Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chiếc vòng đeo tay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Chiếc vòng đeo tay Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiếc vòng đeo tay   Chiếc vòng đeo tay I_icon13Fri 08 Jul 2022, 10:11

Chiếc vòng đeo tay Chiecv10


Chiếc vòng đeo tay Chiecv11


Vào cuối tháng Giêng năm 1989, chỉ còn khoảng mười ngày nữa là Tết Kỷ Tỵ, tôi được cử đi sang nước Sénégal cùng với hai kỹ sư trẻ người Pháp để kiểm soát và đo đạc hệ thống ánh sáng mà tôi đã thiết kế xây dựng cho sân vận động quốc gia ở thủ đô Dakar.

Vận động trường nầy được xây bởi một tập đoàn Trung Quốc, rất đồ sộ chứa trên 40.000 khán giả, nhưng hệ thống chiếu sáng không đúng tiêu chuẩn quốc tế để có thể truyền hình trực tiếp các trận đấu bóng đá tranh giải CAN (Coupe Afrique des Nations) qua vệ tinh. Thường lệ công ty nơi tôi làm việc thuê một biệt thự cho cả ê kíp chuyên viên kỹ thuật ở, có bồi bếp nấu ăn, giặt giũ để khỏi ở hotel hay ra ăn bên ngoài, như thế rẻ hơn nhiều.

Trên đường từ nơi ở đến chỗ làm việc, chiếc xe van chở chúng tôi chạy ngang qua khu phố buôn bán nhộn nhịp, hai bên có nhiều quán ăn lớn sang trọng. Tôi nhận ra có một bảng hiệu mang tên:

Restaurant Asiatique
Spécialité Tonkinoise: PHỞ

với chữ “PHỞ” viết có bỏ dấu. Trong bụng tôi nghĩ chắc chắn đây là tiệm của người Việt chính cống nhưng không có dịp ghé vào ăn vì quá bận rộn.

Một chiều tối khi xe chúng tôi chạy ngang qua quán, tôi thấy ngoài sân quán được trang hoàng với các dây đèn màu, treo trên các cây kiểng được tỉa khéo léo thành hình rồng phượng và ngay cổng bước vào có hàng chữ bằng đèn néon màu hồng rực rỡ trên nền màu vàng nghệ: BONNE ANNÉE du SERPENT (Mừng Năm Mới năm Con Rắn). Hàng chữ nầy làm tôi sực nhớ Tết đã gần kề, đối chiếu lịch ta thì tôi thấy là 27 Tết. Trưa hôm sau, thứ Bảy, mọi công việc của ê kíp chúng tôi được hoàn tất và tôi ký giấy bàn giao công trình lại cho Liên Đoàn Bóng Đá Sénégal. Tối đó, tôi quyết định nhờ tài xế chở tôi đi ăn tối ở tiệm ăn Việt Nam nói trên và để hai kỹ sư trẻ Pháp kéo nhau đi ăn ở tiệm ăn Pháp.

Bước vào sân quán tôi được mời ngồi ở một bàn ngoài sân gần một cây bông jasmin (hoa lài) rất thơm,nhưng tôi muốn ăn bên trong vì nhìn thấy bàn ghế trang trí theo kiểu Á Châu. Tôi nói với anh bồi cho tôi vào ăn bên trong có máy điều hoà không khí. Vì còn sớm nên khách không đông lắm, đa số là người Pháp. Trong khi chờ đợi được phục vụ, tôi ngắm nhìn cách trang trí bên trong của quán ăn. Các bức tranh, hoặc ảnh treo trên tường đều nói lên phong cảnh của Hà Nội xưa, thời Pháp bảo hộ. Trong đó có tấm ảnh màu hình một bà cụ đầu chít khăn theo lối Bắc ngồi kế một chậu hoa đào, cánh tay phải dựa trên thành ghế chạm xa cừ, cổ tay đeo một vòng cẩm thạch chạm trổ xanh bóng. Bỗng tôi nghe tiếng một người phụ nữ hỏi bằng tiếng Pháp:

- Ông đã được phục vụ chưa?

Nhìn lên, tôi thấy đó là một bà Việt Nam nhưng ăn mặc theo kiểu Âu. Tôi đáp:

- Xin cho món phở.

Tôi để ý trên cổ tay bà ta mang một chiếc vòng cẩm thạch. Bà hỏi tiếp:

- Ông có kêu gì thêm không?

Tôi đáp không và bà quay lại bảo anh bồi ghi món phở mà tôi vừa gọi để mang vào cho đầu bếp. Bà lại hỏi tiếp bằng tiếng Pháp:

- Ông từ đâu đến?

Lúc nầy tôi chẳng ngần ngại trả lời bằng tiếng Việt:

- Từ Paris. Tôi đến làm việc ở Dakar từ gần một tuần nay. Hai ngày nữa tôi sẽ quay lại Paris.

Từ phút đó bà và tôi hàn huyên bằng tiếng Việt và như tôi đoán bà là chủ quán nhưng ngạc nhiên là bà gốc Bắc mà nói giọng Sài Gòn. Ăn xong, bà trao cho tôi một tấm thiệp và mời tôi đến ăn Giao Thừa ở nhà bà trước khi trở lại Paris.

Chiều cuối năm bà đưa xe đến đón tôi tại nhà trọ để về nhà bà ăn Giao Thừa mừng năm mới Kỷ Tỵ. Bà ở khu biệt thự ngoại ô của Dakar. Khi tôi bước vào nhà, hai vợ chồng bà, chồng là người Pháp, niềm nở ra đón. Ngồi ở phòng khách tôi cũng thấy treo trên vách bức ảnh màu lớn của bà cụ đeo chiếc vòng cẩm thạch. Lát sau hai ông bà mời tôi ra vườn sau nhà dùng apéritif. Khu vườn trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới, nhất là chanh xanh, đu đủ và xoài. Bà giới thiệu ông chồng là bác sĩ ở Dakar và hai ông bà sang lập nghiệp ở Sénégal gần 10 năm nay. Nhân dịp đó tôi hỏi bà về tấm ảnh màu treo trên vách ở quán ăn và ở phòng khách là của ai và chiếc vòng cẩm thạch bà đang đeo sao mà giống với chiếc vòng trong hình quá vậy. Bà cho biết đó là hình của bà dì, chị ruột của mẹ bà và chiếc vòng tay (bracelet) mà bà đang đeo là chiếc “vòng tình yêu” (l’anneau de l’amour) rập khuôn của cái vòng tay trong tấm ảnh treo trên tường.

Bà cười và xin lỗi tôi vì có mặt ông chồng người Pháp nên bà phải dùng tiếng Pháp để thuật lại câu chuyện của chiếc vòng tình yêu đó.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv12


Ông bà ngoại của bà ở Hưng Yên và có hai người con gái. Người chị lớn làm thơ ký tòa án và kết hôn sớm với một viên chưởng khế (notaire, notary) người Pháp. Bà ngoại của bà có sắm hai chiếc vòng ngọc thạch giống hệt nhau để tặng cho mỗi cô gái một chiếc khi có chồng. Chưa đầy ba năm sau đám cưới, năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam và người chị lớn theo chồng xuống tàu bỏ xứ sang Pháp. Từ đó, gia đình bà bặt tin của bà dì.

Năm 1955 cả gia đình bà vào Nam, lúc đó bà còn học tiểu học. Xong tiểu học bà được vào trường Marie Curie và sau khi đậu Tú Tài Pháp bà tính đi thi vào Y Khoa nhưng cha bà mất sớm. Để lo cho mẹ, bà cần đi làm sớm và thi vào trường y tá. Khi ra trường bà được nhận vào làm việc ở Bệnh Viện Đồn Đất (Hôpital Grall), trong phòng phẫu thuật vì bà giỏi tiếng Pháp.

Năm 1975 trong cảnh hỗn loạn của Sài Gòn trong những ngày sau 30 tháng 4, mẹ bà dứt khoát biểu bà tìm cách rời xứ, cứ để bà ở lại đừng lo chi cả và mẹ bà đã cởi chiếc vòng ngọc thạch đang đeo trên tay giao cho bà. Bà giấu kỹ chiếc vòng vô giá nầy trong áo quần lót khi giữa đêm tối xuống ghe vượt biển. Chiếc ghe máy chở hai chục người lênh đênh trên biển Đông trong năm ngày, cạn lương thực, nước uống chỉ còn đủ để thấm giọng và phân nửa số người bị đau yếu.

Sáng ngày thứ sáu, mọi người tưởng nằm mơ vì trông thấy bóng một chiếc tàu lớn càng lúc càng tiến gần. Mọi người dùng khăn, giẻ, áo để phất ra hiệu cho tàu thấy. Đó là chiếc tàu Akuna của Hội Médecins du Monde của Bác Sĩ Bernard Kouchner thuê, chạy ngoài khơi dọc theo bờ biển Việt Nam để cứu vớt các “boat people”. Khi lên tàu, bà kể tiếp, mình mẩy hôi hám, mặt mũi bơ phờ đi không muốn nổi. Sau vài ngày được ăn uống và ngủ li bì, bà lấy lại sức và khi được hỏi bà muốn đến định cư xứ nào thì bà trả lời không chần chờ và bằng tiếng Pháp: La France! Bà bày tỏ mong muốn được tình nguyện giúp nhân viên trên tàu trong việc chăm sóc sức khỏe của các thuyền nhân. Ý nguyện của bà được chấp thuận vì bà nói thông thạo tiếng Pháp và từng là y tá.

Từ đó bà được mang áo blouse trắng để giúp các bác sĩ. Đối với một phụ nữ trẻ như bà, chuyện làm đẹp là tất nhiên. Bà đã mang vào cổ tay chiếc vòng ngọc thạch của mẹ bà cho bà nhưng chiếc vòng làm vướng công việc của bà nên mỗi khi vào phòng phẫu thuật bà cởi ra trao cho một bác sĩ trẻ cất vào tủ sắt ... Kể đến đây, bà đưa mắt nhìn ông chồng. Ông bác sĩ cầm tay bà và áp chiếc vòng vào ngực, nhìn bà một cách trìu mến. Ông chồng cười nói: “C’est l’anneau de l’amour (the love ring) ce n’est pas un simple bracelet” (đây là một vòng tình yêu chớ không phải đơn giản là một vòng mang ở cổ tay).

Bà kể tiếp ... Sau khi ở một thời gian ngắn trong trại tị nạn ở Mã Lai, bà được chính phủ Pháp chấp nhận cho định cư ở vùng Bretagne, Tây Bắc nước Pháp. Vị bác sĩ trẻ vẫn tiếp tục phục vụ trên tàu Akuna đi cứu boat people nhưng ông vẫn thường xuyên liên lạc giúp đỡ bà đi học lại để lấy bằng y tá chuyên môn về gây mê. Khi bà học xong thì vị bác sĩ trẻ đó ngưng công tác trên tàu Akuna, trở về vùng Bretagne và hai ông bà làm lễ cưới. Bà tìm được chỗ làm trong một bệnh viện còn ông thì mở phòng mạch riêng. Khi đã ổn định cuộc sống bà nghĩ đến việc xin phép đem mẹ của bà sang Pháp. Kể đến đây bà ứa lệ khi bà nói mẹ bà đã mất trước khi được giấy phép.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv13


Rồi bà nghĩ đến người dì, chị của mẹ bà, qua Pháp từ 1954, đến lúc đó là gần 30 năm rồi và không biết ở đâu? Chồng bà thấy bà không quen với cái lạnh ẩm của vùng Bretagne và ông cũng muốn đi làm việc ở xứ nóng nên hai ông bà đã quyết định di cư qua thủ đô Dakar của xứ Sénégal khi thấy bệnh viện CHUD (Centre Hospitalier Universitaire de Dakar) ở Dakar cần tuyển bác sĩ, y tá. Từ khi đó, hai ông bà đã mua cái biệt thự nầy gần bệnh viện nơi ông bà làm việc.

Câu chuyện được kể đến đây thì người giúp việc ra mời mọi người vào ăn tối. Cùng lúc các khách mời khác, láng giềng của hai ông bà cũng đến. Ông bác sĩ vào lấy một xâu pháo đỏ đem ra treo trên cây xoài trước nhà và tuyên bố ông sẽ đốt pháo để mừng Giao Thừa. Tôi ngạc nhiên hỏi bà vợ của ông, mới có 6 giờ chiều chưa tới 12 giờ đêm sao lại đốt pháo mừng năm mới thì bà trả lời là chồng bà tính theo giờ ở Việt Nam. Hơn nữa tòa thị xã không cho đốt pháo vào lúc nửa đêm. Trong khói pháo còn đang lan tỏa, tất cả nâng ly champagne chúc tụng nhau sức khỏe, may mắn trong năm con Rắn.

Khi ăn xong, bà mời tôi qua ngồi ở bộ ghế trường kỷ cẩn xa cừ để dùng trà và tôi nhận ra cái ghế bà đang ngồi đúng là cái ghế mà dì của bà ngồi trong tấm ảnh treo ở trên vách. Trong lúc đó chồng bà và các ông bà láng giềng chơi bài trong phòng đọc sách bên cạnh. Bà bưng tách trà nóng, nhìn lên tấm ảnh của bà dì và kể tiếp, lần nầy bà kể bằng tiếng Việt.

Một hôm, bệnh viện nơi hai vợ chồng ông bà làm việc nhận một bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp. Chồng bà đến chẩn bệnh thì thấy đây là một bà cụ người Á Đông, đi trượt ngã có thể bị lọi hay gãy xương cườm tay trái. Trước khi chuyển qua khu rọi X quang, tất cả những gì bệnh nhân mang trên tay bị thương đều được lấy ra cất vào một cái hộp trao lại cho bệnh nhân. Chồng bà giật mình khi thấy bà cụ đeo ở cổ tay một vòng cẩm thạch y hệt cái vòng tay của vợ ông. Kết quả rọi X quang cho thấy bà cụ chỉ bị trặc gân, chỉ cần bó bột một thời gian. Chồng bà ghi lại tên và địa chỉ của bệnh nhân và tối đó về kể lại với bà cái vòng tay của bà cụ bệnh nhân.

Bà nói tiếp, khi nhìn thấy tên của bệnh nhân là Mai Arnaud, bà la lên đúng tên Arnaud là tên của ông chưởng khế và Mai là tên của người dì vì ông ngoại của bà đặt tên cho hai đứa con gái là Mai và Đào. Đào là tên của mẹ bà. Khi bà hỏi có ai là thân nhân đi theo bà cụ không thì chồng bà trả lời không. Ngày bà cụ trở lại bệnh viên để tháo băng bột, hai vợ chồng bà sang khu ngoại khoa để gặp bà cụ. Đứng ngoài cửa phòng để đợi y tá tháo gỡ băng bột, bà nhìn chăm bẳm bà cụ với nét mặt như khuôn đúc của mẹ bà.

Khi y tá hoàn tất công việc, thấy tay trái bà cụ cử động được bà chạy nhào vô ôm lấy người dì và thốt lên “Dì ơi!”, rồi bà chỉ biết khóc chứ không nói gì được nữa. Sau phút ngạc nhiên ban đầu, bà dì cũng khóc và bà dì cho biết ông chồng của dì vừa mất hồi năm trước. Hai dì cháu ra ngồi ngoài phòng đợi để đón taxi đưa bà dì về. Bà dì móc trong túi lấy chiếc vòng đựng trong một cái hộp ra đeo vào cổ tay trái. Đợi người dì đeo xong, bà vén tay áo phải của bà lên để chiếc vòng tay của bà nằm kế bên chiếc vòng của bà dì và hai dì cháu cười vui ra mặt. Chứng kiến cảnh đoàn tụ hi hữu nầy, chồng bà nói “Ce sont les anneaux de la réunion” (Đây là các vòng đoàn tụ). Cái quán ăn mà hiện thời bà làm chủ là tài sản của bà dì để lại cho bà sau khi bà dì mất.

Đêm đã khuya, tôi đứng dậy xin phép ra về, cám ơn sự tiếp đãi nồng hậu của hai vợ chồng vị bác sĩ. Câu chuyện trên làm tôi nghĩ đến một loại vòng khác: vòng lẩn quẩn! Hết tan rồi lại hợp, hết hợp rồi lại tan! Quẩn quanh tan hợp chớ màng mà chi.

Xuân đến rồi xuân lại đi. Vui xuân kẻo để xuân thì đi qua.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv14


Trần Hữu Chí

Đặc san Khoa Học Saigon Xuân Quý Tỵ 2013
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Chiếc vòng đeo tay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc vòng đeo tay   Chiếc vòng đeo tay I_icon13Sat 09 Jul 2022, 08:18

Trà Mi đã viết:
Chiếc vòng đeo tay Chiecv10


Chiếc vòng đeo tay Chiecv11


Vào cuối tháng Giêng năm 1989, chỉ còn khoảng mười ngày nữa là Tết Kỷ Tỵ, tôi được cử đi sang nước Sénégal cùng với hai kỹ sư trẻ người Pháp để kiểm soát và đo đạc hệ thống ánh sáng mà tôi đã thiết kế xây dựng cho sân vận động quốc gia ở thủ đô Dakar.

Vận động trường nầy được xây bởi một tập đoàn Trung Quốc, rất đồ sộ chứa trên 40.000 khán giả, nhưng hệ thống chiếu sáng không đúng tiêu chuẩn quốc tế để có thể truyền hình trực tiếp các trận đấu bóng đá tranh giải CAN (Coupe Afrique des Nations) qua vệ tinh. Thường lệ công ty nơi tôi làm việc thuê một biệt thự cho cả ê kíp chuyên viên kỹ thuật ở, có bồi bếp nấu ăn, giặt giũ để khỏi ở hotel hay ra ăn bên ngoài, như thế rẻ hơn nhiều.

Trên đường từ nơi ở đến chỗ làm việc, chiếc xe van chở chúng tôi chạy ngang qua khu phố buôn bán nhộn nhịp, hai bên có nhiều quán ăn lớn sang trọng. Tôi nhận ra có một bảng hiệu mang tên:

Restaurant Asiatique
Spécialité Tonkinoise: PHỞ

với chữ “PHỞ” viết có bỏ dấu. Trong bụng tôi nghĩ chắc chắn đây là tiệm của người Việt chính cống nhưng không có dịp ghé vào ăn vì quá bận rộn.

Một chiều tối khi xe chúng tôi chạy ngang qua quán, tôi thấy ngoài sân quán được trang hoàng với các dây đèn màu, treo trên các cây kiểng được tỉa khéo léo thành hình rồng phượng và ngay cổng bước vào có hàng chữ bằng đèn néon màu hồng rực rỡ trên nền màu vàng nghệ: BONNE ANNÉE du SERPENT (Mừng Năm Mới năm Con Rắn). Hàng chữ nầy làm tôi sực nhớ Tết đã gần kề, đối chiếu lịch ta thì tôi thấy là 27 Tết. Trưa hôm sau, thứ Bảy, mọi công việc của ê kíp chúng tôi được hoàn tất và tôi ký giấy bàn giao công trình lại cho Liên Đoàn Bóng Đá Sénégal. Tối đó, tôi quyết định nhờ tài xế chở tôi đi ăn tối ở tiệm ăn Việt Nam nói trên và để hai kỹ sư trẻ Pháp kéo nhau đi ăn ở tiệm ăn Pháp.

Bước vào sân quán tôi được mời ngồi ở một bàn ngoài sân gần một cây bông jasmin (hoa lài) rất thơm,nhưng tôi muốn ăn bên trong vì nhìn thấy bàn ghế trang trí theo kiểu Á Châu. Tôi nói với anh bồi cho tôi vào ăn bên trong có máy điều hoà không khí. Vì còn sớm nên khách không đông lắm, đa số là người Pháp. Trong khi chờ đợi được phục vụ, tôi ngắm nhìn cách trang trí bên trong của quán ăn. Các bức tranh, hoặc ảnh treo trên tường đều nói lên phong cảnh của Hà Nội xưa, thời Pháp bảo hộ. Trong đó có tấm ảnh màu hình một bà cụ đầu chít khăn theo lối Bắc ngồi kế một chậu hoa đào, cánh tay phải dựa trên thành ghế chạm xa cừ, cổ tay đeo một vòng cẩm thạch chạm trổ xanh bóng. Bỗng tôi nghe tiếng một người phụ nữ hỏi bằng tiếng Pháp:

- Ông đã được phục vụ chưa?

Nhìn lên, tôi thấy đó là một bà Việt Nam nhưng ăn mặc theo kiểu Âu. Tôi đáp:

- Xin cho món phở.

Tôi để ý trên cổ tay bà ta mang một chiếc vòng cẩm thạch. Bà hỏi tiếp:

- Ông có kêu gì thêm không?

Tôi đáp không và bà quay lại bảo anh bồi ghi món phở mà tôi vừa gọi để mang vào cho đầu bếp. Bà lại hỏi tiếp bằng tiếng Pháp:

- Ông từ đâu đến?

Lúc nầy tôi chẳng ngần ngại trả lời bằng tiếng Việt:

- Từ Paris. Tôi đến làm việc ở Dakar từ gần một tuần nay. Hai ngày nữa tôi sẽ quay lại Paris.

Từ phút đó bà và tôi hàn huyên bằng tiếng Việt và như tôi đoán bà là chủ quán nhưng ngạc nhiên là bà gốc Bắc mà nói giọng Sài Gòn. Ăn xong, bà trao cho tôi một tấm thiệp và mời tôi đến ăn Giao Thừa ở nhà bà trước khi trở lại Paris.

Chiều cuối năm bà đưa xe đến đón tôi tại nhà trọ để về nhà bà ăn Giao Thừa mừng năm mới Kỷ Tỵ. Bà ở khu biệt thự ngoại ô của Dakar. Khi tôi bước vào nhà, hai vợ chồng bà, chồng là người Pháp, niềm nở ra đón. Ngồi ở phòng khách tôi cũng thấy treo trên vách bức ảnh màu lớn của bà cụ đeo chiếc vòng cẩm thạch. Lát sau hai ông bà mời tôi ra vườn sau nhà dùng apéritif. Khu vườn trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới, nhất là chanh xanh, đu đủ và xoài. Bà giới thiệu ông chồng là bác sĩ ở Dakar và hai ông bà sang lập nghiệp ở Sénégal gần 10 năm nay. Nhân dịp đó tôi hỏi bà về tấm ảnh màu treo trên vách ở quán ăn và ở phòng khách là của ai và chiếc vòng cẩm thạch bà đang đeo sao mà giống với chiếc vòng trong hình quá vậy. Bà cho biết đó là hình của bà dì, chị ruột của mẹ bà và chiếc vòng tay (bracelet) mà bà đang đeo là chiếc “vòng tình yêu” (l’anneau de l’amour) rập khuôn của cái vòng tay trong tấm ảnh treo trên tường.

Bà cười và xin lỗi tôi vì có mặt ông chồng người Pháp nên bà phải dùng tiếng Pháp để thuật lại câu chuyện của chiếc vòng tình yêu đó.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv12


Ông bà ngoại của bà ở Hưng Yên và có hai người con gái. Người chị lớn làm thơ ký tòa án và kết hôn sớm với một viên chưởng khế (notaire, notary) người Pháp. Bà ngoại của bà có sắm hai chiếc vòng ngọc thạch giống hệt nhau để tặng cho mỗi cô gái một chiếc khi có chồng. Chưa đầy ba năm sau đám cưới, năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam và người chị lớn theo chồng xuống tàu bỏ xứ sang Pháp. Từ đó, gia đình bà bặt tin của bà dì.

Năm 1955 cả gia đình bà vào Nam, lúc đó bà còn học tiểu học. Xong tiểu học bà được vào trường Marie Curie và sau khi đậu Tú Tài Pháp bà tính đi thi vào Y Khoa nhưng cha bà mất sớm. Để lo cho mẹ, bà cần đi làm sớm và thi vào trường y tá. Khi ra trường bà được nhận vào làm việc ở Bệnh Viện Đồn Đất (Hôpital Grall), trong phòng phẫu thuật vì bà giỏi tiếng Pháp.

Năm 1975 trong cảnh hỗn loạn của Sài Gòn trong những ngày sau 30 tháng 4, mẹ bà dứt khoát biểu bà tìm cách rời xứ, cứ để bà ở lại đừng lo chi cả và mẹ bà đã cởi chiếc vòng ngọc thạch đang đeo trên tay giao cho bà. Bà giấu kỹ chiếc vòng vô giá nầy trong áo quần lót khi giữa đêm tối xuống ghe vượt biển. Chiếc ghe máy chở hai chục người lênh đênh trên biển Đông trong năm ngày, cạn lương thực, nước uống chỉ còn đủ để thấm giọng và phân nửa số người bị đau yếu.

Sáng ngày thứ sáu, mọi người tưởng nằm mơ vì trông thấy bóng một chiếc tàu lớn càng lúc càng tiến gần. Mọi người dùng khăn, giẻ, áo để phất ra hiệu cho tàu thấy. Đó là chiếc tàu Akuna của Hội Médecins du Monde của Bác Sĩ Bernard Kouchner thuê, chạy ngoài khơi dọc theo bờ biển Việt Nam để cứu vớt các “boat people”. Khi lên tàu, bà kể tiếp, mình mẩy hôi hám, mặt mũi bơ phờ đi không muốn nổi. Sau vài ngày được ăn uống và ngủ li bì, bà lấy lại sức và khi được hỏi bà muốn đến định cư xứ nào thì bà trả lời không chần chờ và bằng tiếng Pháp: La France! Bà bày tỏ mong muốn được tình nguyện giúp nhân viên trên tàu trong việc chăm sóc sức khỏe của các thuyền nhân. Ý nguyện của bà được chấp thuận vì bà nói thông thạo tiếng Pháp và từng là y tá.

Từ đó bà được mang áo blouse trắng để giúp các bác sĩ. Đối với một phụ nữ trẻ như bà, chuyện làm đẹp là tất nhiên. Bà đã mang vào cổ tay chiếc vòng ngọc thạch của mẹ bà cho bà nhưng chiếc vòng làm vướng công việc của bà nên mỗi khi vào phòng phẫu thuật bà cởi ra trao cho một bác sĩ trẻ cất vào tủ sắt ... Kể đến đây, bà đưa mắt nhìn ông chồng. Ông bác sĩ cầm tay bà và áp chiếc vòng vào ngực, nhìn bà một cách trìu mến. Ông chồng cười nói: “C’est l’anneau de l’amour (the love ring) ce n’est pas un simple bracelet” (đây là một vòng tình yêu chớ không phải đơn giản là một vòng mang ở cổ tay).

Bà kể tiếp ... Sau khi ở một thời gian ngắn trong trại tị nạn ở Mã Lai, bà được chính phủ Pháp chấp nhận cho định cư ở vùng Bretagne, Tây Bắc nước Pháp. Vị bác sĩ trẻ vẫn tiếp tục phục vụ trên tàu Akuna đi cứu boat people nhưng ông vẫn thường xuyên liên lạc giúp đỡ bà đi học lại để lấy bằng y tá chuyên môn về gây mê. Khi bà học xong thì vị bác sĩ trẻ đó ngưng công tác trên tàu Akuna, trở về vùng Bretagne và hai ông bà làm lễ cưới. Bà tìm được chỗ làm trong một bệnh viện còn ông thì mở phòng mạch riêng. Khi đã ổn định cuộc sống bà nghĩ đến việc xin phép đem mẹ của bà sang Pháp. Kể đến đây bà ứa lệ khi bà nói mẹ bà đã mất trước khi được giấy phép.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv13


Rồi bà nghĩ đến người dì, chị của mẹ bà, qua Pháp từ 1954, đến lúc đó là gần 30 năm rồi và không biết ở đâu? Chồng bà thấy bà không quen với cái lạnh ẩm của vùng Bretagne và ông cũng muốn đi làm việc ở xứ nóng nên hai ông bà đã quyết định di cư qua thủ đô Dakar của xứ Sénégal khi thấy bệnh viện CHUD (Centre Hospitalier Universitaire de Dakar) ở Dakar cần tuyển bác sĩ, y tá. Từ khi đó, hai ông bà đã mua cái biệt thự nầy gần bệnh viện nơi ông bà làm việc.

Câu chuyện được kể đến đây thì người giúp việc ra mời mọi người vào ăn tối. Cùng lúc các khách mời khác, láng giềng của hai ông bà cũng đến. Ông bác sĩ vào lấy một xâu pháo đỏ đem ra treo trên cây xoài trước nhà và tuyên bố ông sẽ đốt pháo để mừng Giao Thừa. Tôi ngạc nhiên hỏi bà vợ của ông, mới có 6 giờ chiều chưa tới 12 giờ đêm sao lại đốt pháo mừng năm mới thì bà trả lời là chồng bà tính theo giờ ở Việt Nam. Hơn nữa tòa thị xã không cho đốt pháo vào lúc nửa đêm. Trong khói pháo còn đang lan tỏa, tất cả nâng ly champagne chúc tụng nhau sức khỏe, may mắn trong năm con Rắn.

Khi ăn xong, bà mời tôi qua ngồi ở bộ ghế trường kỷ cẩn xa cừ để dùng trà và tôi nhận ra cái ghế bà đang ngồi đúng là cái ghế mà dì của bà ngồi trong tấm ảnh treo ở trên vách. Trong lúc đó chồng bà và các ông bà láng giềng chơi bài trong phòng đọc sách bên cạnh. Bà bưng tách trà nóng, nhìn lên tấm ảnh của bà dì và kể tiếp, lần nầy bà kể bằng tiếng Việt.

Một hôm, bệnh viện nơi hai vợ chồng ông bà làm việc nhận một bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp. Chồng bà đến chẩn bệnh thì thấy đây là một bà cụ người Á Đông, đi trượt ngã có thể bị lọi hay gãy xương cườm tay trái. Trước khi chuyển qua khu rọi X quang, tất cả những gì bệnh nhân mang trên tay bị thương đều được lấy ra cất vào một cái hộp trao lại cho bệnh nhân. Chồng bà giật mình khi thấy bà cụ đeo ở cổ tay một vòng cẩm thạch y hệt cái vòng tay của vợ ông. Kết quả rọi X quang cho thấy bà cụ chỉ bị trặc gân, chỉ cần bó bột một thời gian. Chồng bà ghi lại tên và địa chỉ của bệnh nhân và tối đó về kể lại với bà cái vòng tay của bà cụ bệnh nhân.

Bà nói tiếp, khi nhìn thấy tên của bệnh nhân là Mai Arnaud, bà la lên đúng tên Arnaud là tên của ông chưởng khế và Mai là tên của người dì vì ông ngoại của bà đặt tên cho hai đứa con gái là Mai và Đào. Đào là tên của mẹ bà. Khi bà hỏi có ai là thân nhân đi theo bà cụ không thì chồng bà trả lời không. Ngày bà cụ trở lại bệnh viên để tháo băng bột, hai vợ chồng bà sang khu ngoại khoa để gặp bà cụ. Đứng ngoài cửa phòng để đợi y tá tháo gỡ băng bột, bà nhìn chăm bẳm bà cụ với nét mặt như khuôn đúc của mẹ bà.

Khi y tá hoàn tất công việc, thấy tay trái bà cụ cử động được bà chạy nhào vô ôm lấy người dì và thốt lên “Dì ơi!”, rồi bà chỉ biết khóc chứ không nói gì được nữa. Sau phút ngạc nhiên ban đầu, bà dì cũng khóc và bà dì cho biết ông chồng của dì vừa mất hồi năm trước. Hai dì cháu ra ngồi ngoài phòng đợi để đón taxi đưa bà dì về. Bà dì móc trong túi lấy chiếc vòng đựng trong một cái hộp ra đeo vào cổ tay trái. Đợi người dì đeo xong, bà vén tay áo phải của bà lên để chiếc vòng tay của bà nằm kế bên chiếc vòng của bà dì và hai dì cháu cười vui ra mặt. Chứng kiến cảnh đoàn tụ hi hữu nầy, chồng bà nói “Ce sont les anneaux de la réunion” (Đây là các vòng đoàn tụ). Cái quán ăn mà hiện thời bà làm chủ là tài sản của bà dì để lại cho bà sau khi bà dì mất.

Đêm đã khuya, tôi đứng dậy xin phép ra về, cám ơn sự tiếp đãi nồng hậu của hai vợ chồng vị bác sĩ. Câu chuyện trên làm tôi nghĩ đến một loại vòng khác: vòng lẩn quẩn! Hết tan rồi lại hợp, hết hợp rồi lại tan! Quẩn quanh tan hợp chớ màng mà chi.

Xuân đến rồi xuân lại đi. Vui xuân kẻo để xuân thì đi qua.



Chiếc vòng đeo tay Chiecv14


Trần Hữu Chí

Đặc san Khoa Học Saigon Xuân Quý Tỵ 2013

Câu chuyện hay quá. hearts TM  :bong:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Chiếc vòng đeo tay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc vòng đeo tay   Chiếc vòng đeo tay I_icon13Mon 11 Jul 2022, 08:54

hearts tỷ hon
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chiếc vòng đeo tay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc vòng đeo tay   Chiếc vòng đeo tay I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chiếc vòng đeo tay
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIỀU QUÊ (Chiếu Sông Quê)
» Đường luật
» Lời những bài tân vọng cổ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Truyện ngắn-