Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chuyện Cổ Tích PG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 00:35

Vui Trong Đau Khổ

Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau. Thấy vậy, Ðức Phật nói mấy bài tụng sau đây:

"Người đi chăn đưa roi chăn, lùa bầy bò; Cũng như thế già chết chăn nuôi và lùa kéo sinh mạng đi mà nào ai có biết!

Xưa nay, hàng trăm hàng ngàn người chứ không phải một, chứa chất của cải cho lắm, cung dưỡng thân thể cho nhiều, nhưng rồi không ai khỏi điêu tàn chết chóc.

Sống nghĩa là ngày đêm sinh mạng bị công kích, bị tước dần, cho nên sự sống bị tiêu mòn đi in như bờ đất bị nước soi lở".
Lúc về Tịnh xá, tôn giả A Nan bạch Phật

- Bạch Thế Tôn! Vừa rồi trên đường về Ðức Phật có nói ba bài tụng nhưng chúng con không hiểu hết ý nghĩa, xin Thế Tôn từ bi chỉ giáo cho.
- A Nan! Trên đường về vừa rồi ông có thấy người lùa bầy bò không?
- Bạch có.

- Người ấy là người thợ thịt. Bò của anh ta có đến ba ngàn con, cứ ngày lùa ra ngoài thành tìm nơi cỏ tốt cho ăn rồi lựa con nào to béo thì làm thịt để bán. Giết hơn một nữa rồi mà bầy bò ấy không con nào biết số phận của mình ra sao cả. Chúng vẫn thản nhiên vui vẻ, húc nhau, nhảy vọt, kêu rống, ăn chơi... Ta cảm thương chúng nó nên mới nói mấy bài tụng vừa rồi.

Nhưng A Nan nầy! Có phải riêng chỉ người chăn bò và bầy bò ấy mới như thế đâu, nhân loại cũng có lắm người vùi mình trong hoàn cảnh tương tợ như thế.

Họ chấp trước "Bản Ngã", không biết bản ngã chỉ là sự chuyển biến liên tiếp, vì thế, họ tham lam dục lạc cung dưỡng thân xác, rồi sung sướng khoái chí họ sát hại lẫn nhau, húc chết sự sống của nhau mà không biết là mình đang húc nhau với cái chết!

Trong khi đó, bên cạnh sự sống, vô thường chết chóc lanh lẹ tiến đến, thế mà họ vẫn ngang nhiên không hay không biết, có khác gì bầy bò kia?

Phật dạy như thế, trong số được nghe có những người xưa nay cung dưỡng thân thế quá đáng liền tỉnh ngộ, tự cố gắng khuyến khích mình sống theo sự thật. Nhờ thế, nên không bao lâu họ đều chứng
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 02:16

Một đoá sen cho topic của MTT. pls

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Hoa_se10
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 13:27

Kính Tỷ tứ trụ trong lòng muốn đăng lâu rồi nhưng cứ lo lắng ngần ngại.. Hôm nay chắc đã đủ duyên tứ trụ mạnh dạn đăng cho mọi người xem, cũng có những điều hay lắm.. tt kính Tỷ chúc Tỷ luôn khỏe vui an lạc.. :bong:
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 13:36

Đức Phật Với Con Voi Dữ

Thời kỳ Phật hành đạo tại thành Vương Xá, kinh đô của Vua A Xà Thế, vua A Xà Thế rất tham lam hung bạo, đã sát hại vua cha để dành ngôi báu. A Xà Thế lại hay thù ghét và manh tâm làm hại những kẻ trung lương nên thường lập vây cánh bè đảng làm hậu thuẫn.

Trong số bè cánh nhà vua lại có Ðề Bà Ðạt Ða em họ Ðức Phật. Vị này cũng sẳn lòng ganh tỵ với kẻ khác, thấy Ðức Phật được nhiều người cung kính, Ðề Bà Ðạt Ða cũng giả cách tu hành như Phật, nhưng không hề được ai cung kính, nên tức giận muốn tìm cách hại Phật. Nhưng những điều không may có bao giờ đến với những người có lòng từ bi cao cả, đấng Giác ngộ đã tu hành trong nhiều kiếp.

Nhưng chứng nào tật nấy, ông liền liên kết với vua A Xà Thế cầu xin nhà vua cộng tác trong việc sát hại Phật. Nhờ sự bằng lòng của nhà vua, nên Ðề Bà Ðạt Ða đến tại sở nuôi voi năn nỉ với bọn nài: "Ta đây là bạn thân với nhà vua, các người giúp ta việc này, ta sẽ xin nhà vua cho lương cao chức lớn. - Sáng mai thầy Gotama (Ðức Phật) sẽ đi trì bình khất thực qua đây, các ngươi cứ việc thả voi hung dử Nalagiri ra để làm thịt thầy".

Sáng hôm sau, Ðức Phật cùng một số đệ tử đi vào thành Vương Xá để trì bình khất thực, trông thấy bóng Ngài, bọn nài thả voi Nalagiri ra. Dân chúng nội thành phải tán loạn, dày xéo nhau mà chạy, lo sợ cho tánh mạng của mình, kẻ leo lên cây người núp ở tường cao nhà kín. Sau khi đã tìm được chỗ ẩn núp chắc chắn, những con mắt hiếu kỳ hay lo sợ cũng cố tình mắt để nhìn cho được sự việc sắp xảy đến.

Voi thấy bóng người đàng trước, nó cong đuôi, thẳng vòi chống tai xông tới như vũ bão. Các vị đệ tử thấy cơ nguy mới bạch với Ðức Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con voi Nalagiri nó có tánh hung dữ và thù ghét loài người đã đến nơi kìa! Ðức Phật vẫn thản nhiên dạy rằng:

- Này các Tỳ kheo, các người không nên sợ hãi. Không bao giờ một vị Chánh Giác phải chết vì một tai nạn ghê gớm như thế. Những đấng Như Lai chỉ tịch diệt khi thì giờ đã đến bằng cái chết tự nhiên và vẫn sống mãi trong tâm linh mọi người.
Trong khi ấy có tiếng bàn tán nhỏ to của mọi người đang ẩn núp. Những kẻ thiếu đức tin, u mê cho rằng: đó là một sự hy sinh vô lý, nên thốt ra những câu đầy mỉa mai:

- Chà, uổng quá, vị Sa môn kia trẻ đẹp như thế mà lại hy sinh cho con voi hung dữ giết hại thì thiệt là một việc dại khờ.

Nhưng nhóm người có đủ đức tin hơn là hiểu biết chân lý đôi chút thì cho rằng: đó là một cuộc thử thách, sự tranh đấu giữa loài vật với vị Từ phụ của loài người.
Voi hung hăng đã phóng tới trước mặt Ðức Phật, mọi người phập phồng lo sợ.

Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên đem tất cả lòng Từ bi vô lượng để đối lại với sự hung dữ của con voi. Voi như bị một sức thôi miên huyền bí, từ từ hạ vòi và quỳ ngay trước mặt Ngài.

Ðức Phật dịu dàng thoa vào đầu quy y cho voi và nói:
- Này voi ơi! Ngươi nên ăn ở hiền lành để đạt đến an vui chớ nên hung hăng như trước nữa.

Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào châm Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biến ăn năn và xin phục thiện. Ðoạn cúi đầu đảnh lễ Ngài rồi trở về chuồng cũ.

Từ đó về sau voi Nalagiri trở nên hiền lành dễ thương. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Ðề Bà Ðạt Ða biết hối hận! Vua A Xà Thế biết trở về với Chánh Pháp.
Tiến Mạnh / chép lại
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 14:04

CẶP MẮT THÁI TỬ CÂU NA LA

Tạo một nghiệp nhân gì, dù lâu đến trăm ngàn kiếp cũng không mất, hễ đủ nhân duyên rồi, thì mình phải chịu quả báo.

Thuở xưa ở Ấn Ðộ có một ông vua tên là A Dục trị dân rất công bình. Hồi còn trẻ, tính Ngài hay giận dữ nhưng dần dần Ngài trở nên hiền từ dịa dàng. Nhờ gương sáng của Ngài, nhờ huấn dụ đưa ra, Ngài dạy cho dân tính nhã nhặn đối với mọi người và lòng bác ái đối với kẻ khổ sở.

Ngài lập bệnh viện để chữa trị người bệnh, lập công viên để người và vật có chỗ nghĩ ngơi, sai đào giếng để khách bộ hành và vật khỏi bị khát nước, sai trồng hai bên đường những cây ăn quả và cây để làm thuốc.

Người con đầu tiên của Ngài có cặp mắt đẹp hiền từ như chim "Câu Na La". Vì thế người ta gọi chàng là Câu Na La. Ðức vua rất đổi yêu mến, Hoàng hậu Liên Hoa là mẹ của Thái tử.

Hoàng hậu mất sớm. Nhưng Thái tử rất được vua cha yêu dấu và tin dùng. Lòng từ ái, tính dịu dàng và khiêm nhượng của Ngài làm nhân dân rất yêu mến và kính trọng. Vợ Ngài rất dịu dàng, bao giờ cũng làm vừa lòng Ngài, tên nàng là Ma Ða Vi.

Hoàng hậu mất, vua A Dục lấy một người vợ kiêu căng và độc ác tên là Xích Di. Sau khi nàng sanh được một con, nàng ước ao nó sẽ được nối ngôi thay chân Câu Na La, và tuy không để lộ ra một cử chỉ gì, lòng nàng rất ghét người con ghẻ.

Nhân khi vua mắc bệnh nặng, các thấy thuốc đành bó tay, nàng Xích Di tìm cách chữa khỏi, vua tỏ ý muốn tạ ơn nàng, nàng xin vua cho con nàng được nối ngôi. Thật éo le cho vua A Dục.

Ngài rất làm buồn rầu vì không thể chiều lòng ân nhân, và Ngài nhắc lại lời hứa với chánh hậu lúc lâm chung là chỉ truyền ngôi cho Thái tử Câu Na La mà thôi. Ngài nói: "Ta có thể bỏ ngôi báu chứ không thể phụ lời hứa được".

Thấy chuyện không lành, Xích Di xin vua cầm quyền chánh một ngày mà nàng sẽ định sau. Vua nghe lời, và nàng định nhân dịp ấy mà làm những việc ghê gớm.
Trong nước có một thành gọi là Ðắc Xô Thi La nổi lên chống lại các quan cai trị của nhà vua. Chính hoàng hậu Xích Di cũng dính vào việc ấy.

Thật thế, trước hết nàng cho các quan tiền rồi bảo lấy thuế dân thành ấy thật nặng, sau xúi dân nổi lên làm loạn. Hoàng hậu xúi dân nên yêu cầu vua cho Thái tử Câu Na La ra cai trị thành ấy, lấy cớ rằng chỉ có Thái tử là công bình mới đẹp loạn được. Sáng hôm sau các đại biểu thành Ðắc Xô Thi La đến để yêu cầu việc ấy, Xích Di tâu vua cho được tự tiện dùng ấn của Ngài, là cái ấn dùng để niêm phong những sứ mệnh gởi đi. Thế tức là nàng nắm được quyền hành trong ngày ấy.

Rồi các đại biểu, Hoàng hậu tán thành lời yêu cầu của họ, tâu vua rằng chỉ có Hoàng tử được dân khâm phục và vì thế đưa dân đến chỗ bình an mà không có cuộc bạo động vì. Vua nghe lấy làm bối rối, vì Ngài nghi Hoàng hậu có manh tâm.
Có gì nguy hiểm bằng sai Thái tử đến một thành phiến loạn.

Thấy vua lo âu, Hoàng hậu giả vờ đau đớn nói rằng: "Nếu nhà vua còn nghi ngờ lòng nàng thì từ nay nàng không nói gì nữa". Rồi nàng giả bộ giận dỗi trả ấn lại cho vua, vì nàng biết thế nào vua cũng không nỡ thu. Thật thế, vua A Dục trọng lời hứa không dám lấy ấn lại. Thái tử cũng một mực xin đi, Ngài phải bằng lòng.

Nhưng muốn chắc chắn Ngài định cho một đội quân đi hộ thân Hoàng tử. Hoàng tử từ chối việc ấy, vì ngài nghĩ muốn tránh sự đổ máu, phải hành động rất mau: Nếu đi với đạo quân thì mất nhiều thì giờ. Ngài lại nói rằng: "Nào phải thấy gươm giáo như rừng, nghe tiếng ngựa hý, voi gầm, tiếng xe, tiếng trống, tiếng kèn, mà yên nhân tâm được đâu".

Vua không nói gì nữa. Thái tử từ giã Ngài, từ giã nàng Ma Ða Vi rồi một mình cỡi ngựa Ma Ðăng La phi đi mau như gió. Chàng có ngờ đâu sau lưng chàng có người kỵ mã phóng nước đại. Ðó là người rất trung thành với Hoàng hậu, đương mang trong mình một sứ mạng có niêm ấn vua kỷ lượng.

Thái tử cưỡi bạch mã đi mau như bay. Hai bên đường làng mạc núi đồi đồng lúa rừng xanh như thụt lui lại. Nhưng cái tên chàng còn đến nhanh hơn, vì nhân gian mong ngài đến lắm. Họ sửa soạn tiếp chàng. Kẻ thì rắc hoa xuống đường, kẻ thì hái quả đến hiến, đâu đâu cũng dậy tiếng hoan hô.

Nhân dân xin Thái tử tha tội vì dân chúng không dám nổi lên chống vua, mà chỉ vì bọn tham quan ô lại. Nghe tiếng kêu vang. Ngài lấy làm thương hại tha lỗi mà đi vào thành giữa tiếng nhạc vang lừng. Thái tử đặt lại thuế má chọn người công bình ra trị dân; dân lấy làm mừng rỡ và phái đại biểu về tâu vua tỏ bụng trung thành, và ca tụng Thái tử đã đưa lại sự yên ổn.

Thành Ðắc Xô Thi La đang vui vẻ thì bỗng nhiều người cưỡi ngựa theo Thái tử vừa đến, và giao cho công chức trong thành một cái dụ. Mở ra xem ai nấy sửng sốt sợ hãi vì đạo dụ ra lệnh: "Phải móc mắt Thái tử Câu Na La kẻ thù lợi hại của nhà vua và là kẻ làm nhơ nhuốc nòi giống". Ðạo dụ lại nói rằng khi đã làm hình phạt ấy rồi, không được người dân nào cứu giúp Thái tử và cấm không được nói đến tên Ngài nữa.

Các viên chức không dám cho Thái tử biết đạo dụ vô nhân đạo ấy. Sau một đêm lo ngại, họ nói với nhau rằng: "Nếu ta không tuân lệnh sẽ bị nhiều nguy hiểm. Ðến Hoàng tử là người tốt đối với tất cả thiên hạ mà nhà vua còn bắt tội nữa là chúng ta".

Ngày mai họ dâng đạo dụ lên cho Hoàng tử. Ðọc xong Ngài nói: "Ðây chính là lệnh của nhà vua, vì có niêm ấn rõ ràng, các ngươi cứ thi hành theo lệnh ấy".
Ngài cũng biết rằng vua cha chẳng bao giờ có ra lệnh hành hình con, đó là chỉ do Hoàng hậu, nhưng đã có niêm ấn thì phải tuân theo.

Dân gian được tin sẽ thi hành mệnh lệnh tại một khoảng đất giữa thành phố. Ðến giờ đao phủ được lệnh móc mắt Thái tử, nhưng bọn này chỉ chấp tay cung kính xin chịu: "Chúng tôi không ai đủ can đảm làm việc ấy".

Thái tử tháo chuỗi ngọc mang trên đầu đưa cho đao phủ nói rằng: "Ðây là tiền thưởng cho các ngươi để làm tròn phận sự". Chúng vẫn một mực từ chối. Sau cùng có một người hình thù quái gở, đến xin thay chân bọn đao phủ. Nhưng anh này cũng không có gan dùng tay móc mắt.

Anh ta đốt một đống lửa lớn nung một thanh sắt đỏ rồi lại gần Thái tử. Thái tử ngồi tự nhiên để đốt cặp mắt. Cảnh tượng bấy giờ thật là đau đớn đến nổi hằng nghìn người chung quanh đều khóc vang lên.

Hành hình xong, Thái tử một tay chống lên người kia, một tay ra hiệu bảo mọi người chung quanh yên lặng. Thái tử khuyên phải xa Ngài ra không được cứu giúp Ngài và kêu tên Ngài, y như trong đạo lệnh. Họ cúi đầu vừa đi vừa khóc, trong lúc ấy Thái tử nằm phục xuống đất. Nghe nắng dội nóng, Ngài lê đến một chỗ có bóng mát để nghỉ.

Lâu lắm, chung quanh Ngài yên tịnh không một tiếng động, bỗng Ngài nghe tiếng chân ngựa dậm gần đến rồi có tiếng kêu thảm thiết.
Nhận là con ngựa Măng Ða La, Ngài nói: "Còn con nữa, con cũng nên bỏ thầy con".

Con ngựa quanh quẩn vài lần rồi đi xa, ra khỏi thành phố, một mình lủi thủi trở lại con đường mà nó đã vui vẻ đưa Thái tử đi.

Mặt trời lặn. Một vài ngườI động lòng muốn giúp Ngài. Song đã có lệnh cấm, họ đành đứng xa nhìn nhau lắc đầu. Sau mãi một bà lão nghèo đi lại gần Ngài lấy nước rửa chỗ đau và lấy cỏ băng lại; bà đỡ Ngài dậy, dìu ra khỏi cổng làng rồi đành thở dài trở về.

Trong lúc Thái tử đang đau đớn, thì đại biểu thành Ðắc Xô Thi La được vua tiếp đãi ân cần. Thấy nói Thái tử được tung hô tôn trọng, lòng nàng Ma Ða Vi cũng bớt lo sợ, vì nghe chồng nàng phải đi dẹp loạn nàng vẫn áy náy không yên.

Mấy ngày sau, sốt ruột nàng đi đến chỗ nàng từ biệt chồng; qua ngày thứ ba, nàng bỗng thấy con ngựa Ma Ða La trở về một mình. Một tư tưởng ghê gớm thoáng qua óc nàng; rồi như cây gỗ bị đốn gốc, nàng ngã xuống bất tỉnh.

Tỉnh dậy nàng nghĩ rằng có lẽ chồng nàng đã bị dân nổi loạn giết chết. "Sao ta lại không tin chồng ta còn sống?" Nếu chưa được tin chắc chắn, sao ta không đi tìm chồng". Nghĩ vậy nàng không để mất một phút, trở về cung, trút bỏ đồ trang sức, ăn bận như người thường dân rồi trốn đi tìm chồng nàng không dám cho vua biết, sợ vua vì thương mà cầm lại chăng.

Nàng lủi thủi đi về phía thành Ðắc Xô Thi La, ruột đau như cắt, dọc đường gặp ai nàng cũng hỏi có gặp Thái tử không? Ði ngày này sang ngày khác chẳng được tin gì cả.

Một buổi sáng vừa ra khỏi chỗ trú đêm, nàng liền gặp một người nông phu đang gieo mạ. Người ấy nói lúc rạng đông, nhân đi qua đám rừng nhỏ thấy một người trẻ tuổi mù mặc áo ra dáng ông hoàng; người nông phu liền cho người ấy mấy quả cây hái trong rừng và một chén nước lã.

Nàng Ma Ða Vi liền đến chỗ ấy thì nàng thấy Câu Na La một mình ngồi trên đá. Nhưng đau đớn thay, cặp nhỡn tuyến của chàng đã tắt hẳn. Nàng khóc nức lên và quì trước chàng nghẹn ngào, cầm lấy tay chàng hôn. Nghe nước mắt nhỏ xuống tay, Thái tử cảm động, đoán là nàng Ma Ða Vi.

Nhưng chàng chưa dám tin. Ðến khi nghe rõ tiếng nàng thì không còn nghi ngờ gì nữa. Chàng bảo nàng ngồi xuống; trong lúc đang đau khổ ấy, được gặp người thân yêu, nỗi vui mừng khôn xiết.

Thái tử thuật lại cho vợ nghe những chuyện xảy ra. Rồi nàng đỡ chàng đứng dậy đưa chàng cùng về ra mắt vua cha.

Về phần vua A Dục từ khi được tin con ngựa Ma Ða La về một mình và nàng Ma Ða Vi đi trốn, Ngài rất lo ngại. Tức khắc sai sứ về thành Ðắc Xô Thi La để hỏi tin Thái tử và tìm nàng Ma Ða Vi.

Nhân dân trong thành, thấy vua lo ngại cho Thái tử liền hiểu họ bị cái dụ đầu tiên lừa. Sợ bị nghiêm trị, họ bèn tìm cách lừa sứ giả rằng Thái tử đã một mình về triều. Dân chung quanh không dám hé răng, vì chúng biết rằng nói sẽ bị trừng phạt. Sứ giả nghi dân đã giết Thái tử nhưng không cớ chứng cớ gì đành trở về.

Trong khi ấy hai vợ chồng Thái tử cùng dắt nhau về kinh. Bấy giờ Thái tử đã trút bỏ bộ quần áo ông hoàng mà khoác đồ rách rưới vì trong cảnh ấy đồ trang sức chỉ làm thêm đau lòng. Ði qua làng hai vợ chồng cất tiếng hát trong trẻo dịu dàng, dân làng động lòng đưa cho đồ để ăn uống.

Một ngày kia hai người đến cung điện nhà vua. Lính canh cửa thấy người lam lũ nên không cho vào. Nhưng thấy cảnh thương hại áo rách bùn lầy bụi bậm nên cho vào trú trong chỗ chứa xe.

Mỏi mệt hai người ngủ thiếp. Ngày mai vua A Dục đương buồn rầu nghĩ đến con thì ngài giật mình vì nghe tiếng hát quen tai; đó là tiếng hát của Thái tử ở trong nhà chứa xe. Vua nhận ra là tiếng con, nhưng còn sợ lầm. Ngài sai ra hỏi xem ai hát. Cận thần tâu rằng: đó là tiếng hát của người ăn mày mù, đi với một người vợ.

Vua liền sai dẫn cặp vợ chồng kia đến sân rồng. Thoạt đầu thấy người ăn mặc rách rưới vua còn nghi ngờ chưa dám nhận là con nhưng hộ mặt hiền từ phúc hậu kia thật là của Thái tử, còn lầm sao được. Hơn nữa dầu nàng Ma Ða Vi áo quần thô kệch cũng còn dễ nhận. Vua đưa mắt nhìn dâu, nhìn con rồi ôm choàng cả hai mà khóc nức nở.

Một hồi lâu vua mới định thần lại, hỏi vì sao Thái tử mắc nạn. Khi hiểu nguyên do, vua nổi giận, hỏi rằng: "Ðứa nào dám dùng ấn của trẫm để làm việc tày trời kia?". Thái tử ngồi im, vì chàng không muốn nói vì sợ Hoàng hậu bị nghiêm phạt, hỏi mãi, nàng Ma Ða Vi mới nhắc lại cho vua hay rằng Hoàng hậu Xích Di có được phép dùng riêng ấn vua trong một ngày. Ðã nhiều lần vua nghi Hoàng hậu có bụng ác với Thái tử.

Vì Ngài nghĩ rằng, Hoàng hậu muốn con được nối ngôi tức là muốn trừ Hoàng tử Câu Na La; tuy nghi vậy Ngài vẫn không dám tin. Nhưng bây giờ sự đã rõ ràng, Ngài liền truyền lệnh vời Hoàng hậu đến.

Về phần Hoàng hậu, từ khi thi hành được thủ đoạn, mất ăn mất ngủ; hễ chợp mắt là thấy hiện ra cảnh mắt Thái tử bị hành hình. Thế rồi vừa tỉnh dậy vừa la. Nàng lo rằng tội nàng sẽ có ngày tiết lộ. Nàng tưởng tượng rằng từ vua chí dân, lính tráng, quan lại ai cũng nhìn thấu rõ tâm can mình, khiến nàng càng thêm khắc khoải lo sợ.
Khi có lệnh đòi, nàng đoán biết là việc bại lộ, lúc thấy các tội ác của mình, nàng hối hận nhưng không nói ra tiếng nữa chỉ cúi gầm mắt xuống, đợi lời tuyên án. Thái độ ấy rõ ràng hơn lời thú tội.

Vua A Dục nổi giận mắng lớn và truyền rằng trước khi đưa Hoàng hậu ra chém còn bắt chịu nhiều cực hình đau khổ đã. Thái tử tâu xin vua mở lượng từ bi giảm tội cho nàng. Nhưng vua vẫn không nghe. Thái tử bèn quỳ xuống nói rằng: "Tâu lạy phụ vương, nào phải một mình Hoàng hậu phạm tội đâu! Ðó chỉ là kiếp trước con làm nhiều tội ác, nên nay bị nghiệp báo thôi.

Ðã từ lâu con cố nhớ xem lại kiếp trước con đã tạo nên tội ác gì nhưng mãi đến tối hôm qua, con mới nhớ rõ..."

Vua ngắt lời: "Như con thì có tội gì, con là người tốt nhất trên đời!". Thái tử cảm động đáp: "Một người hiền lương chưa hẳn là vô tội. Vì nếu kiếp này ăn ở hiền lành, nhưng kiếp trước bạc ác thì cứ phải chịu quả báo. Tâu phụ vương, thuở xưa, có một người đi săn, một hôm thấy năm chục con dê rừng trong núi, liền lung núi bắt hết.

Anh ta nghĩ rằng nếu giết hết thì tiêu thụ làm sao cho hết, chi bằng ta móc mắt chúng đi, chúng không trốn được, ta sẽ lần lượt đưa từng con tới tỉnh mà bán. Nghĩ thế anh ta không ngần ngại liền dùng tay móc mắt chúng đi rồi thả vào hang núi để bán dần. Người đi săn ấy là tiền kiếp của con.

Người đi săn ấy đã làm đau khổ năm mươi chúng sanh, ngày nay là ngày cuối cùng người ấy trả nợ vậy".

Vua nghe lấy làm cảm động, nhưng còn phân vân chưa tin thì Thái tử ngồi ngay ngắn lại, chắp tay trước ngực mà nói rằng: "Nếu lời tôi nói đúng sự thật thì xin Phật chứng minh cho và mắt tôi sáng lại".

Lời nói vừa dứt, mắt Thái tử bỗng sáng lại như thường, vua A Dục và nàng Ma Ða Vi xiết bao vui mừng.

Vua dẹp giận ra lệnh ân xá cho nàng Xích Di, chỉ buộc nàng phải tìm chỗ yên để sám hối tội lỗi. Vua từ đó ngôi báu vững vàng, còn Thái tử được chính thức phong Ðông cung để nối ngôi sau và nàng Ma Ða Vi sẽ là Hoàng hậu.
Thái tử Câu Na La là tiền thân Phật Thích Ca vậy.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 14:33

NAI HIỀN

Ở hiền thì gặp lành,
Hễ ai làm dữ tan tành ra tro.

Ngày xưa...

Ngày xưa trong một khu rừng ven bờ sông Hằng Ðộ, xuất hiện một con Nai hiền. Nai đẹp vô cùng, sừng màu trắng vươn cao như pha lê lóng lánh: da óng ánh vàng như gấm đính thêm từng hành minh muôn màu. Cả thân hình Nai thanh tú ấy có thể đã tập trung hết mọi vẻ đẹp của trần gian. Nhưng đôi mắt Nai buồn lắm thế? Có cái chi u ẩn như thương cho cuộc sống mê lầm.

Nai chính là hiện thân của một vị Bồ tát. Nai nghe và nói được tiếng người. Thú trong rừng thương Nai, quay quần bên Nai như một bà mẹ hiền, theo lời Nai như một bậc thầy sáng suốt. Nai đem tình thương hòa vào cuộc sống muôn loài, núi rừng vì thế ít nhuộm màu hồng, con cháu trong rừng chỉ ăn cỏ cây.

Vốn biết thân mình là một miếng mồi thế nhân hằng ao ước, Nai chỉ ở trong rừng sâu, không để cho loài người được thấy. Những đêm trăng sáng. Nai vui cùng muôn thú cảnh thanh bình. Nhưng mà nếu cuộc đời chỉ là có thế thì còn đâu nước mắt đầy vơi?

Có một sáng mùa thu, rừng vừa qua cơn mưa lớn. Nước sông Hằng chảy mạnh. Những dòng suối nhỏ từ lâu vẫn hiền hòa róc rách giữa những triền đá trắng phau, hôm nay mở rộng bờ hung hăng như trăng lớn phun nước vào dòng sông cả. Nai đủng đỉnh xuống bờ sông uống nước.

Nhìn dòng nước cứ mãi tuôn đi, bọt trắng tóe tung trên mặt sông một màu xanh biếc, Nai bỗng thấy lòng ngập tràn chua xót. Không biết bao giờ vạn vật mới thôi quay cuồng trong bóng tối vô minh để trở về với thanh tịnh? Nai tử nhủ: "Nếu cần thì thân này có tiếc chi?".

Bỗng một tiếng kêu cứu từ xa vọng lại: - Ai cứu tôi với! Trời ơi, tôi sẽ chết mất giữa dòng sâu.

Tiếng kêu càng lúc càng rõ. Nai ngước mắt nhìn ra giữa dòng sông Hằng hung bạo: Một người đang chới với trên một thanh củi mục. Có lẽ y đã chìm đò ở phía trên kia và nhờ niú được thanh củi mục mà khỏi chết. Nhưng tình thế thì cũng đã ngặt nghèo lắm. Y nổi lên chìm xuống, đôi tay co quắp một cách tuyệt vọng.

Chắc sức cũng đã yếu rồi. Tiếng kêu càng lúc càng khan, mất dần trong tiếng reo hát điên cuồng của sóng nước. Nai biết giờ phút quyết định sự sống còn của người kia đã đến. Không lẽ làm ngơ? Lòng Bồ tát bỗng dạt dào một tình thương cao cả. Ðau khổ của người là đau khổ của mình, cứu người là tự cứu mình. Nhìn người quằn quại ai thấy vui chi?

Nai lao nhanh xuống dòng nước lũ. Tình thương đã làm nên tất cả. Không quản nhọc nhằn và nguy hiểm, Nai lướt qua sông lớn và cõng người kia lên bờ. Người kia tỉnh lại, ngạc nhiên vô cùng khi biết một con Nai đẹp đã cứu mình thoát nạn. Quá cảm động y quỳ xuống đội lên đầu công đức của Nai. Y nói:

- Hỡi vị Nai thần, tôi không biết làm sao để nói tất cả tấm lòng. Ngài đẹp lắm, nhưng chính lòng vị tha của Ngài mới đẹp hơn cả. Kể từ nay, thân tôi là của Ngài, tùy Ngài sử dụng. Nai hiền rưng rưng nước mắt. Quả thật không ngờ lại có người biết ơn đến thế. Nai nói:

- Ông ơi, tôi tưởng sẽ không bao giờ tìm được một người tốt ở cõi thế sa đọa này. Lòng biết ơn của ông đã làm cho tôi vô cùng sung sướng. Nhưng nói làm chi đến chuyện trả ơn. Ông còn vợ con ở nhà, không nên nán lại đây lâu, chắc họ đang nóng lòng chờ đợi. Nhưng ông đừng đem chuyện gặp tôi đây mà nói lại với ai, họ sẽ không ngại gì mà đến tìm bắt tôi. Hãy sống vì đời, vì người. Là thú rừng, tôi không biết nói lời gì đẹp đẽ hơn.

Người kia hứa chắc với Nai, xá tạ xong y lên đường về chốn cũ.
Lúc y về đến thành chính là lúc Hoàng hậu vừa chiêm bao thấy một con Nai vàng kỳ dị. Bà thấy trên một ngôi báu cao sang có một con Nai hiện đang giảng pháp bằng tiếng người. Mình Nai gắn đầy châu ngọc, da Nai óng ánh như những lớp gấm đẹp nhất của đời. Hoàng hậu liền đem chuyện ấy thỏ thẻ với nhà vua.
Bà nói:

- Tâu Bệ hạ, thần thiếp nghĩ không còn vật chi quý giá hơn con Nai vàng trong mộng ấy. Nếu vườn thượng uyển này mà có nó... trời ơi, Bệ hạ hãy tìm cách bắt đi!

Vua tin ngay lời Hoàng hậu, ở đời đã có được mấy người đàn ông không nghe lời vợ, không nghe lời thỏ thẻ của một người đàn bà, nhất là người đàn bà đẹp? Thế là vua cho truyền khắp nước:

"Trong sử có chuyện một con Nai vàng mình đầy châu ngọc. Ðã nhiều người thấy nó, nhưng không biết bây giờ ở đâu. Nếu ai bắt được, hay chỉ cho người khác bắt, vua sẽ thưởng cho quyền cai trị một làng giàu có và vô số bạc vàng".

"Quyền cai trị một làng giàu có và vô số bạc vàng". Ai mà không ham? Người được Nai cứu lắng nghe cho rõ lời truyền rao của vua rồi bất giác y nhìn xuống chiếc áo đã sờn, đôi hài há miệng: Y nghèo quá! Một tiếng thở báo trước cơn giông tố của lòng. Y biết chắc chắn vợ con y đã hai hôm rồi nhịn đói.

Ngay những lúc có y ở nhà, nai lưng người ra đối lấy bát cơm, gia đình y vẫn không lúc nào no đủ, huống hồ là y đã đi vắng những hai ngày.

Y nhắc lại lời truyền rao: "Nếu ai bắt được, hay chỉ cho người khác bắt, vua sẽ thưởng cho quyền cai trị một làng giàu có và vô số bạc vàng". Có thể như thế được không? Sung sướng giàu sang đến thế ư? Trong lòng con người vừa thọ ơn bỗng nổ ra một trận chiến gay go giữa tham lam và đức hạnh. Ðức hạnh như nói với y:

"Anh có thể quên được công đức của Nai hiền sao? Nếu không có Nai thì bây giờ có anh không? Cứ bội ước đi rồi không còn một kiếp nào anh cất đầu lên được!". Nhưng tham lam nhỏ to than thỉ: "Hãy chỉ chỗ của Nai đi! Anh sẽ được vinh hoa phú quí, vợ con anh sẽ được no đủ".

Lòng y thật như guồng chỉ rối. Y không biết nên theo đạo đức hay giàu sang, trung thành hay phản bội. Con quỷ tham lam gớm guốc vẫn cứ kề bên than thỉ. Cuối cùng, quỷ tham đã thắng. Một chút lương tâm còn nuối lại trong lòng, y tự nhủ:
- Ta quyết chỉ chỗ Nai ở cho nhà vua. Kể ra thì cũng tàn nhẫn thật nhưng còn dịp nào để được giàu sang. Bạc tiền và danh vọng trên hết!

Y cười lên sặc sụa, cái cười khoái trá của một con người sắp thỏa mãn. Nhưng y có biết không, bắt nguồi từ cái cười ấy, gương mặt y từ hiền lành chất phát bỗng trở thành gớm ghiếc lạ thường. Nếu soi gương, chắc y ngạc nhiên về sự đội thay của mình lắm.

Y vào cung tâu vua biết chỗ ở của Nai hiền. Như mở nước cờ, vua ra lệnh đi săn Nai ngay buổi chiều ấy, khu rừng bị quân lính nhà vua vây kín. Từng đàn chó dữ ào ạt sủa cắn vang động cả một vùng. Chúng lục lội từng hóc núi, bụi lùm. Tiếng kèn săn rền vọng lên như một lời kết tội.

Nai choàng dậy trong giấc ngủ. Sau cơn hoảng hốt ban đầu, Nai biết mình không thể thoát khỏi tay người hung ác. Cũng vừa lúc ấy, vua và người được Nai cứu đến kề bên.
Y đưa tay chỉ chỗ cho Vua: - Ðó, Bệ hạ xem, con Nai vàng kỳ dị!...

Những tia nắng cuối của chiều thu chiếu lên mình Nai lộng lẫy, từng hang châu ngọc lóe sáng muôn màu. Vua say nhìn Nai đẹp. Cung tên đã sẵn sàng, bọn lính định bắn quị linh thú, nhưng vua ngăn lại: - Ðừng bắn, hãy bắt sống cho ta!...

Nhưng chưa đuổi bắt thì Nai đã tự dẫn mình đến trước mặt vua và nói lớn: - Thưa Ngài, tôi không hiểu tại sao Ngài có thể tìm được chỗ trú của tôi! Nhà vua ngạc nhiên - có thể nói là sửng sốt - vì Ngài chưa từng thấy Nai nào lại biết nói tiếng người. Vua đáp:

- Hởi Nai thần, chính người này đã chỉ cho ta.
Mặt Nai và vua đồng một lúc quay về người được Nai cứu. Bỗng nhà vua kêu lên kinh hãi: mặt người kia chỉ trong một khắc trở thành lở loét gớm ghê. Mủ máu chan hòa trên gương mặt trước kia hiền lành chất phát.
Nai lên tiếng giảng:

- Thưa Ngài không có gì lạ cả. Ðó chính là cái quả báo mà nguyên nhân là sự vong ân của y. Thưa Ngài, người này trước kia đã được tôi cứu khỏi chết đuối, nhưng y đã quên lời hứa mà chỉ chỗ của tôi cho vua. Tham lam đã làm mờ mắt nhân gian.

Trong bóng tối vô minh ác nghiệt con người quên hết liêm sĩ và ân tình. Ôi tham lam, gốc nguồn của bao tội lỗi! Vua chợt hiểu. Ngài bỗng thấy ghét cay ghét đắng người được cứu. Quay mũi tên về phía y, vua hét lên dữ dội:

- Kẻ vong ân bội nghĩa kia, mi đã làm nhơ nhuốc danh người. Ta quyết vì đời cho mi chết! Dây cung trương lên, nhưng Nai hiền đã đến chận phía trước. Mình Nai đã biến thành bình phong che chở cho người kia đang run như một cái đuôi thằn lằn. Nai nói với vua:

- Không nên Ngài ạ! Quả báo bao giờ cũng đến với người gây nhân như hình với bóng. Không cần và cũng không có một người nào thưởng phạt hay định đoạt quả báo cả. Chính gương mặt lở loét kia đã trừng phạt y nhiều lắm. Tôi xin Ngài hãy tha cho y. Phần tôi, tôi đang chờ Ngài quyết định.

Vua bỗng thấy ánh sáng đạo. Ngài thấy kính phục Nai hiền cùng tột. Ngài kêu lên:
- Ðối với kẻ mưu hại mình Nai còn tỏ lòng từ bi cao cả như thế. Nai ơi, trong lốt thú rừng man dã ấy, chính Nai mới thật là người, một con người đúng nghĩa. Còn chúng tôi đây, Tuy mang lốt người, nhưng quả thật chưa bằng muông thú.
Rồi vung tay ra hiệu, vua hét vào tai tên phản bội:

- Ta tha cho ngươi. Hãy đi đi, đi cho khuất loài người. Y lầm lũi bỏ đi, mặt cúi gầm xuống đất. Bóng y đổ dài trên nền cỏ rừng, lưng y quay lại phía mặt trời, y đang bước lần, bước lần vào bóng tối...

Vua nói với Nai: - Thưa Ngài, Ngài đã hoàn toàn tự do. Từ nay, không ai trong nước này lại động đến thân Ngài nữa.

Về phần tôi, những lời cao đẹp của Ngài đã làm tôi trong phút chốc giác ngộ được chân lý. Tôi sẽ khắc những lời đó vào tim và đem chí hướng từ bi của Ngài gieo vào lòng nhân loại.

Thế rồi vua từ giả Nai, kéo quân về chốn củ. Rừng trở lại thanh bình như xưa. Người và vật từ nay hiểu nhau, không còn tìm cách sát hại nhau nữa. Rừng già thổi vọng tiếng kèn săn hung hăng, máu hồng thôi hoen trên cỏ màu xanh. Con cháu trong rừng ngày một đông thêm, phơi phới lớn lên, không lo loài người tàn bạo.

Và đêm đêm, lúc trăng ngà dọi bóng xuống rừng hoang, đàn thú hiền lành quây quần chung quanh Nai như để nghe lời giảng đạo.

Huyền Thanh
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 14:43

Hoàng Tử Hiếu Thảo

Cùng tột điều thiện không gì hơn Hiếu,
Cùng tột điều ác không gì hơn Bất hiếu.

Xưa có vị hoàng tử tên là Nhẫn Nhục, tướng mạo khôi ngô, trí rất thông minh, lòng rất nhân đức. Ngài đem lòng thương xót hết cả mọi người, nên rất được mọi người thương mến. Ðối với Vua cha và Hoàng hậu, Ngài rất kính yêu và hiếu thảo, không bao giờ từ chối một việc gì mà Ngài có thể làm cho cha mẹ vui lòng.

Một ngày kia Vua cha đau nặng, thuốc thang chạy chữa đã hết phương mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Hoàng tử lo buồn lắm. Ngài hội các đình thần lại để hỏi xem ai có cách gì cứu chữa cho Vua cha.

Trong triều có một kẻ gian thần, vì muốn giết Thái tử để cướp ngôi sau khi vua mất, liền đứng dậy thưa rằng: "Thưa Thái tử bệnh của Hoàng đế chỉ có một thứ thuốc có thể chữa được, nhưng khó kiếm". Hoàng tử tỏ vẻ vui mừng, vội hỏi:

"Chẳng hay thứ thuốc ấy là thuốc gì thế? Nếu chữa được bệnh cho Phụ vương tôi, thì dầu khó thế nào, tôi cũng cố tìm cho được". Bẩm, ấy là cái não của một người trẻ tuổi mà từ nhỏ đến lớn rất hiếu thảo với cha mẹ và nhân đức với mọi người". Hoàng tử hỏi: "Vậy não của tôi có thể đem dùng để làm thuốc được không?".

Kẻ đại thần nghe nói, trong lòng lấy làm mừng rỡ, nhưng giả vờ buồn bã mà thưa rằng: "Thưa chắc được, vì còn ai hiếu thảo và nhân đức hơn Ngài. Nhưng chúng tôi không dám và cũng không nỡ làm một việc nhẫn tâm như thế". Hoàng tử khẳng khái trả lời: "Nếu tôi chết mà cứu sống được Phụ vương tôi, thì tôi rất sung sướng. Xin các Ngài đừng lo ngại".

Nói xong, Ngài liền truyền đem cắt đầu mình, lấy não đem hòa với thuốc để Vua cha uống. Lòng hiếu thảo của Thái tử động đến trời đất, nên khi vua uống xong chén thuốc thì bệnh liền thuyên giảm ngay.
Hoàng tử hiếu thảo trên đây, chính là tiền thân của Ðức Phật Thích Ca.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 14:47

Con Chó Đói

Thuở Ðức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa.

Ðức Phật liền kể chuyện con "Con Chó Ðói" như sau:

"Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Ðế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Ðế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỉ thì biến thành một con chó cao lớn.

Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dộI, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh... Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:
- "Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?".
Người thợ săn thưa: - Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.

Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ...
Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:

- Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín? Người thợ săn đáp:
- Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.
Quốc vương hỏi:
- Nó ghét kẻ nào?
Người thợ săn tâu:

- Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín...

Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực".
Ðức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt.

Ðức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: "Ngày nào bệ hạ nghe tiếng chó tru thì bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được".
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 14:55

HOÀNG HẬU VI ĐỀ VỚI PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Dương gian là cảnh
Tịnh Ðộ là quê
Sống thì ta ở
Chết ta trở về

Trong lúc Ðức Thích Tôn còn tại thế, ở Ấn Ðộ có vua Tần Bà Ta La, nước giàu dân mạnh, tiếng oai hùng khắp cả bốn phương chư hầu thảy đều quy phục.

Song không bao lâu ông bị nghịch tử là A Xà Thế, sanh lòng ác muốn hại để đoạt ngôi. A Xà Thế bắt phụ hoàng giam vào ngục tối và cấm không cho ai được vãng lai.
Hoàng hậu Vi Ðề mật lo với ngục tối lén đến thăm, khi vào bà thấy vua ngồi trong ngục tối, nhan sắc tiều tụy tinh thần bạc nhược sắp chết vì đói! Hoàng hậu vật mình chết ngất, sau khi tỉnh dậy về cung, bà tìm phương cứu chồng.

Hoàng hậu mới hòa bột cùng mật làm chuỗi anh lạc mỗi khi vào thăm bà đổ ra cho vua dùng, nhờ vậy mà vua Tần Bà Sa La sống cầm chừng khỏi chết. Nhưng rủi thay, cơ mưu bại lộ, A Xà Thế biết được, ông giận quá xách gươm tìm mẹ để giết, may có vị đại thần can, bà mới thoát khỏi.

Song bị giam vào lãnh cung. Từ đó Hoàng hậu không thể đem thức ăn cho vua được nữa. Ôi! Còn chi đau đớn bằng mình bị tù ngục và cảnh tượng chồng đói sắp chết hiện ra trước mắt! Bà kêu gào than khóc đến nỗi hai mắt gần mờ; nhân đó bà nhận thấy cuộc đời giả dối, ngai vàng là lao ngục, danh lợi là gông cùm, ân ái là hổ lang, địa vị như rắn độc.

Khi ấy bà liền nhớ đến Phật, nhờ sự cảm thông Ðức Thế Tôn ở trong Kỳ Hoàn Tịnh xá, vận thần thông trên hư không cùng các đệ tử hiện vào trong lãnh cung. Trong khi bà đang quỳ gối chấp tay hướng về đấng Ðại giác bỗng thấy hào quang chói khắp, bốn bức tường lạnh lẽo trở nên ấm áp.

Ngẩng đầu lên bà thấy Phật; bà tủi mình khóc lóc đảnh lễ đức Phật và các vị Thánh chúng mà bạch Phật: Bạch Ðức Thế Tôn không biết con đã gây nên tội gì mà nay sanh đứa con đại ngỗ nghịch đến nỗi toan giết cha giam mẹ để đoạt ngôi? Nay con được may mắn gặp Phật, nguyện Ðức Như Lai cứu độ cho con xả báo thân này để được sanh vào thế giới nào đừng gặp nghịch tử và chịu những điều oan khổ như ngày nay.

Ðức Thế Tôn dịu lời an ủi: Hoàng hậu hãy bình tĩnh để nhớ lại chuyện xưa. Khi Hoàng hậu chưa sanh Thái tử thì Ðại vương và Hoàng hậu đêm ngày lo buồn, cầu các vị thần linh để mong sanh con quý.

Vì lòng quá tin tưởng nên một đêm kia Ðại vương chiêm bao thấy thần mách bảo: "Trên núi cao cách thành mấy dặm có vị tiên nhân đương tu trên ấy, khi xả báo thân sẽ đầu thai vào làm con bệ hạ".

Lúc tỉnh lại Vua thuật lại cho Hoàng hậu nghe và truyền xa giá đưa đi, đến nơi quản nhiên thấy vị tiên nhân đang tỉnh tọa dưới gốc cây, vua quỳ làm lễ, và đem việc mình cầu tự cùng điềm chiêm bao mà thưa với đạo sĩ. Vị đạo sĩ nghe xong, nhập định một lúc lâu, rồi bảo: "Quả có như vậy, song tôi còn ba năm nữa mới ly khai được xác thân này, vậy bệ hạ hãy chờ".

Vua nghe xong, buồn rầu thưa lại: "Mạng người vô thường đâu có hẹn được, xin ngài từ bi cho tôi mau mau được như nguyện, nếu chờ ba năm lâu quá, biết tôi còn sống mà đợi được chăng?" Vua nằn nì rất lâu mà không được; phần quỳ đã mỏi gối, ông liền nổi sùng bảo sẵng:

"Trẫm làm vua trong một nước, chủ trị cả giang sơn, Ngài tuy tu hành song cũng ở trong đất nước của Trẫm, nay Trẫm đã hết lời yêu cầu, nếu Ngài không nghe chắc không được". Ðạo sĩ ngậm ngùi sẽ bảo: "Mạng tôi chưa chết Bệ hạ lấy thế lực áp bức tôi nếu tôi không nghe chắc sẽ nguy hại, song tôi nghe thì khi vào làm con bệ hạ tôi sẽ hại bệ hạ mà đoạt ngôi thật là đáng tiếc".

Ðạo sĩ nói xong tự giận mà chết; và bắt đầu Hoàng hậu có thai, nhưng vua rất buồn vì câu nói và cái chết của Ðạo sĩ vẫn ám ảnh trong lòng.

Chẳng bao lâu Hoàng hậu sanh Thái tử, vua đem việc ấy bàn với Hoàng hậu cả hai đồng tìm quẳng con từ lầu cao rơi xuống, cố cho Thái tử chết, nhưng Thái tử chỉ gãy một ngón tay mà lại lớn rất mau, diện mạo càng lớn càng đẹp đẽ oai nghiêm, tư chất lại thông minh khác thường, làm cho vua và Hoàng hậu yêu quý như ngọc minh châu mà quên lần câu chuyện cũ.

Tiếng Phật êm dịu như tơ đàn la miên, Vi Ðề Hoàng hậu vừa nghe vừa nhớ lại việc ác của mình, nên dịu lòng đau khổ và ăn năn tội lỗi, bà liền đảnh lễ Phật, cầu Phật dạy cho phương pháp tu hành để diệt tội và khi xả thân được sanh về thế giới thanh tịnh bất sanh bất diệt.

Ðức Thế Tôn phóng hào quang sáng chói hiện ra tất cả thế giới trong mười phương, trong đó có một thế giới Hoàng hậu nguyện sanh tức là thế giới Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà, cõi ấy an vui, không thấy khổ.

Nhân đó Ðức Phật dạy cho bà pháp môn Tịnh Ðộ là chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Ðà để cầu vãng sanh theo chí nguyện.

Bà chí tâm chuyên niệm đêm ngày không hở, nhờ vậy mà bà hết sự buồn khổ và chuyển được lòng ngỗ nghịch của Thái tử. Nên từ khi giam mẹ vào lãnh cung một thời gian ngắn, một hôm A Xà Thế thấy lòng bâng khuâng và nhớ lại mẹ, nhớ tội ác của mình ông bèn tự thân vào lãnh cung thăm mẹ.

Khi ngục tốt tận lực đẩy cánh cửa sắt nặng nề, A Xà Thế bước vào, bỗng ông dừng lại, ông đã thấy gì? Ông thấy mẫu hoàng tĩnh tọa trên tấm đá lớn hai tay chấp trước ngực mắt hơi nhắm, nét mặt điềm đạm hiền từ mặc dù trời lạnh ở trong cung lạnh mà bà vẫn thản nhiên, dừng vài phút, ông rón rén đến bên và như một cái máy ông quỳ sụp xuống chân mẹ.

Hoàng hậu giật mình mở mắt thấy A Xà Thế, bà nhẹ nhàng để hai bàn tay lạnh trên đầu con...

Chúng ta ngày nay biết pháp môn niệm Phật là khởi nguyên từ đó.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 15:06

TÌNH THƯƠNG VÀ THÙ HẬN

Trường Thọ Vương ngước nhìn ra trời đêm mù mịt. Kinh thành Ba Diệp đang ngập trong bóng tốt nặng nề. Ngoài xa, có le lói ánh lửa chắc quân thù đã hạ trại khi trời chiều, ở đồi bên kia.

Ngày mai!... Vâng, ngày mai nếu cứ tình trạng này thì cũng đến đánh nhau to. Không lẽ thành kia vấy máu, hồ kia ngập xác người, máu thấm đất cày đã hút nhiều mồ hôi lao động? Ai thích nghe chi những tiếng ngầm gào say máu, tiếng khóc than trên trận địa?

Càng nghĩ Vương càng thấy ruột rối bời. Lời khuyên nhủ của vị trung thần còn văng vẳng.
Bệ hạ không lý do chậm trễ. Giờ phút hưng vong của nước nhà là đây. Chúng ta không thiếu người tài giỏi. Ðội ngũ đã sẵn sàng, xin Ngài mau ra lệnh tiến binh.
Vương thấy ngao ngán vô cùng.

Suốt đời làm vua, Trường Thọ Vương không bao giờ dùng thanh gươm nhọn để trị nước. Bằng đức độ và tình thương, Vương đã đem đến cho nhân dân cuộc sống yên lành. Nhưng cũng vì thế mà binh không hùng, tướng không mạnh. Vương có bao giờ nghĩ đến việc chinh phạt ai? Nhược điểm đó đã bị Phiên vương, một chư hầu nhòm ngó, rồi nảy ra ý tranh đoạt ngai vàng.

Bây giờ biết tính làm sao? Xuất binh ư? Chắc gì đã thắng? Mà nếu thắng thì cũng chỉ là giết người, có gì vui sướng. Gây chiến chinh thì làm sao tránh được cảnh mẹ già khóc con, vợ trẻ mõi mắt chờ chồng và những em bé ngây thơ ôi chúng có tội tình gì đâu mà bắt chúng phải mồ côi, phải sống cuộc sống không tình thương và đói lạnh.

Mà để làm chi nếu không phải bảo vệ một ngai vàng vô nghĩ lý? Vương lắc đầu chán ngán: "Không thể được, ta không tham cái của phù hư đó. Các ngươi cứ việc giành nhau. Ta sẽ đi tìm một cái gì nhân loại hơn đạo đức hơn".

Vương đứng dậy, mắt sáng ngời quyết định. Ngài bước lần về phía hậu cung, phòng Thái tử vẫn còn ánh sáng. Qua những phòng cung nga Vương khẽ thở dài khi nhìn họ đang mê mệt ngủ. Họ đâu biết ngày mai có sự đổi chủ thay Thầy.

Ðây là phòng Thái tử Trường Sanh Thái tử gục đầu xuống bàn, một ngọn nến lập lòe bên cạnh. Ðứa con nhỏ hiếu học ấy là nguồn hy vọng và vui sống độc nhất của nhà Vua từ ngày Hoàng hậu chết giữa tuổi xuân. Vương sờ nhẹ trán con bằng một cử chỉ thương mến. Thái tử chợt tỉnh, ngỡ ngàng trong cái quỳ lạy đón chào. Vương nói với con:

- Con ơi! Phiên vương kéo quân đến cướp ngôi báu. Cha không muốn chỉ vì một ngai vàng nhỏ mọn mà nhân dân hai nước phải khổ đau. Hãy nhượng ngai vàng cho họ, cha con ta lên rừng tìm Ðạo.

Thái tử chợt hiểu. Ðôi mắt xanh biếc bỗng xoe tròn hai hàng lệ ngọc. Chàng nắm lấy tay cha như tìm nguồn an ủi. Thôi từ nay vĩnh biệt hoàng cung!...
Ðêm ấy, theo hướng sao đêm có hai người dắt nhau vào núi.

Thế rồi dưới gốc cây già. Trường Thọ Vương cùng con tu luyện. Ồn ào của thế nhân chỉ còn văng vẳng phía bên kia đồi. Bụi đời mờ mịt nhân gian đã lắng yên trong người tu ẩn. Thái tử thường vào núi hái hoa quả cúng dường cha.

Hôm ấy chàng đi vắng. Trường Thọ Vương thiền định một mình. Bỗng giật mình vì một tiếng reo vui: "A! Chính Vua đây rồi!..." Một người ốm o hiện từ lùm dứa lại. Y nói:
- Kinh thành đã bị chiếm. Một số trung thần tử tiết. Phần lớn trở về vui thú đoàn viên. Phiên vương ra lệnh tầm nã Ngài rất dữ. Nhân dân rất nhọc nhằn không hiểu cái họa ấy đến bao giờ mới hết. Ngài thấy không, tôi đã đi khắp nơi trong nước. Hôm nay tình cờ gặp được, còn chi vui sướng bằng.

Vương hỏi như rên lên vì đau đớn: - Vì ta trốn dân phải nhọc nhằn đày đọa?
- Vâng, Phiên vương đã đánh đập tra khảo biết bao nhiêu người vì nghi họ chứa Ngài. Phiên vương còn treo giải cho ai bắt được.

Y nắm lấy tay Trường Thọ: - Ngài hãy đi theo tôi về triều để tôi nạp lấy thưởng.
Vương rẫy mạnh, tên tay sai của Phiên vương gần ngã dụi. Nhưng Vương nghĩ: "Không lẽ ta để cho dân chúng phải đọa đày? Ta đã nguyện hy sinh tất cả để cứu đời. Mà thân mạng này rồi cũng có ngày tan rã. Phải cứu lấy nhân dân!" Vương đến để hai tay xuống vai người định bắt mình:

- Người ạ, nếu người bắt ta, nhân dân đỡ lo sợ, người có thể sung sướng ta nào tiếc chi. Nhớ đến con, Vương khắc lên thân cây già một dòng chữ: "Cha đã bị bắt đưa vào kinh đô. Con ở lại tiếp tục tìm Ðạo". Rồi nắm lấy tay y, Vương thúc giục: "Thôi ta đi".

Hắn làm sao hiểu được tâm trạng của nhà Vua khi hắn chưa quan niệm rồi những con người xả thân cứu thế. Những con chim rừng thường hót líu lo chúc tụng đời giác ngộ nay reo gọi não nề...

Trường Sanh ôm giỏ hoa quả trở về thì còn đâu Từ phụ? Chàng tìm khắp nơi, gọi đến vang rừng cũng không một lời đáp lại. Tiếng tử quí buồn hiu hiu. Tình cờ đọc dòng chữ cha để lại, chàng ôm mặt khóc. Ôi đời có thể tàn bạo đến thế kia ư? Dù ở rừng sâu núi thẳm con người vẫn không được sống yên lành?

Theo đường cũ chàng lần về kinh thành Ba Diệp. Chính hôm đó, Trường Thọ Vương bị đưa lên giàn hỏa. Phiên vương đã đoạn tình khi xử tử một đấng vua hiền. Dân chúng bao nghẹt lấy giàn hỏa có những đôi mắt rơm rớm lệ. Họ đã khóc, thương một mạng sống lìa đời, tiếc một người cầm quyền đôn hậu.

Thái tử len lỏi đến tận giàn hỏa. Chàng lấy tay làm hiệu để cha biết đang có mình ở đây. Vừa lúc ấy, lính châm lửa vào giàn. Lửa bùng bùng bốc cháy. những ngòi lửa đỏ lòm lập lòa liếm quanh người Trường Thọ Vương như đang còn nếm thử. Thái tử bỗng giựt mình: Phụ vương đã thấy mặt con. Mắt Thái tử như đổ đồng tử.

Nhưng tia lửa trên giàn hỏa kia liệu có rực đỏ bằng những tia lửa căm hờn trong mắt chàng thiếu niên ấy? Môi chàng mím lại, lúng búng một tiếng thét bị dằn vào trong: "Cha ơi! Con sẽ trả thù! Con phải trả thù! Trả thù cho cha!".

Lửa bắt đầu cháy mạnh. Trường Thọ Vương muốn nói với con đôi lời trăn trối. Người ngửa mặt lên trời để tránh sự nghi kỵ của đám tay sai Phiên vương. Người kếu lớn:
- Trường Sanh con! Hãy tưới tình thương và đức độ xuống hận cừu. Ðừng bao giờ dùng gươm giáo để trả lời gươm giáo. Hãy sống cuộc đời Chư Phật, hỷ xả, từ bi...
Dàn lửa rừng rực, rừng rực. Lửa như reo hát, múa men. Những lời cuối cùng ấy bị tiếng lửa át mất. Thái tử mình trân trối và đau đớn vô cùng. Mắt cha hiền nhìn chàng tồi nhắm lại. Mùi khét lại bắt đầu lan xa...

Thái tử ngất đi trong đau thương cùng tận. Chàng đã thổ huyết đến 5 lần. Tuổi mười bốn ấy sớm chứng kiến những đau khổ của đời nên trở thành già dặn. Chàng bỏ vào rừng để nguôi ngoai tâm sự. Nhưng cứ một bước đi, một cái nhìn, hình ảnh cha hiện trên giàn hỏa rừng rực cháy cứ hiện ra như thục giục tăng trưởng ý chí phục thù. Chàng nghĩ:

- Nó đã giết cha ta. Nó đã cướp giang sơn ta. Phải lấy máu kẻ thù rửa hận. Giết! Giết!
Sương nắng của núi rừng rèn luyện thêm lòng chàng. Ðói rét của cuộc đời lang thang thử thách con người chí khí. Thái tử đã quyết báo phục thù. Chàng lại lần mò về kinh thành Ba Diệp. Chàng tìm mọi cách để được gần Phiên vương.

Một viên đại thần thấy chàng có sức lực nuôi và cho chàng trồng rau. Vốn bặt thiệp và thông minh, chàng lần hồi được mọi người mến phục. Những việc khó giải quyết trong nhà viên đại thần, chàng đều giải quyết được cả. Vì thế chàng trở thành kẻ tâm phúc của ông ta. Nhưng ông không hề biết đó là Trường Sanh Thái tử vì chàng cải trang rất khéo.

Một hôm, ông hỏi Thái tử:
- Này, nhà ngươi có tài gì đặc sắc nữa không?
- Thưa đại quan tôi có tài làm bếp.

Quả đúng như lời, Trường Sanh nấu ăn còn giỏi gấp mấy anh bếp trong nhà. Viên quan rất thích. Muốn khoe người bếp giỏi, ông ta mời Vua đến dự tiệc tại tư dinh.
Thái tử cố gắng nấu ăn thật ngon để thâu phục làm ham thích của Phiên vương. Quả nhiên, Phiên vương nài nỉ viên đại thần trao cho mình người đầu bếp. Và Thái tử nghiễm nhiên trở thành người đầu bếp riêng của nhà Vua.

Chàng tìm cách mua chuộc lòng tin yêu của Vua và đã nhiều lần chàng tỏ rõ sự thông minh uyên bác của mình. Phiên vương rất mến phục cho làm kẻ hộ vệ tâm phúc của mình. Hơn nữa làm việc gì Vua cũng hỏi ý kiến của chàng. Ði đâu, Vua cũng cho chàng đi theo.

Ngày mong đợi đã đến. Hôm ấy, chàng phò Vua đi săn. Mải theo con mồi, Vua cùng chàng tiến sâu vào trong rừng thẳm. Kể ra thì Trường Sanh cũng biết lối ra nhưng chàng cố ý đưa Vua đi lạc.

Mặt trời đã lặn mà hai người còn lẩn quẩn trong rừng. Ðoàn hầu cận không có một ai. Những tàn cây u ám giăng bóng tối che khuất ánh sao đêm leo lét phía chân trời. Vua buộc lòng phải ngủ dưới một gốc cây. Thái tử đeo gươm đứng hầu bên cạnh.

Cơ hội tốt đã đến. Trường Sanh cứ nhìn kẻ thù đang mê mệt dưới chân mình. Tâm tư chàng thúc dục: "Nó đã giết cha mày, chiếm giang sơn của mày! Còn chờ chi nữa mà không ra tay?..." Chàng rút gươm ra khỏi vỏ. Bỗng nhiên chàng như thấy đôi mắt dịu hiền của Trường Thọ Vương trên giàn hỏa. Tiếng nói của người như đang dội lại trong lòng chàng:

"Con ơi hãy tưới tình thương và đức độ xuống hận cừu. Ðừng bao giờ dùng gươm giáo để trả lời gươm giáo. Hãy sống cuộc đời Chư Phật, hỷ xả, từ bi...". Ôi lời cha còn đó, Thái tử có thể quên chăng? Chàng run tay, thanh gươm bén lại hiền lành chui vào vỏ. Vừa lúc Phiên vương thảng thốt thức dậy:

- Này khanh trẫm vừa mơ thấy một người muốn giết trẫm.
- Muôn tâu bệ hạ, có lẽ hơi lạnh thấm vào người sinh ra mộng mị. Có hạ thần đứng đây thì ai mà dám bén mảng?

Phiên vương yên tâm nằm xuống ngủ. Hình ảnh cha mình bị thảm sát lại hiện lên rước mắt Thái tử. Tâm tư chàng lại thúc dục: "Còn chờ gì nữa mà không lấy máu kẻ thù tế cho linh hồn cha..." Trường Sanh cương quyết tuốt gươm. Nhưng cũng vẫn đôi mắt dịu hiền, vẫn câu nói ngày xưa văng vẳng:

"...Hãy sống cuộc đời Chư Phật, hỷ xả từ bi!.." Trong tâm hồn Trường Sanh hai dòng nước ngược đang ào ạt chảy: một dòng hận cừu đổ máu, một dòng đức độ thơm ngọt sữa hiền. Giữa ngã ba đường ấy biết về đâu?

Ðã ba lần, chàng rút gươm toan hạ thủ nhưng nghĩ đến lời cha dặn, chàng lại thôi. Cuối cùng không chịu nổi sự dày đạp của lòng chàng hét lên tức bực: - Hỡi kẻ thù tàn ác, vì danh giá nhà ta, vì lời dặn cha ta, ta sẵn lòng tha cho ngươi.
Từ bi đã thắng hận cừu. Thanh gươm bây giờ không còn chịu ra khỏi vỏ. Phiên vương tỉnh dậy ngơ ngẩn:

- Khanh ơi! Trẫm vừa chiêm bao thấy con của tiên vương tha trẫm mà không trả thù. Khanh có biết là điềm gì không?

Trường Sanh trả lời trong nước mắt: - Thưa Ngài, con của vua nước này chính là tôi đây. Khi cha tôi bị ngài thiêu trên giàn hỏa có căn dặn tôi không nên buộc chặt oán thù, hãy noi gương Chư Phật sống cuộc đời từ bi, hỷ xả. Vì thế đã ba lần tôi rút gươm muốn giết ngài nhưng lại thôi.

Phiên vương vô cùng hối hận. Vua ôm chầm lấy Thái tử mà nức nở:
- Thôi khanh hãy giết trẫm để báo phục thù, Trẫm không muốn khanh phải khổ tâm hơn nữa.

Trường Sanh cảm xúc đáp: - Không, hạ thần xin chịu tội. Bệ hạ hãy xử cho rồi!
Và cả hai im lặng. Ðêm tối đã bắt đầu lui bóng. Phía chân trời ánh bình minh le lói như ánh sáng từ bi vừa lé sáng trong lòng người. Ôi từ bi quang! Từ quang đã dập tắt hận thù, chiếu sáng tâm hồn người đoạ lạc. Từ quang ôi! Hãy tuôn chảy như suốt thác, như sông biển dạt dào xuống lòng nhân loại si mê.

Phiên vương ôm đầu suy nghĩ. Vua thấy tội mình mới lớn làm sao. Gương sáng của Trường Thọ Vương làm ngài thấy hổ thẹn. Một ý so sánh chợt đến trong óc ngài. Vua nói: - Khanh ơi, đêm nay ta bắt gặp những gì cao đẹp nhất của đời. Chiến tranh và hận thù đều là tội lỗi. Không gì quý bằng tình thương.

Trời đã sáng hẳn, Thái tử dắt vua ra khỏi rừng. Các quan đang nóng lòng chờ đợi. Ðêm rồi nào ai biết vua ở đâu? Vua hỏi hết bá quan:

- Các khanh có biết Thái tử con vua cũ nước này ở đâu không? Rồi không đợi trả lời, người nắm lấy tay Thái tử, cao giọng:

Ðây là ân nhân của ta, Trường Sanh Thái tử con vua cũ, người đã vì hiếu quên thù. Này các khanh, không có gì cao cả cho bằng đức độ của tiên vương. Hãy nghe theo lời người... "Tưới tình thương và đức độ xuống hận cừu..."

Ngày hôm sau, Phiên vương trả nước lại cho Thái tử. Công đức Trường Thọ Vương được tán tụng khắp nơi. Thái tử nối chí cha, gieo rắc từ bi trong lòng nhân loại. Cuộc đời vì thế bớt đau thương...

(Ðây là một chuyện tiền thân của Phật Thích Ca do chính Ngài kể lại. Trường Sanh Thái tử là A Nan đệ tử yêu quý của Phật, còn Phiên vương là Ðề Bà Ðạt Ða.)
Hết
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện Cổ Tích PG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chuyện To và Nhỏ
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» 1 chuyến ăn chơi
» Những Đoá Từ Tâm
» Chuyện Công Công
Trang 2 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-