Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thời của hai chữ “đạo văn”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Fri 28 Apr 2023, 12:09

Thời của hai chữ “đạo văn” Dsc02410


“Đạo văn” là gì?

Chữ Hán 盜 [đạo] cổ văn vẽ hình người đang nhỏ nước dãi, cúi nhìn cái liễn đựng thức ăn vẻ thèm muốn, nghĩa gốc là trộm cắp.[1] "Thuyết văn giải tự": “盜-私利物也 [đạo-tư lợi vật dã] (đạo nghĩa là [lấy] vật làm lợi riêng). "Hán Việt từ điển"-Đào Duy Anh giải nghĩa: “Đạo 盜: lấy trộm của người. Lấy cái vật mình không đáng được lấy”. "Hán Việt tự điển"-Thiều Chửu: “Đạo 盜: Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.” ...

Vậy, “đạo văn” hiểu đúng theo nghĩa đối dịch là ăn cắp văn của người khác.

Có thể nói “đạo văn” là “ngón nghề” xuất hiện khá muộn ở Việt Nam. Xưa kia, các cụ làm sách lưu truyền hậu thế chủ yếu bằng chép tay hay khắc in ở các cơ sở tư nhân, không ai chứng nhận tác quyền. Thế mà chẳng ai sao chép, trộm cắp của ai. Ngược lại, lịch sử văn học Việt Nam để lại khá nhiều tác phẩm khuyết danh (vô danh thị). Một số tác phẩm giá trị gây tranh cãi về tác giả, nhưng đều do nguyên nhân khách quan. Mấy ngàn năm chế độ phong kiến cho tới gần trọn thế kỷ XX, khái niệm “đạo văn” dường như hãy còn xa lạ, hãn hữu với môi trường văn chương, học thuật dựa trên nền tảng tài năng, ý thức sáng tạo và lòng tự trọng của người cầm bút. (Xin chớ lầm sự vay mượn, vận dụng điển cố, điển tích tài tình, có sáng tạo của người xưa với nghĩa của hành vi “đạo văn” tràn lan hiện nay).

Từ điển thường đi sau thực tế ngôn ngữ đời sống một bước (dài, ngắn tùy khả năng cập nhật). Nhưng, những gì các nhà biên soạn thu thập và giải nghĩa chính là con dấu xác nhận cho vấn đề nào đó từng tồn tại, diễn ra trong xã hội đương thời. Các cuốn từ điển tiếng Việt tên tuổi xuất bản ở Việt Nam trước năm 1945 (như: Từ điển Việt-Bồ-La-A.D.Rhodes; Đại Nam quấc âm tự vị-Huình Tịnh Paulus Của; Việt Nam tự điển (Hội khai trí Tiến Đức), Hán Việt từ điển-Đào Duy Anh...) thu thập rất nhiều loại “đạo”: thâu đạo, án [ăn] tlộm [trộm] (người ăn trộm-Từ điển Việt-Bồ-La), đạo chích (kẻ trộm), đạo tặc (trộm cắp, giặc giã), đạo kiếp (trộm và cướp), đạo đồ (bạn trộm cắp) đạo táng (chôn trộm, chôn giấu vào chỗ đất cấm) đạo danh (ăn cắp tên người làm tên của mình)... Chủ yếu là "đạo" của cải vật chất, và không thấy có từ “đạo văn”.

Riêng Hán Việt từ điển-Đào Duy Anh (XB lần đầu 1932)  có từ “đạo thi” giảng theo nghĩa hẹp: “Dùng trộm câu thơ của kẻ khác”. Sau Đào Duy Anh có “Từ điển Việt Nam” (Thanh Nghị-Vĩnh Bảo, Sài Gòn 1951): “đạo văn (đt) đánh cắp văn”;  “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức (cũng xuất bản ở Sài Gòn) trước 1975: “Đạo văn (đt) Chép văn của người khác làm văn của mình.” Tuy nhiên, ở miền Bắc, các cuốn Từ điển tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt thông dụng, Đại từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Việt Nam do các tác giả Văn Tân, Hoàng Phê, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Đạm, Nguyễn Lân... chủ biên hoặc biên soạn, ấn hành những  năm 1968, 1995 đến 1998-2000 vẫn chưa thấy từ “đạo văn” xuất hiện (điều này không có nghĩa trong thực tế chưa có chuyện đạo văn xảy ra, nhưng chắc chắn là hãy còn hãn hữu, nguyên do các loại hình báo chí, sách vở xuất bản không phong phú, nở rộ như trong Nam).

Xã hội phát triển, thời đại internet, các loại sách báo, tạp chí, loại hình xuất bản “bung ra” ra.“Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Nhiều tài năng sáng tạo xuất hiện, nhưng thành phần bất tài, lưu manh chữ nghĩa ăn theo cũng không ít.

Năm 2000, TĐTV (Hoàng Phê) tái bản, lần đầu tiên thu thập từ “đạo văn”, nhưng kèm lời chú “ít dùng” và giảng theo nghĩa hẹp: “đạo văn đg (id) Lấy hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình”. Giống từ điển của Lê Văn Đức, ở đây nhà biên soạn (dường như) đã tránh không đối dịch từ “đạo văn” [ăn cắp văn] trước khi giảng nghĩa từ. Nếu Lê Văn Đức dùng từ “chép văn” thì TĐTV Hoàng Phê lại thay "ăn cắp văn" bằng "lấy sáng tác văn học" để mô tả khá “lịch sự”, nhẹ nhàng hành vi “đạo văn”. Mặt khác, cái mở ngoặc lưu ý “ít dùng” (từ điển Hoàng Phê) phải chăng phản ánh môi trường của văn chương, học thuật sáng tạo ở Việt Nam ít nhiều còn trong sạch? Tuy nhiên, dấu ấn “rơi rớt” đó sẽ mau chóng bị chuyện lưu manh văn chương, chữ nghĩa xô đổ...

Dường như “thời” của hai chữ “đạo văn” đã đến!

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ “đạo văn” được hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt ghi nhận. "Đạo văn" đã trở thành từ thông dụng xuất hiện trên báo chí, ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Thậm chí “đạo văn” trở thành vấn đề nhức nhối của văn chương, học thuật (hiện nay nếu gõ hai chữ “đạo văn” trên google sẽ có hiển thị hơn 1 triệu kết quả).

TĐTV xuất bản 2005 (Nguyễn Kim Thản-Nguyễn Đức Dương-Hồ Hải Thụy): “Đạo văn: Lấy cắp lời văn từ tác phẩm (đã công bố) của tác giả để đưa vào sáng tác của bản thân: Lên án gay gắt thói đạo văn.” Ở đây, nhà biên soạn đã mạnh dạn dùng từ “lấy cắp” để chỉ thẳng bản chất vấn đề. Tuy nhiên “chép văn”, “lấy sáng tác văn học” hay “lấy cắp lời văn” đều mới chỉ nghĩa hẹp của “đạo văn”. Bởi thế, lần tái bản năm 2007, TĐTV (Hoàng Phê) đã lược bỏ giới hạn loại hình “văn học” để giảng nghĩa rộng hơn: “đạo: lấy hoặc căn bản lấy sáng tác của người khác làm thành của mình: đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc”. Thế nhưng, cố gắng cập nhật của các nhà biên soạn từ điển dường như vẫn không theo kịp tốc độ phát sinh của các loại “đạo” trong thời buổi loạn sách báo, các loại hình xuất bản.

“Đạo luận án” có thể xếp vào hàng “đại bợm”, sẵn sàng bê nguyên xi hàng chục trang viết của người khác. (Đa số các công trình này đều "xếp kho" sau khi "bảo vệ" xong nên rất ít khi bị phát hiện). “Đạo nhạc” ưa hành nghề ở phương xa, “cuỗm đồ” của người ngoại quốc về "lắp ghép" (Chỉ đến khi có người tình cờ nghe ca khúc ngoại quốc mới phát hiện ra. Mời đọc tại đây). “Đạo thơ” có khi là ý tứ, cảm xúc, một vài từ, vài câu, cho đến cả khổ thơ, bài thơ rồi ung dung đem in báo, dự thi, thậm chí là...đem tặng! (mời đọc "Lại một nghi án đạo thơ cần làm sáng tỏ-Trịnh Anh Đạt) “Đạo báo”, xào xáo tin tức diễn ra thường ngày ở nhiều cấp độ. “Đạo ý tưởng” tinh vi và rất khó bề kiểm soát...Thời buổi intetnet, báo mạng phát triển trở thành mảnh đất lý tưởng cho “đạo văn” hành hoành. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột”, kẻ đạo văn đã biến sản phẩm trí tuệ của người khác thành của mình, không mất chút mồ hôi, công sức. Hai tiếng “đạo văn” trở thành nỗi ám ảnh của những người cầm bút sáng tạo.

Người xưa thật tài tình, tinh tế khi dùng hình ảnh một người nhỏ nước dãi thèm muốn và cái liễn đựng thức ăn để làm nghĩa biểu đạt hành vi "đạo". Thực tế, hành vi trộm cắp dù là của cải vật chất hay sản phẩm trí tuệ đều có chung một điểm giống nhau: nhòm ngó, thèm thuồng và cuối cùng không cưỡng nổi ý đồ chiếm đoạt cái của người khác làm của mình. Bởi vậy, có thể nói trên đời có bao nhiêu loại trộm cắp, trong văn chương, học thuật có bấy nhiêu loại “đạo”.

Người “đạo” một cách kín đáo, kẻ lại cực kỳ manh động. Có “đạo” thuộc hàng “đại bợm” (bê nguyên văn), có loại chỉ “ăn cắp vặt” (lấy từng đoạn, từng ý). “Đạo” theo kiểu “Đói ăn vụng, túng làm càn” có; đạo để “làm giàu” danh vị, mở “mày mở mặt” với thiên hạ cũng không ít. Điều đáng nói, phần lớn các vụ “trọng án” lại chỉ được “lật  tẩy” một cách tình cờ tựa như cách “phát lộ” một di chỉ khảo cổ vậy.

Ở các nước phát triển, tội đạo văn (tiếng Anh: plagiarism) có thể bị đuổi học, phạt tiền, truy tố, tiêu tan sự nghiệp. Có thể lấy ví dụ ở Mỹ: Với sinh viên đạo văn, nhẹ thì bị trừ điểm, đánh trượt, tạm đình chỉ việc học, nặng thì bị buộc thôi học, ghi vào hồ sơ lý lịch, học bạ như là một vi phạm nặng về đạo đức. Nếu đang làm việc sẽ bị giáng chức, nặng hơn là sa thải và khó có cơ hội tìm việc làm nơi khác. Tên tuổi người vi phạm sẽ bị thông báo rộng rãi trong giới học thuật, khiến cơ hội công bố các công trình nghiên cứu hầu như khép lại. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng và bị kiện (ăn cắp công nghệ, sáng tạo) người vi phạm có thể sẽ bị xử theo tội danh hình sự. Với một sản phẩm sáng tạo, điều trước tiên người ta phải nhờ đến hệ thống dịch vụ kiểm tra để phát hiện hoặc giúp người cầm bút chuyên nghiệp tránh xa hai chữ “đạo văn”, dù vô tình hay cố ý.

Trông người lại ngẫm đến ta. Nạn “đạo văn” diễn ra tràn lan trong thời gian qua có một nguyên nhân không nhỏ đó là luật pháp không nghiêm, thiếu quy định cụ thể. Những trường hợp bị thu hồi văn bằng, giải thưởng hoặc kỷ luật, đuổi việc ở Việt Nam rất hãn hữu. Phần lớn người đạo văn (hoặc cơ quan báo chí đăng bài) chọn giải pháp im lặng, bao che người vi phạm. Nếu làm gắt thì đưa ra lời xin lỗi. Những trường hợp xin “nộp” lại tiền giải thưởng, nhuận bút, kèm lời xin lỗi tác giả coi như đã “lịch sự” lắm rồi! Trong tình hình nhộn nhạo, “khổ chủ” đành xem như “công lý” đã được “thực thi”.

Dường như đạo văn thật dễ dàng và vô tội! Bởi thế, có kẻ học hàm, học vị tới PGS, TS, Hiệu phó một trường đại học vẫn còn đạo văn! Trên báo chí thì có hẳn một “lực lượng” cầm bút trẻ, chuyên “dạo chơi” trên mạng, sục sạo vào các trang báo địa phương, nhìn ngó các trang Blog, FB cá nhân, thấy gì “ưng mắt” là “chôm” ngay tức khắc.

Có lẽ hành vi trộm cắp đầu tiên của con người đơn giản chỉ là miếng ăn, sau đó mới đến của cải vật chất; cuối cùng, và “cao cấp” hơn cả là ăn cắp trí tuệ! Tuy nhiên, xét bản chất hành vi thì ăn cắp trí tuệ đáng phê phán và đáng hổ thẹn nhất. Bởi những người đạo văn đều có chữ, được học hành, giáo dục tử tế, đáng ra là lực lượng trí thức sáng tạo của đất nước. Vậy mà họ lại trộm cắp trí tuệ, giết chết văn chương, học thuật sáng tạo-học theo cái nghề thượng cổ vốn là vụng trộm miếng ăn, miếng uống của kẻ “bần cùng sinh đạo tặc”!

Tục ngữ có câu “Gái đĩ già mồm, kẻ trộm lắm gan”. Tuy mức độ manh động có khác nhau, nhưng có thể nói “gan” kẻ “đạo văn” to hơn gan kẻ trộm nhiều. Bởi xưa nay, có đạo chích, đại bợm nào sau khi đột nhập lại dám để lại tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng như kẻ “đạo văn”? Dường như kẻ “đạo văn” không tự thấy mình phạm tội ăn cắp, và nhiều cơ quan báo chí cũng xem “trộm văn” là chuyện bình thường?

Nếu luật pháp vẫn nhân đạo, xã hội vẫn nương tay với thành phần lưu manh chữ nghĩa, chắc “thời” của hai chữ “đạo văn” vẫn sẽ còn dài dài...

12/1/2015
Hoàng Tuấn Công
(Tuấn Công Thư Phòng)


Chú thích:

Bài này được viết theo “đơn đặt hàng” của Nhà báo Lâm Chí Công- báo Lao Động (số Xuân ẤT Mùi-Bắc miền Trung) nhưng do khuôn khổ có hạn nên HTC không thể đưa phần minh họa, chú thích sau bài viết.

Nhân đây xin được nói lời cảm ơn anh Thái Vũ (hiện định cư bên Mỹ) và anh Vũ Lương (Trung tâm từ điển học Vietlex) đã giúp tôi tư liệu hoàn thành bài viết này.

_______________
[1]-“Tìm về cội nguồn chữ Hán”-Lý Lạc Nghị-Jim Waters-NXB Thế giới-1997.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Fri 28 Apr 2023, 12:19

Tiến sĩ đạo văn bị thu hồi bằng

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với lý do sao chép luận án của người khác.



Thời của hai chữ “đạo văn” 20131010



Thu hồi vì đạo văn

Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/10.

Theo nội dung tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam" đã sao chép tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường".

Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập Hội đồng xác minh luận án để đánh giá mức độ sao chép và đề xuất việc xử lý. Hội đồng xác minh khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế.

Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định. Mức độ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%).

Ông Hoàng Xuân Quế cũng đã có các bản giải trình về nội dung tố cáo và đã cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định, luận án tiến sĩ của ông không sao chép nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Ông Quế nghi ngờ bản luận án tiến sĩ mang tên ông hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là luận án của ông bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước vào ngày 26/10/2003 vì bản luận án này không có chữ ký của ông tại phần “Lời cam đoan”. Ông Quế nghi ngờ cuốn luận án mang tên ông trên Thư viện Quốc gia là bản đã bị đánh tráo hoặc là bản nộp nhầm do ông đã nhờ người cháu đi nộp hộ.

Sau khi kiểm tra, xem xét tài liệu, biên bản làm việc của A83 với các thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước… và kết quả giám định kỹ thuật của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT kết luận báo cáo giải trình của ông Hoàng Xuân Quế là không có cơ sở, không đúng quy định và không có đồng nhất. Việc ông Quế “xin lại” luận án ở một số thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan.

Bộ GD-ĐT giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế; Giao cho Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Luận án có thể bị đánh tráo?

Trao đổi với VietNamNet ông Hoàng Xuân Quế phân trần: “Luận án của tôi được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Bộ GD-ĐT. Tôi đã giải trình cũng như nộp các minh chứng cho tổ công tác của Bộ. Tôi có những minh chứng, nhân chứng quan trọng để khẳng định bản luận án chính thức tôi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Tất cả hồ sơ vẫn còn đấy, các nhà khoa học trong hội đồng, các nhà khoa học liên quan đến luận án của tôi cũng như tập thể giáo viên hướng dẫn vẫn còn đấy và cũng đã có văn bản xác nhận và khẳng định luận án của tôi không sao chép luận án của Mai Thanh Quế."

Theo ông Hoàng Xuân Quế: “Căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận là bản luận án không có chữ ký cam đoan của tôi và không có bất kỳ dấu tích nào của tôi. Bản luận án lưu tại Thư viện Quốc gia còn không có 3 tài liệu quan trọng mà tôi đã nộp kèm theo quyển luận án: Quyết định thành lập hội đồng, các bản nhận xét phản biện, Quyết nghị của hội đồng mà khi nhận luận án, họ đã viết giấy biên nhận đầy đủ. Giấy biên nhận này vẫn còn lưu tại Bộ GD-ĐT."

Ông Quế cho rằng “bản luận án của tôi tại thư viện Quốc gia, thư viện Trường Kinh tế Quốc dân có hai khả năng: hoặc là do cháu tôi nộp nhầm bản in lỗi, hoặc là tôi đang nghi ngờ về khả năng luận án của tôi có thể bị đánh tráo, có thể người nào đó đã đánh tráo bản luận án của tôi từ lâu rồi và bây giờ họ mới tố cáo tôi vì hồi đó, tôi có tặng cho một số người trong khoa một số bản luận án bị in lỗi để tham khảo và tôi cũng nói rõ, đây là bản in lỗi, không phải bản chính thức...

Ông Hoàng Xuân Quế khẳng định: “Sự việc liên quan đến luận án tiến sĩ của tôi là việc vô cùng hệ trọng, không chỉ là danh dự của tôi, mà còn là danh dự và uy tín của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, của Bộ GD-ĐT. Tôi sẽ bảo vệ đến cùng danh dự đó”.

   Hạnh Ngân
(Vietnamnet)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4774
Registration date : 23/03/2013

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Sat 29 Apr 2023, 16:23

Nhớ hồi trước cách nay hơn chục năm, PN mới tập toẹ viết thơ rồi đăng ở Yahoo. Thơ hồi đó cũng đâu có ra hồn gì. Vậy mà cũng có người copy rồi mang về trang Facebook cá nhân của họ. Sau đó PN bị kết tội là trộm thơ người kia. Mặc dù thơ mình đăng trước người kia mấy tiếng, nhưng mấy ngày trôi qua thì trên cả hai trang mạng đều không hiển thị giờ đăng nữa, chỉ còn ngày tháng năm đăng bài. Bị oan ức mà không cách gì cãi được. Người kết tội PN trộm thơ có đăng cả đường link dẫn tới trang Facebook của người kia. Theo đó PN vào, có comment một câu “sao bạn lấy thơ của tôi?” Họ chẳng thèm trả lời. PN đành mang nỗi oan ức từ đó tới giờ. Cũng may PN không phải người nổi tiếng lol2
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Sun 30 Apr 2023, 19:39

Trà Mi đã viết:
Tiến sĩ đạo văn bị thu hồi bằng

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với lý do sao chép luận án của người khác.



Thời của hai chữ “đạo văn” 20131010



Thu hồi vì đạo văn

Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/10.

Theo nội dung tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam" đã sao chép tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường".

Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập Hội đồng xác minh luận án để đánh giá mức độ sao chép và đề xuất việc xử lý. Hội đồng xác minh khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế.

Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định. Mức độ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%).

Ông Hoàng Xuân Quế cũng đã có các bản giải trình về nội dung tố cáo và đã cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định, luận án tiến sĩ của ông không sao chép nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Ông Quế nghi ngờ bản luận án tiến sĩ mang tên ông hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là luận án của ông bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước vào ngày 26/10/2003 vì bản luận án này không có chữ ký của ông tại phần “Lời cam đoan”. Ông Quế nghi ngờ cuốn luận án mang tên ông trên Thư viện Quốc gia là bản đã bị đánh tráo hoặc là bản nộp nhầm do ông đã nhờ người cháu đi nộp hộ.

Sau khi kiểm tra, xem xét tài liệu, biên bản làm việc của A83 với các thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước… và kết quả giám định kỹ thuật của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT kết luận báo cáo giải trình của ông Hoàng Xuân Quế là không có cơ sở, không đúng quy định và không có đồng nhất. Việc ông Quế “xin lại” luận án ở một số thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan.

Bộ GD-ĐT giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế; Giao cho Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Luận án có thể bị đánh tráo?

Trao đổi với VietNamNet ông Hoàng Xuân Quế phân trần: “Luận án của tôi được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Bộ GD-ĐT. Tôi đã giải trình cũng như nộp các minh chứng cho tổ công tác của Bộ. Tôi có những minh chứng, nhân chứng quan trọng để khẳng định bản luận án chính thức tôi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Tất cả hồ sơ vẫn còn đấy, các nhà khoa học trong hội đồng, các nhà khoa học liên quan đến luận án của tôi cũng như tập thể giáo viên hướng dẫn vẫn còn đấy và cũng đã có văn bản xác nhận và khẳng định luận án của tôi không sao chép luận án của Mai Thanh Quế."

Theo ông Hoàng Xuân Quế: “Căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận là bản luận án không có chữ ký cam đoan của tôi và không có bất kỳ dấu tích nào của tôi. Bản luận án lưu tại Thư viện Quốc gia còn không có 3 tài liệu quan trọng mà tôi đã nộp kèm theo quyển luận án: Quyết định thành lập hội đồng, các bản nhận xét phản biện, Quyết nghị của hội đồng mà khi nhận luận án, họ đã viết giấy biên nhận đầy đủ. Giấy biên nhận này vẫn còn lưu tại Bộ GD-ĐT."

Ông Quế cho rằng “bản luận án của tôi tại thư viện Quốc gia, thư viện Trường Kinh tế Quốc dân có hai khả năng: hoặc là do cháu tôi nộp nhầm bản in lỗi, hoặc là tôi đang nghi ngờ về khả năng luận án của tôi có thể bị đánh tráo, có thể người nào đó đã đánh tráo bản luận án của tôi từ lâu rồi và bây giờ họ mới tố cáo tôi vì hồi đó, tôi có tặng cho một số người trong khoa một số bản luận án bị in lỗi để tham khảo và tôi cũng nói rõ, đây là bản in lỗi, không phải bản chính thức...

Ông Hoàng Xuân Quế khẳng định: “Sự việc liên quan đến luận án tiến sĩ của tôi là việc vô cùng hệ trọng, không chỉ là danh dự của tôi, mà còn là danh dự và uy tín của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, của Bộ GD-ĐT. Tôi sẽ bảo vệ đến cùng danh dự đó”.

   Hạnh Ngân
(Vietnamnet)

Tỷ TM, làm gì cũng phải có nghệ thuật, cả...đạo văn, ai biểu đạo nguyên si chi cho bị phát hiện.
Chuyện này cũng ko liên quan gì đến đạo văn nhưng kể tỷ nghe cho vui, lúc thanh tra trường về, kiểm tra hồ sơ giáo án, có phê bình vài GV như là chép giáo án của năm trước vào cuốn mới vì có 1 màu mực à tỷ, thầy hiệu trưởng đọc bản kết quả kiểm tra cho cả hội đồng sư phạm nghe xong, thầy còn nói các anh chị chép lại giáo an cũ, làm ơn mua sẳn chục cây viết để thay đổi.. Very Happy
Mà cũng ko hẳn là vậy, vì bác sĩ khám bệnh tại nhà cho má của T, tính ra cả chục năm, mỗi tuần tới 1 ngày, thay mấy cuốn sổ ghi toa thuốc mà cũng chỉ 1 màu mực, hỏi thì bs cười nói là tui mua 1 lần cả hộp luôn.Mà cả hộp thì cũng ko thể nào đều 1 màu mực như nhau hé tỷ
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Mon 01 May 2023, 06:30

Phương Nguyên đã viết:
Nhớ hồi trước cách nay hơn chục năm, PN mới tập toẹ viết thơ rồi đăng ở Yahoo. Thơ hồi đó cũng đâu có ra hồn gì. Vậy mà cũng có người copy rồi mang về trang Facebook cá nhân của họ. Sau đó PN bị kết tội là trộm thơ người kia. Mặc dù thơ mình đăng trước người kia mấy tiếng, nhưng mấy ngày trôi qua thì trên cả hai trang mạng đều không hiển thị giờ đăng nữa, chỉ còn ngày tháng năm đăng bài. Bị oan ức mà không cách gì cãi được. Người kết tội PN trộm thơ có đăng cả đường link dẫn tới trang Facebook của người kia. Theo đó PN vào, có comment một câu “sao bạn lấy thơ của tôi?” Họ chẳng thèm trả lời. PN đành mang nỗi oan ức từ đó tới giờ. Cũng may PN không phải người nổi tiếng lol2

thơ hay nên mới bị trộm, chớ tệ như AH có ai trộm đâu?

_________________________
Thời của hai chữ “đạo văn” Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13Mon 01 May 2023, 06:34

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Tiến sĩ đạo văn bị thu hồi bằng

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với lý do sao chép luận án của người khác.



Thời của hai chữ “đạo văn” 20131010



Thu hồi vì đạo văn

Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/10.

Theo nội dung tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam" đã sao chép tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường".

Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập Hội đồng xác minh luận án để đánh giá mức độ sao chép và đề xuất việc xử lý. Hội đồng xác minh khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế.

Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định. Mức độ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%).

Ông Hoàng Xuân Quế cũng đã có các bản giải trình về nội dung tố cáo và đã cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định, luận án tiến sĩ của ông không sao chép nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Ông Quế nghi ngờ bản luận án tiến sĩ mang tên ông hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là luận án của ông bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước vào ngày 26/10/2003 vì bản luận án này không có chữ ký của ông tại phần “Lời cam đoan”. Ông Quế nghi ngờ cuốn luận án mang tên ông trên Thư viện Quốc gia là bản đã bị đánh tráo hoặc là bản nộp nhầm do ông đã nhờ người cháu đi nộp hộ.

Sau khi kiểm tra, xem xét tài liệu, biên bản làm việc của A83 với các thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước… và kết quả giám định kỹ thuật của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT kết luận báo cáo giải trình của ông Hoàng Xuân Quế là không có cơ sở, không đúng quy định và không có đồng nhất. Việc ông Quế “xin lại” luận án ở một số thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan.

Bộ GD-ĐT giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế; Giao cho Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Luận án có thể bị đánh tráo?

Trao đổi với VietNamNet ông Hoàng Xuân Quế phân trần: “Luận án của tôi được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Bộ GD-ĐT. Tôi đã giải trình cũng như nộp các minh chứng cho tổ công tác của Bộ. Tôi có những minh chứng, nhân chứng quan trọng để khẳng định bản luận án chính thức tôi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Tất cả hồ sơ vẫn còn đấy, các nhà khoa học trong hội đồng, các nhà khoa học liên quan đến luận án của tôi cũng như tập thể giáo viên hướng dẫn vẫn còn đấy và cũng đã có văn bản xác nhận và khẳng định luận án của tôi không sao chép luận án của Mai Thanh Quế."

Theo ông Hoàng Xuân Quế: “Căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận là bản luận án không có chữ ký cam đoan của tôi và không có bất kỳ dấu tích nào của tôi. Bản luận án lưu tại Thư viện Quốc gia còn không có 3 tài liệu quan trọng mà tôi đã nộp kèm theo quyển luận án: Quyết định thành lập hội đồng, các bản nhận xét phản biện, Quyết nghị của hội đồng mà khi nhận luận án, họ đã viết giấy biên nhận đầy đủ. Giấy biên nhận này vẫn còn lưu tại Bộ GD-ĐT."

Ông Quế cho rằng “bản luận án của tôi tại thư viện Quốc gia, thư viện Trường Kinh tế Quốc dân có hai khả năng: hoặc là do cháu tôi nộp nhầm bản in lỗi, hoặc là tôi đang nghi ngờ về khả năng luận án của tôi có thể bị đánh tráo, có thể người nào đó đã đánh tráo bản luận án của tôi từ lâu rồi và bây giờ họ mới tố cáo tôi vì hồi đó, tôi có tặng cho một số người trong khoa một số bản luận án bị in lỗi để tham khảo và tôi cũng nói rõ, đây là bản in lỗi, không phải bản chính thức...

Ông Hoàng Xuân Quế khẳng định: “Sự việc liên quan đến luận án tiến sĩ của tôi là việc vô cùng hệ trọng, không chỉ là danh dự của tôi, mà còn là danh dự và uy tín của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, của Bộ GD-ĐT. Tôi sẽ bảo vệ đến cùng danh dự đó”.

   Hạnh Ngân
(Vietnamnet)

Tỷ TM, làm gì cũng phải có nghệ thuật, cả...đạo văn, ai biểu đạo nguyên si chi cho bị phát hiện.
Chuyện này cũng ko liên quan gì đến đạo văn nhưng kể tỷ nghe cho vui, lúc thanh tra trường về, kiểm tra hồ sơ giáo án, có phê bình vài GV như là chép giáo án của năm trước vào cuốn mới vì có 1 màu mực à tỷ, thầy hiệu trưởng đọc bản kết quả kiểm tra cho cả hội đồng sư phạm nghe xong, thầy còn nói các anh chị chép lại giáo an cũ, làm ơn mua sẳn chục cây viết để thay đổi.. Very Happy
Mà cũng ko hẳn là vậy, vì bác sĩ khám bệnh tại nhà cho má của T, tính ra cả chục năm, mỗi tuần tới 1 ngày, thay mấy cuốn sổ ghi toa thuốc mà cũng chỉ 1 màu mực, hỏi thì bs cười nói là tui mua 1 lần cả hộp luôn.Mà cả hộp thì cũng ko thể nào đều 1 màu mực như nhau hé tỷ



Chắc là đọc bài hong hiểu nên chỉ có nước bê nguyên xi thi á T.! :read:

Giáo án mỗi năm mỗi khác thì ai soạn cho nổi hở?   :fun1:

_________________________
Thời của hai chữ “đạo văn” Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thời của hai chữ “đạo văn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời của hai chữ “đạo văn”   Thời của hai chữ “đạo văn” I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thời của hai chữ “đạo văn”
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Văn Hoá-