Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một số thành ngữ thông dụng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Mon 12 Aug 2019, 13:34

1. Ông chẳng bà chuộc

Có người nọ đánh rơi viên ngọc quý. Vợ chồng Chẫu Chàng bắt được viên ngọc. Người mất ngọc hay được bèn đến xin chuộc, nhưng hai vợ chồng không có sự nhất trí trong việc này. Thành ra suốt ngày vợ chồng bọn họ cứ “to tiếng” với nhau. Vợ thì một mực “chuộc thì chuộc” (đồng ý cho chuộc), còn chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc” (không cho chuộc). Hai vợ chồng cãi nhau mãi, cuối cùng kiệt sức chết hoá thành loài chẫu chàng.

Tiếng kêu ra rả trái ngược nhau của hai loại chẫu chàng là tiền đề sáng tạo nên câu chuyện về sự bất hoà của vợ chồng Chẫu Chàng. Kèm theo câu chuyện dân gian này là sự ra đời của thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”.

Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

Gần nghĩa với thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”, trong tiếng Việt còn có thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt”. Tuy nhiên thành ngữ này được sử dụng với phạm vi hẹp hơn. Thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” biểu thị sự không ăn khớp nhau, không hiểu nhau, mỗi người nói một nẻo. Sự không ăn khớp nhau ở đây chỉ dừng lại ở phạm vi nhận thức mà nguyên nhân của nó là do không hiểu ý nhau một cách vô ý thức. Ngược lại, ở thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”, sự không ăn khớp nhau được thể hiện ở cả lời nói, ý nghĩ và cả ở việc làm. Sự không ăn khớp này là tất yếu và hoàn toàn có ý thức.

2. Quan xa nha gần

(hoặc Quan thì xa, bản nha thì gần)

Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Rách như tổ đỉa

Thành ngữ rách như tổ đỉa còn có biến thể khác là xác như tổ đỉa. Ý nghĩa và cách dùng dạng thức này không có gì khác biệt.

Theo quan niệm của dân gian, giàu nghèo đều thể hiện ở cơm ăn áo mặc hàng ngày. Vậy mà quần áo đã rách như tổ đỉa ấy, thì làm sao được coi là một kẻ giàu sang phú quý. Thành ra, ý nghĩa thành ngữ rách như tổ đỉa cũng được mở rộng ra và được khái quát hơn để chỉ sự nghèo đói, khổ cực đến cùng kiệt của con người.

Về ý nghĩa, cách hiểu thành ngữ rách như tổ đỉa như vậy là thoả đáng. Song, ở thành ngữ này, tổ đỉa là gì lại cần bàn kĩ cho sáng rõ. Tổ đỉa là cái tổ của con đỉa ở dưới nước với vẻ tớp túa, lỗ chỗ, xác xơ chăng? Giả thiết này không hợp lý, bởi vì “tổ” con đỉa dưới nước thì mấy ai thấy được, quan sát được để làm đối chứng so sánh với các con vật quen thuộc như áo quần, tơi nón,... Hơn nữa, trong tiếng Việt, tổ thường được dùng để chỉ nơi che chắn kín đáo để ở, đẻ và nuôi con của một số loài vật như chim, chuồn, ong, chứ ít nói đến tổ con đỉa. Vậy, hiểu tổ đỉa như trên là không chính xác. Thực ra, tổ đỉa là tên của một loài cây thường mọc ở bờ nước. Lá của tổ đỉa trông có vẻ xơ xác, dễ gây liên tưởng tới sự rách nát lỗ chỗ, tớp túa của một số đồ vật như quần áo, vải vóc... Và, dần dần tổ đỉa cũng góp phần biểu hiện nghĩa khái quát, hàm chỉ sự nghèo đói. Có lẽ nhờ nghĩa này mà trong tiếng Việt, tổ đỉa có thể đi vào thành ngữ nợ như tổ đỉa nữa.

Gần nghĩa với rách như tổ đỉa, trong tiếng Việt còn có rách như tàu lá khô, rách như xơ mướp. Sắc thái ý nghĩa của các thành ngữ này không có sức gợi những ấn tượng mạnh như thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa. Ngoài ra, thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa còn gần nghĩa với xác mồng tơi. Tuy nhiên, thành ngữ xác mồng tơi chỉ thiên về biểu thị ý nghĩa khái quát, tức là hàm chỉ sự nghèo đói, cơ cực chứ không hàm chỉ trạng thái rách nát của vật cụ thể như ở thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa.

4. Rối như mớ bòng bong


Cùng nghĩa với câu thành ngữ này còn có những câu thành ngữ khác như: “rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù, rối như tơ vò”. Câu thành ngữ này, dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối. Hầu như mọi người đều hiểu thống nhất về nghĩa của câu thành ngữ như vậy nhưng bòng bong là gì thì không hẳn ai cũng biết. Có người nói, đó là một loài cây dây leo, thân nhỏ mọc thành bụi nên thường đan xen vào nhau chằng chịt, vì vậy khó có thể tìm được ngọn gốc của từng nhánh cây. Có tác giả cho rằng bòng bong là sản phẩm từ những sợi, xơ tre nứa nhỏ khi người ta vót tre, nứa. Khi vót chúng xoắn xuýt vào nhau thành mớ, bó “mớ bòng bong”. Cách giải thích này xem ra phù hợp hơn vì gần gũi với nội dung “đầu mối” của câu thành ngữ.

5. Ngựa quen đường cũ

Ngựa có khứu giác tốt, nhớ đường đã đi qua.

Với nghĩa đen thì là con ngựa tài tình, giúp chủ tìm lại đường về, đó là do khứu giác. Nghĩa bóng lại chỉ ra rằng: Quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa, cứ lao đầu vào.

Còn có câu: Tật nào vẫn theo chứng ấy; Hổ chết chẳng hết vằn.

Chuyện kể:

Tương truyền Quản Trọng người nước Tề có nghề nuôi ngựa nuôi voi. Ông hiểu tính nết chúng như thể là nói chuyện được với voi với ngựa. Quản Trọng có một chú ngựa đực, ức nở, lông mượt, dáng phi nước kiệu như gió. Ngày ngày, Quản Trọng thường cưỡi nó đi thuyết giáo thiên hạ. Lần ấy, Quản Trọng tìm đến nhà Thấp Bằng bàn chuyện đánh nước Cô Trúc. Đến nhà Thấp Bằng, Quản Trọng thả ngựa ra vườn cho nó gặm cỏ. Trong khi hai chủ nhân bàn chuyện thì con ngực đực nghe tiếng hí cách đấy không xa của con ngựa cái của Thấp Bằng. Ngựa cái vừa cựa mình vào dóng tàu ngựa, vừa hí. Con ngựa của Quản Trọng cũng hí ra điều chào lại. Con ngựa cái kia gại gại đôi chân sau xuống cỏ để tỏ tình. Thế là chúng làm quen với nhau và trở nên thân thiết.

Mấy hôm sau, khi trở lại nhà rồi con ngựa của Quản Trọng nhớ bạn, nhân lúc được thả thong dong ngoài vườn, nó mới vượt đường xa, tranh thủ đến thăm bạn ngựa cái của nó. Đường cát trắng phau, không có dấu chân đi, mặc dù con ngựa mới chỉ một lần theo chủ, nhưng nó như đã quen thuộc lắm, cứ phăng phăng một lèo tìm đến nơi.

Con ngựa cái của Thấp Bằng thấy bạn ngựa đến thì vui mừng, hí lên mấy tiếng, như có ý hỏi: “Làm sao mà anh biết đường”. Ngựa đực lấy chân cào cào xuống cỏ cũng như muốn trả lời rằng: “Ấy là giống ngựa nhà ta một lần là quen đường cũ”. Gặp bạn, quyến luyến nhưng cũng phải trở về với chủ. Khi nó về đến nơi, biết vậy, Quản Trọng không trách nó mà còn khen nó.

- Quả là mày có tình có nghĩa.

Quản Trọng cùng Thấp Bằng dựng cờ theo Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Trận mạc xông pha, hết Nam lại Bắc. Khi đi là mùa Xuân, khi trở về đã chuyển mùa Đông, tuyết rơi xoá hết đường cũ, khiến Quản Trọng và Thấp Bằng không còn nhớ đường về, lang thang nơi rừng sâu tuyết thẳm.

Bỗng Quản Trọng nhớ lại lần ấy, con ngựa của mình tìm đường đến con ngựa cái của Thấp Bằng mới cho rằng chỉ có con ngựa mới tìm được đường, bèn nói với nó:

- Trí nhớ của mày tốt, mày hãy đưa chúng tao về chốn cũ.

Con ngựa như hiểu ý, nó hí lên vài tiếng. Quản Trọng cho thả ngựa ra, con ngựa ung dung thong thả lên đường. Đoàn quân theo sau con ngựa đi vòng qua các khe sâu, rừng thẳm, tuyết dầy tìm được đường về nước. Đoàn người thoát khỏi cảnh lưu lạc, mới nói với Quản Trọng:

- Quả thật, nếu không có ngựa của ngài quen đường cũ, thì chúng ta đâu được như hôm nay.

(Theo “Cổ học tinh hoa” tác giả Nguyễn Văn Ngọc)

6. Chạy như cờ lông công

Cờ là biểu tượng cho một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức, một ngành nghề thậm chí còn là tín hiệu cho một mệnh lệnh. Cờ thường được làm bằng vải, nhưng cũng có khi bằng lông chim, lông thú, đôi khi còn được làm bằng cành cây giống như cờ bằng bông lau của Đinh Bộ Lĩnh ngày trước.

Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc.

Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng các vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin còn được sử dụng các phương tiện giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa...

Nhưng ngày xưa, công việc này chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hoả tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Người đời nhìn thấy cờ hiệu lông công của những người lính trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tưởi, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người cả ngựa đều đẫm mồ hôi. Công văn vừa chuyển đi, lại có công văn đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những cờ hiệu lông công. Vì vậy, “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”.

Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược chạy xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hoá nặng nhọc gì, với con mắt người đời đấy là một việc làm không cần thiết. Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan gì đến họ.

Có thể vì lẽ đó mà thành ngữ “chạy như cờ lông công” còn có một sắc thái nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.

7. Cạn tàu ráo máng

Thoạt tiên, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác. Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa. Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng).

Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn tàu ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức. Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn.

8. Cà cuống chết đến đít còn cay

Cà cuống, tên khoa học là belortone indica là một giống côn trùng thuộc bộ cánh nửa (nửa cứng, nửa mềm), mình dẹt và sống trong nước hoặc nửa nước nửa cạn như ruộng lúa. Ở con đực, cơ thể có chứa tinh dầu trong đôi tuyến đặc biệt nằm ở khoang bụng dưới phía đuôi. Chất tinh dầu này, tên hoá học là veleriant amil, không độc, có vị cay mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị trong bữa ăn của người Việt Nam ta, nhất là ở nông thôn, trong mùa gặt hái.

Theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên nói về một thực tế là: con cà cuống cho dù chết thì ở đằng đuôi (đít) chất cay của tinh dầu quý kia vẫn còn. Song, trong đời sống tiếng Việt, câu thành ngữ trên không dùng với nghĩa đen, chỉ dùng với nghĩa bóng: nó chỉ những kẻ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình.

Vì sao câu thành ngữ có nghĩa như trên? Suy nghĩ kỹ tìm ra được câu trả lời khá lý thú là: quá trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ trên chính là quá trình sáng tạo tinh tế trong cách dùng từ và lối chơi chữ đồng âm của dân gian. Thật thế, câu thành ngữ khởi thuỷ là dựa vào một hiện tượng có thật: cà cuống - chết – đít còn cay. Thế rồi dân gian chỉ thêm vào giữa các từ của câu tiếng Việt miêu tả hiện tượng ấy một chữ đến mà làm thay đổi cục diện của thế trận ngôn từ: cà cuống chết (đến) đít còn cay. Tự nhiên, các chữ khô cứng của phán đoán miêu tả hiện thực cà cuống - chết – đít còn cay như động đậy, sống dậy, có hồn và chắp dính với nhau theo một mạch liên kết, một “hoá trị” khác: cà cuống - chết đến đít – còn cay: Rõ ràng là ở đây không nói chuyện về con cà cuống nữa, mà đã có chuyện về nhân sinh, về con người, ở chỗ “chết đến đít – còn cay”. “Chết đến đít là cách nói quen thuộc của dân gian diễn tả sự nguy ngập, khó tránh khỏi, ở đây là “sự thất bại” “sự sai trái” đối lập với “phải” và cay ở đây không phải là “vị cay” nữa mà là “cay cú” ăn thua. Sự phối hợp giữa các thành viên (từ) trong thế trận ngôn từ cùng với sự chơi chữ đã đem lại cho câu thành ngữ trên một hiệu quả bất ngờ. Và lập tức nó được hiểu theo nghĩa bóng mà thôi, như ta đã biết.

Câu thành ngữ trên còn được dùng ở dạng biến thể khác là: “Cà cuống chết đến ức còn cay”. Có lẽ, đó là do người ta tưởng lầm rằng tuyến cay của cà cuống ở trên ức nó. Tuy nhiên, cách nói thứ hai nhẹ hơn, kém sâu cay hơn trong việc lột tả ý nghĩa đã nêu.

9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.

10. Bợm già mắc bẫy cò ke

Cò ke là một loại thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo có tên khoa học là Grewiea astropelata và loài thân đứng có tên là Grewia paniculata. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.

Bẫy cò ke có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nếu chim đã chui đầu vào ăn mồi (ăn quả cò ke) thì đều bị cần bật đập gẫy cổ chết ngay. Vì vậy mà khi chim đã bị “mắc bẫy cò ke” thì khó lòng thoát chết.

Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.

Trong câu tục ngữ “Bợm già mắc bẫy cò ke” có một sự đối lập thú vị: Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường! Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng phải bó tay Tục ngữ này phản ảnh một thực trạng xã hội: Những kẻ dù có anh hùng, ngang dọc mà chủ quan thì cũng có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.

(Sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Mon 12 Aug 2019, 14:19

Trà Mi đã viết:


9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.


(Sưu tầm)

Vạ không phải là tai vạ. Vạ là số tiền (đòi) bồi thường: ăn vạ, nằm vạ, bắt vạ, phạt vạ...

_________________________
Một số thành ngữ thông dụng Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Mon 12 Aug 2019, 20:58

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:


9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.


(Sưu tầm)

Vạ không phải là tai vạ. Vạ là số tiền (đòi) bồi thường: ăn vạ, nằm vạ, bắt vạ, phạt vạ...

Thưa thầy đây có đúng là tai vạ hông ạ?

TAI BAY VẠ GIÓ là tai họa do bên ngoài đưa tới bất ngờ, oan uổng. ''Tai bay vạ gió'' là câu thành ngữ có thể bắt nguồn từ câu ''cháy thành vạ lây'' của Trung Hoa.
CHÁY THÀNH VẠ LÂY (Tai Bay vạ gió)

Chẳng biết tự bao giờ, chẳng biết ở nơi đâu, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng một sự kiện dường như đích thực, ấy là ở một thành luỹ nào đó, bỗng nhiên bị hoả hoạn, nhà cửa, thành quách bốc cháy rừng rực. May mắn thay, xung quanh thành là những ao chứa đầy nước. Thế là người đến chữa cháy đã múc nước từ ao đổ vào đám lửa. Khi những ngọn lửa quái ác được dập tắt thì các ao hồ cũng cạn nước, cá tôm đều phải nằm phơi mình. Người đến chữa cháy, rồi người đi đường đổ xuống ao bắt cá. Các chú cá vì cháy thành mà bị vạ lây là như vậy!

Nhiều người xác nhận sự kiện này xảy ra là ở bên Trung Quốc. Bằng cớ là ngạn ngữ TQ có câu “Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư” nghĩa là “Cửa thành bị cháy, tai hoạ lây cả cá”. Vậy thành ngữ “Cháy thành vạ lây” là kết quả của sự chuyển dịch và rút gọn của câu ngạn ngữ này.

Dẫu gốc tích thế nào, trong Tiếng Việt, thành ngữ “Tai bay vạ gió ” cũng được sử dụng để nói tới những tai họa bên ngoài đưa đến một cách oan uổng.

“Thực là bởi tại phú ông
Chúng tôi quả thực cháy thành vạ lây”
(Tống Trân Cúc Hoa)

Nguồn siêu tầm hông rõ tác giả
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Tue 13 Aug 2019, 11:39

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:


9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.


(Sưu tầm)

Vạ không phải là tai vạ. Vạ là số tiền (đòi) bồi thường: ăn vạ, nằm vạ, bắt vạ, phạt vạ...

Thưa thầy đây có đúng là tai vạ hông ạ?

TAI BAY VẠ GIÓ là tai họa do bên ngoài đưa tới bất ngờ, oan uổng. ''Tai bay vạ gió'' là câu thành ngữ có thể bắt nguồn từ câu ''cháy thành vạ lây'' của Trung Hoa.
CHÁY THÀNH VẠ LÂY (Tai Bay vạ gió)

Chẳng biết tự bao giờ, chẳng biết ở nơi đâu, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng một sự kiện dường như đích thực, ấy là ở một thành luỹ nào đó, bỗng nhiên bị hoả hoạn, nhà cửa, thành quách bốc cháy rừng rực. May mắn thay, xung quanh thành là những ao chứa đầy nước. Thế là người đến chữa cháy đã múc nước từ ao đổ vào đám lửa. Khi những ngọn lửa quái ác được dập tắt thì các ao hồ cũng cạn nước, cá tôm đều phải nằm phơi mình. Người đến chữa cháy, rồi người đi đường đổ xuống ao bắt cá. Các chú cá vì cháy thành mà bị vạ lây là như vậy!

Nhiều người xác nhận sự kiện này xảy ra là ở bên Trung Quốc. Bằng cớ là ngạn ngữ TQ có câu “Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư” nghĩa là “Cửa thành bị cháy, tai hoạ lây cả cá”. Vậy thành ngữ “Cháy thành vạ lây” là kết quả của sự chuyển dịch và rút gọn của câu ngạn ngữ này.

Dẫu gốc tích thế nào, trong Tiếng Việt, thành ngữ “Tai bay vạ gió ” cũng được sử dụng để nói tới những tai họa bên ngoài đưa đến một cách oan uổng.

“Thực là bởi tại phú ông
Chúng tôi quả thực cháy thành vạ lây”
(Tống Trân Cúc Hoa)

Nguồn siêu tầm hông rõ tác giả

Tai bay vạ gió:

chính ra là tai bay vạ gửi (gởi) hay tai bay hoạ gửi (gởi)

Tai là tai ách, hoạ là điều tổn hại. Tai bay hoạ gửi: tai ách bay đến, hoạ hại gửi vào, ý nói tai hoạ đến một cách thình lình, vô can mà phải nhận lãnh (Thành Ngữ và Điển Tích trong Thi Văn Việt Nam - Thiên Vân Quách Văn Hoà).

Thành ngữ tiếng Việt thường có cấu tạo đối, tai và hoạ (vạ) đều là danh từ, bay và gửi là động từ, còn gió là danh từ nên không cân xứng. Có lẽ là do người nào đó dùng sai, với nghĩa là tai vạ do gió mang lại. Lâu ngày thành quen.

Mấy thu dư ân đội nghĩa mang
Nay một phút tai bay hoạ gửi
(Nhạc Hoa Linh)


Tai bay hoạ gửi, mặc dù gần giống nhưng không hẳn đồng nghĩa với thành ngữ Cháy thành vạ lây bắt nguồn từ ngạn ngữ Trung Hoa "Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư". Trì là hào nước đào quanh thành để bảo vệ thành vì thế người ta thường gọi "thành trì". Thành làm bằng đất đá không thể bỗng nhiên cháy, chỉ cửa thành bằng gỗ mới bắt lửa được. Cửa thành cháy quân dân phải múc nước dưới hào lên dập lửa chữa cháy. Nước cạn thì cá dưới hào cũng bị chết oan (vì thiếu nước hoặc bị người ta bắt).


(có biết truyện Tống Trân Cúc Hoa hôn mà quote?)   :whisper:



 Cháy thành vạ lây còn có ý tương tự với câu tục ngữ : Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết!  :jj:

_________________________
Một số thành ngữ thông dụng Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 07:31

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:


9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.


(Sưu tầm)

Vạ không phải là tai vạ. Vạ là số tiền (đòi) bồi thường: ăn vạ, nằm vạ, bắt vạ, phạt vạ...

Thưa thầy đây có đúng là tai vạ hông ạ?

TAI BAY VẠ GIÓ là tai họa do bên ngoài đưa tới bất ngờ, oan uổng. ''Tai bay vạ gió'' là câu thành ngữ có thể bắt nguồn từ câu ''cháy thành vạ lây'' của Trung Hoa.
CHÁY THÀNH VẠ LÂY (Tai Bay vạ gió)

Chẳng biết tự bao giờ, chẳng biết ở nơi đâu, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng một sự kiện dường như đích thực, ấy là ở một thành luỹ nào đó, bỗng nhiên bị hoả hoạn, nhà cửa, thành quách bốc cháy rừng rực. May mắn thay, xung quanh thành là những ao chứa đầy nước. Thế là người đến chữa cháy đã múc nước từ ao đổ vào đám lửa. Khi những ngọn lửa quái ác được dập tắt thì các ao hồ cũng cạn nước, cá tôm đều phải nằm phơi mình. Người đến chữa cháy, rồi người đi đường đổ xuống ao bắt cá. Các chú cá vì cháy thành mà bị vạ lây là như vậy!

Nhiều người xác nhận sự kiện này xảy ra là ở bên Trung Quốc. Bằng cớ là ngạn ngữ TQ có câu “Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư” nghĩa là “Cửa thành bị cháy, tai hoạ lây cả cá”. Vậy thành ngữ “Cháy thành vạ lây” là kết quả của sự chuyển dịch và rút gọn của câu ngạn ngữ này.

Dẫu gốc tích thế nào, trong Tiếng Việt, thành ngữ “Tai bay vạ gió ” cũng được sử dụng để nói tới những tai họa bên ngoài đưa đến một cách oan uổng.

“Thực là bởi tại phú ông
Chúng tôi quả thực cháy thành vạ lây”
(Tống Trân Cúc Hoa)

Nguồn siêu tầm hông rõ tác giả

cám ơn tỷ tham gia  hon
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 07:33

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:


9. Chờ được vạ thì má đã sưng

Được vạ thì má đã sưng hoặc còn nói là Chờ được vạ thì má đã sưng: Chỉ một sự việc đến khi được làm sáng tỏ, thì dù đúng dù sai thế nào, phần đúng ở đây, có thể là người nào đó đúng, bên nào đó đúng, sự thể nào đó đúng, thì cũng đã phải chịu thiệt thòi, mất mát, hoặc đau đớn rất lớn mà không ai muốn, cho dù kết quả đã hoặc sẽ được sáng tỏ.

Vạ: Là những tai vạ, ý nói những sự việc xấu.

Được vạ (hoặc Chờ được vạ): Ở đây là cách nói ngắn gọn, đầy đủ là phải Được bắt vạ, Chờ được bắt vạ, tức là Được bắt đền, được minh oan, được làm sáng tỏ, được cuộc, được kiện, được công nhận là đúng, được bồi thường v.v...

Má đã sưng: Đã phải gánh chịu những thiệt hại, tổn thất, đau đớn.

Nhưng ngoài ra, thì cũng có ý kiến cho rằng câu này nguyên gốc ban đầu của nó phải là "Chờ được mạ thì má đã sưng", mạ (tiếng địa phương) có nghĩa là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì thành ra khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành dị bản: "Chờ được vạ, má đã sưng". Nhưng nói là "vạ" thì về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi, xuôi theo cách giải thích "Được vạ thì má đã sưng" như phần trên đầu. Nên ngày này người ta dùng câu "Được vạ thì má đã sưng". Và thành ngữ này thường dùng trong trường hợp có chuyện "được thua", ví dụ như trong xử kiện.


(Sưu tầm)

Vạ không phải là tai vạ. Vạ là số tiền (đòi) bồi thường: ăn vạ, nằm vạ, bắt vạ, phạt vạ...

Thưa thầy đây có đúng là tai vạ hông ạ?

TAI BAY VẠ GIÓ là tai họa do bên ngoài đưa tới bất ngờ, oan uổng. ''Tai bay vạ gió'' là câu thành ngữ có thể bắt nguồn từ câu ''cháy thành vạ lây'' của Trung Hoa.
CHÁY THÀNH VẠ LÂY (Tai Bay vạ gió)

Chẳng biết tự bao giờ, chẳng biết ở nơi đâu, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng một sự kiện dường như đích thực, ấy là ở một thành luỹ nào đó, bỗng nhiên bị hoả hoạn, nhà cửa, thành quách bốc cháy rừng rực. May mắn thay, xung quanh thành là những ao chứa đầy nước. Thế là người đến chữa cháy đã múc nước từ ao đổ vào đám lửa. Khi những ngọn lửa quái ác được dập tắt thì các ao hồ cũng cạn nước, cá tôm đều phải nằm phơi mình. Người đến chữa cháy, rồi người đi đường đổ xuống ao bắt cá. Các chú cá vì cháy thành mà bị vạ lây là như vậy!

Nhiều người xác nhận sự kiện này xảy ra là ở bên Trung Quốc. Bằng cớ là ngạn ngữ TQ có câu “Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư” nghĩa là “Cửa thành bị cháy, tai hoạ lây cả cá”. Vậy thành ngữ “Cháy thành vạ lây” là kết quả của sự chuyển dịch và rút gọn của câu ngạn ngữ này.

Dẫu gốc tích thế nào, trong Tiếng Việt, thành ngữ “Tai bay vạ gió ” cũng được sử dụng để nói tới những tai họa bên ngoài đưa đến một cách oan uổng.

“Thực là bởi tại phú ông
Chúng tôi quả thực cháy thành vạ lây”
(Tống Trân Cúc Hoa)

Nguồn siêu tầm hông rõ tác giả

Tai bay vạ gió:

chính ra là tai bay vạ gửi (gởi) hay tai bay hoạ gửi (gởi)

Tai là tai ách, hoạ là điều tổn hại. Tai bay hoạ gửi: tai ách bay đến, hoạ hại gửi vào, ý nói tai hoạ đến một cách thình lình, vô can mà phải nhận lãnh (Thành Ngữ và Điển Tích trong Thi Văn Việt Nam - Thiên Vân Quách Văn Hoà).

Thành ngữ tiếng Việt thường có cấu tạo đối, tai và hoạ (vạ) đều là danh từ, bay và gửi là động từ, còn gió là danh từ nên không cân xứng. Có lẽ là do người nào đó dùng sai, với nghĩa là tai vạ do gió mang lại. Lâu ngày thành quen.

Mấy thu dư ân đội nghĩa mang
Nay một phút tai bay hoạ gửi
(Nhạc Hoa Linh)


Tai bay hoạ gửi, mặc dù gần giống nhưng không hẳn đồng nghĩa với thành ngữ Cháy thành vạ lây bắt nguồn từ ngạn ngữ Trung Hoa "Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư". Trì là hào nước đào quanh thành để bảo vệ thành vì thế người ta thường gọi "thành trì". Thành làm bằng đất đá không thể bỗng nhiên cháy, chỉ cửa thành bằng gỗ mới bắt lửa được. Cửa thành cháy quân dân phải múc nước dưới hào lên dập lửa chữa cháy. Nước cạn thì cá dưới hào cũng bị chết oan (vì thiếu nước hoặc bị người ta bắt).


(có biết truyện Tống Trân Cúc Hoa hôn mà quote?)   :whisper:



 Cháy thành vạ lây còn có ý tương tự với câu tục ngữ : Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết!  :jj:

cám ơn thầy giải thích rõ thêm, thầy kể truyện Tống Trân Cúc Hoa cho mọi người nghe đi thầy   pls
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 09:10


11. Oan Thị Kính


“Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãi bày được.

Thị Kính nguyên kiếp trước là đàn ông, tu hành đắc đạo sắp thành Phật; nhưng Phật Thích-Ca muốn thử lòng, mới bắt đầu thai xuống làm một cô gái nghèo nhà họ Mãng, chịu nhiều cảnh oan khổ. Lớn lên, Thị Kính lấy chồng học trò tên là Sùng Thiện Sĩ. Một đêm chồng học quá khuya, ngủ thiếp đi, vợ ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu mọc ngược, sợ là điềm gở, sẵn có dao cầm tay nên toan cắt đi. Chồng giật mình tỉnh dậy, tưởng vợ có bụng hại mình, liền hô hoán lên. Cha mẹ chồng chạy tới, một mực gán cho Thị Kính tội mưu sát chồng.

Nàng bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ.  Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá Thị Kính bèn giả trai đến tu ở chùa Vân (Vân Tự), được đặt pháp danh là Kính Tâm.

Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Trong vùng có Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ đa tình. Cô này lên chùa thấy chú tiểu Kính Tâm liền đem lòng say đắm. Bị Thị Mầu nhiều lần trêu ghẹo, nhưng trước sau Kính Tâm vẫn làm ngơ cự tuyệt. Không nén được lòng ham muốn, Thị Mầu có mang với người đầy tớ. Bị hào lý trong làng tra hỏi, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Vì thế Kính Tâm bị sư cụ phạt, đuổi ra trú ở tam quan (cổng chùa).

Đến ngày chuyển dạ Thị Mầu sinh một con trai, bèn đem tới cổng chùa "trả" cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Thấy nàng một lòng thương trẻ, ngay cả sư cụ cũng có dạ nghi ngờ đứa bé là con ruột của nàng.

Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.


12. Áo gấm đi đêm

Người giàu mới mặc áo gấm. Ca dao có câu:

“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”


Hơn thế nữa, áo gấm còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Những người học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê (vinh quy bái tổ) đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt, công thành doanh toại của mình trước họ hàng làng nước. Nói "áo gấm mặc về" chính là nói về sự đỗ đạt trong thi cử, một mong ước chính đáng của những người lều chõng đi thi.

“Cũng đừng áy náy lòng quê
Bao giờ áo gấm mặc về mới thôi”

(Phan Trần)

Áo gấm chỉ mặc ban ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Đối với người giàu có, sự rực rỡ của áo gấm phô bày cho thiên hạ biết anh ta thuộc hạng người lắm tiền, nhiều của. Đối với các chàng học trò sau khi thi trở về, áo gấm, mách bảo cho mọi người về sự đỗ đạt của anh ta. Ấy thế mà mặc áo gấm ban đêm, đi trên đường làng thuở trước với khung cảnh tối tăm mù mịt như thế thì ai hay biết, ai phân biệt gấm vóc với các thứ vải khác được. Trong Hán sử có câu “Phú quý bất quy cố hương như cẩm y dạ hành” (Giàu sang mà không trở về quê thì cũng như mặc áo gấm đi đêm).

Thành ngữ này được dùng trong tiếng Việt với hai nghĩa: (1) Của quý mà không dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cũng hoài phí (giống như mặc chiếc áo gấm - loại áo may bằng vải gấm, biểu tượng cho sự giàu sang trước đây mà đi trong đêm thì ai nhìn thấy được, nên nó cũng giống như mọi áo may bằng vải thường khác mà thôi). (2) Lối khoe khoang phô trương sự giàu có một cách kệch cỡm, không phải lối, không tương hợp với hoàn cảnh hay chính con người đó.

Đối lập với "áo gấm đi đêm" là "áo gấm ban ngày":

“Vẻ vang rực rỡ gấm ngày
Ai ai chẳng muốn bạn bầy với tiên”

(Hoa Tiên truyện)


13. Ăn ốc nói mò

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “Ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khản giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của ăn ốc nói mò lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc và nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc và nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào?

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú hoạ, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện - giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” của ăn ốc nói mò đã nêu trên?

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ mò là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ mò là trạng từ (nói mò, đoán mò...). Mò trong ăn ốc nói mò chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc và mò ốc nêu trên là không có lý. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) mò đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?

Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay, ăn măng nói mọc dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; ăn cò nói bay nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau (nói mọc, nói bay), giống như cách nói ăn ốc nói mò. Và vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại các trúc độc đáo rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:

1. Có một “từ” A biểu thị một hiện thực, ví dụ “mọc” trong thành ngữ ăn cò nói bay… ăn măng nói mọc biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.  

2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng theo nguyên tắc:

- Tìm trong ngôn ngữ một từ (B) có quan hệ logic với A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A (theo trật tự AB hoặc BA) hợp với logic nhận thức người bản ngữ. Ví dụ: nếu A là mọc thì B phải là măng (hay trăng, răng...), vì nói măng mọc (hay trăng mọc, răng mọc…) đều có thể quan niệm được. Còn nếu A là bay thì B phải là cò (chim, cờ, lá…bay) vì nói chim bay (cờ bay, lá bay)… đều hợp logic.

- Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến và của hiện thực do B biểu đạt, tìm một hình thức (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, đối với điệp) để tạo thành khuôn của cách nói mới. Chẳng hạn, điều được nói tới trong ăn măng nói mọc (ăn ốc nói mò, ăn cò nói bay,…) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng, do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc có thể là ăn nói, lời lẽ, nói năng…

Vì B là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được, nên người nói đã chọn từ ăn nói trong số các từ trên tương kết với măng mọc. Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới. Cụ thể ăn măng nói mọc được phân tích ra như sau: ăn nói tương kết với măng mọc nhờ luật đối và điệp tạo thành ăn măng nói mọc giống như dân gian đã dùng các từ ong bướm và lả lơi để tạo ra thành ngữ bướm lả ong lơi hoặc dùng các từ đi mây về gió. Ăn cò nói bay và ăn ốc nói mò đều được tạo thành theo con đường nói trên.


14.Sống để dạ chết mang theo

Sống để dạ chết mang theo và các biến thể của nó như sống để bụng chết chôn đi, sống để bụng chết mang theo, sống để dạ chết đem theo... đều phản ánh hai ý nghĩa:

(1) Suốt đời ghi nhớ, khắc sâu vào lòng những tình cảm, những tâm tư nào đó.

(2) Suốt đời giấu kín, gìn giữ những điều bí mật.

Ở ý nghĩa thứ nhất (1), sống để dạ chết mang theo, và các biến thể của nó, trước hết biểu thị sự ghi nhớ ơn nghĩa suốt đời. Lòng căm thù, sự oán hận nhiều khi cũng cần khắc sâu tận đáy lòng, cũng phải sống để bụng chết chôn đi.

Ở ý nghĩa thứ hai (2), sống để dạ chết mang theo và các dạng thức của nó chỉ rõ sự cần thiết của việc giữ gìn bí mật. Gìn giữ những điều cần giấu kín là đòi hỏi nghiêm ngặt “một mình mình biết, một mình mình hay”.

Một điều đáng lưu ý là, nghĩa của toàn thành ngữ dường như dồn gánh nặng về phần đầu của nó “sống để dạ (bụng)". Ở vế này, yếu tố dạ (bụng) có chức năng gợi tả ý nghĩa rất lớn. Bụng (dạ) là nơi thầm kín sâu lắng, ở nơi đó có thể ghi tạc những ơn nghĩa, khắc sâu lòng căm thù, vùi chặt những điều bí mật... Nó là từ “chìa khoá” cho cả vế sống để bụng trong việc biểu thị ý nghĩa, vế thứ hai chỉ có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ thêm ý nghĩa ở vế thứ nhất. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ là ở vế thứ hai có nhiều biến thể khác nhau mà không làm phương hại đến ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Trong thành ngữ này, nhờ sự đối ứng với nhau mà cặp từ “sống... chết” có giá trị biểu hiện ý nghĩa thời gian. Trong quan niệm của nhân dân ta, con người khi chết là đi vào thế giới vĩnh hằng. Sự sống, cái chết được đắp nổi ở hai thế giới kế tiếp nhau. Do vậy, sống để dạ chết mang đi là mãi mãi ghi nhớ, khắc sâu gìn giữ những điều sâu đậm hay bí mật có liên quan tới bản thân mình.


15. Ba chìm bảy nổi

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi.

Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương. Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều lo)...

Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.


16. Chim sa cá lặn

Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc, học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam hoa kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy - chìm vào chốn hang sâu, chim thấy - bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối. Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chu. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

"Mặn mà chìm cá rơi chim"
(Hoa Tiên)


Hay:

"Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa"
(Cung oán ngâm khúc)


Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ. Trong bốn người đẹp Trung Hoa thì trầm ngư gắn liền với Tây Thi (sắc đẹp làm phải chìm), còn lạc nhạn gắn liền với Chiêu Quân (sắc đẹp làm chim mê say quên bay nên rơi).


17. Cái tổ con chuồn chuồn


Óc quan sát thế giới tự nhiên của người Việt  Nam dành khá nhiều cho đời sống và cá tính riêng của con chuồn chuồn. Bởi là, nó gần gũi với con người, trước hết là với trẻ em. Trẻ em thích chơi chuồn chuồn. Thấy chuồn chuồn là giơ tay bắt ngay, nên mới có câu hát:

“Chuồn chuồn có cánh thì bay
Đừng cho thằng bé giơ tay bắt chuồn”


Đối với tuổi nhỏ, chuồn chuồn có mặt như một thứ trò chơi và cũng như bạn bè. Bắt chuồn về cho chuồn chọi nhau; bắt chuồn về, cho chuồn cắn vào rốn, nói là để cho chóng biết bơi. Và bao nhiêu trò nữa. Chuồn chuồn thân quen và hấp dẫn với trẻ nhỏ đến thế, mà tổ con chuồn chuồn ở đâu, nghìn đời nay rồi, chẳng ai mách dùm các em một câu!

Còn trong ý thức người lớn tuổi thì khác hơn. Cũng rất quen thuộc, nhưng chuồn chuồn không còn là một thứ trò chơi nữa, mà đã đi vào chuyện làm ăn, chuyện ứng xử ở đời, có cả những điều hy vọng và những điều buồn đau. Đối với những người để tâm nhiều đến việc buôn bán, làm ăn thì có câu: Vốn chuồn chuồn, ý nói vốn ít ỏi, mỏng nhỏ, chẳng hề làm nên cơ nghiệp gì. Đối với những người quanh năm suốt tháng làm bạn với nắng mưa, với trời đất, thì truyền cho nhau câu tục ngữ:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”


Chuồn chuồn cũng tham dự vào ý thức thẩm mỹ của dân gian Việt Nam như là sự liên tưởng - so sánh trực giác, nhờ đó mà nó được cô đúc hơn, hình ảnh sâu sắc hơn cái ý về sự hời hợt, qua loa, không chuyên chú theo lối chuồn chuồn đạp nước. Chuyện về con chuồn chuồn còn được mang vào mỗi cuộc đời trong cái phút lâm chung của họ. Đó là phút người bệnh đã mê sảng và đã “bắt chuồn chuồn”, tức là các ngón tay cứ chúm lại rồi toẽ ra, lại chúm lại, toẽ ra như động tác các ngón tay khi bắt chuồn chuồn, báo hiệu cái chết đã đến!

Con người quan sát đời sống con chuồn chuồn sâu sắc và đa dạng đến thế mà cái tổ con chuồn chuồn ở đâu và hình dáng của nó ra sao vẫn chẳng ai biết cả. Nhưng tại sao người ta vẫn nói “ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn”. Và văn học cứ viết, chẳng hạn như: “Ngày tháng trôi qua, hai chị em gái của Hà đi lấy chồng. Mỗi lần có tiếng pháo nổ, tiếng nhạc xập xình bên ấy, mấy đứa chúng tôi lại bảo nhau: “Thế là tổ con chuồn chuồn lại bay mất một con” (báo Văn nghệ quân đội). Thế ra tổ con chuồn chuồn lại có điều gì đó tương đồng với một gia đình sinh ra toàn con gái cả hay sao? Chuyện về cái tổ con chuồn chuồn thật là rắc rối. Con chuồn chuồn có tổ không? Chuồn chuồn làm tổ ở đâu? Hình dáng tổ con chuồn chuồn ra sao? Và tại sao để nói lên ý về sự không thể biết được, sự bí ẩn, kín mật, dân gian lại tạo lập cách nói “Cái tổ con chuồn chuồn”?

Trước hết hãy trở về đời sống sinh vật của chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng, có gân. Vòng đời của chuồn chuồn không dài chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhộng, ba năm ở dưới nước, giai đoạn trưởng thành hai tháng. Hóa từ nhộng ra, chuồn chuồn con sinh sống kiếm ăn ở mặt nước, nên ít ai nhận biết. Đến lúc lớn lên, có khả năng tự vệ, chuồn chuồn mới bay lên cạn kiếm mồi. Cuộc sống ở trên cạn, chuồn chuồn cũng có những cá tính khác thường: không ở đâu lâu một chỗ, mà cứ nay đây, mai đó, ngày bay, đêm nghỉ. Lại có những ngày chuồn chuồn rủ nhau tụ họp, bay dăng đầy sân, đầy bãi gây một ấn tượng rộn rã, bỗng chốc lại tan đàn, bay đi mất hút cả một mùa. Lúc ở phía trước, lát ở phía sau, thoắt một cái lại biến mất vẻn vẹn chỉ có hai tháng sống trên cạn thôi mà đã mất một thời sống quanh quẩn nơi mặt nước, không có ai biết đến. Những ngày sống trên cạn thì du thủ du thực, vui đâu chầu đấy; lại có những ngày tụ họp bay rợp trời rợp đất rồi sau đó mất hút...

Tất cả những lối sinh hoạt ấy: “thoắt đến thoắt đi” vừa nhìn thấy đã biến mất, vừa đến đã đi, sáng bay ra, tối đi hết, gây ra cảm nghĩ  “không biết đâu mà lường”, “khó mà tìm cho được”. Nhưng, có lẽ chừng ấy cũng chưa đủ chứng cứ ngôn ngữ học cho sự xuất hiện thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn”, mà phải thêm điều này nữa: Trong cách nghĩ dân gian, con chim phải có tổ, người ta phải có nhà. Và dường như, các loài có cánh đều làm tổ, đẻ trứng và nuôi con ở tổ, thế thì chuồn chuồn cũng phải có tổ như chim có tổ để trú ngụ, đẻ trứng, nuôi con chứ! Cái logic ấy tự nhiên, chỉ có điều là, tổ chim nhìn thấy được mà tổ chuồn chuồn thì ở đâu, mà chẳng bao giờ nhìn thấy cả. Cái logic dân gian này cùng với lối sinh hoạt “nay đây mai đó”, “thoắt đến thoắt đi” của chuồn chuồn đã đưa liên tưởng con người đến với ý nghĩ về sự bí ẩn “chẳng thể nào biết được”, từ đó mà có câu thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn” nói về cái ý đó, giống như cách nói “ai biết ma ăn cỗ” hay “ai biết ma ăn cỗ ở đâu”. Ở đây các logic dân gian và logic hiện thực khách quan không đồng nhất. Chuồn chuồn không làm tổ, nên không có tổ, do đó, không bao giờ con người tìm thấy tổ chuồn chuồn. Chuồn chuồn đạp nước, đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành nhộng. Nhộng sống dưới nước sau ba năm mới hóa thành chuồn chuồn. Cái tổ con chuồn chuồn biểu trưng cho sự bí ẩn “không thể biết”. Để diễn đạt ý về sự đã biết rõ, biết tường tận điều bí ẩn nào đó, người ta phải nói biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi.


18. Bóc ngắn cắn dài

Bóc ngắn cắn dài
nghĩa đen là: tham ăn, ăn cả vỏ. Diễn giải: khi ăn chuối hoặc khoai lang cần phải bóc vỏ để ăn phần thịt. Bóc đến đâu mới ăn được đến đó, nếu bóc ít mà ăn nhiều sẽ ăn phạm vào phần vỏ. Đó là hành động ăn không đẹp mắt.

Thành ngữ "bóc ngắn cắn dài" được giải thích như trên là đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, thành ngữ này còn được dùng với ý nghĩa rộng hơn, phê phán lối làm ăn có tính cò con do tham lam, muốn bỏ ít công sức, vốn liếng mà lại muốn thu được lợi nhuận nhiều.

Ý nghĩa chung của thành ngữ bóc ngắn cắn dài nẩy sinh trên một logic và cơ chế nghĩa khá lý thú. Như đều biết, thành ngữ bóc ngắn cắn dài nói tới một việc rất cụ thể, nói đến chuyện ăn uống một thứ gì có vỏ. Thứ đó là gì không thành vấn đề, bởi ai mà chẳng liên hệ với cái thứ vỏ mềm, khả dĩ ăn được như khoai lang, chuối... Điều quan trọng hơn là, trên thực tế có những kẻ bóc vỏ được một phần ngắn mà khi ăn lại cắn một phần dài hơn, lấn sang cả chỗ chưa bóc vỏ. Lệ thường thì đó là hành vi phàm ăn tục uống.

Nhưng người đời không nhất thiết khai thác hoàn toàn ý này. Người ta chỉ còn giữ được cái ý “làm thì ít mà muốn hưởng thì nhiều”. Điều này có liên quan tới nghĩa thứ hai của thành ngữ, tức là phê phán kẻ làm ăn cò con, hám lợi, muốn bỏ sức và bỏ vốn ít nhưng muốn thu về cho nhiều lợi lộc hơn. Thực ra ở thành ngữ này, dân gian đã khai thác theo một hướng khác trên cơ sở nghĩa biểu trưng của các từ cấu tạo nên thành ngữ. Các từ bóc, ngắn, cắn, dài đều có ý nghĩa biểu trưng riêng. Ở đây bóc biểu trưng cho lao động, cho hành động làm (việc), ngắn biểu trưng cho số lượng ít, sản phẩm làm ra không nhiều, trong khi đó cắn biểu trưng cho hành động ăn, việc tiêu dùng nói chung, dài biểu trưng cho số nhiều, phần chi tiêu lớn. Tổng hòa nghĩa của các thành tố này, chúng ta có thành ngữ bóc ngắn cắn dài với ý nghĩa “làm ra được ít mà chi dùng quá nhiều”. Vì đi theo hướng biểu trưng này nên thành ngữ bóc ngắn cắn dài đã xa dần với cái xuất phát điểm của nó, cũng như thực tế quan sát việc ăn uống theo lối bóc ngắn cắn dài. Từ bóc chẳng còn gợi gì đến việc “bóc vỏ” nữa. Thành ra, trong tiếng Việt, đôi khi người ta còn dùng động từ làm để thay vì cho bóc trong thành ngữ này để tạo lập một biến thể khác là "làm ngắn cắn dài".

Dạng thức Làm ngắn cắn dài tuy làm mất thế đối xứng giữa các động từ vốn có liên hệ chặt chẽ về nghĩa và hành động bóc và ăn trên thực tiễn, song nó vẫn được tồn tại hiển nhiên trong tiếng Việt, do tính biểu trưng của các thành tố trong thành ngữ đem lại.

Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ "bóc ngắn cắn dài" được dùng khá linh hoạt. Thành ngữ này được tách, chen, thay đổi vị trí các yếu tố trong đó theo những dạng thức khác nhau tùy theo dụng ý người nói, người viết.


19. Nhạt phấn phai hương


Người phụ nữ bao giờ cũng có thời xuân sắc, trẻ trung, lọt vào mắt xanh bao chàng trai, và làm cho họ say mê, đeo đuổi. Nhưng thời đó cũng phải qua, nhan sắc cũng tàn tạ theo thời gian năm tháng, đó là lúc nhạt phấn phai hương:

Lòng phiền, nhạt phấn phai hương
Ủ ê mày liễu võ vàng mắt hoa.
(Truyện Phương Hoa)


Ai cũng hiểu thành ngữ nhạt phấn phai hương chỉ sự tàn phai nhan sắc do tuổi tác của người phụ nữ. Nhưng hiểu hương, phấn trong thành ngữ này là gì thì lại không đơn giản. Thoạt tiên, nhiều người cho rằng hương, phấn ở đây là các loại xa xỉ phẩm dùng để hoá trang, tôn thêm sắc đẹp cho người phụ nữ. Vậy thì nhạt phấn phai hương có liên quan gì đến tuổi già? Nhạt phấn phai hương trong trường hợp phấn hương là đồ hoá trang chỉ liên quan đến cách sống, lối sống cá nhân, do chủ quan tạo ra. Trong khi đó, tuổi già là do quy luật khách quan chế định, tác động. Thành ra, cách hiểu này chưa thoả đáng.

Thực ra, phấn hương trong nhạt phấn phai hương là hệ quả của sự ước lệ. Trước đây người ta ví người phụ nữ như một bông hoa (làm hoa để người ta hái, làm gái để người ta thương). Lúc còn xuân sắc, đương thì cũng là lúc hoa vừa mới nở, đang đưa hương và khoe sắc phấn. Lúc hoa tàn, thì phấn hương sẽ phai nhạt. Khi người con gái về già, thì nhan sắc tàn tạ dần đi cũng tựa như hoa tàn thì hương phấn tất phải nhạt phai. Như vậy, theo phép ước lệ của truyền thống văn hoá cổ thì hương, phấn trong nhạt phấn phai hương chính thực là hương phấn của hoa. Tuy nhiên về sau này người ta dễ dàng bỏ qua điều đó, nghiễm nhiên xem phấn, hương trong thành ngữ này là các chất hoá trang thường dùng của phụ nữ. Cứ vậy, người ta chỉ hiểu ý nghĩa chung của thành ngữ mà mặc nhiên xem phấn hương là chuyện đã biết và dễ hiểu như thế. Theo cách hiểu này và theo khuôn mẫu có sẵn của nhạt phấn phai hương người ta tạo lập các dạng thức mới của thành ngữ này, lệ như nhạt phấn phai son (hay phai son nhạt phấn):

“Tưởng không nổi giận duyên tủi phận
Tưởng không điều nhạt phấn phai son"
(Bần thán nữ)

“Nơi lạnh lẽo, nơi xem gần gặn
Há phai son lạt phấn ru mà”
(Cung oán ngâm khúc).



20. Rau muống tháng 9 nhịn cho mẹ chồng

Thấp thoáng trong câu tục ngữ rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng là hình ảnh một nàng dâu hiền thảo, biết nhường nhịn, chăm sóc mẹ chồng, một từ nhịn hẳn cũng nói lên được điều đó. Lại nữa, nhường nhịn rau muống tháng chín lại càng rõ, vì rằng độ tháng chín rau muống đã hết vụ nên hiếm hoi. Ở đây, chúng ta gặp một cô con dâu tốt bụng và một bà mẹ chồng hạnh phúc. Nhưng trớ trêu thay, điều đó lại là một nghịch lý. Những gì tưởng như được nói ra một cách hiển minh, lại được tiềm ẩn những ngụ ý sâu sắc với một cách hiểu trái ngược đầy vẻ mỉa mai. Vẫn là rau muống tháng chín nhưng đâu phải hiểu như trên. Đành rằng, tháng chín rau muống hiếm hoi hơn, nhưng đó chỉ là thứ rau trái vụ, chát đắng và dai nhách. Vẫn là nhịn nhưng đâu phải là sự nhường nhịn chia sẻ mà là sự chịu đựng, thà không ăn, nhịn đói nhịn khát còn hơn.

Hóa ra là nàng dâu trong rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng là một người con bất hiếu, dồn những gì khó nuốt, nuốt không trôi cho mẹ chồng. Câu tục ngữ phản ánh sự đối xử không tốt, thậm chí nhẫn tâm của nàng dâu đối với mẹ chồng. Quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng xưa nay thường được nhìn nhận như vậy, thành ra, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân ta mới có câu thành ngữ có tính "tổng kết" là như nàng dâu với mẹ chồng. Dĩ nhiên, đây là cách đánh giá cũ, nặng thành kiến từ xa xưa để lại ngày nay. Người phụ nữ biết rõ mối quan hệ cùng giới tính, mối quan hệ "nội bộ", và chính họ, cũng nhận thức rõ, ai chẳng qua một thời trẻ trung, ai chẳng là nàng dâu, ai chẳng về buổi xế chiều, mấy ai chẳng phải là mẹ chồng, để rồi họ thông cảm cho nhau hơn, thương yêu nhau hơn.

Trong sử dụng ngôn ngữ, tục ngữ này có thể được dùng với dạng đầy đủ rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng. Về ý nghĩa, câu tục ngữ này có thể được dùng vượt ra ngoài phạm vi chỉ mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng. Trên thực tế, nó được dùng để phủ nhận, bác bỏ sự chăm sóc giữa các đối tượng khác nhau trong những mối quan hệ khác nhau.

(Sưu tầm)

Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 09:38

Quê tôi thường hay nói câu "Dùi đục chấm nước cáy", nhờ Trà Mi tìm hiểu về nó.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 13:34

“DÙI ĐỤC CHẤM MẮM NÊM” hay “DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY” hay là “BẦU DỤC CHẤM MẮM CÁY (CÁI)”?

Trong dân gian hiện tồn tại 3 cách nói trên nhưng suy cho cùng câu “Bầu dục chấm mắm cáy” (còn có cách nói khác là “Bầu dục chấm nước cáy”) là có lý hơn cả. Lý do là khi muốn phê phán những người cư xử kém, thô bạo, thiếu tế nhị (trong lời nói hay việc làm), ứng xử không phù hợp, người ta dùng đến câu này.

Đem bầu dục ra chấm mắm cáy là đem một món ngon chấm với loại mắm không ngon cho thấy sự vụng về, không phù hợp.

Bầu dục là quả cật của một số thú nuôi để ăn thịt (bầu dục lợn, gà, vịt, ...), còn gọi là bồ dục. Nếu ăn đúng cách thì phải chấm với chanh, nước gừng. Và nếu đem bầu dục chấm vào mắm cáy (cũng viết “cái”, là tên gọi chung các loại mắm cá) thì hỏng món ngon này, bởi mắm cáy thường ăn với cà, dưa, rau muống. Trong Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc có câu ca dao:

“Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày”.


Như vậy, câu “Bầu dục chấm mắm cáy” là đúng nhất. Những câu “Dùi đục chấm mắm nêm” hay “Dùi đục chấm mắm cáy” không chính xác (là những biến thể).

Có nguồn khác nói rằng cáy là một loài cua mỏng vỏ, mắm cáy chính là loại mắm được làm từ con cáy đó. Tuy nhiên, đây là loại mắm không ngon, chỉ dành cho người nghèo. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ngon và hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển.

Trong “Phú Việt Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê phán những kẻ văn dốt, võ nhát nhưng lại ham muốn học đòi những người có khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ đến sự chủng chẳng, không phù hợp giữa bầu dục và mắm cáy:

Chủng chẳng như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Chình chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao lược


Có thể là do những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể “dùi đục chấm mắm cáy”.

(ST)

_________________________
Một số thành ngữ thông dụng Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13Wed 14 Aug 2019, 16:30

Ai Hoa đã viết:
“DÙI ĐỤC CHẤM MẮM NÊM” hay “DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY” hay là “BẦU DỤC CHẤM MẮM CÁY (CÁI)”?

Trong dân gian hiện tồn tại 3 cách nói trên nhưng suy cho cùng câu “Bầu dục chấm mắm cáy” (còn có cách nói khác là “Bầu dục chấm nước cáy”) là có lý hơn cả. Lý do là khi muốn phê phán những người cư xử kém, thô bạo, thiếu tế nhị (trong lời nói hay việc làm), ứng xử không phù hợp, người ta dùng đến câu này.

Đem bầu dục ra chấm mắm cáy là đem một món ngon chấm với loại mắm không ngon cho thấy sự vụng về, không phù hợp.

Bầu dục là quả cật của một số thú nuôi để ăn thịt (bầu dục lợn, gà, vịt, ...), còn gọi là bồ dục. Nếu ăn đúng cách thì phải chấm với chanh, nước gừng. Và nếu đem bầu dục chấm vào mắm cáy (cũng viết “cái”, là tên gọi chung các loại mắm cá) thì hỏng món ngon này, bởi mắm cáy thường ăn với cà, dưa, rau muống. Trong Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc có câu ca dao:

“Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày”.


Như vậy, câu “Bầu dục chấm mắm cáy” là đúng nhất. Những câu “Dùi đục chấm mắm nêm” hay “Dùi đục chấm mắm cáy” không chính xác (là những biến thể).

Có nguồn khác nói rằng cáy là một loài cua mỏng vỏ,  mắm cáy chính là loại mắm được làm từ con cáy đó. Tuy nhiên, đây là loại mắm không ngon, chỉ dành cho người nghèo. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ngon và hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển.

Trong “Phú Việt Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê phán những kẻ văn dốt, võ nhát nhưng lại ham muốn học đòi những người  có khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ đến sự chủng chẳng, không phù hợp giữa  bầu dục và mắm cáy:

Chủng chẳng như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Chình chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao lược


Có thể là do những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể “dùi đục chấm mắm cáy”.

(ST)
Cảm ơn thầy. Thuở học sinh trò cũng đã được các thầy giải thích tương tự là "Bầu dục chấm mắm cáy", cáy này là con cáy giống con cua, cáy làm mắm thì ngon hơn cua. Cua giã nấu canh thì tuyệt, nhưng làm mắm thì dở. Cáy thì ngược lại. Ngày nay "rau lang chấm nước cáy" là đặc sản, món ăn cao cấp đắt tiền. Xưa trò nghèo, rau lang nước cáy là món ăn thông dụng, nhưng giờ muốn ăn thì phải vào khách sạn.

"Dùi đục chấm nước cáy" là biến thể của "Bầu dục chấm mắm cáy", nhưng trò không còn nhớ những giải thích ở trường, nay được thầy giải thích mới sáng tỏ. 
Tuy nhiên, câu "Dùi đục chấm nước cáy" mà ở quê trò vẫn thường nói với nhau, không mang tính chê trách mà chỉ muốn nói cái quê mùa, cục mịch, kém cỏi nhưng chất phác. Dùi đục là khúc gỗ nhỏ, nặng, dùng để đập vào cán đục, tạo lực cho lưỡi đục.
Đại ý là như vậy. Trò không đủ khả năng diễn đạt, cũng chưa hiểu sâu ý nghĩa cụm từ. 
Nhờ thầy xem còn chỗ nào chưa ổn thầy chỉ cho.  
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một số thành ngữ thông dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một số thành ngữ thông dụng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-