Bài viết mới | Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Today at 15:58
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Today at 15:43
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Today at 15:35
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 04:50
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:04
TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Yesterday at 16:29
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Yesterday at 14:56
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 01:40
Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24
Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22
7 chữ by Tinh Hoa Fri 29 Nov 2024, 19:04
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:35
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:32
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Cầu cơ Tue 29 Nov 2022, 10:02 | |
| Sáng tỏ bí ẩn bàn cầu cơ
Nếu bạn là người tin vào thế giới tâm linh chắc hẳn đã nghe qua tên gọi cầu cơ. Đây là một trò chơi gọi hồn đã được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Vậy thực chất trò chơi này là gì? Chơi có nguy hiểm hay không?
1. Cầu cơ là gì?
Đối với những ai có niềm tin vào tôn giáo hay những tín ngưỡng của thời xa xưa, khi mà loài người vẫn chưa phát triển mạnh thì phần lớn mọi người luôn tin tưởng rằng linh hồn tồn tại xung quanh chúng ta. Nhằm muốn khẳng định điều này đúng với sự thật thì con người đã không ngừng tìm kiếm ra các bằng chứng khác nhau với mục đích muốn chứng minh linh hồn tồn tại là có thật. Chính đây cũng là cơ sở để ra đời trò chơi cầu cơ.
Cầu cơ là một trong những phương pháp giao tiếp với thế giới tâm linh được ra đời sớm nhất. Dân gian vẫn thường hay gọi đó là trò chơi gọi hồn. Khi đó con người có thể giao tiếp được với thế giới tâm linh hoặc những thế lực bí ẩn, huyền bí.
Để chơi cầu cơ cần phải có bàn cầu cơ và cơ.
2. Bàn cầu cơ
Bàn cầu cơ là 1 tấm bảng được làm từ miếng gỗ lớn có in các chữ cái trong bảng chữ cái (alphabet) và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không).
Bảng cầu cơ thường được trang trí với một loạt các biểu tượng bao gồm Mặt trời, Mặt trăng và ngôi sao. Tất nhiên ở các quốc gia không sử dụng chữ Latinh, bảng cầu cơ sẽ in hình các chữ cái và chữ viết của riêng họ.
3. Cơ
Cơ là 1 mảnh gỗ hình trái tim trên đó sẽ có lỗ nhỏ để cho người sử dụng có thể đặt được ngón tay của mình vào bên trong.
Mảnh gỗ hình trái tim có thể dễ dàng trượt trên tấm bảng cầu cơ khi người chơi đặt tay lên nó. Nhiều người tin rằng, các linh hồn điều khiển mảnh gỗ di chuyển từ chữ cái này đến chữ cái khác, cuối cùng tạo ra một lời nhắn hay câu trả lời cho câu hỏi của người chơi. Mặc dù những người chơi đều khẳng định họ không hề dùng tay di chuyển miếng gỗ.
4. Cách chơi
Tuỳ thuộc vào từng mục đích khác nhau mà cách chơi cầu cơ cũng có sự thay đổi. Ngày nay có 2 cách chơi cầu cơ phổ biến:
a) Cách chơi cầu cơ với mục đích sử dụng như món đồ chơi thông thường
Cách chơi này khá là đơn giản, người chơi chỉ cần đặt tay họ lên cơ và đọc thật to câu hỏi. Sau khi đã đọc xong cơ sẽ bắt đầu di chuyển tới phía có đáp án một cách vô thức. Câu trả lời chỉ có dưới dạng Yes hay No, có nghĩa là Có hoặc Không. Nhiều người luôn thắc mắc tại sao các cơ có thể di chuyển vô thức như vậy vì họ không hề điều khiển chúng.
b) Cách chơi cầu cơ với mục đích tâm linh
Nếu chơi cầu cơ với mục đích tâm linh, dùng để cầu hồn thì sẽ có cách khác. Khi đó những người tham gia vào gọi hồn sẽ sử dụng 1 ngón tay và đặt lên cơ. Dựa theo một vài nghi thức huyền bí nào đó người tham gia có thể trò chuyện được với những thế lực siêu hình nhờ vào cách đánh vần những chữ cái mà cơ đã chỉ đến để tạo thành câu có nghĩa. Họ đã cho rằng hành động như vậy là do các linh hồn đang điều khiển, giao tiếp và gửi các thông điệp khác nhau tới người gọi hồn.
5. Nguồn gốc ra đời
Theo như nhiều thông tin ghi chép lại, cầu cơ là một trò chơi bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Thế nhưng trên thực tế đã chứng minh, bảng cầu cơ đã được Elijah Bond sáng chế vào đầu những năm 1890. Sau đó ông bán lại bằng sáng chế cho doanh nhân William Fuld – người đã có công sản xuất và tiếp thị bảng cầu cơ ra khắp thế giới. Cuối cùng, nó đã được chuyển nhượng lại cho hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng có tên là Parker Brothers. vào năm 1966.
“Khi bảng cầu cơ mới ra đời, người ta chỉ xem nó là một trò tiêu khiển thú vị và không liên quan đến những điều huyền bí”, nhà nghiên cứu Eric Eliason viết trong cuốn bách khoa toàn thư American Folklore (Văn hóa dân gian Mỹ).
Mọi chuyện dần thay đổi khi Pearl Curran – người có nhiều đóng góp trong việc làm hồi sinh thuyết duy linh trong Thế chiến I – bắt đầu giới thiệu bảng cầu cơ như một công cụ để tiên đoán tương lai, tìm kiếm đồ vật bị mất, xin lời khuyên hằng ngày và liên lạc với các linh hồn. Chẳng mấy chốc, hàng nghìn người Mỹ sử dụng bảng cầu cơ để hỏi xem những người thân yêu của họ đang chiến đấu ở châu Âu còn sống hay đã chết trên chiến trường.
Tới thời điểm hiện nay, trò chơi cầu cơ đã lan rộng sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Họ không xem cầu cơ là một trò chơi thuần tuý nữa mà nó được ứng dụng chủ yếu với mục đích tâm linh.
6. Lý giải khoa học
Nhiều người khi sử dụng cầu cơ luôn thắc mắc rằng thế lực nào đã di chuyển bàn cầu cơ. Để giải thích được hiện tượng này một số nhận định của khoa học đã được đưa ra như sau:
a) Hiệu ứng vô thức
Hiện tượng chuyển động của cơ đã được giải thích dựa vào hiệu ứng vô thức. Cụ thể khi bạn đặt ra bất kỳ một câu hỏi nào cho bàn cầu cơ thì não bộ cũng sẽ vô thức tìm lại những ký ức đó hay tạo ra các hình ảnh dựa vào ký ức đó.
Tiếp theo, tiềm thức sẽ có nhiệm vụ điều khiển cơ cánh tay cũng như cơ bản tay để chúng tác động được lên miếng tam giác và đưa đến câu trả lời mà thâm tâm của bạn đang được muốn nghe nhất. Điều này hoàn toàn xảy ra tự nhiên kể cả khi bạn đã cố tình để gạt đi những suy nghĩ xuất hiện trong lúc cơ quay.
Chris French, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Goldsmiths, London, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu trải nghiệm siêu nhiên liên quan đến bảng cầu cơ Ouija. Lần đầu tiên ông sử dụng bảng Ouija là khi còn học đại học.
“Chơi cầu cơ từng là hoạt động giải trí thường xuyên vào mỗi tối thứ Sáu của tôi”, ông nhớ lại. Chris cùng bạn bè đã thiết kế bảng cầu cơ riêng bằng cách viết lên mảnh giấy và dùng ly rượu làm vật dẫn. “Có lẽ không ai thực sự tin rằng mình đang giao tiếp với các linh hồn, nhưng mọi người đều thấy vui”. Chris nhớ lại cảm giác thấy ly rượu như đang tự di chuyển, cảm giác đó rất thật và sống động.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ông phát hiện những gì mình từng trải qua chỉ đơn giản là hiệu ứng Ideomotor (chuyển động vật lý vô thức). Hiệu ứng này khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết.
Đã có nghiên cứu thực tế được đưa ra, họ sẽ mời những người tình nguyện tham gia vào trò chơi. Sau đó những người này thực hiện cầu cơ 2 lần. Lần đầu tiên sẽ được tiến hành chơi như bình thường và lần thứ 2 sẽ được chơi theo hình thức bịt mắt. Cả hai lần chơi sẽ được đưa ra cùng 1 câu hỏi. Tuy nhiên câu trả lời ở lần chơi thứ 2 không được thống nhất và vô nghĩa hơn so với câu trả lời của lần đầu tiên.
Qua kết quả này có thể thấy nếu cầu cơ thực sự có thể giao tiếp với linh hồn thì cả hai lần chơi phải có câu trả lời khác nhau và chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc có bịt mắt hay không bịt mắt khi chơi.
b) Ảo tưởng về ý chí có ý thức
Nhà tâm lý học Daniel Wenger đã chỉ ra rằng cảm giác của mỗi con người về việc sở hữu hành động thông thường chỉ là những ảo tưởng mà mọi người có được mà thôi. Theo nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu mình càng tin không tác động vào miếng cơ thì hành vi vô thức này sẽ được đẩy lên càng mạnh mẽ hơn. Khi đó, nếu đặt tay lên bàn cầu cơ, tiềm thức sẽ càng dễ khiến cho cơ tay chuyển động.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ý nghĩ vô thức đóng vai trò nào đó trong các hoạt động mà người tham gia không chủ ý tạo nên.
Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe. Đây được gọi là “thây ma nội tại”, Hélène Gauchou ở Hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh), nói.
Nhóm nghiên cứu của Gauchou sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Để đơn giản hóa vấn đề, nhóm nghiên cứu mỗi lần chỉ để một tình nguyện viên đặt tay lên planchette. Hiệu ứng vô thức được tối đa hóa nếu người chơi tin rằng họ không dùng tay để gây ra chuyển động - đó là lý do tại sao bàn cầu cơ rất thành công khi được cả nhóm cùng chơi. Sau đó, tình nguyện viên thông báo họ sẽ chơi cùng với người nữa. Đối tượng được bịt mắt nên không biết rằng người chơi cùng không hề đặt tay lên planchette khi cuộc chơi bắt đầu.
Cách thử này đã có tác dụng. Một vài tình nguyện viên nghi ngờ người chơi của mình đã tác động - mà không biết rằng họ là người chơi duy nhất.
Nhóm nghiên cứu của Goucher hỏi các tình nguyện viên các câu hỏi “có” “không” bằng cách sử dụng bàn cầu cơ. Sau đó, họ lại hỏi các tình nguyện viên những câu hỏi giống hệt, nhưng các tình nguyện viên trả lời bằng cách gõ lên máy tính. Các tình nguyện viên cũng được hỏi xem họ có biết chắc chắn câu trả lời hay chỉ phỏng đoán.
Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa. Khi dùng bàn cầu cơ, số đáp án chính xác của họ là 65% - cho thấy rằng trong tiềm thức của họ đã có ý niệm về đáp án đúng, và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.
7. Chơi cầu cơ có nguy hiểm không?
Cầu cơ khi được giới thiệu vào những năm cuối thập niên 1890, bởi doanh nhân Elijah Bond thì trò chơi này chưa có sự liên quan tới thế giới huyền bí nên hoàn toàn vô hại. Thế nhưng khi cầu cơ được sử dụng để tiên đoán trong chiến tranh thế giới thứ I thì nó có sự liên quan tới những yếu tố ma quỷ và người ta đã cảnh báo không nên cầu cơ.
Chơi cầu cơ không hoàn toàn nguy hiểm nhưng cũng có một số vụ rùng rợn đã xảy ra trên thế giới bởi trò chơi này như:
● Bé gái tên là Alexandra Huerta 16 tuổi người Mexico bị nhập xác khi cô đang cố gắng để liên lạc với cha mẹ đã mất của mình thông qua trò chơi cầu cơ.
● Năm 1940, cậu bé 14 tuổi đã bị quỷ đoạt hồn vì nhập xác khi chơi cầu cơ. Lúc này gia đình của cầu đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của các sư mục để họ làm lễ trừ tà và giúp xua đuổi con quỷ thoát ra khỏi cơ thể của cậu bé này.
● Vào năm 2001, khi chơi cầu cơ cùng với con gái và cháu ngoại, bà Carol Sue Elvaker đã bị 1 linh hồn nhập vào và thuyết phục phải giết chết người con rể của mình. Bà còn cố gắng giết chết đứa cháu ngoại 10 tuổi của mình bởi cho rằng cô bé này chính là quỷ dữ.
● Vào cuối năm 2014, sau khi sử dụng trò chơi cầu cơ để liên lạc cho chú chó đã mất, 2 mẹ con bà Margaret Carroll được người dân đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch bởi họ sắp bị thiêu sống trong chính ngôi nhà của mình vì một đám cháy nổ ra mà không rõ nguyên nhân.
Những vụ việc trên có lẽ đã khiến cho nhiều người đã phải khiếp sợ khi chơi cầu cơ. Đồng thời dù khoa học đã chứng minh chơi cầu cơ chỉ do hiệu ứng vô thức của con người nhưng vẫn có rất nhiều người tin rằng đây chính là sự kết nối giữa thế giới tâm linh với con người ở hiện tại.
(Trà Mi sưu tầm & tổng hợp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Tue 06 Dec 2022, 09:19 | |
| Khám phá bảng cầu cơ của phương Tây dưới góc nhìn khoa học
Đông Hà Bảng cầu cơ Ouija từ lâu được coi là một phương tiện phổ biến để giao tiếp với thế giới linh hồn. Bảng cầu cơ ở phương Tây thường là một miếng gỗ lớn với các bảng chữ cái cùng hai từ “Yes” và “No”.
Đi kèm với đó là miếng gỗ nhỏ hình trái tim khoét lỗ để đặt ngón tay vào. Ở Việt Nam, người chơi cầu cơ thường sử dụng một bảng cầu cơ “cây nhà lá vườn” hơn, đó là tấm giấy được viết chữ lên, miếng gỗ trái tim được thay bằng chén nhỏ hoặc đồng xu.
Trong suốt hơn 130 năm kể từ khi xuất hiện, bảng cầu cơ Ouija đã làm nhiều người khiếp sợ vì chúng chứa những bí ẩn dường như nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng gần đây, các nhà tâm lý học đã tìm ra nhiều lý giải khoa học đằng sau bảng cầu cơ.
Một phong trào kỳ bí
Chris French, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Goldsmiths, London, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu trải nghiệm siêu nhiên liên quan đến bảng cầu cơ Ouija. Lần đầu tiên ông sử dụng bảng Ouija là khi còn học đại học.
“Chơi cầu cơ từng là hoạt động giải trí thường xuyên vào mỗi tối thứ Sáu của tôi”, ông nhớ lại. Chris cùng bạn bè đã thiết kế bảng cầu cơ riêng bằng cách viết lên mảnh giấy và dùng ly rượu làm vật dẫn. “Có lẽ không ai thực sự tin rằng mình đang giao tiếp với các linh hồn, nhưng mọi người đều thấy vui”. Chris nhớ lại cảm giác thấy ly rượu như đang tự di chuyển, cảm giác đó rất thật và sống động.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ông phát hiện những gì mình từng trải qua chỉ đơn giản là hiệu ứng Ideomotor (chuyển động vật lý vô thức).
Về cơ bản, hiệu ứng Ideomotor là những chuyển động trong tiềm thức, không chủ đích và không tự nguyện. Hiệu ứng xảy ra do những kỳ vọng hoặc định kiến trước đó của một người. Hãy hình dung thế này, nếu bạn nghĩ đến việc hôn người yêu mình, bạn có xu hướng hơi nghiêng người về phía người đó mà không thực sự nghĩ đến chuyển động này. Đây cũng chính là thế lực ngầm di chuyển bàn cầu cơ, người tham dự mong mỏi vật dẫn sẽ di chuyển, nên họ vô thức dịch chuyển tay.
Hiệu ứng Ideomotor góp phần lý giải nhiều hiện tượng tâm linh khi chơi cầu cơ. Lặp lại những gì đã biết
Bí ẩn về sự chuyển động của miếng gỗ nhỏ đã được giải đáp, vậy còn những thông điệp cụ thể mà nó đưa ra thì sao? Thì ra, tiềm thức cũng có một phần “trách nhiệm” liên quan.
Chris French phát hiện, khi bạn đã có manh mối về ký tự đầu tiên, não của bạn sẽ liên kết với những ký tự tiếp theo để phỏng đoán và cho ra kết quả khả thi, dù bạn không cố tình làm vậy. Cụ thể, nếu hỏi về một cái tên và bạn có dữ kiện là hai chữ cái đầu “P” và “E”, tiếp theo bạn sẽ tự động nghĩ đến tên “PENNY” hoặc “PETER”.
Giáo sư Marc Andersen của Đại học Aarhus, Đan Mạch từng xuất bản một nghiên cứu liên quan đến tính phỏng đoán vô thức. Ông chia người tham gia thí nghiệm thành hai nhóm. Trong nhóm một, Andersen yêu cầu họ đeo kính có gắn camera theo dõi chuyển động mắt.
Khi được yêu cầu đánh vần từ “Baltimore” bằng cách di chuyển miếng gỗ, mắt của họ đã sắp xếp từ này theo một quỹ đạo gọn gàng để đẩy miếng gỗ đến vị trí tương ứng. Người ở nhóm 1 được cho trước một từ và nhiệm vụ của họ chỉ là tìm vị trí của từ đó trên bảng cầu cơ.
Với nhóm 2, người tham gia không được cho trước từ nào và phải sử dụng bảng cầu cơ như bình thường. Andersen nhận thấy, khi chơi một mình, người ở nhóm 2 không giỏi dự đoán chữ cái tiếp theo, nhưng chỉ cần chơi cùng một người khác, cả hai sẽ dự đoán được chữ nhanh hơn và có cùng một chuyển động mắt tương đương nhóm . Như vậy, nếu chơi theo nhóm, khả năng dự đoán sẽ tăng lên. Ảnh hưởng của người chơi cùng có thể khiến ta vô thức tự quyết định hướng đi của vật dẫn. Tuy nhiên, người tham gia đều nói rằng họ thấy mất sự tự chủ, tức là không có cảm giác như mình đang chuyển động miếng gỗ trên bàn cầu cơ. Andersen nhận định, khi bạn có thể dự đoán kết quả của hành động thì bạn mới cảm nhận được sự kiểm soát. Những người chơi một mình không có khả năng dự đoán do thiếu tác động từ người chơi khác, vì vậy họ cảm giác một thế lực bên ngoài đang nắm quyền.
Tâm trí “thây ma”
Một số người chơi khẳng định bảng cầu cơ đã tiết lộ những thông tin mật, những sự kiện mà chính họ cũng không nhớ mình từng trải qua. Nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy trí nhớ tiềm thức đã tác động đến câu trả lời. Hiểu đơn giản, não của bạn đã vô thức gợi lại ký ức, hình ảnh trong quá khứ khi đặt câu hỏi.
Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu mời người tham gia trả lời các câu hỏi “Có” hoặc “Không” trên bảng cầu cơ nhưng phải bịt mắt. Người chơi cùng nhóm sẽ lén bỏ tay ra khỏi miếng gỗ và để họ tự mình trả lời câu hỏi một cách vô thức. Sau đó, họ tháo bịt mắt và trả lời các câu hỏi về bản thân một cách có ý thức. Kết quả, khi bị bịt mắt họ có xu hướng trả lời đúng hơn so với khi tỉnh táo. Có thể khi bị "khóa" một giác quan, khả năng tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn. Ronald Rensink, Phó Giáo sư tâm lý học và khoa học máy tính tại Đại học British Columbia, cũng là người tham gia thí nghiệm năm 2012, nhận định não người có hai hệ thống điều khiển chính, một hệ thống có ý thức và một hệ thống không có ý thức, đôi khi được gọi là tâm trí “thây ma”. Những lúc dùng bảng Ouija, bạn có cảm giác mất kiểm soát, tâm trí tỉnh táo lùi lại, nhường chỗ cho năng lượng tiềm thức. Do đó, bạn tìm lại được những sự kiện mà tưởng như đã chôn vùi trong quên lãng.
Bảng cầu cơ hé lộ sự thật gì về tâm trí con người?
Qua bảng cầu cơ, ta phần nào hiểu về cách bộ não vô thức hoạt động. Thực tế, trong cuộc sống, có rất nhiều thời điểm mà chế độ “thây ma” của chúng ta tự động bật và chiếm ưu thế. Trước khi nghiên cứu về bảng Ouija, Ronald cũng nghiên cứu và phân tích bộ não của người lái xe. Khi lái xe đường dài, có nhiều thời điểm ta rơi vào chế độ “tự động lái” (autopilot), nghĩa là bạn lái xe và vẫn tránh được chướng ngại vật, nhưng tâm trí bạn thì đang lang thang ở nơi khác.
Loạt nghiên cứu về chế độ tự lái đã được thực hiện từ những năm 1990, củng cố nhận định rằng não vẫn hoạt động hiệu quả kể cả khi ta không thực sự làm việc. Chế độ tự lái được điều khiển bởi một mạng lưới có tên là “chế độ mặc định”.
Sự phổ biến của bảng cầu cơ cũng phần nào giải thích về những nỗi sợ của con người và cách chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng, niềm tin vào một điều gì đó, dẫn đến việc bị trục lợi. Ví dụ nhiều kẻ đã lợi dụng hiệu ứng ideomotor để đánh vào tâm lý của người nhà bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ hoặc bại não, họ giới thiệu các phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện khả năng giao tiếp thông qua cử động ngón tay.
Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ cầm tay của người khuyết tật và đặt lên một bàn phím. Khi được đặt câu hỏi, người khuyết tật sẽ gõ câu trả lời trên bàn phím, thông qua sự trợ giúp của “người chữa bệnh”. Thực tế, chính “người chữa bệnh” mạo danh này mới là người đang viết câu trả lời.
Nguồn: Discovermagazine, CBSD, Newscientist
Đông Hà (Phụ nữ Việt Nam) |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10657 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Wed 07 Dec 2022, 07:45 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Thu 08 Dec 2022, 07:55 | |
| |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4914 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Thu 08 Dec 2022, 09:11 | |
| |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Thu 08 Dec 2022, 09:40 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Khám phá bảng cầu cơ của phương Tây dưới góc nhìn khoa học
Đông Hà
Bảng cầu cơ Ouija từ lâu được coi là một phương tiện phổ biến để giao tiếp với thế giới linh hồn. Bảng cầu cơ ở phương Tây thường là một miếng gỗ lớn với các bảng chữ cái cùng hai từ “Yes” và “No”.
Đi kèm với đó là miếng gỗ nhỏ hình trái tim khoét lỗ để đặt ngón tay vào. Ở Việt Nam, người chơi cầu cơ thường sử dụng một bảng cầu cơ “cây nhà lá vườn” hơn, đó là tấm giấy được viết chữ lên, miếng gỗ trái tim được thay bằng chén nhỏ hoặc đồng xu.
Trong suốt hơn 130 năm kể từ khi xuất hiện, bảng cầu cơ Ouija đã làm nhiều người khiếp sợ vì chúng chứa những bí ẩn dường như nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng gần đây, các nhà tâm lý học đã tìm ra nhiều lý giải khoa học đằng sau bảng cầu cơ.
Một phong trào kỳ bí
Chris French, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Goldsmiths, London, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu trải nghiệm siêu nhiên liên quan đến bảng cầu cơ Ouija. Lần đầu tiên ông sử dụng bảng Ouija là khi còn học đại học.
“Chơi cầu cơ từng là hoạt động giải trí thường xuyên vào mỗi tối thứ Sáu của tôi”, ông nhớ lại. Chris cùng bạn bè đã thiết kế bảng cầu cơ riêng bằng cách viết lên mảnh giấy và dùng ly rượu làm vật dẫn. “Có lẽ không ai thực sự tin rằng mình đang giao tiếp với các linh hồn, nhưng mọi người đều thấy vui”. Chris nhớ lại cảm giác thấy ly rượu như đang tự di chuyển, cảm giác đó rất thật và sống động.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ông phát hiện những gì mình từng trải qua chỉ đơn giản là hiệu ứng Ideomotor (chuyển động vật lý vô thức).
Về cơ bản, hiệu ứng Ideomotor là những chuyển động trong tiềm thức, không chủ đích và không tự nguyện. Hiệu ứng xảy ra do những kỳ vọng hoặc định kiến trước đó của một người. Hãy hình dung thế này, nếu bạn nghĩ đến việc hôn người yêu mình, bạn có xu hướng hơi nghiêng người về phía người đó mà không thực sự nghĩ đến chuyển động này. Đây cũng chính là thế lực ngầm di chuyển bàn cầu cơ, người tham dự mong mỏi vật dẫn sẽ di chuyển, nên họ vô thức dịch chuyển tay.
Hiệu ứng Ideomotor góp phần lý giải nhiều hiện tượng tâm linh khi chơi cầu cơ.
Lặp lại những gì đã biết
Bí ẩn về sự chuyển động của miếng gỗ nhỏ đã được giải đáp, vậy còn những thông điệp cụ thể mà nó đưa ra thì sao? Thì ra, tiềm thức cũng có một phần “trách nhiệm” liên quan.
Chris French phát hiện, khi bạn đã có manh mối về ký tự đầu tiên, não của bạn sẽ liên kết với những ký tự tiếp theo để phỏng đoán và cho ra kết quả khả thi, dù bạn không cố tình làm vậy. Cụ thể, nếu hỏi về một cái tên và bạn có dữ kiện là hai chữ cái đầu “P” và “E”, tiếp theo bạn sẽ tự động nghĩ đến tên “PENNY” hoặc “PETER”.
Giáo sư Marc Andersen của Đại học Aarhus, Đan Mạch từng xuất bản một nghiên cứu liên quan đến tính phỏng đoán vô thức. Ông chia người tham gia thí nghiệm thành hai nhóm. Trong nhóm một, Andersen yêu cầu họ đeo kính có gắn camera theo dõi chuyển động mắt.
Khi được yêu cầu đánh vần từ “Baltimore” bằng cách di chuyển miếng gỗ, mắt của họ đã sắp xếp từ này theo một quỹ đạo gọn gàng để đẩy miếng gỗ đến vị trí tương ứng. Người ở nhóm 1 được cho trước một từ và nhiệm vụ của họ chỉ là tìm vị trí của từ đó trên bảng cầu cơ.
Với nhóm 2, người tham gia không được cho trước từ nào và phải sử dụng bảng cầu cơ như bình thường. Andersen nhận thấy, khi chơi một mình, người ở nhóm 2 không giỏi dự đoán chữ cái tiếp theo, nhưng chỉ cần chơi cùng một người khác, cả hai sẽ dự đoán được chữ nhanh hơn và có cùng một chuyển động mắt tương đương nhóm . Như vậy, nếu chơi theo nhóm, khả năng dự đoán sẽ tăng lên.
Ảnh hưởng của người chơi cùng có thể khiến ta vô thức tự quyết định hướng đi của vật dẫn.
Tuy nhiên, người tham gia đều nói rằng họ thấy mất sự tự chủ, tức là không có cảm giác như mình đang chuyển động miếng gỗ trên bàn cầu cơ. Andersen nhận định, khi bạn có thể dự đoán kết quả của hành động thì bạn mới cảm nhận được sự kiểm soát. Những người chơi một mình không có khả năng dự đoán do thiếu tác động từ người chơi khác, vì vậy họ cảm giác một thế lực bên ngoài đang nắm quyền.
Tâm trí “thây ma”
Một số người chơi khẳng định bảng cầu cơ đã tiết lộ những thông tin mật, những sự kiện mà chính họ cũng không nhớ mình từng trải qua. Nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy trí nhớ tiềm thức đã tác động đến câu trả lời. Hiểu đơn giản, não của bạn đã vô thức gợi lại ký ức, hình ảnh trong quá khứ khi đặt câu hỏi.
Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu mời người tham gia trả lời các câu hỏi “Có” hoặc “Không” trên bảng cầu cơ nhưng phải bịt mắt. Người chơi cùng nhóm sẽ lén bỏ tay ra khỏi miếng gỗ và để họ tự mình trả lời câu hỏi một cách vô thức. Sau đó, họ tháo bịt mắt và trả lời các câu hỏi về bản thân một cách có ý thức. Kết quả, khi bị bịt mắt họ có xu hướng trả lời đúng hơn so với khi tỉnh táo.
Có thể khi bị "khóa" một giác quan, khả năng tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn.
Ronald Rensink, Phó Giáo sư tâm lý học và khoa học máy tính tại Đại học British Columbia, cũng là người tham gia thí nghiệm năm 2012, nhận định não người có hai hệ thống điều khiển chính, một hệ thống có ý thức và một hệ thống không có ý thức, đôi khi được gọi là tâm trí “thây ma”. Những lúc dùng bảng Ouija, bạn có cảm giác mất kiểm soát, tâm trí tỉnh táo lùi lại, nhường chỗ cho năng lượng tiềm thức. Do đó, bạn tìm lại được những sự kiện mà tưởng như đã chôn vùi trong quên lãng.
Bảng cầu cơ hé lộ sự thật gì về tâm trí con người?
Qua bảng cầu cơ, ta phần nào hiểu về cách bộ não vô thức hoạt động. Thực tế, trong cuộc sống, có rất nhiều thời điểm mà chế độ “thây ma” của chúng ta tự động bật và chiếm ưu thế. Trước khi nghiên cứu về bảng Ouija, Ronald cũng nghiên cứu và phân tích bộ não của người lái xe. Khi lái xe đường dài, có nhiều thời điểm ta rơi vào chế độ “tự động lái” (autopilot), nghĩa là bạn lái xe và vẫn tránh được chướng ngại vật, nhưng tâm trí bạn thì đang lang thang ở nơi khác.
Loạt nghiên cứu về chế độ tự lái đã được thực hiện từ những năm 1990, củng cố nhận định rằng não vẫn hoạt động hiệu quả kể cả khi ta không thực sự làm việc. Chế độ tự lái được điều khiển bởi một mạng lưới có tên là “chế độ mặc định”.
Sự phổ biến của bảng cầu cơ cũng phần nào giải thích về những nỗi sợ của con người và cách chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng, niềm tin vào một điều gì đó, dẫn đến việc bị trục lợi. Ví dụ nhiều kẻ đã lợi dụng hiệu ứng ideomotor để đánh vào tâm lý của người nhà bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ hoặc bại não, họ giới thiệu các phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện khả năng giao tiếp thông qua cử động ngón tay.
Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ cầm tay của người khuyết tật và đặt lên một bàn phím. Khi được đặt câu hỏi, người khuyết tật sẽ gõ câu trả lời trên bàn phím, thông qua sự trợ giúp của “người chữa bệnh”. Thực tế, chính “người chữa bệnh” mạo danh này mới là người đang viết câu trả lời.
Nguồn: Discovermagazine, CBSD, Newscientist
Đông Hà (Phụ nữ Việt Nam) Lúc trước mấy chị của T và bạn chơi cầu cơ, hổng biết "giao lưu" chiện gì mà thấy mấy chị xanh lè, rồi quỳ gối, hỏi thì nói 'cô" gì đó bắt quỳ, có lúc cơ đi chậm, có lúc cơ chạy như bay, thấy ghê luôn á tỷ. T thì hổng phải tin hay không tin nhưng âm dương cách biệt rồi, "hai bên" hổng hiểu nhau đâu, "giao tiếp" kém hiệu quả |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ Fri 09 Dec 2022, 08:47 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Khám phá bảng cầu cơ của phương Tây dưới góc nhìn khoa học
Đông Hà
Bảng cầu cơ Ouija từ lâu được coi là một phương tiện phổ biến để giao tiếp với thế giới linh hồn. Bảng cầu cơ ở phương Tây thường là một miếng gỗ lớn với các bảng chữ cái cùng hai từ “Yes” và “No”.
Đi kèm với đó là miếng gỗ nhỏ hình trái tim khoét lỗ để đặt ngón tay vào. Ở Việt Nam, người chơi cầu cơ thường sử dụng một bảng cầu cơ “cây nhà lá vườn” hơn, đó là tấm giấy được viết chữ lên, miếng gỗ trái tim được thay bằng chén nhỏ hoặc đồng xu.
Trong suốt hơn 130 năm kể từ khi xuất hiện, bảng cầu cơ Ouija đã làm nhiều người khiếp sợ vì chúng chứa những bí ẩn dường như nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng gần đây, các nhà tâm lý học đã tìm ra nhiều lý giải khoa học đằng sau bảng cầu cơ.
Một phong trào kỳ bí
Chris French, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Goldsmiths, London, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu trải nghiệm siêu nhiên liên quan đến bảng cầu cơ Ouija. Lần đầu tiên ông sử dụng bảng Ouija là khi còn học đại học.
“Chơi cầu cơ từng là hoạt động giải trí thường xuyên vào mỗi tối thứ Sáu của tôi”, ông nhớ lại. Chris cùng bạn bè đã thiết kế bảng cầu cơ riêng bằng cách viết lên mảnh giấy và dùng ly rượu làm vật dẫn. “Có lẽ không ai thực sự tin rằng mình đang giao tiếp với các linh hồn, nhưng mọi người đều thấy vui”. Chris nhớ lại cảm giác thấy ly rượu như đang tự di chuyển, cảm giác đó rất thật và sống động.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ông phát hiện những gì mình từng trải qua chỉ đơn giản là hiệu ứng Ideomotor (chuyển động vật lý vô thức).
Về cơ bản, hiệu ứng Ideomotor là những chuyển động trong tiềm thức, không chủ đích và không tự nguyện. Hiệu ứng xảy ra do những kỳ vọng hoặc định kiến trước đó của một người. Hãy hình dung thế này, nếu bạn nghĩ đến việc hôn người yêu mình, bạn có xu hướng hơi nghiêng người về phía người đó mà không thực sự nghĩ đến chuyển động này. Đây cũng chính là thế lực ngầm di chuyển bàn cầu cơ, người tham dự mong mỏi vật dẫn sẽ di chuyển, nên họ vô thức dịch chuyển tay.
Hiệu ứng Ideomotor góp phần lý giải nhiều hiện tượng tâm linh khi chơi cầu cơ.
Lặp lại những gì đã biết
Bí ẩn về sự chuyển động của miếng gỗ nhỏ đã được giải đáp, vậy còn những thông điệp cụ thể mà nó đưa ra thì sao? Thì ra, tiềm thức cũng có một phần “trách nhiệm” liên quan.
Chris French phát hiện, khi bạn đã có manh mối về ký tự đầu tiên, não của bạn sẽ liên kết với những ký tự tiếp theo để phỏng đoán và cho ra kết quả khả thi, dù bạn không cố tình làm vậy. Cụ thể, nếu hỏi về một cái tên và bạn có dữ kiện là hai chữ cái đầu “P” và “E”, tiếp theo bạn sẽ tự động nghĩ đến tên “PENNY” hoặc “PETER”.
Giáo sư Marc Andersen của Đại học Aarhus, Đan Mạch từng xuất bản một nghiên cứu liên quan đến tính phỏng đoán vô thức. Ông chia người tham gia thí nghiệm thành hai nhóm. Trong nhóm một, Andersen yêu cầu họ đeo kính có gắn camera theo dõi chuyển động mắt.
Khi được yêu cầu đánh vần từ “Baltimore” bằng cách di chuyển miếng gỗ, mắt của họ đã sắp xếp từ này theo một quỹ đạo gọn gàng để đẩy miếng gỗ đến vị trí tương ứng. Người ở nhóm 1 được cho trước một từ và nhiệm vụ của họ chỉ là tìm vị trí của từ đó trên bảng cầu cơ.
Với nhóm 2, người tham gia không được cho trước từ nào và phải sử dụng bảng cầu cơ như bình thường. Andersen nhận thấy, khi chơi một mình, người ở nhóm 2 không giỏi dự đoán chữ cái tiếp theo, nhưng chỉ cần chơi cùng một người khác, cả hai sẽ dự đoán được chữ nhanh hơn và có cùng một chuyển động mắt tương đương nhóm . Như vậy, nếu chơi theo nhóm, khả năng dự đoán sẽ tăng lên.
Ảnh hưởng của người chơi cùng có thể khiến ta vô thức tự quyết định hướng đi của vật dẫn.
Tuy nhiên, người tham gia đều nói rằng họ thấy mất sự tự chủ, tức là không có cảm giác như mình đang chuyển động miếng gỗ trên bàn cầu cơ. Andersen nhận định, khi bạn có thể dự đoán kết quả của hành động thì bạn mới cảm nhận được sự kiểm soát. Những người chơi một mình không có khả năng dự đoán do thiếu tác động từ người chơi khác, vì vậy họ cảm giác một thế lực bên ngoài đang nắm quyền.
Tâm trí “thây ma”
Một số người chơi khẳng định bảng cầu cơ đã tiết lộ những thông tin mật, những sự kiện mà chính họ cũng không nhớ mình từng trải qua. Nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy trí nhớ tiềm thức đã tác động đến câu trả lời. Hiểu đơn giản, não của bạn đã vô thức gợi lại ký ức, hình ảnh trong quá khứ khi đặt câu hỏi.
Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu mời người tham gia trả lời các câu hỏi “Có” hoặc “Không” trên bảng cầu cơ nhưng phải bịt mắt. Người chơi cùng nhóm sẽ lén bỏ tay ra khỏi miếng gỗ và để họ tự mình trả lời câu hỏi một cách vô thức. Sau đó, họ tháo bịt mắt và trả lời các câu hỏi về bản thân một cách có ý thức. Kết quả, khi bị bịt mắt họ có xu hướng trả lời đúng hơn so với khi tỉnh táo.
Có thể khi bị "khóa" một giác quan, khả năng tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn.
Ronald Rensink, Phó Giáo sư tâm lý học và khoa học máy tính tại Đại học British Columbia, cũng là người tham gia thí nghiệm năm 2012, nhận định não người có hai hệ thống điều khiển chính, một hệ thống có ý thức và một hệ thống không có ý thức, đôi khi được gọi là tâm trí “thây ma”. Những lúc dùng bảng Ouija, bạn có cảm giác mất kiểm soát, tâm trí tỉnh táo lùi lại, nhường chỗ cho năng lượng tiềm thức. Do đó, bạn tìm lại được những sự kiện mà tưởng như đã chôn vùi trong quên lãng.
Bảng cầu cơ hé lộ sự thật gì về tâm trí con người?
Qua bảng cầu cơ, ta phần nào hiểu về cách bộ não vô thức hoạt động. Thực tế, trong cuộc sống, có rất nhiều thời điểm mà chế độ “thây ma” của chúng ta tự động bật và chiếm ưu thế. Trước khi nghiên cứu về bảng Ouija, Ronald cũng nghiên cứu và phân tích bộ não của người lái xe. Khi lái xe đường dài, có nhiều thời điểm ta rơi vào chế độ “tự động lái” (autopilot), nghĩa là bạn lái xe và vẫn tránh được chướng ngại vật, nhưng tâm trí bạn thì đang lang thang ở nơi khác.
Loạt nghiên cứu về chế độ tự lái đã được thực hiện từ những năm 1990, củng cố nhận định rằng não vẫn hoạt động hiệu quả kể cả khi ta không thực sự làm việc. Chế độ tự lái được điều khiển bởi một mạng lưới có tên là “chế độ mặc định”.
Sự phổ biến của bảng cầu cơ cũng phần nào giải thích về những nỗi sợ của con người và cách chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng, niềm tin vào một điều gì đó, dẫn đến việc bị trục lợi. Ví dụ nhiều kẻ đã lợi dụng hiệu ứng ideomotor để đánh vào tâm lý của người nhà bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ hoặc bại não, họ giới thiệu các phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện khả năng giao tiếp thông qua cử động ngón tay.
Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ cầm tay của người khuyết tật và đặt lên một bàn phím. Khi được đặt câu hỏi, người khuyết tật sẽ gõ câu trả lời trên bàn phím, thông qua sự trợ giúp của “người chữa bệnh”. Thực tế, chính “người chữa bệnh” mạo danh này mới là người đang viết câu trả lời.
Nguồn: Discovermagazine, CBSD, Newscientist
Đông Hà (Phụ nữ Việt Nam) Lúc trước mấy chị của T và bạn chơi cầu cơ, hổng biết "giao lưu" chiện gì mà thấy mấy chị xanh lè, rồi quỳ gối, hỏi thì nói 'cô" gì đó bắt quỳ, có lúc cơ đi chậm, có lúc cơ chạy như bay, thấy ghê luôn á tỷ. T thì hổng phải tin hay không tin nhưng âm dương cách biệt rồi, "hai bên" hổng hiểu nhau đâu, "giao tiếp" kém hiệu quả nghe rùng rợn hơn là phải dùng ván hòm đã chôn người chết đẽo thành con cơ thì nó mới linh ứng, họ nhỏ thêm vài giọt nến để cơ chạy cho trơn nữa! ngoài ra cầu cơ phải nghiêm trang, cười một tiếng là cơ hổng nhập |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 13 câu chuyện về bàn cầu cơ ma quái sẽ khiến bạn ớn lạnh Wed 14 Dec 2022, 12:37 | |
| 13 câu chuyện về bàn cơ ma quái sẽ khiến bạn ớn lạnh
Taylor Markarian
Bạn hãy chuẩn bị hoảng sợ vì những câu chuyện thật.
(Hình ảnh từ Getty Images)
Đừng nói rằng chúng tôi đã không cảnh báo bạn!
Bất kỳ người nào tin vào ma và hiện tượng siêu nhiên sẽ cho bạn biết quy tắc vàng của họ: Không chơi với bàn cơ. Họ nói, mở bàn cơ giống như mở một cánh cổng sang thế giới bên kia. Chắc chắn là nó có thể kết nối bạn với ông bà đã khuất, nhưng nhiều khi nó sẽ mời một linh hồn không mong muốn vào ngay trong bạn. Và một khi kết nối đó được mở, nó có thể rất khó đóng lại, cho dù bạn có muốn con trỏ đó dừng ở nơi “tạm biệt” đến mức nào.
Dù sao đó cũng là một lý thuyết. Cách giải thích khoa học hơn về cách thức hoạt động thực sự của bàn cơ và những câu chuyện rùng rợn về việc cầu cơ từ đó sinh ra là một khái niệm tâm lý gọi là hiệu ứng ý thức động. Đây là một hiện tượng đã được nghiên cứu trong đó cơ thể bạn được cho là di chuyển theo ý muốn tiềm thức của bạn. Vì vậy, vâng, trong khi chị gái của bạn có thể cố tình gây rối với bạn, thì cũng có thể là cô ấy thực sự đang điều khiển con cơ hình giọt lệ mà không hề nhận ra.
Cho dù bạn theo khái niệm nào thì mọi người đều yêu thích những câu chuyện kỳ lạ về việc cầu cơ khi đến dịp lễ Halloween hoặc một bữa tiệc dỗ giấc ngủ ngon kiểu xưa. Đó là lý do tại sao Reader's Digest yêu cầu mọi người từ khắp nơi trên đất nước chia sẻ trải nghiệm bí ẩn của riêng họ với trò chơi cơ ma quái này. Hãy tự đánh giá xem chúng là trò đùa trẻ con hay trò đồng bóng nham hiểm. Sau đó, hãy xem những câu chuyện Halloween đáng sợ đã thực sự xảy ra này.
Bùa chú
Một ngày Justin đã chơi cầu cơ với một số bạn của mình. Họ đặt câu hỏi, nhưng thay vì tấm ván di chuyển đến một số chữ cái nhất định, nó bắt đầu di chuyển theo một kiểu kỳ lạ. “Nó đi đến cả bốn góc của bảng và tạo thành dấu X,” cư dân 32 tuổi ở New Jersey nói với Reader's Digest. Sau đó, nó chỉ đi trong vòng tròn. Lần tiếp theo anh ấy sử dụng bảng cầu cơ với một người bạn khác ở nhà anh ấy. Một lần nữa, tấm ván di chuyển theo cùng một kiểu kỳ lạ. “Tôi cảm thấy như đó là một loại bùa mê nào đó,” anh ấy tiếp tục. Tối hôm đó, khi anh đang ngủ, anh cảm thấy một bàn tay mạnh mẽ nắm lấy cánh tay anh và đánh thức anh dậy. Mọi người khác trong nhà đều đã ngủ say. Muốn tìm kiếm một bước khàm phá vào thế giới siêu nhiên ít quái đản hơn? Hãy coi thử những bộ phim phù thủy, chúng sẽ mê hoặc bạn.
Trục trặc ma quái
Một đêm Abby ở trong phòng của mình sau khi chơi cầu cơ vào đầu ngày hôm đó. Khi cô ấy chuẩn bị đi ngủ, màn hình máy tính của cô ấy chuyển từ màu đen sang màu xanh—nó tự bật lên. Cô tắt máy tính. Một lần nữa, máy tính tự kích hoạt trở lại. Lo lắng, Abby rút hẳn phích cắm của máy tính—và sau đó máy tính không được cấp nguồn khởi động lại. Cô ấy đã chôn tấm bàn cơ ở sân sau cùng đêm hôm đó. Nếu bạn không đặc biệt muốn có một câu chuyện về việc cầu cơ của riêng mình, thì những trò chơi tiệc Halloween này sẽ đưa bạn đến với tinh thần ma quái… mà không có những con ma thực.
Chơi một mình
Hầu hết mọi người chơi cầu cơ theo nhóm hoặc ít nhất là với một người khác. Nhưng Ossiana muốn tự mình thử sử dụng nó. Cô ấy đặt tay lên con trỏ và đặt câu hỏi, nhưng không có gì xảy ra. Cô ấy bỏ tay ra khỏi con trỏ và chuẩn bị cất trò chơi đi thì tấm ván bắt đầu tự di chuyển. Người phụ nữ 30 tuổi đến từ New Jersey nói: “Tôi sẽ không bao giờ thử làm điều đó nữa”. Để biết thêm thông tin huyền bí, hãy tìm hiểu lý do tại sao ma doạ nhát người ta.
Vòng mở
Khi Vince, hiện 30 tuổi, còn là một đứa trẻ, một trong những người bạn của anh đã rủ anh chơi trò cầu cơ dưới tầng hầm. Cậu bé Vince không mong đợi bất cứ điều gì khác thường xảy ra, vì vậy cậu ấy đã làm theo nó. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu chơi, ánh đèn bắt đầu nhấp nháy, không khí xung quanh họ trở nên lạnh lẽo và một linh hồn bắt đầu giao tiếp với họ thông qua bàn cơ. Linh hồn đánh vần một cái tên tiếng Nga và tuyên bố rằng anh ta đã bị sát hại.
Vince nói: “Chúng tôi đã nghỉ giải lao để làm một ít bánh pizza, nhưng chúng tôi đã quên kết thúc khi làm xong.” (Nếu bạn chưa quen với những câu chuyện trên bàn cơ, thì đó là một điều cực kỳ không nên!) “Sau khi quay trở lại tầng hầm, năng lượng nặng hơn rất nhiều, sách và mọi thứ nằm ngổn ngang trên sàn.” Chưa hết, tấm bảng vẫn nằm yên một cách hoàn hảo ở chính giữa căn phòng, đúng như cách họ đã để nó. “Khi nhìn vào một chiếc gương gần đó, con mắt của bàn cơ đang di chuyển không thường xuyên trong hình ảnh phản chiếu của nó.”
Tiệc tân gia ma ám
Paige, hiện 24 tuổi, nói với Reader's Digest: “Lần đầu tiên tôi sử dụng bàn cơ, lúc khoảng sáu hoặc bảy tuổi, tôi ở cùng với mẹ và chị gái lúc đó khoảng 15 tuổi.” Gia đình họ vừa chuyển đến một ngôi nhà mới, rộng hơn và cũ hơn nhiều so với ngôi nhà ở trước đây. Đêm đó, Paige, mẹ cô và chị gái cô đang ăn pizza trên sàn phòng khách vì họ chưa sắp xếp hết đồ đạc, và họ đốt lửa để giảm bớt cái lạnh của không khí mùa thu. Sau bữa tối, chị gái cô thúc ép mẹ cô cho phép họ chơi với bàn cơ cũ của họ.
“Khi chúng tôi đang sử dụng nó,” Paige kể lại, “một chiếc hộp trong phòng khách có một số cuốn sách bên trong đã bay khắp phòng theo đúng nghĩa đen của nó.” Ngay sau đó, ngọn lửa vụt tắt một cách khó hiểu, và mẹ của họ quá run sợ nên đã đưa các cô gái đến nhà bà ngoại của họ để qua đêm. Nếu câu chuyện này không thuyết phục được bạn bỏ bàn cơ và thay vào đó chọn một trong những bộ phim Halloween dành cho trẻ em này, chúng tôi không biết cái gì có thể làm được!
Trại hè khiếp sợ
Những câu chuyện về cầu cơ không nhất thiết phải liên quan đến món đồ chơi được đóng gói chuyên nghiệp. Lúc nhỏ, một năm kia khi tham gia trại hè Liam và một số cậu bé khác vẽ bàn cơ của riêng mình trên một tờ giấy lớn. Anh ấy nói: “Ngay khi chúng tôi bắt đầu sử dụng nó, chúng tôi nghe thấy tiếng gõ từ bên trong một trong các ngăn tủ”. Thật kinh khủng!
Lưu ý ngoài lề: Như bất kỳ người hâm mộ phim kinh dị nào cũng biết, đừng bao giờ kiểm tra những loại tiếng động đáng ngờ đó! Nếu bạn cần xem lại điều đó, hãy xem một vài bộ phim Halloween này trên Hulu.
Mất điện
Có những lúc trong đời chúng ta đặt câu hỏi liệu điều gì đó có thực sự là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay thực tế là nó có ý nghĩa hơn nhiều. Khi Bekki sử dụng bàn cầu cơ trong học kỳ đầu tiên ở trường đại học, cô đã có một trong những trải nghiệm đó. “Vài phút sau, chúng tôi bị mất điện,” cô nói. “Một chiếc xe đâm vào một cột điện trên đường phố của chúng tôi.” Cô ấy nói rằng ít nhất thời điểm thật kỳ lạ.
Người đã khuất
Owen bắt đầu chơi với bàn cơ khi còn là một đứa trẻ, và kể từ đó anh ấy tiếp tục trải nghiệm những hiện tượng huyền bí. Người đàn ông 24 tuổi gốc Ohio nói: “Ông nội của tôi đã mất trước khi tôi được sinh ra. “Ông ấy và bố tôi đã xa cách nhau, vì vậy bố tôi không bao giờ nói về ông ấy hoặc có những bức ảnh của ông ấy xung quanh.” Một ngày nọ, Owen bắt đầu gặp và nói chuyện với một người mà anh ấy gọi là Michael. Anh ấy không hề hay biết, Michael là tên của ông nội anh ấy. “Cuối cùng, [bố mẹ tôi] bảo tôi ngồi xuống, cho tôi xem ảnh một người đàn ông mà tôi chưa từng thấy và hỏi tôi có biết đó là ai không. Tôi nói với họ đó là Michael và ông ấy đã ở đó với chúng tôi ngay lúc đó.” Tìm kiếm một nơi gặp gỡ gần gũi của riêng bạn mà không có bàn cơ? Đây là những chỗ bị ám ảnh nhất ở Mỹ, theo các chuyên gia huyền bí.
Ném lửa
Khi Anna học trung học, cô ấy đã ngủ lại với một nhóm bạn của mình. Một trong số họ, Briana, muốn sử dụng bàn cơ để liên lạc với ông của cô, người vừa qua đời. Những người bạn dựng bàn, tắt đèn và thắp nến. Họ kêu gọi linh hồn của ông, nhưng khi họ làm vậy, ngọn nến bất ngờ ném thẳng vào Anna. Cô cảm thấy đó có lẽ không phải là linh hồn mà họ đã gọi.
Vụ nổ từ quá khứ
“Tôi nhìn thấy một hồn ma toàn thân,” Glenn, 29 tuổi đến từ Pennsylvania, nói về trải nghiệm của anh ấy với bàn cầu cơ. Hình bóng mà anh nhìn thấy là một cô gái trẻ, mặc trang phục trông giống như thường dân từ thời cổ đại. Anh ta kể câu chuyện cho những người hàng xóm của mình, những người tình cờ là những nhà sử học, và họ nói với anh ta rằng một cô bé giống như người mà anh ta mô tả đã từng sống trong nhà anh ta. “cuối cùng người hiện ra là một bé gái 10 tuổi tên là Annalize, người đã chết vì bệnh lao vào khoảng cuối những năm 1800.” Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, hãy xem những huyền thoại đô thị ma quái nhất từ mỗi tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Phản ứng chậm
Vào một buổi tối khi còn học trung học, Sherry quyết định sử dụng bàn cơ với bạn bè của mình. Dường như không có gì xảy ra, vì vậy tất cả họ chỉ bỏ cuộc. Những gì họ sẽ phát hiện ra sau đó là bảng Ouija thực sự hoạt động. “Những điều kỳ lạ đã xảy ra trong nhà kể từ đêm hôm đó, và cho đến ngày nay, nó vẫn chưa dừng lại,” cư dân Iowa 29 tuổi cho biết. “Chúng tôi đã có những chiếc cốc tự di chuyển qua bàn. Tôi nhìn thấy một chiếc thìa trong tách cà phê khuấy mạnh trong cốc mà không có ai ở gần nó. Tiếng bước chân [dẫn từ] trên lầu xuống lối vào phòng khách liên tục.” Các chuyên gia huyền bí nói rằng đây là một số dấu hiệu cổ điển của một ngôi nhà bị ma ám.
Nhà xác ký túc xá
Khi Tommy còn là sinh viên năm nhất đại học, anh ấy và các bạn cùng ký túc xá của mình đã chơi cầu cơ và có một cuộc chạm trán đầy đe dọa với một số linh hồn rất đen tối. “Ký túc xá từng là nhà xác,” anh chàng người New York 25 tuổi nói. Anh nghĩ đó là một bối cảnh hoàn hảo cho một trò đùa với bạn bè, nhưng họ không nhận ra nó có thể trở nên nghiêm trọng đến mức nào. Tấm ván bắt đầu di chuyển trên bàn cờ, và linh hồn (hoặc các linh hồn) thông báo với họ rằng 83 con quỷ sẽ đến với họ. “Điều tiếp theo mà bạn biết, ký túc xá bị ma ám, và các cô gái không thể ngủ được vì mọi thứ cứ bật tắt và làm họ rối tung lên. Vì vậy, họ đã có một linh mục đến để ban phước cho căn phòng. Sau đó thì tốt.” Anh ấy nói thêm, "Đó là lý do tại sao tôi không chơi với bàn cầu cơ nữa."
Những chiếc đầu lăn
Randy đã học được bàn cơ là cái gì một cách khó khăn khi hai thành viên trong gia đình anh ấy giới thiệu anh ấy một chiếc khi họ còn nhỏ. Cư dân Michigan, 36 tuổi, nói: “Anh trai và em họ của tôi lớn tuổi hơn chúng tôi. “Lần này, họ đã về nhà với một bàn cơ. Chúng tôi đồng ý chơi, và tắt đèn và thắp một ngọn nến.” Randy ngồi xuống với con búp bê yêu thích của mình, Kelly, ở bên cạnh, hồi hộp chờ đợi trong bóng tối. “Chúng tôi bắt đầu chơi và đặt câu hỏi,” anh ấy nói, “và trước khi chúng tôi nhận ra điều đó, tấm ván đã bắt đầu di chuyển theo một hướng xác định.”
Nó di chuyển trên bàn cờ, lê lết đến chữ K. Sau đó, nó di chuyển đến chữ E và L. Nó dừng lại một lúc, rồi nhanh chóng quay lại vòng quanh chữ L khác, trước khi cuối cùng đáp xuống Y. “Điều tiếp theo chúng tôi biết, có một tiếng nổ lớn vào bộ tản nhiệt và mọi người bắt đầu la hét,” Randy kể lại. “Chúng tôi bật đèn lên, và cạnh bộ tản nhiệt là cái đầu bị cắt rời của con búp bê yêu thích của tôi.” Hoảng hồn chưa? Chúng tôi… đó là lý do tại sao chúng tôi chuyển sang trò khác và đọc những câu chuyện Halloween vui nhộn này tiếp theo.
Nguồn: Reader's Digest (TM dịch)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 10 tội ác rùng rợn Tue 10 Jan 2023, 09:35 | |
| 10 tội ác rùng rợn liên quan đến bàn cầu cơLauren CahnCầu cơ có xu hướng trở nên phổ biến nhất trong thời điểm không chắc chắn. Hừm. Nhưng trước khi bạn lấy bàn cơ của bạn ra khỏi gác xép và bắt đầu đặt câu hỏi, bạn có thể muốn đọc điều này.
Lịch sử đen tối của bàn cầu cơ
Rất có thể bạn đã bắt gặp một bàn cầu cơ khi còn bé, nhưng có lẽ đã lâu rồi bạn mới sử dụng hoặc thậm chí nghĩ về nó. Nói thêm: Bàn cầu cơ bao gồm một bảng được in các chữ cái và số và một tấm ván nhỏ, hình trái tim ("cơ") trượt trơn tru trên bảng – dường như theo ý muốn của chính nó – để chuyển tiếp thông điệp từ “thế giới linh hồn." Cơ chỉ di chuyển khi có sự tương tác của người tham gia (tức là khi người tham gia đặt đầu ngón tay lên nó) và nhà sản xuất, Hasbro, chỉ tiếp thị bàn cơ của mình như một “trò chơi”.
Tuy nhiên, khi bàn cơ lần đầu tiên được bán trên thị trường vào năm 1890, nó được quảng cáo là một phương pháp mà người sống có thể giao tiếp với người chết. Đây là một nỗ lực nhằm tận dụng nỗi ám ảnh của người thời đại Victoria về “thuyết duy linh”, niềm tin rằng có thể giao tiếp với các linh hồn. Bàn cầu cơ luôn có những người tin tưởng. Ví dụ, vào năm 1916, một người phụ nữ tên là Pearl Curran đã trở thành người nổi tiếng chỉ sau một đêm bằng cách viết những bài thơ và câu chuyện mà cô ấy tuyên bố là do linh hồn của một người phụ nữ thế kỷ 17 sai khiến, thông qua bàn cơ của cô ấy.
Bảng cầu cơ cũng luôn có những điều nghi hoặc. Vài năm sau khi Curran tận hưởng thành công rực rỡ của mình, bạn của cô là Emily Hutchings đã xuất bản một cuốn sách mà cô ta tuyên bố là do Mark Twain (người đã chết được mười năm) đọc qua bàn cầu cơ. Tuy nhiên, thừa kế của Twain không có phần nào trong số đó và đã kiện nhà xuất bản, nhà xuất bản đã phản ứng bằng cách ngừng xuất bản và tiêu hủy tất cả các bản sao. Mặc dù các nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ khả năng di chuyển của bảng cầu cơ mà ít nhất là sự can thiệp của tiềm thức, nhưng nhà nghiên cứu lịch sử bảng cầu cơ Robert Murch cho rằng dù là khoa học hay tâm linh, thì bảng cầu cơ vẫn “hoạt động”.
Điều Murch muốn nói là trong 130 năm qua, chúng ta đã hỏi những câu hỏi trên bàn cơ và nó đã trả lời; vấn đề duy nhất là liệu những câu trả lời đó đến từ thế giới linh hồn, từ tiềm thức của chúng ta hay từ sự thao túng có chủ ý. Đối với những người đơn giản, những gì cơ nói có vẻ như là sự thật bất di bất dịch. Điều này cũng đúng với những người mắc bệnh tâm thần hoặc suy giảm nhận thức. Đó chính xác là lý do tại sao bàn cơ đã đóng một vai trò trong một số tội ác rùng rợn trong những năm qua.
Người phụ nữ muốn loại bỏ đối thủ của mình
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1930, Clothilde Marchand được phát hiện đã chết dưới chân cầu thang trong ngôi nhà của bà ở New York, Hoa Kỳ, nơi bà sống cùng người chồng điêu khắc gia và đứa con trai nhỏ. Rõ ràng là cô ấy đã không bị té ngã mà đã bị đánh đến chết. Sự nghi ngờ ban đầu đổ dồn vào người chồng, nhưng nó nhanh chóng chuyển sang một người phụ nữ mà anh ta đã ngoại tình, Lila Jimerson. Hóa ra, Jimerson đã thuê một người quen, Nancy Bowen, để giết Clothilde.
Làm sao Jimerson nói được Bowen làm điều ấy? Jimerson đã lợi dụng một bàn cầu cơ để thuyết phục Bowen rằng Clothilde là một “phù thủy” chịu trách nhiệm về cái chết của người chồng vừa qua đời của Bowen… và Bowen sẽ là người kế tiếp. Theo Murch, Bowen, người thậm chí không biết đọc, chỉ đơn giản nghe theo lời của Jimerson. Cô đã nhận tội ngộ sát sau khi âm mưu bị bại lộ. Jimerson cuối cùng cũng nhận tội ngộ sát.
Người mẹ dùng bàn cầu cơ để giết chồng
Vào ngày 18 tháng 11 năm 1933, Mattie Turley, 15 tuổi và cha cô, Ernest, đang cố gắng bắn một con chồn hôi trong khu đất của họ thì Mattie đã bắn Ernest hai phát vào lưng. Ban đầu, Mattie khai rằng cô ấy đã vô tình bóp cò khi vấp ngã. Tuy nhiên, sau khi cha cô qua đời vì vết thương, Mattie đã thay đổi câu chuyện của mình: Khi đang chơi bàn cầu cơ với mẹ cô, Dorothea, Mattie đã được “thế giới linh hồn” “ra lệnh” giết Ernest để Dorothea có thể kết hôn với một người đàn ông sẽ "Làm cho cô ấy hạnh phúc hơn." Sau khi cơ “lên tiếng”, Dorothea đảm bảo với Mattie rằng cô không thể bị bắt vì tuân theo mệnh lệnh.
Dorothea phủ nhận tất cả, nhưng bồi thẩm đoàn kết luận bà có tội. Ba năm sau, Tòa án Tối cao Arizona đã đảo ngược bản án với lý do tòa sơ thẩm đã khôngi cho phép đưa ra bằng chứng rằng Mattie, người đã trải qua thời thơ ấu trong trại giam thiếu niên và không bao giờ nói chuyện với mẹ mình nữa, đã nói dối.
Bàn cầu cơ với kế hoạch rất cụ thể
Năm 1983, Bunny Dixon, 16 tuổi, nói với bạn trai 25 tuổi của cô, Anthony Hall, và một cặp nam nữ trẻ khác rằng bốn người họ đã được một bàn cầu cơ chỉ thị rời khỏi nhà của họ ở Florida và tham gia một lễ hội hóa trang ở Virginia. – và tìm cách cướp và giết một người lái xe hơi để có tiền tài trợ cho chuyến đi, điều mà họ đã làm. Sau khi gạ gẫm và sát hại anh Đặng Văn Ngọc, 25 tuổi, hai cặp này trở mặt với nhau dẫn đến bị bắt. Cả bốn người đều bị xét xử và kết tội giết người.
Cậu bé tin rằng mình đang hiến tế cho quỷ Satan
Năm 1995, cậu thiếu niên London Michael McCallum đã dụ một cậu bé nhỏ hơn, Michael Earridge, đến nhà của mình để chơi cầu cơ. Khi bảng đánh vầ chữ “GIẾT,” Earridge cố gắng chạy trốn, nhưng MacCallum đã đâm chết em, vì cậu ta tin rằng Satan đã ra lệnh cho cậu làm như vậy. MacCallum cuối cùng đã nhận tội ngộ sát và phải vào trong bệnh viện tâm thần.
Người bà tin vào bàn cơ vạch ra một kế hoạch
Vào năm 2001, Carol Sue Elvaker, 53 tuổi, đang chơi trò chơi cầu cơ với con gái của bà, Tammy, và hai con gái của Tammy thì có một thông điệp “truyền đến” rằng chồng của Tammy, Brian, là kẻ độc ác và cần phải bị giết. Elvaker thức dậy và đâm Brian khi anh ta đang ngủ rồi chỉa dao vào một trong những đứa cháu gái của cô. Khi Brian chảy máu đến chết, Elvaker, Tammy và hai cháu gái dồn lên một chiếc xe hơi, Elvaker tiếp tục chạy ra đường. Vụ đụng xe tiếp theo chỉ gây ra những vết thương nhẹ, nhưng Elvaker sau đó đã cố gắng đẩy một trong những đứa cháu gái của mình vào dòng xe cộ vì bà tin rằng cô bé đã thừa hưởng điều ác của Brian. Elvaker cuối cùng bị xử là mất trí và được đưa vào bệnh viện tâm thần.
Những cậu bé đã hỏi câu hỏi dẫn dắt
Hai cậu bé tuổi thiếu niên, Joshua Tucker và Donald Schalchlin, đang chơi cầu cơ vào năm 2007 và hỏi liệu chúng có nên “trở thành những kẻ giết người hàng loạt” hay không. Khi bàn cơ trả lời có, chúng hỏi nên giết ai trước. Cơ trả lời: “MẸ.” Và đó chính xác là những gì chúng làm, giết chết mẹ của Schalchlin và cả em gái 13 tuổi của nó, Elizabeth. Mặc dù cố gắng chạy trốn, nhưng chúng đã bị bắt và sau đó bị kết tội giết người.
Cậu bé nói: “Bảng cầu cơ đã khiến tôi làm điều đó”
Vào năm 2012, một thiếu niên từ Texas, Mỹ đã đâm vào bụng người bạn lâu năm của mình. Người bạn đã sống sót, mặc dù sau vài ngày rất gay go trong phòng săn sóc đặc biệt. Khi được hỏi tại sao lại làm như vậy, cậu ta nói: “Cơ đã sai tôi làm.” Vào thời điểm đó, phát ngôn viên cảnh sát J.P. Rodriguez cho biết: “Cậu ấy thực sự tin những gì bàn cơ khuyên cậu”. Thiếu niên, không được tiết lộ tên, đã nhận tội điên rồ.
Bàn cơ không ngừng nói
Khi Paul Carroll cố gắng triệu hồi người chết vào năm 2014, anh ta tin rằng một linh hồn ma quỷ đã nhập vào con chó của gia đình. Carroll đã giết con chó và vứt xác xuống cống bên ngoài, tạo ra nghẹt cống. Khi các công nhân được đưa đến để giải quyết vấn đề, họ đã phát hiện ra xác của con chó và cuộc điều tra đã dẫn đến việc Carroll nhận tội. Một tuần sau, bảng cầu cơ rõ ràng đã nói với vợ và con gái riêng của Carroll rằng họ sắp chết. Kết luận rằng đó là số mệnh sắp đặt trước, họ đã cố gắng tự tử bằng cách đốt nhà. Cả hai đều sống sót, nhưng sau đó họ bị bắt và bị kết án về tội đốt phá.
Chỉ thị không liên quan
Đầu năm 2020, Donald Hartung, 63 tuổi, bị kết tội giết mẹ và hai người anh cùng cha khác mẹ của mình vào năm 2015. Như Hartung kể lại, anh ta bị thúc đẩy bởi tiền bạc - muốn đẩy nhanh cái chết của mẹ mình để giành được tài sản thừa kế và ngăn cản những người anh em cùng cha khác mẹ của mình chia sẻ nó. Nhân chứng, một bạn tù trong thời gian Hartung bị giam chờ xét xử, tuyên bố là Hartung nói rằng một bàn cơ đã thuyết phục anh ta phạm tội sát nhân. Tuy nhiên, Hartung đã lên kế hoạch giết người trong vài năm rồi, vì vậy việc bàn cơ có bảo anh ta làm điều đó hay không cũng không liên quan.
Bàn cơ sinh ra một tên sát nhân
Gary Gilmore đã bắn chết hai người đàn ông ở bang Utah, Mỹ vào tháng 7/1976, sau đó tiến hành yêu cầu bị xử tử vì tội ác của mình. Sau này, em trai của Gilmore, Mikal, tiết lộ trong cuốn sách "Phát súng trong tim" của anh ta, rằng mẹ của họ, Bessie, tin rằng bà đã kêu gọi một linh hồn quỷ thông qua bảng cầu cơ khi bà còn bé. Bessie tin rằng linh hồn quỷ dữ đã ám ảnh cả gia đình bà, bao gồm cả những đứa con tương lai của bà. Trong trường hợp của Gary, Bessie chắc chắn rằng con quỷ đã khiến anh ta có một cuộc sống đầy giận dữ và bạo lực. Gilmore bị hành quyết vào năm 1977, và việc nghiên cứu của Mikal trong sách chỉ được tiến hành sau đó, vì vậy không thể xác nhận liệu bản thân Gary có tin rằng một bàn cơ đã quyết định số phận của anh ta hay không.
Nguồn: Reader’s Digest Trà Mi dịch |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cầu cơ | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |