Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 15:06

5 chữ by Tinh Hoa Today at 14:33

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nhà thờ đầu lâu, xương người.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
vancali96

vancali96

Tổng số bài gửi : 2231
Registration date : 20/07/2009

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà thờ đầu lâu, xương người.   Nhà thờ  đầu lâu, xương người. I_icon13Thu 01 Oct 2009, 10:56

Thấy mới tin.

Đến Sedlec Ossuary
(Kostnice Sedlec) - một nhà thờ Thiên chúa giáo tại Sedlec, Cộng hòa
Séc - bạn sẽ nổi hết gai ốc khi chiêm ngưỡng từng cây đèn chùm, đồ
trang trí... làm từ đầu lâu, xương người.





Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church21




Nhà nguyện Sedlec Ossuary là địa danh vô cùng nổi tiếng bởi
những đồ trang trí nội thất kì lạ của nó. Không giống như các nhà thờ
khác thích sử dụng tranh ảnh tôn giáo và những đồ kim hoàn tôn giáo để
trang trí, thay vào đó, nguyện đường Sedlec Ossuary đã sử dụng khoảng
40.000 đến 70.000... chiếc xương người.


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church19


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church3


Được xây dựng đặc biệt như một chỗ để hài cốt vào năm 1400,
những kiểu trang trí rùng rợn được tiến hành vào năm 1870, khi gia đình
Schwarzenberg thuê một người thợ chạm khắc gỗ để sắp xếp tất cả đống xương theo thứ tự.


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church20


Có 4 đống xương khổng lồ hình dạng như cái chuông ở mỗi góc của
nhà thờ, một đèn treo nhiều ngọn lớn bao gồm ít nhất một khúc xương của
cơ thể người ở trung tâm của nhà thờ, và một chữ ký của nghệ sĩ thực
hiện "công trình nghệ thuật xương" này.
Quang cảnh bên trong nhà thờ...


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church1


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church4


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church5


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church6


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church7


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church8


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church9


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church10


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church11


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church12


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church13


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church14


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church15


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church16


Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church17

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 081229CL1bone-church18



____________ _________ _________ _________ _________ _________ _


Theo
truyền thống,cứ hễ vào đầu mùa thu hàng năm,cộng đồng người hoa sống
trên đảo Phuket thuộc lãnh thổ Thái Lan lại tổ chức lễ hội ăn kiêng (Vegetarian Festival) để tôn vinh lòng thành kính đối với đức quyền năng.

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193296_MAIN16

Một trong những hoạt động được nhiều người trông đợi nhất đó chính là phần lễ hành xác
của hơn 100 thanh niên trai tráng nhằm chứng minh sự can đảm sẵn sàng hy sinh và sùng bái tôn giáo của mình.

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193282_MAIN2

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193283_MAIN3

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193284_MAIN4

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193285_MAIN5

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193286_MAIN6

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193288_MAIN8

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193289_MAIN9

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193290_MAIN10

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193291_MAIN11

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193293_MAIN13

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193292_MAIN12

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193294_MAIN14

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193295_MAIN15

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Vtc_193297_MAIN17
Về Đầu Trang Go down
vancali96

vancali96

Tổng số bài gửi : 2231
Registration date : 20/07/2009

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà thờ đầu lâu, xương người.   Nhà thờ  đầu lâu, xương người. I_icon13Sun 18 Oct 2009, 06:59

Già sao cho… sướng?


Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Già
thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng.
Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín
cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.

Cái
sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín
cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái
sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm
mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày
nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như
những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén
lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan
sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân
Hương:



"Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già xồng xộc nó thì theo sau!”.



lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là
tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi
người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất!

Tuy
vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ
thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn
thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm
thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải
quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:


* Một là thiếu bạn!

Nhìn
qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ
nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!
Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như


“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!”.

Người già
chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một
lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc
bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để
giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng
tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có
dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn”
người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết
quả và làm… môi giới… Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ
thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng
chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy viễn tướng công mà còn
phải than:


Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi đựơc
Làm được tao làm đã lắm khi…
Nguyễn Công Trứ

Rồi
họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ
tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu
đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai
lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương
tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích,
đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ
hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu
huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra
DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ
lại, trẻ không ngờ!… Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong
lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm
xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho
các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết
kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ!


* Cái thiếu thứ hai là thiếu… ăn!

Thực vậy.
Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến … cho nhiều thức
ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng
ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi,
lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt
là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần
kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng
khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!

Nhưng
các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem
quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn
uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử:


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…”
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì
ăn mệt ngủ liền…)

Trần Nhân Tông

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình!
Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng
nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày
một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ
thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao.
Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm
sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là
đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc.
Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!

Cũng
cần có sự hào hứng, sảng khóai, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo
phải biết … giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn
chớ không chỉ từ bao tử.


* Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động!

Già
thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời
ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ,
dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” (TCS)!

Bác
sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá
sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả,
phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa
người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt
ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it
or lose it! ” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài
cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

Không
cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu
thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng
có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi… Từ từ và đều đều…
Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được!

Nguyên
tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy
Phật cũng phải đúng …kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ
thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là
yoga, dưỡng sinh… ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại.
Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết đựơc “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy!
Về Đầu Trang Go down
Bảo Loan



Tổng số bài gửi : 26
Registration date : 28/08/2009

Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà thờ đầu lâu, xương người.   Nhà thờ  đầu lâu, xương người. I_icon13Sun 25 Oct 2009, 23:18

Cám ơn bạn về đề tài gài rất hay ///// Nhà thờ  đầu lâu, xương người. 574862
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nhà thờ  đầu lâu, xương người. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà thờ đầu lâu, xương người.   Nhà thờ  đầu lâu, xương người. I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nhà thờ đầu lâu, xương người.
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Chuyện lạ bốn phương, Khám phá-