Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chim Thanh Tước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chim Thanh Tước Empty
Bài gửiTiêu đề: Chim Thanh Tước   Chim Thanh Tước I_icon13Mon 20 Jan 2020, 07:34


Chim Thanh Tước

   Gà Con

Thanh tước là giống chim có thân mình vừa phải, mới được giới nuôi chim biết đến khoảng nửa thế kỷ nay thôi. Giống chim này có giọng hót không hay lắm, nhưng siêng hót lại có bộ lông đẹp, nên nhiều người chọn nuôi dể vừa làm cảnh vừa nghe hót.

Đây là giống chim cỏ xuất xứ từ Tích Lan (Ceylan), nhưng do có màu sắc tươi đẹp, giọng hót tương đối hay nên được chọn nuôi ở các nước Châu Á, rồi Châu Âu, và nay thì giống chim nay đã có mặt hầu hết các nước khắp châu lục.

Tên khoa học của Thanh Tước là CHLORROPSIO AUKiFRONT nhưng trước đây giới nuôi chim ở Sài Gòn lại gọi nó là con Verdin, do ở Pháp nó có tên là Vcrdin à frontor.

Mới đầu, giá bán của Thanh Tước lên rất cao, chỉ có người giàu mới nuôi được. Khoảng thập niên 70 thì có vắng bóng trong các chợ chim, nhưng từ thập niên 80 Thanh tước lại xuất hiện với số lượng nhiều, tất nhiên giá phải hạ thấp, vừa với túi tiền của giới chơi chim bình dân.

Thì ra trong khoảng thời gian vắng bóng đó, Thanh tước sinh sôi nảy nó trong rừng quá nhiều, do không ai săn bắt. Hiện nay, chúng sống rất nhiều nơi như rừng Bình Thuận, Lâm Đồng và cũng gặp rải rác ở các khu rừng chồi ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Phước…

Con Thanh tước có vóc dáng nhỏ như Chích Chòe Lửa, nhưng đuôi ngắn hơn. Thân mình nó đo từ đầu đến chót đuôi chỉ hơn nửa gang tay, khoảng 15 phân là nhiều. Toàn thân được bao phủ bằng bộ lông màu xanh đọt chuối và màu vàng lục tươi. Còn phần đầu thì có bốn màu khác nhau, như vùng cổ và ức thì lông đen, hàm dưới và hai bên mép có vệt dài màu xanh dương, hai đầu cánh có hai vệt lông xanh biếc.

Điểm nôi bật nhất là trên trán chim có một đốm lông vàng trông chẳng khác gì được đội chiếc mũ bê-rê tươi tắn vậy.


Chim Thanh Tước Chim-t10


Do sắc lông trên mình chim màu xanh nên nó mới có tên là Thanh tước.

Chim Thanh tước không biết có dính dáng bà con họ hàng gì với chim hút Mật hay không, mà nó có chiếc mỏ nhọn và dài, lưỡi cũng dài như giống chim Hút Mật vậy. Thanh tước trong đời sống hoang dã cũng hút mật hoa mà sống. Tuy vậy, nó ăn sâu bọ và trái cây chín có vị ngọt là chính.

Nuôi trong lồng, chim Thanh tước tỏ ra không kén ăn. Nó thích ăn chuối, và thích được uống mật ong, hoặc nước đường.

Chim bổi bắt về thường nuôi mau dạn, vì giống chim này không nhát người một cách quá đáng như chim Họa Mi. Nhưng ngày đầu, ta cũng nên trùm áo lòng, nhưng không cần thiết phải phủ kín lắm. Bên trong lồng để sẵn một trái chuối sứ chín đẻ chim ăn được vài ba ngày, một cóng sâu hay cào cào non và một cóng nước mật hay nước đường. Nước mật không cần phải mật nguyên chất mà pha loãng vào nước để cho chim vừa uống đủ trong ngày. Hôm sau rửa cóng cho sạch và thay nước mật khác. Chim được uống nước mật ong hay nước đường rất mau sung.

Dần dần người nuôi tập cho Thanh tước ăn bột đậu phộng trộn trứng, như thức ăn chính của chim Chích Chòe Than, Lửa. Đây là thức ăn lạ nên phải biết cách tập thì chim mới ăn. Ta dùng nửa trái chuối chín, khoét rỗng phần lỏi ở giữa rồi nhét đầy bột đậu phụng vào. Thanh tước gặp chuối tất phải sà đến ăn. Ban đầu nó chỉ ăn chuối, sau đó liếm lấp qua phần đậu phộng, cứ thế ăn dần rồi quen.

Như vậy thức ăn chính để nuôi Thanh tước không tổn hao nhiều, nhưng cầu kỳ ở chỗ là mỗi ngày phải pha nước mật, nước đường cho chim uống. Như vậy chim mới sung và siêng hót, vì đó là thức uống thích hợp nhất với giống chim này. Nếu không cho uống nước đường chim dễ bị suy, tuy không đến nổi bị thay lông bất thường, nhưng biếng hót thì thấy rõ.

Chim Thanh Tước Chim-t11


Chim càng nuôi thuộc càng dễ nuôi lại siêng hót hơn, giọng hót hay hơn, vang xa hơn. Có thể nuôi thả ra vườn như Sáo hay Khướu, Cưỡng mà không sợ bị mất. Sáng thả chim ra, thỉnh thoảng chim lại vào lồng để uống nước mật, tối chim trở về lồng cũ để ngủ. Nên nhớ, khi thả chim ra ngoài, cửa lồng ta nên mở để chim ra vào tự do, và cách giữ chân chim tốt nhất là trong lồng lúc nào cũng sẵn sàng có chuối và cóng nước mật để khi đói chim trở về ăn uống.

Nuôi Thanh tước không cần phải nuôi mái thúc, chúng rất siêng hót Giống chim này cũng không dùng giọng hót để đọ nhau, nên trong nhà nuôi một hai con để nghe giọng hót cho vui nhà vui cửa cũng được.

Việc chăm sóc cho Thanh tước không có gì khó khăn và mất nhiều thì giờ. Sự sống của chim cũng đòi hỏi được tắm nắng, tắm nước như các giống chim khác. Mỗi sáng, ta treo lồng chim ra nắng độ nửa giờ, vài ngày cho tắm nước một lần. Và nhân dịp này nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ.

Chỉ có thời gian thay lông là phải chăm sóc cho chim chu đáo hơn. Cũng treo lông vào nơi yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi tịnh dưỡng, và cho ăn nhiều cào cào để chìm khỏi bị suy. Thay lông xong, chim có bộ lông xanh tươi thật đẹp, nhìn rất bắt mắt.

Tóm lại đây là giống chim đẹp lại siêng hót, nên chọn nuôi. Giá lại vừa túi tiền của mọi người, thức ăn cũng dễ làm, dễ kiếm, nên nuôi Thanh tước cũng không tốn kém lắm.

(Nguồn: Cây trồng vật nuôi)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chim Thanh Tước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chim Thanh Tước   Chim Thanh Tước I_icon13Mon 20 Jan 2020, 08:02

Chim Hồng Tước

Chim Hồng Tước với bộ lông sặc sỡ làm người ta chỉ cần nhìn một lần đã thấy thích. Tuy nhiên cách chăm sóc chim Hồng Tước lại không hề đơn giản.

Chim hồng tước là giống chim ở đảo Jamique (Trung Mỹ), sau đó mới được phân tán đi các nơi. Tại Việt Nam, chim hồng tước sống nhiều ở các tỉnh sát biên giới Trung Hoa như Cao Bằng, Lạng Sơn… đổ dần vào các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé. Từ Bình Tuy trở ra Phan Thiết cũng có nhiều chim này sinh sống.


Chim Thanh Tước Chim-h10


Giống chim hồng tước thích sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cao bóng cả. Chúng chọn từng trên của rừng mà sống, chứ không sống ở tầng thấp như các loại chim khác. Mùa hè là mùa shinh sản của chim hồng tước, chúng chỉ làm tổ ở chót vót tận ngoài các cành cây nên bắt được chim non là một điều vô cùng khó khăn .

Mà việc bắt chim lớn cũng không phải là chuyện đơn giản! Người đi bẫy chim hồng tước dù được nhiều hay ít củng phải về trong ngày để tránh việc chim bổi cắn nhau chết khi được rộng tạm trong lồng. Có lẽ chính vì thế mà số cung bao giờ cũng ít hơn số cầu.


Chim Thanh Tước Chim-h11


Chim hồng tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng xanh, nên sống cách biệt với thế giới loài người, do đó chúng rất nhát. Nuôi chim hồng tước ta phải phủ áo lồng cẩn thận, và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn dĩ mới dần hé áo lồng ra. Nhưng khi đã dạn người rôi, thì nó tở ra thuần hâu hơn các loài chim khác, còn hơn cả chim chích chòe nữa.

Khi chim hồng tước thật thuần mới chịu hót. Vì vậy có nhiều người nuôi chim hồng tước một thời gian sinh ra nản chi, vì thấy chim hồng tước chỉ kêu chứ không hót. Chim hồng tước cũng siêng hót như chim thanh tước, khi hót, chim há miệng chứ không chép mỏ, phát âm từ trong họng ra nên tiếng mới rền xa.

Hình dáng


Chim Thanh Tước Chim-h10


Chim hồng tước có thân hình nhích hơn con chim thanh tước một chút, nhưng đuôi dài hơn. Chim hồng tước có hai sắc lông trên mình là đen và đỏ , được tô điểm như sau :

– Trọn phần đầu, cổ, lưng và phần dán cánh màu đen nhánh, đường nét sắc sảo rõ rệt, không lem nhem.

– Trọn phần bụng, 2 bên hông, một phần trên của cánh và trên đuôi có màu đỏ rực.

Màu sắc được phối trí hài hòa đó đã tạo cho con chim hồng tước có 1 vẻ đẹp sang cả của một ông Hoàng bà Chúa. Đó là nói về con chim trống.

Chim hồng tước mái thì có đến ba sắc lông trên mình được tô điểm như sau :

– Trán và hai bên má màu vàng đậm, bụng màu vàng tươi.

– Đỉnh đầu , khoang cổ, lưng, và phần dán cánh màu xám.

– Màu đen điểm xuyết ở phần đuôi và phần cánh


Chim Thanh Tước Chim-h12


Cách chăm sóc chim hồng tước

Chim hồng tước thân hình nhỏ như chim thanh tước, nên ta chỉ cần nhốt trong lồng trung, cỡ 54 nan là vừa. Đây là loại chim vừa nuôi hót vừa để làm chim cảnh, nên nếu có một cái lồng đẹp cho chim thì mới tương xứng.

Bước đầu nuôi chim hồng tước bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn bột đậu phông trộn trứng bằng cách lấy một ít bột đậu phộng trộn với trứng kiến.Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng, và bớt phần trứng kiến ít lại. Điều xin lưu ý với mọi người là chim hồng tước ăn trứng kiến thì rất mau sung, siêng hót hơn là cho ăn cào cào.

(Nguồn: LamNong.net)
Về Đầu Trang Go down
 
Chim Thanh Tước
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Bên Cầu Dệt Lụa - Thanh Nga (NSƯT), Thanh Sang - tuyệt phẩm cải lương xưa
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» VIDEO CLIPS - Cây Nhà Lá Vườn
» Chim Đẹp
» Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Khoa học & đời sống-