Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 15:06
5 chữ by Tinh Hoa Today at 14:33
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Thơ Sầu Rụng - Trường Tương Tư | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 10. Trường tương tư - Hàn Mặc Tử Tue 05 Apr 2011, 01:46 | |
| 10. Trường tương tư - Hàn Mặc TửTrường tương tư
Hàn Mặc Tử
Hiểu gì không, ý nghĩa của trời thơ Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy Của lời câm muôn vì sao áy náy Hiểu gì không em hỡi! hiểu gì không? Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng Cho trăng xuân tràn trề say chới với Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi; -- Cho em buồn trời đất ứa sương khuya, Để em buồn, để em nghiệm cho ra Cái gì kết lại mới thành tinh tú; Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ, Và tình yêu sao lại dở dang chi, Và vì đâu, gió gọi giật lời đi. - Lời đi qua một chiều trong kẽ lá, Một làn hương mới nửa lừng sa ngã Anh mến rồi ý vị của làn mơ.
Lệ Kiều ơi! em còn giữ ý thơ Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo, Ở xa xôi lặng nhìn anh khô héo Bên kia trời hãy chụp cả hồn anh. Hãy van lơn ở dưới chân Bàn Thành, Cho yêu ma muôn năm vùng trở dậy, Náo không gian cho lửa lòng bùng cháy, Và để cho kinh động đến người tiên, Đang say sưa trong thế giới Hão Huyền Đang trửng giỡn ở bên sông Ngân biếc...
Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt, Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi! Lau mắt đi đừng cho lệ đầy vơi. Hãy mường tượng một người thơ đang sống Trong im lìm lẻ loi trong dãy động. - Cũng hình như, em hỡi! động Huyền Không! Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng, Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa. Em có nghĩ ra một chiều vàng úa, Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru: "Một mối tình nức nở giữa âm u, "Một hồn đau rã lần theo hương khói, "Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi, "Một lời run hoi hóp giữa không trung, "Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng, "Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn".
Đấy là tất cả người anh tiêu tán, Cùng trăng sao bàng bạc xứ Say Mơ, Cùng tình em tha thiết như văn thơ, Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 11. Cô hàng xén - Thạch Lam Tue 05 Apr 2011, 01:54 | |
| Truyện ngắn ''Cô hàng xén'' (trích) - Thạch Lam
Chợ huyện một tháng sáu phiên, Gặp cô hàng xén kết duyên châu trần. (Ca dao)
Cô Tâm bớt mệt hẳn đi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và cô nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bắc vi vút từng cơn.
Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô giẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen, mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên, ẩm ướt. Đi ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra. "À, bác cả Sĩ đã về rồi". Lần nào hàng bác cũng bán hết sớm, bác cũng ra về sớm vì nhà có con mọn. Còn cô, cô cũng có thể về sớm được, vì chợ chiều cũng vắng người mua. Nhưng cô còn cứ vui chị vui em, lần khân ở lại. Chỉ tại con Liên nó cứ giữ mình để về một thể. Bây giờ nó đã về đến nhà chưa? Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm...
Tâm vội vã bước mau. Trước đình, sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng, con sấu đá vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuộc quá. Bỗng cô dừng lại, cô suýt va phải một người ở ngõ rẽ ra. Người kia cũng tránh sang bên, sát vào hàng rào. Nhưng Tâm nhận ra ngay:
- Bác Vỹ đấy ư? Đi đâu mà tối thế.
Người kia tiến một bước, nhìn tận mặt:
- Ai? À, cô Tâm, cô đi chợ về.
Tâm đã bước xa rồi, tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa ngõ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh ẩy cửa, rồi bước vào. Tất cả cái tối tâm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Đây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ, thoáng qua, cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con vá thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân, quấn quýt. Trong nhà, mấy đứa em reo:
- A, a! chị Tâm đã về!
Tâm đặt gánh ở trên thềm. Ánh đèn chiếu ra, cô thấy quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụi. Thằng Lân chạy ra trước nhất, suýt nữa vấp vào cửa bức màn. Rồi thằng Ái, con bé cũng theo ra.
- Quà chúng em đâu, chị?
Nó cúi xuống định lục vào gánh hàng, Tâm vội bão em:
- Ấy chớ để chị lấy cho, không khéo vỡ cả kính.
Cô nhìn xuống ô hàng: mưa chỉ phớt trên kính, chưa việc gì. Hàng không có cái gì ướt.
- Kẹo đây, mỗi đứa hai chiếc.
Chúng nó xúm cả chung quanh chị. Em bé ngoan ngoãn quá, đây phần riêng chị dành cho em đây này. Bỗng tiếng dịu dàng của bà Tú ở dưới nhà đưa lên:
- Tâm con đã về đấy ư?
- Thưa u, vâng ạ.
Bà Tú đến dắt lũ con, khẽ bảo - Chúng mày háu ăn quá, không để chị vào nhà nữa, rồi quay lại Tâm con rửa chân tay rồi đi ăn cơm kẻo đói. Sau về muộn thế, con.
- Thưa u, hôm nay con ngồi chợ Son ạ.
Con ở gái từ nãy ở dưới bếp lên, cứ đứng mãi góp chuyện ở trên thềm. Bà Tú quay ra bảo:
- Kìa, không cất hàng vào cho cô, còn đứng làm gì ở đấy.
Trong nhà ấm cúng, khác hẳn ở ngoài. Ngọn đèn thân mật chiếu trên án thư, những nét vàng đã cũ của câu đối hoàng phi lờ mờ ánh trong bóng tối. Mâm cơm đậy lồng bàn còn để ở giữa phản.
- Con ngồi đây rồi ăn cơm. Trời rét thế này mai nghỉ chợ thôi con ạ. Đi làm gì cho nó khổ.
Em bé nói theo:
- Chị ở nhà với chúng em chị ạ. Mai chủ nhật chúng em được nghỉ.
Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em mến yêu. Bao nhiêu nổi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nhiêu nổi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nẩy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình. Bà Tú lại âu yếm giục:
- Con ăn cơm đi, không đói. Thôi, hãy để đấy rồi bảo con Sen nó cất cho có được không.
Tâm đáp "vâng" nhưng cô vẫn chưa lại ngồi ăn ngay. Cô còn thu xếp hàng đã: hai cái hộp gỗ vuông đựng các thức hàng, và những gói buộc kỹ trong thúng. Tất cả vốn liếng quý báu, bởi nó, cô kiếm lời nuôi các em, giúp đỡ cha mẹ từ ngày trong nhà sa sút đi và ông Tú ở trên tỉnh dọn về. Đã ba bốn năm nay rồi. Ruộng nương chỉ còn hơn mẫu cấy đủ thóc ăn, và căn nhà gạch cũ này, là nhà thờ chung cả họ. Ông Tú từ độ mắt kém cũng không dạy học nữa. Tâm hỏi mẹ:
- Thầy con chưa về cơ, u?
Bà Tú chậm rãi đáp lời con, an phận:
- Thầy con sang chơi bên ông Chánh từ hôm qua, dễ thường còn ở vài ngày mới về.
Hai mẹ con biết rằng có về nhà ông Tú cũng buồn chả biết làm gì, rồi lại đến đi chơi quanh quẩn các người trong làng.
Bữa cơm ngon lành quá. Tâm ngồi ăn dưới con mắt hiền từ và thương mến của mẹ. Các em cô quây quần cả ở chung quanh, hỏi chuyện chợ búa của chị. Tâm ngắm nghía các nét mắt xinh xẻo, những con mắt ngây thơ lóng lánh dưới mái tóc tơ của các em: cô thấy lòng đồng ấm và tự kiêu, lòng người chị chịu khó nhọc để kiếm tiền nuôi các em ăn học. Cô hỏi han sách vở của thằng Lân và thằng Ái, học lớp ba ở trường làng. Ngày trước, thời còn sung túc, cô cũng đã cắp sách đi học, và về nhà lại được ông Tú dạy thêm chữ nho. Nhưng đã lâu, cô rời bỏ quyển sách, để bước chân vào cuộc đời rộng rãi hơn, khó khăn và chặt chẽ. Buôn bán bây giờ mỗi ngày một chật vật, bởi cô vốn ít. Tất cả gánh hàng của Tâm chỉ đáng giá hai chục bạc. Giá nàng có nhiều tiền để buôn vải bán các chợ như Liên...
- Thôi, các em đi ngủ đi, mai còn dậy sớm đi học chứ.
Lân cười, trả lời chị... - Mai chủ nhật cơ mà, chị quên rồi à? Tối nay em thức rõ khuya để nói chuyện với chị.
Nhưng một lát sau, trong căn nhà yên tĩnh, chỉ còn Tâm và bà Tú ngồi trên phản: cô kiểm điểm và xếp đặt lại các thức hàng để mai đi phiên chợ Bằng chính. Những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ, một trăm thứ lặt vặt qua lại trên ngón tay nhỏ bé của thiếu nữ, vừa quý báu lại vừa ít ỏi. Mỗi thứ đối với Tâm có một linh hồn riêng, và cô hàng lờ mờ đoáùn hiểu trong thâm tâm những khó nhọc và công của đã làm thành chúng. Tâm đã thêm vào vài thức hàng mới, bắt đầu bán được ở chợ: phấn xoa mặt, dầu bôi tóc và son thoa môi. Cô ngắm nghía trên tay cái ống sáp con bằng đồng hào rưỡi một cái đựng một chất đỏ thơm làm thắm tươi môi các thiếu nữ ở trên tỉnh về quê, da trắng, môi đỏ, lịch sự và sang trọng. Có lần, một đêm khuya, Tâm đã lấy sáp bôi lên môi mình và ngắm trộm bóng trong chiếc gương tròn nhỏ Cô Ba. Cô hơi thẹn thấy bóng mình trong đó, với đôi môi đỏ như sẫm máu...
- Độ này, hàng có bán được không vậy con?
- Thưa u cũng khá ạ.
Chị Liên bán vải cũng chẳng đẹp bằng. Tâm biết mình xinh nhất chợ. Bọn con trai cứ hay quanh quẩn chỗ cô ngồi và buông lời chòng ghẹo. Nhưng cô không để ý: Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình. Nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà, với lại, trừ phi là cô gái hư hỏng không kể, còn ai ở địa vị nàng cũng tảo tần buôn bán như thế. Làm việc, đối với Tâm, là cái lệ chung của người ta. Cô thấy chung quanh toàn những đàn bà chịu khó làm ăn vất vả để nuôi chồng, nuôi con. Không bao giờ Tâm có nghĩ cho mình, cho cuộc đời riêng của cô.
Nhưng Tâm cũng không khỏi thắc mắc vẫn vơ cho thân thế, Tâm ngửng lên nhìn nét mặt hiền từ của bà Tú, rồi lại quay đi, hơi e thẹn. Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe. Những ngày phiên chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra hàng Tâm mua kim chỉ. Nàng cúi mặt xuống hàng, thấy cái nhìn âu yếm của người con trai ấy đè nặng trên người. Má Tâm phơn phớt đỏ. Câu chuyện ngượng nghịu và gióng một, nhưng nàng thấy tâm hồn say sưa như nhấp rượu.
Người ta bảo đó là cậu giáo trường làng. Vẻ người đứng đắn, có tư cách, chứ không chớt nhả như những chàng trai làng khác. Nhưng nhìn cái áo lương cũ, Tâm cũng đoán cậu giáo nghèo thì phải. Cũng như nàng.
Lúc lên giường nằm, dưới tấm chăn mỏng và lạnh, Tâm còn tơ tưởng mãi đến con người xinh trai ấy. Trong nhà đã ngủ yên tĩnh cả rồi. Trên án thư, bên ngọn đèn Hoa Kỳ, chồng sách và cái ống bút của Lân, Ái che khuất ánh sáng. Các em nàng! Những đứa em thông minh ngoan ngoãn quá. Không biết nàng có tảo tần mãi được để kiếm tiền mua giấy bút cho chúng ăn học không? Tâm mơ màng nghĩ đến sự thành công của các em sau này: đỗ đạt rồi đi làm trên tỉnh giúp thầy mẹ. Nhà nàng lại được sung túc và mát mặt như xưa.
Người chị mộc mạc và âu yếm ấy nghĩ ngợi trong đêm yên lặng. Tiếng trống cầm canh đã quá nửa đêm, nàng mới sẽ thở dài, nhắm mắt ngủ.
Tất cả những nổi lo lắng lui đi và tâm hồn giản dị của thiếu nữ được nghĩ ngơi yên tĩnh.
Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngỏ trong làng, mùi rơm rác và cỏ thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất màu khiến Tâm dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước mau cho chóng đến chợ.
Cái đòn gáng cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó, từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa, tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô: trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn trong nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng. Tâm cứ bước đều chân và đến chợ hãy còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: Những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ, ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.
Không khí giá và trong buổi sáng làm hồng da dẻ và khiến máu chạy mạnh. Tâm thấy vui vẻ nhanh nhẹn trong cả người. Chị Liên với thằng nhỏ gánh vải cũng đã đến rồi. Hai chị em cười nói chuyện trò như đôi chim sẻ:
- Hôm qua mày bán được bao nhiêu? Tao ngồi mãi chỉ bán được cho bà lý có một tấm lụa.
Tâm đáp:
- Thế còn gì nữa, bằng cả ngày lãi của tao kiếm.
Chợ mỗi lúc ồn ào. Người đến họp đã đông. Cái đông đúc và ồn ào khiến cho Tâm như lịm đi. Tiếng người nói, tiếng cười đùa, chửi rủa tràn đầy cả mấy gian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màu. Các hàng quà bánh, các thức hàng rẻ tiền và vụn vặt ở thôn quê, những hoa quả chua chát hái xanh trong vườn nhà và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào ngạt.
Tâm không nghĩ ngợi, lo lắng gì nữa. Sự buôn bán, mặc cả bao bọc lấy nàng như một hơi gió nóng. Tất cả hàng tổng có mặt trong buổi phiên này. Từ những người đàn bà nghèo ăn mặc rách rưới, cho đến các bà tổng, bá lý, váy sồi, thắt lưng đũi và áo bông mền, túi nặng những tiền. Một, hai cô trên tỉnh, chừng con gái ông thừa hay ông chủ ty ở huyện, vui đùa đi lại trong chợ, răng trắng và môi đỏ. Tâm thấy họ hình như vô tâm và sung sướng lắm thì phải: các cô bá vai nhau mua hết thức này thức nọ không tiếc tiền, ngây thơ như con trẻ. Tâm và Liên nhìn nhau mỉm cười.
Gần trưa, cậu giáo ra. Vẫn con người mảnh dẻ và nho nhã trong chiếc áo lương cũ. Bốn mắt nhìn nhau: Tâm má đỏ bừng, tay không biết làm gì. Cậu giáo ngượng nghịu, nửa muốn ngồi xuống bên hàng nửa không dám. Chỉ có Liên là tinh nghịch, sống sượng lại hay nói đùa:
- Kìa ông giáo, mời ông mua hàng của em nó đi.
Rồi cô ngả đầu ra sau cười ngặt nghẽo, trong lúc Tâm đưa mắt trách và cậu giáo sẽ mỉm cười.
Vụ gặt hái xong, cậu giáo bài nhờ người mối lái đến hỏi Tâm. Bà mối là người cô trong họ nhà bà Tú. Sau khi khen ngợi cậu giáo là người chí thú nết na, bà mối bảo:
- Tôi cũng vì tình chị em nói giúp cho cháu nó nên vợ chồng. Cậu giáo tuy nghèo nhưng là con nhà thế gia, ông cụ trước cũng có đi dạy học. Cháu Tâm nó mà về làm dâu nhà ấy thì không còn phải quản ngại điều gì nữa.
Bà Tú cảm ơn và đáp: vâng, bà để cho rồi tôi hỏi cháu xem thế nào đã.
Bà mối cười, vừa đứng dậy vừa trả lời:
- Được nơi xứng đáng, mình bằng lòng thì gả, chứ còn cần gì phải hỏi nó nữa.
Sau khi bà mối về, bà Tú đem câu chuyện hỏi ông Tú, ông bảo:
- Bà xem chỗ nào nên thì gả, không phải hỏi tôi làm gì.
Rồi ông lại xách ô đi chơi sang làng khác. Bà nhìn theo ông, thở dài. Từ ngày trong nhà kém sút đến giờ, ông Tú như người mất hồn, chẳng còn để ý đến công việc gì nữa. Việc trong nhà ông để bà trông nom. Bà nghĩ đến Tâm, âu yếm. Nếu không có nó sớm hôm buôn bán thì bà cũng không biết xoay xở vào đâu. Nhà năm, sáu miệng ăn, lại hai con đi học, hơn mẫu ruộng cấy chỉ đủ thóc dùng. Bà lại chợt nghĩ: nếu Tâm đi lấy chồng thì làm thế nào?
Tuy vậy, buổi chiều hôm ấy, bà gọi Tâm vào buồng, và nói cho Tâm biết, Tâm yên lặng nghe, rồi thưa:
- Con mà đi lấy chồng thì ai đi kiếm tiền cho các em ăn học? Thôi u cứ để con ở nhà buôn bán và trông nom nhà cửa cho thầy u.
Bà Tú nhìn con, thương mến:
- Không được, con gái đến tuổi phải đi lấy chồng, chứ con ở nhà mãi hay sao. U sẽ làm hàng xáo để kiếm thêm chi tiêu trong nhà. Con cứ nghe u đi.
Bà thêm:
- Với lại, không đám nào hơn đám này nữa. Bà cụ đằng ấy cũng hiền lành và cậu Bài là người nết hạnh đứng đắn. Con về nhà ấy thì u mừng lắm. Tâm cúi mặt thẹn đỏ hai má, nàng tưởng đến cậu giáo, con người xinh trai và nhã nhặn, mà mới buổi gặp lần đầu, nàng đã mến yêu ngay. Nhưng bỏ nhà đi lấy chồng? Thằng Lân và thằng Ái lấy tiền đâu mua sách vở học? Nghĩ đến mẹ già phải làm lụng vất vả, lòng Tâm lại không nỡ. Nàng khóc nói:
- Thôi, u cứ để con ở nhà hầu hạ thầy và săn sóc các em. Chúng nó còn bé dại cả, nếu con đi thì ai trông nom nhà cửa.
Nhưng thương con, bà Tú không ngần ngại chút nào. Bà bằng lòng cho Tâm và nhắn tin cho bà mối biết. Bên nhà trai xin cưới ngay trước Tết.
Ngày về nhà chồng, Tâm buồn rầu không biết gì trang điểm. Nàng gọi các em vào trong buồng để từ biệt: Lân và Ái níu lấy cổ Tâm quấn quýt, không muốn rời ra. Nàng âu yếm dặn dò:
- Các em ở nhà chịu khó ăn học nhé, đừng để cho thầy u phải phiền lòng. Rồi tháng tháng chị sẽ gửi tiền về cho các em tiêu.
Tâm ngừng lại, ứa nước mắt không nói được nữa. Nàng xốc em bé lên hôn rồi ra ngoài lễ tạ cha mẹ. Đám rước dâu theo con đường nhỏ trong làng đi ra cánh đồng. Hai bên ngõ, người trong làng đứng xem cô dâu và chú rể mới.
Buổi chiều hôm ấy, trong nhà bà Tú trở nên lạnh lẽo và vắng không. Bữa cơm chỉ có mấy mẹ con ngồi ăn. Lúc thắp đèn, bà Tú gọi con sen lên nói chuyện về Tâm cho đỡ buồn. Thằng Lân và Ái cũng ngẩn ngơ nhớ chị. Không có những buổi tối chờ đợi chị Tâm gánh hàng về, nghe tiếng cười nói vui vẻ của chị và mong đợi chia quà nữa. Chúng ngồi nghe chuyện bà Tú mãi tới khuya rồi gục trên sách ngủ.
Về nhà chồng được vài hôm, Tâm phải đi bán hàng ngay để khỏi mất mấy phiên chợ Tết. Nhà chồng nàng cũng nghèo, nhà cửa không có gì. Cậu Bài dạy học trong làng được dăm bảy đồng bạc lương. Bao nhiêu việc chi tiêu trong nhà lại trông cả vào mình nàng.
Bây giờ gánh hàng trở nên nặng quá trên đôi vai nhỏ bé. Chiếc đòn gánh càng cong xuống và rền rĩ. Ngoài gian sơn nhà chồng nàng phải gánh vác, Tâm còn lo sao phải kiếm đủ tiền để gửi thêm cho các em ăn học. Trong sương muối sớm, xót và giá lạnh, nàng phải bước ra ngõ để đi chợ rồi. Trên con đường nấp mô và đất rắn, Tâm bước những bước nhỏ và mau. Đời nàng lại đi như trước, chẳng khác gì. Những ngày khó nhọc và cố sức lại kế tiếp nhau. Có khi Tâm còn tưởng ở nhà, vẫn còn con gái và buổi chiều nàng sẽ gánh hàng về căn nhà cũ, thấy các em ra đón và nghe tiếng mẹ dịu dàng săn hỏi. Nhưng không, bây giờ nàng không được về nhà mẹ luôn nữa. Gia đình của chồng là gia đình nàng, nàng phải lo tiền cho chồng vụ thuế, những lúc giỗ tết, phải may vá cho Bài: chiếc áo lương mới chàng sắm ngày cưới bây giờ đã bắt đầu bục và rách rồi.
Ngày phiên chợ đối với nàng cũng kém vui. Má nàng hồng hơn, môi nàng thắm thêm, người ta bảo nàng bây giờ đẹp ra hơn trước. Nhưng nàng cần gì những cái đó nữa. Bọn trai không còn chọc ghẹo nàng, và trong lòng nàng cũng không có cái vui tươi như trước. Với nàng, cái thời con gái duyên thắm và chờ mong đã hết rồi. Nàng chỉ còn là một người đàn bà tần tảo hôm sớm để nuôi chồng.
Buổi phiên chợ Bằng, Liên ngồi cạnh nàng nhí nhảnh khoe:
-Này Tâm xem, tôi mới sắm được cái này đẹp lắm.
Liên đưa ra một đôi khuyên vàng cô mới gửi đánh ở trên tỉnh.Tâm cầm lấy ngắm nghía trên tay. Mắt nàng sáng lên. Tâm nghĩ đến những buổi nói chuyện với Liên khi nàng chưa lấy chồng. Hai chị em bàn về những đồ trang sức, và đôi khuyên là cái ước vọng tuyệt đích của hai cô gái quê. Hai người buổi nào cũng nhắc đến, và cùng hẹn nhau dành dụm để sắm một đôi đeo Tết...
-Đẹp quá nhỉ. Chị mua hết bao nhiêu?
Nàng ngẩn ngơ đưa trả lại Liên, yên lặng nhìn bạn mắc vào tai. Tâm nghĩ không bao giờ nàng có thứ ấy nữa. Làm sao dành dụm được chừng ấy tiền, mà nếu có số tiền ấy nữa, nàng cũng còn phải tiêu việc nhà, hay gửi cho các em. Em Lân đã lên học trường tỉnh, sự tốn kém lại tăng thêm. Dạo hè năm ngoái, nó đã lấy của nàng hơn chục bạc. Hôm qua, bà Tú lại nhắn người bảo gửi thêm cho nó để nộp giấy đi thi. Nàng lo quá. Những số tiền nàng cho em là tiền dành dụm riêng của nàng, Tâm phải đưa giấu, sợ mẹ chồng và chồng nàng biết. Nhiều lần Bài đã gắt với nàng vì Tâm không còn tiền đưa. Và những lời của mẹ chồng nàng đã bắt đầu có vẻ đay nghiến và nghi ngờ.
Hai năm sau, Tâm đẻ đứa con trai. Ở cữ được nữa tháng, nàng phải để con cho mẹ chồng chăm nom, rồi lại gánh hàng đi chợ. Mấy năm khó nhọc đã đổi thay hẳn người nàng. Tâm bây giờ không còn là cô gái xinh xắn hồi trước. Nàng già đi nhiều lắm. Đã lâu nàng không còn chú ý đến sắc đẹp của mình và cũng không biết nó tàn lúc nào. Sắc đẹp cũng vô ích cho nàng khi đã có chồng rồi, Tâm thấy mình già và yên tâm trong sự đứng tuổi. Những ngày phiên, nàng nhìn các cô gái với ý nghĩ an phận của người đã qua tuổi trẻ rồi. Bây giờ nàng còn thì giờ đâu trang điểm nữa. Đã có những cô gái khác mới lớn lên, rực rỡ và tươi tắn, cười nói có duyên với những cậu con trai khác. Nhiều khi nhìn vẻ hân hoang sung sướng của họ, Tâm lại nghĩ đến ngày trước kia, hình như đã lâu lắm, nàng còn là cô hàng xén má hồng môi đỏ, e lệ cúi mặt dưới cái nhìn âu yếm của cậu giáo Bài nho nhã và đứng đắn trong tấm áo lương. Thời ấy bây giờ đâu? Chị Liên may mắn đã lấy được chồng giàu, lên buôn bán trên tỉnh, chị ấy vẫn trẻ đẹp như xưa. Tâm khẻ thở dài: bây giờ các chị em bạn cũ không còn ai ở lại để cùng chia sẻ những nổi khó nhọc với nàng.
Tâm rảo bước đi qua cánh đồng, nghĩ ngợi. Đã lâu, nàng không có dịp sang thăm nhà vì bận con mọn và buôn bán. Chiều nay, Lân ở trên tỉnh về, nên nàng đến để gặp em và hỏi thăm ông Tú mệt đã mấy tháng nay.
Cây đa cỗi và cái quán gạch vẫn đứng đợi nàng ở đầu làng. Đường ngõ vẫn lồi lõm vì trâu đi, hai bên vệ vẫn mùi bèo và mùi rạ ướt. Trong làng chẳng có gì thay đổi. Khi nghe thấy tiếng bà Tú âu yếm đón hỏi trên thềm, tiếng thằng Ái và em bé reo mừng chị, lòng Tâm dịu lại như ngày nàng còn gánh hàng về. Tâm bước vào ngồi trên phản bên cạnh mẹ, căn nhà đối với nàng hình như rộng rãi và lặng lẽ hơn trước nhiều.
- Em Lân đâu, u?
- Nó vừa mới chạy đâu sang hàng xóm. Chả biết cần gì mà nó đợi con để xin tiền.
Tâm thở dài:
- Con chả có đồng nào để ra cả.
Bà Tú nhìn con ái ngại:
- Cậu giáo lại thôi dạy học, thì nhà con túng thiếu thật.
Hai mẹ con yên lặng không nói nữa. Tâm thấy mẹ già đi quá, hai mái tóc đã bạc phơ. Bỗng nhiên, nàng thấy đau xót trong lòng, thương mẹ và buồn cho cảnh nhà nghèo.
- Kìa chị đã đến. Em chờ chị mãi từ sáng tới giờ.
Lân ở ngoài bước vào, nhanh nhẹn. Cậu lớn hẳn lên, dáng điệu mạnh mẽ và hơi xấc lấc, rõ ra một cậu học trò lanh lợi trên trường tỉnh, Tâm nhìn em mừng rỡ. Mắt nàng sáng lên vì kêu hãnh có người em như thế:
-Em chơi đâu về? Bao giờ lại lên tỉnh học?
Nàng ân cần săn sóc, hỏi em. Lân trả lời chị qua loa, hơi bực mình về những câu hỏi lẩn thẩn của chị. Cậu nói ngay đến câu chuyện cần:
- Em xin chị một chục bạc để mua sách học.
Tâm hoảng sợ:
- Sao nhiều thế, chị lấy đâu ra. Độ này buôn bán khó khăn lắm, một ngày vài hào chỉ lãi, em bảo chị làm thế nào được...
Thấy Lân có vẻ không bằng lòng. Tâm vội đáp:
- Hãy để thong thả chị lo rồi gửi chị Liên cho em.
- Thế thì lấy tiền đâu mà nộp đơn và mua sách bây giờ. Không có thà rằng ở nhà xong.
Lân vùng vằng đứng dậy bước ra ngoài thềm. Bà Tú ngước mắt trông theo, rồi lại buồn rầu cúi xuống. Tâm nhìn mẹ rồi vội vã bước ra gọi em lại. Nàng dịu giọng, ngọt ngào:
Gớm, chưa chi em đã giận. Có phải chị tiếc em đâu, vì chị chưa có thật.
Lân yên lặng rồi không nói gì, quay mặt đi chổ khác. Lòng chị lại không nở thấy em buồn:
- Thì đây, chị có chục bạc này là tiền lấy hộ cho anh ấy đây. Em cầm lấy rồi chị liệu vay sao cũng được.
Tâm lần ruột tượng lấy ra gói bạc giấy cuộn tròn. Số tiền nàng vừa lấy về định trang trải các công nợ và lo sưu thuế cho Bài. Nhưng thấy vẻ mặt vui mừng của em, nàng quên mất cả những nỗi lo sợ đang chờ nàng.
Lúc Tâm ra về, trời đã tối. Nàng vội vã bước mau để về cho con bú. Sương mù xuống phủ cả cánh đồng và gió lạnh nổi lên: Tâm thu vạt áo lại cho đỡ rét, lần theo bờ cỏ đi. Lòng nàng mệt nhọc và e ngại: lấy đâu mà bù vào chổ tiền đưa cho em? Tâm nhớ lại những lời dằn vặt của mẹ chồng và những câu giận dữ của Bài mỗi khi hỏi nàng không có tiền. Nàng nghĩ lại những ngày buôn bán kém gần đây, hàng họ chẳng ra gì, ngày bán được, ngày không. Tâm dấn bước. Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dày đặ , Tâm buồn rầu và nhìn thấy cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối. |
| | | |
Trang 2 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |