Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?   Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? I_icon13Tue 05 Apr 2022, 12:49


Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Hophu-10


Hoàng Tuấn Công


Phù hợp 符合 là một từ Việt gốc Hán, có nghĩa là hợp với nhau, ăn khớp với nhau. Ví dụ: Cách ăn mặc rất phù hợp; Lời khai không phù hợp với chứng cứ. Người Việt hầu như ai cũng hiểu đúng và dùng đúng. Tuy nhiên, vì sao lại gọi là phù hợp? Và lạ nữa, phù hợp lại liên quan đến… cọp!

Căn nguyên từ đâu mà ra? Là do phù hợp vốn bắt nguồn từ một tín vật liên quan đến hổ, đó là hổ phù 虎符.

Thời xưa, khi các bậc đế vương trao binh quyền cho quan lại, tướng lĩnh ngoài mặt trận hoặc nơi biên ải, thì phải có tín vật 信物 (vật làm tin) đúc hình con hổ, gọi là hổ phù 虎符 (phù tiết, tín vật hình con hổ). Trong đó, phù 符 chỉ chung các tín vật làm bằng chứng. Ban đầu, hổ phù được làm bằng ngọc, sau đổi làm bằng đồng.

Hầu như tất cả từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay đều giảng hổ phù là “phù hiệu, ấn tín của các quan võ thời xưa, có khắc hình đầu con hổ phân làm hai nửa, một nửa lưu tại triều đình, một nửa giao cho tướng cầm quân” (Từ điển Hoàng Phê-Vietlex); “Phù-hiệu hình đầu cọp của quan tướng xưa” (Từ điển Lê Văn Đức)…

Tuy nhiên, hổ phù với chức năng tín vật vốn được chế tác ở dạng tượng tròn, trên lưng hổ có khắc chữ. Hổ phù làm xong được xẻ làm hai nửa, dọc từ phần đầu, chạy theo sống lưng cho tới tận mút đuôi. Bên hữu 右 (phải) của hổ phù được lưu lại triều đình; bên tả 左 (trái) hổ phù trao cho quan lại địa phương hoặc tướng cầm quân. Khi cần điều binh khiển tướng thì tướng lĩnh phải đợi tín vật là nửa hình hổ phù của triều đình đem tới để so sánh, khớp lại với nhau, nếu phù hợp, thì mới được điều binh.

Hổ tượng trưng cho quyền uy, dũng mãnh. Thế nên binh sĩ dũng mãnh được gọ là hổ sĩ 虎士; bề tôi uy vũ gọi là hổ thần 虎臣; tướng lĩnh uy dũng gọi là hổ tướng 虎將… Và hổ phù cũng không ngoài hàm ý chỉ sức mạnh của kẻ nắm binh quyền cao nhất và kẻ được trao binh quyền phía dưới.

Hổ phù rất thịnh hành ở các thời Chiến Quốc, Tần, Hán. Đến Tùy-Đường thì hổ phù bắt đầu được đổi thành ngư phù 魚符 (phù tiết, tín vật hình con cá), bởi ngư  魚 tượng trưng cho sự trao đổi thư tín. Ngư phù (còn gọi là ngư khế 魚契) được làm bằng gỗ hoặc bằng đồng, cũng được cắt dọc làm hai nửa để làm tín vật đôi bên. Sau, ngư phù trở thành tín vật tùy thân của quan trưởng, lại chia ra các loại như kim (vàng), ngân (bạc), đồng (đồng) để phân biệt thân vương với bậc ngũ phẩm, quan viên…

Cũng cần nói thêm là ngày xưa phù, hay phù tiết có khi đơn giản chỉ là cái thẻ tre có viết chữ, rồi bẻ làm hai nửa làm dấu hiệu, tín vật trong lĩnh vực dân sự. Khi khớp lại mà phù hợp thì đôi bên lấy làm tin.

Chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát xem hổ phù có được dùng làm tín vật để điều binh khiển tướng trong quân đội dưới thời phong kiến Việt Nam hay không. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, hổ phù hầu như không được dùng để chỉ tín vật, mà gọi các đồ án trang trí hình đầu quỷ La Hầu, đầu hổ, hay đầu rồng ngậm ngọc…, thêu trên trang phục, điêu khắc, chạm nổi trên đồ tế khí hay đầu hồi của đình chùa miếu mạo nói chung. Với chức năng này thì hổ phù mới đúng là chỉ có phần đầu hổ, mà các cuốn từ điển tiếng Việt đã mô tả.

Như vậy, phù hợp 符合 vốn chỉ hai nửa của cái phù 符 (phù tiết, tín vật) hình hổ (hổ phù 虎符) – một của triều đình, một của tướng lĩnh ngoài mặt trận; hợp 合 lại với nhau một cách trùng khớp, thể hiện sự không có giả mạo trong điều binh khiển tướng. Về sau, tất cả những gì hợp với nhau, ăn khớp với nhau đều gọi là phù hợp. Đó là lý do cho thấy giữa “phù hợp” với “hổ” thoạt nghe tưởng chừng chẳng hề liên quan và thậm chí “khoảng cách” giữa chúng xa xôi diệu vợi không thần tiễn nào bắn tới lại gần gũi nhau xét về từ nguyên đến vậy.

(Nguồn: SÀI GÒN NHỎ)
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?   Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? I_icon13Wed 06 Apr 2022, 00:07

Mytutru cảm ơn Tỷ Trà My bài viết này hay quá, Mytt biết thêm ý nghĩa về Hổ, mà đôi khi viết mà không rõ lắm từ này..
Mytt hay viết chữ "hổ trợ" và "hổ thẹn" hay "xấu hổ"
Còn mấy từ trên Mytt ít và không nghĩ đến, hôm nay biết hay quá..
 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?   Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? I_icon13Wed 06 Apr 2022, 07:34

mytutru đã viết:
Mytutru cảm ơn Tỷ Trà My bài viết này hay quá, Mytt biết thêm ý nghĩa về Hổ, mà đôi khi viết mà không rõ lắm từ này..
Mytt hay viết chữ "hổ trợ" và "hổ thẹn" hay "xấu hổ"
Còn mấy từ trên Mytt ít và không nghĩ đến, hôm nay biết hay quá..
 

hỗ trợ chớ không phải hổ trợ, hỗ tiếng Hán Việt là nhau, lẫn nhau, trợ là giúp, hỗ trợ là giúp nhau
hổ trong hổ thẹn, xấu hổ là mắc cỡ
cả hai chữ này không liên quan tới con hổ

_________________________
Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?   Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ? I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tại sao chữ “phù hợp” lại liên quan đến… hổ?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Phật Quan Thế Âm
» Quan Âm Thị Kính - Vở chèo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của đạo Phật
» Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - Lâm Ngữ Đường
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-