Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:31

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:18

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Tue 03 Sep 2024, 07:50

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

7 chữ by Tinh Hoa Sun 25 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Sun 11 Aug 2024, 22:03

Trụ vững duyên thầy by mytutru Sun 11 Aug 2024, 21:54

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11317
Registration date : 08/08/2009

Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh    Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh  I_icon13Wed 11 Nov 2020, 20:24

Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh  Fb_img44

LÝ THUYẾT VÀ HÀNH ĐỘNG
Bài giảng Sư Toại Khanh
(Trần Trung Hiếu ghi lại)
---
Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này:
Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ.
    Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận.
    Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống.
    Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ.
    Thực đơn (menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.
    Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con.
    Biết mà không dám bày tỏ, là người câm.
    Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc.
    Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người điên.
    Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.
    Những kẻ chống đối này nọ thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối.
    Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; chống mê tín trong khi mình cuồng tín; chống Tư Bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ.
    Không biết gì để nói, là dốt.
    Nói quá chỗ biết của mình, là phét.
    Nói không kiểm chứng, là ẩu.
    Biết không cần thiết mà vẫn nói, là nhảm.
    Biết điều cần thiết mà không nói, là hiểm.
    Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp.
    Mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang.
    Tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy. (trong kinh Pháp Hoa)
Sư Toại Khanh. Chuyện phiếm thầy tu
---------
Coppy của bạn đồng tu
.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11317
Registration date : 08/08/2009

Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Giảng Sư Toại Khanh    Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh  I_icon13Wed 11 Nov 2020, 23:15


Vững Chánh Niệm Khi Cận Tử Nghiệp

KHÔNG AI TRÁNH ĐƯỢC TUỔI GIÀ, BỊNH TẬT, CÁI CHẾT, SỰ MẤT MÁT. MỌI THỨ ĐỀU PHẢI KẾT THÚC.
LÀ ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC PHẬT CÓ HỌC ĐẠO, CHÚNG TA KHÔNG SỐNG TRONG SỰ BI QUAN, SỢ HÃI MÀ PHẢI BIẾT RÕ ĐỂ CÓ SỰ CHUẨN BỊ THẬT TỐT.

Phải thấy và chấp nhận những sự thật đó, không phải để sống bi quan hay sợ hãi hoảng loạn, mà để có những chuẩn bị thật tốt.
Tất thảy những chuyên gia cứu hộ trên hành tinh này, cứu hộ hàng không, cứu hộ hàng hải, cứu hộ đường bộ, nhân viên cứu hỏa hoặc những tai nạn lao động xã hội nói chung, tất thảy chuyên gia cứu hộ họ đều có nhận xét giống nhau, trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh
Các nạn nhân bình tĩnh luôn có cơ hội sống sót cao hơn những người hoảng loạn thiếu bình tĩnh.
Đó là họ không biết đạo.
Họ chỉ nói tới chữ thoát thôi.
Trong đạo mình thêm một điều nữa, bên cạnh cơ hội thoát nạn, nếu không thoát được, thì cơ hội đi lên của người có chuẩn bị nó vẫn cao hơn là người thiếu chuẩn bị.
Là vì mỗi người phải đi đầu thai theo một trong bốn thứ nghiệp sau đây :
* 1- Trọng nghiệp thiện ác - Garukamma
Gồm những nghiệp thiện ác có khả năng mãnh liệt không thể ngăn chặn được bằng bất cứ một nghiệp nào khác và chắc chắn sẽ cho quả Dị Thục ngay đời kế tiếp.
* Trọng nghiệp thiện, là trong đời mình từng làm những việc công đức lớn lao, như cứu mạng nhiều người hay là hộ trì tam bảo bằng những việc làm quan trọng.
* Giúp người đức độ hoặc ủng hộ tam bảo bằng công đức, những Phật sự quan trọng.
* Trọng nghiệp bất thiện là mình làm những tội lỗi giết A-la-hán (arahattaghāta), chia rẽ tăng chúng (sanghabhedana) làm thân Phật chảy máu (lohituppāda), giết cha, giết mẹ.
* 2- Thường nghiệp thiện ác - Acinnakamma
* Là những cái nào mình cứ làm hoài, thí dụ như mình là tiểu thương từ năm 15 tuổi là bắt đầu đứng bán hàng tạp hoá với mẹ, cân đong đo đếm, tính tiền suốt nhiều năm như vậy, cả đời cứ buôn bán hoặc cả đời cứ mò cua bắt ốc buôn gian, bán lận
* cả đời cứ bài bạc nghiện ngập chích hút, cả đời đâm heo thuốc chó lừa thầy phản bạn mãi quốc cầu vinh.
* Cả đời cứ làm những chuyện đó thì gọi là thường nghiệp.
* Cái gì không cần to lắm nhưng mình cứ làm hoài nó cũng có sức mạnh kinh dị.
* 3- Khinh thiểu nghiệp thiện ác -Katattakamma
*Là những nghiệp thiện ác mình làm lai rai, hoặc lâu lâu làm một lần, mà thường khi ta cũng không nhớ đến.
* Thí dụ như đi chùa một tháng đi một lần, ba bốn tháng đi chùa một lần, lâu lâu cũng có móc túi ra làm phước chỗ nhà này chỗ kia, lâu lâu ai rủ đi câu, đi săn, đi đá gà, ai rủ đi nhậu đi đánh bài cũng đi, ai rủ đi từ thiện cũng đi.
* 4- Cận tử nghiệp thiện ác -Maranasannakamma
* Là trước giây phút lâm chung, tâm mình nó leo lét giống như người chết đuối gặp cái gì chụp cái nấy, đó gọi là nghiệp cận tử.
* Đừng coi thường nó, thấy nó yếu nhưng quan trọng lắm.
* Nghiệp cận tử là cái phao cứu sinh hay trái thủy lôi là tuỳ theo mỗi người.
* Trái thủy lôi là loại trái nổ người ta để dưới nước, trên bờ thì mìn lựu đạn là địa lôi, lúc mình chết đuối gặp cái gì chụp cái nấy, nếu mình chụp cái phao thì khỏe nhưng nếu mình chụp nhầm trái thủy lôi thì coi như game over hết phim.
* Nếu ta đã tạo một trong các loại Trọng nghiệp như đã kể thì chính nó sẽ đưa ta đi tái tục ngay kiếp sau ở một cảnh giới tương ứng.
* Trong trường hợp không có Trọng nghiệp thì Cận tử nghiệp là loại nghiệp có sức mạnh thứ hai.
* Nên nhớ Cận tử nghiệp luôn chịu một tác động rất lớn từ Thường nghiệp. Nghĩa là tuỳ thuộc vào thói quen thường ngày mà Cận tử nghiệp kia có đủ mạnh để ảnh hưởng đến việc tái sinh của ta hay không.
* Kinh kể rằng ở Tích Lan ngày xưa có một vị La Hán tên là Sona.
* Thân phụ của ngài cả đời là một thợ săn, về già đi xuất gia sống chung chùa với người con trai.
* Phút cận tử, vị sư già này nhìn thấy Thú tướng địa ngục hiện ra, và dĩ nhiên rất sợ hãi, đem chuyện kể cho con mình là Sona.
* Vị thánh tăng nhờ người khiêng giường của cha đến bên cạnh ngôi đại tháp của chùa và cho trang hoàng ở đó thật nhiều bông hoa, nhang đèn.
* Khi nhà sư già nhìn thấy cảnh tượng này rồi khởi tâm hoan hỷ thì hình ảnh Thú tướng kia lập tức biến mất.
* Thay vào đó là Thú tướng thiên giới và vị sư già được sinh thiên.
* Chuyện thứ hai là vua Tích Lan trên Dutthāgamini.
* Suốt thời bình sinh, vua là một cư sĩ thuần thành rất mực.
* Lần đó, vua bị đảo chánh và phải lẩn trốn trong rừng sâu, hoàn cảnh cực kỳ bi đát, trong tay chỉ còn lại một bát cơm.
* Nhưng vua không muốn ăn một mình, cầm bát cơm mà ông cứ thầm mong nhìn thấy được một tỳ kheo đầu Đà nào đó trong rừng để cúng dường.
* Khi ấy một vị A-La-Hán lục thông đã xuất hiện trước mặt vua, ngay trên hư không.
* Vua mừng rỡ và cúng hết phần cơm cho ngài.
* Sau đó biết vua đang đói, vị A-la-hán lúc này đã đi mất nhưng đã dùng thần thông gởi đến vua một bát cơm đầy qua đường hư không để củng cố niềm tin của vua.
* Về sau cuộc nội loạn chấm dứt, vua lấy lại được ngai vàng và càng hết lòng hộ trì Phật pháp.
* Vua đã cho xây dựng rất nhiều đại tháp để thờ phụng xá lợi Phật.
* Tất cả công đức của vua sau đó đã được ghi lại thành sách, tức là cuốn Thūpavamsa là một trong những sử liệu quan trọng bậc nhất của Phật giáo Tích Lan.
* Sau này, lúc lâm chung, vua được nghe người ta đọc lại bộ sách này và với hồi ức mãnh liệt về chuyện cũ, vua đã sanh về cõi Đâu Suất.
* Nói vậy có nghĩa là có lúc Cận tử nghiệp có thể là những Thường nghiệp được tái hiện trong giờ cận tử.
* Ngài Buddhaghosa có đưa một ví dụ về 4 loại nghiệp trên như sau : Mỗi sáng, khi một chuồng bò được mở cửa thì con bò mạnh nhất hoặc con bò đứng gần cửa nhất sẽ có dịp chạy ra ngoài đầu tiên.
* Con bò mạnh nhất tượng trưng cho Trọng nghiệp.
* Nếu không có con bò này thì con bò gần cửa chuồng nhất (tượng trưng cho Cận tử nghiệp) sẽ là con đầu tiên chạy ra.
* Loại nghiệp thứ ba đứng sau Cận tử nghiệp là Thường nghiệp.
* Và như đã nói loại nghiệp này cũng có thể biến thành Cận tử nghiệp khi được dàn dựng bối cảnh.
* Loại nghiệp yếu nhất đó là Khinh thiểu nghiệp.
* Tuy nói là yếu nhất nhưng đôi khi nó cũng có thể là Cận tử nghiệp để đưa người đi tái sinh.
* Đó là trường hợp của hoàng hậu Mallikā.
* Bà suốt đời là một tín nữ thuần cố đạo tâm, là vị hoàng hậu được sủng ái nhất của vua Ba Tư Nặc (một vị Phật tương lai).
* Chính bà là người đã nghĩ ra buổi cúng dường Vô Song Thí (asadisadāna) đến Đức Phật, nhưng phút lâm chung bà đã không nhớ gì mà chỉ có lòng hối hận vì đã có một lần nói dối gạt vua.
* Chuyện đó chỉ là Khinh thiểu nghiệp nhưng cũng đã trở thành Cận tử để đưa bà xuống địa ngục trong 7 ngày (tính theo thời gian nhân loại ) trước khi sanh về cõi Đâu Suất .
* Ở đây cũng vậy, lúc mình đang chập chờn leo lét cuối đời, lúc đó một lời kinh tiếng kệ nó lọt vào tai biết đâu đó là một gợi ý để mình theo đó mình đi.
* Tôi giảng đề tài ra ngoài bài kinh nhưng rất cần thiết.
* Một vị đệ tử của Đức Phật có học đạo, cho nên biết rõ già bệnh chết không thể nào tránh được, mọi thứ có rồi phải mất đi, mọi thứ đều phải có lúc kết thúc, vị đó thấy rõ biết rõ.
* Nhưng biết rõ không phải sống bi quan, sống sợ hãi mà để có những chuẩn bị thật tốt.
-
Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư )
Simsapa
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Điêu Thuyền: Nghi án và truyền thuyết _ Phạm Xuân Hy
» Tình thơ Phi Khanh
» NHẠC LÊ KHANH
» Tản Đà toàn tập
» Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-