Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:44

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? Empty
Bài gửiTiêu đề: Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?   Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? I_icon13Wed 06 May 2020, 15:39

Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?

Hiện nay chúng ta đang sử dụng các cách gọi tên tộc danh của một dân tộc anh em là: H’Mông, Mông. Vậy tại sao lại có những cách viết và đọc như vậy? Cách đọc và viết đó có phiền phức gì không? Cách viết và đọc nào là tối ưu?

Tiếng Việt và tiếng Mông hiện nay đều là những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latinh để ghi văn bản. Đó là loại chữ viết ghi từng âm vị nguyên âm, phụ âm trong hệ thống ngôn ngữ. Cách viết và đọc các tiếng (âm tiết) đều thực hiện theo trật tự trước, sau của các phụ âm, nguyên âm trong các tiếng. Việc này có thể thấy trong cách đánh vần.

Số lượng và cách ghi ký hiệu các phụ âm, nguyên âm bằng chữ cái latinh của tiếng Việt và tiếng Mông có những điểm khác biệt (tiếng Việt có 22 phụ âm chuẩn, tiếng Mông có 57 phụ âm). Các phụ âm giống tiếng Việt thì tiếng Mông đều có, số còn lại không giống. Vậy khác ở điểm nào? Các phụ âm tiếng Mông được cấu tạo khá phức tạp bởi tất cả các vị trí của lưỡi, họng, lưỡi con, mũi. Một phương thức phát âm của phụ âm tiếng Mông là phương thức mũi rất khác với nhiều ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ họ Nam Á như Tày - Thái, Việt - Mường. Tức là phụ âm tiếng Mông sẽ có những cặp âm chỉ phân biệt bởi tiêu chí mũi - thường. Ví dụ: mor (cơm) – hmor yuô (yêu mến); Yuô (quý, mến) – nyuô (con chấy); Luôs (họ) – hluôs (trẻ)…

Các dấu hiệu “h, n” đi kèm các phụ âm là hình thức biểu thị cho phương thức mũi của các phụ âm tiếng Mông. Phụ âm /m/ và /hm/ của tiếng Mông cũng là cặp tương đồng, liên quan như vậy. Chúng được phân biệt bởi tính chất mũi và đối với người bản ngữ thì phải phát âm chuẩn, nếu không sẽ dẫn đến sai nghĩa hoặc vô nghĩa của từ. Khi đọc là “Hơ Mông” tự nhiên thành hai tiếng riêng biệt và đương nhiên là không có nghĩa. Trong khi đó ở tiếng Mông thì chỉ là một tiếng (một âm tiết). Phụ âm/hm/tiếng Mông là âm môi - môi. Khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra khoang miệng chia ra hai phần, một phần luồn qua khoang mũi tạo nên sự tiếng xát nhẹ. Phần còn lại được chặn lại khoang miệng và bật ra như phụ âm /m/ bình thường nhưng phát ra nhẹ hơn, mềm hơn, do thể tích và áp lực luồng hơi ở khoang miệng yếu. Do đó, phụ âm này có thể gọi là tiền xát mũi..

Người Mông có nhiều ý kiến không thống nhất về cách viết và đọc ở chữ viết các văn bản tiếng Việt: là “Mông” thì hợp lý, có người thì lại cho rằng chưa chuẩn, phải là “H’Mông” mới đúng. Có điều, chúng ta cần phải hiểu rằng: mỗi ngôn ngữ có tính bản sắc riêng về cấu tạo âm, số lượng âm và cách khái quát nghĩa của từ, không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này. Tiếng Việt không thể đòi hỏi như chữ viết tiếng Nga, Anh phải thể hiện được dấu thanh điệu khi viết tên riêng, tên địa danh Việt! Tiếng Việt không có phương thức mũi hoá và chỉ có một phụ âm /m/ nên đã dùng chữ Mông “hm” để biểu thị. Nếu như yêu cầu viết là “H’Mông” mới được thì các phụ âm mũi khác của tiếng Mông khi viết bằng chữ Việt sẽ không giải quyết được. Hơn nữa, do cách nhìn hình thức chữ viết và đọc “hm” của người đọc, viết sẽ dẫn đến cách đọc hoặc suy diễn khác thành “Hơ Mông” làm cho nghĩa của từ sai lạc hẳn. Tiếng Mông lại không có từ nào là “Hơ Mông”, nhất là tên của dân tộc mình.

Rõ ràng người Mông khi nói tên tộc danh của mình là một tiếng “Mông”, có điều âm thanh này có giọng mũi nên rất nhẹ. Nó vẫn là một phụ âm đơn nhưng nhẹ hơn phụ âm /m/ thường. Nếu dùng chữ /hm/ trong tiếng Việt thì rất dễ đọc thành hai âm (phụ âm kép) “hờ mờ”. Chẳng hiểu sao dân tộc mình thế nào mà lại thành là “Hơ Mông” cơ chứ? Mình có phải là người Hơ Mông đâu, là người Mông chứ! Thật là lợi bất cập hại, chả ai biết đọc cả. Chỉ có người Mông và những người biết rõ về tiếng Mông là thấy buồn cười với cách phát âm “Hờ Mông, Hơ Mông”, còn những người không biết thì cứ thản nhiên, vô tư đọc và viết thành nhiều cách do chính hai chữ cái biểu thị phụ âm /m/ mũi hoá là “hm” gây nên.

Có phải ai cũng biết chữ Mông và phát âm tiếng Mông thế nào mới đúng và chuẩn đâu. Ngay cả những người học nói tiếng Mông và sống với người Mông mà vẫn không phân biệt được tính chất mũi hoá. Để viết bằng tiếng Việt và đảm bảo được tính đơn âm của phụ âm, đảm bảo được nghĩa của từ và tên tộc danh, chúng ta sử dụng một con chữ “m” của tiếng Việt để biểu thị là hợp lý nhất. Vì tính chất mũi hoá của phụ âm này nói riêng và các phụ âm mũi nói chung trong các danh từ tên riêng, danh từ chỉ địa danh của ngôn ngữ Mông không thể hiện hết được bằng chữ Việt kể cả các ngôn ngữ khác trong các nhóm Việt - Mường, Tày – Thái.

Trên đây là vài điểm về ngôn ngữ để chúng ta hiểu một phần về tiếng Mông, có cách nhìn nhận hợp lý hơn, nhất là trong cách viết, đọc và nói tên tộc danh “Mông” khi sử dụng trên phương diện tiếng phổ thông.

Thạc sỹ Trần Thúy Vinh
(Báo Lai Châu)

_________________________
Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?   Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? I_icon13Wed 06 May 2020, 20:15

Ai Hoa đã viết:
Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?

Hiện nay chúng ta đang sử dụng các cách gọi tên tộc danh của một dân tộc anh em là: H’Mông, Mông. Vậy tại sao lại có những cách viết và đọc như vậy? Cách đọc và viết đó có phiền phức gì không? Cách viết và đọc nào là tối ưu?

Tiếng Việt và tiếng Mông hiện nay đều là những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latinh để ghi văn bản. Đó là loại chữ viết ghi từng âm vị nguyên âm, phụ âm trong hệ thống ngôn ngữ. Cách viết và đọc các tiếng (âm tiết) đều thực hiện theo trật tự trước, sau của các phụ âm, nguyên âm trong các tiếng. Việc này có thể thấy trong cách đánh vần.

Số lượng và cách ghi ký hiệu các phụ âm, nguyên âm bằng chữ cái latinh của tiếng Việt và tiếng Mông có những điểm khác biệt (tiếng Việt có 22 phụ âm chuẩn, tiếng Mông có 57 phụ âm). Các phụ âm giống tiếng Việt thì tiếng Mông đều có, số còn lại không giống. Vậy khác ở điểm nào? Các phụ âm tiếng Mông được cấu tạo khá phức tạp bởi tất cả các vị trí của lưỡi, họng, lưỡi con, mũi. Một phương thức phát âm của phụ âm tiếng Mông là phương thức mũi rất khác với nhiều ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ họ Nam Á như Tày - Thái, Việt - Mường. Tức là phụ âm tiếng Mông sẽ có những cặp âm chỉ phân biệt bởi tiêu chí mũi - thường. Ví dụ: mor (cơm) – hmor yuô (yêu mến); Yuô (quý, mến) – nyuô (con chấy); Luôs (họ) – hluôs (trẻ)…

Các dấu hiệu “h, n” đi kèm các phụ âm là hình thức biểu thị cho phương thức mũi của các phụ âm tiếng Mông. Phụ âm /m/ và /hm/ của tiếng Mông cũng là cặp tương đồng, liên quan như vậy. Chúng được phân biệt bởi tính chất mũi và đối với người bản ngữ thì phải phát âm chuẩn, nếu không sẽ dẫn đến sai nghĩa hoặc vô nghĩa của từ. Khi đọc là “Hơ Mông” tự nhiên thành hai tiếng riêng biệt và đương nhiên là không có nghĩa. Trong khi đó ở tiếng Mông thì chỉ là một tiếng (một âm tiết). Phụ âm/hm/tiếng Mông là âm môi - môi. Khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra khoang miệng chia ra hai phần, một phần luồn qua khoang mũi tạo nên sự tiếng xát nhẹ. Phần còn lại được chặn lại khoang miệng và bật ra như phụ âm /m/ bình thường nhưng phát ra nhẹ hơn, mềm hơn, do thể tích và áp lực luồng hơi ở khoang miệng yếu. Do đó, phụ âm này có thể gọi là tiền xát mũi..

Người Mông có nhiều ý kiến không thống nhất về cách viết và đọc ở chữ viết các văn bản tiếng Việt: là “Mông” thì hợp lý, có người thì lại cho rằng chưa chuẩn, phải là “H’Mông” mới đúng. Có điều, chúng ta cần phải hiểu rằng: mỗi ngôn ngữ có tính bản sắc riêng về cấu tạo âm, số lượng âm và cách khái quát nghĩa của từ, không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này. Tiếng Việt không thể đòi hỏi như chữ viết tiếng Nga, Anh phải thể hiện được dấu thanh điệu khi viết tên riêng, tên địa danh Việt! Tiếng Việt không có phương thức mũi hoá và chỉ có một phụ âm /m/ nên đã dùng chữ Mông “hm” để biểu thị. Nếu như yêu cầu viết là “H’Mông” mới được thì các phụ âm mũi khác của tiếng Mông khi viết bằng chữ Việt sẽ không giải quyết được. Hơn nữa, do cách nhìn hình thức chữ viết và đọc “hm” của người đọc, viết sẽ dẫn đến cách đọc hoặc suy diễn khác thành “Hơ Mông” làm cho nghĩa của từ sai lạc hẳn. Tiếng Mông lại không có từ nào là “Hơ Mông”, nhất là tên của dân tộc mình.

Rõ ràng người Mông khi nói tên tộc danh của mình là một tiếng “Mông”, có điều âm thanh này có giọng mũi nên rất nhẹ. Nó vẫn là một phụ âm đơn nhưng nhẹ hơn phụ âm /m/ thường. Nếu dùng chữ /hm/ trong tiếng Việt thì rất dễ đọc thành hai âm (phụ âm kép) “hờ mờ”. Chẳng hiểu sao dân tộc mình thế nào mà lại thành là “Hơ Mông” cơ chứ? Mình có phải là người Hơ Mông đâu, là người Mông chứ! Thật là lợi bất cập hại, chả ai biết đọc cả. Chỉ có người Mông và những người biết rõ về tiếng Mông là thấy buồn cười với cách phát âm “Hờ Mông, Hơ Mông”, còn những người không biết thì cứ thản nhiên, vô tư đọc và viết thành nhiều cách do chính hai chữ cái biểu thị phụ âm /m/ mũi hoá là “hm” gây nên.

Có phải ai cũng biết chữ Mông và phát âm tiếng Mông thế nào mới đúng và chuẩn đâu. Ngay cả những người học nói tiếng Mông và sống với người Mông mà vẫn không phân biệt được tính chất mũi hoá. Để viết bằng tiếng Việt và đảm bảo được tính đơn âm của phụ âm, đảm bảo được nghĩa của từ và tên tộc danh, chúng ta sử dụng một con chữ “m” của tiếng Việt để biểu thị là hợp lý nhất. Vì tính chất mũi hoá của phụ âm này nói riêng và các phụ âm mũi nói chung trong các danh từ tên riêng, danh từ chỉ địa danh của ngôn ngữ Mông không thể hiện hết được bằng chữ Việt kể cả các ngôn ngữ khác trong các nhóm Việt - Mường, Tày – Thái.

Trên đây là vài điểm về ngôn ngữ để chúng ta hiểu một phần về tiếng Mông, có cách nhìn nhận hợp lý hơn, nhất là trong cách viết, đọc và nói tên tộc danh “Mông” khi sử dụng trên phương diện tiếng phổ thông.

Thạc sỹ Trần Thúy Vinh
(Báo Lai Châu)

hihi dzị thì câu đối "cô gái Hơ Mông hơ mông bên bếp lửa" phải bị sửa rùi! :laughing:
Về Đầu Trang Go down
 
Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-