Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Today at 16:35

Những bài học thuộc lòng by Ai Hoa Today at 15:46

7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07

Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân   Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân I_icon13Tue 03 Sep 2024, 07:50

Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký: Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Văn Chương và Khoa Học Năm 1873-1874 – Vì Lý Do Nào?

HML

Bài viết được trích từ Đặc San Petrus Ký 2003 do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký Bắc California thực hiện.




Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Ky-yeu10



Cụ Petrus* Ký là người thứ 17 trong danh sách 18 danh nhân thế giới và ở các năm 73 và 74 của thế kỷ XIX. Một cuộc khảo cứu các tài liệu được xuất bản cho thấy ông sáng tác được vào khoảng 100 tác phẩm, thông thạo 15 ngôn ngữ Tây phương và Đông phương, trong đó viết và nói điêu luyện được 11 ngôn ngữ. Ông không phải là người đầu tiên có công trong việc chuyển hóa chữ Việt (Translitération hay idéophonétique) từ việc dùng chữ Hán hay chữ Nho theo cách viết tượng hình bằng nét (idéo – calligraphier) viết trong các văn thơ tài liệu sách vở sang ký tự Indo European (trong họ ngôn ngữ này gồm có Sancrit, Slavik, Germanic, Latin..; chữ Anh thuộc nhánh Germanic). Người đầu tiên là Linh mục Alexandre de Rhodes như ai cũng biết và sau đó các nhà cải tiến khác như Hồ Văn Nghi, Cha Bá Đa Lộc, Phan Văn Minh, Giám mục Taberd…

Trước ngày 30 tháng 4, 1975 vị trí của ông ở miền Nam được vững vàng. Tên ông được đặt cho một con đường từ công trường Ngã Bảy theo hướng tây nam đến đường Nguyễn Trãi và một trường nam Trung Học công ở Sài Gòn cạnh đại học Khoa Học trong khuôn viên dành riêng cho mục tiêu giáo dục bao bọc bởi đường Nguyễn Hoàng, đại lộ Cộng Hòa, đường Thành Thái và Trần Bình Trọng. Sau ngày đó Nhà Nước Việt Nam, trong mục tiêu áp đặt, đã loại bỏ và thay vào đó tên của một nhân vật Cộng Sản. Cùng chung một số phận là các đường phố và cơ sở khác của Sài Gòn. Bài viết này đặt một vấn đề căn bản để làm sáng tỏ công luận: bỏ tên của một người hoạt động chính yếu trong lĩnh vực văn hóa lịch sử và ngữ học để thay vào đó một nhân vật Cộng Sản. Hơn thế nữa, ông Petrus Ký là một danh nhân được công nhận ở bán thế kỷ XIX. Như vậy, câu hỏi được đưa ra là “lý do nào ông được danh dự xếp vào trong Thập Bát Hoàn Cầu Danh Nhân với tư cách của một nhà bác học về ngôn ngữ?”. Hiểu rõ được vấn đề này cũng giúp phần soi sáng lịch sử cận đại Việt Nam.

Một khảo sát về sự nghiệp của ông cho thấy rõ các biên thảo về văn chương mà trong cuộc sống của một người mồ côi cha từ nhỏ, rồi đến năm 18 tuổi (1) phải về nhà chịu tang mẹ, lúc đó là năm 1855 hơn 3 năm trước khi Đề Đốc Rigault de Genouilly đem quân Pháp phối hợp với Y Pha Nho** đến đánh Đà Nẵng.

Tháng 12 năm 1859 đề đốc Page đến Sài Gòn và sau đó tháng 5 năm 1860 phó đề đốc Charner thay Page về Pháp nghỉ ngơi.

Ông bắt đầu làm việc cho người Pháp lúc này để mưu sinh chứ không phải để mưu lợi. Và 3 năm sau ông được triều đình Huế cử theo phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ đã mất vào tay người Pháp năm 1860 và nhượng cho Pháp theo Hòa Ước Nhâm Tuất. Sau khi rời bến Sài Gòn ngày 4 tháng 7 năm 1863 trên tàu European, phái bộ đến Paris ngày 13-9 và được Hoàng Đế Napoléon III tiếp đón ngày 15-11-1863. Trước khi phái đoàn đến Paris Hoàng Đế Napoléon III có cử đề đốc Bonard mà vào năm 1862 đã đến Sài Gòn thế phó đề đốc Charner, công tác cạnh phái đoàn. Việc xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ có thành công hay không mà trong đó ông Petrus Ký có giữ phần thông dịch cho phái đoàn gồm đến 70 người.

Phan Thanh Giản trong thời gian ở Pháp đợi Hoàng Đế Napoléon III tiếp kiến và sau đó có gặp gỡ một số nhân vật trong đó có đại úy Aubaret người đóng vai trò chính trong hiệp ước 1864 sau đó được gọi nôm na là hiệp ước Aubaret. Vua Tự Đức viết cho Hoàng Đế Napoléon III có lý có tình, hiển nhiên là bằng chữ Hán trong đó có trình bày việc nước Pháp, Y Pha Nho** và Việt Nam chỉ liên quan đến vấn đề đạo Thiên Chúa và việc buôn bán chứ không có “vấn đề yêu sách một mảnh đất cỏn con nào! (2)” (nguyên văn theo sách đã dẫn). Phan Thanh Giản khi lưu lại Paris hiểu là công chúng Pháp vẫn còn e ngại về việc viễn chinh ở một xứ sở xa xôi rất tốn kém và một nền văn minh hoàn toàn khác với Pháp. Ông rất thành công trong vai trò kêu gọi lòng trắc ẩn của vị hoàng đế nước Pháp trước sự mất đất của triều đình Huế. Tuy nhiên trong bài diễn văn đáp từ Napoléon III có câu kết thúc như sau: “Nước Pháp có lòng nhân ái với mọi dân tộc và cũng là nước bảo vệ các dân tộc yếu, phổ biến khắp nơi nền văn minh dịu dàng và hữu ích của nước Pháp nhưng cũng rất nghiêm khắc với những ai cản trở trên bước đường nước Pháp đi”. Ba chữ rất nghiêm khắc (Elle est très austère) được dịch là làm cho sợ (Elle fait trembler). Ai dịch bài khảo cứu được kê ở cuối bài (2) này không nói đến như chúng ta cứ giả sử cho ông Petrus Ký đi, nhưng sự kiện này có làm thay đổi được kết quả cuộc thương lượng do vua Tự Đức, một cố gắng tuyệt vọng của triều đình cuối cùng Việt Nam, trước phong trào bành trướng thuộc địa của các quốc gia Tây Phương vào thế kỷ XIX?

Sau buổi tiếp kiến phái đoàn được đưa sang bộ ngoại giao để hội kiến thêm và sau đó được đi Madrid, Tây Ban Nha và ở đây 1 tháng rồi về Sài Gòn ngày 18/3/1864. Đại úy Aubaret đuợc cử làm lãnh sự ở Bangkok sau đó và được lệnh đến Huế để thương thuyết một hiệp ước mới. Ông là người có cảm tình với nước Việt Nam nhưng trong tay không có một chức vị quan trọng nào. Ông trở lại Sài Gòn với đề nghị một hiệp ước mới cho triều đình Huế và Cambodge, và được bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp Drouyn de Lhuys cho trình bày với đề đốc La Grandière, nguyên thống soái Sài Gòn, một bản hiệp ước mới thay cho hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Như thế phái bộ Phan Thanh Giản đã thành công, nước Pháp đồng ý, it nhất là trên nguyên tắc, thay đổi Hiệp ước 1862 mà đã được triều đình Huế phê chuẩn (danh từ bấy giờ gọi là hổ giao) vào ngày 14/4/1863.

Ông Aubaret lên tàu Enstre-Casteaux đến sông Hương, và được giao toàn quyền để điều đình một hiệp ước mới. Ngày 18/6/1864 ông gởi một văn thơ cho Bộ Lễ (tức Bộ Ngoại Giao triều đình Huế) cho biết:“… xứ sở này đang lâm vào cảnh đói nghèo cùng cực, nạn đói đang hoành hành nhiều nơi, tất cả là dấu hiệu của sự khốn cùng ..” Nhưng bản Hiệp Ước mà trong tay ông đang có để điều đình ra sao, có các điều khoản nào mà vua Tự Đức rất mong muốn nhượng bộ để lấy lại 3 tỉnh Đông Nam Kỳ. Để được nước Pháp trả lại ba tỉnh này, triều đình Huế phải bồi thường chiến phí mỗi năm 3 triệu quan Pháp (một quan Pháp lúc bấy giờ tương đương 7 lạng bạc ) thêm vào 20 triệu quan của hoà ước Nhâm Tuất, và ngoài các việc tự do thông thương truyền bá đạo Thiên Chúa và thương mại, nước Nam phải cho nước Pháp bảo hộ cả 6 tỉnh Nam Kỳ (3 tỉnh Miền Đông và 3 tỉnh Miền Tây). Việc thêm vào 3 triệu quan bồi thường mỗi năm là một gánh quá nặng nên hai bên đồng ý giảm xuống còn 2 triệu quan. Sau đó, Hiệp ước được ký kết vẫn do khâm sai đại thần Phan Thanh Giản tại Huế với Aubaret ngày 18/7/1864. Than ôi, giấc mộng của vua Tự Đức sắp sửa thành lại bị chết yểu do quyết định của Bộ Trưởng Thuộc Địa và Hải quân Chasseloup Laubat thuyết phục Hoàng Đế Napoléon III nên bành trướng thuộc địa sang Viễn Đông và Hội đồng nội các Pháp ngày 10/11/1864 quyết định không phê chuẩn hiệp ước Aubaret (hiệp ước bị chết yểu).

Sở dĩ phải dông dài giở trang lịch sử mà trong đó ông Petrus Ký bị phê phán gắt gao đến nỗi phá bỏ tất cả công trình đã được công nhận từ ngày ông mất là khoảng trên dưới 70 năm, để cho người đọc thấy rõ vai trò quan chức thông ngôn, những lỗi lầm, nếu có, không ảnh hưởng mảy may nào đến dòng lịch sử.

Đến đây xin trở lại vấn đề chính của bài viết này: ông Petrus Ký làm gì để được danh dự vào danh sách thập bát danh nhân hoàn cầu ở hậu bán thế kỷ XIX?

Lúc theo phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp và Y Pha Nho xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông Petrus Ký có đi nhiều nơi và gặp nhiều người, điều này được nói rõ trong cuộc đời của ông do gia đình phổ biến. Trong thời gian lưu lại Pháp và Tây Ban Nha, ông dùng thì giờ của mình để làm những gì mình muốn và nhất là thu thập sách vở, nhất là về ngôn ngữ.

Người Tây Ban Nha tìm thấy ở thư viện của ông sau này ở Chợ Quán hay đường Trần Bình Trọng một số sách xưa in vào thế kỷ 19 bằng tiếng La tinh, Tây Ban Nha và Pháp … Những sách này đa số là về ngôn ngữ như tự điển, văn phạm không thể nào có được khi ông theo học các trường đạo ở Nam Vang hay Pénang, mà điều chắc chắn là ông đã thu thập được trong thời gian này. Những điều ông quan sát và các tài liệu kiến thức ông mang về đã giúp ông làm được những gì ông mong muốn.

Trong những bức thư vào cuối đời, trước khi mất ông tỏ bày tâm sự: “nợ nần chồng chất, lại mang bịnh. Chỉ vì có ước muốn phổ biến cho người đi sau cái văn hóa và đạo lý của người đi trước …”

Người ta có thể thấy được một nhà văn đi sau ông khoảng 25 năm, xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tiên vào năm 1922, và sau đó trong quyển Ăn Theo Thuở Ở Theo Thời, trong lời tựa: “Đời tôi có cái mong muốn hơn hết là viết văn để cho các độc giả thưởng lãm những chuyện trong đời sống hằng ngày.” (3) Ông trở về nước vào giữa năm 1864 (4). Ông tâu vua Tự Đức và các quan những gì ông biết và yêu cầu phải canh tân, nhưng không thành. Năm 1866 ông đảm nhận chức giám đốc trường thông ngôn, rồi hiệu trưởng trường Sư Phạm, năm 1869 chủ bút Gia Định Báo.

Năm 1873 làm giáo sư trường Quốc Gia Hành Chánh (lúc bấy giờ gọi là trường Hậu Bổ) . Vào năm ấy, ông được vinh danh trong sách Hoàn Cầu Thập Bát Danh Nhân, đứng thứ 17 trong số 18 vị, lúc đó ông được 36 tuổi. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ là các công trình ông làm hay trước tác trong thời gian sau khi tham gia phái bộ Phan Thanh Giản đến lúc đảm nhận chức giáo sư về Việt văn và Hán văn đã có một giá trị được các nhà học giả đương thời với ông công nhận. Và tác phẩm nào, một hay nhiều, được xem hội đủ điều kiện đó. Ngày nay, với kỹ thuật thông tin tân tiến và theo thông lệ các cơ quan phát giải thưởng loan báo tác phẩm hay trong chương trình nghiên cứu nào để trao giải. Với ông Petrus Ký, người viết bài này lúc đang theo học tại trường, vào các thập niên 50 và 60, vẫn nghĩ là nhà bác học về khoa học hay y khoa, giống như một vài nhà bác học Việt Nam như giáo sư Bửu Hội… cho thấy ít có người thông suốt vấn đề này.

Cách đây vài năm, nhân dịp đọc một tài liệu biên khảo và xem lại danh mục các sáng tác của ông trong thời gian vừa kể có các quyển sau:

   Abrégé de grammaire annamite, Saigon Impr. Impérial,1867, 131p.
   Cours pratique de langue annamite, Saigon Impr.Impérial, 1868, 69p.
   Règles pour étudier la langue francaise, Saigon 1872,56p.

Đi xa hơn chúng ta có thể tham khảo tài liệu khảo cứu về ông như J. Thompson (1888) hay Jean Bouchot (1925). Trong cả hai tài liệu này có đề cập đến một công trình của ông và được kể đến trong Petrus Ký Nhà Văn Hóa, Nguyễn Văn Trung, Saigon, 1993. Trong biên khảo L’étude comparée de la langue annamite (et des langues contemporaines (5) … của Petrus Ký có phân tích về ngôn ngữ và tác giả Nguyễn Văn Trung (nguyên khoa trưởng đại học Văn Khoa Saigon) có trích như sau:

   “Trong ngôn ngữ Việt Nam, lấy câu “Hôm qua tôi đi chợ “, người ta không cần thêm vào câu này chữ đã chỉ định thời giờ quá khứ vì chữ hôm qua, người đọc hiểu hành động đi thuộc về quá khứ.

   “Vì ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều danh từ kép có nguồn gốc chữ Hán và để làm rõ nghĩa và tránh ngộ nhận với danh từ chữ Việt, người ta nên thêm một gạch nối cho các danh từ này. Ví dụ: “hành-chánh” là một danh từ kép có gốc chữ Hán nên thêm vào đó một gạch nối, còn chữ “nợ nần” có nguồn gốc chữ Việt thì không cần phải có gạch nối này.

   “Trong một vài trường hợp, tiếng Việt để cùng mô tả một đặc tính thay đổi theo chủ từ bằng cách thay vào một tiếng khác. Thí dụ: mèo mun, ngựa ô, chó mực để chỉ các thú vật này có cùng màu đen, chứ không nói mèo đen, ngựa đen, chó đen …

Các thí dụ nói trên có giá trị gì trên bình diện ngữ học? Trong một khảo sát về ngôn ngữ có nguồn gốc Indo European, ngoài các ngôn ngữ quen thuộc như tiếng Anh, tiếng Pháp các động từ được chia hay phân tích (conjugate) theo thì, một cổ ngữ như Sanscrit cho thấy các động từ cũng được thay đổi theo thì hay ở thể chủ động hay thụ động bằng cách thêm một hay nhiều ký tự một cách nội tại (intrinsically). Vì nguồn gốc của chữ Việt không phải là Indo European nên không thể áp dụng được mà phải dùng ngoại tại (extrinsically) như thêm vào một túc từ thời gian (time indicative adverb) như sẽ, đang, đã, hoặc một cách gián tiếp bằng một túc từ thời gian như: hôm qua, ngày mai … ông Petrus Ký đã dùng cách thứ hai này.

Trong thí dụ thứ hai, vì chữ Việt gốc chữ Hán và chữ Việt gốc chữ Việt có nhiều chữ đồng âm, nhất là về danh từ nên cách viết của ông Petrus Ký làm cho người viết và sau đó người đọc phân biệt được ý nghĩa của danh từ này. Hãy xem chữ hành chánh nếu tách ra làm hai chữ riêng đứng gần nhau. Trong chữ Việt, hành có nghĩa là một loại hành lá, hành củ,… chánh có nghĩa không phải là gian tà như đường đường chánh chánh, hoặc đứng đầu như ông chánh, ông phó. Như vậy, một người có ý xỏ xiên có thể giải thích hành chánh (không có gạch nối) là lá hành lớn!!…

Trong thí dụ thứ ba cho ta thấy rõ tiếng Việt không được xếp loại vào họ ngôn ngữ Indo European được vì sự thay đổi bổ từ hay túc từ chỉ có tính cách đặc thù chứ không có tính cách phổ cập. Nói một cách khác, chữ Việt không có chữ để nói chung ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba (số ít hay số nhiều) như họ ngôn ngữ Indo European (như chữ Anh: I, you, he, she, it, we, they; chữ Pháp : Je, tu, il, vous, nous, ils, elles…; chữ Tây Ban Nha : yo, tù, vos, él, ella, nosotro, ellos, ellas).

Các thí dụ điển hình nói trên cho thấy óc phân tích sâu sắc của ông Petrus Ký . Và như thế biên khảo đối chiếu ngữ học Việt đã đặt ông vào vị trí ngang hàng với các nhà ngôn ngữ học của thế giới đồng thời với ông. Và kẻ viết bài này vào hơn một thế kỷ sau cũng không dám có ý kiến gì về việc này. (Độc giả nào muốn tham khảo thêm xin xem các biên khảo về Việt Ngữ và ngôn ngữ học. Chúng tôi xin đề nghị các bạn Hội Petrus Ký ở Đức và Pháp và các quốc gia khác, quốc nội cũng như hải ngoại, tra cứu thêm các tài liệu mà ông Petrus Ký đã viết.

Chúng tôi hết sức hoan nghênh. Xin các bạn tham gia để làm ngọn đuốc soi đường các thế hệ mai sau).

Để kết thúc bài viết có tính cách biên khảo này, chúng ta có thể thấy hai vấn đề chính ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của ông Petrus Ký. Thứ nhất, sự cộng tác với người Pháp có liên quan như thế nào về danh dự của ông là một trong thập bát danh nhân hoàn cầu ở thế kỷ XIX. Người Pháp biện minh cho việc chiếm đóng bành trướng sang Việt Nam là công cuộc khai phóng văn minh (mission civilisatrice). Một số người cho là một cuộc xâm lăng của thực dân. Đoạn đầu của bài này, đưa ra một thí dụ của một viên chức thông ngôn trong phái bộ Nam triều thương thảo với Pháp, để làm sáng tỏ vai trò của ông.

Thứ hai, lý do nào ông được danh dự vào danh sách của các nhà bác học đương thời với ông, lúc 36 tuổi. Đoạn sau của bài này đưa ra vài thí dụ điển hình để chứng tỏ tài phân tích và uyên bác của ông. Việt ngữ như dùng hiện nay là kết quả của một tiến trình bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII, chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỷ XXI, một thời gian hơn 350 năm. Hiện nay, tại quốc nội và hải ngoại tiếng Việt đang có những thoái hóa e ngại. Nhiều tác giả lên tiếng cảnh giác về việc này (6). Ngôn ngữ và văn hoá lúc nào cũng phát triển. Sự hữu hiệu của ký tự Indo European trong Việt ngữ, chắc chắn được làm sáng tỏ hơn nếu chúng ta áp dụng một số nguyên tắc mà ông Petrus Ký đưa ra vào hậu bán thế kỷ XIX. Bài này đặt cho nhà đương quyền Việt Nam một vấn đề mà Hội Ái Hữu Petrus Ký ở khắp hải ngoại đang tranh đấu:

“Trả lại tên Petrus Trương Vĩnh Ký cho trường Petrus Ký, nơi mà họ đã đục bỏ: Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt – Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm.”

(Trích Tuyển Tập về “Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký” – 2005)

Chú thích:

* Petrus : tên Latin của Peter, Pierre, hay Pedro.
** Y Pha Nho: cổ ngữ để chỉ nước Tây Ban Nha

(1) Có nơi ghi là 21 tuổi.
(2) Theo tư liệu của Ô. Nguyễn Xuân Thọ, “Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa và bảo hộ Pháp ở Việt Nam”. Văn Nghệ, 1993.
(3) Đó là Nhà văn Hồ Biểu Chánh.
(4) Có nơi ghi là tháng 3 năm 1864.
(5) Thêm cho rõ nghĩa.
(6) Văn phạm Việt Nam , Bùi Bảo Trúc, Sài Gòn 1995.

(nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân   Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân I_icon13Mon 09 Sep 2024, 07:21

Trường Petrus Ký và Nhà Bác Học Trương Vĩnh Ký

Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm

(Bài viết được trích từ Đặc San Petrus Ký 1998, Số Đặc Biệt kỹ niệm giỗ 100 năm Nhà Bác Học Petrus Ký, do Liên Hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc và Nam Cali thực hiện).


Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Tri-an10


Tôi là người rất có duyên với trường Petrus Ký. Tôi đã có cái may mắn học ở đó, dạy ở đó, và làm hiệu trưởng ở đó một thời gian. Bởi có duyên nợ đó cho nên từ ngày lìa bỏ quê hương đến giờ tôi không lúc nào quên được trường Petrus Ký cũng không lúc nào quên được thủ đô Sàigòn. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký – thường được gọi tắt là trường Petrus Ký – là một trường trung học dành riêng cho nam sinh lớn vào bậc nhất và cũng nổi tiếng vào bậc nhất ở miền Nam Việt Nam từ xưa đến giờ.

Nói là từ xưa nhưng thật sự trường Petrus Ký ra đời trễ hơn một số các trường trung học khác ở Việt Nam hồi thời Pháp thuộc. Trường Quốc Học đã được 100 tuổi từ 1996, trường Nguyễn Đình Chiểu (tức Collège Le Myre de Vilers) Mỹ Tho cũng đã được 100 năm từ 1979, trường Phan Thanh Giản Cần Thơ tuy ra đời muộn vào năm 1926 vẫn còn lớn hơn trường Petrus Ký đến hơn 1 tuổi.

Thập niên 1920-29 là thập niên được đánh dấu bằng sự sôi sụt đấu tranh đòi tự do dân chủ của những nhà trí thức dân tộc Việt Nam giữa lúc chủ trương Pháp Việt đề huề của chánh phủ mới bên Pháp được thực dân làm chiêu bài chính trị. Bùi Quang Chiêu và đảng Lập Hiến đã có nhiều bài vở đăng trong tờ La Tribune Indigène đòi hỏi những quyền lợi chánh đáng cho người dân bản xứ trên các lãnh vực chánh trị, kinh tế, xã hội và giáo dục. Nguyễn Phan Long cũng tranh đấu cho những mục tiêu trên qua tờ Écho Annamite của ông. Nguyễn An Ninh từ Pháp về lập tờ la Cloche Fêlée làm cơ quan ngôn luận đấu tranh chống chánh sách cai trị của thực dân Pháp. Phan Chu Trinh cũng từ Pháp về Sàigòn đi diễn thuyết nhiều nơi đã kích chế độ phong kiến và xã hội hũ lậu cũ kỹ của nhà nho, kêu gọi canh tân xứ sở. Phan Bội Châu bị bắt từ Thượng Hải được giải về Việt Nam xử án. Các nơi biểu tình đòi hỏi trả tự do cho cụ. Song song với các cuộc đình công bãi thị là cuộc bãi khóa của học sinh trường Collège de Mỹ Tho và nhiều trường khác trên toàn quốc. Khi cụ Phan Chu Trinh mất (1926) ở Sài gòn trên 14 vạn người đi đưa đám tang khiến cho chánh quyền thuộc địa phải nể nang lo sợ. Ngày Bùi Quang Chiêu đi vận động chánh trị ở Pháp về có 60 ngàn người tập hợp đón tiếp ông ở bến tàu Sài gòn, nêu cao khẩu hiệu đòi tự do dân chủ.

Trước không khí sôi sụt đấu tranh của dân bản xứ, chánh quyền thực dân phải xoa dịu bằng cách thỏa mãn một số yêu sách của họ, nhất là những nhu cầu giáo dục. Trường Phan Thanh Giản (Collège de Cần Thơ), trường Petrus Ký (Collège de Cochinchine) và trường Gia Long (Collège des Jeunes Filles Indigènes) ra đời trong hoàn cảnh chính trị nói trên. Riêng về trường Trương Vĩnh Ký thì họa đồ xây cất được một kiến trúc sư người Pháp là Hébrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925.

Trường xây cất trên hơn 1 năm. Niên khóa đầu tiên được khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh Việt Nam chuyển từ trường Chasseloup Laubat sang. Trường được mang tên tạm là Collège de Cochinchine. Năm sau Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt cho trường, biến cho trường nầy thành một Lycée (trung học đệ nhị cấp), đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường, và chánh thức khánh thành Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký vào năm 1928.

Từ lúc ra đời cho đến năm 1975, trong suốt 50 năm hoạt động, trường đã làm tròn sứ mạng văn hóa giáo dục mà giới trí thức tân học Việt Nam đã giao phó. Thật ra thì trường trung học phổ thông nào cũng có cùng một vai trò như nhau của một định chế xã hội. Vai trò đó là xã hội hóa (socialization) con người bằng cách trang bị cho học sinh một số những kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) cần thiết để một mặt có thể sinh hoạt hữu hiệu ở ngoài đời và mặt khác chuẩn bị cho họ có đủ khả năng cần thiết để tiếp tục lên các đại học chuyên khoa nếu họ muốn. Trường Petrus Ký cũng chỉ đóng vai trò đó của một định chế xã hội như những trường trung học đệ nhị cấp trên toàn quốc thôi. Cái khác biệt của trường Petrus Ký là ở chỗ nó đóng vai trò đó xuất sắc hơn những trường phổ thông cùng loại.

Xuất sắc ở chỗ nó trang bị cho học sinh đầy đủ một cách vững vàng hơn khiến cho học sinh Petrus Ký chiếm được nhiều chỗ hơn ở trên đại học dù ở trong nội địa hay ở hải ngoại. Ở ngoài xã hội hay trong học đường cũng thế, chỗ nào cần có sự chen đua, cạnh tranh (competition), đòi hỏi thi thố tài năng, thì ở đó người học sinh Petrus Ký có nhiều ưu thế để dành phần thắng, Sự xuất sắc đó có được là nhờ ở sự kết hợp của nhiều yếu tố từ lãnh đạo (leadership), điều hành (management), giảng huấn (teaching) đến khả năng học hỏi của học sinh (scholastic aptitude) và sự yểm trợ (support) của nhiều cơ quan và thành phần xã hội. Ban giám đốc, giáo sư, học sinh, tất cả đều được chọn lọc rất kỹ. Trường được sự chú ý, chăm sóc và yểm trợ của chánh phủ, nhất là Bộ Giáo Dục, của các hội Phu Huynh học sinh và ái hữu Petrus Ký, của nhiều nhân vật quan trọng và của cả Cộng đồng hay dân chúng nói chung.

Bao nhiêu người đặt niềm tin tưởng ở nơi trường. Bao nhiêu người mong muốn con mình được học nơi đây. Bao nhiêu người thương mến, có cảm tình với trường nầy, với giáo sư, cũng như với học sinh của trường. Bao nhiêu những nhân vật quan trọng đến viếng thăm trường từ các Tổng, Bộ Trưởng, Chủ Tịch Quốc Hội, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện đến Tổng Thống và các chính khách ngoại quốc. Sự viếng thăm thường cũng như sự thường đến chủ tọa hay tham dự các buổi lễ phát phần thưởng hay ngày truyền thống của trường của các nhân vật quan trọng rất hữu ích trong việc khích lệ tiến trình dạy dỗ/ học hỏi (teaching/ learning process) ở nơi giáo sư và học sinh.

Thành tích học vấn xuất sắc của học sinh Petrus Ký có thể được nhìn thấy qua một vài con số sau đây trong quyển kỷ yếu của trường hồi niên khóa 1972-73. Về kỳ thi Tú TàI II năm nầy, ban A có 101 học sinh dự thi, đậu hết 101 em với 2 người hạng Ưu, 10 người hạng Bình, 25 người hạng Bình Thứ, tỷ lệ 100%.

Ban B có 419 học sinh dự thi, tất cả đều trúng tuyển với 11 Ưu, 53 Bình, 114 Bình Thứ, tỷ lệ 100%. Ban C có 52 người dự thi, trúng tuyển 52 với 7 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.

Học sinh Petrus Ký khi ra đời thường giữ địa vị khá quan trọng và đã từng đóng góp nhiều cho xứ sở. Những người xuất thân từ trường Petrus Ký trong các thập niên 1930 và 1940 là những người đã góp phần rất nhiều trong việc làm nên lịch sử của miền Nam Việt Nam thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Ở phía Lập Pháp các vị Chủ Tịch Quốc Hội là Trương Vĩnh Lễ và Chủ Tịch Thượng viện là Trần Văn Lắm đều xuất thân từ trường Petrus Ký. Phía Hành Pháp rất nhiều Tổng Bộ Trưởng và Thứ Trưởng ở các ngành đã xuất thân từ trường nầy. Như các ông Nguyễn Văn Vàng, Trần Hữu Phương, Nguyễn văn Diệp, Trương Thái Tôn, Châu Kim Nhân, Nguyễn Ngọc An, Nguyễn Tăng Nguyên, Lâm văn Trí, Ngô Ngọc Đối, Cao văn Thân, Lê Tuấn Anh, Nguyễn văn Thơ, Ngô Khắc Tĩnh, Phạm Minh Dưỡng, Trần Minh Tùng, Trần Lê Quang, Lê văn Thu, Phạm Đăng Lâm, Đỗ Bá Khê, Lê Quang Giản, Nguyễn Thanh Liêm, v.v… Đặc biệt là ở lãnh vực tư pháp, trong số 9 vị thẩm phán tối cao pháp viện VNCH nhiệm kỳ II thì hết 7 vị là người xuất thân từ trường Petrus Ký. Đó là các thẩm phán Trần văn Liêm, Trần Minh Tiết, Trần Khương Trinh, Mai văn An, Nguyễn văn Biện, Trần văn Thuận và Nguyễn An Thông. Nhân tài xuất thân từ trường nầy còn nhiều nữa chớ không phải một số ít như đã kể ở trên. Đây là những thí dụ điển hình nêu ra để cho thấy vai trò quan trọng đặc biệt của trường.

Với tầm vóc và cung cách quan trọng đó trường được vinh dự mang tên nhà bác học và nhà văn hóa nổi tiếng của Việt Nam là Ông Petrus Trương Vĩnh Ký.

Ông ra đời năm 1837 tại Vĩnh Long, nhỏ hơn Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến 2 tuổi. Lúc nhỏ Ông cũng học chữ Nho như các nhà Nho cùng thế hệ. Nhưng khi cha mất lúc Ông mới được 3 tuổi thì ông được các Linh mục đem về nuôi dưỡng, cho học chữ Quốc Ngữ, tiếng La Tinh, rồi đưa đi học tại các chủng viện ở ngoại quốc. Cái học của Petrus Ký khác hẳn cái học của các nhà nho đồng thời với ông, bắt đầu từ lúc đó. Thay vì theo học chữ Nho, dồi mài kinh sử để thi Hương, thi Hội, thi Đình, lấy Tú Tài, Cử Nhân, Tiến Sĩ rồi ra làm quan triều đình như Nguyễn Khuyến và các nhà nho khác, Petrus Ký lại được học tiếng La Tinh, tiếng Pháp và bao nhiêu thứ tiếng khác cùng với những nền văn hóa khác, nhất là nền văn minh khoa học Âu Tây. Khi Ông trở về nước lúc thân mẫu qua đời thì ông đã có một quá trình học vấn và một vốn liếng kiến thức khác hẳn sự học hỏi và hiểu biết của các nhà nho cùng thời. Khi cái vốn hiểu biết sâu rộng đó được dùng để khảo cứu, biên soạn, giáo huấn trong nổ lực xây dựng một nền văn chương và học thuật mới thì hoàn cảnh xã hội cũng trở nên vô cùng thuận tiện để giúp ông thành công tốt đẹp. Đây là lúc Pháp bắt đầu đô hộ miền Nam và đang bành trướng thế lực xâm lăng ra miền Trung và miền Bắc.

Cùng lúc với sự thất trận và mất chủ quyền của triều đình Huế, nền học thuật cũ cũng như sự ngự trị của nho gia trong xã hội cũ cũng hoàn toàn sụp đổ theo, trước hết là ở miền Nam hồi hạ bán thế kỹ thứ XIX và sau đó ở miền Trung và miền Bắc vào đầu thế kỷ XX. Hoàn cảnh chánh trị xã hội đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để xây dựng và phát triển nền văn chương và học thuật mới mà Petrus Trương Vĩnh Ký là người đã đóng vai trò quan trọng nhất. Nói đến Petrus Trương Vĩnh Ký là phải nói đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

    1- Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác. Chữ Quốc Ngữ đã được các vị cố đạo Âu Châu sáng chế từ mấy thế kỷ trước nhưng chỉ được dùng trong phạm vi tôn giáo của riêng Thiên Chúa Giáo mà thôi. Petrus Ký là một trong hai người đầu tiên dùng thứ chữ nầy trong địa hạt văn chương nghệ thuật.

    2- Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà Nho. Trong văn chương chữ Hán và chữ Nôm, không có văn xuôi, tất cả là văn có vần và đối như thi, phú, hát nói… Petrus Ký là người đầu tiên viết văn xuôi trong lãnh vực sáng tác.

    3- Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây Phương thay thế nền học thuật cũ của Nho gia. Ông là người đầu tiên đề xướng việc học hỏi khoa học kỹ thuật của văn minh Âu Tây đồng thời bảo tồn và phát huy tinh thần đạo đức của Á Đông. Đó là con đường mà sau đó nhóm Nam Phong tạp chí của thế hệ 1917 sẽ tiếp nối. Đó cũng là tinh thần dân tộc, khai phóng và nhân bản mà nền giáo dục phổ thông của Việt Nam Cộng Hòa dùng làm những nguyên tắc căn bản. Tinh thần tổng hợp nầy được thể hiện trong câu đối khắc trước cổng trường Petrus Ký:

         “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt.
           Tây Âu khoa học yếu minh tâm”


    4- Petrus Ký là người đầu tiên làm báo theo đúng nghĩa của một tờ báo. Thật ra thì tờ Gia Định Báo đã ra đời trước khi được giao cho Petrus Ký. Nhưng lúc đầu khi mới ra đời, tờ Gia Định Báo như một tờ tin tức công quyền, chuyên đăng những nghị định, những thông cáo của chánh quyền mà thôi. Khi Petrus Ký trông coi thì tờ báo mới có thêm tin tức và những bài vở có giá trị khảo cứu sáng tác.

Nếu trên hoạn lộ cũng như trên đường khoa cử địa vị của Petrus Ký khiêm nhường bao nhiêu thì trong lãnh vực văn hóa công trình khai đường mở lối của ông sáng chói quan trọng bấy nhiêu. Ông không có Cử Nhân hay Tiến Sĩ gì cả, kể cả bằng Tú Tài cũng không có, nhưng ông có cái vốn liếng học hỏi hiểu biết thật sâu xa rộng rãi hơn tất cả những người Việt Nam cùng thời với ông, nhất là những kiến thức về phương pháp nghiên cứu, và nguyên tắc suy luận tựa trên căn bản khoa học mà người trí thức Việt Nam thời bấy giờ chưa có. Ông không làm được Thượng Thư hay Tổng Đốc gì cả, nhưng ông đã để lại cho các thế hệ sau một sự nghiệp tinh thần vô cùng quí giá mà các bậc khoa bảng thời bấy giờ không có ai làm được.

Cuộc đời làm thông ngôn hay đi dạy học để có đồng lương nuôi sống bản thân và gia đình chưa phải là cuộc đời phụng sự đích thực của nhà bác học nầy. Tâm tư ông, sự làm việc thật sự của ông, cũng như phần lớn thì giờ quí báu của ông được dồn vào công việc nghiên cứu, biên khảo, trước tác. Từ năm 26 tuổi là năm ông bắt đầu xuất bản tác phẩm của ông cho đến năm 61 tuổi là năm ông mất, Petrus Ký không khi nào ngừng hoạt động nghiên cứu. Suốt bao nhiêu năm ròng rã làm việc ông đã để lại cho hậu thế gần 118 tác phẩm gồm đủ loại từ sách giáo khoa, tự điển, những công trình khảo cứu, những bài nhận định, đến những địa hạt phiên âm dịch thuật và một số các trước tác khác.

Sự nghiệp văn hóa phong phú đó được viết một ít bằng tiếng Pháp và phần lớn bằng tiếng Việt và bằng chữ Quốc Ngữ. Cuộc đời hơn 30 năm viết lách của ông quả là một cuộc đời tận tụy miệt mài và công trình biên khảo trước tác của ông quả thật là một công trình qui mô lớn lao đối với những người đi trước ông, đồng thời với ông, hay tiếp nối theo ông.

Sự nghiệp lớn lao đó đã nâng ông lên địa vị một ngôi sao sáng trên vòm trời văn hóa Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ XIX.

Tên ông được liệt vào sổ vàng “Toàn Cầu Thập Bát Văn Hào” như Nguyễn Tất Tố đã nói, và ông xứng đáng thuộc về “Thất Tinh Hội Đông Phương” mà tờ “Courrier de Saigon” đã viết.

Trong lãnh vực văn học, công trình biên khảo trước tác của ông đã được các nhà văn học sử và phê bình văn học ở nước ta nhìn nhận và ca ngợi. Trong quyển “Nhà Văn Hiện Đại”, Vũ Ngọc Phan viết:

“Ông không những là một nhà văn, một nhà viết sử, một nhà dịch thuật mà còn là một nhà rất giỏi về khoa ngôn ngữ.

Ông thật xứng đáng làm tiêu biểu cho tất cả những người sốt sắng với quốc văn lúc đầu ở Nam Kỳ…Nhưng nếu tất cả những sách rất khác nhau do Trương Vĩnh Ký biên tập, dịch thuật và xuất bản trong thời gian 1863-1869, người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp, chớ không còn là một nhà văn như những nhà văn khác.”

Linh mục Thanh Lãng trong quyển “Bản Lược Đồ Văn Học Việt Nam” đã cho rằng:”Petrus Ký xứng đáng là một bậc chỉ đạo của thời kỳ này, là linh hồn của thế hệ 1862, ông thầy khai đường mở lối cho thế hệ đến sau tức thế hệ 1913. Riêng đối với nền văn chương chữ quốc ngữ, vai trò đặc biệt của Petrus Ký mới thật sự khai mở một kỷ nguyên mới : “kỷ nguyên văn xuôi.”

“Vai trò khai đường mở lối” của Petrus Ký đã được giáo sư Phạm Thế Ngũ nói rõ hơn trong quyển “Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên” là :”Đã đề xướng lên những công việc mà rồi nhóm Nam Phong ngoài Bắc tiếp tục như: Phiên âm văn Nôm cũ, khảo cứu về văn hóa và chế độ nước nhà, sưu tầm những ca dao, tục ngữ, cổ tích của ta, dịch thuật ngoại văn ra quốc ngữ v.v…”

Petrus Ký mất ngày 1 tháng 9 năm 1898. Sang đầu thế kỷ thứ XX hai nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối cùng của chúng ta lần lượt ra đi: Trần Tế Xương mất 1907 và Nguyễn Khuyến mất năm 1909. Với cái chết của Tú Vị Xuyên và cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một kỷ nguyên xưa vừa khép lại: kỷ nguyên của nền học thuật cũ của Nho gia và của nền văn chương chữ Nôm.

Petrus Ký mất vào gần cuối thế kỷ thứ XIX. Ông mất đi để mở rộng cửa cho thế kỷ XX, cho một kỷ nguyên mới với nền học thuật mới và nền văn chương chữ quốc ngữ.

Trường Petrus Ký, trường trung học nổi tiếng nhất ở miền Nam, khi mang tên ông nó cũng mang cả cái sứ mạng văn hóa giáo dục mà ông đã đề xướng. Từ ngày thành lập, trường luôn luôn làm tròn sứ mạng được giao phó.

Ngày 1 tháng 9 năm 1998 là ngày giỗ 100 năm của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, và cũng là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập trường trung học mang tên người. Anh em Petrus Ký ở Nam Cali với sự tiếp tay của anh em ở Bắc Cali và sự tham gia của nhiều anh em trên khắp thế giới, sẽ tổ chức ngày trọng đại này. Nhân ngày trọng đại đó, anh em sẽ đồng thanh nói lên lòng mong muốn của mọi người rằng: Petrus Ký hãy trả về cho Petrus Ký.



Trích Tuyển Tập về “Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký” – 2005
(nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu)
Về Đầu Trang Go down
 
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» NÊN VINH DANH NHỮNG NGƯỜI QUÁ TỐT BỤNG
» Thơ Tú_Yên
» Một góc Quê hương
» Vinh Mai
» Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Danh nhân nước Việt-