Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Luận Khổ Vui

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Sat 09 Jul 2011, 00:19

Luận Khổ Vui

Tham vì muốn được lắm nguồn vui
Ước được nhiều tiền hội đủ vui
Ái dục mà phai tràn dính khổ
Ân tình lại đậm chạm rơi vui
Hồng trần lợi đến thua rên khổ
Cõi tục danh về được xiết vui
Mặc đẹp ăn ngon quên mất khổ
Gieo trồng quả nghiệp khổ hơn vui

Lão Ni 08.07.2011
(thơ ĐL song ngữ)

Ở trên đời này mọi sự vui khổ.. Nguyên nhân từ ở con người do vô minh hay tỉnh thức mà thành tựu quả nghiệp.. Gốc cội từ "Tam Độc = Tham, Sân, Si" Mà ra..

Nhưng:
Cuộc vui nào cũng có khi tàn.. Sự khổ nào cũng đến lúc phai..
Qua cơn vui rồi đến khổ.. Gặp khổ ắt sẽ trưởng thành..

Bởi vậy mới có câu: " Hữu khổ mới thành nhân" Hay có khổ mới nên người.!
Các bậc hiền trí như: Các vị Phật, Tổ, Thầy.. trong nhiều đời đều trải qua vui khổ..

Rồi sau bao khổ đau mới năng tìm sự giải thoát cho mình mà Tu tập, luyện rèn để đi đến Giác Ngộ.. Và các vị đem kinh nghiệm hiểu biết để dạy lại chúng sanh..! Bí Quyết trừ vui khổ là: Lấy Bi, Trí, Dũng làm căn bản cho mình.. Tức là: Biết tự chủ bản thân.

Người trước nâng đỡ kẻ sau vẫn thường như vậy..

Vẫn biết rằng, chư Phật và Bồ Tát thương chúng sanh như mẹ thương con, nhưng cạnh bên các vị luôn nhã nhặn, khiêm tốn, nhẹ nhàng mà dìu chúng sanh từng bước một.. Vì không khéo lại sanh "Chướng nghiệp" bởi tâm chúng sanh vẫn còn trong vô minh ..

Sau Cơn Mê

Si tham đắm nhiễm khó mà chừa
Cõi tục luân hồi dạ mãi ưa
Đất rộng tiền kho xem vẫn thiếu
Lầu cao bạc bãi ngắm không thừa
Sắc ái ngàn đời dường bọt biển
Dục tình vạn thuở giống mây mưa
Chức vị uy quyền say mộng tưởng
Ăn ngon áo đẹp ngủ hòng vừa

Ăn ngon áo đẹp ngủ hòng vừa
Đắm cảnh thương buồn lệ xối mưa
Nghiệp đổ sầu leo vì phúc thiếu
Duyên sa khổ lún bởi tội thừa
Giao hòa giọng mõ trì sanh thích
Cảm động câu kinh niệm nảy ưa
Vững chãi niềm tin vui giác ngộ
Bình yên xám hối tội rày chừa

08.07.2011 Lão Ni
(thơ ĐL liên hoàn thuận nghịch)

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Sat 13 Aug 2011, 03:15

Tu - Học

Hạnh giữ cần lao xóa bụi đầy
Tâm thiền quán nghĩ phải sao đây.?
Yên lòng dứt khổ mê không cuốn
Tỉnh ý buông sầu đắm chẳng vây
Ở đạo rèn kinh màu hết nhiễm
Trong đời luyện chuỗi sắc thôi lây
Ao châu tỏ rạng do bền vững
Đuốc tuệ soi bừng vạch áng mây

Ngày 13.08.2011 LãoNi


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 17 Aug 2011, 21:47; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Wed 17 Aug 2011, 21:47

Luận Khổ Vui Phattcmn

Phật Thuyết Giảng

Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn trú tại Kosambi, trên bờ sông Hằng, trông thấy một khúc gỗ trôi theo dòng nước, liền nói với các Tỷ kheo:

- Này các Tỷ kheo, nếu khúc gỗ ấy không tấp vào bờ bên này, không tấp vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên cồn cát, không bị con người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị cuốn vào nước xoáy, không bị mục nát bên trong, thì nó sẽ hướng về biển, xuôi về biển, trôi nhập vào trong biển. Vì cớ sao? Vì dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi về biển, trôi nhập vào trong biển.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, nếu các ngươi không tấp vào bờ bên này..., các ngươi sẽ hướng về Niết bàn, xuôi về Niết bàn, trôi nhập vào Niết bàn.

- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giải thích ý nghĩa các ví dụ mà Thế Tôn vừa nêu.
- Này các Tỷ kheo, bờ bên này đồng nghĩa với 6 nội xứ bờ bên kia đồng nghĩa với 6 ngoại xứ; bị chìm giữa dòng đồng nghĩa với hỷ tham bị mắc cạn trên cồn cát đồng nghĩa với ngã mạn bị cuốn vào nước xoáy đồng nghĩa với 5 dục công đức bị con người nhặt lấy nghĩa là sống quan hệ mật thiết với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ đau khổ, tự trói mình vào công việc mà họ phải làm.

Bị phi nhân nhặt lấy nghĩa là sống phạm hạnh với hy vọng: “Với giới luật, khổ hạnh, phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một Phạm Thiên”.

Bị mục nát bên trong nghĩa là thọ tà giới, theo ác pháp, sống bất tịnh, có những hành vi đáng ngờ vực, có những hành động mờ ám được che đậy; không phải Sa môn nhưng hiện tướng Sa môn, không phải phạm hạnh nhưng hiện tướng phạm hạnh, nội tâm hủ bại, chứa đầy dục vọng như đống rác bẩn.

Này các Tỷ kheo, đó là ý nghĩa những ví dụ mà Ta đã nêu trên. (Tương Ưng Bộ kinh, tập IV, phẩm 4, đoạn 4: khúc gỗ, tr.185-7).

Một hành-động làm cho có lệ,
Giữ giới-đức bị ô-nhiễm tệ,
Sống Phạm-hạnh một cách khả-nghi,
Chứng được quả cao, đâu có lẽ!
(Kệ số 312.)
=
VƯỢT THOÁT BỘC LƯU
Thích Nguyên Hùng giảng

Bộc lưu là ngôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn: làm sao vượt khỏi bộc lưu? Lúc đó đức Phật đang ở tại vườn Anàthapindika, tu viện Jetavana.

1. Bộc lưu là dòng thác, dòng nước chảy mạnh. Nghĩa bóng của nó là dòng hữu vi, dòng ái, dòng vô minh, chấp thủ hay dòng sinh tử. Sinh tử như một dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn phăng đi bao kiếp sống của chúng sanh.

Tất cả chúng sanh đang hiện hữu trong dòng thác đó, nếu ‘đứng’ lại sẽ bị nhấn chìm, còn ‘bước tới’ sẽ bị cuốn trôi. Và vấn đề bây giờ là chúng ta làm thế nào để vượt thoát dòng sinh tử này.

2.Trước hết, chúng ta rõ ràng ai cũng đều nhận thức rằng, sinh tử là khổ đau. Đó là sự thật thứ nhất (khổ đế). Là khổ đau, vậy chúng ta hãy để cho dòng chảy sinh tử ấy nhấn chìm hay cuốn trôi?

Nếu chấp nhận để cho nhấn chìm hay cuốn trôi thì không còn gì để nói. (Có đôi khi, con người ta biết rằng hành động như thế, nói năng như thế và suy nghĩ như thế là đưa đến khổ đau nhưng người ta vẫn không nỡ sống cho có hạnh phúc, nghĩa là không nỡ từ bỏ những suy nghĩ, hành động và cách nói năng kia).

Tất nhiên số còn lại, và phần nhiều, đều muốn chấm dứt khổ đau. Tức không muốn dừng lại hay bước tới.
3.Bằng cách nào?
Đứng lại có nghĩa là chấp ngã, ngã sở, cái gọi là ta, của ta và từ đó khởi lên các tâm lý tham đắm, sân hận, chiến tranh… để bảo vệ cái ta, của ta (tập đế). Và như thế, ngay lập tức bị nhấn chìm xuống vũng sâu của khổ đau sinh tử luân hồi.
4.Bước tới cũng như thế. Bước tới là chạy theo ngoại cảnh, chạy theo năm thứ dục lạc, chạy theo những tài danh, thế lợi, là tham ái, ham muốn cuộc đời.

Mặc dù đường đời là chông chênh, những tám cơn gió luôn rít lên từng trận và đôi khi còn tạo nên bão táp thổi rát mặt và cuốn phăng đi sự sống và tan nát cõi lòng nhưng mấy ai không đành lòng để dòng đời cuốn trôi mình đi như dòng nước cuốn trôi củi mục!

5.Người có trí tuệ sáng suốt nhận ra sự thật của cuộc đời và không đành lòng để cho dòng nước tử sinh nhấn chìm hay cuốn trôi đi kiếp sống vốn thật hiếm hoi mới nhặt được này.
Người có trí tuệ càng không thể bằng lòng để bị nhấn chìm hay bị cuốn trôi đi khi biết rằng dòng thác loạn tử sinh ấy cũng do chính mình tạo ra.

Sao ta nỡ bỏ mặc ta lênh đênh trong dòng thác tử sanh do chính ta tạo ra kia chứ? Thật là, một mình mình lại thương mình xót xa. Trong tất cả chúng ta, ai không một lần xót xa như thế khi bất chợt dừng chân trên bước đường danh lợi để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi mình là ai?
6. Đường trần rong ruỗi bấy lâu
Gian truân cơ nghiệp, bạc đầu lợi danh
Một chiều mỏi bước dừng chân
Giật mình mình hỏi chính mình là ai !?
7.Và người có trí tuệ đã dứt khoát hành động vượt qua bộc lưu, vượt qua dòng thác khắc nghiệt này: Không đứng lại, không bước tới Ta vượt qua bộc lưu.

8.Đứng lại và bước tới là cặp đối lập tượng trưng. Còn vô số các cặp đối lập như thế (như thương yêu – ganh ghét ……) đã cuốn phăng hay nhận chìm chúng ta trong biển trầm luân sinh tử.
9.Không đứng lại, không bước tới là không trú vào ngã, ngã sở, không chấp trước, tức rời khỏi tâm lý tham, sân, si, vượt khỏi tham ái dục lạc, cắt đứt năm triền cái và năm hạ phần kiết sử… là vượt qua bộc lưu.

10.Đó cũng chính là câu trả lời cho Trưởng lão Tu-bồ-đề khi Ngài hỏi làm thế nào để phát tâm vô thượng chánh đẳng giác và làm sao điều phục tâm mình? Không đứng lại, không bước tới chính là “vô trú bát nhã”. Và như thế, vượt thoát bộc lưu chính là nhờ sự hành trì và thể nhập ‘vô trú bát nhã’, huỷ diệt ngã chấp cũng ở đó, phát với hành tâm và trú tâm cũng ở đó.

11.Vấn đề chỉ có vậy. Những ai tự cho mình là người có tri thức hãy tự gánh vác đời mình. Và hỡi những người bạn trẻ, chúng ta hãy lên đường vượt dòng thác hung hãn này!

Pháp Cú Kệ


Cắt đứt NĂM là ngũ độn-sử,
Dứt bỏ NĂM là ngũ lợi-sử,
Trau-dồi NĂM là ngũ-lực,
Vượt khỏi NĂM là ngũ phược,
Đó gọi là bực "Vượt Bộc-lưu" .
(Kệ số 370.)Tn
Nghĩa chữ:
- Ngũ độn-sử năm món kết-sử thấp (kết =buộc; sử = sai khiến): (1) thân-kiến, chấp Thân làm Ta; (2) nghi, chẳng tin Chánh-pháp; (3) giới-cấm-thủ, tin theo các nghi-thức cúng-tế tà-đạo; (4) tham; (5)sân,
- Ngũ lợi-sử năm món kết-sử cấp cao: (1) sắc-ái-kết, mê-luyến cảnh sắc-giới; (2) vô-sắc ái, mê-luyến cảnh vô-sắc-giới; (3) mạn, kiêu-căng; (4)trạo, giao-động, bối-rối; (5) vô-minh, si-mê, ngu-tối.
- Ngũ lực năm sức mạnh tinh-thần: (1) tín-lực, niềm tin vững; (2) tinh-tấn-lực, nỗ-lực, cố-gắng; (3) niệm-lực, suy-nghĩ để phá các ác-kiến; (4) định-lực, tâm an-định phá các vọng-tưởng; (5) huệ-lực, trí sáng phá sự ngu-tối.
- Ngũ phược (Phược = lấy dây mà trói buộc) = năm sự trói-buộc; đó là: tham, sân, si, mạn và tà-kiến.
- Vượt Bộc-lưu Bộc-lưu là thác nước, từ trên cao cứ đổ xuống mãi. Bực Vượt Bộc-lưu là hàng Thánh đã phá mười kết-sử, dẹp năm sự trói-buộc, được năm sức-mạnh, tóm lại, đã giác-ngộ và giải-thoát.
=


Được sửa bởi mytutru ngày Fri 19 Aug 2011, 21:34; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Thu 18 Aug 2011, 18:39

Luận Giải

Vượt Thoát Bộc Lưu

Khúc gỗ vô minh nước cuốn trôi
Lên cao xuống thấp mãi luân hồi
Mê say ngũ phược đời chìm mãi
Giác ngộ năm triền đạo chuyển thôi
Luyện ý như trăng dù gió dạt
Rèn lòng tợ núi mặc mây bôi
Bền tâm vượt thoát qua dòng lũ
Đuốc tuệ soi cùng nghiệp dứt lôi

18.8.2011 LaoNi

- Thường con người vì vô minh = như khúc gỗ .. Giữa thác nước trần gian lôi cuốn.
- Vô phước -> không gặp duyên với Đạo Pháp, không có thầy bạn chỉ đường, ác trở thành nghiệp trôi lăn khổ mãi.
- Có phước gặp Đạo biết Pháp gần với thiện trí thức nhắc nhỡ, nhờ vậy mới định tỉnh mà tìm cách vượt qua dòng thác nghiệp tội của thế gian.
Như bài “Thuyết Pháp của Thầy: Thích Nguyên Hùng giảng về đề tài Vượt Thoát Bộc Lưu”

Nữa Thôi

Sầu buồn chợt đến ngẫm xem thôi
Nghiệp đổ duyên mời phải dứt thôi
Định ý dường trăng không khổ nữa
Yên lòng tợ núi hết đau thôi
Dầu gần vạn sắc đừng mơ nữa
Dẫu cạnh trăm màu bỏ ước thôi
Dốt tại vô minh / đời rách nữa
Do mình biết giữ nữa hay thôi

17.08.2011 LãoNi
Thơ ĐL song ngữ



Được sửa bởi mytutru ngày Fri 19 Aug 2011, 21:32; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Thu 18 Aug 2011, 20:53

Đoạn Trừ 5 Triền Cái

(HT. Thích Minh Châu)

Định nghĩa về Thiền trong các kinh điển thường lồng vào trong khung cảnh Giới Định Tuệ, và đề cập đến Định tức là Thiền định, tức là Thiền. Những định nghĩa này có rất nhiều chi tiết và ví dụ, và có thể được phân tích thành những giai đoạn như sau:

- Sửa soạn hành Thiền
- Đoạn trừ các triền cái
- Chứng Sơ thiền cho đến Tứ thiền

( Về sửa soạn hành Thiền

Sau khi thành tựu Giới uẩn, nghĩa là thành tựu hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, hành giả: "Lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.

Sau khi đi khất thực và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt". (Kinh Trung Bộ).

Trong sự sửa soạn hành Thiền, chúng ta thấy rõ hành giả phải giữ Giới, tức là phải sống một nếp sống trong sạch và lành mạnh, mới có thể hành Thiền. Nói một cách khác, hành Thiền chỉ có hiệu quả khi nếp sống của hành Thiền là phải ly dục, ly bất thiện pháp.

Những ai ăn nhiều, ngủ nhiều, tất nhiên khó hành Thiền; những ai say đắm năm dục, say đắm về rượu men rượu nấu, làm các hạnh bất thiện về thân, về lời, về ý, tất nhiên khó hành Thiền. Nói tóm lại, người hành Thiền phải sống một đời sống lành mạnh và trong sạch, thời hành Thiền mới có kết quả ).

Đoạn trừ các Triền cái

1. "Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gội rửa tâm hết dục tham.
2. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gội rửa tâm hết sân hận.

3. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, với tâm hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm hết hôn trầm thụy miên.

4. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gội rửa tâm hết trạo cử hối tiếc.

5. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gội rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp" (Kinh Trung Bộ).

Năm triền cái này có khả năng làm uế nhiễm tâm và làm yếu ớt trí tuệ, nên phải trừ khử để được sáng suốt và để trí tuệ được phát triển. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật có nêu rõ những pháp giúp đoạn trừ năm triền cái này:

"Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi và dục tham đã sanh được đoạn tận...

Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận...

Người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận...

Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã được sanh đoạn tận".

"Này các Tỷ-kheo, như một người mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp, những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia mắc nợ nên ta làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được các nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.

Này các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Này các Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục, người ấy sau một thời gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Này các Tỷ-kheo, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi cảnh nô lệ được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ:

"Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm.

Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bịnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ kheo, cũng như không mắc nợ, như không bị bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như được đất lành yên ổn, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái, khi chúng được diệt trừ".

Như vậy đối với người hành Thiền, năm triền cái có tác dụng như một gánh nặng, như một trói buộc và giải thoát chúng có nghĩa là làm vơi nhẹ những gánh nặng và làm giải tỏa những trói buộc. Khi năm triền cái đã đoạn trừ, người hành Thiền mới thật sự bước vào Thiền định, do một tiến trình diễn tiến như sau, như được diễn tả trong kinh Trường Bộ:

"Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái, hân hoan sanh. Do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an, do thân khinh an lạc thọ sanh. Do lạc thọ, tâm được định tĩnh".


mytutru sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13Thu 01 Mar 2012, 22:07

Si Và Tham

Thuốc Đắng Giả Tật
Sự Thật Mích Lòng
&
Riêng riêng sướng cái thân mình
Rơi buồn món lợi u tình lộ ra
Ai người biết nghĩ lo xa.?
Cái chung ở hậu phải qua luyện rèn
&
Sầu đời gút mắc hẳn nhiên thôi
Khích bác mà chi chuyện đã rồi
Bởi sánh mình hay thua mới tệ
Vì so đấy dỡ đậu nên tồi
Tranh danh phúc mỏng / dèm pha mái
Muốn lợi tài thưa / phỉ báng ngôi
Biếng học hằng khoe mình đắc giá
Văn từ luật phủi mặc ai côi

Lão Ni
01.02.2012

Ghi chú: Thường có câu " Cái Tài Không Qua Cái Phúc " hay còn gọi là:
" Học tài thi phận " .. Ở ngoài đời anh thật có tài.. Nhưng khi đi thi thì anh chẳng đậu.. Nên gọi anh là người "Phúc Mỏng" Bài làm của anh thì hay.. Nhưng anh rớt vì vài lý do thiếu xót..

Còn anh kia ngoài đời anh kém hơn người, nhưng bài thi của anh như hào quang tỏa sáng lúc ấy nên anh được đậu.. Với người hiểu miễn bàn.. Với kẻ vì hậm hực mà muốn so sánh cho hả giận..

Tự mình chuốt hận cho mình
Lòng bi vất bỏ u tình xót xa
Đời còn lắm nổi phong ba
Kính trên nhường dưới mới qua biển sầu

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Luận Khổ Vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Khổ Vui   Luận Khổ Vui I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Luận Khổ Vui
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-