê trong tù.

Theo BBC
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Wed 24 Oct 2012, 18:56

Nhà tù Tần Thành ở Trung Quốc

Bắc Kinh có các Quận là : Đông Thành • Tây Thành • Sùng Văn • Tuyên Vũ • Triều Dương • Hải Điến • Phong Đài • Thạch Cảnh Sơn • Môn Đầu Câu • Phòng Sơn • Thông Châu • Thuận Nghĩa • Xương Bình • Đại Hưng • Hoài Nhu • Bình Cốc và các huyện là: Mật Vân • Diên Khánh.

Xương Bình (昌平区, Xương Bình khu ) là một quận cận nội thành của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc; có diện tích 1430 km2, dân số theo điều tra năm 2000 là 615.000 người và mật độ dân số là 430 người/km2 mới từ huyện chuyển thành quận từ 1999. Trong khu vực này có Cục Kỹ thuật 1 chuyên nghiên cứu sản xuất các giấy tờ cần yếu tố bảo an cao, căn cứ đào tạo tại Tần Thành của Trung tâm Giám định Vật chứng và Trại giam Tần Thành đều thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Trời Tần Thành cữ tháng 6 thì 4 rưỡi đã sáng, 20 giờ tối trời vẫn rõ mặt. Cả khu vực chỉ có một cửa hàng nhỏ nhưng vẫn trương biển siêu thị, Chiều tối các quán cóc bán đồ nướng bầy ra ngay đường.

Trại giam Tần Thành 秦城監所, là một trong những trại giam nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Đây nguyên là trại giam có từ thời Quốc dân Đảng chuyên giam giữ những tội phạm quan trọng.

Năm 1955 chính phủ CHND Trung Hoa tiến hành khảo sát và quyết định xây dựng tại phía bắc thủ đô ở thôn Tiểu Thang, huyện Tần Thành một nhà tù mới lấy tên là “Trại giam Tần Thành” và từ 1960 công việc thi công được bắt đầu. Đây là một trong 157 công trình do Liên Xô viện trợ thiết kế, xây dựng trong thời kỳ đó, với 4 khu: A, B, C, D. Tất cả các toà nhà đều xây 3 tầng trên triền đồi. Trong đó mỗi gian giam giữ rộng 20 mét vuông, có nhà vệ sinh riêng biệt, bao quanh trại là bức tường được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa trốn trại và cướp tù . Sau khi hoàn thành được đặt dưới sự quản lý của Cục 13 (监所管理局) Bộ Công an Trung Quốc. Trong thời kỳ mở cửa, để từng bước xây dựng và hoàn hảo pháp luật, tháng 6/1983, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tri quy định về việc quản lý nhà giam phục vụ công tác điều tra, xét hỏi trong đó có những quy định ngoại lệ cho Trại giam Tần Thành (Qincheng Prison).

Trong Trại này, tù nhân chia thành các "cấp độ" khác nhau căn cứ vào vị trí làm việc và thái độ chính trị của họ trước khi vào trại. Đối với các tù nhân cao cấp các bữa ăn được ưu đãi hơn, còn các tù nhân ở cấp thấp áp dụng chế độ "một canh". Trại cũng có một cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho tù nhân. Trong khi bị giam giữ, phạm nhân cũng phải lao động, chẳng hạn như đan nón rơm...

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Wed 24 Oct 2012, 19:01

Nhà tù Tần Thành ở Trung Quốc

rong thời kỳ Cách mạng văn hóa Trại có 6 phòng đặc biệt giam giữ Vương Lực, Quan Phong, Thích Bổn Vũ... Đồng thời Trại cũng giam giữ các yêú nhân của chế độ cũ (như: Trầm Tuý, Vương Lăng Cơ, Tằng Khoách Tình, Từ Viễn Cử, Liêu Tông Trạch, Vương Tĩnh Vũ, Khổng Khách Quế..). Sau này Trại được mở rộng để giam giữ “Tứ nhân bang”, Ban Thiện Lạt Ma, Trần Hy Đồng (năm 1968), Kim Kính Mại, Nguỵ Kinh Sanh, Thành Khắc Kiệt, Lưu Hiểu Khánh (năm 2002), rồi Bảo Đồng, Lương Vũ..là những “chính trị phạm” quan trọng.

Trường hợp “Tham quan” Trần Lương Vũ 陈良宇 là một ví dụ về loại tù nhân này. Năm 2008, Trần Lương Vũ (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sàn Trung Quốc, nguyên Bí thư thành ủy kiêm Thị trưởng thành phố Thượng Hải) bị Tòa án Nhân dân Trung cấp thứ hai thành phố Thiên Tân xét xử công khai, ngày 11 tháng 4 năm 2008 với tội danh lạm dụng chức quyền và tội tham ô và mức án 18 năm tù giam. Trần Lương Vũ, 63 tuổi, được đưa tới giam tại trại tù Tần Thành, Bắc Kinh.

Theo một bài đăng trên tờ Bình quả Nhật báo thì: phòng giam của Trần rộng khoảng 200 thước Anh vuông (khoảng 18m2) có nhà vệ sinh riêng và có máy giặt. Tường và giường ngủ đều được xử lý đặc biệt để đề phòng tự sát.

Mặc dù mất tự do nhưng ông Trần vẫn có thể đọc báo, xem TV với nội dung hạn chế, có thể đọc sách, đọc tài liệu và viết lách. Tiêu chuẩn ăn mỗi ngày của ông gần 200 Nhân dân tệ (khoảng 560.000 VND) với 4 bữa ăn (ngoài 3 bữa sáng, trưa, chiều như thường lệ còn thêm bữa 9h30 tối). Trong tù ông Trần không mặc quần áo dành cho người tù mà vẫn mặc âu phục (nhưng không thắt cravat). Hàng ngày từ 9 giờ đến 10 giờ sáng ông ta được đi hóng gió, hoặc đi dạo, hoặc tập thái cực quyền, nhưng lúc nào cũng có 2 cảnh vệ đi kèm. Gia đình ông mỗi tháng được vào thăm và tiếp tế đồ dùng sinh hoạt một lần. Được biết ông ta đã đề xuất với trại giam xin dùng tiền cá nhân để cải thiện thêm bữa ăn trong đó có rượu vang đỏ, hạnh nhân... nhưng không được trại giam chấp nhận .

Chính trại này đã từng là nơi giam giữ “Bè lũ 4 tên” nổi danh trong Đại Cách mạng văn hóa, gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn (江青、张春桥、姚文元 và 王洪文) khi họ bị bắt.

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Wed 24 Oct 2012, 19:08

Nhà tù Tần Thành ở Trung Quốc

Chúng ta biết rằng: sau khi Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông qua đời, cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản với "bè lũ 4 tên"do Giang Thanh cầm đầu bước vào giai đoạn quyết định. Khi Mao Trạch Đông chết (09/9/1976) được một tháng, đến chiều 06/10/1976 bằng kế 開門缉盜 “khai môn tập đạo” (mở cửa bắt giặc), Hoa Quốc Phong (Thủ tướng), Diệp Kiếm Anh (Nguyên soái-Bộ trưởng quốc phòng), Uông Đông Hưng (người chỉ huy biệt đội 8341, đơn vị phụ trách bảo vệ an ninh cho Trung ương đảng) đã bắt gọn Tứ nhân bang四人帮, chấm dứt thời kỳ đại loạn 10 năm, đưa Đặng Tiểu Bình 鄧小平 trở lại chính trường (Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương và Tham mưu trưởng quân đội), mở ra trang sử mới.

Ngày 25/1/1981, “Tứ nhân bang”四人帮 bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa đặc biệt mở tại trụ sở tại Bộ Công an ở số 1 đường Chính Nghĩa (Bắc Kinh) với tội danh chống Đảng với mức án tử hình đối với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều. Nhưng án được hoãn thi hành 2 năm và sau đó được giảm xuống còn chung thân, tiếp tục được hạ xuống còn 18 năm và đều được giam tại Trại Tần Thành.

Để phục vụ cho việc giam giữ và xét xử những kẻ cầm đầu "bè lũ 4 tên", đội cảnh sát vũ trang đầu tiên của Trung Quốc đã được thành lập ngày 22/3/1978 tại nhà tù Tần Thành (Bắc Kinh). Lực lượng đặc biệt này bao gồm hơn 300 thành viên, được tuyển chọn từ 13 tỉnh trong cả nước. Tất cả đều đã trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về nhân thân và tư cách đạo đức. Họ có nhiệm vụ quản lý những tội phạm đặc biệt: thành viên hai tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh và Lâm Bưu. Nghe nói hồi đó mỗi tù nhân ở Tần Thành bị giam tại một khu vực mang mật danh riêng, Cứ khoảng từ 9 đến 10 giờ, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn... lại lần lượt được đi dạo trong sân nhỏ dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vũ trang.

Tù nhân mang số hiệu "7604", bị giam ở khu vực số 203, rộng khoảng 20 m2 trong trại được 22 nữ cảnh sát áp giải, quản lý, giám sát mọi hành động, ngăn ngừa mọi âm mưu trốn trại, tự sát... chính là Giang Thanh, nguyên vợ thứ tư của Mao Trạch Đông và là kẻ cầm đầu "bè lũ 4 tên". 17/4/1978 là ngày đầu tiên Giang Thanh bị đặt dưới sự quản lý, giám sát của những nữ cảnh sát vũ trang ở nhà tù Tần Thành. Lý Hồng và Vương Quảng Trân phụ trách ca trực đầu tiên. Trong khi bị giam giữ, Giang Thanh vẫn giữ thói quen đội mũ lưỡi trai và mang kính gọng đen, thích tán gẫu và gây chuyện ầm ĩ, thường tản bộ hoặc múa Thái cực quyền.

Đồ ăn của nữ phạm nhân đặc biệt này được chuẩn bị riêng. Ngoài cơm và thức ăn, bà ta còn được dùng hoa quả, sữa...Trong phòng giam có radio nhưng Giang Thanh thích đọc sách báo hơn. Do vậy, bà ta dành phần lớn thời gian cho công việc này. Giang Thanh thường đọc Nhân Dân nhật báo, tạp chí Hồng Kỳ, Tuyển tập Mao Trạch Đông.

- Ba Tiêu sưu tầm và hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
viendung67



Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 04/08/2013

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Mon 19 Aug 2013, 22:51

Chúng tôi xin dẫn lời sư Vạn Hạnh bình luận câu sấm trên cây gạo(thời Tiền Lê),được chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Nội Các bản – triều Nguyễn. Nó có nhiều điểm khác với những lời bình trong nhiều sách vở được phổ biến khác.
  樹                             夭音  
   Thụ căn diểu diểu ,          căn giả bản dã ,            bản do quân dã   ,      diểu yểu âm đồng 
                                         
   đáng tác yểu  .         Mộc biểu thanh thanh,        biểu giả mạt dã  ,           mạt do thần dã , 
                                 當 作 蔶                              
   thanh tinh thanh tương cận  ,                 thanh đáng tác tinh,                             thịnh dã . 
       ,            .         
      Hòa đao mộc Lê tự dã,         thập bát tử Lý tự dã .          Đông A giả Trần thị dã ,
                           
      nhập địa giả Bắc nhân nhập khấu dã.            Mộc dị tái sinh giả,        Lê thị tái sinh dã .
                              ,                  子也
     Chấn cung kiến nhật giả,   Chấn đông phương dã,     kiến xuất dã,          nhật do Thiên Tử dã .
                  西            ,       
      Đoài cung ẩn tinh giả,     Đoài Tây phương dã,       ẩn do một dã,      tinh do thứ dân dã.
                                         子,
     Thử ngôn quân yểu thần thịnh,   Lê lạc Lý thành,                Đông phương xuất Thiên tử,
     西                                    
     Tây phương một thứ dân,       kinh lục thất niên gian,          nhi thiên hạ bình hỹ.
Về Đầu Trang Go down
viendung67



Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 04/08/2013

Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13Mon 19 Aug 2013, 23:24

Tạm dịch : Rễ (của) cây mờ mịt, rễ là gốc vậy, gốc cũng như là vua vậy,chữ Diểu và chữ Yểu cùng một âm,nên viết là Yểu . Hình tướng bên ngoài xanh xanh, hình dáng bên ngoài là ngọn vậy,ngọn cũng như là bề tôi vậy, chữ Thanh gần âm với chữ Tinh ,Thanh nên viết là Tinh, là phồn thịnh vậy.Chữ Hòa, chữ Đao, chữ Mộc (tức là) chữ Lê vậy. Chữ Thập, chữ Bát, chữ Tử (tức là) chữ Lý vậy. Đông A là họ Trần vậy. Nhập địa, là người phương Bắc vào cướp phá.Cây khác lại sinh ra là họ Lê lại sinh ra vậy.Chấn cung thấy mặt trời là: Chấn là phương Đông, thấy là ra vậy. Mặt trời cũng như là vua vậy. Sao( các vì sao) là thứ dân vậy. Ở đây là nói, vua kém đi mà bề tôi lại mạnh lên, họ Lê mất , họ Lý lên thay, ở phương Đông có Vua ra, phương Tây thứ dân không còn, đến năm Sáu Bảy , Thiên hạ bình định .

Theo lời nói này thì không phải câu “Đoài cung ẩn tinh” là ứng với nhà Tây Sơn , như một số nhà bình luận . Bài này chỉ nói về những triều đại chính thống theo quan điểm thời trước . Chữ “ẩn” có sách lại chép là “vẫn”. Hai câu đầu “Thụ căn diểu diểu , mộc biểu thanh thanh” lời bình của sư Vạn Hạnh , theo ý chúng tôi , có vẻ gò ép , ý không được thông .
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sấm & Ký  - Page 32 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 32 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sấm & Ký
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 32 trong tổng số 32 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 17 ... 30, 31, 32

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-