Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRẢI LÒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Tue 27 Dec 2022, 14:17

KỈ NIỆM 70 NĂM LÀM THƠ
(30/12/1952 – 30/12/2022)

Ồ thấm thoắt bảy mươi năm rồi nhỉ
Thời gian trôi nhanh nhanh thế
Nhớ ngày nào giữa đô thành tráng lệ
Ta miệt mài học tập những đêm thâu
Một đêm Đông, bên ngọn đèn dầu
Bao hình ảnh quê hương bỗng hiện về trong trí
Nồi cơm nếp trắng, đen của mẹ
Tài sản gia đình gọn ghẽ trên vai…
Và bài thơ Xóm Dưới… ra đời
Ghi cảm xúc trong tôi ngày ấy
Bài thơ đầu tay… kỉ niệm xưa trối dậy
Bảy mươi năm biết mấy dặm trường
Bảy mươi năm… bao hình ảnh quê hương
Vẫn hiển hiện tưởng dường như mới
Bảy mươi năm… giữa cuộc đời trôi nổi
Thơ và tôi vẫn gắn bó không dời
Bảy mươi năm… là cả cuộc đời tôi
Luôn xốc tới vươn lên cho đất trời rộng mở
Dù có lúc tưởng chừng gục ngã
Tiếng thơ reo giục giã lại vùng lên
Bảy mươi năm… không chịu sống hèn
Thơ… tiếng nói của con tim nóng bỏng
Thơ… ý chí, niềm tin cuộc sống
Thơ… trải lòng những ước mộng tương lai
Bảy mươi năm… cho đến hôm nay
Vẫn rạo rực chờ đến ngày khép lại

Mùa Thu năm 1952, sau khi học xong Tiểu học tôi được ra Hà Nội để tiếp tục học lên Trung học. Lần đầu xa cha mẹ, xa các em, xa đồng quê yêu dấu, cũng là lần đầu tiên biết cảnh thị thành. Những căn nhà đồ xộ, những cảnh nhộn nhịp của phố phường làm cho tôi lạ lùng, bỡ ngỡ. Rồi Thu qua Đông tới, mang theo những cơn gió bấc lạnh lùng, làm cho những người tha hương càng thêm hiu quạnh. Một buổi tối, sau khi học thuộc bài, ngồi một mình với ngọn đèn con, chợt nhớ hôm nay là ngày kỉ niệm tròn một năm Xóm Dưới của tôi phải chạy… (14/11/Tân Mão-14/11/Nhâm Thìn). Hình ảnh nồi cơm nếp đỗ đen nửa sống nửa chín của Mẹ tôi và quang cảnh dân xóm gồng gánh, dắt díu nhau chạy táo tác cùng nỗi nhớ nhà đan quyện đã tạo lên trong lòng tôi những cảm xúc dạt dào, và bài thơ “Xóm Dưới phải chạy” đã ra đời. Cũng trong thời gian này, ở quê, Pháp đã đuổi nốt nửa làng còn lại lên các thôn lân cận. Đầu năm 1953, chúng đã san phẳng cả làng, dựng lên hệ thống boong ke kiên cố với những bãi mìn và hàng rào kẽm gai trùng điệp, kéo dài ra các cánh đồng. Cả ấp Phiên Định xưa là trận địa pháo lớn, phía tây bắc làng là một sân bay dã chiến lớn.
Cuối năm 1953, tôi làm bài thơ “Nhớ quê hương” có đoạn cuối :
 … Và tất cả chỉ một màu xám lạnh
Của kẽm gai nhức nhối ngút ngàn
Cỏ mọc ngang đầu chứa chất mối hờn căm
Bên những khối boong ke ngạo nghễ
Và còn lại trong tôi nỗi nhớ
Nhớ cồn cào, nức nở… Ôi quê hương!
Bảy mươi năm thơ cũng là 70 năm cuộc đời tôi. Tháng 12/1952, tôi đã gần tròn tuôi mụ 15 và đã sang 6 tháng tuối 15 dương lịch, tức là ở ngưỡng cửa của tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Bảy mươi năm, thơ và tôi đồng hành bao sướng khổ. Bảy mươi năm là cái mốc thực của thơ tôi, nhưng thơ tôi thực sự gọi là thơ mới chỉ hơn 10 năm, từ khi hòa mạng diễn đàn.

Bùi Xuân Phượng


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 06 Mar 2023, 06:48; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Tue 27 Dec 2022, 14:26

BÀI THƠ ĐẦU TÂY
XÓM DƯỚI PHẢI CHẠY

Trời vừa tang tảng rạng đông
Sương mù còn phủ non sông một mầu
Bỗng ba người lính ở đâu
Cùng ba "nhà phạt" (2) đến sau nhà mình
Tay dao, tay cuốc hoành hành
Đào hầm, đào hố, chặt cành, phá cây...
Thế rồi mới được ba ngày
Lệnh quan hỏa tốc "lên ngay đầu làng!"
Áo quần, chăn chiếu, nồi xoong...
Dìu già, cõng trẻ...từng đoàn ra đi...
Vội vàng nào biết tính chi!
"Tủ, giường, bàn, ghế... cần gì mà mang!"
Lời ngon, giọng ngọt dẽ dàng ...
Vả chăng hỏa tốc ...lệnh quan đi liền!
Thế là giường ghế để yên
Cho người sử dụng, ta "quên" ngày về.
Phận dân còn biết làm chi!

30/12/1952
N.3 - Chùa Vua - Hà Nội (3)

Ghi chú:
(1) 70 năm (1951-2021) đã trôi qua, nhưng hình ảnh nồi cơm nếp đỗ đen nửa sống nửa chín của Mẹ tôi và quang cảnh dân xóm gồng gánh, dắt díu nhau chạy táo tác vẫn còn hằn sâu trong ký ức tôi: Ngày 14/11/Tân Mão tức 12/12/1951, bọn Pháp bắt dân xóm Dưới trong nửa buổi sáng phải cấp tốc dọn hết lên xóm Trên, mở đầu cho một chuỗi những ngày dân làng phải ly tán muôn phương và đất làng phải san thành bình địa.
Một buổi tối năm 1952, (14/11/Nhâm Thìn), kỷ niệm một năm "xóm Dưới phải chạy", từ nơi trọ học hướng về quê hương, lòng tôi bỗng cồn lên một nỗi nhớ diết da, bồi hồi xúc cảm và đã bột phát ra những lời thơ trên, nó nôm na, non nớt nhưng phần nào cũng ghi lại được những hình ảnh ngày ấy...Đây cũng là bài thơ đầu tay của tôi.
(2) "nhà phạt" là những người bị Pháp bắt cầm tù.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Wed 28 Dec 2022, 02:20

70 năm làm thơ cũng là 70 năm cuộc đời tôi. Thơ là tiếng nói của con tim, thơ để trải lòng, nhưng với tôi, thơ cũng có lúc trở thành lưỡi gươm bén ngọt chống lại bạo quyền. Tôi chỉ là một nông dân đầu trần chân đất, có lúc bị chèn ép vùi dập đến phũ phàng. Với hai chữ "Liên quan" trong lí lịch, anh em tôi đã bị những kẻ cơ hội, lũng loạn Tổ đảng trong thôn chèn ép tưởng chừng không ngóc đầu lên được. Lúc này, xin đừng ai nói với tôi cụm từ "vì tập thể". Thực ra, từ năm 1955-1960, tôi cũng có vì tập thể và còn ước ao được phấn đấu vì lý tưởng cộng sản. Nhưng từ sau năm 1960, nhất là từ sau khi bệnh tái phát tôi phải dời mái trường Trung cấp trở về thì cụm từ "vì tập thể" tôi đã đánh rơi mất tự bao giờ, trong tôi chỉ còn nỗi hận lòng với ý chí quyết tâm rửa hận. Tôi là nông dân, khi cái cày cái cuốc trong tay thì tôi là người vụng về nhất trên thế gian này, nhưng khi cái bút trong tay tôi thì…


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Sun 23 Apr 2023, 23:30; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Thu 29 Dec 2022, 07:46

Tiêu đề lớn của trang này là "KỈ NIỆM 70 NĂM LÀM THƠ", nhưng 70 năm làm thơ cũng là 70 năm cuộc đời tôi, từ đây trở đi, chủ đề ẩn của nó là TRẢI LÒNG. Tôi trải lòng với Đào Viên và sẽ lưu lại để sau này tôi về cát bụi thì con cháu tôi đọc để biết những nỗi lòng tôi… Đã trải lòng thì nhớ gì viết ấy, nghĩ sao viết vậy, nó không có trình tự lớp nang nào cả, ai thích thì đọc, không thích thì thôi, xin miễn luận bàn. Riêng thầy Ái Hoa, Trà Mi và Phương Nguyên nếu có vài chữ động viên thì cảm ơn.
 
Nguyên tắc sống của gia đình tôi là :"Ăn cây nào rào cây ấy", sống ở chế độ nào phải trung thành với chế độ ấy. Thời Pháp tạm chiếm, làng tôi sống sát nách đồn Pháp, nhà tôi ở sát rào với một người mà Việt Minh gọi là "ác ôn khét tiếng", đã từng triệt phá các cơ sở CM trong xã, đã bắt, giết không biết bao nhiêu người. Ông ấy là bạn học cùng xóm với cha tôi, cha tôi thường sang bên ấy đánh tổ tôm, màn chược; tôi và các con ông ấy là bạn của nhau. Xóm tôi ở thời ấy đất hep nhưng tập trung nhiều gia đình, ngoài ông Sếp thông ngôn kia và gia đình ông cựu Phó lí, đất rộng nhưng chỉ có một mình, còn lại mười lăm gia đình dúm dụm trong những khoảnh đất hẹp, đất cũ của nhà tôi có 01 sào Bắc bộ đã có 04 gia đình ở. Xóm Dưới của tôi có 17 gia đình : ông Sếp thông ngôn, ông Chánh tổng, hai ông cựu Phó lí, một ông kéo cờ trắng đầu tiên về hàng Pháp nhưng sau đó chỉ buôn bán chứ không làm gì cho Pháp, cha tôi là Hương sư dạy học ăn lương của Pháp, còn lại là những người buôn bán….


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Sun 23 Apr 2023, 23:34; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Thu 29 Dec 2022, 09:23

buixuanphuong09 đã viết:
Tiêu đề lớn của trang này là "KỈ NIỆM 70 NĂM LÀM THƠ", nhưng 70 năm làm thơ cũng là 70 năm cuộc đời tôi, từ đây trở đi, chủ đề ẩn của nó là TRẢI LÒNG. Tôi trải lòng với Đào Viên và sẽ lưu lại để sau này tôi về cát bụi thì con cháu tôi đọc để biết những nỗi lòng tôi… Đã trải lòng thì nhớ gì viết ấy, nghĩ sao viết vậy, nó không có trình tự lớp nang nào cả, ai thích thì đọc, không thích thì thôi, xin miễn luận bàn. Riêng thầy Ái Hoa, Trà Mi và Phương Nguyên nếu có vài chữ động viên thì cảm ơn.
Nguyên tắc sống của gia đình tôi là :"Ăn cây nào rào cây ấy", sống ở chế độ nào phải trung thành với chế độ ấy. Thời Pháp tạm chiếm, làng tôi sống sát nách đồn Pháp, nhà tôi ở sát rào với một người mà Việt Minh gọi là "ác ôn khét tiếng", đã từng triệt phá các cơ sở CM trong xã, đã bắt, giết không biết bao nhiêu người. Ông ấy là bạn học cùng xóm với cha tôi, cha tôi thường sang bên ấy đánh tổ tôm, màn chược; tôi và các con ông ấy là bạn của nhau. Xóm tôi ở thời ấy đất hep nhưng tập trung nhiều gia đình, ngoài ông Sếp thông ngôn kia và gia đình ông cựu Phó lí, đất rộng nhưng chỉ có một mình, còn lại mười lăm gia đình dúm dụm trong những khoảnh đất hẹp, đất cũ của nhà tôi có 01 sào Bắc bộ đã có 04 gia đình ở. Xóm Dưới của tôi có 17 gia đình : ông Sếp thông ngôn, ông Chánh tổng, hai ông cựu Phó lí, một ông kéo cờ trắng đầu tiên về hàng Pháp nhưng sau đó chỉ buôn bán chứ không làm gì cho Pháp, cha tôi là Hương sư dạy học ăn lương của Pháp, còn lại là những người buôn bán….
Cả đêm không ngủ nên giờ ngủ gật, tạm viết đến đây.

Bác viết, cháu sẽ đọc ạ. Cháu mong bác có nhiều sức khoẻ để còn viết đường luật cho cháu hoạ nữa ạ :tongue:
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Thu 29 Dec 2022, 12:08

Kể chuyện dông dài những hoài niệm xa xưa để bạn đọc đọc chơi. Từ đầu năm 1947 (về Tề) đến cuối năm 1951 (xóm Dưới phải chạy) là thời kì hoàng kim của ông Sếp thông ngôn. Sở dĩ tôi nhớ nhiều đến thời kì này vì nó ghi đậm nhiều kỉ niệm đẹp tuổi thơ của tôi. Trước những đau thương, mất mát của chiến tranh, bọn trẻ chúng tôi cũng buồn, nhưng khóc đấy lại cười ngay đấy, trẻ con mà! 
Cũng phải nói thẳng điều này : Đối với CM, ông Sếp thông ngôn là một ác ôn khét tiếng, mang nhiều nợ máu với dân, nhưng đối với làng tôi, nhờ có ông mà dân làng mới được yên ổn làm ăn. Cho nên cái sự yêu và ghét khó nói lắm!
Nhà ông rộng khỏang 03 sào Bắc bộ. Phía Đông và Nam tiếp giáp với cánh ao rộng sát đường QL 38, trên bờ phía Nam là đơn vị pháo binh Pháp, đến năm 1952 biến thành trận địa pháo lớn. Góc phía Tây Nam xây một chòi gác, chính nơi đây ông phó lí đã cứu được ông Sếp không bị du kích diệt. Phía Bắc là cổng chính mở ra đồn Tây cách khỏang 70m. Bao bọc nhà ông ở vòng ngoài, phía Tây là mảnh vườn nhỏ, giữa có cây khế lớn, phía ngoài mở ra đường xóm Dưới chúng tôi, thông với nhà ông Chánh; phía Bắc là dẫy nhà hành lang nhỏ, trong đó đặt sập tổ tôm và bàn màn chược, có một cửa nách mở ra sau nhà ông phó lí, thông sang nhà tôi. Cha tôi chơi tổ tôm và màn chược rất cao nên thường được ông Chánh và ông Sếp mời tiếp các Quan. Ngoài gìờ của người lớn là giờ của bọn trẻ chúng tôi, tôi thường theo lối cửa nách sang đây cùng con gái ông Chánh, hai con gái ông Sếp chơi màn chược rất say mê. Có một chuyện cũng cần nhắc lại : lũ trẻ chúng tôi sàn sàn 11, 12 tuổi, còn rất ngây thơ; hai con gái ông Sếp nghe ông nội và bố nói chuyện đã đem ra nói trong lúc chúng tôi chơi màn chược, tôi máy mồm đem về nói với cha mẹ, lập tức tôi được cha thưởng cho một trận nhớ đến bây giờ.
Trước CM tháng 8, làng tôi là cái nôi của CM Cẩm Giàng, có bà bí thư đầu tiên của huyện ủy, là người dẫn đầu cướp chính quyền huyện năm 1945, ngoài ra còn có nhiều CB Tiền khởi nghĩa, nhưng sau khi Pháp chiếm Cẩm Giàng và những ngày đầu kháng chiến, hầu hết đã hi sinh, chỉ còn bà Bí thư ra vùng Tự do hoạt động và một ông là huyện đội trưởng bị bắt dày ra Côn Đảo. Làng tôi nằm sát nách đồn Tây, cơ sở CM hầu như trắng. Tuy nhiên, cuối năm 1947 Việt Minh cũng kết nối được nhân mối, gây cơ sở ngầm, trong đó có ông Phó lí Sếp bốt đồn Hương dũng ở đầu làng, giữ được bí mật tồn tại đến HB 1954. Đầu tháng Chạp năm 1948, Việt Minh đột kích vào làng, định giết ông Chánh, nhưng đêm đó ông Chánh nằm với vợ bé ở nhà dưới, du kích đâm nhầm cố gái út nhỏ ở gậm giường, sau đó vượt tường sang vườn sau có cây khế nhà ông Sếp, ông phó lí gác trên chòi cao đã ném hú họa xuống vườn một quả lựu đạn, không trúng ai, nhưng du kích bị động phải rút ra ngoài, ông Sếp thoát chết. Tháng Giêng năm 1949, du kích đột kích lần hai, đưa được mấy nhân mối ra ngoài, sau đó quay lại bắt ông Trương tuần, đưa đến đầu làng, giằng co nhau, một quả lựu đạn của ông Trương tuần rơi ra phát nổ, cả bốn người chết, phía làng có ông Trương tuần, phía VM só ông xã đội trưởng, một du kích và một người làng nữa nhưng là nhân mối CM, sau hòa bình năm 1954, được truy tặng Liệt sỹ. Một thời gian sau,  ông Sếp đánh hơi thế nào đó, đã bắt hàng loạt người trong làng, cả ông chú họ, trong đó có một phụ nữ, là mẹ đẻ của ông Phó lí sếp bốt. Bà là một phụ nữ kiên cường, bị đưa đi nhiều nhà tù, chịu những cực hình tàn khốc nhất, nhưng bà không hé răng nửa lời, đã bảo vệ được cơ sở CM của xã. Ông Phó lí sếp bốt vẫn an toàn. Năm 1948, cũng có người gợi ý móc nối với cha tôi, nhưng cha tôi không theo, chỉ biết dạy học và đánh tổ tôm. Nếu ngày ấy cha tôi nghe theo, cũng có thể bí mật cung cấp cho VM được một ít tin tức, nhưng chắc chắn được ông ông Sếp mời ra đồn và chúng tôi đã mồ côi cha từ đấy rồi, vì cha tôi không đủ sức chịu vài trận đòn tra tấn. Đứng về lập trường CM thì cha tôi sai, nếu ai cũng như cha tôi thì làm sao đuổi được giặc Pháp, mang lại hòa bình yên ổn cho dân. Nhưng biết làm sao, cha tôi chân yếu tay mềm, chỉ muốn an thân dạy học, kiếm đồng lương nuôi chúng tôi ăn học và vui với bàn tổ tôm, màn chược. Đó cũng là nguyên tắc "Ăn cây nào rào cây ấy" của gia đình tôi.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Sun 23 Apr 2023, 23:40; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Thu 29 Dec 2022, 19:20

Trước khi tiếp tục viết tôi muốn nói điều này : Vì sao trang này mang ý niệm TRẢI LÒNG? 70 năm làm thơ - 70 năm cuộc đời - có biết bao điều muốn nói. Hơn 12 năm hòa mạng, tôi đã tham gia 07 diễn đàn thơ, nhưng nay chỉ còn lại duy nhất Đào Viên thi các, trụ đến khi trang đời khép lại. Trọn 11 năm gắn bó, Đào Viên đã thực sự là "Mái ấm tình người" trong lòng tôi. Nơi đây tôi đã mang nặng ân nghĩa một người thầy, tình cảm sâu nặng môt người mang nick Admin Ý Nhi-Shiroi. Shiroi vắng lại tiếp Trà Mi. Trà Mi với tôi có những bất đồng chính kiến, nhưng tình người không chút cách ngăn. Nơi đây có đủ sự tin yêu cho tôi nói lên những nỗi lòng thầm kín của mình. TRẢI LÒNG ở Đào Viên, rồi đây sẽ biến thành những trang HỒI KÍ để lại cho con cháu tôi trước khi về cát bụi. Vì vậy nó mang những sự thật trần trụi, không tô vẽ. Vì trải lòng nên nó thường miên man, dây cà rễ muống, mong mọi người cảm thông.
Như trên đã nói, nguyên tắc sống của gia đình tôi là :"Ăn cây nào rào cây ấy". Cha tôi là "thầy giáo trường làng", mẹ tôi buôn vặt, cuộc sống chính dựa vào đồng lương của cha tôi. Cuối năm 1946, tản cư ra vùng KC nhưng không trụ nổi, tháng 5/1947 theo dân làng về Tề, sống dưới chính quyền do Pháp lập, cha tôi được tiếp tục dạy học ăn lương của Pháp. 
Cha tôi là bạn của ông Chánh tổng, người cùng xóm, lại chơi tổ tôm rất cao, nên thường được ông Chánh mời tiếp các Quan và Hương lí các xã. Mặt khác, là bạn học của ông Sếp thông ngôn, nhà sát rào với nhà ông Sếp, thường sang đánh tổ tôm, màn chược bên nhà ông Sếp… Trong bối cảnh đó, cha tôi biết rất nhiều điêu. Đầu năm 1948, có người của CM móc nối, yêu cầu cha tôi cung cấp tin tức, nhưng cha tôi không theo. Dù không tán thành những hành động tàn ác của ông Sếp, nhưng phải dựa vào ông để sống yên ổn nên không thể phản bội ông ấy, mặt khác, cũng có cảm tình với CM nên không chỉ điểm tố giác những ngươi CM mà cha tôi biết, chỉ lặng thầm giữ miệng để được sống yên thân. 
Cha tôi là Hương sư, chưa được vào chính ngạch, lương thấp nhất ngành giáo dục, mỗi tháng lĩnh 1.100đ tiền Đông Dương (g/v dạy lớp Nhì, Nhất lương 3.300đ), cộng với việc chạy chợ của mẹ tôi, gia đình tôi có 07 khẩu (Bà, bố mẹ và 04 anh em em tôi), cuộc sống khá bình ổn, anh em tôi chỉ việc ăn, học và chơi. Năm 52-54, tôi học Trung học ở Hà Nội, mỗi tháng cha cho 300d, chi tiền ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tằn tiện cũng tạm ổn. (còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 07:51; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Sat 28 Jan 2023, 05:35

Cuộc sống thường nhật trong yên bình thì như thế, nhưng không thoát khỏi nỗi khổ của chiến tranh "Sáu năm ba bận mất nhà". Trước ngày "Toàn quốc kháng chiên", gia đình tôi có 01 sào đất ở của Nội tôi để lại cho cha tôi, với 05 gian nhà trên tranh tre vách đất, nhưng cổ kính, khang trang, 03 gian nhà dưới thoáng mát làm nhà ăn và bếp, một mảnh vườn nhỏ trước cửa, cũng đủ bốn mùa hoa trái, phía tây giáp đường xóm là lũy tre xanh mát rượi với chiếc cổng tre chống đơn sơ ắp đầy kỉ niệm. Cuối năm 1946 tản cư, "Cả tài sản gia đình trên đôi quang mẹ gánh", còn lại khi Pháp chiếm Cẩm Giàng chúng đã đốt phá tan hoang. Khi về Tề, với hai bàn tay trắng, cha tôi phải bán đi nửa sào đất, cộng với sự giúp đỡ của Ngoại tôi, dựng được một nếp tranh nhỏ một gian hai chài và gian bếp gần kề. Sau hơn 05 năm ổn cư, cũng sắm được giường, ghế, bàn, tủ và những vật dụng cần thiết. Tháng 12/1951, Pháp lệnh cho dân xóm Dưới, trong nửa buổi sáng phải chuyển hết lên xóm Trên. Thế là, một lần nữa lại "Cả tài sản gia đình trên đôi quang mẹ gánh", còn tất cả phải để lại, không biết đến ngày về 
… Cách nhà chỉ một cái ao
Mà như vực thẳm núi cao khó về…
Lên xóm Trên, Ngoại tôi (cách 9km) cấp tốc cho người chặt tre vườn nhà mang lên dựng nhờ trên đất ông Chánh cựu một nếp tranh nhỏ. Giữa năm 1952, lính Âu Phi kéo về đóng tràn ngập nửa làng còn lại, Ban chỉ huy đóng tại nhà ông Chánh cựu, chúng cắm rào kẽm gai sát cửa nhà tôi ở, chỉ để chừa một lối đi nhỏ rộng 1m. Cuối năm 1952, chúng đuổi nốt nửa làng còn lại lên các thôn lân cận. Thế là trong vòng 06 năm, lần thứ ba gia đình tôi lại mất nhà. Thời gian này tôi đang học ở Hà Nội nên không được chứng kiến những sự việc sẩy ra. Gần Tết mới được về quê. Tầu Hà Nội-Hải Phòng chạy qua làng tôi mới đến ga Cẩm Giàng, ngồi trên tầu nhìn qua khung cửa sổ rộng rãi, lòng tôi quặn thắt thấy cảnh xóm làng đã bị phá tan hoang. 
Chao ôi! Xóm Dưới của tôi, ngôi nhà thân yêu của tôi…
 
Nơi đó có Cha tôi ngày ngày rát cổ
Bao nhọc nhằn qua hai tiếng Hương sư!
Có Mẹ tôi tần tảo sớm khuya
Đòn gánh trên vai… cuối thôn đầu chợ
Có Bà tôi bên đàn cháu nhỏ
Sống chan hòa với tất cả xóm thôn
Và tuổi thơ tôi cắp sách đến trường
Đời chỉ thấy bướm hoa và thơ mộng…
 
Đầu năm 1953, chúng san phẳng cả làng, xây lên hệ thống boong ke kiên cố, với những bãi mìn và hàng rào kẽm gai trùng điệp.
Sau Hòa bình 1954, bộ đội công binh về rà mìn, nhổ phá hàng rào kẽm gai… Dân làng lần lượt trở về, xây dựng cuộc sống mới ngay trên điêu tàn đổ nát, xóa dần tàn tích chiến tranh. Riêng gia đình tôi ở cách làng 1,5 km, ở nhờ một nhà vắng chủ, được sử dụng nhà, vườn tự do nên đến cuối năm 1955 mới về. (còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 07:54; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Sat 28 Jan 2023, 15:52

Cũng cần phải nói thêm một điều : Ngay từ khi còn tuổi thiếu niên ngồi trên ghế nhà trường tôi đã mang trong đầu một ý niệm :"Phải làm "Quan" chứ không chịu làm dân", cho nên tôi quyết tâm học giỏi. Nếu thời thế không đổi thay, năm 1956, giật được cái bằng Đíp Nôm, 18 tuổi, đủ tuổi đi làm, tôi sẽ nhờ cha bạn gái -cụ rất quí tôi- vốn là viên chức chính quyền thời ấy, xin cho một chân Thư kí, tôi sẽ vừa làm vưa tự học vươn lên… Thời thế đổi thay, sau HB 1954, trở về làm ruộng, sống dưới chế độ mới phải thích nghi với chế độ mới, nhưng trong đầu tôi ý niệm ấy không phai mờ, nó theo tôi suốt cuộc đời. Có thể người ta cho tôi là ngông cuồng, kiêu ngạo, nhưng không. Đó là lòng khát học, ý chí vươn lên cầu tiến, là sự đấu tranh để sinh tồn. Là một thanh niên tiên tiến, trong đầu ấp ủ một ý niệm :"Phấn đấu vì lí tưởng Công sản", ngay từ những ngày đầu tôi đã tham gia nhiều công tác, cuối năm 1959, mới 21 tuổi đời, đã là một trong những cán bộ đầu ngành của xã 
"Có tóc đòi phen từng nắm tóc"
Để rồi… vì quá hăng say đã mang bệnh trọng suốt đời, đã có lúc bị vùi dập xuống đất đen
"Trọc đầu phải giả cách đần ngu". 
Vâng, tôi chỉ giả cách đần ngu chứ đâu có ngu. Để rồi có lúc :  "Vung bút tung hoành sung sướng thay!"
Những năm 60 của thế kỉ trước, anh em tôi đã phải chịu bao nỗi nặng nề vì hai chữ "Liên quan" trong lí lịch, riêng tôi, vì một chút lỡ lầm do hoàn cảnh, còn bị đạp xuống bùn tưởng không không bao giờ dậy được 
"...Chúng muốn dìm ta xuống đất đen
Để cho chúng thỏa thói đê hèn
Nhưng ta đâu chịu thân lươn chạch
Đạp đất gạt bùn ta đứng lên"
Suốt 10 năm (1970-1980), chịu bao nỗi ê chề khổ cực, cuối năm 1980, thời cơ đến
"Lửa hận bốc ngời ta quyết… Tru!"
Bệnh tật, không làm "Quan" được thì làm dân. Nhưng làm dân mà xỏ mũi được "Quan" thì cũng khoái chứ sao! 
Tôi luôn ý thức rằng : Sống dưới chế độ Cộng sản mà không cỏ Đảng thì ớn lắm. Đời tôi bệnh tật không làm được thì đời con tôi phải làm được. Nhưng với tôi, một nông dân đầu trần chân đất, nghèo rớt mồng tơi thì việc này quả khó hơn lên trời. "Phải có được một đứa con vào Đảng để bảo vệ quyền lợi chính trị cho gia đình" Tôi đã âm thầm tác động gần 25 năm, cuối cùng đã thành công.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 07:57; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13Wed 01 Feb 2023, 02:25

Kiểm xem từ bấy đến giờ
Bảy mươi năm - Một đời thơ, đời người
Trải dòng máu nóng hồng tươi
Mỗi giờ tỉnh táo… Bút ơi chớ dừng!
04.02.2023
Trong bảy mươi năm ấy có 02 năm sống dưới chế độ Bảo Đại (Tương tự VNCH) và 68 năm dưới chế độ Cộng Sản. Sống ở thời nào phải theo thời ấy, sống dưới chế độ nào phải trung thành với chế độ ấy, "Ăn cây nào rào câu ấy". Hai năm dưới chế độ Bảo Đại là hai năm của tuổi học sinh hồn nhiên thơ mộng, đẹp nhất đời tôi. Về kinh tế, cha dạy học, mẹ buôn bán, gác chuyện chiến tranh lại thì cuộc sống gia đình tôi tương đối ổn định, anh em tôi chỉ việc ăn, học và chơi. Về sinh hoạt tuổi trẻ, tôi tham gia rất nhiệt tình phong trào Hướng Đạo Sinh, hai năm liền được là đại biểu HĐS của trường đi dự Đại hội HĐS ở Nhà hát lớn HN. Cuối năm 1953, có người vận động tham gia phong trào HSSV, nhưng tôi chỉ ậm ừ (thật tình là sợ, vì lúc này, sau phong trào Trần Văn Ơn ở Miền Nam, Phòng Nhì Pháp kiểm tra rất gắt gao phong trào HSSV ở HN. Mặt khác, lúc này quan hệ của tôi và bạn gái đã rất thân thiết, cha bạn là Viên chức chính quyền, tôi ấp ủ một ước nguyện : "Sau khi giật được cái bằng Đíp Nôm, đủ tuổi đi làm, tôi sẽ nhờ cụ xin cho một chân Thư kí trong chính quyền, rồi từ đó vươn lên…"
Thời thế đổi thay, sau HB 1954, tôi phải dời ghế nhà trương trở về sản xuất, bắt đầu cuộc sống mới :
"... Sau Hòa bình… Có ai ngờ thế!
Cả nước tưng bừng, buồn để riêng tôi
Cha "Thu dung"... kinh tế giao thời,
Mẹ làm ruộng chưa quen càng thiếu gạo
Là con lớn, Mẹ lại đau, em dại
Học tiếp làm sao khi túi không tiên… "
Cha tôi được chính quyền mới tiếp nhận và dạy học ngay với cái tên "Giáo viên Thu dung", được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, 1.100đ tiền Đông Dương thời còn Pháp, anh em tôi sống khá đàng hoàng, chuyển sang tiền mơi 33.000đ tiền Tài chính lúc đó, chỉ mua được hơn 80kg gạo nhà nước (400đ/kg).
Đầu vụ Đông Xuân 1954-1955, mọi người đều được tạm chia ruông. Ruộng làng tôi lúc đó có rất nhiều. Làng Bình Phiên gồm hai thôn : Bình Lãng và Phiên Định. Ấp Phiên Định do cụ Thượng Quang lập ra giữa thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 hợp nhất với Bình Lãng thành Bình Phiên. Cụ Thượng Quang là Thượng thư có nhiều công, được vua ban đất lập ấp, nhưng sau đó đã bán lại cho thương gia Hoa kiều là Thi Bạt, Thị Bạt bán lại cho Nguyễn Tư Bình. Gia đình cụ Thượng Quang là gia đình đại cách mạng : con cả là chiến sĩ CM QDĐ thời Nguyễn Thái Học, con dâu cả là Bí thư đầu tiên của huyên ủy CG, con trai thứ hai là Phó chủ tịch UBHC đầu tiên của xã có con trai duy nhất là Vệ Quốc quân Nam tiến đầu tiên của xã… Nguyễn Tư Bình là một chủ ấp lớn vô cùng giàu có, ruộng canh tác chiếm tới 70./. của Bình Phiên. Trước ngày Pháp đánh Cẩm Giàng, NTB đã cao chạy biệt tăm, để lại khu biệt thự nguy nga, tráng lệ và một kho thóc đồ xộ, mẹ tôi kể, khi VM cho phá kho thóc, dân quanh vùng đến lấy mấy ngày mới hết. Trong thời KC, hầu hết ruộng làng tôi bỏ hoang hóa trong vòng kẽm gai và bãi mìn. Sau HB 54, 70./. ruộng của làng vốn là của chủ ấp, nay trở thành công điền tạm chia cho dân.
Dân làng tôi, trong những năm phiêu bạt vi làng bị tàn phá, khi gặp nhau thường nói : "Hòa bình yên ổn, được về lại làng mình thì ăn cháo cũng sướng" Và rồi… ngay đầu năm 1955 đã được ăn


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 07:59; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRẢI LÒNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRẢI LÒNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-