Bài viết mới | KỈ NIỆM 70 NĂM LÀM THƠ by buixuanphuong09 Today at 05:35
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 05:23
TÌNH YÊU LAN 3 by buixuanphuong09 Today at 04:28
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 11 by buixuanphuong09 Today at 00:43
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Yesterday at 14:43
TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa by Phương Nguyên Yesterday at 11:26
SONG TỬ LẠC LOÀI . by Phương Nguyên Yesterday at 11:23
Lịch Âm Dương by mytutru Yesterday at 05:19
Chút tâm tư by Thiên Hùng Yesterday at 04:44
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 03:45
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Yesterday at 01:52
CHÚC TẾT THẦY XUÂN QUÝ MÃO by mytutru Yesterday at 01:47
BÀI THƠ SỐNG VÀ BÀI THƠ CHÊT by mytutru Thu 26 Jan 2023, 04:46
8 chữ by Tinh Hoa Thu 26 Jan 2023, 01:02
Con Mèo Hay Con Thỏ? by Trăng Wed 25 Jan 2023, 21:01
TRỌN NHỞ ƠN THẦY by buixuanphuong09 Wed 25 Jan 2023, 12:55
NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN by buixuanphuong09 Wed 25 Jan 2023, 12:01
Thơ Văn Lồng Vạn Vật Đời và Đạo.. by mytutru Wed 25 Jan 2023, 10:54
NGUYÊN ĐÁN CHÚC THẦY by buixuanphuong09 Tue 24 Jan 2023, 14:53
CHÚC TẾT TRÀ MI by buixuanphuong09 Tue 24 Jan 2023, 14:43
CHÚC TẾT PHƯƠNG NGUYÊN by Phương Nguyên Tue 24 Jan 2023, 10:50
TRĂNG ĐẦU XUÂN 2023 by Trăng Mon 23 Jan 2023, 20:44
BẬU ƠI, TẾT RỒI......... by Trăng Mon 23 Jan 2023, 20:42
Sớ Táo quân 2023 - Tuổi Trẻ Cười by Trăng Mon 23 Jan 2023, 20:39
Kính chúc Thầy, Tỷ năm mới by Ai Hoa Mon 23 Jan 2023, 11:37
XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ của TRỊNH LÂM NGÂN & THANH-THANH by Thanh-Thanh Mon 23 Jan 2023, 08:59
Thơ Tú_Yên - Mùa Xuân by Tú_Yên tv Mon 23 Jan 2023, 05:19
6 chữ by Tinh Hoa Mon 23 Jan 2023, 04:25
Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Sun 22 Jan 2023, 22:36
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi

Tổng số bài gửi : 6472 Registration date : 01/04/2011
 | Tiêu đề: Con Mèo Hay Con Thỏ? Wed 18 Jan 2023, 09:45 | |
| Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?
Đinh Phạm
Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp nhận lịch Can - Chi, người Việt đã có sự biến đổi cho phù hợp với địa lý và văn hóa của mình.Ở Việt Nam, mèo là con vật đại diện cho năm Mão. Ảnh: Wallpaper. Theo lịch âm, năm mới 2023 là năm Quý Mão. Tuy nhiên, điều thú vị là trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện.
Nguồn gốc của 12 con giáp
Theo sách "12 con giáp trong văn hóa người Việt", 12 con giáp có nguồn gốc từ lịch Can - Chi. Loại lịch này xuất hiện vào thời nhà Thương (1766-1122 TCN) ở Trung Quốc. Theo đó, 12 con giáp gắn với Thập Nhị Chi.
Theo đó, người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can - Chi, theo thứ tự: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).
Còn trong văn hóa Việt Nam, theo sách "Chuyện Đông, Chuyện Tây" của tác giả An Chi, "con giáp" là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ.Mèo và Thỏ đều là con giáp thứ 4 trong lịch Can - Chi ở Việt Nam và Trung Quốc. Con giáp là chu kỳ 12 năm âm lịch, gọi từ tên của 12 địa chi, từ Tý đến Hợi, cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm cho đến năm cuối cùng một chi với nó sau đó 12 năm.
Trong phương ngữ Bắc Bộ, "giáp" thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành chi kỳ 12 năm như hiện nay.
Khác biệt của 12 con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là con mèo được dùng thay thế cho con thỏ.
Vì sao năm Mão ở Việt Nam là con mèo?
Có nhiều lý giải khác nhau về việc trong văn hóa Việt, mèo là con vật đại diện cho năm mão.
Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu, nhưng về ngữ âm thì "mèo" (măo) và mèo (máo) có cách đọc giống nhau, đều là mao. Trong "Việt Nam tự điển", chữ "mão" - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.
Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn, cũng giải thích rằng mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập Nhị Chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán Việt là miêu). Mèo là con vật thân thuộc trong đời sống người dân Việt Nam. Ảnh: Kelvin Valerio/Pexels. Dù đã tiếp thu Thập Nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.
Ở Việt Nam, điều kiện môi trường thuận lợi cho loài mèo phát triển mạnh hơn hẳn thỏ. Vì Việt Nam là văn hóa thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.
Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau.
Mặt khác, ở Việt Nam, thỏ vốn không phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là "tiểu hổ" và gần gũi với đời sống các gia đình.
Mèo còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát... Mèo cũng có tài bắt chuột, giúp ích nhiều cho các gia đình, đặc biệt trong nền kinh tế nông nghiệp.
Một lý giải khác cho rằng thay thế thỏ bằng mèo trong 12 con giáp đã được chấp thuận rộng rãi và hợp lý. Theo Reuters, thỏ là một loài gặm nhấm, chuột (Tí) cũng là loài gặm nhấm, trong khi 12 con giáp cần độc nhất và khác biệt.
Mèo còn tạo ra thế đối xứng với chó (Tuất). Theo thuyết âm dương, điều này tạo ra thế cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn, dung hòa các mặt đối lập và khiến vòng tròn hoàng đạo cân bằng hơn.
(Nguồn: Zingnews) |
|  | | Trà Mi

Tổng số bài gửi : 6472 Registration date : 01/04/2011
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ? Thu 19 Jan 2023, 08:37 | |
| Con Mèo Hay Con Thỏ?Duy Hưng Trần Nhật Tuyên
Từ nhiều năm nay, cứ mỗi lần Tết đến thì làng báo Việt Nam lại có những bài viết về các con vật tượng trưng cho địa chi của năm mới. Tuy nhiên, chưa thấy có ai giải thích tại sao năm Tý lại là con chuột, năm Dần lại là con cọp, … Đặc biệt là năm nay - năm Mão, không ai lý giải tại sao người Việt lại nói năm Mão là năm con mèo mà người Tàu thì cho là năm con thỏ.
Người Tàu thì luôn cho rằng văn hoá Đông Á cổ là văn hoá Tàu nên con thỏ mới đúng, người Việt thì nói rằng Mão và mèo gần đồng âm với nhau nên Mão phải là con mèo mới đúng. Thực hư ra sao? Con nào thì đúng, con nào thì sai? Ai phải, ai trái? Giữa người Việt và người Tàu có một thứ chữ chung là chữ Nho 儒, thứ chữ của người đi học, chữ cần dùng hàng ngày, mà người Tàu gọi là Hoa văn hay là Hán văn. Nếu người Việt căn cứ vào thứ chữ viết theo lối La-tinh còn người Tàu căn cứ vào chữ Hán thì sẽ không có cùng một cơ sở để tranh luận đưọc. Thế nên xin dùng cái chung này để giải quyết tranh chấp giữa hai bên Tàu-Việt về con mèo hay con thỏ. Vấn đề gọi là chữ Nho hay chữ Hán thì chúng tôi xin bàn lại trong một bài khác, nay xin tạm gọi là chữ Nho. Và, dù gọi là chữ Nho hay chữ Hán thì chữ Mão nghĩa là năm Mão cũng được viết bằng môt trong hai cách: - Cách thứ nhất là viết với bộ Tiết 卯. Hầu hết sách vở hiện nay viết cách này và hầu hết mọi người cũng chỉ biết chữ Mão này. - Cách thứ hai viết với bộ Hộ 戼 . Cách này chỉ thấy ghi trong Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu (nhà xuất bản TP HCM, bản in tháng 3/1999, trang 222) còn những quyển như Hoa Việt Tân Từ Điển (Lý văn Hùng, nhà Xuất bản Vĩnh Hoa, Hương Cảng, bản in 1971, và Từ Điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại và hiện đại (Trần Văn Chánh, nhà xuất bản Trẻ, bản in quý 1/2005) đều không thấy ghi .
Bản Thiều Chửu ghi chú: 戼 nguyên là chữ 卯
Như vậy, chữ mão viết với bộ Hộ và chữ mão viết với bộ tiết là hai chữ có cùng nghĩa chỉ khác nhau cách viết. Tôi cho rằng chữ 戼 phải có trước, sau mới đổi lại thành 卯 viết với bộ Tiết, vì hiện nay người ta dùng cách viết với bộ tiết này. Chính vì cái chuyện đổi cách viết này mà việc tranh cãi con mèo và con thỏ không có kết luận. Ai đã đổi cách viết và tại sao thì xin được bàn trong một bài khác, nay chỉ xin nói đến chữ Mão trước.
Tiết卩 là cách viết tắt của 節 có nghĩa là đốt tre, nhịp, … thế nhưng đốt tre hay nhịp có dính dáng gì đến con mèo hay con thỏ gì không thì không thấy ai giải thích. Các từ điển đều ghi Mão 卯 là: Chi thứ tư trong mười hai chi; từ năm giờ sang đến bảy giờ sang là giờ mão.
Hán Việt Tự Điển ghi thêm các chữ: điểm mão (gọi tên), ứng mão (trả lời khi được gọi)
Hoa Việt Tân Từ Điển ghi: mão nhi (món đồ hình mèo)
Từ Điển Hán Việt ghi: mão chuẩn (mộng âm và mộng dương trong nghề mộc)
Hộ 戶có nghĩa là cửa ngõ, cái ngăn (Thiều Chửu), cánh cửa (Lý Văn Hùng), cửa (Trần Văn Chánh). Tại sao Mão lại viết với bộ Hộ?
Chữ viết thuở sơ khai là những hình vẽ hay ký hiệu dùng để ghi lại ý nghĩ hay nhận xét của con người về những gì có hoặc xảy ra chung quanh. Chữ nho cũng vậy. Thoạt đầu, đó là những ký hiệu ghi lại hình ảnh của các thứ xuất hiện chung quanh con người, rồi dần dần đi đến diễn tả âm thanh, ý tưởng bằng cách ghép các ký hiệu này lại với nhau.
Đầu tiên, người ta dùng vòng tròn có tia sáng chiếu ra để chỉ mặt trời ☼ rồi đơn giản hoá đi biến thành 日tức là chữ nhật. Để chỉ mặt trăng người ta cũng vẽ gần giống như vậy để phân biệt Ͽ rồi sau đó mới biến thành 月 tức là chữ nguyệt. Chính vì vậy chữ mão 戼 viết với bộ Hộ nghiã là mặt trời và mặt trăng đang ở cửa ngõ, hay là mặt trời và mặt trăng đang đi ra đi vào cũng thế. Xếp chữ mão vào bộ tiết tôi cho là không chính xác vì xem kỹ thì chữ mão 卯 cũng là hình vẽ của hai vật trái hướng nhau mà ra.
Ta hãy xem lại chữ mão chuẩn 卯 榫 : mộng và ngàm âm dương trong nghề mộc. Như vậy, rõ ràng chữ mão chỉ âm và dương, hay mặt trăng và mặt trời, ở cùng một chỗ hay cùng một lúc. Nói cách khác, mão cũng có nghĩa là không tối mà cũng chưa sáng, ta gọi là tranh tối tranh sáng, bảo là tối thì không phải mà bảo là sáng cũng không đúng, chưa có gì rõ rệt.
Trong tiếng Việt, chữ mão còn thấy trong cách nói của những người làm vườn: mua mão, bán mão. Một người buôn trái cây đến nhà vườn để mua thì người ta không đến vào lúc trái cây đã chin hay là lúc cây chưa ra hoa, mà người ta đến vào lúc hoa đã bắt đầu ra thành trái non và đặt mua tất cả trái cây trong vườn dù chưa biết đích xác số lượng trái cây sẽ thu hoạch ra sao, lối mua này gọi là mua mão, và lối bán này gọi là bán mão. Như vậy, mão cũng chỉ một việc gì chưa xác định.
Tự điển Thiều Chửu trang 545 có ghi chữ lữu 茆 là rau lữu, có một âm là mao đồng nghĩa với mao 茅 là cỏ tranh. Rau lữu là rau gì thì tôi chưa bao giờ nghe nói đến, xin các bậc cao minh chỉ giáo. Chữ mao là cỏ tranh thì dễ nhận ra vì nó viết với bộ thảo 艹 chỉ các loại cỏ, và chữ mâu 矛 nghĩa là cái giáo (gươm giáo). Cỏ tranh có lá nhọn như cái giáo thì ai cũng biết. Chữ cỏ mao 茆 viết với bộ thảo và chữ mão rõ ràng chỉ một loại cỏ mọc khác với cỏ tranh.
Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi chú chữ lữu này là Brasenia schreberi. Nếu đúng như vậy thì đây là một loại bông súng (gần giống sen) và nếu ghi rằng chữ này đồng nghĩa với chữ mao là cỏ tranh thì tôi cho là không đúng.
Theo Đại-Thanh Nhất Thống Chí (tức bộ sách địa-dư của Trung-quốc dưới đời nhà Thanh), ở biên giới Lĩnh Nam và nhà Hán có núi Phân-Mao (Phân Mao Lĩnh) ở động Cổ-Sâm, cách Khâm-Châu khoảng 3 dặm về phía tây. Tương-truyền trên đỉnh núi Phân-Mao có thứ cỏ mà ngọn ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân-Mao, nếu như vậy thì loại cỏ này ph ải gọi là mao và viết bằng chữ mao 茆 mới đúng, bởi vì nó viết bằng chữ mão 卯chỉ hai vật quay về hai hướng khác nhau và bộ thảo 艹, chứ không thể viết chữ mao 茅 là cỏ tranh. Người Tàu đã tìm cách phá huỷ và thay đổi rất nhiều chi tiết trong các sách vở để bôi xóa chứng tích xâm lược của họ đối với Bách Việt nên rất có thể họ đã ghi chữ mao 茅 thay vì mao 茆 khi nói đến núi Phân Mao [1]. Dù thế nào đi chăng nữa, ta có thể thấy rằng thật sự có một loại cỏ mọc về hai hướng khác nhau và có một chữ mao viết với chữ mão và bộ thảo.
Người Việt cũng gọi năm mão là năm mẹo. Chữ mẹo ta có thể nghe trong mưu mẹo, đố mẹo, mẹo vặt,…
Mưu mẹo hay mưu mô thường được dùng như nhau. Chữ mưu 謀 do chữ ngôn 訁(có nghĩa là lời nói) và chữ mỗ 某 (có nghĩa là nào đó, đâu đó, gì đó [2]) ghép lại. Chữ mô, trong mưu mô mà người việt hay nói, khi qua chữ nho thì ý nghĩa khác đi. Mô 謨 mà người Tàu viết trong mưu mô là chữ ghép từ chữ ngôn 訁(lời nói) và chữ mạc 莫 (nghĩa là không, chớ, chẳng, như chữ mạc trong câu thơ “tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu” [3] vậy ). Mô 謨 được dịch nghĩa là mưu định hẳn rồi (Thiều Chửu). Xem ra cách giải thích này không có lý gì mấy. Tại sao chớ cộng với nói mà lại thành mưu định sẵn? Chúng tôi nghỉ rằng phải dịch là mưu không nói rõ ra được, hay là không giải thích rõ ràng được thì đúng hơn.
Nhân đây xin mở một dấu ngoặc để nóì qua về chữ mỗ 某 . Chữ mỗ này, theo tôi, chính ra phải đọc là mô. Nó là một từ tiếng Việt mà nay ta vẫn thấy người Huế hay dùng như: Đi mô rứa, mô nà, biết chi mô,... Chữ mô ở đây diễn tả một điều chưa chắc chắn, một điều người ta không biết rõ. Như vậy mưu là những tính toán có thể nói rõ ra được, còn mô là những gì chưa thể nói ra được. Chính vì vậy nên mưu mô và mưu mẹo mới được dùng giống nhau. Và như vậy mưu mẹo có nghĩa là một cái mưu không chính thức, đố mẹo là câu đố mà người ta phải suy nghĩ một cách không bình thường một chút, mẹo cũng là cách để giải quyết một vấn đề gì đó bằng một cách không chính thức. Bảo đúng thì không đúng mà bảo sai cũng không sai.
Như vậy, xin nhắc lại, mão có nghĩa là lúc tranh tối tranh sáng, chưa sáng mà cũng không tối. Chính vì vậy nên Mão mới (xung) đối với Dậu. Chúng tôi sẽ xin bàn đến Dậu trong một bài khác để làm rõ chuyện này.
Thế tại sao mão lại là con mèo?
Như đã nói ở trên, chữ nho là thứ chữ của người ta cần dùng hàng ngày. Nó được ghép bởi chữ nhân 亻nghĩa là người, và nhu 需 nghĩa là thứ cần dùng. Chữ nho tương đối rắc rối và cần phải học mất thời giờ. Trong khi đó thì người nông dân, vốn là đa số rất lớn trong xã hội thời cổ, không có thời giờ và cơ hội để học, và do đó không biết chữ. Khi làm lịch để giúp cho người nông dân có thể hiểu được, cách dễ nhất là tượng hình, dùng hình ảnh để diễn tả. Ngay trong thế giới hiện đại, khi dạy ngôn ngữ người ta vẫn dùng hình ảnh minh hoạ để người học dễ hiểu và hiểu nhanh hơn.
Chính vì vậy, từ chữ mão hay mẹo người ta liên tưởng đến miêu (猫 hoặc 貓) tức là con mèo bởi vì mấy chữ này gần vần với nhau. Vẽ hình một con mèo thì dễ nhớ hơn là viết chữ mão. Từ đó, năm Mão thành năm con mèo.
Tại sao người Tàu lại vẽ con thỏ?
Chữ Thỏ 兔 còn được đọc là thố. Tự điển Hán Việt của Thiếu Chửu ghi âm thỏ. Chúng tôi tạm dùng âm thỏ để người đọc dễ theo dõi.
Chữ thỏ 兔 chỉ viết khác chữ miễn 免 (nghĩa là: từ bỏ, mất) có một cái chấm. Trong chữ nho có rất nhiều chữ viết bằng chữ thỏ này cộng với một chữ khác. Ví dụ: miễn 堍 tức là cái vệ cầu, cái mố cầu; oan 冤 có khi viết là oan 寃 nghĩa là oan ức. Nhiều chữ viết với chữ miễn cũng đọc với âm miễn (ví dụ: 俛 hay 勉) hoặc vãn (ví dụ: 娩 hay 晚). Ngoại trừ chữ thỏ (thố) 菟 trong thố ti tử (giây tơ hồng), không thấy chữ nào khác ghép chung với chữ thỏ hay chữ miễn đọc với âm ỏ, ố, hoặc thỏ, thố, cả. Và, những chữ này không có vẻ gì dính dáng đến hay vần với chữ mão cả.
Như vậy, năm Mão phải là năm con mèo thì hợp lý hơn. Nói tóm lại, chữ mão hay mẹo thuộc chữ Nôm, thứ chữ hay cách ghi lại tiếng nói của người nước Nam, phương Nam, không phải của người phương Bắc, tức là người Tàu [4].
Khi vẽ con thỏ thay vì con mèo, có lẽ người ta muốn xoá dấu vết của các chủ nhân đích thực của thập nhị địa chi. Vì không hiểu tại sao các con vật khác nhau lại được đem vào để chỉ địa chi nên người đánh tráo mới lấy những con vật của các dân tộc nông nghiệp thay bằng những con vật gần gũi với dân tộc săn bắn. Trong mười hai địa chi có bốn bị thay đổi là năm Sửu (con bò thay vì con trâu), Mão (con thỏ thay vì con mèo), năm Mùi (con cừu thay vì con dê), và năm Hợi (con heo rừng thay vì heo nhà).
Tại sao chúng tôi nói là đánh tráo? Bởi vì nếu xem xét kỹ mười hai địa chi người ta sẽ dễ dàng thấy rằng tên gọi của các địa chi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, …, và các con vật tượng hình của các địa chi này, gần với cách nói của người Việt hơn người Hán rât nhiều.
Chú thích:
[1] Nhà Thanh, đời Càn Long, đã cho thu thập sách vở để soạn Tứ Khố Toàn Thư và các thư tịch khác như Tử Vi Đại Toàn, đồng thời ra lệnh huỷ tất cả các sách vở khác không được triều đình cho phép. Nhà Minh khi sang xâm lược và đô hộ Đại Việt đã chở các sách vở trong thư khố của triều đình Đại Việt về Tàu, đồng thời tiêu huỷ các sách vở khác. Ngay từ đời Tần Thuỷ hoàng, việc đốt sách chon học trò (phần thư khanh nho) đã bắt đầu tiến hành, đời hán cũng thế.
[2]: Ví dụ như mỗ ông 某 翁 , người Việt nói là ông mỗ nghĩa là một ông nào đó; mỗ sự 某𠄙 người Việt nói là việc mỗ nghĩa là việc gì đó, việc nào đó. Người Việt ở Huế thì nói ông mô? bà mô?chi mô? Chính vì vậy chúng tôi mới cho rằng chữ mỗ phải đọc là mô mới đúng.
[3] Một câu trong bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn (687-726) có nghĩa là “anh chớ cười người say nằm giữa sa trường” .
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
[4] Chúng tôi sẽ bàn về “Người Hoa, người Hán, và người Tàu” trong một bài khác, để tìm hiểu tại sao lại gọi là người Hán, người Tàu. |
|  | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1727 Registration date : 23/04/2014
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ? Sat 21 Jan 2023, 19:54 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?
Đinh Phạm
Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp nhận lịch Can - Chi, người Việt đã có sự biến đổi cho phù hợp với địa lý và văn hóa của mình.
Ở Việt Nam, mèo là con vật đại diện cho năm Mão. Ảnh: Wallpaper.
Theo lịch âm, năm mới 2023 là năm Quý Mão. Tuy nhiên, điều thú vị là trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện.
Nguồn gốc của 12 con giáp
Theo sách "12 con giáp trong văn hóa người Việt", 12 con giáp có nguồn gốc từ lịch Can - Chi. Loại lịch này xuất hiện vào thời nhà Thương (1766-1122 TCN) ở Trung Quốc. Theo đó, 12 con giáp gắn với Thập Nhị Chi.
Theo đó, người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can - Chi, theo thứ tự: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).
Còn trong văn hóa Việt Nam, theo sách "Chuyện Đông, Chuyện Tây" của tác giả An Chi, "con giáp" là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ.
Mèo và Thỏ đều là con giáp thứ 4 trong lịch Can - Chi ở Việt Nam và Trung Quốc.
Con giáp là chu kỳ 12 năm âm lịch, gọi từ tên của 12 địa chi, từ Tý đến Hợi, cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm cho đến năm cuối cùng một chi với nó sau đó 12 năm.
Trong phương ngữ Bắc Bộ, "giáp" thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành chi kỳ 12 năm như hiện nay.
Khác biệt của 12 con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là con mèo được dùng thay thế cho con thỏ.
Vì sao năm Mão ở Việt Nam là con mèo?
Có nhiều lý giải khác nhau về việc trong văn hóa Việt, mèo là con vật đại diện cho năm mão.
Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu, nhưng về ngữ âm thì "mèo" (măo) và mèo (máo) có cách đọc giống nhau, đều là mao. Trong "Việt Nam tự điển", chữ "mão" - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.
Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn, cũng giải thích rằng mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập Nhị Chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán Việt là miêu).

Mèo là con vật thân thuộc trong đời sống người dân Việt Nam. Ảnh: Kelvin Valerio/Pexels.
Dù đã tiếp thu Thập Nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.
Ở Việt Nam, điều kiện môi trường thuận lợi cho loài mèo phát triển mạnh hơn hẳn thỏ. Vì Việt Nam là văn hóa thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.
Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau.
Mặt khác, ở Việt Nam, thỏ vốn không phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là "tiểu hổ" và gần gũi với đời sống các gia đình.
Mèo còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát... Mèo cũng có tài bắt chuột, giúp ích nhiều cho các gia đình, đặc biệt trong nền kinh tế nông nghiệp.
Một lý giải khác cho rằng thay thế thỏ bằng mèo trong 12 con giáp đã được chấp thuận rộng rãi và hợp lý. Theo Reuters, thỏ là một loài gặm nhấm, chuột (Tí) cũng là loài gặm nhấm, trong khi 12 con giáp cần độc nhất và khác biệt.
Mèo còn tạo ra thế đối xứng với chó (Tuất). Theo thuyết âm dương, điều này tạo ra thế cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn, dung hòa các mặt đối lập và khiến vòng tròn hoàng đạo cân bằng hơn.
(Nguồn: Zingnews) ]Tỷ TM à, lý giải "chuột và thỏ cùng là găm nhâm nên thay bằng mèo" xem ra cũng hợp lý quá |
|  | | Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10291 Registration date : 23/11/2007
 | |  | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1727 Registration date : 23/04/2014
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ? Mon 23 Jan 2023, 20:36 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
Tỷ TM à, lý giải "chuột và thỏ cùng là găm nhâm nên thay bằng mèo" xem ra cũng hợp lý quá vậy thì chó, mèo, cọp đều thuộc bộ ăn thịt sống & dê, trâu cùng thuộc bộ ăn cỏ nhai lại thì sao hở T.?
Dạ Thầy..(gãi đầu gãi tay..)nếu dzị thì mình giải thích theo kiểu tương sinh tương khắc ha Thầy |
|  | | Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10291 Registration date : 23/11/2007
 | |  | | Trà Mi

Tổng số bài gửi : 6472 Registration date : 01/04/2011
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ? Tue 24 Jan 2023, 11:38 | |
| Vì sao trong văn hóa con giáp Trung Quốc không dùng hình tượng “mèo”?
Trung Hạ
Có một câu chuyện dân gian về 12 con giáp khởi nguồn từ văn hóa Trung Hoa:
Vào ngày đầu tiên của năm mới, Ngọc hoàng đại đế muốn chọn ra 12 con vật làm vị thần đại diện cho mỗi năm. Nhiều con vật muốn tham gia. Con mèo và con chuột lúc đó là bạn tốt. Ngày 30 giáp Tết, mèo nhờ vả chuột đánh thức nó vào ngày hôm sau để cùng nhau đi tiến cử. Nhưng không ngờ, chuột đã âm thầm đi một mình, khiến mèo mất cơ hội, vì vậy không có mèo trong 12 con giáp Trung Quốc. Từ đó, mèo và chuột kết thù oán với nhau, mèo hễ thấy chuột là cắn.
12 con giáp cũng là một phần quan trọng trong văn hóa Việt và nhiều nước trên thế giới cũng có văn hóa con giáp. Văn hóa con giáp trên thế giới
Người ta không biết văn hóa con giáp bắt nguồn từ đâu và khi nào. Một số thông tin cho rằng con giáp có thể được bắt nguồn từ thời Sumer (một nền văn minh cổ đại ở phía nam Lưỡng Hà, bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn nằm giữa sông Tigris và Euphrates, phía Đông Nam giáp vịnh Ba Tư) cách đây 5.500 năm. Babylon cổ đại, Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại, cùng với Trung Quốc cổ đại là "4 nền văn minh cổ đại" của thế giới đều có hệ thống con giáp riêng.
 Sau khi so sánh, có thể thấy rằng 12 con giáp ở Ấn Độ cổ đại giống với ở Trung Quốc nhất, và thứ tự cũng giống nhau, ngoại trừ Ấn Độ dùng sư tử thay vì hổ và Garuda thay vì gà. Trong đó, Garuda hay Kim sí điểu (Chim cánh vàng) hay Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Theo ghi chép của thần thoại Ấn Độ, 12 con giáp vốn là vật cưỡi của 12 vị thần.
Người xưa tạo ra 12 con giáp, tương ứng với 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), cũng có thể ghi lại giờ, ngày và tháng. Do đó, con giáp được lan truyền đến nhiều nơi, sẽ thay đổi do các phương pháp tính thời gian khác nhau ở khu vực địa phương.
Ngày nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam ở châu Á và Mexico ở châu Mỹ đều có văn hóa con giáp. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các cung hoàng đạo ở Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản giống như ở Trung Quốc.
Myanmar cũng có các con giáp, nhưng có rất nhiều sự khác biệt. Myanmar có 8 con giáp và người Myanmar xác định các con giáp từ thứ Hai đến Chủ nhật theo ngày sinh. Trong quan niệm con giáp của Myanmar, thứ Tư được chia thành buổi sáng và buổi chiều, chuột được chia thành chuột nhà và chuột lang.
Thứ Hai là hổ, thứ Ba là sư tử, sáng thứ Tư là voi 2 ngà, chiều thứ Tư là voi không ngà, thứ Năm là chuột nhà, thứ Sáu là chuột lang, thứ Bảy là rồng, Chủ nhật là Kim sí điểu.
 Kim sí điểu Ở Thái Lan, con giáp bắt đầu bằng con rắn, sau đó đổi rồng thành "Naga", bao gồm: rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống, chó, lợn, chuột, bò, hổ, thỏ và Naga. "Naga" là "thần rắn" trong thần thoại Ấn Độ, nhưng vì đầu rồng và thân rắn nên trong Phật giáo, nó được dịch là "rồng". Ở châu Á, Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo nên đã sử dụng khái niệm “Naga là Long tộc”.
Châu Âu xa xôi không có con giáp nhưng lại có mười hai chòm sao, được dùng để đại diện cho thiên phú và tính cách của người sinh ra trong khoảng thời gian tương ứng.
Vì sao "thỏ" được thay bằng "mèo" trong 12 con giáp Việt Nam?
Câu chuyện về Ngọc hoàng chọn 12 con vật để làm vị thần cho mỗi năm chỉ là một truyền thuyết. Nhưng trên thực tế theo nhiều nghiên cứu, sở dĩ không có con mèo nào trong việc lựa chọn con giáp của Trung Quốc là do việc thuần hóa mèo ở quốc gia này tương đối muộn. Trước thời nhà Hán, số lượng mèo rừng rất ít, chúng chủ yếu hoạt động trong tự nhiên, không gần gũi với con người nên trong 12 con giáp của Trung Quốc không có mèo.
 Mèo không có vị trí trong con giáp Trung Quốc, nhưng lại là đứng vị trí thứ tư trong 12 con giáp Việt Nam thay thế vị trí của con thỏ. Theo truyền thuyết, sau khi mèo tỉnh dậy, phát hiện mình bị chuột lừa, nó rất tức giận và đến gặp Ngọc Hoàng để than thở. Để hòa hoãn cuộc cãi vã, Ngọc Hoàng yêu cầu Hằng Nga chọn một con vật để cùng đến Cung trăng, Hằng Nga cuối cùng đã chọn con thỏ, thế là con mèo đã thay thế con thỏ trong 12 con giáp, và thỏ đã trở thành Ngọc Thố.
Hình ảnh mèo trên tem Việt Nam Có 3 giả thuyết để giải thích cho câu hỏi tại sao con giáp thứ tư ở Việt Nam là mèo, mà không phải là thỏ như Trung Quốc:
1. Giai đoạn hình thành nên quan niệm 12 con giáp ở Việt Nam chưa có thỏ, nên dùng mèo để thay thế.
2. Người Việt Nam thích mèo hơn thỏ, đồng thời mèo còn được gọi là “tiểu hổ”. Đã có hổ thì phải có mèo, nên trong 12 con giáp, mèo được xếp kế sau hổ.
3. Ban đầu, khi văn hóa 12 con giáp du nhập vào Việt Nam, người dân đã có sự nhầm lẫn trong cách đọc của năm con thỏ theo quan niệm của Trung Quốc. Theo đó, năm thỏ trong tiếng Trung là “Mão Thố Niên” /mao-tu-nian/, người Việt Nam nhầm tưởng chữ “Mão” gần giống với “mèo” trong tiếng Việt, nên đã sử dụng hình tượng con mèo thay cho con thỏ.
Nguồn: Sohu
Trung Hạ (afamily.vn)
|
|  | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1727 Registration date : 23/04/2014
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ? Wed 25 Jan 2023, 21:01 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
Tỷ TM à, lý giải "chuột và thỏ cùng là găm nhâm nên thay bằng mèo" xem ra cũng hợp lý quá vậy thì chó, mèo, cọp đều thuộc bộ ăn thịt sống & dê, trâu cùng thuộc bộ ăn cỏ nhai lại thì sao hở T.?
Dạ Thầy..(gãi đầu gãi tay..)nếu dzị thì mình giải thích theo kiểu tương sinh tương khắc ha Thầy gãi tai -> ở trạng thái bối rối
gãi tay -> ngứa tay vì bị muỗi cắn
gãy tay -> tay không bình thường vì bị tai nạn Dạ Thầy, gãi tai là bối rối vừa vừa, còn bối rối quá độ thì gãi nhầm sang gãi tay ạ |
|  | | Sponsored content
 | Tiêu đề: Re: Con Mèo Hay Con Thỏ?  | |
| |
|  | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |