Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Today at 16:35

Những bài học thuộc lòng by Ai Hoa Today at 15:46

7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07

Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine   5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 I_icon13Wed 20 Jul 2022, 14:01

Tháng 3 nhục nhã: 100 NĂM HIỆP ƯỚC BREST-LITOVSK

Ngày 3-3-1918, chính phủ Bolsheviks do Lenin đứng đầu của nước Nga-Xô-viết đã ký Hiệp ước hòa bình Brest-Livovsk với phe Liên Minh (Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Tác giả Hoàng Đàm từ Ukraine nhắc lại một số sự kiện lịch sử cách đây tròn một thế kỷ.


5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Kep1_110

Lễ ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk - Ảnh tư liệu


Đại đa số các nhà sử học Nga về sau đều gọi hiệp định này là một trang nhục nhã và xấu hổ nhất trong lịch sử nước Nga. Bằng hiệp ước này, Nga, vốn tham dự Thế chiến Thứ nhất trong phe Hiệp Ước (Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Mỹ, Brazil) từ những ngày đầu tiên, đã chấp nhận thua trận và rút ra khỏi cuộc chiến.

Trớ trêu là phe Hiệp Ước đang dành thế thắng một cách rõ rệt vào thời điểm đó!

Theo nội dung hiệp ước, nước Nga mất hơn một phần tư dân số và những vùng lãnh thổ phía Tây phát triển nhất của mình. Hơn thế nữa, bằng hiệp ước ký riêng lẻ với phe Liên Minh, nước Nga đã phản bội các đồng minh, làm mất uy tín của mình một cách nặng nề .

Vì sau lại như vậy?

Như chúng ta đều biết, ngày 7-11-1917, bằng cuôc đảo chính vũ trang (đây là cách gọi chính thức tại Nga hiện nay, mặc dù ở đâu đấy trên thế giới vẫn còn gọi là “cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại”) tại Saint Peterburg, phe Bolseviks do Lenin đứng đầu lật đổ Chính phủ Lâm thời và lên nắm chính quyền tại Nga, lập ra nhà nước Xô-viết.

Vào thời điểm đó, Nga đã tham dự Đệ nhất Thế chiến được hơn 3 năm, chịu nhiều tổn thất nặng nề, kinh tế kiệt quệ (đó cũng là lý do chính khiến chính quyền Sa Hoàng sụp đổ) nhưng phe Hiệp Ước đang dành thế thắng, đặc biêt là từ khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến bên phe này từ tháng 4-2017.

Lenin cho rằng, nếu vẫn tiếp tục tham chiến cho đến thắng lợi cuối cùng đang gần kề thì phe Bolseviks sẽ không giữ được chính quyền. Vì vậy ông ta đặt ra mục đich phải kết thúc chiến tranh, dù phải chịu bất cứ giá nào.

Sau khi lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh vô điều kiện của chính quyền Bolseviks mới lập vào ngày 8-11-1917 bị các quốc gia tham chiến từ chối, Lenin quyết định đàm phán trực tiếp với nước Đức. Về phía Đức, đang thất thế và nhìn thấy sự thất bại trước mắt kể từ khi Mỹ tuyên chiến với họ, cũng mong muốn đình chiến với Nga để rảnh tay chuyển quân sang mặc trận phía Tây đối phó với liên quân Anh-Pháp-Mỹ.

Cuộc đàm phám kéo dài hơn 3 tháng vì gặp nhiều phản đối trong nội bộ chính quyền Xô-viết, trong khi điều kiện hòa bình của phía Đức ngày càng siết chặt, phía Nga thì luôn nhượng bộ. Mãi cho đến tháng 2-1918, thấy đàm phán ko đi đến đâu, quân Đức mở cuộc tấn công tổng lực trên mặc trận phía đông tiến vào chiến trường Nga. Cuộc tấn công hầu như không gặp bất cự sự kháng cự nào. Quân Nga tháo chạy tán loạn, người Đức chiếm vùng Baltic, Kiev, Minsk, Gomel, Pskov và uy hiếp trực tiếp thủ đô Petrograd.

Lo ngại thủ đô thất thủ, Lenin đe dọa từ chức và ép các đồng chí của ông chấp nhận tất cả các điều kiện ngừng chiến ngặt nghèo của Đức.



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Kep2_210

Mất đất những giữ được chế độ: bản đồ nước Nga - Xô-viết sau Hiệp ước hòa bình Brest-Litovsk


Theo điều kiện của hiệp ước hòa bình (hay đầu hàng), nước Nga phải bồi thường cho Đức 6 tỷ Mark vàng và 500 triệu rúp vàng, mất gần 800 ngàn km2 lãnh thổ của mình, trong đó có Phần Lan, Ukraine, Crimea, ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), một phần của Ba Lan, miền Tây Belorus và một phần lãnh thổ Kavkaz cũng phải nhường cho Thổ.

Tổng cộng Nga mất 56 triệu dân, chiếm 26% dân số lúc bấy giờ và gần một phần ba tổng sản lượng quốc gia. Nước Nga bị cắt rời ra khỏi biển Đen và biển Baltic.

Cũng đồng thời với việc ký hiệp ước, để tránh bị thất thủ, Nga dời thủ đô về Moscow.

Chỉ với một hiệp ước, nước Nga quay lại về với lãnh thổ của mình vào thế kỷ 17, mất gần hết những vùng đất đã giành được trong suốt 3 thế kỷ chinh chiến và nỗ lực của các đời Sa Hoàng.

Hiệp ước tạo lên một sự phản kháng rất lớn trong nội bộ nước Nga và là tiền đề để xảy ra cuôc nội chiến đẫm máu tại Nga cho đến năm 1922.

Nhờ hiệp ước này, phe Bolseviks đã giữ được chính quyền Xô-viết và rảnh tay quay sang trấn áp với các lực lượng đối lập, nhưng cái giá phải đánh đổi là mất mát rất nhiều quyền lợi quốc gia của Nga.

Tại sao Lenin lại làm như vậy? Có thể chấp nhận ký một hiệp ước “nhục nhã” như vậy cho nước Nga? Ngoài mục đích bằng mọi giá để giữ được chính quyền Xô-viết, nhiều nhà sử học nghi ngờ rằng, Lenin đã hành động như vậy để thực hiện cam kết mật trước đó với Đức, vốn đã tài trợ rất nhiều tiền của cho người Bolseviks để lập đổ chính quyền Sa Hoàng và Chính phủ Lâm thời của Nga.

Tháng 11-1918, nước Đức và phe Liên Minh bại trận, tuy nhiên, nước Nga, vì đã rút ra khỏi chiến tranh từ trước, đã không được hưởng lợi gì. Máu xương của hàng triệu người Nga đổ xuống trong chiến tranh này là vô ích.

Sau khi Đức bại trận, nước Nga - Xô-viết tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Brest-Litovsk và bắt đầu quá trình đánh chiếm lại những vùng đất đã mất. Kết quả là một phần đất họ thu hồi lại được, một phần thì hoàn toàn mất đi, một phần khác thì nằm trong vùng tranh chấp, tạo tiền đề cho Thế chiến Thứ hai và cả những hệ lụy về sau này.

Rốt cục, Ukraine chỉ dành độc lập được hơn một năm rồi lại bị sáp nhập vào Liên bang Xô-viết cho mãi đến năm 1991 mới tách được ra, ba nước Baltic thì tồn tại cho đến khi bị Liên Xô chiếm đóng vào năm 1939 rồi đến năm 1991 lại giành lại được độc lập. May mắn nhất là Phần Lan, thoát được khỏi “thế giới Nga” và nay là một quốc gia phát triển thịnh vượng vào bậc nhất thế giới!

Hoàng Đàm, từ Kiev (Ukraine)
07/03/2018

(Nhịp cầu thế giới)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine   5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 I_icon13Wed 24 Aug 2022, 09:21

Ukraine độc lập đắt giá?

Trần Lý Lê



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Ukrain15


Ngày 24 tháng Tám năm 1991, Ukraine tuyên bố độc lập qua “The Act of Declaration of Independence of Ukraine”. Bản tuyên ngôn ấy được the Supreme Soviet of the Ukrainian SSR nhìn nhận, nghĩa là Ukraine độc lập, không còn là một quốc gia “chư hầu” trong quỹ đạo của Nga Sô nữa.

Tháng Mười Hai cùng năm, Ukraine tổ chức một cuộc tổng tuyển cử, referendum, trưng cầu ý kiến người dân xem họ có muốn độc lập hay không. Sách vở ghi nhận có 84% cư dân Ukraine hợp pháp đã đi bỏ phiếu và 90% là phiếu thuận.

Kế tiếp là sự tan rã của đảng Cộng Sản Ukraine, quân đội Ukraine [mới] được thành lập và những sự kiện “lập quốc” khác hình thành bất kể áp lực của Liên bang Xô Viết. Ngay sau khi Xô Viết tan rã, ba quốc gia Ukraine, Nga Sô và Belarus trở thành liên minh “the Commonwealth of Independent States” hay CIS.

Sau khi tách rời khỏi Liên bang Xô Viết, quốc gia độc lập Ukraine có nhiều triển vọng phát triển về kinh tế cũng như xã hội qua việc thiết lập bang giao với Âu Châu nhưng mối hy vọng kia sớm tắt ngúm. Kinh tế Ukraine suy trầm, các thay đổi xã hội cũng như chính trị khiến quốc gia non trẻ này thụt lùi. So với các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania cũng một thời bị Xô Viết đô hộ, Ukraine đứng sau khá xa dù đã cố gắng tạo dựng hệ thống chính trị theo kiểu mẫu dân chủ.



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Ukrain16

Ngày 24 tháng 8 năm 1991. Kyiv, Ukraine. Các dân biểu ở Verkhovna Rada, bao gồm Vyacheslav Chornovil, Ivan Zayets, Dmytro Pavlychko và Les Tanyuk trong phiên họp bất thường, thông qua Tuyên ngôn Độc lập của Ukraine. (Ảnh của Oleksandr Klymenko)


Trên khía cạnh “lập quốc”, Ukraine đã thành công khá khá trong việc tổ chức quân đội và một số các hoạt động xây dựng nền tảng xã hội. Ukraine sử dụng trở lại quốc ca và quốc huy “cũ”, hiện diện từ Thế Chiến I. Ðể khuyến khích di dân, luật pháp Ukraine khá dễ dãi trong việc cho cư dân gia nhập quốc tịch, bất kể sắc tộc hoặc ngôn ngữ. Về mặt ngoại giao Ukraine, thiết lập bang giao rộng rãi với các quốc gia khác và được thế giới nhìn nhận như một quốc gia độc lập.

Dù với các hoạt động “lập quốc” đáng kể, Ukraine lại bị lôi cuốn theo các vấn nạn chính trị phức tạp như việc tham gia CIS, tháo bỏ vũ khí nguyên tử, tình trạng chính trị của Crimea và chủ quyền của hạm đội Hắc Hải cũng như hải cảng Sevastopol: Họ phải giằng co với láng giềng khổng lồ Nga Sô luôn xem mình là “đàn anh” bá quyền, muốn áp đảo “thuộc địa” cũ.

Việc thành lập CIS [của Nga Sô] và  Ukraine trở thành thành viên CIS khiến quốc gia non trẻ kia vướng mắc. Nga xem đây là một phương tiện để duy trì sự lệ thuộc của Ukraine trong khi Ukraine lại cho rằng CIS chỉ là một liên minh lỏng lẻo, không có thực quyền nào đối với các quốc gia thành viên. Ði xa hơn, Nga đòi nhiều điều kiện khác như thành lập một quân đội [chung], đòi cư dân từ các quốc gia thành viên có cùng quốc tịch và CIS chỉ “bảo vệ” biên giới bên ngoài Nga, Ukraine và Belarus. Tạm hiểu là giữa 3 quốc gia CIS không có biên giới và theo sự “dẫn dắt” của Nga Sô. Ukraine không đồng ý và từ đó chỉ tham gia với tư cách “giới hạn”, ‘associate member’, dù đã chịu tham gia “quốc hội liên minh”, Interparliamentary Assembly, của CIS vào năm 1999.



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Ukrain17

Bán đảo Crimea, thành phố Sevastopol. Ngày 21 tháng 6 năm 2018. Hạm đội biển đen thả neo tại Vịnh Sevastopol- nguồn dreamtime.com


Chuyện thứ nhì: Tháo bỏ vũ khí nguyên tử là một vấn nạn nhức nhối cho Ukraine. Sau tai nạn Chernobyl, cư dân Ukraine đồng thanh đòi chính phủ tháo bỏ vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ. Khó khăn lớn nhất của Ukraine là họ [đã] không biết kho vũ khí kia lớn cỡ nào. Thực ra, vào năm ấy, Ukraine đứng thứ ba trên thế giới về lượng vũ khí nguyên tử. Và vì không biết rõ nên Ukraine không thể giải quyết được việc tháo bỏ kho vũ khí ấy một cách hiệu quả! Thế là đầu năm 1992, Ukraine trao cho Nga Sô trên một nửa kho vũ khí nguyên tử kia, và họ nhanh chóng nhận ra sự lầm lỡ giao trứng cho ác ấy khi ông hàng xóm khổng lồ kia cứ lăm le chiếm đất nhà.

Việc tháo bỏ vũ khí nguyên tử giậm chân tại chỗ một thời gian vì chính phủ Ukraine muốn có một thỏa thuận về an ninh lãnh thổ và được bồi hoàn chi phí tháo gỡ cũng như vận chuyển các vũ khí ấy [qua Nga] trước khi tiếp tục.

Cò kè về tháo gỡ vũ khí nguyên tử [tại Ukraine] chỉ tạm ngưng khi Nga Sô, Ukraine và Huê Kỳ thỏa thuận về các vấn đề trên vào năm 1994.

Vấn nạn nan giải nhất cho Ukraine vẫn là sự tròng tréo về lãnh thổ trong vùng Crimea, hải cảng Sevastopol, và hạm đội [đóng tại] Hắc Hải. Từ những năm 1954, dưới thời Liên bang Xô Viết, đảng Cộng Sản Xô Viết đã chuyển giao quyền điều hành vùng Crimea cho đảng Cộng Sản Ukraine. Tuy nhiên vùng đất này lại là nơi đông cư dân gốc Nga nhất, và tất nhiên là họ nặng lòng với Nga Sô, bất kể chính phủ [mới] nào nắm quyền điều hành.

Năm 1991, Crimea được tự trị, và cư dân vùng này ủng hộ việc độc lập của Ukraine qua lá phiếu của họ. Chưa được bao lâu thì cư dân Crimea lại đổi ý, muốn tự trị, độc lập từ Ukraine và liên kết với Nga Sô. Tạm hiểu, Crimea là vùng xôi đậu, đậu nhiều hơn nếp, đông cư dân gốc Nga hơn số cư dân Ukraine. Từ đó, trên danh nghĩa là lãnh thổ của Ukraine nhưng Crimea hầu như theo Nga, muốn liên minh với Nga thay vì là một phần của Ukraine. Biên giới thì mặc biên giới, lòng người dân Crimea vẫn hướng về Nga Sô. Do đó, các cuộc nổi dậy, chống đối chính phủ Ukraine vẫn âm ỉ qua nhiều năm chỉ chờ dịp bùng nổ.



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Ukrain18

Người Ukraine đã tập trung tại Quảng trường Độc lập ở Kyiv để cám ơn các chính quyền phương Tây cung cấp viện trợ quân sự cho Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga. nguồn bykvu.com


Sau ngày độc lập, Ukraine và Nga Sô vẫn tiếp tục tranh giành chủ quyền của hạm đội Hắc Hải đậu tại Sevastopol, một thành phố hải cảng trong vùng Crimea. Hạm đội này là phần tài sản lớn của hải quân Nga. Sau cùng, Nga và Ukraine thỏa thuận rằng phần lớn hạm đội Hắc Hải thuộc về Nga Sô, Ukraine được “xóa” một món nợ lớn [để đền bù], và lãnh thổ Ukraine vẫn bao gồm vùng Crimea.

Với một lịch sử rối rắm, tròng tréo như thế nên nền độc lập của Ukraine xem ra vô cùng mỏng manh. Vào tháng Ba năm 2014, sau khi Nga Sô mang quân chiếm vùng Crimea thì người Ukraine lo âu hơn nữa. Ðể duy trì chủ quyền và bảo vệ phần lãnh thổ còn lại, Ukraine muốn trở thành thành viên của Liên Âu cũng như tham gia NATO nhưng Nga Sô nhất quyết phản đối. Họ xem việc tham gia Liên Âu và NATO [theo phương Tây] là một hành động “gây hấn”, chống đối Nga Sô! Với Nga Sô, Ukraine chỉ có thể là quốc gia chư hầu như ngày xa xưa, không thể độc lập như một quốc gia riêng biệt.

Khi Ukraine bắt đầu thương lượng với Liên Âu thì tháng Hai vừa qua, Nga Sô gây chiến và đã chiếm đóng vùng đất phía đông của Ukraine.

Khác với các quốc gia chư hầu cũ của Liên bang Xô Viết, vì vị thế địa lý và chính trị, dù Ukraine được độc lập nhưng quốc gia non trẻ ấy chưa đủ vững mạnh để duy trì chủ quyền và bảo toàn lãnh thổ. Họ đối mặt với “thù trong”, và cả “giặc ngoài”. Cư dân gốc Nga không ủng hộ chính phủ dù đang sinh sống trên lãnh thổ Ukraine và tiếp tục chống đối phá phách gây rối loạn trong khi bên ngoài, người hàng xóm Nga Sô tiếp tục đe dọa và cướp đất. Sự uy hiếp trắng trợn của Nga Sô khiến các quốc gia chư hầu cũ như Ba Lan, Hung Gia Lợi…và cả các quốc gia lân cận khác như Phần Lan, Thụy Ðiển lo âu và sợ hãi. Mối lo âu ấy khiến các quốc gia này liên kết và trợ giúp Ukraine. Giúp Ukraine cũng là tự giúp để sống còn trước Nga Sô, kẻ thù ‘chung’.

Tháng Tám năm nay đánh dấu 31 năm độc lập của Ukraine, nền độc lập đẫm máu và nước mắt của 44 triệu con người sinh sống ở vùng đất ấy. Ðộc lập quả là đắt giá!?

TLL
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tương lai không chắc chắn của Nga là sản phẩm của quá khứ   5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 I_icon13Mon 07 Nov 2022, 13:27

Tương lai không chắc chắn của Nga là sản phẩm của quá khứ

Steve Rosenberg


Trong căn hộ ở St Petersburg, giảng viên đại học Denis Skopin cho tôi xem tài liệu đã làm thay đổi cuộc đời ông.

Nó có tiêu đề: "Chỉ thị số 87 / 2D. Nội dung: Sa thải."


5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 1b98e510

Giảng viên Denis Skopin (trái) cầm giấy tờ bị buộc thôi việc ở Đại học St Petersburg


Denis là phó giáo sư của Đại học St Petersburg. Nhưng vào ngày 20/10, trường đại học đã sa thải ông vì "một hành vi vô đạo đức không phù hợp với chức năng giáo dục".

Cái gọi là hành động vô đạo đức này là gì? Tham gia vào một cuộc biểu tình "không được phép".

Ngày 21/9, Denis tham gia một cuộc biểu tình trên đường phố phản đối quyết định của Điện Kremlin đưa người Nga sang chiến đấu ở Ukraine.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố "huy động một phần" trên khắp cả nước.

Denis bị bắt và ngồi tù 10 ngày.

“Quyền tự do ngôn luận ở Nga đang gặp khủng hoảng,” Denis nói với tôi. "Tất cả các quyền tự do đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng."

"Sau khi được thả, tôi làm việc thêm ba tuần nữa. Trường đại học đã gửi thư yêu cầu tôi giải trình về sự vắng mặt của mình. Tôi trả lời rằng tôi đã bị bắt vì tham gia một cuộc biểu tình và bị giam giữ. Sau đó, bộ phận nhân sự đã gọi cho tôi và nói với tôi rằng tôi bị sa thải."

Vào ngày cuối cùng tại nơi làm việc, các sinh viên của Denis tập trung bên ngoài trường đại học để nói lời tạm biệt.

Trong một bài phát biểu ngẫu hứng (video đã được đăng trực tuyến), ông ấy nói với họ:

"Thế nào là một hành động trái đạo đức? Làm trái lương tâm của mình và thụ động nghe theo lệnh của người khác. Tôi đã hành động theo lương tâm của mình. Tôi tin chắc rằng tương lai của đất nước chúng tôi thuộc về các bạn."

Sinh viên đã vỗ tay tán thưởng người giáo viên bị sa thải.

“Tôi yêu các học trò của mình rất nhiều,” Denis nói với tôi.

"Họ rất thông minh và hiểu rất rõ những gì đang diễn ra ở Nga hiện nay. Việc thể hiện sự tán thành của họ không phải dành cho cá nhân tôi. Thay vào đó, đó là sự phản đối những gì đang xảy ra ở Nga.

"Nhiều người ở Nga không dám phản đối vì họ có nguy cơ bị trừng phạt. Nhưng nhiều người muốn làm vậy. Và, đối với những người này, việc tán thành những người phản đối là một cách không đồng tình với những gì đang xảy ra ở Nga."



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 555edd10

Denis nói rằng một phần tư đồng nghiệp của ông đã rời khỏi Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine


Câu chuyện của Denis Skopin không chỉ nhấn mạnh áp lực mà những người phản đối "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Điện Kremlin đang phải gánh chịu ở đây. Nó cũng đặt ra câu hỏi về tương lai của nước Nga.

"Bị nhốt cùng với tôi trong trại giam còn có các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học, bác sĩ, giáo viên và sinh viên. Nhiều người trong số họ hiện đang ở nước ngoài. Giống như người bạn cùng phòng giam của tôi, một nhà toán học trẻ tài năng."

"Khoảng 25% đồng nghiệp gần gũi của tôi đã rời Nga. Họ rời đi sau ngày 24/2."

"Một số rời đi ngay lập tức, một số rời đi sau khi có lệnh tuyên bố điều động. Tôi nghĩ hiện nay nước Nga đang mất đi những người giỏi nhất. Những người có học thức nhất, năng động nhất, tư duy phản biện nhất đang rời bỏ đất nước. Nói tóm lại, nước Nga đang đi sai hướng. "

Tương lai không chắc chắn không chỉ là hậu quả của hiện tại. Nó cũng là sản phẩm của quá khứ của nước Nga.

Một nhóm nhỏ cư dân St Petersburg đang đứng cạnh tượng đài các nạn nhân của Cuộc đại thanh trừng của Joseph Stalin vào những năm 1930.

Tượng đài được làm từ một tảng đá lớn từ quần đảo Solovetsky xa xôi, nơi có một trong những trại lao động cưỡng bức khét tiếng nhất.

Trại Solovki được thành lập để giam giữ các tù nhân chính trị cùng với các tù nhân khác.

Mọi người đang xếp hàng trước một chiếc micro. Họ lần lượt đọc tên những người đã bị bắt, bị kết án và bị hành quyết trong và xung quanh St Petersburg.

"Ekaterina Gansovna. Tuổi: 46. Nhân viên Bưu điện.

Bị bắt: ngày 9 tháng 12 năm 1937.

Bị bắn: ngày 18 tháng 1 năm 1938.

Yulia Stanislavovna. Tuổi: 41. Quản lý Nhà máy Bột giấy.

Bị bắt: ngày 27 tháng 9 năm 1937.

Bị bắn: ngày 21 tháng 12 năm 1937."



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 1b64e010

Tại một nơi tưởng niệm ở St Petersburg, người dân đọc tên các nạn nhân của Cuộc đại thanh trừng của Stalin


Nhiều người cho rằng nhà độc tài Liên Xô Stalin đã hành quyết hàng triệu công dân của chính mình.

Hàng triệu sinh mạng khác đã bị tiêu diệt trong cỗ máy khủng bố của ông ta, vốn gây ra những vụ bắt bớ, trục xuất và lao động cưỡng bức trên quy mô lớn.

Một số người kế nhiệm ông, như Nikita Khrushchev và Mikhail Gorbachev, đã tố cáo tội ác của Stalin.

Tuy nhiên, ở nước Nga của Vladimir Putin, Stalin đã được phục hồi một chút.

Nhà chức trách ngày nay ít chú trọng hơn vào những chương đen tối trong những năm dưới thời Stalin, trong khi bản thân Stalin thường được miêu tả như một người mạnh mẽ đã đánh bại Đức Quốc xã và biến Liên Xô thành một siêu cường.

Điện Kremlin của Putin tìm kiếm những mặt tích cực trong quá khứ - những chiến thắng.

"Thật không may, đất nước của chúng tôi đã không lật qua trang này một cách đúng đắn. Những hành động đàn áp của Stalin đã không được nói đến đủ hoặc bị lên án đầy đủ. Đây là lý do tại sao cuộc chiến ở Ukraine đang xảy ra ngày hôm nay", Ludmila, một người đến để đặt hoa, nói.

"Kinh nghiệm cho thấy rằng giữ im lặng sẽ dẫn đến những điều tồi tệ. Chúng ta không được quên những vết máu của lịch sử đất nước mình."



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 41766610

Nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin đã phần nào được phục hồi ở nước Nga của Putin


Denis Skopin, giảng viên đại học bị sa thải đã nghiên cứu về những năm tháng dưới thời Stalin.

Ông nhìnthấy những điểm tương đồng giữa lúc đó và bây giờ.

"Tôi vừa xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Anh về cách những người dân ở Nga dưới thời Stalin xóa khỏi những bức ảnh nhóm những người được coi là 'kẻ thù của nhân dân'. Đồng nghiệp, bạn bè hoặc thậm chí người thân phải xóa tất cả các dấu hiệu của họ khỏi các bức ảnh. Họ đã làm điều đó bằng kéo và mực."

"Khoa nơi tôi giảng dạy có quan hệ đối tác với Bard College, một trường của Mỹ. Năm ngoái, Bard College được tuyên bố là 'tổ chức không mong muốn' ở Nga."

"Vì vậy, khoa của chúng tôi cắt đứt quan hệ đối tác và cái tên Bard College bị xóa khỏi các biển được trưng bày trong hành lang của khoa chúng tôi, bằng chính cách sử dụng mực đen. Giống như cách làm ở nước Nga của Stalin."

Một bài học yêu nước mới đã được đưa vào các trường học trên khắp nước Nga cho tất cả học sinh: "Trò chuyện về những điều quan trọng."

Đây không phải là một phần của chương trình giảng dạy chính thức, nhưng đây là bài học đầu tiên vào sáng thứ Hai và trẻ em rất được khuyến khích tham gia.

Những "điều quan trọng" nào được thảo luận ở đó?

Vâng, khi Tổng thống Putin đóng vai trò giáo viên ở Kaliningrad vào tháng Chín, ông ấy nói với một nhóm trẻ em rằng mục đích tấn công của Nga ở Ukraine là để "bảo vệ nước Nga" và ông mô tả Ukraine là một "vùng đất chống Nga".

Bạn có thể thấy "Cuộc hội thoại" diễn ra theo hướng nào.



5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 03e82910

Olga Milovidova nói rằng "giáo dục cưỡng bức" khiến bà nhớ lại thời kỳ Xô Viết


"Đây là giáo dục cưỡng bức. Theo suy nghĩ của tôi, điều này cũng nguy hiểm như dưới thời Xô Viết," giáo viên Olga Milovidova ở St Petersburg, người đã nghỉ hưu vào tháng trước, nói.

"Vào những ngày đó, chúng tôi phải đọc báo Pravda. Và tôi nhớ rằng chúng tôi phải đọc sách của Brezhnev như thể chúng là những kiệt tác. Chúng tôi phải đưa ra ý kiến tích cực. Không có cuộc thảo luận phản biện nào."

(BBC News)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine   5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Lược sử Ukraine
» Lính Nga đầu hàng máy bay không người lái Ukraine
» Bài thơ của người lính Ukraine
» Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine
» Holodomor (Голодомо́р), nạn đói ở Ukraine
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-