Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Today at 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Today at 07:21

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:28

7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 20:35

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Yesterday at 20:34

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 07 Sep 2024, 00:18

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7161
Registration date : 01/04/2011

Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn   Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn I_icon13Thu 02 Sep 2021, 07:55


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn

TTO - Những ngày qua, Tuổi Trẻ Online liên tục nhận được những phản ảnh về chi phí lo tang lễ cho người dân mất thông thường và mất vì COVID-19 'leo thang' quá cao.


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-10

Xe cấp cứu đậu hàng dài trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân sáng 5-8, đây là khu vực trước nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa - Ảnh: LÊ PHAN

Có người mất vì COVID-19, khổ càng khổ hơn

Có 3 người thân mất trong vòng 5 ngày gồm cha mẹ và chị gái ruột, ông Nguyễn Tường Quý (51 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) vẫn còn nghẹn ngào khi kể lại câu chuyện.

Khi mẹ và chị gái mất, gia đình đã lo chi phí hậu sự cho mỗi trường hợp khoảng 25 triệu đồng. Đến khi cha ông Quý mất vào ngày 5-8 thì gia đình đã gần như kiệt quệ, không thể lo được nên đành cầu cứu các tổ chức thiện nguyện.

Còn chị Võ Thị Kim (ngụ quận Bình Tân) có bạn là chị Hồ Thị Ngoan vừa mất vì COVID-19 cho biết gia đình chị Ngoan rất khó khăn. Sau khi chị Ngoan mất, cơ sở mai táng báo chi phí lên đến 25 triệu, số tiền này vượt quá khả năng của gia đình.

Chị Kim cho biết hiện tại tro cốt chị Ngoan vẫn chưa được nhận và cũng không biết gia đình phải lo số tiền hậu sự ra sao.

Từ những câu chuyện trên, trong vai có người quen mắc bệnh mãn tính đang hấp hối, phóng viên liên hệ một số cơ sở mai táng để tìm hiểu về vấn đề này. Một cơ sở mai táng tại quận Gò Vấp nghe máy và hỏi dồn "người nhà anh mất vì gì, bệnh thường hay COVD-19, nhà ở đâu?".

Sau khi nắm thông tin là mất vì bệnh thường, người này tiếp tục hỏi gia đình muốn đưa đi liền hay để lại làm đám tang, nếu muốn đem đi hỏa táng liền thì chỉ cho một người thân đi cùng, không được đi nhiều.

"Bữa nay mất thì giá dịch vụ cao đó nha, do công nhân nghỉ hết rồi, nếu đem thiêu thì toàn bộ chi phí khoảng 40 triệu đồng (bao gồm hòm, khâm liệm, các chi phí khác và giá hỏa táng - PV), chi phí này không phát sinh nữa. Còn lúc anh em khâm liệm gia đình có bồi dưỡng thì bồi dưỡng.

Trước đây mất thông thường thì chi phí tầm 30 triệu hoặc hơn chút, do dịch nên giá hòm lên, lò thiêu cũng lên, xe lên, công nhân cũng lên mà vẫn không có người làm nên chi phí đội lên", người này nói.

Cũng theo người này, người mất vì COVID-19 "là hơi mệt đó". Gia đình phải kêu y tế phường tới test, liệm xong phải chờ tại lò thiêu và chờ rất lâu vì khoảng 1,5 giờ mới thiêu xong 1 ca mà thời gian này nhiều trường hợp đợi.

Chi phí trọn gói cho người mất vì COVID-19 thì mắc hơn khoảng 2 triệu. Người mất bình thường thì hôm nay thiêu mai có cốt cho gia đình mang về thờ tự, người mắc vì COVID-19 thì 4 ngày sau chưa chắc đã có.

Tiếp tục liên hệ một cơ sở mai táng tại quận Tân Phú, chủ cơ sở này cho biết đã hết nhiên liệu, nhân công xe cộ cũng không điều được nên chịu khó nhờ cơ sở khác. Một cơ sở khác tại quận 12 khi nghe phóng viên báo có người nhà mất vì COVID-19 thì đã từ chối ngay, cho biết không nhận dù theo tìm hiểu cơ sở mai táng này là một trong những cơ sở nằm trong danh sách Sở Y tế TP cung cấp.

Tiếp tục liên hệ một cơ sở mai táng tại quận 7, chủ cơ sở này nói "hết rồi, hết rồi, không nhận nữa". Khi phóng viên nói có hai ca, một ca mất thường, một ca mất vì COVID-19 rất cần giúp đỡ thì người này hỏi ở đâu.

Sau đó người này cho biết nếu mất vì COVID-19 thì nay nhận mai mới thiêu được. Chi phí toàn bộ 35-40 triệu đồng và thiêu thì chưa biết bao giờ lấy được cốt, không dám hứa.

Người nghèo mất do COVID-19 được TP lo


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-11

Nhờ điều tiết, sáng 6-8 khu vực nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa đã bớt hình ảnh xe cấp cứu đậu hàng dài gây lo lắng cho người dân - Ảnh: LÊ PHAN


Thông tin trên được ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM - khẳng định tại cuộc họp về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 5-8.

Theo đó, TP.HCM sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí cho người nghèo không may qua đời vì mắc COVID-19. Ngân sách TP.HCM sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí từ giai đoạn đưa thi thể người bệnh từ bệnh viện đến nơi hỏa táng và đảm bảo hết toàn bộ chi phí cho người này.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện nay 16 lò hỏa táng tại Bình Hưng Hòa do Công ty Môi trường đô thị phụ trách đang ưu tiên để hỏa táng người mất vì COVID-19.

Số ca mất vì nguyên nhân thông thường sẽ được chuyển về khu vực nghĩa trang Đa Phước để hỏa táng. Tránh trường hợp xe cứu thương ùn ứ gây hoang mang cho người dân, hiện tại phía cơ quan chức năng đã phối hợp với các bệnh viện điều tiết xe từ xa.

Ngoài ra, một số ca mất thông thường sẽ được chuyển về các cơ sở hỏa táng còn lại trên địa bàn thành phố để hỏa táng.

Hiện nay chi phí hỏa táng tại TP.HCM được quy định theo giá nhà nước. Tại Công ty môi trường đô thị giá quy định là 4,2 triệu đồng. Tại một số đơn vị khác giá khoảng 4,5-5 triệu đồng. Còn lại các chi phí vài chục triệu là các dịch vụ kèm theo của các cơ sở mai táng khi lo tang lễ người mất.

LÊ PHAN
(Nguồn: Tuổi Trẻ)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7161
Registration date : 01/04/2011

Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn   Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn I_icon13Thu 02 Sep 2021, 08:11

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển và “Đừng hát trên những xác người”

Bài bình luận của Nguyễn Minh


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-12

Hình minh hoạ: Quan tài chở xác người trong mùa dịch COVID-19 ở TP HCM năm 2021



Tựa đề bài viết “Ép giá xử lý tử thi: Đừng hát trên những xác người” đăng trên báo Pháp luật TP HCM ngày 6/8/2021 là một cú đá dưới thắt lưng vào nghề mai táng ở TP HCM.

Bài viết này nói rằng những cơ sở mai táng ở TP HCM đang làm tiền trên thi thể những người chết vì COVID.

Bài viết dẫn ra một bác sĩ nhắn về “nạn nhà đòn ép giá”, ra giá 45 triệu/tử thi. Không có tiền họ không làm. Xác để đây nửa ngày.

Một trường hợp khác được cho là bạn đọc nhắn kể nhà có hai người chết, cơ sở mai táng báo giá 30 triệu đồng/người, sau khi người nhà năn nỉ hạ giá thì xuống còn 40 triệu đồng/2 người.

Tác giả bài báo cho hay do có mối quan hệ với đủ loại người sau 30 năm làm báo nên đã dùng đến ba ngày để xác minh bằng cách nói chuyện với người quen là chủ nhà đòn, “trao đổi với Chủ tịch Hội nhà báo và nhiều đồng chí có trách nhiệm”, đồng thời yêu cầu nhiều phóng viên vào cuộc.

Người này kết luận: Giá hỏa táng một thi thể ở Bình Hưng Hòa không thay đổi, chỉ là 4,2 triệu/thi thể.

Các công đoạn khác do cơ sở mai táng tư nhân ép giá người nhà khi trả tro cốt khiến cả bệnh viện và Bình Hưng Hòa mang tiếng.

Tác giả cũng so sánh các cơ sở mai táng với “Quạ đen ở nhà xác” và khuyên mọi người hãy tự vấn để nhìn lại khuôn mặt mình trong những ngày gian khó của đất nước và đồng bào.

Bài viết được đăng trong mục Bạn đọc viết.

Như cái tên chuyên mục, mục này dành cho những góp ý của người đọc báo. Nó không phải là diễn đàn của nhà báo chuyên nghiệp.
Vậy, người viết là ai mà có quá trình làm báo 30 năm, lại dễ dàng trao đổi với các chức sắc như Chủ tịch Hội nhà báo “và nhiều đồng chí có trách nhiệm” (lấp ló, nửa giấu nửa khoe thế này mới dễ gây choáng) và lại có quyền “yêu cầu các phóng viên vào cuộc?”

Hóa ra là Nguyễn Đức Hiển.

Phó tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM Nguyễn Đức Hiển, người vừa bị cấp trên trực tiếp xử phạt năm triệu đồng vì hành vi tán phát tin giả.

Nhà báo luôn tự hào có thâm niên hàng chục năm điều tra, ra hẳn sách để dạy điều tra trong nghề báo, luôn khoe là giảng viên trực tiếp dạy môn Điều tra ở trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn, hóa ra lại đi tung tin giả, chưa hề qua bước xác minh nguồn.

Mặc dù đã viết xin lỗi trên trang cá nhân và bị xử phạt, nhưng hình như ông Hiển có thói quen và sở thích đưa tin sai sự thật thì phải.
Bài báo có cái tựa rùng rợn “Hát trên những xác người” là một cú tung tin giả cực đậm.

Trong bài báo nói trên, ông Hiển đưa ra giá hỏa táng 4,2 triệu đồng/tử thi ở Bình Hưng Hòa để so sánh với giá 30 triệu, 45 triệu/tử thi mà cơ sở mai táng đưa ra, sau đó vu họ làm tiền.

Dịch vụ mai táng người chết vì COVID-19 ở TP HCM những ngày qua thực hiện như thế nào?

Với người chết ở bệnh viện (BV), BV sẽ báo cho cơ sở mai táng có hợp đồng để bên này xử lý.

Nhân viên của cơ sở mai táng ăn ngủ tại bệnh viện và lo trọn gói, gồm các việc sau đây:

-Khử khuẩn, tẩm liệm thi thể, quấn nilon tử thi để chống lây nhiễm, sau đó cho thi thể vào một bao kéo kín. Đưa vào quan tài.

-Quấn nilon bao kín quan tài, khử khuẩn quan tài.

-Đưa quan tài đến địa chỉ hỏa táng (TP HCM chỉ định Bình Hưng Hòa đảm nhiệm toàn bộ, các cơ sở hỏa táng tư nhân không làm).

-Thay mặt người thân lấy thông tin người qua đời, đi rửa hình, ép hình, làm lắc (tấm mica dán trên hũ tro cốt ghi tên tuổi, tôn giáo, ngày sinh ngày mất…), chọn hũ đựng tro cốt theo yêu cầu của gia đình (người theo Công giáo chọn hũ có thánh giá, người theo Phật chọn hũ hoa sen, hũ sành sứ hay đá, màu gì..v.v).

-Nhận tro cốt từ Bình Hưng Hòa, vào hũ từng người, đem trả lại gia đình. Lưu ý: Bình Hưng Hòa chỉ hỏa táng chứ không vào hũ và cũng không cung cấp hũ.

Xe chở quan tài chờ 40 tiếng mới đến được cổng Bình Hưng Hòa

Những ngày gần đây, mỗi ngày TP HCM có hơn 300 người qua đời vì COVID, cộng với tất cả những trường hợp qua đời vì bệnh khác trong ngày thường có thể chôn cất thì giờ cũng đều hỏa táng cả. Khả năng của Bình Hưng Hòa vốn chỉ đáp ứng cho nhu cầu ngày thường, bây giờ quá tải trầm trọng.

Lò thiêu quá tải thì tử thi phải xếp hàng chờ đến lượt.

Trong khoảng một tuần nay, xe chở quan tài phải chờ 40 tiếng bên ngoài Bình Hưng Hòa mới đến lượt đưa vào trong.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở mai táng đóng cửa không nhận các ca COVID vì áp lực tâm lý và sợ lây bệnh.

Có những nhân viên (đạo tỳ và lái xe) bỏ việc vì không chịu nổi môi trường chịu áp lực tinh thần quá nặng nề, sợ lây bệnh và quá tải trầm trọng.

Trong bệnh viện, bất cứ giờ  nào cũng có thể có người qua đời vì COVID. Nhân viên cơ sở mai táng phải làm việc bất chấp giờ giấc để tẩm liệm bà con, vì cảnh tượng thi thể trong phòng bệnh nhiều giờ không được tẩm liệm sẽ gây sợ hãi kinh hoàng cho những bệnh nhân khác.

Tuy nhiên, do quá thiếu người nên vẫn xảy ra tình trạng có tử thi không được tẩm liệm kịp thời. Thực tế vô cùng khác với chỉ thị của lãnh đạo thành phố là phải xử lý trong 24 giờ.




Chi phí phát sinh và tăng cao trong mùa dịch

Đầu tiên, cơ sở mai táng phải tốn thêm tiền cho trang bị bảo hộ, khử khuẩn, test âm tính cho toàn bộ nhân viên mỗi ba ngày. Bao gói, quấn tử thi, khử khuẩn tử thi quan tài trong ngoài.

Những ngày gần đây do người chết nhiều hơn hẳn nên nơi đóng quan tài không đóng kịp, cộng với giao thông khó khăn (tài xế cũng phải bảo hộ, test âm tính mỗi 3 ngày), tiền nằm đường chờ do kẹt xe vì phải kiểm tra qua chốt, kéo giá quan tài tăng hơn.

Ngày trước người nhà tự làm ảnh mang tới cho cơ sở mai táng, bây giờ các dịch vụ này đều đóng cửa (dịch vụ in rửa ảnh không phải là thiết yếu). Nhân viên cơ sở mai táng tự đi làm ảnh, in lắc, tuy nhỏ nhưng đều phải tính công cho họ.

Khi đã tẩm liệm xong, phải đưa bà con đến trung tâm hỏa táng.

Số xe ngày thường của các cơ sở mai táng không đủ để đảm đương số lượng tăng đột biến. Hầu hết cơ sở nhỏ phải thuê thêm xe và tài xế. Công việc nguy hiểm và áp lực này, phải trả bao nhiêu để có người chịu làm?

Một ít cơ sở có tiềm lực tài chính thì đi mua thêm xe để có thể hoàn thành được hợp đồng. Một cơ sở mai táng lớn chỉ trong hai tháng nay đã mua liền tù tì thêm bốn chiếc xe, cộng với hai chiếc có sẵn nhưng vẫn không kịp đưa được hết số bà con qua đời ở bệnh viện mà họ đang nhận xử lý. Họ cũng đã đặt mua container lạnh nhưng chưa được duyệt. Trong khi đó, tất nhiên thi thể vẫn tồn ở bệnh viện. Con số này ở vài bệnh viện lớn mà chúng tôi được biết là vài chục người/bệnh viện/ngày.

Trung tâm Bình Hưng Hòa đã phải đưa thi thể vào phòng lạnh bảo quản để chờ hỏa táng. Trên mạng xã hội Việt Nam mấy hôm trước có đoạn clip quay cảnh container lạnh được đưa vào Bình Hưng Hòa. Không rõ chuyện này có đúng thực tế hay không nhưng hôm nay, một chủ trại hòm cho hay bệnh viện 175 đã được báo giá bảo quản thi thể trong container lạnh là 2,2 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực.

Cộng tất cả các chi phí phát sinh như trên, quý vị đã rõ vì sao giá của một dịch vụ tang lễ trong ngày dịch COVID tăng hơn hẳn so với ngày thường.

Số tiền 4,2 triệu đồng cho một ca hỏa táng ở Bình Hưng Hòa không bao gồm hũ cốt. Cơ sở mai táng hiện tại phải bỏ tiền ra cho chi phí này, tổng cộng là 200.000 đ/hũ. Vậy nếu tính đủ, thì chi phí hỏa táng thuần túy là 4,4 triệu chứ không phải 4,2 triệu như có vị lãnh đạo TP HCM đã nói.

Hoặc như trong những bài viết tắc trách, yếu kém về nghiệp vụ ông Nguyễn Đức Hiển đã viết.

Tiền lương cho công việc áp lực và nguy hiểm

Một số chủ cơ sở mai táng cho biết lương tài xế (chỉ ôm tài đến Bình Hưng Hòa rồi quay đầu) hiện tại là 300.000 đ/quan tài. Hiện do số xe xếp hàng quá dài ngoài cổng Bình Hưng Hòa nên lãnh đạo nơi này đã quy định một xe không chở quá năm quan tài.
Các xe của cơ sở mai táng hợp đồng với bệnh viện thường chở bốn quan tài/lần, tiền tài xế là 1,2 triệu đồng/tua (chỉ ngồi trong cabin lái xe).

Còn nếu vào đội, lo toàn bộ tẩm liệm xử lý thi thể và đưa bà con vào Bình Hưng Hòa, tiền công xê xích theo tay nghề. Người mới học việc 1-2 triệu đồng/ngày. Người quen việc, lương 4-6 triệu đồng/ngày.
Chi phí bảo hộ, thuốc khử khuẩn, bao tử thi, trà đóng trong quan tài… khoảng 1 triệu/ca.

Còn nếu cơ sở mai táng phải đi thuê xe, riêng chi phí vận chuyển đi hỏa táng là 5 triệu đồng/quan tài.

Chi phí hiện tại TP HCM chi trả cho mỗi ca qua đời vì COVID là 16,8 triệu đồng. Theo các cơ sở mai táng, chi phí này gói ghém cũng tạm đủ, nhưng phải là cơ sở lớn, có đủ người, kho, xe sẵn… Vì họ còn phải ứng tiền trước trả cho Bình Hưng Hòa xong mới đem hóa đơn về nộp cho bệnh viện và chờ quyết toán. Chủ một cơ sở mai táng lớn nói trên trang cá nhân của mình rằng đã ứng ra vài tỷ đồng nhưng hai tháng nay chưa được quyết toán đến ¼ số tiền đã bỏ ra.

Vì vậy, số cơ sở mai táng đồng ý nhận ký hợp đồng với bệnh viện để xử lý thi hài càng bị hạn chế hơn. Và do cơ sở mai táng là 100% tư nhân nên Nhà nước không thể bắt buộc họ.

Hiểu rõ khó khăn của cơ sở mai táng, một số bệnh viện đã tìm thêm nguồn tài trợ để chi thêm cho cơ sở mai táng 1-2 triệu đồng/ca, để chia lửa với họ.


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-13


Quan tài từ thiện?

Một chi phí khác rất ít người nói là chi phí quan tài.

Khi những người nghèo viết lên mạng xã hội về chi phí mai táng đến vài chục triệu khiến họ không đủ tiền lo cho người thân, có một số người đã muốn tài trợ quan tài từ thiện cho họ. Một số khác đề nghị quan tài giấy carton như một số nước đã làm. Nhưng, với thực tế chờ xếp hàng hỏa táng đến 40 tiếng ở Bình Hưng Hòa, dưới cái nóng của TP HCM, đã có những quan tài gỗ tạp hoặc xử lý không tốt nên bị bung, rò rỉ, thoát khí tử thi ra ngoài… Vì vậy các cơ sở mai táng lớn không dám nhận loại quan tài từ thiện này hoặc các loại quan tài chất lượng kém.

Giá quan tài trung bình hiện tại khoảng 3-4 triệu đồng.

Điểm nghẽn

Điểm nghẽn lớn nhất chính là năng lực xử lý của Trung tâm Bình Hưng Hòa và một số điểm trong chính sách của TP HCM.

16 lò hỏa táng của Bình Hưng Hòa (có thông tin cho biết thực tế là 20-21 lò, thông tin này chưa được xác thực) đang hoạt động hết công suất ngày đêm. Với tình hình này, không thể loại trừ khả năng bị trục trặc trong khi vận hành. Giả sử tình huống không may này xảy ra thì sao?

Việc tăng năng lực hỏa táng đang là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện tại vì tình trạng chờ hàng chục tiếng đồng hồ chiếm nhiều phương tiện và nhân lực (như xe cứu thương, tài xế) nên dành để cấp cứu người bệnh, đồng thời gây áp lực tinh thần tiêu cực trầm trọng cho bệnh nhân và thân nhân người đã mất.

Ngoài phạm vi TP HCM có những cơ sở hỏa táng nào khác? Những nơi này đã được chuẩn bị để liên kết với TP HCM hay chưa?

TP HCM đã nghĩ đến việc lắp đặt hoặc mua thêm các lò năng lượng sạch, kích thước nhỏ, lắp đặt nhanh và dễ, phù hợp với địa hình và vị trí của nhiều địa phương hay chưa?

Khó khăn của các cơ sở mai táng như đã nêu trên, nên được tháo gỡ như thế nào để có thêm nhiều cơ sở mai táng tham gia xử lý hậu sự với các bệnh viện?

Mong rằng lãnh đạo TP HCM nhìn nhận sớm thực tế này. Cần gấp rút tổ chức cuộc họp với các chủ cơ sở mai táng, Trung tâm Bình Hưng Hòa, các trung tâm hỏa táng khác lân cận TP HCM, các nhà khoa học năng lượng, môi trường, các công ty môi trường đã và đang rao bán lò hỏa táng năng lượng sạch, cùng với công an, quân đội nếu cần để lắng nghe các chuyên gia trong ngành nói lên những khó khăn hiện tại của họ và đề ra giải pháp hữu hiệu.

Và lời cuối với ông Nguyễn Đức Hiển

Ông Hiển nên dành thời gian để học tập lại từ đầu nguyên tắc xác thực thông tin và thực hành cái tâm thiện trong hoạt động nghề nghiệp.

Bài viết hết sức yếu kém về nghiệp vụ của ông, sự xa lông không tìm hiểu thực tế trước khi viết, năng lực quá thấp nên không nhìn ra những mâu thuẫn sờ sờ trong bài viết của mình cùng những lời lẽ kết án nặng nề của ông với một ngành nghề dịch vụ quan trọng đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự của họ.

Cạnh đó, nó loan đi những thông tin sai sự thật, dẫn đến sự phẫn nộ của xã hội với họ.

Những thông tin sai sự thật khi được loan tải chính thức trên báo, bởi một Phó tổng biên tập một tờ báo chuyên ngành pháp luật, lại được dùng để “trao đổi với nhiều đồng chí có trách nhiệm” sẽ có thể gây ảnh hưởng sai lệch đến những quyết định chống dịch của TP HCM.

Khi đó, tai hại đó là không thể đo lường.

(Theo RFA)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7161
Registration date : 01/04/2011

Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Xử lý nhóm 'cò' hỏa táng hoạt động bát nháo ở Bình Hưng Hòa   Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn I_icon13Thu 02 Sep 2021, 08:38

Xử lý nhóm 'cò' hỏa táng hoạt động bát nháo ở Bình Hưng Hòa

Trác Rin

Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.Bình Tân phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM theo dõi, điều tra và triệt phá băng nhóm 'cò' hỏa táng ở Bình Hưng Hòa


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-14

Xe cấp cứu của nhóm sang nhượng quan tài đi hỏa táng đang đậu xếp tài vào lò hỏa táng. ẢNH: TRÁC RIN


Đầu tháng 8.2021, Báo Thanh Niên tiếp nhận phản ánh của bạn đọc về nhóm người tụ tập trước Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), xếp hàng lấy số thứ tự, sau đó sang nhượng lại cho xe chở quan tài đến sau hỏa táng trước, thu tiền “cò” gây bát nháo mất trật tự, nguy cơ lây nhiễm Covid-19. PV Thanh Niên vào cuộc xác minh tìm hiểu thì thực tế đúng như nội dung phản ánh của người dân.

Trong lúc đó, Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.Bình Tân phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cũng theo dõi điều tra và triệt phá băng nhóm này tối 10.8.

Hoạt động bất kể ngày đêm

Khoảng 15 giờ 30 ngày 7.8, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nhóm khoảng 8 người tập trung ngay khu vực đối diện cổng chính của Trung tâm hỏa táng (TTHT). Nhóm này đang ngồi ăn uống sau nhiều giờ khiêng quan tài “sang qua, sang lại”. Ngay sau đó, một chiếc xe ba gác chở quan tài xuất hiện thì nhóm thanh niên vội vàng đeo găng tay chuyển chiếc quan tài trên xe ba gác qua xe tải. Sau cuộc giao dịch chớp nhoáng, xe tải chạy vào lại TTHT.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhóm người này hoạt động bất kể ngày đêm. Điển hình, khoảng 21 giờ ngày 7.8, chiếc xe ba gác chạy vào nghĩa trang Bình Hưng Hòa để sang nhượng chiếc quan tài qua xe của nhóm người nói trên. Khoảng 0 giờ ngày 8.8, nhóm khoảng 10 nam thanh niên tập trung trước TTHT. Khi xe cấp cứu chạy qua, nhóm này vẫy tay, ra hiệu cho tài xế biết nếu có nhu cầu sang nhượng quan tài thì dừng lại giao dịch.

“Số quan tài nhóm này chở chủ yếu từ các trại hòm nhỏ, hoặc xe cấp cứu chở 1, 2 quan tài và không muốn bỏ công sức, thời gian ra xếp hàng. Trong khi đó, xe của nhóm sang nhượng đã “cài cắm” khắp nơi nên có thể vào lò nhanh hơn, vì vậy nhiều khách hàng mới có nhu cầu. Tuy nhiên, việc này gián tiếp khiến dịch vụ mai táng mùa dịch bị đội giá”, một tài xế xe cấp cứu nói.


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-15

Ngang nhiên sang nhượng quan tài trước khu vực trung tâm hỏa táng (Q.Bình Tân). Ảnh: Trác Rin


Trưa 10.8, trong vai tài xế xe cấp cứu, chúng tôi tiếp cận nam thanh niên (khoảng 30 tuổi), là thành viên trong nhóm sang nhượng quan tài ở khu vực TTHT Bình Hưng Hòa. “Tôi xếp hàng qua nay nên đuối quá, các anh có nhận sang quan tài không?”, PV hỏi. “Bình thường nếu anh chở quan tài tới đây, chuyển qua để tụi tôi đưa vào lò hỏa táng thì giá là 3 triệu đồng/quan tài. Nếu tụi tôi đi tới địa chỉ nhà người mất để chở, giá là 5 triệu đồng/quan tài”, người này ra giá. Tiếp tục liên hệ với nam thanh niên khác trong băng nhóm này, chúng tôi được báo giá 3 triệu đồng nếu chở đến TTHT. Còn đến nhà đưa quan tài đi hỏa táng là 7 triệu đồng. “Cái quan tài đó đang ở đâu? Nếu đồng ý thì bên tôi sẽ cho xe qua hỗ trợ luôn, giá là 7 triệu đồng”, người này nói. PV Thanh Niên đề cập đến việc thân nhân muốn được hỏa táng sớm, thì người này trả lời: “Cái quan trọng nhất là có chen được hay không. Vì xe tụi tôi là xe bầy (nhiều xe cùng lấy tài). Theo quy trình thì phải xếp hàng đợi lấy tài theo số thứ tự, mà do mình là xe bầy nên có thể chen vô được. Ví dụ nếu anh tự chở xuống phải tự đi tài thứ 10, thì tụi này đi tài cỡ 4 thôi”.

Nam thanh niên này nói thêm, xe ba gác, hoặc xe tang “đơn thân độc mã” thì chỉ đậu ì đó nên xếp hàng rất lâu, còn nhóm nhiều xe của anh ta thường chen lấn, đôn lên trước nên rút ngắn thời gian vào lò hỏa táng khoảng một nửa so với các xe khác.



Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-16

“Cò” ngang nhiên hoạt động trước cổng trung tâm hỏa táng. Ảnh: Trác Rin


Sẽ chấn chỉnh ngay tình trạng này

Ngày 7.8, tiếp xúc với PV Thanh Niên, tài xế xe cấp cứu tên H. (30 tuổi) cho hay những ngày qua, lượng xe chở thi hài về TTHT rất đông, nên tại đây xuất hiện một nhóm khoảng 10 người túc trực, mở dịch vụ “sang nhượng” xác đi hỏa táng. Đáng nói, nhóm này sử dụng nhiều xe cấp cứu, xe tải chở 1 - 2 quan tài, rồi bốc số thứ tự (quy định của TTHT) chờ tài (chờ tới lượt vào lò hỏa táng) cả ngày lẫn đêm. Sau đó, nhóm này tìm cách sang quan tài qua các xe có tài trước, mỗi xe chất nhiều cái, khiến không ít tài xế đến sau phải xếp hàng đợi cả ngày trời mới tới lượt.

Theo tài xế H., lúc xe của nhóm này hoạt động hết công suất thì họ rảo khắp nghĩa trang Bình Hưng Hòa (nằm đối diện TTHT Bình Hưng Hòa), nơi dòng xe đang đậu chờ tới lượt vào lò hỏa táng, nếu phát hiện xe nào còn dư chỗ, nhóm này sẽ bắt chuyện, đề nghị chở thêm quan tài với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/cái tùy kích cỡ, để được hỏa táng trước. “Nhóm này điều nhiều xe đến xếp hàng, kể cả bắt tay với một số tài xế như muốn thao túng lượng xe vào lò hỏa táng. Có lúc, xe của nhóm này còn cố tình chen lấn, giành lượt xếp hàng của xe khác”, anh H. nói.


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-17

Nam thanh niên (áo trắng) ra giá sang nhượng hỏa táng nhanh là 3 triệu đồng/quan tài. Ảnh: Trác Rin


Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Covid-18

Nhóm sang nhượng quan tài đi hỏa táng tập trung ở phía đối diện cổng chính của trung tâm hỏa táng. ẢNH: TRÁC RIN


Về vấn đề này, tài xế tên N. (50 tuổi, ngụ Q.10) bức xúc vì trước nỗi mất mát của nhiều gia đình, do dịch bệnh nên không có thân nhân theo xe đến lò hỏa táng, nên mới xuất hiện tình trạng sang nhượng này. Ông N. cho rằng thấy có bất cập, vì thế mới đây TTHT quy định mỗi xe chỉ chở tối đa 5 quan tài.

Ngày 11.8, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM, cho biết từ phản ánh của báo, đơn vị mới nắm bắt được việc có băng nhóm chuyên sang nhượng quan tài đi hỏa táng. Ngay trong ngày (11.8), ông sẽ liên lạc với chính quyền, công an địa phương, đề nghị hỗ trợ giải quyết triệt để tình trạng này. “Tôi cũng sẽ đề nghị Công an TP.HCM hỗ trợ xử lý. Về nội bộ, tôi sẽ quán triệt xuống TTHT Bình Hưng Hòa, để anh em chấn chỉnh”, ông Nhựt nói.

(Nguồn: THANH NIÊN)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn   Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
»  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
» Tuyệt vọng "tự đầu độc" để chữa Covid, FDA phải van nài
» Covid ở Trung Quốc
» Nhạc chế: Kiếp nghèo thời covid - thư giãn cuối tuần
» Lần đầu tiên Việt Nam loan báo có người chết vì COVID-19
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-