Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chuyện Cổ Tích PG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Mon 05 Apr 2010, 22:59

Tôn kính người già


Ngày xửa ngày xưa, nước Ba La Nại có một phong tục rất tàn nhẫn. Dân chúng nước ấy cho rằng người già là ký sinh trùng của xã hội, họ sống trên đời là một điều thừa thãi, vì chỉ biết tiêu xài lãng phí chứ không biết làm việc.

Những người như thế thì có ích lợi gì trên thế gian này đâu? Xét lại, nếu lấy lương thực dùng để nuôi người già đem nuôi một đứa bé, không phải là có lý hơn sao? Vì thế ở nước Ba La Nại có một điều luật bảo rằng: "Không ai được nuôi dưỡng người già trong nhà, nếu trái luật thì cả nhà sẽ bị xử tử hình".

Một phần để tôn trọng luật pháp, một phần vì vấn đề sinh kế gia đình nên nhà nào cũng như nhà nấy, nói đúng hơn là cả nước đều coi thường người có tuổi. Hễ trong nhà cha mẹ bắt đầu có tuổi là bị con cái đem bỏ giữa núi sâu, làm mồi cho hổ beo hay dã thú ăn.

Điều luật vô nhân đạo như thế về lâu về dài đã trở thành một tập quán, một phong tục. Nhưng thiên tính của nhân loại không thể hoàn toàn bị tiêu diệt, nên có một số người không tán đồng chút nào cách xử sự ấy. Nhưng họ sợ bị trừng phạt, không dám phản kháng lại nên chỉ biết cam chịu khổ tâm đem cha mẹ già lên núi sâu làm mồi cho dã thú.

Lúc ấy trong nước có một vị trưởng giả hạ sinh được một đứa con trai, cha hiền con hiếu, gia đình rất hòa thuận êm ấm. Nhưng những ngày vui trôi mau, vị trưởng giả từ từ tóc đã điểm sương.

Đứa con trai không thể nào nhẫn tâm tuân hành điều luận vô lương tâm như thế, cả nhà cùng nhau tìm ra một giải pháp, đứa con lén đào một cái hầm trong nhà, che mắt quan quân địa phương và hàng xóm, đưa cha mẹ già xuống dưới đó ở, và mỗi ngày đưa thức ăn vật dụng xuống cho cha mẹ dùng.

Ngày lại ngày từ từ trôi qua, người con luôn luôn cẩn thận giữ gìn nên không ai phát giác được bí mật của chàng. Vị trưởng giả lớn tuổi sống dưới hầm, suốt ngày tụng kinh niệm Phật cho qua thì giờ.

Không lâu sau, một biến cố xẩy ra trong nước làm cho nhà vua và nhân dân lo lắng bất an. Số là các nước láng giềng thấy Ba La Nại là một nước không mấy gì có thực lực, trên phương diện chính trị và quân sự không có gì vững chắc, nên mới có ý định đem quân xâm chiếm nước này.

Cho đến nay, sự giao hảo giữa Ba La Nại và các nước láng giềng rất tốt đẹp, họ đã từng hợp tác liên minh, không ai xâm lấn ai. Nhưng lần này họ trở mặt, mà nguyên nhân lớn nhất là họ không chấp nhận được cái điều luật phế bỏ người già của nước Ba La Nại.

Vì thế họ nghĩ ra một cách, trước hết họ gởi một bảng chiến thư, trong đó đặt bốn câu hỏi. Nếu không ai trả lời được bốn câu hỏi ấy, thì các nước sẽ khởi binh khai chiến với nước Ba La Nại.

Khi nhà vua nhận được bảng chiến thư ấy, trong lòng rất lấy làm lo lắng vì cả một triều đình văn võ đại thần, không cai trả lời được bốn câu hỏi này. Cuối cùng chỉ còn cách chép lại bốn câu hỏi, dán khắp các nẻo đường, hy vọng có người học sĩ nào trong nước giải đáp được. Nếu có người nào giải đáp được bốn câu hỏi ấy thì sẽ được vua trọng thưởng vô cùng hậu hĩ. Bốn câu hỏi ấy là:

Trên thế gian này, điều gì trân quý nhất?

Trên thế gian này việc gì làm cho con người sung sướng nhất?

Trên thế gian này, hương vị nào tuyệt diệu nhất?

Trên thế gian này, mạng sống nào kéo dài nhất?

Bảng câu hỏi được dán khắp nơi, một ngày, hai ngày trôi qua rồi mà chưa có ai giải đáp được. Qua tới ngày thứ ba, bỗng có một chàng thanh niên trẻ tuổi đến trình diện, nói là mình biết câu trả lời. Trước mặt công chúng, chàng cầm bút viết xuống:

Thứ nhất, lòng tin là điều trân quý nhất.

Thứ hai, chính pháp làm cho con người sung sướng nhất.

Thứ ba, lời nói thật có hương vị tuyệt diệu nhất.

Thứ tư, trí huệ có mạng sống dài lâu nhất.

Viết xong, những người đang đứng xem tại chỗ nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng. Những vị quan sứ đang đứng canh gác ở đấy lập tức đem các câu trả lời này trình lên vuạ Vua xem rồi lấy làm vui mừng, bèn xuống chỉ cho vời người thanh niên trẻ tuổi ấy vào cung. Vua hỏi ai dạy cho chàng các câu trả lời ấy, chàng thanh niên đáp:

- Chính cha của hạ thần dạy cho hạ thần.

Vua ngạc nhiên hỏi:

- Cha của khanh hiện giờ ở đâu?

- Xin bệ hạ xá tội cho hạ thần trước hạ thần mới dám tâu. Cha của hạ thần tuổi đã cao, nhưng hạ thần không nhẫn tâm đem cha già vứt trên núi hoang. Bốn câu trả lời mới được trình lên bệ hạ là do cha của hạ thần dạy cho, hiện thời cụ đang sống dưới hầm nhà của hạ thần.

Nghe những lời nói sôi nổi kích động của người thanh niên, nhà vua suy nghĩ một lúc và tỏ vẻ hối hận mà nói:

- Ta bậy quá! Ta bậy quá! Mau kêu toàn dân không ai được đem người già bỏ lên núi nữa, đó là một hành động không hợp ý trời! Lương tri ta ám độn nên đã hại không biết bao nhiêu người có trí huệ rồi!

Từ đó trở đi, dân chúng nước Ba La Nại trở nên những người hiếu thảo bậc nhất, biết hết lòng tôn kính người lớn tuổi già nua.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: HOA SEN TRONG NGƯỜI   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Thu 06 May 2010, 08:01

HOA SEN TRONG NGƯỜI

Không có giai cấp khi trong máu người cùng đỏ.
Không có giai cấp khi trong nước mắt người cùng mặn.

Mai hôm ấy, kinh thành Xá Vệ rộn rịp trong cảnh phố phường buổi sáng. Trên các đường lớn ngựa xe tấp nập; từng đoàn người qua lại trong những bộ áo màu sặc sỡ. Các cửa hàng đông nghẹt những người mua.

Tiếng guốc giày của những người quí phái liên tiếp vang lên tạo thành những âm thanh ồn ào náo nhiệt. Nhưng đi sâu vào các đường hẻm thì những cảnh sống hình như vui tươi, giàu mạnh của số đông người trong hai giai cấp Sát Ðế Lợi và Bà La Môn ấy không còn nữa, mà những cảnh bần cùng, đen tối của hai hạng người Tỳ Xá và Chiên Ðà La hiện ra quá rõ rệt: những chiếc nhà lá thấp lè tè, chật hẹp, đóng cửa từ sáng sớm...

Những đứa trẻ đang đùa giỡn chọc ghẹo nhau trên vệ đường. Những người tàn tật nghèo khổ lũ lượt đi từ nhà này sang nhà nọ xin nhờ sự bố thí một cách khó khăn...
Như lệ thường, sáng nay Ðức Thế Tôn vào thành để giáo hóa. Bình đẳng, không phân biệt nghèo, giàu, sang, hèn; Ngài đi hết phố này đến xóm khác.

Ni Ðề, một thanh niên thuộc giai cấp Chiên Ðà La, giai cấp thấp nhất ở Ấn Ðộ, đang gánh một gánh phân chạy lon bon trên con đường xóm, thấy Ðức Phật, chàng bối rối, sợ sệt, vội rẽ qua đường khác và tự thanh trách; chàng nghĩ rằng mình đã sinh vào nơi thấp kém mà còn phải làm những việc đê hèn như thế này nữa, thật là vô phước quá, đồng là người thì tại sao người ta lại dìm nhau trong cuộc sống?

Tuy rẽ qua đường khác nhưng đôi mắt chàng vẫn đăm đăm hướng về hình ảnh trang nghiêm; sáng rực hào quang của Ðức Phật. Một sự ước ao trào dậy trong lòng chàng: Ôi! Biết bao giờ ta được trực tiếp gặp Ðức sáng suốt kia. Càng nhìn lòng chàng càng cảm mộ. Tuy chưa gặp Ðức Phật lần nào, song đức hạnh hoàn toàn của Ngài, chàng được nghe nhiều người kể lại.

Hiểu tâm niệm Ni Ðề qua những cử chỉ rụt rè và đôi mắt đăm chiêu, Ðức Phật bước nhanh về phía Ni Ðề. Thấy Phật đến, Ni Ðề hoảng hốt: Vì tự thấy mình nhớp nhúa không đáng gần Phật, phần sợ người bắt tội nên chàng nhanh chân lẩn tránh.
- Con ôi! Như Lai đến với con đây! Sao con lại tránh? Ðức Phật ở xa nói lại với một giọng trong thanh, êm ái.
Ðể đôi thùng xuống, run rẩy Ni Ðề quỳ thưa:
- Bạch Ngài con không dám... Có điều chi dạy bảo xin Ngài ban cho, xin Ngài đừng đến gần con...
Ðức Phật bước thêm và đến sát Ni Ðề. Ni Ðề cúi xuống và sắc mặt biến xanh, ra vẻ sợ sệt lắm. Nở một nụ cười chan chứa tình thương Ðức Phật nói:

- Con ơi! Không ai có quyền bắt tội con đâu, vì chính Như Lai đến với con, chứ không phải con đến với Như Lai. Hơn nữa Như Lai nay không phải là người trong giai cấp vua chúa như Thái tử Tất Ðạt Ða ngày xưa, mà là người của tất cả chúng sanh, nhất là hạng người đau khổ như con. Như Lai muốn nói với con một vài câu chuyện... Nghe qua những lời nói dịu hiền và có lý của Ðức Phật, Ni Ðề bớt lo sợ và nhìn Ðức Phật một cách kính mến, chàng thưa:

- Chẳng hay Ðức Thế Tôn vẫn đoái hoài đến người cùng khổ này sao? Và con đây cũng được Như Lai dạy bảo và được thật hành theo đạo của Như Lai nữa sao?
Một cách nghiêm nghị Ðức Phật hỏi: Ai đã làm cho các con thắc mắc những điều ấy?
- Bạch Thế Tôn: những đạo sĩ Bà La Môn thường nói chỉ có giai cấp họ và người trong dòng Sát Ðế Lợi mới có quyền thờ kính Hiền Thánh và có quyền giao thiệp với người đồng giai cấp, chứ bọn con thuộc dòng hạ tiện không có phép làm những việc của họ làm và phải trọn đời phục dịch họ...

Ni Ðề muốn nói nhiều nữa song Ðức Phật ngắt lời và hỏi:
- Vậy con không biết Như Lai ra đời để cứu khổ cho chúng sanh bằng cách phá tan những sự mê tín dị đoan, ỷ lại thần quyền và đưa chúng sanh đến cuộc sống bình đẳng và an vui sao?
Thôi, giờ đây, con có muốn sống một đời sống tươi đẹp và rộng rãi không? Và con muốn sống gần Như Lai không?

Sung sướng muốn chảy nước mắt, Ni Ðề đáp: - Ðó là điều mà con tưởng không bao giờ thực hiện được; nếu được Như Lai cứu độ thì đó là một phước lành của con vậy.
Dịu dàng Ðức Phật cầm tay Ni Ðề dắt đến bờ sông gần đấy... Tắm rửa xong, Ni Ðề theo Ðức Phật trở về Tịnh xá Kỳ Hoàn được Phật và Giáo Hội thâu nạp cho là Tỳ kheo, qua một thời gian tinh tấn tu luyện vị Tỳ kheo mới nhập đạo này đắc quả Tu Ðà Hoàn rồi lần chứng quả A La Hán.

Bấy lâu Ba Tư Nặc vương bất bình và không hiểu tại sao Ðức Phật là người của dòng hào thế Thích Ca mà lại độ đệ tử phần nhiều là những người ở hai giai cấp dưới. Nay lại được nghe Ðức Phật vừa độ cho Ni Ðề, ông càng bất bình hơn nữa. "Ðảnh lễ - ai chứ ta không đảnh lễ anh chàng Ni Ðề được...!".

Ba Tư Nặc vương lẩm bẩm như vậy. Càng nghĩ càng tức giận, Ba Tư Nặc vương liền cùng với các vị cận thần đi đến Tịnh xá Kỳ Hoàn để xin Phật đừng độ cho Ni Ðề là Tỳ kheo và từ rày về sau đừng cho những người thuộc cấp hạ tiện (theo quan niệm của ông và những người trong hai giai cấp trên) xuất gia.

Vừa đến tam quan Tịnh xá Kỳ Hoàn, thấy một vị Tỳ kheo đang ngồi trên một hòn đá lớn khâu vá chiếc áo cũ, Ba Tư Nặc vương liền đến nhờ vị Tỳ kheo ấy vào bạch Phật xin cho ông yết kiến. Nhận lời, vị Tỳ kheo liền xuyên qua hòn đá và ẩn mình đâu mất, làm cho Ba Tư Nặc vương và các cận thần hoảng sợ nhưng vô cùng khâm phục! Một lát sau, cũng từ hòn đá ấy hiện ra, vị Tỳ kheo khi nãy trả lời cho Ba Tư Nặc vượng:

- Ðại vương cứ vào, Ðức Thế Tôn đã hứa cho.
Ba Tư Nặc vương bái chào rồi đi ngay vào tịnh xá.
Ðảnh lễ Ðức Phật xong, Ba Tư Nặc vương liền hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Thầy Tỳ kheo vừa xin cho con vào yết kiến là ai và tên là gì mà có thần thông quảng đại như vậy? Thầy đã xuyên qua đá cứng một cách nhẹ nhàng, tự tại...

- Ðại vương! Ấy là Ni Ðề, người gánh phân ở thành Xá Vệ mà ta đã độ cách đây hơn một tháng, nay đã chứng quả A La Hán nên đã có những thần lực như vậy.
Thấy Ba Tư Nặc vương im lặng và ra chiều suy nghĩ, Ðức Phật ôn tồn nói thêm:
- Này Ðại vương! Trong đất bùn nhơ nhớp nở lên những cánh sen đầy hương thơm tinh khiết. Ðại vương có thích và có ưa hái khống?

- Bạch Thế Tôn! nếu là hoa đẹp hương thơm thì không ai không quý và không muốn hái để ngắm nghía và trang hoàng cả.
- Ðại vương! Cũng vậy tuy là người ở trong các giai cấp dưới (ấy là do con người phân chia), nhưng nhờ sự trau dồi đức hạnh, rèn luyện trí tuệ mà trở thành Thánh Hiền thì người trí tuệ có nên cung kính cúng dường không?
- Bạch Thế Tôn! Ðã là Thánh Hiền thì rất đáng cho phàm phu chúng con cung kính cúng dường lắm!

- Lành thay! Ðại vương quả là người sáng suốt biết quý trọng "giá trị chân thật" của con người.
Mặt trời làm tan mây mù ra sao thì những lời của Ðức Phật cũng làm tan những ý niệm khinh rẻ chán ghét Ni Ðề và các người trong hai giai cấp dưới của Ba Tư Nặc vương thế ấy... Bắt đầu từ đó ông vô cùng kính phục tài năng và đức hạnh của Ni Ðề, vị Tỳ kheo mà ông đã gặp ở tam quan.

Ba Tư Nặc vương lại xin Phật cho thỉnh A La Hán Ni Ðề ngày mai vào nội thành để giáo hóa cho hoàng tộc và nhân dân và cũng để ông cúng dường luôn thể. Phật hứa cho, Ba Tư Nặc và các vị cận thần đảnh lễ và trở ra tam quan để trực tiếp cung thỉnh vị A La Hán thần thông tự tại khi nãy.

Ðược vị A La Hán này chấp nhận, Ba Tư Nặc vương vô cùng sung sướng. Trên đường về ông không ngớt tán thán Ðức Phật, đấng hiện thân của bình đẳng và Giáo Hội của Ngài là một đoàn thể đầy đủ tài năng và đức độ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Thu 06 May 2010, 08:19

NAN ĐÀ TÔN GIẢ

Luân hồi nhân quả không sai
Không tu ắt phải đọa đày khổ thân.
Tu là sửa hạnh rèn thân
Luyện cho tâm trí trong ngần như sao
Bớt đi tham ái dạt dào
Bỏ đi cố tật nghiệp chao đảo mình

Ðã mấy năm qua. Từ ngày chứng nghiệm chân lý dưới gốc cây Bồ Ðề, Ðức Phật Thích Ca đã đặt chân lên nhiều kinh thành, nhiều thôn dã, nhiều đất nước để truyền bá đạo Từ Bi. Hàng đệ tử của Ngài càng ngày càng đông.

Trên con đường giải thoát cho nhân loại không biên giới ấy, một hôm kia, Ðức Phật trở về đất nước quê hương, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài thấy nhân loại đáng thương đang chìm trong sự lôi cuốn của cuộc đời có bà con thân thuộc mình, có... em Ngài, Hoàng tử Nan Ðà.

Hoàng tử Nan Ðà là em cùng cha khác mẹ với Ðức Phật. Lúc Phật xuất gia, Nan Ðà còn tấm bé, Nan Ðà chỉ buồn thoang thoảng vì thiếu sự chăm sóc chỉ bảo của một người anh hiền từ. Thế thôi. Và tuổi trẻ cũng mau quên.

Nan Ðà lớn lên trong sự hầu hạ ân cần cẩn thận của cung vua. Không như anh. Nan Ðà buông theo các thú vui. Cuộc đời bó hẹp lại, nhỏ dần trước mắt người thanh niên ham mê sắc dục. Nan Ðà chỉ còn thấy các mỹ nữ trong giọng hát, trong điệu múa, trong những cuộc truy hoan...

Phật trở về giữa sự vui mừng của dân chúng. Ngài ở Tịnh xá và hàng ngày mang bình bát đi khất thực và truyền đạo như trong khi Ngài ở các nước khác. Lối sống bình dị ấy làm mọi người thán phục. Ðời sống của kinh thành xáo trộn.

Vàng bạc không còn là cứu cánh. Lòng thương yêu nhau, thương yêu đến cả các sinh vật được xem là cao quí. Người ta đã thấy những gì chắc thật của cuộc đời, thú vui chỉ là mong manh chốc lát.

Nhà vua đã mở nhiều cuộc bố thí, giảm nhẹ thuế má cho dân chúng.
Về phần Nan Ðà, Nan Ðà cũng cảm thấy vui. Những hình ảnh tươi đẹp của những năm xưa hiện lên. Nhưng trong hai người như có một cái gì khác nhau nhiều lắm, nên Nan Ðà chưa dám gặp Phật.

Nghe những lời ca ngợi về lòng nhân ái, về cuộc sống bình dị của Ðức Phật, Nan Ðà tự đối chiếu với mình. Và đã có lúc chàng nghiệm thấy một cái gì mong manh, chóng tàn trong những cuộc vui say, trên nét nhăn mệt mỏi của những mỹ nữ qua những cuộc múa ca.

Một hôm, Nan Ðà thức dậy sau một giấc ngủ dài mệt mỏi. Mặt trời đã lên cao. Chưa kịp sửa soạn, chàng đã thấy Ðức Phật đang tiến vào nhà. Phật khoác chiếc y vàng, tay cầm bình bát, Ngài đi khoan thai như lùa vào đây tất cả những ánh sáng trong lành của buổi mai.

Phật không khác xưa nhiều lắm, vẫn gương mặt hiền lành nhưng thêm phần sáng suốt. Tất cả những hình ảnh trên diễn ra trước mắt Nan Ðà đang đứng ngây người nhìn. Ðức Phật tiến lạI gần, ân cần hỏi han. Lời nói của Ngài dịu dàng làm cho Nan Ðà nhớ lại những ngày vui vẻ thuở xưa, hồi ấy Nan Ðà nhìn đời một cách đẹp đẽ. Rồi Ngài nói với Nan Ðà:

- Từ lâu, ta vẫn thấy bên trong ra có phụ hoàng và em. Chính trong mục đích giải thoát cho loài người rộng lớn và cho những người thân thuộc mà ta thấy được đạo lý. Ta biết em đang khao khát chân thật. Ta đi trước em, ta đã biết rằng hạnh phúc chân thật không thể tìm ở đâu khác ánh đạo. Ánh đạo ấy ta đem về cho em đây.

Nan Ðà im lặng, cảm động. Người đứng trước mình là anh, là thầy, là ân nhân? Nan Ðà thấy trong người rạo rực một mối tình muốn hướng về đường lành. Chàng cúi xuống thân mến ôm bàn tay của Ðức Phật đang đưa ra nâng chàng dậy. Ðức Phật âu yếm:

- Ðường ta đi sáng như sao nhưng khó khắn trở lực không phải là ít. Mà có sự thành đạt nào không phải mua bằng gian lao, ta đã nghiệm điều đó. Biết em có đủ trí lực để vượt qua không?
Nan Ðà ngẫm nghĩ rồi nguyện theo Phật. Chàng sửa soạn rất nhanh chóng. Phật đã tiến ra cửa. Ngài bước đi, Nan Ðà theo Ngài, tuy lòng đang dâng lên một cái gì âm ấm, trong sáng như ánh nắng và trời đất tươi đẹp bên ngoài. Hai người cùng tiến về Tịnh xá.

Ðến Tịnh xá, Phật bảo các đệ tử săn sóc cho Nan Ðà. Người ta thay chiếc áo gấm xanh và khoác cho chàng chiếc áo nâu bằn vải. Người ta dành cho chàng một phòng rộng ngó ra vườn hoa. Nan Ðà ngồi xuống chiếc ghế mây rồi nhìn ra vườn. Trăm hoa đang mở rộng tung cánh để đón ánh trời, màu hồng tươi mát của đào.

Màu vàng dịu của mai, màu trắng như tuyết của huệ, nổi bật lên trên màu xanh tươi của lá cây. Ðây đó một vài đạo sĩ đang ngồi trên các phiến đá trầm tĩnh niệm Pháp. Trong cái yên lặng, lâu lâu có điểm một tiếng chuông ngân dài.

Nan Ðà thấy một sức sống mạnh mẽ của muôn cây, một sự rạo rực hướng về đạo của con người. Thật là một thay đổi cực kỳ lớn lao trong tâm hồn vị Hoàng tử thanh niên.

Nhưng rồi có những lúc Nan Ðà thiêu thiếu một cái gì. Chàng tiếc rẽ cái áo gấm chăng? Ðâu phải thế! Trước đây cũng có nhiều lần chàng áo ước cởi bỏ nó đi để được mát mẻ. Chàng tiếc một cái gì? Ðó là các sinh hoạt cũ, cái lối ăn chơi say sưa bên cạnh những người vũ nữ có bàn tay ngọc ngà, có thân hình mềm mại.

Ðức Phật thừa hiểu rằng trong một sớm một chiều, Nan Ðà chưa thể giác ngộ được chân lý nên chú ý đến Nan Ðà nhiều hơn các đệ tử khác. Một hôm, có người mời Phật đi thọ trai, Ngài không đưa Nan Ðà đi mà còn kêu đến đưa bình bát cho và dặn nhà múc nước đổ vào cho đầy.

Ðược ở nhà, Nan Ðà là vui thích vì chàng thấy có cơ hội trở về thăm cung điện và các mỹ nữ. Biết như thế là sai lầm nhưng có một sức mạnh nào thúc đẩy mãnh liệt. Dầu sao, Nan Ðà cũng không quên lời Phật dặn "đổ nước vào bình bát" mà chàng không biết đổ để làm gì. Cái bình bát nhỏ bè này, hãy đổ vào một gàu là đầy ngay và rồi sẽ trở về thăm cung điện cũng không muộn. Nan Ðà đem bình bát ra giếng.

Chàng xách lên gàu nước và đổ nước vào. Chàng cẩn thận để nước khỏi đổ ra ngoài. Lạ quá! Gàu nước đồ hết rồi mà sao không thấy nước tràn lên miệng bình. Nan Ðà cúi xuống xem bình bát có bị nứt không. Tuyệt nhiên không một đường rạn nào, lớp men vẫn liền láng. Chàng múc gàu nước thứ hai, thứ ba, thứ tư và liên tiếp nhanh tay đổ vào. Lạ thật, không có nước chảy ra ngoài mà nước đổ vào biến đi đâu cả.

Nan Ðà đã mệt nhoài mà bình bát vẫn không được một tí nào cả. Làm sao để về thăm cung điện? Nôn nả quá, chàng để bình bát ngay bên giếng và vụt chạy đi, hẹn trong lòng chốc trở lại sẽ tiếp tục đổ nước vào.

Chạy được một quảng, Nan Ðà thấy ở xa có đoàn người đi ngược lại. Chàng dừng lại nhìn. Khốn rồi! Chính Phật và đoàn đệ tử thọ trai về. Nan Ðà biết không có cách nào tránh khỏi, bèn nép bên đường, cúi mặt nhìn xuống đất. Phật đến bên Nan Ðà hiền lành bảo:

- Thôi! Trở lại. Em hãy còn lời hứa đối với ta, còn công việc ta giao chưa làm xong. Hãy tự chiến thắng mình mới đi đến đích cuối cùng.
Nan Ðà đi theo Ngài cùng trở về Tịnh xá.
Năm hôm sau, trong cuộc du hành thuyết pháp ở cõi trời, Phật cho Nan Ðà đi theo, Nan Ðà mừng lắm.

Ðấy là một trong những cõi trời đẹp đẽ và hạnh phúc nhất. Không biết bao nhiêu lâu đài tráng lệ nguy nga. Những chiếc bàn, những độc bình bằng thủy tinh muôn màu rực rỡ. Những vườn hoa với các cây xanh mướt, quanh năm hoa nở thắm tươi và tỏa mùi hương nồng ấm. Ánh sáng một màu huyền ảo. Mặt trời không gay gắt, ban ngày vẫn có sao sáng và ban đêm trời luôn luôn sáng, thứ ánh sáng vàng trắng của những đêm rằm.

Phật đưa Nan Ðà đến một cung điện rực rỡ. Các tiên ông râu bạc trắng ra đón tiếp. Phật thuyết pháp cho họ nghe. Trong lúc đó các nàng tiên mời Nan Ðà đi xem khắp nơi.

Chỗ nào Nan Ðà cũng tấm tắc khen ngợi. Rồi các nàng tiên múa cho Nan Ðà xem. Những gương mặt tươi đẹp như chưa bao giờ lo buồn, các điệu múa uyển chuyển như còn gởi mãi trong không gian các đường nét mềm mại. Sau đó Nan Ðà hỏi họ:
- Ai sẽ có vinh hạnh hưởng cảnh sống êm đẹp trong những cung điện ở đây?
Các nàng tiên nhỏ nhẹ thưa:

- Cung điện, vườn hoa, ánh sáng ở đây đang chờ đón một người tên là Nan Ðà, nếu người ấy tu hành được chánh quả.
Nan Ðà sung sướng nhẹ nhõm khi theo các nàng về cung điện.

Trên đường về Tịnh xá, Nan Ðà định hỏi Phật xem lời các nàng tiên nói có đúng không, nhưng không dám, chỉ tự bảo với mình phải cố gắng tu tập. Nhưng biết đến bao giờ mới lên cõi trời sung sướng.

Nan Ðà nôn nả nên thiếu thái độ hiền từ, tĩnh tâm, định trí. Và cái hăng hái của những ngày mới trở về lần lần phai nhạt.
Một thời gian sau, Phật lại chuẩn bị một cuộc đi truyền thuyết xa và Nan Ðà cũng được đi theo. Lần này Phật dẫn chàng xuống địa ngục.

Ðịa ngục bày ta trước mắt Nan Ðà trước những cảnh tượng ghê rợn. Ðây là một người đàn ông bị ép dưới một tản đá khổng lồ. Tảng đá lún dần, lún dần trong tiếng kêu thắt nghẹn trong tiếng răng rắc của bộ xương ngực, xương tay, xương chân đang dập nát.

Ðây là một người đàn bà mang trên đầu một vành lửa đỏ. Tóc của người ấy cũng cháy khét lẹt; và tay bị trói chặt ra phía sau, người đàn bà vừa chạy vừa kêu không ra tiếng người. Nan Ðà biết những hình phạt ấy là do sự tàn ác của họ ở kiếp trước nên im lặng đi theo Phật. Gương mặt của Ngài tỏ vẻ vô cùng thương xót và Ngài cầu nguyện cho họ.

Ðến một đoạn nữa, Nan Ðà thấy trước mặt có năm chảo dầu xếp thành hành dài trước mặt một cái đền tối om. Năm con quỷ đang sắp sửa đun lửa. Trong bốn cái chảo đã có bốn người không rõ là đàn ông hay đàn bà. Lửa đỏ, dầu gần sôi. Người trong chảo vẫy vùng, chồm lên rồi lại rơi xuống. Tiếng kêu của họ tắt đi trong tiếng sôi sùng sục của dầu, tiếng củi cháy phừng phực. Nan Ðà đến gần con quỷ coi chảo dầu thứ năm và hỏi:

- Tại sao trong nầy lại không có người nào?
Con quỷ không nhìn Nan Ðà, chăm chú coi lửa và trả lời:
- Chảo không này cứ đun sẵn, để dành riêng cho một người tên là Nan Ðà nếu người ấy biếng nhác, không lo tu tập.
Nan Ðà giật nẩy mình và không dám hỏi thêm gì nữa.

Từ độ ấy về, Nan Ðà không một chút nào dám xao nhãng việc tu niệm, chàng lo tụng niệm, thuộc làu kinh kệ. Mãi đến chiều chiều, Nan Ðà mới để một ít thì giờ đi dạo ngoài vườn Tịnh xá.

Nhưng có một điều là chàng đến chỗ nào, người chỗ ấy đều lánh đi nơi khác. Nan Ðà bực lắm. Có một hôm Nan Ðà đến gặp Ngài A Nan, Ngài A Nan là em họ chàng và là đệ tử yêu mến nhất của Ðức Phật. Thấy Nan Ðà đến, Ngài A Nan cũng lánh đi nơi khác. Không thể giữ nổi sự bực bội trong lòng, chàng đến trước mặt Ngài A Nan là lấy lời kính cẩn thưa:

- "Xin chú cho tôi biết vì lẽ gì các Ngài và chú lại không muốn gặp tôi. Tôi tưởng đã ở một đạo với nhau, hơn nữa lại là bà con, chú cũng không nên đối xử với tôi như thế".
Ngài A Nan biết không còn cơ hội nào tốt hơn cơ hội nầy để trình bày cho Nan Ðà rõ đầu đuôi nên ôn tồn bảo:

- Chúng ta tuy theo một đạo nhưng mục đích chúng ta không giống nhau. Anh nhắm một mục đích khác. Anh tu hành để được lên cõi tiên, để sống trong hạnh phúc, riêng anh, tu hành vì cảnh khủng khiếp của địa ngục.

Anh Nan Ðà ơi! Mục đích của anh hẹp hòi. Phải lấy sự đau khổ của chúng sinh làm đau khổ của mình, xem thường tài sản và tính mệnh của mình, phát tâm thực hành lục độ để giải thoát vô lượng chúng sanh. Ðó là mục đích của thầy ta, của chúng ta, của những người tu hành chân chính.
Ngài A Nan dừng lại để Nan Ðà kịp suy nghiệm. Rồi âu yếm nhìn Nan Ðà Ngài nói tiếp.
- Anh Nan Ðà ơi! Ðường tu hành còn dài lắm, cho đến khi nào chúng sinh không còn khổ đau. Cho nên không nhìn một mục đích cao rộng, ta sẽ dễ nản lòng thối chí như anh, đã có lần muốn bỏ dỡ công cuộc nửa chừng. Phải can đảm lên anh ạ! Quả lành sẽ đến với chúng ta.

Lời Ngài A Nan đi thẳng vào tâm can, vào trí óc A Nan. Từ đó Nan Ðà công phu tu luyện với mục đích cao quý giải thoát cho chúng sanh và một ngày kia, bước theo A Nan, Nan Ðà trở thành một đệ tử chân chính của Ðức Phật, trở thành Nan Ðà tôn giả đáng kính mến muôn đời của chúng ta.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Fri 07 May 2010, 09:11

Ác Khẩu và Quả Báo

Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.

Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.

Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ: - Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?

Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch : - Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.

Đức Phật trả lời: - Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia. Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:

- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.

Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.

Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi.

Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.

Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.

Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.

Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:

- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.

Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.

Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.

Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo: - Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?

Đức Phật trả lời:

- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.

Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp: - Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?

Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:

- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ.

Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.

Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.

Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.

Mở lời nghĩ trước nói sau
Buông lung cái miệng họa chao về mình
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Fri 07 May 2010, 09:17

Ác khẩu lưỡng thiệt

Ngày xưa có một ông trưởng giả rất giàu có, tiền muôn bạc triệu, tài sản xài suốt đời không hết, vợ lại vừa xinh đẹp vừa hiền đức, nên đã hạnh phúc ông lại càng hạnh phúc hơn.

Nhưng niềm vui của ông ngắn ngủi, hạnh phúc thật vô thường, người ta chẳng thường nói "hoa không nở ba tháng, người không sướng ba năm" hay sao? Chẳng bao lâu sau, vị phú ông này từ từ bước vào hố thẳm của khổ đau. Không ai còn thấy ông với vẻ mặt hân hoan của những ngày hạnh phúc xưa nữa, tại sao vậy? Vì đứa con trai của ông mà ra cả.

Ông lập gia đình một thời gian lâu mới sinh được một đứa con trai, ngày đứa bé ra đời ông vui mừng không kể xiết. Nhưng bất hạnh thay, con ông mới oe oe chào đời là đã mắc bệnh nặng.

Theo lời thầy thuốc chẩn bệnh thì đó là những mụn nhọt độc hại mọc trên da đứa bé khiến nó khóc cả ngày, thế mà danh y nào mời đến cũng đều lắc đầu chịu thuạ Vì thế mà nét mặt ông càng ngày càng ủ dột buồn rầu.

Tội nghiệp đứa bé, rất nhiều thầy thuốc đã bó tay rồi, nó chỉ còn biết đêm ngày khóc la kêu đau, cuộc sống thật là khổ sở.

Tiếng khóc gào rên rỉ của nó làm náo động tới làng xóm, nên người ta đặt tên cho nó là thằng "Khóc Gào". Ngày qua như nước trôi, cuốn đi những năm tháng thơ ấu của Khóc Gào, chẳng bao lâu cậu đã lớn khôn, nhưng bệnh tật trên người thì vẫn chẳng hề bớt chút nào, đêm ngày cậu vẫn đau đớn, ai nghe tiếng rên khóc của cậu cũng phải buồn cho cậu.

Gần nhà cậu có một ông hàng xóm già, nghe tiếng rên la đau đớn của Khóc Gào, trong lòng thấy bất nhẫn, bèn tìm đến nhà cậu thăm hỏi và nói với cậu rằng :

- Tôi nghe rất nhiều người về khen ngợi tán thán rằng tại Kỳ Viên Tinh Xá có một vị Đại Y Vương, bệnh trên thân hoặc bệnh trong tâm của chúng ta Ngài đều có thể chữa trị được hết. Ngài có phương tiện thần thông nhiệm mầu, bệnh của cậu có trầm trọng đến đâu cũng sẽ tức khắc lành, cậu nên mau mau tìm đến Ngài cầu xin chữa bệnh.

Khóc Gào nghe người hàng xóm nói thế, vui mừng vô kể, vội mang tấm thân bệnh hoạn tìm đến Kỳ Viên Tinh Xá xin được gặp Đức Phật.

Khi Khóc Gào nhìn thấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và thân của Phật uy nghi sáng chói, cậu hân hoan tán thán ngaỵ Những đau đớn khổ não của cậu giảm thiểu đi rất nhiều, lập tức gieo năm vóc xuống đất lễ bái Đức Phật.

Đức Phật từ bi chưa từng bỏ rơi bất cứ chúng sinh bệnh khổ nào, nên khi thấy Khóc Gào tới, Ngài rất hoan hỉ, bèn tuyên thuyết cho cậu những pháp môn thù thắng có năng lực diệt trừ tất cả mọi khổ não. Khóc Gào nghe Đức Phật thuyết pháp xong bèn sám hối tội lỗi.

Lúc ấy nhọt độc đã hành hạ cậu trên mười năm qua lập tức tan biến, bệnh khổ của cậu hoàn toàn được tiêu trừ nên tâm cậu sinh khởi niềm cung kính hoan hỉ chân thành, cậu bèn cầu xin Đức Phật cho phép cậu được xuất gia làm tỳ kheo. Cậu tu hành tinh tiến, chẳng bao lâu đắc quả A La Hán.

Các vị tỳ kheo khác thấy tình cảnh của Khóc Gào như thế, thấy đó là điều rất hy hữu, bèn thỉnh Thế Tôn nói về nhân duyên khiến cho cậu phải chịu quả báo lúc trước. Đức Phật giảng cho các đệ tử nghe rằng:

- Vô lượng kiếp về trước, ở thành Ba La Nại có hai vị phú ông nọ. Bình thường hai người đã không ưa nhau và đố kỵ nhau, nên một trong hai người đem rất nhiều vàng bạc châu báu lên dâng tặng nhà vuạ Khi nhà vua nhận những vật cống hiến của ông này rồi, thì rất quý trọng ông.

Vì thế khi ông này phê bình ông kia trước mặt nhà vua, nói rằng "người ấy vô cùng hiểm ác, thường dùng mưu độc ám hại tôi, xin đại vương hãy nghiêm trị người ác để bảo vệ dân lành", thì nhà vua vốn đã nhận vật cống hiến rồi nên không còn sáng suốt nhận định, nhất nhất tin lời ông này và ra lệnh bắt giam, không đếm xỉa tới những lời biện hộ của người kia, còn đem ra tra tấn tàn khốc.

Người này phải chịu tất cả những hình phạt đau đớn nhất, thương tích đầy thân như vẩy cá, phải nhờ gia đình xuất tiền chuộc tội mới thả cho ông về nhà.

Về tới nhà ông suy nghĩ không ngừng, thấy rằng con người vì có thân cho nên mới có khổ, mới bị lắm tai nhiều họa, mình và người kia không hề có oán thù chi mà họ lại có thể hại mình đến mức thân tàn ma dại như thế này. Không lâu sau, ông bỏ vào núi tu hành và thành Bích Chi Phật.

Vị Bích Chi Phật phát tâm đại từ bi, sợ rằng người kia kiếp sau sẽ chịu quả báo đau khổ nên tới nhà người ấy thị hiện đủ loại thần thông, khiến người kia thấy những biến hóa bất khả tư nghì như thế, sinh tâm kính ngưỡng, lập tức thỉnh Bích Chi Phật lên tòa ngồi và chuẩn bị đủ loại thực phẩm đặc biệt để cúng dường và sám hối tội cũ của mình đối với Ngài.

Đức Phật nói đến đây, ngừng một lúc rồi nói tiếp:

- Các ông phải biết cái người sàm tấu với vua chính là tỳ kheo Khóc Gào đã chịu khổ trong kiếp này. Sau, nhờ ân huệ của Bích Chi Phật, sám hối tội lỗi cũ, và nhờ công đức thành kính quy y Tam Bảo nên ngày nay được Như Lai cứu độ, mau đắc quả thánh.

Đừng nghĩ rằng những lời sàm tấu nói ra mà không ai biết. Nghiệp tội không trốn được, dẫu trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng đã phạm tội như thế rồi mà biết sám hối thì có thể được cứu độ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Sun 09 May 2010, 01:41

Bốn loại phước đức


Lúc Đức Phật còn tại thế, có một vị trưởng giả tên là Âm Duyệt, nhà rất giàu có, không có điểm nào đáng phàn nàn trừ một điều là tuổi đã cao mà chưa có đứa con trai nào, nên từ sáng đến tối ông cứ rầu rầu nét mặt.

Nhưng nhờ thiện căn đời trước nên một hôm, liên tiếp bốn loại phúc đức cùng đến với ông trong một lúc. Đó là : thứ nhất vợ Ông sinh được một cậu con trai kháu khỉnh xinh xắn không ai bì kịp ; thứ hai trong chuồng ngựa có vô số ngựa trắng đều đồng thời sinh sản rất nhiều ngựa con khoẻ mạnh ; thứ ba, ông được vua phái người tới tận nhà phong thưởng chức tước ; thứ tư, những chiếc tàu buôn ông gởi ra nước ngoài tìm kho tàng đều về tới bến, thành công mỹ mãn.

Vị trưởng giả hoan hỉ vô cùng, ông nghĩ rằng đó là do chư thiên ban phúc cho mình nên phải tập họp gia tộc lại, làm một bữa tiệc cỗ cao lương mỹ vị cúng tế, tạ Ơn lòng tốt của chư thiên.

Lúc ấy đương nhiên rất nhiều thiên vương cùng bát bộ thiên long và người cõi trời rải rác trong hư không, thấy vị trưởng giả phúc đức đầy đủ như thế, đều âm thầm tán thán. Đức Phật Thích Ca, cũng vì đời trước có chút nhân duyên nên cũng đến trước cửa nhà trưởng giả nói kệ cát tường:

Phúc đức trổ mạnh mẽ
Niềm vui tới một lúc
Do phúc đức đời trước
Nay đến lúc thành thục.

Âm Duyệt trưởng giả nghe pháp âm vi diệu của đức Phật Thích Ca, mừng rỡ chạy ra ngoài cửa cung kính lễ bái mà nói :

- Ngài là vị xuất gia được cả pháp giới này tôn kính bậc nhất, phúc tuệ song toàn nên độ hóa được chúng sinh trong cả mười phương thế giới! Hôm nay biết trước nhà tôi có may mắn vô hạn nên Ngài tới tận đây mà tán dương, lòng tôi thật vô cùng cảm kích!

Nói xong, bèn đem ra những tấm thảm nhung trắng loại thượng hảo hạng ra cúng dường Phật. Đức Phật tiếp nhận rồi bèn chú nguyện cho ông và còn từ bi khai thị rằng:

- Trên thế gian này, ngay trong bản thể của tiền tài vốn đã bị năm loại tai nạn nguy hiểm chi phối, nhưng người ta không biết cái đạo lý này nên cứ mong cầu không chịu biết đủ, tính toán chi li, đến khi chết đồng xu nhỏ cũng không mang theo được.

Tiền tài như thế chỉ đem lại phiền não cho chúng ta mà thôi. Hôm nay nếu trưởng giả dùng cái tiền tài bất an ấy để bố thí cúng dường thì sau này phúc đức và chuyện vui nào cũng sẽ theo nhân duyên đó mà đến với ông.

Trưởng giả hỏi: - Năm tai nạn nguy hiểm ấy là gì?

Đức Phật trả lời:

- Thứ nhất là không biết trước sẽ bị lửa thiêu cháy lúc nào; thứ hai là đề phòng nạn bão lụt không kịp; thứ ba là bị quan quyền dùng áp lực tịch thu mà không làm sao kháng cự; thứ tư là sinh con bất hiếu tiêu phí khánh tận gia sản ; thứ năm là đạo tặc vô tình cướp đoạt.

Trong số năm tai nạn trên, bất cứ tai nạn nào xẩy ra, gia sản cũng sẽ bị tổn thất ngaỵ. Thí dụ nếu có một người phạm tội với quan quyền, thì không những bất cứ của cải nào của họ cũng bị tịch thu mà có thể còn bị giam cầm trong lao tù, cho đến cả bị xử tử nữa cũng không chừng! Lúc ấy, người đó làm cách nào để chống chọi hay bảo vệ tài sản cho được an toàn đây?

Lại nói, kiếp trước có một người đã từng bố thí 7 lần, nhưng mỗi lần bố thí xong là đều vô cùng hối hận tiếc rẻ. Do không bố thí với tâm chí thành nên sau đó, người ấy tuy có vô số tiền của, nhưng cũng bị phá sản 7 lần.

Trưởng giả nghe thế, sinh tâm chí thành bố thí một cách hoan hỉ. Đức Phật nói xong cũng tức khắc quay trở về núi Kỳ Xà Quật.

Đồng một lúc ấy có một vị ngoại đạo tên là Bất Lan Ca Diếp, nghe nói đức Phật chỉ thuyết có một câu kệ cát tường mà được vô số thảm nhung trắng, bèn sinh tâm ganh tị, tìm cách bắt chước làm thử.

Nhưng ông không biết nói kệ nên đến xin Đức Phật dạy chọ. Đức Phật biết trước trưởng giả Âm Duyệt trong tương lai sẽ mất hết tài sản lẫn phúc đức trong cùng một lúc, nên dùng lời khéo léo để khuyên can ngoại đạo, nhưng người này cho rằng đức Phật không chịu dạy cho mình nên cứ theo kèo nài năn nỉ mãi.

Đức Phật có đại thần thông, thấy nhân duyên kiếp trước của Bất Lan Ca Diếp, biết nghiệp chướng không thể tránh được, nên nói với đại chúng tại chỗ rằng: "Tội không tránh được, có nợ phải trả". Rồi Ngài nói lên bốn câu kệ cát tường dạy cho Bất Lan Ca Diếp.

Không lâu sau, trưởng giả Âm Duyệt đã mất hết tài sản trong một trận hỏa thiêu, rất nhiều ngựa con cũng chết cháy trong cùng một lúc, đứa con trai quý bất hạnh yểu mệnh, đồng thời có người ganh ghét sàm tấu ông với vua, nên bao nhiêu chức vị được phong thưởng ngày nào nay đều bị tước lại. Chưa hết, những con tàu ông gởi đi kiếm kho tàng đều bị bão tố lật úp, cả vốn lẫn lời đều chìm sâu trong biển cả.

Đúng lúc ấy Bất Lan Ca Diếp hồ hỡi phấn khởi đến trước nhà trưởng giả, mạnh miệng đọc to lên những câu kệ cát tường. Trưởng giả đang phiền não không có chỗ để phát tiết, đột nhiên nghe những câu kệ cát tường, ngỡ rằng Bất Lan Ca Diếp cố ý chọc tức mình, nổi giận mặt mày đổi màu từ trắng ra xanh, bất chấp hết thảy, thuận tay tóm lấy cây gậy dựng ngay bên cửa đánh Bất Lan Ca Diếp một trận túi bụi.

Đáng thương cho Bất Lan Ca Diếp, trong thoáng chốc bị đòn nên thân, cả người bầm tím mang đầy thương tích, bò lê bò càng đau đớn trở về nhà. Nhưng tuy vậy vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ ngỡ rằng tại đức Phật không chịu dạy kệ cho rõ ràng!

Lúc ấy đức Phật đang ở vườn trúc La Duyệt Tri thuyết pháp, ngài nói với đại chúng rằng:
- Bất Lan Ca Diếp hôm trước tới đây đòi ta dạy cho kệ cát tường, ta khuyên can mà không nghe, hôm nay lại đằng đó bị đả thương rồi !

A Nan hỏi Đức Phật: - Bất Lan Ca Diếp và vị trưởng giả kia có nhân duyên gì với nhau mà bị quả báo ấy?

Đức Phật nói:

- Đó là tại có một nhân duyên rất lâu xa về trước, thời ấy có một ông vua tên là Âm Duyệt. Một hôm vua đang ngủ trưa, thì có một con chim anh vũ bay lên trên mái cung đình mà hót, tiếng hót nghe rất cảm động. Vua nghe nó hót vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, bèn hỏi người xung quanh rằng :

"Đó là loại chim gì, sao nó hót nghe cảm động đến thế ?" Người xung quanh đáp "Có một con chim kỳ diệu, mới bay tới hót ở trên mái cung đình". Vua nghe thế, sai rất nhiều người đi lùng kiếm nó ở khắp mọi nơi. Lùng mãi rồi cuối cùng cũng bắt được, vua vui mừng không kể xiết, bèn dùng ngọc châu cơ, thủy tinh, lưu ly, trân châu, san hô, anh lạc v.v...

rất nhiều châu báu như thế làm lồng cho nó ở, từ sáng tới tối giữ nó mãi bên mình không chịu lìa xạ Về sau có một con chim khác tên là mộc điểu, thấy thế bèn hỏi chim anh vũ rằng: - Làm sao mà bạn được sung sướng tột cùng như thế?

Anh vũ đáp : - Tôi tình cờ hót chơi giải buồn trên mái cung đình, vua nghe được cho rằng nghe cảm động, nên sủng ái tôi như thế.

Chim mộc ganh tức nói: - Tôi có thể hót hay hơn bạn!

Lúc vua sắp ngủ trưa, chim mộc bèn bay trước cung đình hót rầm rĩ, vua giật mình tỉnh giấc, rởn tóc gáy, nổi giận hỏi người xung quanh :"Tiếng gì nghe rùng rợn như thế?" Người xung quanh đáp: " Đó là con chim mộc đang hót trước cửa".

Vua chưa nguôi giận, lập tức ra lệnh bắt nó vặt lông và đánh cho một trận rồi mới thả về. Chim mộc bò ngả bò nghiêng trở về tổ, có rất nhiều chim khác thấy tình trạng của nó như thế thì kinh hoàng hỏi nguyên do, chim mộc không những không chịu nhận sự thật mà còn oán trách chim anh vũ mà nói với đồng loại rằng:

- Tại con chim anh vũ tôi mới ra nông nỗi này! Đức Phật ngừng một lúc rồi lại nói tiếp:

- Âm thanh hay có thể đem lại phúc đức, âm thanh dở thì đem đến tai hoạ. Chim mộc tự làm hại lấy mình mà còn giận lây chim anh vũ. Vị vua thuở ấy chính là trưởng giả Âm Duyệt ngày nay, chim mộc là Bất Lan Ca Diếp trong quá khứ đã ganh tị với chim anh vũ nên bị đánh đập đau đớn, kiếp này cũng lại ganh tức với Phật, cũng lại bị nạn gậy gộc, chính vì cái tâm ganh tị thiêu đốt mà không chịu hối cải!

A Nan hỏi Đức Phật: - Trưởng giả Âm Duyệt đời trước làm công đức gì mà lại được bốn loại phúc báo, và tại sao bây giờ phúc đức ấy lại bị tiêu mất?

Đức Phật trả lời:

- Trong đời trước, lúc còn trẻ, Âm Duyệt tin phụng Phật Pháp, chí thành cúng dường thánh chúng nguyện xin cho được giàu có. Quả nhiên về sau được như nguyện, nhưng khi cưới vợ rồi thì bất hạnh đâm ra đam mê tửu sắc, khinh mạn Tam Bảo. Đã thế còn không có tâm từ bi, không gieo trồng thiện căn, vì thế phúc báo của ông ta tan đi như bóng trăng đáy nước, hoa đốm trong không, biến mất trong nháy mắt.

Sau đó, thật đáng thương, sẽ bị vô hạn thống khổ bức bách, chịu tận cùng khổ báo rồi mới tiêu trừ nghiệp chướng được.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Sun 09 May 2010, 01:48

Đói và no


Có một hôm, Đức Phật dẫn 500 vị tỳ kheo trên đường từ nước Tu Lại Bà đi về thôn Tỳ Lan Nhã, mới tìm chỗ trú ngụ trong một khu rừng ở ven đường.

Thôn trưởng của thôn Tỳ Lan Nhã ngày xưa vẫn tin tưởng phụng thờ đạo Bà La Môn, về sau nghe và biết được Đức Phật có đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, thân phóng ánh sáng và diễn thuyết diệu pháp về vũ trụ nhân sinh, mới đổi qua tin tưởng Phật giáo.

Hôm ấy, nghe Đức Phật sắp đến thôn của mình, bèn nắm lấy cơ hội ngàn năm khó gặp này đến khu rừng nơi Đức Phật đang an trụ, đảnh lễ mà thưa rằng:

- Thế Tôn, con là thôn trưởng của thôn Tỳ Lan Nhã cách đây không xa, nghe Đức Phật giáng lâm con vô cùng vinh hạnh. Vì thế con vội vàng đích thân đến đây cung thỉnh Thế Tôn và chư tỳ kheo đến thôn của con cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, con nguyện đảm trách tất cả mọi sự cúng dường, xin Đức Phật từ bi nhận lời!

- Ta biết ông có lòng thành nhưng đệ tử của ta quá đông, ta không muốn làm gánh nặng cho ông, nên ta nghĩ tốt nhất là thôi vậy, không phiền đến ông.

- Thưa không đâu, bạch Thế Tôn! Tuy làng con rất nhỏ, nhưng con tin rằng cũng đủ sức để cúng dường Thế Tôn và chư tỳ kheo, xin Thế Tôn đừng bận tâm, dầu sao đi nữa cũng xin cho con được phép cúng dường.

Thôn trưởng một mực năn nỉ van xin, Đức Phật chỉ còn cách gật đầu ưng thuận. Thôn trưởng vui mừng cưỡi ngựa về làng lo chuẩn bị mọi thứ.

Ngoại đạo biết được chuyện này, vừa sợ hãi vừa oán hận, bèn dùng nữ sắc đưa vào nhà của thôn trưởng, bày hoa thơm cỏ lạ, hương thơm ngào ngạt, rồi lại bày cỗ bàn rượu thịt ê hề, thắp đèn ánh sáng mờ ảo, người đẹp như mây trời khiến thôn trưởng một khi bước chân vào nhà là tâm trí hoàn toàn ám độn. Trải qua một đêm, sáng hôm sau thôn trưởng căn dặn người nhà rằng:

- Đương lúc thiên hạ thái bình, từ hôm nay cho tới hết ba tháng mùa mưa ta sẽ ở trên lầu cao này nghỉ ngơi, bất cứ chuyện gì, dầu vui hay buồn ta cũng đều không muốn nghe đến. Thôn trưởng bị lọt vào bẫy của ngoại đạo nên hoàn toàn quên bẵng chuyện phải tiếp đãi Đức Phật.

Nhân duyên của làng này đối với Đức Phật hãy còn cạn cợt, lại trúng nhằm một năm mà côn trùng làm hại mùa màng, cả làng bị sa vào cảnh thiếu thốn nên không có một người nào chịu bố thí cho Đức Phật hay chư Tỳ kheo một chút gạo hay một chút nước. Đức Phật và chư tỳ kheo chỉ còn biết nhẫn nhục chịu đựng ở phía bên ngoài thôn Tỳ Lan Nhã.

Lúc ấy có một người buôn ngựa dẫn theo 500 con ngựa từ nước Ba Lợi đi ngang qua đấy, thấy vậy bèn thưa với các vị tỳ kheo rằng: - Con không có bao nhiêu lương thực để cúng dường quý thầy, chỉ có xác lúa mạch cho ngựa ăn, quý thầy có dùng được không?

- Chúng tôi rất cảm tạ thịnh tình của ông, nhưng chưa được Đức Phật hứa khả thì chúng tôi không dám nhận thức ăn của ngựa. Xin đợi chúng tôi vào thỉnh ý Đức Phật rồi mới dám quyết định.

Đức Phật tán thán rằng: - Đã lâm vào cảnh đói khát như thế này mà các ông còn ít mong cầu và biết đủ, không dám làm ngược lại lời giáo huấn của ta, ta rất an lòng. Các ông có thể thọ nhận thức ăn của ngựa mà ông lái buôn cúng dường.

Lúc ấy các vị tỳ kheo mới nhốn nháo lên mà tiếp nhận thức ăn của ngựa. A Nan cũng được một phần, bèn đem lúa mạch ra nghiền thành bột hòa với nước nấu thành cháo đem lên cúng dường Đức Phật. Các vị tỳ kheo cũng xay xác lúa mạch ra rồi nấu lên mà ăn.

Mục Kiền Liên thấy tình trạng đáng thương ấy bèn tâu lên Đức Phật rằng: - Thế Tôn! Con suy nghĩ thật kỹ rồi, ở chỗ này không thể có thức ăn được, con muốn dùng thần thông đi chỗ khác mang ít lúa gạo về!

- Mục Kiền Liên! Không nên làm như thế. Tuy ông có thể dùng thần lực mang thức ăn về, nhưng nhân duyên túc nghiệp không thể trừ diệt được. Chỉ có nhẫn nhục là điều quan trọng nhất.

Mục Kiền Liên nghe lời chỉ thị của Đức Phật, cúi đầu lui đi.

Ba tháng nhẫn nhục chịu đựng cực khổ đã trôi quá, Đức Phật và chư tỳ kheo đói khát nên tiều tụy thấy rõ, nhưng dẫu bị đói khát bức bách đến đâu đi nữa, lòng tin của các vị ấy vẫn không bị lay chuyển mảy may nào. Chư tăng đoàn kết, hòa hợp biết bao!

Qua hôm sau, Đức Phật bảo A Nan: - A Nan! Hãy cùng ta đi gặp thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã xem sao! - Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã đang chìm đắm trong hoan lạc ngũ dục, vừa vặn đứng trên lầu cao nhìn xuống, thấy vẻ tiều tụy của Đức Phật và A Nan trên đường đi tới. Thoạt đầu ông hoang mang như thể không hiểu tại sao, rồi trong chớp mắt, ông thấy đầu óc choáng váng, mặt mày xây xẩm.

Chờ tỉnh táo lại, ông chạy như bay đến trước mặt Đức Phật, khóc lóc thảm thiết: - Thế Tôn! Thật là đáng sợ! Con bị quỷ vương mê hoặc nên mới dám dối trá lừa gạt thánh nhân, con đã gieo trồng vô lượng vô biên hạt giống ác quả! Xin Thế Tôn từ bi lân mẫn con, con không hề muốn điều ấy xảy ra, xin cho con sám hối!

Đức Phật trầm tĩnh đáp rằng: - Đúng vậy! Ông đã trồng hạt giống tội ác, thỉnh đại chúng mà không cúng dường, không phải là ngu si lắm sao? Nhưng ta đã thấy ông phát tâm lúc ban đầu ra sao rồi, nên nếu ông chân thành sám hối thì chỉ có giá trị của sự sám hối ấy là đáng chú trọng mà thôi.

- Nay con đứng trước Đức Phật tối tôn mà sám hối, xin Thế Tôn quan sát tâm con, từ hôm nay trở đi xin cho con được cúng dường trong vòng một tháng, cho con được lấy công chuộc tội.

- Thôn trưởng, ba tháng vừa qua ta an cư ở phía ngoài thôn này không hề dời chỗ. Bây giờ mùa mưa đã qua rồi, có rất nhiều chúng sinh đang chờ mong ta cứu độ, ngay hiện giờ ta đã nghe họ kêu gào tên ta, nên ta phải rời khỏi nơi này lập tức.

- Xin Thế Tôn niệm tình con! Vừa nói, thôn trưởng vừa hướng cặp mắt van nài nhìn sang A Nan đang đứng gần bên Đức Phật, nói tiếp: - Tôn giả A Nan! Xin ngài vào nói hộ con một tiếng! Ít nhất cho con được cúng dường ngày mai, làm một bữa cơm đạm bạc để tiễn biệt, và cho con cơ hội sám hối với chư tỳ kheo!

Đôi mắt từ bi của Đức Phật phóng ra một tia sáng thương xót, Ngài chấp thuận lời cầu xin cuối cùng của thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã.

Suốt ngày và suốt cả đêm hôm ấy, thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã đã chuẩn bị một bữa cơm tiễn biệt rất thịnh soạn, rồi hôm sau dùng tâm tri ân và tâm cung kính đi thỉnh mời Đức Phật và chư tỳ kheo vào thôn.

Cơm nước xong, thôn trưởng đem bốn tấm y bằng vải rất đẹp, cùng một đôi dép cỏ cúng dường lên Đức Phật, và 2 tấm y vải cùng một đôi dép cỏ cúng dường mỗi vị tỳ kheo.

Thôn trưởng và tất cả mọi người trong thôn đưa tiễn Đức Phật và chư tỳ kheo, tay vẫy mà nước mắt ràn rụa, tự than rằng thiện căn của mình quá mong manh nên không cúng dường được Đức Phật cho tử tế đàng hoàng.

Khi Đức Phật muốn ra đi thì không có thế lực, không có lời nói nào có thể ngăn trở được Ngài. Cũng như khi Đức Phật không muốn đi, thì khốn khó nào bức hại đi nữa, Ngài cũng có thể nhẫn nhục mà chịu đựng được.


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 09 May 2010, 02:03; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Sun 09 May 2010, 01:59

Đồng tiền gây phiền lụy


Ngày xưa một vị bà la môn ở Ấn Độ sinh hạ được một cậu con trai tuấn tú đoan chính, nên được cha mẹ hết mực cưng chìu. Cậu bé từ nhỏ đã thông minh lạ thường, hoàn toàn không giống với những đứa trẻ khác. Cậu đã trải qua quãng đời thơ ấu sung sướng hạnh phúc trong nhung lụa, không chút ưu phiền.

Thường thường con người hay bị dục lạc mê hoặc, khi sống một cuộc sống sung sướng thì không thể nào nghĩ đến cái mặt trái đau khổ của cuộc đời, chỉ có bậc siêu nhân mới không bị đọa lạc mà thôi. Thì chính đứa bé con nhà bà la môn ấy có trí huệ của một vị cao nhân, tuy lớn lên trong hoàn cảnh giàu có, nhưng cũng hiểu rõ thế nào là đau khổ, là tội ác của nhân sinh. Vì thế khi cậu thành niên, bèn từ biệt cha mẹ xuất gia làm tỳ kheo.

Một hôm trên đường giáo hóa về, trong một khu rừng cành lá che khuất, thầy gặp một đoàn người đi buôn, họ là những người trên đường ra nước ngoài để làm ăn buôn bán, đi ngang qua chỗ ấy. Lúc ấy trời chạng vạng tối, mặt trời đã vội lặn về tây, đoàn người đi buôn bèn đóng trại để qua đêm tại đấy. Vị tỳ kheo nọ nhìn thấy những cỗ xe lớn nhỏ của họ nhưng không nói lời nào, chỉ chậm rãi đi bộ qua lại ở gần doanh trại mà thôi.

Lúc ấy, từ đầu phía kia của khu rừng rậm, có một lũ cướp kéo đến rất đông. Chúng nghe ngóng biết được có đoàn thương gia sẽ đi ngang chỗ này, nên tính lợi dụng ban đêm để ùa vào cướp bóc tài sản của họ. Nhưng khi chúng đến sát gần doanh trại nơi các thương gia đang ngủ, thì lại thấy có người quanh quẩn dạo chơi ở bên ngoài lều.

Những tên cướp sợ đoàn thương gia này có đề phòng, nên nghĩ phải chờ mọi người ngủ say hết mới dễ động thủ. Nhưng cái người ở ngoài đi qua đi lại ấy suốt đêm lại không vào lều nghỉ ngơi. Trời đã từ từ sáng, bọn giặc núi không làm sao tìm được một lúc sơ hở để ập vào doanh trại cướp bóc, bèn tức giận to tiếng chửi rủa rồi kéo nhau đi.

Đúng lúc ấy, bọn người đi buôn trong trại vừa ngủ dậy, thình lình nghe tiếng ồn ào ở bên ngoài thì vội vàng chạy ra xem, chỉ thấy một bọn cướp núi rất đông tay cầm chùy sắt, gậy gỗ, đang hướng về núi mà chạy đi. Phía ngoài trại chỉ duy nhất có một vị xuất gia, bọn người đi buôn khiếp đảm chạy đến hỏi :

- Đại sư! Ngài có thấy bọn cướp núi không?
- Có chứ! Tôi thấy họ ngay từ đầu.

Vị tỳ kheo trả lời: - Đại sư, đoàn người đi buôn lại hỏi, bọn chúng đông như thế, ngài không sợ hay sao? Ngài đơn độc chỉ có một mình, làm sao có thể địch nổi chúng nó?

Vị tỳ kheo chẳng lộ vẻ chút gì sợ hãi hay lo lắng, điềm tĩnh trả lời:

- Người có tiền thấy giặc cướp mới lộ vẻ sợ hãi. Tôi chỉ là một người xuất gia, trong thân không có lấy một đồng một chữ, thì tôi sợ cái gì? Cái mà bọn cướp muốn là tiền tài và bảo vật, tôi không có một vật gì gọi là đáng giá, thì dẫu có ở rừng sâu hay núi thẳm, cũng không hề có tâm sợ hãi.

Những lời nói của vị tỳ kheo khiến những người đi buôn ấy rất cảm động, nghĩ rằng mọi người sẵn sàng xả mệnh để đổi lấy những vật không thật như kim tiền, còn đời sống bình an, thật sự tự do tự tại thì không ai màng đến.

Vì thế họ bèn phát tâm xuất gia tu hành với vị tỳ kheo. Từ đó, họ thể nhập được ý nghĩa khổ, không của thế gian này, và thấy rằng tiền tài vô thường mà họ mang trong thân là nguyên nhân của biết bao phiền lụy!
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Sun 09 May 2010, 15:33

Bất thối tâm


Thuở xưa có một người, tuy không được ai giáo hóa cho, nhưng vì đụng chạm trong đời, bị chuyện thế sự dầy vò, chuyện thị phi nhân ngã làm cho khốn đốn quá nhiều nên vô cùng phiền não và đâm có những suy nghĩ như sau: một con người trầm luân trong cõi trần lao này, cuối cùng được cái gì?

Trong vũ trụ mênh mông con người bé nhỏ li ti chỉ như một hạt cát của sông Hằng, thế mà suốt ngày tâm trí chỉ dùng trong việc tranh đoạt hoặc lừa gạt dối trá bên ngoài, đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mang theo được gì? Một đời người như thế, thử hỏi có ý nghĩa nào không?

Ông lại nghĩ đến đời sống của người tu, đó là những người làm việc vì chúng sinh, đời sống như thế thì cao cả biết bao! Những người tu ít nhất không bị thế sự trần lao làm cho khốn đốn phiền não, hơn nữa, họ còn có thể đắc được thánh quả của sự giải thoát trong tương lai. Nghĩ đến đây, ông rời bỏ gia đình đi tu làm sa môn.

Vị sa môn này từ sáng sớm đến chiều tối chăm chỉ tu học, không phút nào dám giải đãi. Chỉ cần nhớ lại đời sống của ông lúc trước và cái quả vị thánh mà ông nhắm đến trong tương lai cũng đủ thôi thúc ông chuyên cần học đạo.

Nhưng năm này sang tháng khác đã trôi qua mà ông vẫn chưa chứng đắc được quả vị nào, không lẽ công phu sâu dày như thế mà vẫn không đúng đạo hay sao? Ông càng nghĩ càng lo sợ, hẳn là mình đã lầm đường lạc lối hay đang bị ma phá? Ôi! Chẳng thà trở về nhà làm kiếp phàm phu cho rồi, cần gì phải tu hành khổ sở như thế này!

Ông lấy quyết định sửa soạn bỏ về nhà rồi bỗng lại do dự. Sự thành công hay thất bại có khi được định đoạt chỉ trong một niệm: bỏ đi thì mấy năm cần khổ học đạo vừa qua coi như đổ xuống sống xuống biển, hy vọng ngộ đạo coi như mất vĩnh viễn; còn nếu lấy lại tinh thần để tiếp tục con đường tu hành, biết đâu có thể thành tựu một ngày nào đó chăng?

Trong lúc những ý nghĩ nên đi hay nên ở như thế đang quay cuồng trong đầu ông, thì có một vị thần cây trong núi thấy thế cảm thấy xúc động, vì trong kiếp trước đã từng có nhân duyên với ông. Thần cây rất lo lắng cho ông, biết rằng nếu ông trở về thì sẽ vĩnh viễn trôi nổi trong biển rộng sinh tử.

Thần cây bèn dùng chút thần thông thử thách, biết đâu xoay chuyển được ý chí của ông và giúp cho ông thành tựu đạo nghiệp? Thần cây bèn hóa thành một vị tỳ kheo ni xinh đẹp, ăn mặc diêm dúa, đeo đầy nữ trang châu báu, ưỡn ẹo làm dáng đến trước mặt vị sa môn.

Vị sa môn thấy thế không chịu được, bèn nghiêm sắc mặt lại mà mắng rằng: - Cô là tỳ kheo ni, là người xuất gia học đạo, tại sao lại mặc quần áo của người thế tục? Tại sao lại làm bộ làm tịch để làm quáng mắt người khác?

Hóa nhân tỳ kheo ni trả lời : - Chuyện ấy có quan hệ gì? Quần áo, nữ trang chỉ là huyễn hóa, phấn son chỉ là mầu sắc, thì có gì đáng tham luyến đâu? Tất cả đều là giả tướng, chính thân của ông bộ cũng không đồng một thể hay sao?

Trước mắt thì thấy có tuổi thanh xuân, có sức khỏe dồi dào, nhưng một khi vô thường đến, đất nước lửa gió phân tán rồi, thì chủ của thân ấy ở đâu? Vô tướng, thật tướng, chân như vốn bất sinh bất diệt, biết rõ các pháp bổn lai là như thế thì chứng đạo có chi là khó khăn?

Một con người sống trên thế giới này giống như mặt trăng trên trời vậy: một mình một bóng, đến một mình và đi cũng một mình, trên thân đến không mang một thứ gì và cũng sẽ không một thứ gì trên thân mà đi, không có vật chi thuộc về mình một cách chân thật.

Chúng sinh ngu si, trong những hoàn cảnh hư huyễn không thật mà sinh tham luyến, mê say đến nỗi tự ràng buộc mình vào đó. Không phải cảnh giới mê hoặc con người, mà chính là con người tự đắm chìm vào cảnh giới ; không phải phiền não trói buộc con người mà chính là con người tự đi tìm phiền não để cột ràng mình vào.

Vì mê lầm mà tham ái cảnh vật hư huyễn không thật nên suốt một đời sống như mộng, như say, như si, mà còn ngày đêm oán trời hận người. Họ không hiểu cái khổ không phải là cái gì tự có, mà là do ác nghiệp của chính họ chiêu cảm đến.

Chúng sinh thật đáng thương. Họ ngẫu nhiên tạo được vài nhân thiện, chiêu cảm được vài phúc báo, thế là dương dương tự đắc mà không hiểu rằng phúc báo cũng chỉ là giả tạm.

Một khi nếm cái mùi giả tướng của thế gian rồi tham luyến nó, thì sẽ thấy cái vui sướng rất khó mà đi theo thân mình mãi mãi, ngược lại cái tai họa thì như bóng theo hình, một giây một khắc cũng không rời. Muốn cầu cái vui sướng tự tại vĩnh viễn thì phải liễu ngộ vấn đề sinh tử, phải vĩnh lìa tham dục và tạo tác.

Trong tam giới, dĩ nhiên cũng có những vị được rất nhiều phúc báo ở cõi trời, nhưng những vị này rồi cũng có lúc hưởng hết phúc và phải bị đọa lạc. Pháp Phật có nói : người ở trong gia đình như ngồi trong lao tù, mà cái tầng trời cao nhất của ba cõi cũng chỉ như lao tù.

Chỉ có cái học vô lậu mà chư Phật và chư bồ tát đã tu học, tức là quán chiếu cái tướng "không" của chư pháp, và dừng bỏ cái thấy lệch lạc là có sự sai biệt giữa ta và người, mới là cái cảnh giới thường hằng an vui cứu cánh.

Hóa nhân tỳ kheo ni nói thao thao bất tuyệt một hồi, như một thùng nước sạch dội lên tâm trí của vị sa môn. Ông suy xét kỹ lưỡng ý nghĩa của từng câu nói mới nghe. Đúng thế, cái giả tướng vốn do tứ đại hòa hợp, chúng sinh vì quá ư say đắm cái giả tướng này mà tự hại lấy mình.

Khi giác ngộ được rằng pháp tính vốn là không, con người sống ở trên thế giới này như một du khách đi qua xứ khác chơi, thì nhìn chúng sinh trong mười phương thật sự không thể nói được là có thân có sơ.

Vị sa môn nhờ thế mà tâm hồn trở nên cởi mở, xả bỏ hết mọi quái ngại. Ý nguyện ban đầu kiên cố trở lại, ông chăm chỉ tu học và về sau đắc được đại tự tại.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13Sun 09 May 2010, 15:38

Biết tụng kinh Kim Cang bằng tiếng Phạn


Vợ của quan đại phu Tư Nguyên Thôi Nghĩa, họ Túc, con gái của Túc Khanh. Túc Khanh là cháu của Túc Nghi Xạ.

Túc thị, vợ của Thôi Nghĩa, tuy sinh trưởng trong một gia đình phú quý, nhưng là một người hay ganh ghét, hay sân hận, thường dùng roi vọt đánh đập tỳ nữ, không tin nhân quả luân hồi.

Vào đời Đường Cao Tông Lân Đức nguyên niên, Túc thị theo chồng là Thôi Nghĩa đên sống ở Lạc Dương, tới tháng giêng năm thứ hai thì chết.

Lúc Túc thị còn sinh tiền, có đứa nô tỳ cưng tên là Nhuận Ngọc, vừa đúng 18 tuổi, tuy thuộc giòng tộc man rợ nhưng tướng mạo đoan trang xinh đẹp, mà còn rất thông minh. Chủ nhân cô, Túc phu nhân, không tin Phật Pháp nhưng cô thì lại rất tin.

Qua tháng hai, gia đình nhà họ Thôi thỉnh chư tăng đến dùng cơm chay và đồng thời cầu siêu tuần tam thất cho phu nhân.

Hôm đó, mọi người đang ngồi ăn cơm thì tỳ nữ Nhuận Ngọc bỗng thấy Túc thị trở về, cổ đeo gông, lưng đeo khóa, lại còn bị vài tên ngục tốt kéo đi, nhưng người khác thì lại không thấy gì cả, chỉ có Nhuận Ngọc là thấy được mà thôi. Hồn ma của Túc thị nhập vào người của Nhuận Ngọc, cô này tức thời mở miệng nói bằng giọng của Túc thị:

- Từ khi tôi về làm dâu nhà họ Thôi tính tình dữ dằn, vừa sân hận vừa ganh ghét, thích đánh đập tỳ nữ, không tin nhân quả, nên bây giờ chết phải đọa địa ngục, thọ tội báo vô cùng nặng nề.

Tôi đã phải chịu trăm vạn nỗi thống khổ, hôm nay biết được gia đình tổ chức tuần tam thất, vì tôi mà thỉnh chư tăng và lập đàn chay tạo phúc, vì thế tôi cầu xin quan ngục cho tôi được thả ra một ngày, tạm về nhà xem việc đàn chay, đồng thời nói một vài điều với các con tôi và tất cả mọi người trong nhà, già trẻ lớn bé.

Từ trước tôi sống chung với các người, luôn luôn hung hăng dữ dằn, muốn làm chi là làm loạn làm càn, còn thích dùng roi vọt đánh đập người nhà, ghen tức với những tỳ nữ tốt của chồng tôi. Lúc còn sống tôi luôn luôn tạo nghiệp ác, nên hôm nay chịu quả báo khổ, không biết ngày nào thoát ra được.

Hôm nay tôi xin các con tôi cùng tất cả nhà, nội ngoại thân thuộc, cho tôi được sám hối với từng người một, xin mọi người tha thứ cho tôi.

Xin các con tôi niệm tình sinh dưỡng mà đem tất cả nữ trang, tiền bạc của tôi lúc sinh tiền, thay mặt tôi làm việc phúc đức, thiết lễ trai tăng, cúng dường tăng ni, cho tôi thoát được sự thống khổ.

Làm như thế 7 tuần tức là 49 ngày, trai tăng viên mãn, tôi lại có thể xin quan ngục thả cho tôi ra một ngày nữa, về gặp chồng con nói chuyện. Chồng tôi tính tình cũng nóng nảy, hay nổi giận, sau này không được đánh đập nô tỳ nữa, nên khuyến khích mọi người quy y Tam Bảo, cung kính bậc tôn trưởng, trì giới, chay tịnh, nhẫn nhục, bố thí.

Chuyện tôi muốn nói đến đây là xong, nhưng tôi muốn đem Nhuận Ngọc đi theo tôi xuống địa ngục cho nó xem cảnh tôi bị hành tội như thế nào, thống khổ ra sao, sáu bảy ngày nữa tôi sẽ thả cho nó về nhà.

Tỳ nữ Nhuận Ngọc nói bằng giọng của Túc thị vừa dứt lời bèn ngã lăn ra bất tỉnh không còn biết gì nữa, chỉ có vùng tim là có hơi ấm, ngoài ra khắp cả người đều lạnh như băng, nhưng gia nhân không dám đem cô đi mai táng.

Nhuận Ngọc vừa bất tỉnh, linh hồn cô đi theo Túc phu nhân xuống địa ngục, thấy một cái điện thật to, cửa điện có binh lính đứng canh, có vẻ như là điện của vuạ Cô không dám đứng lại xem xét, đi một mạch tới viện phía đông, lại thấy một sảnh đường, trong sảnh đường có một vị quan lớn, có vẻ như là vị quan phán tội.

Băng qua sảnh đường thì tới đông viện, nơi đây có đủ loại dụng cụ tra tấn, giống như các tranh vẽ về địa ngục mà cô đã từng trông thấy. Tới đây Túc phu nhân nói với Nhuận Ngọc rằng :

- Ngươi hãy xem ta thọ tội thống khổ tới mức nào!

Dứt lời, có ngục tốt với đủ loại hình thù quái dị cùng quỷ la sát v.v.. xông tới, ném thân của Túc phu nhân lên một phiến gỗ lớn, rồi khoa dao mổ lợn cắt bằm loạn xạ, xong lại ném bà vào vạc nước hoặc vạc dầu chiên chiên luộc luộc.

Sau đó Túc phu nhân trở lại nguyên hình, họ lại đưa bà đi các chỗ trong ngục tối, dùng kềm sắt kéo lưỡi, thả quạ sắt tới mổ mắt, ném bà lên giường sắt núi dao, làm mồi cho chim sắt, lửa dữ. Bà chết đi rồi sau đó sống lại để chịu khổ nữa, những cảnh đau đớn như vậy không làm sao nói hết được!

Túc thị phu nhân chịu đủ các thứ hình phạt như thế rồi, bỗng cha bà là Túc Khanh cưỡi tòa sen bằng vàng tím từ không trung hạ xuống.

Lúc còn tại thế, trong suốt thời gian làm quan, Túc Khanh không ăn thịt uống rượu, kiên cữ cả năm loại hành tỏi, thường đọc tụng kinh Pháp Hoa, cung kính Tam Bảo, hiện thời ông đã sinh về thế giới của Phật. Biết con gái đã bị đọa địa ngục, ông bèn xuống cứu giúp.

Túc Khanh nói với con gái rằng: - Lúc còn tại thế, ta thường thường dạy con tin Phật, dạy con đừng sân hận, nhưng con không nghe lời ta nên mới có quả báo ngày hôm nay, nhưng tại sao con lại đem tỳ nữ đến đây nữa?

Túc phu nhân trả lời: - Cũng vì lúc sống con không tin Phật, ngày nay chịu tội, nên con đem tỳ nữ xuống đây chứng kiến cảnh con đau đớn ra sao, để nó về kể lại cho người trong nhà nghe cho họ tin Phật, thế thôi.

Túc Khanh nghe thế, gật đầu rồi nói: - Tuy ta sinh trong cảnh giới Phật, nhưng dẫu có hết sức cũng không giúp đỡ cho con được, con hãy nương nhờ vào sự giúp đỡ nhân duyên phúc đức người nhà con, ta hy vọng ta sau này sẽ hết khổ được vui, con hãy làm thế nhé!

Túc Khanh vừa dứt lời thì trên không trung bỗng nhiên có một vị phạm tăng bay xuống, cũng nói với Túc thị: - Bà không tin nhân quả nên thọ khổ như thế này, nhưng cô gái này thì làm sao đây? Ta muốn dạy cho cô tụng kinh, để người trên dương gian phát lòng tin.

Túc phu nhân nói: - Nó thông minh lắm, có thể học kinh được.

Vị phạm tăng bèn dạy Nhuận Ngọc tụng kinh Kim Cang, nhưng là bằng âm phạn chứ không phải bằng tiếng Trung hoa. Dạy không bao lâu cô đã tụng được trôi chảy, âm vận thành thạo, vị phạm tăng dặn dò cô rằng:

- Cô trở về nhà rồi, gặp người ta thì cô tụng kinh nhưng người Trung quốc sẽ không hiểu là cô tụng những gì. Cô nên tìm một người từ Tây Vực biết tiếng Phạn, rồi tụng cho người ấy nghe.

Người đời bây giờ phần đông tin tà giáo, không tin Phật Pháp. Nếu họ biết cô không học mà tụng được kinh bằng tiếng phạn, họ sẽ sinh lòng tin. Nếu có được một người bỏ tà quy chánh thì đó là nhờ công đức của cô đấy!

Vị phạm tăng nói xong bèn đưa Nhuận Ngọc trở về nhà. Nhuận Ngọc tỉnh lại, liền cho triệu tập người trong nhà, đem cảnh phu nhân thọ khổ dưới địa ngục kể lại tường tận.

Lại sợ con cái của phu nhân không tin, cô kể tiếp việc Túc Khanh đến để cứu giúp phu nhân, và việc phạm tăng dạy cô tụng kinh ra sao, nhất nhất kể hết. Cô còn tụng kinh Kim Cang bằng tiếng phạn, âm thanh rất rành rọt. Cả nhà già trẻ lớn bé thấy câu chuyện chưa từng thấy chưa từng nghe này, không ai là không hồi tâm hướng thiện, tin Phật và chay tịnh.

Rồi cũng tại năm ấy, có bốn vị phạm tăng từ Tây Vực đến Trung quốc, đem theo một mảnh xá lợi xương đỉnh đầu của Phật. Tướng quân Tiết Nhân Quỹ bèn thiết trai cúng dường trong nhà. Người trong quyến thuộc của tướng quân cùng rất nhiều quan viên cùng đến dự tiệc chaỵ Một vị quan nói:

- Nhà của đại phu Thôi Tư Nguyên có đứa tỳ nữ Nhuận Ngọc biết tụng kinh Kim Cang bằng âm phạn, chúng ta nghe không ai hiểu, hay là mời cô ta đến đây tụng cho các vị phạm tăng này nghe?

Tiết tướng quan bèn sai người mời Nhuận Ngọc đến, cô tụng kinh cho bốn vị phạm tăng nghe, họ nghe rồi tỏ vẻ kinh ngạc và chắp tay khen ngợi cô, tấm tắc cho là chuyện hy hữu, hỏi rằng:

- Làm sao người nhà Đường có thể tụng kinh bằng âm phạn? Người thông dịch viên đem chuyện của Nhuận Ngọc ra kể hết cho các vị phạm tăng nghe.

Nghe xong, họ vô cùng kinh dị và tán thán. Các vị quan cùng người tăng kẻ tục trong bàn tiệc, không ai là không sinh tâm hy hữu. Tiết Tướng quan đem sự việc này tâu lên vua Cao Tông, vua tức thời hạ chiếu thư khuyến khích quân quan thần dân đều nên tin Phật pháp, vì thấy rằng trong tất cả các vị thánh hiền, Phật và Bồ Tát là những bậc cao tột nhất.

Do đó, các quan văn võ cùng trăm họ trong dân gian không ai là không tin Phật pháp.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện Cổ Tích PG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» SONG TỬ LẠC LOÀI .
» Chuyện tình Hoa Lưu Ly - Ái Hoa
» Chuyện Vui Buồn
» Những bài thơ bất tử 3 - Giây phút chạnh lòng
» Chuyên vui có thật
Trang 4 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-