Bài viết mới | Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Today at 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Today at 07:21
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:28
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:28
7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 20:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Yesterday at 20:34
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 07 Sep 2024, 00:18
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13
Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14
Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39
Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12
CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7161 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp Wed 18 Jan 2023, 08:44 | |
| Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...
Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.
Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua…
Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.
Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết...
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.
Mua vải may quần áo cho trẻ con.
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.
Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.
Quầy bán tranh, hoa Tết...
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.
... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.
Khi Tết qua đi...
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.
* Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu tham khảo từ các nguồn: TerraGalleria, WordPress, Children and youth in history, LSVN...
(Nguồn:kenh14vn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7161 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp Wed 18 Jan 2023, 09:15 | |
| Tết Hà Nội thập niên 90 qua lăng kính nước ngoài
Những ngày Tết luôn là khoảng thời gian thiêng liêng, ý nghĩa và ấm áp nhất trong năm đối với mỗi con người. Không khí Tết tràn vào từng gia đình, từng trái tim chúng ta qua cành đào thắm, cây quất xanh, mùi hương trầm phảng phất; các món ăn đặc trưng như bánh chưng, chả giò, mứt Tết, trà sen... hay gần gũi nhất, đó là sự đoàn tụ với gia đình. Không khí Tết không thể diễn tả đầy đủ bằng câu chữ, hình ảnh mà còn bằng cảm xúc, hoài niệm của mỗi người.
Thử quay ngược thời gian và xem lại hình ảnh "một thời đã qua" về ngày Tết xưa cũ. Hình ảnh được chụp bởi hai phóng viên ảnh Steve Raymer và Nevada Wier (làm việc ở Tập đoàn Truyền thông Corbis) vào những năm thuộc thập niên 90 của thế kỉ trước.
Chợ hoa ngày Tết diễn ra trên lề đường song song với đường phố tấp nập người qua lại sắm Tết.
Hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp trong khu vực chợ hoa phố cổ.
Người bán đào, người gánh hàng rong, xe máy, xe đạp và người đi bộ đan xen trên con phố nhỏ.
Một người đàn ông cầm cành đào vừa mua được để chơi Tết.
Ảnh chụp gia đình chở cây quất về nhà, ngang qua phố Tràng Tiền, Hà Nội.
Hai vợ chồng đang giã và gói giò chuẩn bị đón Tết.
Khung cảnh chợ Tết với đủ loại mặt hàng trang trí: đèn lồng đỏ, dây treo kim tuyến, bao lì xì, vàng mã...
Quầy hàng bánh chưng, giò lụa trước dịp Tết.
Những chiếc bánh chưng xanh ngắt màu lá dong được bán với giá 10.000 đồng/chiếc thời bấy giờ.
Mứt Tết kiểu "ngày xưa".
Một người dân đi lễ đầu năm tại Đền Quán Thánh, Tây Hồ, Hà Nội.
Khung cảnh đón Tết giản dị ở nhà: thưởng trà, ăn mứt Tết và nói chuyện đầu Năm mới.
Hai mẹ con chở nhau đi trên đường, với khung cảnh xa xa là những quầy hàng bán bóng bay.
Trước cổng chùa Quán Sứ vào ngày đầu Năm mới: tấp nập người qua lại và người đến lễ chùa.
(Nguồn: kenh14vn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7161 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp Thu 19 Jan 2023, 09:29 | |
| Chuyện lo tết thời bao cấp
Ngô Minh
Không hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
Những cái Tết thời bao cấp mới cách đây hơn 20 năm thôi, còn đậm trong trí nhớ của nhiều người, nhưng đối với thế hê 8X, 9X thì vô cùng lạ lùng khi nghe kể lại. Nhân Xuân về, xin kể cùng các bạn đọc trẻ về những người lo Tết thời "tem phiếu" này. Không phải "ôn nghèo kể khổ", mà đó thực sự là những ký ức đất nước một thời. Các bạn đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ có một gian trưng bày về "Cuộc sống người Hà Nội thời bao cấp" . Ở đó các bạn sẽ được chứng kiến cảnh người xem nườm nượp. Ai cũng muốn được "nhìn lại" ký ức về thời gian khó và bi tráng ấy…
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán là lễ trọng nhất trong năm. Nhà nào cũng cố sắm cái Tết cho thật tươm tất dù trong phải ăn bo bo, nước ruốc… Trên bàn thờ phải có hoa, nải chuối, bánh chưng, bánh tét. Đây không chỉ là một món ăn mà hồn vía Tết. Tết phải có đĩa bánh, mứt, kẹo để tiếp khách. Phải có cành mai, cành đào cắm trong nhà. Lúc ấy tôi là cán bộ tổ chức tổng hợp của Công ty Thực phẩm, rồi Sở Thương mại Bình Trị Thiên (cũ), nên các cuộc họp bàn chuyện Tết, những đợt "đi chỉ đạo Tết" tôi đều có mặt. Lo Tết ở đây là lo cho mấy trăm ngàn hộ gia đình cán bộ, công nhân , gia đình trong đối tượng chính sách có tem phiếu, còn 80% nhân dân lao động ở nông thôn tất nhiên là họ tự lo…
Tem phiếu bảo đảm sự công bằng trong hoàn cảnh thiếu thốn, nước nào sau chiến tranh đều phải áp dụng. Chế độ tem phiếu này có những điều đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Tết truyền thống người Việt là "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Nên trước Tết một tháng, ngành Thương nghiệp đã công bố tiêu chuẩn Tết năm nay có những thứ gì. Ở của hàng lương thực, thực phẩm, những ngày giáp Tết thường đông nghịt những người xếp hàng, mà ở Hà Nội gọi là "đặt cục gạch".
Ở Hà Nội thời đó, đi cửa hàng Mậu dịch mua hàng Tết như "đi chiến đấu", cũng phải xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, có khi cả ngày mới mua được suất của mình. Phải đi từ 4-5h sáng. Dù cô mậu dịch viên khuôn mặt đầy vẻ ban ơn, người mua vẫn kiên nhẫn chịu đựng. Cô cắt tem phiếu, ghi sổ, thu tiền rồi trịch thượng ném hàng cho người mua. Thế nhưng vì một cái Tết gia đình, mọi người hàng mấy chục năm ròng đã quen chịu đựng, chẳng ai phản ứng gì. Ở Hà Nội và các thành phố lớn, người ta đóng tất cả các loại hàng Tết trong một cái túi nilông (trừ thịt, gạo nếp, đậu xanh) in cành hoa đào hoặc hoa mai và dòng chữ "Chúc mừng năm mới". Túi hàng Tết đó có măng, miến, bóng bì, ít mộc nhĩ, nấm hương, gói mì chính nho nhỏ, một túi hạt tiêu, bánh đa nem, hộp mứt, gói chè Hồng Đào hoặc Thanh Hương, bao thuốc Điện Biên, Trường Sơn bao bạc, một chai rượu cam, rượu chanh…
Còn thịt, gạo nếp, đậu xanh… thì đến cửa hàng xếp hàng mua trực tiếp. Ở các tỉnh thì người có tem phiếu trực tiếp ra cửa hàng mua, cũng đóng thành túi "Hàng Tết" như vậy, nhưng ít thứ hơn.
Để có hàng cung cấp Tết, từ cuối quý 2, một bộ máy lớn hàng hai ba nghìn cán bộ nhân viên ngành thương nghiệp, lương thực tỉnh đã sốt vó vào cuộc. Mấy mặt hàng Tết không thể thiếu là: thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh, chè gói, thuốc lá, rượu, nước mắm, hạt dưa, bánh kẹo, mứt gừng… rồi mì chính, hạt tiêu, củi, lá dong gói bánh, chuối nải để thờ.v.v.. Nghĩa là nhu cầu Tết xưa nay gồm những thứ gì đều tất tật được đưa vào kế hoạch cung cấp. Lãnh đạo tỉnh sốt sắng về làm việc với Sở Thương mại, Công ty thực phẩm, lương thực để tính toán khả năng khai thác nguồn hàng, cung cấp Tết được những thứ gì, khả năng dự trữ, tổ chức phân phối sao cho đúng thời hạn, không được để có hộ nào không mua được "tiêu chuẩn" trước Tết. Ví dụ mỗi khẩu phải có 0,5 kg thịt lợn, 0,3 kg gạo nếp, hai lạng đậu xanh, một cân bánh kẹo, năm lạng mứt.v.v… rất chi tiết.
Tất cả thứ đó tính chung cả tỉnh thành những con số khổng lồ. Sau đó Sở Thương Mại lại họp với các công ty, cửa hàng suốt hai ngày bàn chuyện thu mua lợn, gạo nếp, đi mua đậu xanh, chuối thờ, lá dong, nước mắm… Hồi đó, cán bộ thu mua nào cũng có cuốn sổ tay, ghi chép cẩn thận hộ nào có lợn, mấy con, nuôi từ bao giờ, đã được bao nhiêu ký, khi mô thì xuất chuồng. Rồi họp thôn, họp xã công bố công khai các hộ có lợn, để họ không bán ra "thị trường tự do". Thu mua lợn cho nhu cầu thịt cung cấp hàng tháng đã khó, thịt cung cấp cho Tết càng khó hơn, vì dịp Tết là dịp người dân bao giờ bán lợn ra ngoài để lo Tết cho gia đình, hơn nữa Mậu dịch thì "mua như cho, bán như cướp".
Thời bao cấp tem phiếu thực phẩm chia ra nhiều loại : A, B, C, D, E, N, T. Ở tỉnh không có phiếu A. Phiếu A chỉ có ở cửa hàng Tôn Đản, Hà Nội. Chỉ có vài người hưởng loại B như Bí thư, Chủ tịch tỉnh. Ở Huế có một người "dân" được hưởng phiếu thực phẩm loại B, đó là bà Từ Cung , mẹ vua Bảo Đại. Phiếu E là phiếu cho cán bộ công nhân viên và hưu trí bình thường mỗi tháng được mua 0,5 kg thịt/tháng, phiếu C: 1 kg, phiếu N, Tr ( N là thiếu niên, Tr là trẻ em) chỉ 0,3 kg. Anh Phan Tấn Thanh, một thời là giám đốc Công ty thực phẩm Huế, mở sổ cái to tướng theo dõi từng huyện. Cán bộ công nhân viên và hưu trí cả tỉnh lúc đó khoảng 600.000 người, cộng thêm các "đối tượng ăn theo" như trẻ em, người già được hưởng tem phiếu, số người phải lo lên đến 1 triệu. Bình quân các loại phiếu thực phẩm là 0,5 kg thịt một người trong tháng Tết, vị chi phải có 500 tấn thịt, cộng thêm nhu cầu quân đội và cầu giao tế của tỉnh, tổng số thịt lợn phải lo trong mỗi dịp Tết lên đến 1000 tấn. Tính ra lợn hơi là 1500 tấn. Muốn có 1500 tấn lợn hơi, phải thu mua và nuôi dự trữ cho được gần 3000 con lợn trong một thời gian ngắn. Thật không dễ. Dự trữ thì phải có cám lợn ăn, chuồng trại, người chăm sóc. Rất tốn kém. Nên các tổ thu mua phải đi về các làng xã, nằm cả tháng trời, anh em gọi đùa là "bám chuồng lợn như bộ đội bám địch".
Gay go nhất là lúc mổ thịt. Vì Tết chỉ trong 3 ngày, nên không thể cung cấp thịt sớm trước cả tuần ngày được. Dạo đó ít gia đình có tủ lạnh, nên họ thường mua thịt vào những ngày 28 Tết trở đi. Cho nên các công ty, cửa hàng thực phẩm, lương thịt phải mở thêm nhiều điểm "bán hàng Tết" để đưa hàng Tết đến mọi gia đình đúng vào dịp Tết. Những đêm mổ thịt lợn Tết lãnh đạo Công ty Thực phẩm, các trưởng cửa hàng và anh em vận chuyển thức trắng. 3 giờ sáng thịt lợn đã được chuyển về quầy bán lẻ… Có lần vào chiều 30 Tết tôi về Cửa hàng C ở đường Phan Đình Phùng, Huế, là nơi cung cấp thực phẩm cho các đối tượng phiếu C,D. Biết tôi ở phòng Tổ chức Công ty, mấy em mậu dịch viên như Liệu, Tiến, Lưu… dân Đông Hà, Đồng Hới bỗng òa khóc nức nở. Tôi hỏi sao khóc. Liệu bảo:" Bọn em không được về ăn Tết với bố mẹ rồi, phải trực đến 10 giờ đêm 30…". Tôi ngậm ngùi an ủi: "Nghề phục vụ phải thế, rồi ra Tết về nghỉ dài hơn…". Đó là gái mậu dịch viên chưa chồng, còn có chồng con rồi, thì chồng phải thay vợ làm dưa món, đi mua hàng Tết. Chiều 30 Tết phải nấu cúng tất niên, vì vợ về đến nhà tắm rửa xong là lúc Giao thừa…
Ấy là chuyện những người lo phần thịt Tết. Còn bao nhiêu thứ nữa như gạo nếp, kẹo, mứt, lá dong… Muốn có mỗi gia đình vài cân gạo nếp để gói bánh chưng, nấu xôi chè trong một cái Tết, ngành lương thực phải vô Đồng bằng Sông Cửu Long mua hàng chục tấn gạo nếp. Kẹo, bánh, mứt, hạt dưa phải vô Sài Gòn mua, chuối thờ thì lên huyện miền núi A Lưới, Hướng Hóa hoặc vô tận Đồng Nai, Bình Phước mới mua được. Thời đó cả nước dùng tiền mặt. Mỗi cái Tết, Công ty Thực phẩm phải dùng xe chở một lúc ba bì tải tiền (bốn năm trăm triệu) vô miền Nam mua hàng Tết về cung cấp cho cán bộ. Huế là xứ sở có nhiều bàn thờ, trang thờ nhất nước. Lần đầu cung cấp chuối thờ, do vận chuyển kém nên chuối chở từ miền Nam ra bị xây xát, bầm vỏ, ba bốn xe tải chuối thờ đành đổ đi, lỗ cả trăm triệu đồng.
Một thời của ít, người nhiều, lo chuyện Tết cho hàng triệu miệng ăn vất vả như thế, nhưng thấy gia đình cán bộ, bộ đội ăn Tết đàng hoàng, người cán bộ thương nghiệp thấy tự hào lắm. Vâng, đó là những cái Tết không thể quên đối với hàng triệu gia đình và đối với những người lo Tết…
Nguồn:Nhà quản lý
(ChungTa) |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| | | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1841 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp Sat 21 Jan 2023, 19:47 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...
Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.
Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua…
Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.
Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết...
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.
Mua vải may quần áo cho trẻ con.
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.
Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.
Quầy bán tranh, hoa Tết...
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.
... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.
Khi Tết qua đi...
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.
* Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu tham khảo từ các nguồn: TerraGalleria, WordPress, Children and youth in history, LSVN...
(Nguồn:kenh14vn) Thời bao cấp, T còn nhỏ xí mà đã "chứng" rồi, cửa hàng bán vải may áo theo tiêu chuẩn, má may thành đồ bộ nhưng T nhất quyết hông mặc, hông phải là chảnh gì mà T hông thích mặc giống người khác, thấy kỳ kỳ, cả tổ cả phường có 1 loại vải, 1 hoa văn chỉ khác màu thôi. Má cứ theo dỗ ngọt, người ta có, mình cũng có như vậy mới hay chứ ai lại mặc khác người... |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |