Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 19:09

BÁC SĨ. LỜI TỰ TIM MÌNH by phambachieu Yesterday at 13:51

8 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 08:25

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Fri 13 Dec 2024, 20:14

7 chữ by Tinh Hoa Fri 13 Dec 2024, 03:05

Lục bát by Tinh Hoa Wed 11 Dec 2024, 02:26

Phật Pháp Nhiệm Mầu by mytutru Mon 09 Dec 2024, 23:04

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 09 Dec 2024, 09:16

Chúc Muội Trăng by mytutru Fri 06 Dec 2024, 04:53

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by mytutru Thu 05 Dec 2024, 23:02

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Thu 05 Dec 2024, 04:42

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Dec 2024, 03:34

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:58

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:43

Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:35

TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Mon 02 Dec 2024, 16:29

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Mon 02 Dec 2024, 14:56

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 02 Dec 2024, 01:40

Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24

Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Sun 03 May 2020, 12:48

Kính Bác Phượng,
Video clip TH đem về là MC Sonia Ohlala cho biết Mỹ đã viện trợ thêm cho VN 9,5 triệu đô la để chống dịch nên hy vọng người dân sẽ được chút gì, chứ đem xây tượng đài thì phí quá ...

@ về kiện Tàu Cộng, thì chờ Quốc Hội Mỹ ra những đạo luật tạo thành một khung pháp lý mới kiện được, dĩ nhiên khi đã có khung pháp lý rồi Tàu cộng sao còn được miễn trừ chứ ... còn những tiểu bang như Missouri, Mississippi, Florida ... nóng mũi làm trước thì cứ làm thôi, vì chuyện đâu còn có đó ... Truyền thông, chính khách hai phe tả, hữu bây giờ tha hồ muốn nói gì thì nói ... (tự do ngôn luận mà). Bác Phượng sẽ thấy rỏ ràng hơn khi qua cơn đại dịch và chắc chắn chẳng phải 1 mình Mỹ đâu mà như hầu hết các nước nạn nhân trên thế giới sẽ kiện Tàu cộng đó Bác .
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Sun 03 May 2020, 13:42

Thiên Hùng đã viết:
Kính Bác Phượng,
Video clip TH đem về là MC Sonia Ohlala cho biết Mỹ đã viện trợ thêm cho VN 9,5 triệu đô la để chống dịch nên hy vọng người dân sẽ được chút gì, chứ đem xây tượng đài thì phí quá ...

@ về kiện Tàu Cộng, thì chờ Quốc Hội Mỹ ra những đạo luật tạo thành một khung pháp lý mới kiện được, dĩ nhiên khi đã có khung pháp lý rồi Tàu cộng sao còn được miễn trừ chứ ... còn những tiểu bang như Missouri, Mississippi, Florida ... nóng mũi làm trước thì cứ làm thôi, vì chuyện đâu còn có đó ... Truyền thông, chính khách hai phe tả, hữu bây giờ tha hồ muốn nói gì thì nói ... (tự do ngôn luận mà). Bác Phượng sẽ thấy rỏ ràng hơn khi qua cơn đại dịch và chắc chắn chẳng phải 1 mình Mỹ đâu mà như hầu hết các nước nạn nhân trên thế giới sẽ kiện Tàu cộng đó Bác .

Việc Mỹ viện trợ 9,5 triệu US thì tôi đã biết, còn đến được dân như thế nào thì còn chờ xem. Có điều tôi không hiểu, kiện Trung Quốc phải kiện ở toà án quốc tế, sao lại kiện ở nước mình mà được? 
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Sun 03 May 2020, 21:59

buixuanphuong09 đã viết:

Việc Mỹ viện trợ 9,5 triệu US thì tôi đã biết, còn đến được dân như thế nào thì còn chờ xem. Có điều tôi không hiểu, kiện Trung Quốc phải kiện ở toà án quốc tế, sao lại kiện ở nước mình mà được? 



@ Kiện đòi bồi thường tiền tức là kiện Dân sự, nếu kiện ở Tòa án quốc tế thì phán quyết của Tòa chẳng ai nghe vì Tàu cộng đâu công nhận phán quyết của Tòa, như Philippine là 1 điển hình .  Còn kiện ở Tòa Án nước mình thì chắc chắn phán quyết của Tòa sẽ ĐƯỢC thi hành, vì bên thua kiện sẽ bị tịch biên tài sản để trả đó Bác Phượng . Nhưng Tòa Án (Tư Pháp) độc lập với Chính Phủ & Quốc Hội nên cũng không dễ để Tòa nhận đơn kiện đâu nếu bên đi kiện không trưng ra đủ bằng chứng thuyết phục .
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Mon 04 May 2020, 12:33

Thiên Hùng đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:

Việc Mỹ viện trợ 9,5 triệu US thì tôi đã biết, còn đến được dân như thế nào thì còn chờ xem. Có điều tôi không hiểu, kiện Trung Quốc phải kiện ở toà án quốc tế, sao lại kiện ở nước mình mà được? 



@ Kiện đòi bồi thường tiền tức là kiện Dân sự, nếu kiện ở Tòa án quốc tế thì phán quyết của Tòa chẳng ai nghe vì Tàu cộng đâu công nhận phán quyết của Tòa, như Philippine là 1 điển hình .  Còn kiện ở Tòa Án nước mình thì chắc chắn phán quyết của Tòa sẽ ĐƯỢC thi hành, vì bên thua kiện sẽ bị tịch biên tài sản để trả đó Bác Phượng . Nhưng Tòa Án (Tư Pháp) độc lập với Chính Phủ & Quốc Hội nên cũng không dễ để Tòa nhận đơn kiện đâu nếu bên đi kiện không trưng ra đủ bằng chứng thuyết phục .

Về mặt Pháp luật thì tôi rất lơ mơ, dù TH có giải thích tôi cũng không đủ trình độ tiếp thu. Cái này đành để "hạ hồi phân giải". Có điều, tôi thấy không chỉ có Mỹ, mà còn nhiều nước muốn kiện TQ. Theo dõi trên báo, tôi thấy đa số người ta cho là vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng kết quả lại rất lớn. Cả thế giới sẽ cảnh giác với Tầu, nhiều nước sẽ tỉnh ra, uy tín của Tầu sẽ giảm sút thảm hại. Anh hàng xóm này chưa bao giờ thực lòng với ta, lịch sử bốn ngàn năm đã chứng minh điều đó. Thời trẻ, tôi hết lời ca ngợi TQ, nhưng rồi khi trưởng thành lên, qua những điều mắt thấy tai nghe và biết suy nghĩ, càng ngày tôi càng hiểu thêm bộ mặt thật của con hổ giấy Trung Hoa.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10673
Registration date : 23/11/2007

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Tue 05 May 2020, 08:11

buixuanphuong09 đã viết:
Thiên Hùng đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:

Việc Mỹ viện trợ 9,5 triệu US thì tôi đã biết, còn đến được dân như thế nào thì còn chờ xem. Có điều tôi không hiểu, kiện Trung Quốc phải kiện ở toà án quốc tế, sao lại kiện ở nước mình mà được? 



@ Kiện đòi bồi thường tiền tức là kiện Dân sự, nếu kiện ở Tòa án quốc tế thì phán quyết của Tòa chẳng ai nghe vì Tàu cộng đâu công nhận phán quyết của Tòa, như Philippine là 1 điển hình .  Còn kiện ở Tòa Án nước mình thì chắc chắn phán quyết của Tòa sẽ ĐƯỢC thi hành, vì bên thua kiện sẽ bị tịch biên tài sản để trả đó Bác Phượng . Nhưng Tòa Án (Tư Pháp) độc lập với Chính Phủ & Quốc Hội nên cũng không dễ để Tòa nhận đơn kiện đâu nếu bên đi kiện không trưng ra đủ bằng chứng thuyết phục .

Về mặt Pháp luật thì tôi rất lơ mơ, dù TH có giải thích tôi cũng không đủ trình độ tiếp thu. Cái này đành để "hạ hồi phân giải". Có điều, tôi thấy không chỉ có Mỹ, mà còn nhiều nước muốn kiện TQ. Theo dõi trên báo, tôi thấy đa số người ta cho là vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng kết quả lại rất lớn. Cả thế giới sẽ cảnh giác với Tầu, nhiều nước sẽ tỉnh ra, uy tín của Tầu sẽ giảm sút thảm hại. Anh hàng xóm này chưa bao giờ thực lòng với ta, lịch sử bốn ngàn năm đã chứng minh điều đó. Thời trẻ, tôi hết lời ca ngợi TQ, nhưng rồi khi trưởng thành lên, qua những điều mắt thấy tai nghe và biết suy nghĩ, càng ngày tôi càng hiểu thêm bộ mặt thật của con hổ giấy Trung Hoa.

Nói cho dễ hiểu thì Tòa án quốc tế không có lực lượng thi hành án, cũng không nắm giữ tài sản bị cáo để bồi thường còn mỗi quốc gia có quyền tịch thu & tạm giữ tài sản đối tượng bị truy tố cũng như làm áp lực chính trị & kinh tế để bắt thi hành án. Tuy nhiên ở các nước dân chủ tòa án độc lập xét xử theo luật không theo lệnh chính quyền nên cần phải có bằng chứng rõ ràng mà TC không cho phép người nước ngoài vô điều tra nên cũng khó khăn lắm.

TC không phải là con hổ giấy đâu bác, nó là con hổ thọt, rất nham hiểm và tàn bạo!

_________________________
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Tue 05 May 2020, 11:30

Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Thiên Hùng đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:

Việc Mỹ viện trợ 9,5 triệu US thì tôi đã biết, còn đến được dân như thế nào thì còn chờ xem. Có điều tôi không hiểu, kiện Trung Quốc phải kiện ở toà án quốc tế, sao lại kiện ở nước mình mà được? 



@ Kiện đòi bồi thường tiền tức là kiện Dân sự, nếu kiện ở Tòa án quốc tế thì phán quyết của Tòa chẳng ai nghe vì Tàu cộng đâu công nhận phán quyết của Tòa, như Philippine là 1 điển hình .  Còn kiện ở Tòa Án nước mình thì chắc chắn phán quyết của Tòa sẽ ĐƯỢC thi hành, vì bên thua kiện sẽ bị tịch biên tài sản để trả đó Bác Phượng . Nhưng Tòa Án (Tư Pháp) độc lập với Chính Phủ & Quốc Hội nên cũng không dễ để Tòa nhận đơn kiện đâu nếu bên đi kiện không trưng ra đủ bằng chứng thuyết phục .

Về mặt Pháp luật thì tôi rất lơ mơ, dù TH có giải thích tôi cũng không đủ trình độ tiếp thu. Cái này đành để "hạ hồi phân giải". Có điều, tôi thấy không chỉ có Mỹ, mà còn nhiều nước muốn kiện TQ. Theo dõi trên báo, tôi thấy đa số người ta cho là vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng kết quả lại rất lớn. Cả thế giới sẽ cảnh giác với Tầu, nhiều nước sẽ tỉnh ra, uy tín của Tầu sẽ giảm sút thảm hại. Anh hàng xóm này chưa bao giờ thực lòng với ta, lịch sử bốn ngàn năm đã chứng minh điều đó. Thời trẻ, tôi hết lời ca ngợi TQ, nhưng rồi khi trưởng thành lên, qua những điều mắt thấy tai nghe và biết suy nghĩ, càng ngày tôi càng hiểu thêm bộ mặt thật của con hổ giấy Trung Hoa.

Nói cho dễ hiểu thì Tòa án quốc tế không có lực lượng thi hành án, cũng không nắm giữ tài sản bị cáo để bồi thường còn mỗi quốc gia có quyền tịch thu & tạm giữ tài sản đối tượng bị truy tố cũng như làm áp lực chính trị & kinh tế để bắt thi hành án. Tuy nhiên ở các nước dân chủ tòa án độc lập xét xử theo luật không theo lệnh chính quyền nên cần phải có bằng chứng rõ ràng mà TC không cho phép người nước ngoài vô điều tra nên cũng khó khăn lắm.

TC không phải là con hổ giấy đâu bác, nó là con hổ thọt, rất nham hiểm và tàn bạo!
Cảm ơn thầy đã dẫn giải. Bên cạnh anh hàng xóm cực đểu nhưng vẫn phải sống chung. Biết làm sao!
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Tue 19 May 2020, 08:27

Thử thành công vaccine Covid-19 trên người
Mỹ8 tình nguyện viên khoẻ mạnh được tiêm thử vaccine đã sinh kháng thể đặc hiệu chống lại nCoV.


Kết quả được công ty công nghệ sinh học Moderna công bố ngày 18/5. Vaccine Covid-19 đầu tiên thử nghiệm trên người dường như an toàn và có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch. 

8 tình nguyện viên được tiêm thử hai liều vaccine, bắt đầu từ tháng 3 năm nay. Kết quả cho thấy nồng độ kháng thể sản sinh bằng với người đã khỏi Covid-19, đủ để ngăn ngừa virus nhân lên. 

Đại diện công ty cho biết họ đang tăng tốc nghiên cứu. Giai đoạn hai, với sự tham gia của 600 người, sẽ bắt đầu sớm. Giai đoạn ba dự kiến diễn ra vào tháng 7, trên hàng nghìn tình nguyện viên khoẻ mạnh. 

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 16virus-vaccine1-jumbo-1589815-6633-6297-1589816178

Dược sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington tiêm thử vaccine cho tình nguyện viên hồi tháng 3. Ảnh: AP

Trước đó, ngày 7/5, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho Moderna tiến hành thử nghiệm giai đoạn hai. 

Theo tiến sĩ Tal Zaks, giám đốc y tế của công ty, nếu kết quả khả quan, vaccine ngừa Covid-19 dự kiến sẽ có vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021. 

"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sản xuất nhiều (liều vaccine) nhất có thể", tiến sĩ Zaks nói.

Hiện chưa có phương pháp chính thức để ngăn ngừa và điều trị Covid-19. Hàng chục hãng dược tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ráo riết  chạy đua để sản xuất vaccine bằng hình thức khác nhau. Tương tự  Moderna, một số đơn vị sử dụng công nghệ dựa trên RNA thông tin (vật liệu di truyền). 

Trước đó, công ty cho biết các cá thể chuột nhiễm bệnh được tiêm thử đã sinh kháng thể, có khả năng ngăn chặn virus nhân lên.

Ba liều tiêm thử có nồng độ thấp, trung bình và cao. Kết quả ban đầu của Moderna dựa trên thử nghiệm liều thấp và trung bình ở người. 

Tác dụng phụ duy nhất của vaccine là làm đỏ và đau bắp tay nơi tiêm chủng. Khi dùng liều cao nhất, ba bệnh nhân bị sốt, căng cơ và đau đầu. Các triệu chứng biến mất sau một ngày. Tuy nhiên thử nghiệm liều cao bị loại bỏ trong các nghiên cứu tiến hành sau đó, bởi vaccine liều thấp đủ để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. 

"Liều càng thấp, chúng tôi càng sản xuất được nhiều vaccine hơn", tiến sĩ Zaks nói.

Thục Linh (Theo NY Times

Hy vọng nước Mỹ vẫn là anh Cả của thế giới. Nếu để anh Tầu vượt lên làm bá chủ thì ôi chao! Cái thế giới này sẽ đi dến đâu???
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Tue 19 May 2020, 08:31

Trung Quốc ồ ạt mua đất, hạ tầng, công ty Australia
Trung Quốc mua đất, cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp Australia với tốc độ đáng báo động khi nước này cố gắng gia tăng ảnh hưởng trên thế giới.

Trung Quốc là chủ sở hữu đất nước ngoài lớn thứ hai ở Australia. Các công ty Trung Quốc kiểm soát 2,3% đất của nước này, trong khi các nhà đầu tư Anh xếp thứ nhất với 2,6% và người Mỹ đứng thứ ba với 0,7%, theo Hồ sơ Đăng ký Sở hữu Nước ngoài năm 2018.

Hầu hết đất đai thuộc sở hữu nước ngoài nằm ở bang Tây Australia và vùng Lãnh thổ phía Bắc, được sử dụng để chăn nuôi gia súc. Từ năm 2017 đến 2018, các công ty Trung Quốc mua thêm 50.000 ha đất ở Australia. Tổng cộng họ sở hữu hơn 9,1 triệu ha, gần bằng kích thước 9 triệu sân bóng đá.

 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 21600154-7725675-image-m-35-15-2938-3962-1589807042

Vùng đất của thổ dân ở Tây Australia. Ảnh: National Indigenous Times.

Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg nói rằng đầu tư nước ngoài rất quan trọng cho tăng trưởng. Nhưng ông cũng cảnh báo: "Điều quan trọng là phải đảm bảo đầu tư nước ngoài không trái với lợi ích quốc gia".

Tập đoàn Zenith Australia, thuộc doanh nghiệp Trung Quốc Shanghai Cred, sở hữu 7 bất động sản ở bang Tây Australia, là một trong những chủ đất Trung Quốc lớn nhất tại nước này. Đầu năm 2019, họ bị cáo buộc giải tỏa phi pháp đất của thổ dân ở Tây Australia, khiến chính quyền Tây Australia yêu cầu họ đình chỉ giải tỏa. Người dân địa phương nói rằng hệ thực vật quan trọng bị "xé toạc".

Không chỉ mua đất, Trung Quốc còn kiểm soát một số cơ sở vật chất chiến lược tại Australia. Năm 1993, hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc China Southern Airlines trả cho chính quyền Tây Australia một USD để thuê sân bay Merredin trong 100 năm, sử dụng làm trường đào tạo cho phi công.

Sân bay ở vùng nông thôn cách Perth 260km về phía đông ban đầu chỉ có hai đường băng rải sỏi. Nhưng sau khi Trung Quốc đầu tư, giờ nó là sân bay có thể hoạt động trong mọi thời tiết trị giá hàng triệu USD, cung cấp việc làm cho khu vực.

Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi để chính phủ nước ngoài kiểm soát không phận ở Australia. Các phi công địa phương nói rằng họ chưa bao giờ bị từ chối khi yêu cầu hạ cánh, nhưng theo lý thuyết, China Southern Airlines có thể ngăn họ sử dụng sân bay bất cứ lúc nào.

"Thật đáng phẫn nộ khi nghĩ đến cảnh một phi công Australia có thể bị người Trung Quốc từ chối cho hạ cánh ở sân bay nước mình", Dick Smith, cựu chủ tịch Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng, nói. 

Tháng 11/2015, chính quyền vùng Lãnh thổ phía Bắc để Landbridge Australia, công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc Shandong Landbridge, thuê cảng Darwin trong 99 năm với giá thầu 506 triệu USD. Chính quyền vùng này ra quyết định đó vì mong muốn được đầu tư khi thiếu thốn tài chính từ liên bang.

Tổng thống Mỹ thời đó Barack Obama đã đặt câu hỏi về thỏa thuận gây tranh cãi này, khiến cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage nói rằng Australia khiến đồng minh "chưng hửng". Giám đốc trung tâm nghiên cứu Hiệp hội Quốc phòng Australia (ADA) Neil James gọi việc cho thuê căn cứ là "ý tưởng đặc biệt ngớ ngẩn".

Nghị sĩ Công đảng Nick Champion kêu gọi hủy bỏ hợp đồng. "Tôi nghĩ rằng họ đã không cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích quốc gia khi tư nhân hóa cảng này. Đây là một cảng trọng yếu vì chúng ta có các cơ sở quốc phòng quan trọng ở Lãnh thổ phía Bắc", ông nói. "Chúng ta cần đảm bảo cảng nằm trong tay chính phủ. Vì lý do đó, nó nên được quốc hữu hóa".

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã rót hơn 150 tỷ USD bằng cách đầu tư hoặc mua lại các công ty Australia, theo phân tích của KPMG.

Cuối năm ngoái, công ty sữa Trung Quốc Mengniu Dairy tiếp quản chuỗi thương hiệu sữa nổi tiếng của Australia Lion Dairy & Drinks trong thỏa thuận trị giá 600 triệu USD. Mengniu, trực thuộc công ty chế biến thực phẩm nhà nước Trung Quốc Cofco, cũng mua lại công ty sữa công thức Bellamy's Organic với giá 1,5 tỷ USD.

 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 21566568-7725675-image-a-26-15-4171-7260-1589807042

Trang trại gió Cattle Hill ở Cao nguyên Trung tâm Tasmania. Ảnh: Goldwind Australia.

Năm 2017, công ty Goldwind của Trung Quốc mua lại trang trại gió Stockyard Hill, nơi có 149 tuabin cách Ballarat 35km về phía tây, từ Origin Energy với giá 110 triệu USD. Năm sau, họ xây dựng thêm trang trại gió Cattle Hill 48 tua bin ở Cao nguyên Trung tâm Tasmania. Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc Powerchina mua 80% trang trại gió với mức phí không được tiết lộ vào tháng 4 năm đó.

Năm 2017, Yancoal Australia, thuộc công ty khai thác than Trung Quốc Yanzhou mua lại Coal & Allied từ Rio Tinto với giá 3,5 tỷ USD, trở thành công ty khai thác than nhiệt lớn nhất Australia. Động thái khiến một số nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc vung tiền để tiếp cận các nguồn năng lượng của Australia.

"Trung Quốc luôn quan tâm đến việc mua tài sản năng lượng ở nước ngoài", Tim Murray từ công ty nghiên cứu J Capital nói. "Họ nghĩ 'tại sao không sử dụng tài nguyên của người khác trước khi sử dụng tài nguyên của chúng ta".

Cuối năm 2019, sau khi Trung Quốc bị cáo buộc cài điệp viên vào quốc hội Australia, một số chuyên gia nói rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc đã "bịt mắt" các chính trị gia trước những mối đe dọa an ninh. "Các chính phủ đã thất bại trong việc ngăn chặn Trung Quốc can thiệp nội bộ vì họ quá tập trung vào thương mại và đầu tư", chuyên gia từ Viện nghiên cứu Lowy Peter Hartcher nói. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc cài điệp viên vào quốc hội Australia.

Chuyên gia nhận định quyết định của chính phủ Turnbull là cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei xây dựng mạng 5G cho Australia cũng như đưa ra luật chống can thiệp nước ngoài đánh dấu sự thay đổi chính sách, chuyển sang thận trọng với Trung Quốc hơn. Hiện giờ, Australia là nước tích cực thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc Covid-19.

Khi Hartcher được hỏi tại sao Australia không hành động sớm hơn, ông đổ lỗi cho sức hấp dẫn từ tiền của Trung Quốc. "Đó là bởi vì chúng ta làm ăn quá nhiều với Trung Quốc", ông nói.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Tue 19 May 2020, 08:39

Người Trung Quốc đầu tư nhiều lô đất vị trí trọng yếu ở Đà Nẵng
Người Trung Quốc đầu tư tiền cho nhiều lô đất đắc địa về kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ ở Đà Nẵng, theo Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng vừa trả lời kiến nghị của cử tri TP Hải Phòng về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

Theo đó, đến cuối năm 2019, 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, thành (trong số 44 tỉnh, thành có biên giới của Việt Nam); khu vực biên giới đất liền 24 doanh nghiệp, khu vực biên giới biển 125 doanh nghiệp. 

Tại Đà Nẵng, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển của thành phố này có 134 lô, một thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc.

Các cá nhân, doanh nghiệp này đang sở hữu, "núp bóng" sở hữu và thuê của UBND TP Đà Nẵng các lô và thửa đất nằm tại vị trí: Dọc khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Bộ Quốc phòng nêu 2 trường hợp người Trung Quốc và người Đài Loan, từ năm 2011 đến 2015 đã đầu tư tiền cho 8 người, trong đó 6 người Việt gốc Hoa đứng tên mua 84 lô đất với diện tích khoảng 20.000 m2, giá trị giao dịch trên 100 tỷ đồng.

Ngoài ra, 7 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm tại TP Đà Nẵng.

Để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, họ góp vốn thấp hơn, sau một thời gian, bằng nhiều cách phía Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành doanh nghiệp; do phía Việt Nam tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Cách thức khác để sở hữu lô đất ở Đà Nẵng, là người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất (10 đến 12 lô...). Hầu hết các lô đất đều ở vị trí đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

Theo Bộ Quốc phòng, cử tri có cơ sở khi cho rằng việc cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là "đáng ngại". Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP Đà Nẵng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý theo pháp luật.
 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 96519503-544335393115002-86828-2138-3232-1589723931
Khu đất ven tường rào sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Về tổng vốn đầu tư của 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới, Bộ Quốc phòng cho biết gần 31 tỷ USD, bao gồm khu vực biên giới đất liền 1,637 tỷ USD, biên giới biển 29,235 tỷ USD; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...

Các doanh nghiệp này đều hình thành từ tháng 12/2018 trở về trước (năm 2019 không có doanh nghiệp mới nào), và có 4.239 lao động Trung Quốc đang làm việc, riêng khu vực biên giới biển là 3.865 người.

Theo Bộ Quốc phòng, quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc cơ bản chấp hành pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, còn nổi lên một số vấn đề, như: Đưa lao động Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch; sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định; đầu tư "núp bóng" danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung Quốc đảm nhiệm (xảy ra ở Khánh Hòa, Quảng Ninh).

Ngoài ra, một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy; có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay cơ quan chức năng đã xử lý một số vụ liên quan đến người Trung Quốc, trong đó 3 vụ với 63 người không khai báo tạm trú; 3 vụ với 87 người không có giấy phép lao động; một vụ có 285 công nhân Trung Quốc xô xát với công nhân Việt Nam...

Bộ Quốc phòng đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát đánh giá tổng thể dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Từ đó, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở, không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động.

Lực lượng chức năng tăng cường nắm tình hình, rà soát các hoạt động của người Trung Quốc trên địa bàn; chú ý các hoạt động lợi dụng vỏ bọc đầu tư, liên kết, núp bóng để hoạt động chống phá; kịp thời phát hiện, báo cáo Bộ Quốc phòng tham mưu với Chính phủ chỉ đạo xử lý, ngăn chặn.

Tháng 9/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ra thông cáo cho hay việc các cá nhân Trung Quốc góp vốn vào doanh nghiệp để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 21 lô đất trên địa bàn thành phố là "đúng pháp luật".
Trong đó, một lô diện tích 20 ha tại phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. Vị trí 20 lô đất còn lại là vệt khai thác quỹ đất 25 m dọc tường rào sân bay Nước Mặn.
Theo Đại tá Trương Chí Lăng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng, sân bay quân sự Nước Mặn có vai trò quan trọng về phòng thủ của Đà Nẵng.

Còi báo động đã thổi, các cơ quan chức năng của Đà Nẵng đã lên tiếng, còn ai mê ngủ với "anh hàng xóm tốt bụng" sẽ tỉnh ra.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37502
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13Mon 25 May 2020, 15:29

Thống trị thế giới - ước vọng ngày một lớn của Trung Quốc
Bắc Kinh ngày càng thể hiện rõ mong muốn đảo ngược hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn đầu và tạo trật tự thế giới cạnh tranh mới của riêng mình.

Một cách nói bóng gió thường thấy trong các cuộc tranh luận ở Mỹ về tham vọng của Trung Quốc là Bắc Kinh không biết họ muốn tìm kiếm điều gì và các lãnh đạo chưa tính toán mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ tới đâu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng được tổng hợp và phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh thực sự nhắm đến vị trí cường quốc toàn cầu và có thể là vị trí số một thế giới trong thế hệ tiếp theo, theo Hal Brands, nhà phân tích của Bloomberg, giáo sư nổi tiếng của Trường nghiên cứu quốc tế tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ.

Kết luận này không phải dựa trên suy đoán. Các quan chức hàng đầu chính phủ và các thành viên của cơ quan chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ ràng điều này.
 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Ngoai-giao-chien-lang-3-3141-1590128957
Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, hôm 22/4. Ảnh:Xinhua.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng ám chỉ rất nhiều đến tham vọng này trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 hồi tháng 10/2017. Bài phát biểu đó đã thể hiện một trong những tuyên bố quyết đoán nhất về mục tiêu và chính sách của Bắc Kinh, cũng như cho thấy ông Tập hiểu rất rõ những gì Trung Quốc đã đạt được và phải có thêm những bước tiến gì trong tương lai.

Ông Tập tuyên bố Trung Quốc "đã vươn lên, giàu có và mạnh mẽ" và giờ đây "là nước tiên phong cho những quốc gia đang phát triển khác", đồng thời dùng "sự thông thái và cách tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề của nhân loại". Ông cam kết rằng tới năm 2049, Trung Quốc sẽ "trở thành lãnh đạo toàn cầu về sức mạnh tổng hợp quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế", cũng như sẽ xây dựng một "trật tự quốc tế ổn định" mà ở đó Trung Quốc sẽ phục hưng. 

Theo giáo sư  Hal Brands, đây là tuyên bố của một lãnh đạo rằng quốc gia của ông không chỉ tham gia vào các vấn đề toàn cầu mà phải thiết lập các quy định. Đồng thời, nó cũng cho thấy hai chủ đề cốt lõi trong các bài diễn thuyết về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. 

"Đầu tiên là quan điểm hoài nghi sâu sắc về hệ thống quốc tế hiện tại. Các lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng cơ chế thương mại toàn cầu là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển quân sự và kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, khi họ xem xét các yếu tố chính của thế giới mà Washington và các đồng minh đã tạo ra, họ hầu như xem đó là các mối đe dọa", ông Brands nói.

Trong quan điểm của Trung Quốc, các liên minh của Mỹ không bảo vệ hòa bình và sự ổn định, cản trở các tiềm năng của Trung Quốc và khiến các quốc gia châu Á thiếu công bằng với Bắc Kinh. "Họ cũng không xem việc phát triển nền dân chủ là điều tốt, mà xem đó là một mối đe dọa", theo Brands.

Trong lăng kính của Trung Quốc, các tổ chức quốc tế do Mỹ dẫn đầu dường như là công cụ để Washington áp đặt ý chí của họ lên các quốc gia yếu hơn. Bắc Kinh nhận ra một trật tự quốc tế tự do sẽ mang tới nhiều lợi ích nhưng không thích những nguyên tắc của nó, theo Nadege Rolland, thành viên cấp cao của Cục Nghiên cứu Quốc gia về châu Á ở thủ đô Washington, Mỹ. 

Thứ hai, trật tự quốc tế phải được thay đổi rất nhiều, để Trung Quốc trở nên thật sự thịnh vượng, vững mạnh. Các lãnh đạo Trung Quốc có phần chưa rõ ràng trong việc mô tả thế giới mà họ muốn tạo ra, nhưng các phác thảo về nó ngày càng dễ hình dung hơn.

Liza Tobin, chuyên gia về Trung Quốc của chính phủ Mỹ, từng kết luận nếu ai đó nghiên cứu về tuyên bố của ông Tập và các quan chức hàng đầu khác, họ sẽ thấy "một mạng lưới quan hệ đối tác tập trung vào Bắc Kinh sẽ thay thế hệ thống liên minh của Mỹ" và thế giới sẽ dần nghiêng về Trung Quốc hơn là phương Tây.

Dựa trên một phân tích tương tự, Nadege Rolland đồng ý rằng Trung Quốc "khao khát bá chủ một phần", thống trị những khu vực rộng lớn ở phía nam bán cầu. Khi hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu, Bắc Kinh muốn xây dựng một hệ thống mà ở đó các tổ chức quốc tế ủng hộ thay vì phản đối những chế độ quản lý hà khắc. Trong khi đó, nhiều học giả và chiến lược gia Trung Quốc đang bắt đầu chia sẻ cởi mở hơn về mục tiêu xây dựng "một trật tự kinh tế toàn cầu mới với Trung Quốc là trọng tâm".

"Có rất ít dấu hiệu cho thấy chân trời chiến lược của Bắc Kinh chỉ giới hạn ở phía Tây Thái Bình Dương hay thậm chí châu Á. Lời kêu gọi của ông Tập về 'một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại' hồi năm 2019 cho thấy tham vọng tạo ra tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc", giáo sư Brands nhận định.

Giáo sư này nói thêm không cần phải tìm hiểu chi tiết để thấy được mục tiêu này sẽ yêu cầu tái thiết lập sự cân bằng địa chính trị hiện tại. Như ông Tập từng nhận xét cách đây vài năm, Trung Quốc phải kiên quyết hướng tới "một tương lai mà chúng ta sẽ giành được thế chủ động và có vị trí thống trị".

"Các lãnh đạo Trung Quốc thực sự luôn nói ít hơn những gì họ làm", giáo sư Brands cho biết.

Dù là chương trình đóng tàu hải quân được thực hiện với tốc độ đáng ngạc nhiên, nỗ lực kiểm soát các tổ chức quốc tế hiện có và tạo ra những tổ chức mới, vươn tầm sức mạnh quân sự tới Bắc Cực, Ấn Độ Dương và xa hơn nữa, mục tiêu thống trị ngành công nghiệp công nghệ cao của thế giới, Sáng kiến Vành đai và Con đường xuyên qua nhiều lục địa, Trung Quốc đều không có vẻ giống một quốc gia không có tham vọng địa chính trị lớn. 

Cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung cũng giống như Chiến tranh Lạnh nếu xem xét trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1970,  một nhà nghiên cứu về Liên Xô hàng đầu của Mỹ từng kiên quyết khẳng định rằng Moskva đang trở thành một cường quốc nguyên trạng (tức là muốn duy trì hệ thống thứ bậc hiện hữu). Tuy nhiên, cảnh báo này có nghĩa phải "bỏ ngoài tai" những điều mà các lãnh đạo Liên Xô tuyên bố về việc cùng nhau tồn tại trong hòa bình, cũng như nỗ lực xây dựng sức mạnh quân sự và vị thế vững mạnh cho Thế giới thứ ba. Những dấu hiệu cảnh báo đã được chứng minh sau đó. 
 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 My-trung-1-9951-1590128957
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc có vẻ không có một bản liệt kê từng bước cho mục tiêu trở thành bá chủ thế giới, giống những gì Liên Xô đã làm trong những năm 1970. Các lãnh đạo Trung Quốc không phải thiếu nhạy cảm với chi phí hoặc trở ngại: ông Tập có thể thấy được tầm quan trọng của việc thống nhất Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa ông sẽ liều mình xông vào cuộc chiến với Đài Loan. 

Bắc Kinh thậm chí có thể chưa quyết định chọn cái nào trong hai con đường để có được tầm ảnh hưởng toàn cầu: thiết lập sự thống trị ở Tây Thái Bình Dương và mở rộng tầm ảnh hưởng từ đó, hoặc vượt qua vị trí của Mỹ trong khu vực bằng cách tăng cường sức mạnh chính trị và kinh tế khắp thế giới. Cuối cùng, Trung Quốc có thể không thực hiện được bất kỳ con đường nào. Có lẽ, vị thế của Trung Quốc sẽ được tăng cường nếu Covid-19 đủ khiến Mỹ và trật tự tự do vốn có suy yếu. Hoặc Trung Quốc cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề nội bộ cùng làn sóng đối kháng từ bên ngoài khiến tham vọng của họ bị đình trệ.

Tuy nhiên, giáo sư Brands cho rằng tranh luận về điều Trung Quốc thực sự muốn làm đã lỗi thời, bởi các lãnh đạo Trung Quốc và các động thái của họ ngày càng cho thấy tham vọng của Bắc Kinh.

"Khi một đối thủ mạnh bắt đầu thông báo về tham vọng toàn cầu của mình, người Mỹ có lẽ nên xem xét những tham vọng đó một cách nghiêm túc", ông nói. 

Giấc mộng bành Đại Hán rồi sẽ đi đến đâu?????
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Phóng to Những quái vật ẩn náu trong nhà
» Những Đoá Từ Tâm
» Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ
» NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
» Thành ngữ dân gian
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-