Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 20:34

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:23

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59

Chút tâm tư by tâm an Wed 09 Oct 2024, 22:20

Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28

7 chữ by Tinh Hoa Wed 09 Oct 2024, 07:41

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20

Trụ vững duyên thầy by Phương Nguyên Tue 08 Oct 2024, 20:17

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44

Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7179
Registration date : 01/04/2011

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13Sat 14 Sep 2024, 11:17



Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7179
Registration date : 01/04/2011

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13Sat 14 Sep 2024, 12:43

Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh

Bùi Bảo Trúc


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0110

Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH


Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt. Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật. Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.

Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0210


Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford , ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0310

Shana Alexander


Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.

Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0410


George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shana Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.

Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.

Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0510


Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Dna0610


George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa?


(vietnamvanhien.org)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7179
Registration date : 01/04/2011

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13Thu 19 Sep 2024, 13:24

Phỏng vấn cô Dương Nguyệt Ánh, Tổng Giám Đốc về Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí Hải Quân Hoa Kỳ ở Maryland


Vào năm 2002, trong một bài báo nói về cuộc chiến tại Afghanistan, có đoạn viết rằng các lực lượng trong liên minh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo đã gặp nhiều khó khăn trong việc truy lùng các nhóm tàn quân Al Qaida đang ẩn náu trong những hang động nằm sâu dưới lòng đất.

Khó khăn này đã được khắc phục bởi một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhất về chất nổ, trong đó có một phụ nữ tị nạn Việt Nam, đó là cô Dương Nguyệt Ánh. Nhân sắp đến ngày 30 tháng Tư, đánh dấu 30 năm kể từ khi miền Nam thất thủ, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã dành cho đặc phái viên Trần Nam của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ một cuộc phỏng vấn liên quan đến những đóng góp của người phụ nữ Việt tị nạn này tại Hoa Kỳ:


Thưa quí thính giả, đến Hoa Kỳ cùng với gia đình vào năm 1975 với tư cách là một người tị nạn sau khi miền Nam thất thủ, cô Dương Nguyệt Ánh đã cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại lúc ban đầu để trở thành một khoa học gia xuất sắc, và hiện nay là Tổng Giám Đốc về Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí của Hải Quân Hoa Kỳ ở Maryland trong vùng phụ cận thủ đô Washington. Đây là 1 trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của nước Mỹ về kỹ thuật Quốc Phòng và nhất là về chất nổ. Cô kể lại những ngày đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ như sau:

Nơi đầu tiên mà chúng tôi đặt chân đến ở Hoa Kỳ là một trại tị nạn ở Pennsylvania, sau đó thì chúng tôi được một Nhà Thờ Tin Lành ở Hoa Thịnh Đốn bảo trợ cho xuất trại và họ đã giúp đỡ gia đình chúng tôi trong những bước đầu. Năm đó thì tôi được 15 tuổi. Cũng như rất nhiều người tị nạn thời đó, vốn liếng tiếng Anh của tôi thì không có nhiều, có lẽ chỉ trên dưới 50 chữ là may lắm nhưng mà tự ái dân tộc thì phải nói là quá nhiều thành ra tôi đã cố gắng học ngày học đêm. Tôi quan niệm rằng mình phải cố gắng như thế nào để qua mặt các bạn Hoa Kỳ cùng lớp. Lúc đó tôi mơ ước khi lớn lên thì phải thành công, ít ra là cũng ngang với họ để không ai có thể nói rằng người Việt Nam là dân tị nạn ăn bám. Cũng vì cái lòng tự ái dân tộc rất là mạnh đó mà tôi đã tốt nghiệp Trung Học và Đại Học với hạng danh dự. Và nhờ đó tôi đã được tuyển vào làm tại Trung Tâm Nghiên Cứu của Hải Quân Maryland.

Ngay từ đầu tôi đã được một cái may mắn là học hỏi và cộng tác với các khoa học gia ưu tú của Hoa Kỳ trong lãnh vực này, thành ra khi gặp được thầy giỏi bạn giỏi thì việc của mình là chỉ có tha hồ mà học hỏi và hấp thụ kinh nghiệm của họ mà thôi. Lúc đầu thì dĩ nhiên tôi làm việc dưới sự chỉ đạo của các khoa học gia đi trước, và sau này mình dùng sáng kiến chuyên môn riêng của mình để đệ trình những chương trình nghiên cứu khoa học mới, và tôi được may mắn chấp thuận cho lãnh đạo các chương trình này, và đó chỉ là nghề dạy nghề thôi thưa ông.

VOA: Thưa cô, trước đây khi còn ở bậc Trung Học, cô có nghĩ rằng mình sẽ theo đuổại việc học để trở thành một khoa học gia, hay đó chỉ là một sự tình cờ?

Ngay từ lúc đầu, tôi phải nói là vì tiếng Anh của mình dở, lúc mới sang hãy còn chập chững và rất thiếu tự tin về khả năng Anh ngữ của mình, thành ra rất giống như những người tị nạn khác lúc bấy giờ, tôi nghĩ rằng mình muốn ngang hoặc là hơn các bạn cùng lớp thì mình phải dùng cái sở trường của mình, tức là toán hay khoa học, thay vì tranh đua với họ về những môn học chú trọng nhiều đến ngôn ngữ như là Anh văn hay là Lịch sử hay là học Luật chẳng hạn, những thứ đó không thể là cái mộng của tôi được vì lúc đó tôi thiếu tự tin lắm về cái khả năng Anh ngữ của mình, thành ra đó là con đường gần như bắt buộc đối với tôi lúc đó. Bản tính của tôi thì tôi lại thích văn chương, nếu tôi còn ở Việt Nam thì tôi nghĩ là tôi sẽ không theo đuổi ngành khoa học kỹ thuật mà chắc chắn là tôi theo ngành văn chương rồi.

VOA: Thưa cô trong thời gian qua, cô đã có những công trình khoa học nào được xem như là những đóng góp đáng chú ý trong lãnh vực này?

Thưa tất cả những thành quả chuyên môn của tôi đều nằm trong lãnh vực chất nổ hết. Trong vòng 12 năm, có lẽ tính từ đầu thập niên 90 thì tôi đã đem lại cho Hoa Kỳ hơn 10 chất nổ với sức công phá mạnh nhất và hiện đang được sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ. Sứ mạng nổi bật nhất của tôi mà đã được Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đề cập cũng như được giới truyền thông biết đến nhiều có lẽ là sứ mạng nghiên cứu bom áp nhiệt trên chiến trường A Phú Hãn. Tôi đã hoàn thành sứ mạng này trong vòng 67 ngày, từ lúc nghiên cứu chế tạo cho đến lúc thử bom trên chiến trường. Thường thường một chương trình nghiên cứu như vậy phải mất từ 5 năm đến 7 năm, tuy nhiên lúc đó vì nhu cầu rất cấp thiết là phải có một loại vũ khí mới để tiêu diệt quân địch hay ẩn núp ở dưới những hang động nằm sâu trong lòng núi, bởi vì nếu không có các loại vũ khí này thì quân đội của Mỹ phải vào tảo thanh tận nơi và sẽ chết rất là nhiều, thành ra chúng tôi phải làm gấp ngày đêm.

VOA: Thưa cô, hiện nay nhu cầu này dường như không còn cấp thiết như trước đây, vậy công việc của cô có gì thay đổi không?

Hiện giờ thì tôi giữ chức vụ Tổng Giám Đốc về Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí của Hải Quân Hoa Kỳ ở Maryland. Nhiệm vụ của tôi hiện nay là định hướng và điểu khiển tổng quát những chương trình nghiên cứu trên mọi lãnh vực về khoa học và kỹ thuật mà mục đích là đào tạo những thế hệ vũ khí tương lai cho Hoa Kỳ.

VOA: Thưa cô, là một khoa học gia thành công với những thành quả về khoa học như vừa kể, cô có thấy rằng sự kiện đó có ảnh hưởng hoặc làm thay đổi vai trò của một người phụ nữ Việt trong xã hội hoặc trong gia đình hay không?

Thưa, tôi nghĩ rằng tôi cũng giống như các phụ nữ Việt khác đã lớn lên ở đây là tôi mang cả 2 cá tính Mỹ và Việt. Khi giao tiếp ngoài xã hội hay ở sở làm thì tôi không có nhút nhát khép nép như là hình ảnh tiêu biểu mà người ta thường gán cho người phụ nữ Á Đông . Ở vai trò lãnh đạo của tôi thì tôi không thể nào rụt rè nhu mì được. Tuy nhiên khi về đến nhà thì tôi có cảm tưởng như là mình cổi một cái áo ra, mình thay đổi hẳn cái lối suy nghĩ. Khi về đến nhà thì tôi hoàn toàn là một phụ nữ Việt, nghĩa là tôi suy nghĩ như là một phụ nữ Việt và gia đình tôi sinh hoạt như là một gia đình Việt, chúng tôi nói tiếng Việt, nấu cơm Việt, và thường xuyên có những buổi họp mặt tại gia đình vào cuối tuần.

VOA: Thưa cô, cô làm thế nào để có thể dung hòa được sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Đông Tây như vậy?

Tôi quan niệm rằng không phải cái gì của Việt Nam cũng hay và không phải cái gì của Âu Mỹ cũng hay. Tôi cố gắng gạn lọc cái hay của 2 nền văn hóa để mà có thể giúp mình thành công trong xã hội Hoa Kỳ nhưng cùng lúc đó vẫn giữ được cái tinh thần phong phú của người Á Đông, nhất là vấn đề giáo dục con cái, thưa ông.

VOA: Thưa cô nếu có những người trẻ muốn học hỏi ở các bậc đàn anh đàn chị để thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ thì cô Ánh sẽ để lại cho họ những kinh nghiệm nào?

Dạ thưa như tôi đã trình bày ở những diễn đàn khác, công thức thành công của tôi, nếu nói một cách méo mó nghề nghiệp vì bằng cấp của tôi là kỹ sư hóa học, là 20% đầu não, cộng với 20% trái tim, và 60% mồ hôi. Ý tôi muốn nói là sự thông minh, theo tôi, tự nó không có giá trị nếu mà không được đi kèm với lý tưởng, đạo đức và nhất là tinh thần trách nhiệm . Khi chúng ta mới ra trường và mới bước chân vào nghề thì phần lớn những thành công của mình là tùy vào cái khả năng chuyên môn cá nhân. Tuy nhiên đó chỉ là lúc ban đầu thôi. Càng lên cao trong nấc thang nghề nghiệp, nhất là khi mình đi vào vai trò lãnh đạo thì cái thành công của mình càng lúc càng tùy thuộc vào những thành công của những người dưới mình, những người làm cho mình và tùy thuộc vào cái sự cộng tác và giúp đỡ của những người ngang mình hay là trên mình nữa. Vì thế mà sự lãnh đạo giỏi và khả năng chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có một mối quan tâm sâu xa đến xã hội, đến quốc gia và nhất là đến những người cộng tác với mình. Nếu mình là người có nhiệm vụ dẫn đường thì chắc chắc là mình phải biết con đường nào là con đường phải, con đường nào là con đường đạo đức, con đường nào là con đường trách nhiệm, con đường nào là ích quốc lợi dân thì người ta mới đi theo mình.

VOA: Với tư cách là một người tị nạn Việt Nam, xin cô Ánh cho biết cảm nghĩ của cô về nước Mỹ, nhân sắp đến ngày kỷ niệm biến cố 30 tháng Tư?

Tôi nghĩ Hoa Kỳ không những là một thiên đường của tự do, dân chủ mà Hoa Kỳ còn là một thiên đường của cơ hội nữa . Tất cả chúng ta không lạ gì với những câu chuyện thành công của cộng đồng người Việt ở đây. Tôi biết có nhiều gia đình ở đây mà cả nhà đều có bằng Đại Học. Có nhiều gia đình mà cả nhà từ bố mẹ đến con cái đều là bác sĩ, dược sĩ hết, nghĩa là cả nhà đều có bằng tiến sĩ. Đối với những gia đình trong cộng đồng Việt Nam thì chuyện đó không có gì là lạ nhưng nếu chúng ta nhìn vào tỷ lệ những gia đình như thế trong cộng đồng da trắng ở đây hay là các cộng đồng da màu khác thì mới thấy rằng cộng đồng Việt Nam quả thật đã thành công rất là rực rỡ về phương diện nghề nghiệp cũng như về thương mại.

Chúng ta có rất nhiều hãng xưởng lớn nhỏ và nhiều cơ sở thương mại sầm uất. Cứ đi một vòng trong khu thương mại ở Little Saigon ở bên California thì cũng biết rồi. Theo tôi thì chắc chắn rằng sự thành công của chúng ta là nhờ tính chăm chỉ làm ăn của người Việt Nam với truyền thống giáo dục gia đình rất là mạnh. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng sự thành công đó cũng là nhờ tất cả chúng ta đều có cơ hội được sống ở một quốc gia có thể nói là tự do dân chủ vào bậc nhất thế giới, và nhờ những cái cơ hội mà chúng ta được có, tức là chúng ta đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người dân Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ trong những bước đầu là những người tị nạn đến đây. Vì vậy lúc nào tôi cũng mong mỏi và quan niệm rằng bổn phận của chúng ta là phải góp phần gìn giữ nền tự do dân chủ này và góp phần vào việc giúp đỡ những người đến sau mình để họ có được những cơ hội như chúng ta đã có.

VOA: Cám ơn cô Ánh đã dành cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cuộc phỏng vấn hôm nay.

Nguồn: VOA
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7179
Registration date : 01/04/2011

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13Thu 19 Sep 2024, 13:41

Phỏng vấn bà Dương Nguyệt Ánh của đài BBC


Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh 8b333410


Bà Dương Nguyệt Ánh, đứng đầu một toán khoa học gia Mỹ, đã phát minh một loại chất nổ mới dùng trong việc chế tạo ra loại bom 'áp nhiệt' có khả năng diệt các hầm ngầm hay hang động sâu trong lòng núi mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến Afghanistan.

Bà Ánh cho biết từ lúc mới còn là khái niệm, toán khoa học gia dưới sự điều động của bà đã hoàn thành bom thermobaric tạm dịch là bom 'áp nhiệt' trong một thời gian kỷ lục là 67 ngày.

Khi được Xuân Hồng hỏi là võ khí tạo ra hòa bình hay chỉ tạo ra chiến tranh, bà Dương Nguyệt Ánh nói : "Chiến tranh hay hòa bình là quyết định của con người, còn võ khí chỉ là phương tiện như trăm ngàn phương tiện khác mà thôi".

Bà Ánh nói tiếp: "Nếu bảo rằng không nên chế tạo hoặc phát triển võ khí, thì chẳng khác nào bảo rằng một quốc gia ưa chuộng hòa bình không cần có quân đội".

Bà Dương Nguyệt Ánh đã được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng huy chuơng ' National Security Medal' hồi năm 2007 vì công trình phát minh ra loại chất nổ mới này.

Phần 1: Cơ duyên đến với khoa học

Phần 2: 'Việt Nam không tiến bộ vì thể chế chính trị'

Phần 3: 'Giáo dục Việt Nam chỉ một chiều'

Dân chủ

Trên cương vị một công dân Mỹ gốc Việt, bà Ánh cho biết bà quân tâm đến các diễn biến trong xã hội của của nước mẹ đẻ và nước đã cho bà và gia đình "cơ hội thứ nhì để lập lại cuộc sống.

Bà tự nhủ phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phồn vinh và bình an của quê hương mới và để tạo điều kiện cho thế hệ con cháu cũng sẽ được sống tự do và hạnh phúc như mình, do đó, bà "rất quan tâm về tệ nạn khủng bố hiện nay".

Trên cương vị một người Mỹ gốc Việt, bà Ánh cho biết : "Lúc nào cũng quan tâm tới 85 triệu người đồng hương đang sống dưới sự thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, không có tự do, nhân quyền"

Bà hy vọng "Chính quyền Việt Nam đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, của đảng để cho Việt Nam được tiến bộ và phú cường"

Nhìn vào Việt Nam, bà Ánh nói : "Điều tôi lo nhất là hiểm họa mất nước trước ý đồ rất rõ ràng của Trung Quốc muốn xăm lăng Việt Nam"

Cao trào dân chủ khắp thế giới, theo bà Ánh là " Một điều đáng mừng vì sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam giúp cho họ tự hỏi là tại sao quê hương vẫn không giàu, khôg mạnh, không tiến bộ như những nước láng giềng".

Bà Ánh nói rằng " Một ngày nào đó, giới trẻ Việt Nam sẽ đứng lên đòi hỏi dân chủ và đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam.

Kinh nghiệm

Bà Ánh nói : "Không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ của người khác, do đó, nếu mình thành công, thì mình phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, và cách nhớ ơn hay nhất là mình phải giúp đỡ những người đi sau mình".

Bà Ánh nói tiếp: "Khả năng sáng tạo có thể được thi thố trong bất cứ môi trường nào, không cứ phải là văn chương, mà khoa học kỹ thuật cũng là môi trường để phát huy khả năng sáng tạo".

"Trong trường hợp của tôi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật là sáng tạo vì tôi đã áp dụng các nguyên tắc khoa học để sáng tạo ra môt cái gì mới"

"Không phải học giỏi là yếu tố duy nhất đưa đến thành công, vì 20% là óc, 60% là mồ hôi còn lại là trái tim ".

Bà Ánh khẳng định "tài phải đi đôi với đức mới đưa đến thành công".

Dương Nguyệt Ánh rời Việt Nam hồi năm 1975, khi còn là một nữ sinh 15 tuổi mới học lớp 9 trường Lê Quý Đôn, Sàigòn, để cùng gia đình sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, với số vốn tiếng Anh chỉ có ' vỏn vẹn 50 từ '.

Bà đã nghe theo lời thân phụ để theo học khoa học, mặc dù ôm giấc mộng theo văn chương từ tấm bé.

Bà Ánh tốt nghiệp trường đại học Maryland với hai bằng B.S. về hóa học và khoa học điện toán. Đến năm 1983, bà bắt đầu làm kỹ sư hóa học tại trung tâm nghiên cứu võ khí diện địa thuộc Hải quân Hoa Kỳ.

Nguồn: BBC
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7179
Registration date : 01/04/2011

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13Wed 25 Sep 2024, 11:57

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Là Ai?

Lê Ngọc Châu


Lời mở đầu:

Đã có nhiều bài viết về Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cũng như những cuộc phỏng vấn được phổ biến trên liên mạng. Tuy vậy, tôi mạo muội viết bài tóm lược này, đúc kết một số tài liệu sưu tầm từ Internet giới thiệu với quý độc giả, đặc biệt với đồng hương Việt Nam về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh!

Để tránh sự xưng hô không đồng nhất trong bài, tôi xin phép được sử dụng chữ "Chị" cho thân mật.

Ngoài ra, vì đây chỉ là bài tóm lược nên sự thiếu sót chắc chắn không tránh khỏi. Mong quý vị thức giả và Chị Dương Nguyệt Ánh hoan hỷ cho.

Trân trọng cám ơn (LNC)

* * *
Trong cuộc chiến xâm lược miền Nam Việt Nam do quân đội Bắc Việt và Việt Cộng cùng đồng minh của họ (Nga Sô, Trung Cộng, Cu Ba và khối cộng sản Đông Âu trước đây!), Chị Dương Nguyệt Ánh (DNA) đã đào thoát khỏi Việt Nam năm 1975 cùng với gia đình bằng trực thăng, trong làn sóng người Việt tỵ nạn Cộng Sản đâu tiên, vừa lúc quân Cộng Sản vào chiếm thành phố Sài Gòn/ Nam Việt Nam và đến Phi Luật Tân. Song thân chị là người Bắc di cư 1954, đã một lần thề là thà chết chứ không sống dưới chế độ Cộng Sản! Gia đình chị được chuyển vào một trại tạm cư do Hoa Kỳ thiết lập ở đó, rồi được chính thức công nhận cho tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.

Như chị DNA cho biết thì nơi đầu tiên mà gia đình chị đặt chân đến Hoa Kỳ là một trại tị nạn ở Pennsylvania, về sau thì được một Nhà Thờ Tin Lành ở Hoa Thịnh Đốn bảo trợ cho xuất trại và họ đã giúp đỡ gia đình chị trong những bước đầu. Lúc bấy giờ Dương Nguyệt Ánh được 15 tuổi, mới học lớp 9 trường Lê Quý Đôn, Sàigòn. Cũng như rất nhiều người tị nạn thời đó, vốn liếng tiếng Anh của Chị không có nhiều, có lẽ chỉ trên dưới 50 chữ là may lắm nhưng tự ái dân tộc thì phải nói là quá lớn thành ra chị đã chăm chỉ, miệt mài học ngày học đêm. Chị quan niệm rằng mình phải cố gắng như thế nào để qua mặt các bạn Hoa Kỳ cùng lớp. Lúc đó Chị mơ ước khi lớn lên thì phải thành công, ít ra là cũng ngang với họ để người bản xứ không thể khinh miệt người Việt Nam là dân tỵ nạn ăn bám.

Cũng với ý chí và vì lòng tự ái dân tộc vô cùng mạnh mẽ đó mà Chị đã tốt nghiệp Trung Học và Đại Học với hạng danh dự. Chính nhờ vậy nên sau khi hoàn tất bậc Đại Học, Chị đã được tuyển vào làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu của Hải Quân Maryland.

Đây là gương sáng hiếu học của Chị Dương Nguyệt Ánh (DNA), rất đáng trân trọng để cho giới trẻ Việt Nam lấy đó noi theo!

Vâng theo lời thân phụ Chị Dương Nguyệt Ánh đã theo học khoa học, mặc dù ôm giấc mộng theo văn chương từ tấm bé và tốt nghiệp hai ngành tại Đại học Maryland: một bằng BS về Kỹ sư hóa học và một BS về khoa học máy tính. Ngoài ra Chị còn tốt nghiệp Cao Học Quản trị.

Năm 1983, chị DNA bắt đầu làm việc với ngành đã tốt nghiệp là kỹ sư hóa học tại Indian Head (Naval Surface Weapons Center). Công việc đầu tiên của chị là chuyên viên bào chế công thức về thuốc đẩy cho Trung Tâm Vũ Khí Diện Địa của Hải Quân Hoa Kỳ tại Indian Head. Chị đã bào chế loại thuốc đẩy dùng để phóng từ đầu đạn đến mục tiêu. Đây không phải là loại súng cầm tay, mà là những đại bác trên chiến hạm.

Năm 1986, Dương Nguyệt Ánh trở thành nhà bào chế công thức tạo ra chất liệu cho việc phóng hỏa tiễn từ những dàn phóng trên các chiến hạm và phi cơ – tức là các loại hoả tiễn không không và địa không. Gia đình chị đã trêu chọc rằng chị đúng là một " khoa học gia hỏa tiễn (rocket scientist)". (Người viết mạn phép ghi thêm chú thích của KHG_DNA: Người Hoa Kỳ thường hay dùng từ ngữ "rocket science" để nói về một vấn đề khó khăn, không có giải đáp hay khó giải quyết. Thí dụ: The solution for this dilemma is rather simple. We are not pursuing rocket science here! (Tạm dịch: Các giải pháp cho tình trạng khó xử này khá đơn giản. Ở đây chúng tôi không theo đuổi khoa học hỏa tiễn!). Nhưng công việc của DNA phải theo đuổi thì là “rocket science” thật sự!.

Năm 1991 Chị trở thành một chuyên gia về phát triển chất nổ và hai năm sau (1993) quản lý toàn bộ chương trình nghiên cứu, thăm dò và phát triển chất nổ của Hải quân. Phục vụ như là điểm tập trung của Hải quân Mỹ cho vật liệu nổ và chuyển đổi chất nổ của Hải quân vào các hệ thống vũ khí, cung cấp tư vấn cho chính phủ / quân sự, công nghiệp và liên minh các quốc gia.

Tháng 8 năm 2001 khi đang làm việc cho Cơ Quan Giảm Trừ Đe Doạ của Bộ Quốc Phòng nghiên cứu về một loại vũ khí có khả năng diệt trừ các địa đạo thì vụ 9/11 xảy ra, Chị Dương Nguyệt Ánh được cấp trên tin tưởng và đề nghị là nên “thử thời vận” trong việc nghiên cứu về kỹ thuật chất nổ Áp Nhiệt (thermobaric) và biến nó thành vũ khí Áp Nhiệt ngay lập tức để hỗ trợ cho chiến dịch OEF (Operation Enduring Freedom). KHG_Dương Nguyệt Ánh đã dẫn đầu một nhóm chuyên gia gồm khoảng 100 khoa học gia, kỹ sư, và cán sự - chỉ trong khoảng thời gian kỷ lục chưa từng có là 67 ngày - đã đi từ ý niệm sơ khởi đến việc chế tạo ra 11 trái bom Áp Nhiệt đầu tiên.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh thành công vượt bực, đã phát triển và chuyển tiếp tổng cộng 10 vật liệu nổ cao, thực hiện thành 18 loại vũ khí khác nhau trong vòng 12 năm qua, vũ đang được trang bị cho Hải Quân, Lục Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Đó là một kỷ lục chưa từng có.

Năm 2002, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Đốc Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí Hải Quân ở Maryland. Ở chức vụ này, Chị là người định hướng và điều khiển tất cả các chương trình nghiên cứu trên mọi lãnh vực khoa học và kỹ thuật của Trung Tâm Indian Head với mục đích áp dụng vào việc chế tạo những vũ khí tương lai cho Hoa Kỳ.

Từ tháng 11 năm 2006, KHG Dương Nguyệt Ánh được mời về làm việc tại Ngũ Giác Đài và đảm nhận chức vụ Cố Vấn Khoa Học Kỹ Thuật cho Phó Đô Đốc John Morgan, Tư Lệnh Phó Hải Quân, Đặc Trách về Kế Hoạch và Chiến Lược, và cho Tổng Giám Đốc Thomas Betro, Chỉ Huy Trưởng Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm và Phản Gián của Hải Quân (Naval Criminal Investigative Service) Với chức vụ này chị Nguyệt Ánh hoàn toàn chú tâm vào chiến tranh chống khủng bố, kể cả việc áp dụng khoa học kỹ thuật của tình báo, phản gián và điều tra tội phạm vào công tác chiến trường và các sứ mạng chống khủng bố toàn cầu. Truyền hình “NCIS” đã dựa vào cơ quan có thật này để thực hiện chương trình của họ.

Trên cương vị một công dân Mỹ gốc Việt, chị Ánh cho biết trong một cuộc phỏng vấn là chị quan tâm nhiều đến các diễn biến trong xã hội Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rún và Hoa Kỳ, quốc gia đã tạo điều kiện cho chị và gia đình "cơ hội thứ nhì để làm lại cuộc đời". Chính vì vậy chị tự nhủ phải nỗ lực góp phần nhỏ bé của mình vào sự phồn vinh và bình an của quê hương mới.

Chị Dương Nguyệt Ánh cũng từng nói: "Bởi vì tôi muốn phục vụ cho nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ. Với tư cách một người tỵ nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những người chiến sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã từng hy sinh bảo vệ cho tôi có một cuộc sống an toàn. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, chị Dương Nguyệt Ánh đang trách nhiệm về việc phát minh các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố".

Trước những lời phản ứng về việc chị chế tạo vũ khí thì chị DNA trả lời rất tế nhị: "đối với tôi việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của Hoa Kỳ. Chúng ta, những người Việt tỵ nạn đến đây đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người dân và chính phủ Hoa Kỳ trong bước đầu. Vì vậy lúc nào tôi cũng mong mỏi và quan niệm rằng bổn phận của chúng ta là phải góp phần gìn giữ nền tự do dân chủ của đất nước cưu mang chúng ta!"

Thêm vào đó, khi được Xuân Hồng hỏi là võ khí tạo ra hòa bình hay chỉ tạo ra chiến tranh, chị Dương Nguyệt Ánh trả lời tuy đơn giản nhưng rõ ràng và súc tích: "Chiến tranh hay hòa bình là quyết định của con người, còn võ khí chỉ là phương tiện như trăm ngàn phương tiện khác mà thôi!". Chị Ánh còn nói tiếp: "Nếu bảo rằng không nên chế tạo hoặc phát triển võ khí, thì chẳng khác nào bảo rằng một quốc gia ưa chuộng hòa bình không cần có quân đội".

Như Chị DNA cho biết thì những bước thăng tiến nghề nghiệp của Chị rất tuần tự. Sau chức vụ ở Ngũ Giác Đài đã đề cập ở trên, Chị DNA hiện đang làm việc tại Bộ Nội An với chức vụ tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật An Ninh Biên Giới và Hàng Hải cho Bộ Nội An Hoa Kỳ. Với chức vụ này Chị DNA làm việc trực tiếp dưới quyền của Thứ Trưởng Nội An về khoa học kỹ thuật. Một điểm khác cũng theo lời của KHG_DNA thì Chị hiện vẫn làm việc về khoa học kỹ thuật chứ không làm về "operations" như vài tin tức được phổ biến trên Internet. Để quý độc giả biết thêm về cơ cấu tổ chức của Hoa Kỳ tôi xin mạn phép trích dẫn sự giải thích của Chị DNA, như sau: " Người đứng đầu phía "Operations" luôn luôn là một "political apointee" do Tổng Thống chỉ định. Vị này sẽ đến và ra đi sau khi Hoa Kỳ bầu Tổng Thống mới. Thứ Trưởng, Bộ Trưởng Nội An dĩ nhiên cũng đều là "political apointee" (tạm dịch là chính trị gia được bổ nhiệm). Riêng Chị Dương Nguyệt Ánh là Senior Executive, tức là một công chức cao cấp chuyên ngành đứng sau lưng những political appointees và có nhiệm vụ gìn giữ sự ổn định ("stability") cho guồng máy quốc gia khi "political appointees" bắt buộc phải thay đổi sau nhiệm kỳ bầu cữ 4 năm một lần.

Liên quan đến chức vụ mới này, ký giả Tom Fox đã viết bài báo về Dương Nguyệt Ánh dưới tựa đề “Anh Duong, Director of Borders and Maritime Security” trong số Washington Post phát hành ngày 20 tháng Tám 2010.

Tóm lại, cho đến nay, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã đóng góp hơn 24 năm cho nền Quốc Phòng Hoa Kỳ trên hai lãnh vực Khoa Học và Kỹ Thuật. Chị là một trong những chuyên gia chất nổ hàng đầu của Hoa Kỳ, với danh tiếng ở tầm vóc quốc tế.

* Bằng khen thưởng / Huy chương

Chị Dương Nguyệt Ánh từng lãnh đạo toàn bộ chương trình nghiên cứu và chế tạo chất nổ của Hải Quân, và đã đem lại 10 chất nổ mới cho 18 loại vũ khí đang được trang bị cho Hải Quân, Lục Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Với thành tích kỷ lục này, KHG Dương Nguyệt Ánh được Hải Quân trao Giải thưởng cao quý Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000.

Chị cũng từng là đại biểu của Hoa Kỳ ở Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (Tiểu Ban Chất Nổ), đồng thời cũng là tác giả nhiều bài viết nghiên cứu về chất nổ và đã từng thuyết trình ở rất nhiều hội nghị chuyên môn quốc tế và quốc nội (Hoa Kỳ).

Năm 2001, chị đã được trao huy chương dân sự ưu tú cho khả năng lãnh đạo xuất sắc, chuyên môn kỹ thuật và đóng góp đáng kể cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong lĩnh vực chất nổ với năng suất cao.

Năm 2004, chị được vinh danh với giải thưởng Award of Excellence for Public Service bởi U.S. Pan Asian American Chamber of Commerce.

Chị Nguyệt Ánh là nhân vật được đề cao trong cuốn sách đã xuất bản của the American Society of Civil Engineers năm 2006, tựa đề là “Thay Đổi Thế Giới Của Chúng Ta: Những Câu Chuyện Thật về những Nữ Kỹ Sư” (“Changing Our World: True Stories of Women Engineers”).

Mới đây, trong loạt phim tài liệu “Những Vũ Khí Tương Lai”, chương trình truyền hình Discovery đã bật mí về cái thế giới bí mật của những vũ khí kỹ thuật cao và những người sáng tạo ra chúng, trong đó có chị Dương Nguyệt Ánh.

Dương Nguyệt Ánh từng xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn, như The Washington Post, The Sun, Asian Week, v.v... và các đài truyền thanh, truyền hình như BBC London, Voice of America, SBTN, v.v...

Tháng 3 năm 2006, chị được Bộ Chỉ Huy Hải Quân Mặt Biển (Naval Sea Systems Command) dàn chào để vinh danh chị nhân dip tháng 3 là tháng của lịch sử phụ nữ Hoa Kỳ.

Trong năm 2007, Dương Nguyệt Ánh đã được trao huy chương toàn quốc Service to America Medal for National Security (Huy Chương Phục Vụ Quốc Gia về An Ninh) và đã đươc vinh danh trong một buổi lễ ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 9-2007.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được Bộ Nội An (Homeland Security Dept.) trang trọng vinh danh trong một buổi lễ đặc biệt dành cho những người di dân được chọn là Công Dân Ngoại Hạng (Outstanding American by Choice Award), đã thành công dân và có những đóng góp đáng kể cho Hoa Kỳ, tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 15 Tháng 1, 2008 tại Toà Bạch Ốc (White House).

Giữa năm 2010, chị đã đại diện Hoa Kỳ sang Bá Linh để ký một thoả hiệp song phương trao đổi khoa học kỹ thuật về an ninh hàng hải (cargo security) với chính phủ Đức.

Ngoài kiến thức khoa học chế tạo bom, KHG Dương Nguyệt Ánh còn đựơc biết đến rất nhiều qua khả năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ quốc gia.

Chị từng xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn như The Washington Post, The Sun, Asian Week, vv… và các đài truyền thanh, truyền hình như BBC London, Voice Of America, SBTN …

KHG Dương Nguyệt Ánh đã được mời phát biểu trong “Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng Chị bận đi công tác xa nên không tham dự được.
Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được Trung Tâm Asia mời như một thượng khách đặc biệt để vinh danh một vài cá nhân và hội đoàn trong chương trình ca nhạc chủ đề Mùa Hè Rực Rỡ 2007, được tổ chức tại thành phố Houston, Texas và những chương trình ca nhạc Videos khác của Asia trong nhiều năm qua với những chủ đề đặc biệt, phù hợp với lập trường quốc gia của Chị như "55 Năm Nhìn Laị, Lá Thư Từ Chiến Trường v.v...). Là một nhà khoa học nhưng chị giới thiệu chương trình văn nghệ rất duyên dáng, hấp dẫn khán giả.

Trong một dịp Lễ Hai Bà Trưng tổ chức vào tháng Ba năm 2006 ở tiểu bang Virginia (vùng phụ cận của thủ đô Hoa Thịnh Đốn), Chị là diễn giả chính với đề tài “ Sự thành công của người phụ nữ VN ở hải ngoại”. Chị đã trình bày hơn hai mươi phút mà không cầm giấy, lời tâm tình của chị như xuất phát từ đáy tim, lưu loát cho thấy chị là người rất nặng tình với đất nước quê hương dân tộc vì vậy đã thu hút khán giả yên lặng lắng nghe và cùng xúc động theo những lời tâm tình chân thành của chị.

Trong buổi gây quỹ cho Thương Phế Binh do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Quốc Gia/HTĐ tổ chức ở Falls Church, VA trước đây cũng như trong tháng 12 năm 2010 vừa qua tại Virginia, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được mời lên phát biểu, và chị đã có những lời phát biểu rất cảm động. Được biết chị là người cũng hỗ trợ tích cực các chương trình trợ giúp Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa ở quê nhà.

Với sự "tháp tùng của phu quân" Đặng Hữu Thọ, Chị Dương Nguyệt Ánh cũng đã sang Úc sinh hoạt với Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tại đây. Theo tin tức trên mạng, chị đã chiếm được cảm tình nồng nhiệt của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản (CĐNVTNCS) Úc Châu qua cách ăn nói giản dị, dễ hiểu và từ tốn nhưng rất lôi cuốn của chị trong các sinh hoạt tại Úc.

Thưa quý độc giả,

Qua nhiều lần nói chuyện với bạn bè, thân hữu tại Đức tôi thường nghe là CĐNVTNCS Đức rất mong ước có dịp được nghe Dương Nguyệt Ánh nói chuyện.
Như chúng ta biết, KHG_Dương Nguyệt Ánh hiện đang đảm nhận một trách nhiệm rất quan trọng liên quan đến nền an ninh Hoa Kỳ nên chị luôn luôn bận rộn và không có nhiều thời gian rảnh, vì vậy sau khi nghe được tin Chị DNA tháng tư năm 2011 sang Đức là một "tin nóng" và ngạc nhiên lớn đối với riêng tôi. Tôi nghĩ rằng có lẽ đây là một ưu ái đặc biệt mà chị Dương Nguyệt Ánh dành cho đồng hương tại Đức! Ngoài ra tôi cũng được nghe thêm Chị Dương Nguyệt Ánh sẽ là diễn giả trong hai sinh hoạt (bất vụ lợi) được các hội đoàn quốc gia và thân hữu kết hợp tổ chức với chủ đề: "Tinh Thần Trưng Nữ Vương trong Ngày Lễ Tưởng Niệm 30-04" và "Tuổi Trẻ Việt Nam - Đáp Lời Sông Núi" trước hiểm hoạ xâm lăng từ phương Bắc, nhưng... (lại chữ nhưng ít ai muốn nghe!) mới đây qua thông báo khẩn của Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do (HPNVNTD) Đức Quốc, trưởng ban tổ chức buổi hội luận: vì lý do bất khả kháng liên quan đến vấn đề an ninh nên đã viết điện thư cho Hội Phụ Nữ biết là Chị rất tiếc không thể sang được như đã nhận lời mời qua Đức nói chuyện từ hơn 5 tháng về trước.

Tôi nghĩ rằng với chức vụ của Chị tại Bộ Nội An Hoa Kỳ có lẽ Chị đã nắm rõ tình hình an ninh thế giới, đặc biệt tại Âu Châu và những biến chuyển chính trị của khối Trung Đông sẽ xảy ra mà chúng ta được nhìn thấy trong thời gian vừa qua, nên chuyện Chị DNA không thể sang sinh hoạt với CĐNVTNCS Đức nói riêng và Âu Châu nói chung như đã dự tính và nhận lời với HPNVNTD Đức là chuyện không tránh được!

Tin Chị DNA không qua Đức vì lý do trên lan đi rất nhanh, từ Đức sang các Tổ Chức, Hội Đoàn Quốc Gia của nước láng giềng đã ủng hộ nhận lời cộng tác như Bỉ, Hoà Lan, Ý, Pháp, Thụy Sĩ ... Vui mừng chưa trọn vẹn thì tin "buồn" đã làm cho mọi người thất vọng não nề. Ngay cả khi tôi vừa viết xong bài tạp ghi này "ban tổ chức" còn bật mí cho hay là đến giờ vẫn có nhiều người than tiếc (per email), nhất là giới trẻ Đức và Âu Châu mà đại diện Ban Chấp Hành Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do đã có dịp tiếp xúc, mời hợp tác liên quan đến buổi hội luận.

Câu hỏi người viết được nghe trong những ngày gần đây:

Vậy thì khi nào đồng hương Việt Nam ở Đức và Âu Châu mới có nhân duyên được hội ngộ cùng Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, một người Phụ Nữ Việt Nam trọn vẹn cả tài lẫn sắc?

Lê-Ngọc Châu
(Việt Báo)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh   Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» KÍNH CHÚC THẦY SINH NHẬT VUI, KHOẺ, BÌNH AN!- Phương Nguyên
» Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Danh nhân nước Việt-